Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.41 KB, 5 trang )

Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình



Bùi Thị Hiền


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Khu Thị Tuyết Mai
Năm bảo vệ: 2015


Keywords. Quản lý kinh tế; Thuế thu nhập; Doanh nghiệp; Quản lý tài chính

Content
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô nền
kinh tế và là yếu tố tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển, động viên một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước và đảm bảo công bằng
xã hội, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 57-L/CTN vào ngày 10
tháng 05 năm 1997 (được thay thế bằng Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11
ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ban
hành ngày 03 tháng 06 năm 2008). Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực trên mọi mặt của đời sống
kinh tế – xã hội, góp phần tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng.
Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, cùng với các bất cập nội tại của nền kinh
tế khiến chính sách tài khóa của Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập trên nhiều mặt như thu ngân


sách thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không tái tạo, không bền vững
như khoản thu từ bán tài nguyên, đất đai Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc
tế và cam kết gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ ngày một thu hẹp, do vậy khả năng thu từ
hoạt động nhập khẩu sẽ giảm sút trong những năm tới Những sức ép về việc giảm thâm hụt
ngân sách và tập trung nhiều hơn các biện pháp kích cầu buộc Chính phủ Việt Nam nhìn nhận
và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thu ngân sách, chủ yếu thông qua nguồn thu từ thuế, trong đó
nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN ) của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng.
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, nguồn thu từ thuế TNDN nói chung và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là một nguồn thu quan trọng đóng góp cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều điểm bất cập và kém hiệu quả.
Do đó, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN ngoài quốc doanh, làm rõ những
ưu nhược điểm của công tác này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thu thuế TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
là một yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay của tỉnh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Đây
cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” cho luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua thực tế tìm hiểu tôi đã tham khảo được một số tài liệu, công trình nghiên cứu về thuế
thu nhập doanh nghiệp có liên quan.
Luận văn thạc sỹ kinh tế đề tài : “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp- thực trạng và giải
pháp hoàn thiện” tác giả Nguyễn Lê Diễm Thúy đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận
văn đã làm rõ được bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp, nghiên cứu các phương pháp kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp theo thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tìm hiểu kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp theo một số mô hình kế toán tiên tiến của các quốc gia nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm đối với việc hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam. Khảo sát thực trạng kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và chế độ kế toán do nhà nước ban hành trong những năm qua
cũng như sự vận dụng chế độ kế toán đó của các doanh nghiệp trong thực tế. Kết quả đạt được luận

văn đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần làm rõ cơ
sở xác định lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và mục tiêu tính thuế. Tìm hiểu về thực trạng kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp của hệ thống kế toán Việt Nam qua từng giai đoạn, chỉ ra những
nguyên nhân tồn tại trong lĩnh vực kế toán này của Việt Nam. Tập trung tìm hiểu tình hình thực
hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số loại hình doanh nghiệp, nêu ra những vướng
mắc khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong qúa trình thực hiện do chế độ kế toán chưa có
những hướng dẫn để xử lý. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất được những phương hướng và giải
pháp cụ thể để hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay phù hợp theo chuẩn mực kế toán số 17.
Hội thảo khoa học “ Góp ý hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiêp”. Tổ chức
ngày 11 tháng 4 năm 2013, tại Hà Nội) Hội thảo đã tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề có liên
quan đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện hành, các cơ sở pháp lý và
thực tiễn phải sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 cũng như các giải pháp cụ thể
góp phần hoàn thiện dự thảo luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo chương trình làm việc, tại kỳ
họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII sẽ xem xét thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. Việc thông qua đạo luật này có tác dộng mạnh mẽ đến
hoạt động của các doanh nghiệp về chính sách thuế và thủ tục nộp thuế. Vì vậy, Hội thảo lần này
có ý nghĩa rất quan trọng để các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thùy Dung (2012), trường Đại học Kinh tế,
ĐHQG Hà Nội: “Tác động của chính sách miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Luận văn tập trung làm rõ
một số vấn đề như: Nghiên cứu lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách miễn giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, tác động của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngân sách của
tỉnh. Luận văn tiếp cận các lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và các chính sách miễn, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp, chú trọng đến những tác động của chính sách này. Luận văn sử dụng
các số liệu điều tra thống kê tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và các chi cục thuế trực thuộc, các số
liệu thống kê thứ cấp có chọn lọc, đáng tin cậy khác và phân tích, mô tả, đánh giá những ưu
nhược điểm của sắc thuế. Ngoài ra, luận văn cũng có sử dụng những số liệu sơ cấp điều tra tại một

số doanh nghiệp trong tỉnh để làm rõ vấn đề. Kết quả đạt được là luận văn đã khái quát được
những vấn đề cơ bản về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như những vấn đề về miễn
giảm thuế. Qua vấn đề miễn giảm thuế thấy được những tác động đối với các doanh nghiệp, đối
với môi trường đầu tư, những ảnh hưởng cũng như những khiếm khuyết cần khắc phục, điều
chỉnh của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Những vấn đề lý luận cũng như
những bài học kinh nghiệm là cơ sở để đánh giá thực tiễn cũng như là cơ sở cho thực tiễn vận
dụng.
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, có một số đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn
thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên
cứu khoa học hay luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
ngoài quốc doanh nói chung và tại địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng. Do vậy, đề tài “Quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
được thực hiện với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp hoàn
thiện công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung
và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ cở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu thuế TNDN đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phân tích thực trạng công tác đó trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình, luận văn nhằm hướng tới mục đích là làm rõ những ưu điểm, hạn chế, hiệu quả của công tác
này để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu
nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong
những năm tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các khía cạnh: quản lý người nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp; quản lý căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp; quản lý việc kê khai, tính
thuế thu nhập doanh nghiệp; quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp; công
tác kiểm tra, thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về không gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 5 năm gần đây (từ
2009 đến 2013).
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quan: Để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng mục tiêu tránh thất thoát nguồn thu
Thuế vào ngân sách nhà nước, cần phải thực hiện các giải pháp gì?
Câu hỏi cụ thể:
Về lý luận: Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, công tác
thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay?
Về mặt thực tiễn: Những thành quả, những hạn chế của việc quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Ninh Bình? Nguyên nhân của chúng? Sự cần
thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh?
Về giải pháp: Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu
nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong
thời gian tới?
6. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như:trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với

lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, mô hình hóa đề tài, phép
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu
còn chú trọng sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Hai phương pháp này sẽ được áp
dụng trong chương 1. Trong đó phân tích lý thuyết quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh, qua đó có thể nhận thức, phát hiện và khai thác chọn
lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập các thông tin
và dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: phương pháp này nhằm làm rõ thực trạng
công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình với phạm vi nghiên cứu được đề cập ở trên. Và áp dụng các phương
pháp nghiên cứu trên để đề xuất các giải pháp nhằm nâng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Các thông tin và dữ liệu phân tích trong luận văn là từ các nguồn thứ cấp nhưng đủ độ tin cậy
và giúp tác giả đạt được mục đích nghiên cứu của mình.
7. Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm rõ hơn công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ đó đánh giá những những thành công chủ yếu,
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Các nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung cũng như quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã có nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một đối tượng tỉnh
cụ thể là rất ít. Luận văn này là một công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá một cách
tương đối toàn diện về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn đã phân tích, đánh giá
bao quát đầy đủ thực trạng công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2013, trong đó
phân tích rõ các yếu tố,các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp; Chỉ ra những lợi thế và hạn chế trong việc tiếp tục quản lý thu thuế thu
nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm tiếp theo.
Luận văn cũng xây dựng định hướng phát triển và giải pháp thực hiện có hiệu quả quản
lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị
tham khảo cho việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng như các tỉnh của
nước ta.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


References
1. Lê Văn Ái (1996), Thuế nhà nước, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội
2. Cục thuế Ninh Bình (2009-2013), Báo cáo công tác thu thuế các năm 2009-2013 phòng tổng
hợp nghiệp vụ dự toán.
3. Học viện Tài chính (2005) , Giáo trình nghiệp vụ thuế, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2012), Số liệu thống kê Kinh tế – Xã hội Ninh Bình 20 năm
1992 – 2011, Nhà xuất bản thống kê.

5. Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cục thuế tỉnh Ninh Bình (2011), Văn bản trả lời về
chính sách thuế Thu Nhập doanh nghiệp.
6. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm
2008.
7. Tổng cục thuế (2003) , Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa
đổi), NXB Thống kê

Websites
8. ( Cổng thông tin điện tử
Bộ tài chính – hỏi đáp về chính sách tài chính Thuế )
9.
10. thu-ngan-sach ( Cổng thông tin điện tử tỉnh
Ninh Bình, mục thu ngân sách )
11. ( Hội tư vấn Thuế Việt Nam )
12. />w7zDDAwsAlwNDTx9A83NzMwNjSzMTPTD9aMgStwdPUzMfYBKTNwNDDxNnPz9PJw
DgYqNoQoMcABHA30_j_zcVP2C7Ow0R0dFRQDXL5tl/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/
13. />w7zDDAws3IJcDTx9LR3DLExcDQ1CjPXD9aMgStwdPUzMfYBKTNwNDDxNnPz9PJwDD
Q08jaEKDHAARwN9P4_83FT9guzsNEdHRUUAOSQrHA!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQS
Eh/ ( Thuế Việt Nam mục tra cứu văn bản )
14. ( Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính )
15. ( Tổng cục thuế - Bộ tài chính )





×