Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.15 KB, 6 trang )

Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
tỉnh Bắc Giang


Ngụy Văn Tuyên


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Việc làm; Thanh niên nông thôn

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng lao động xã hội to lớn, có mặt trong tất cả các giai tầng xã hội,
đảm nhận những công việc khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sức khoẻ, trí tuệ và khả năng sáng tạo.
Thanh niên đến tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của
đất nước nói chung, ở mỗi địa phương, các ngành, lĩnh vực nói riêng. Đặc biệt, thanh niên - lực
lượng đông đảo, có vai trò quyết định sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, thanh niên phải được trau dồi bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, được đào tạo nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp. Trong thực tế, lực lượng lao động thanh niên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mới
của nền kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn và những vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn của
đất nước. Nhìn chung, trình độ, năng lực và sự vận dụng các kiến thức KHKT của thanh niên vào
thực tiễn của đa số TNNT chưa theo kịp sự phát triển chung. Đây là thực trạng chung của các địa
phương, trong đó có tỉnh Bắc Giang.
Tỉnh Bắc Giang hiện có khoảng 449.112 thanh niên (độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi), chiếm
28,89% dân số và 44,98% tổng số người trong độ tuổi lao động của địa phương, trong đó TNNT


có 413.071 người, chiếm 91,97% tổng số thanh niên, sinh sống tại khu vực nông thôn có điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
Nhìn chung, hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của TNNT từng bước được cải thiện,
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng được nâng lên. Đại bộ phận thanh niên
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước; có ý chí vươn lên, tích cực
học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn. Tuy nhiên, TNNT Bắc Giang cũng đang đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Một bộ phận TNNT không có việc làm hoặc việc làm không ổn
định, thu nhập thấp. Số thanh niên có trình độ tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, chất lượng nguồn
nhân lực trẻ khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển của địa phương. Còn
một bộ phận ngại khó khăn, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà
nước. Số thanh niên vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội vẫn có chiều hướng gia tăng.
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở tính đến 31/12/2011 của Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội tỉnh Bắc Giang, số người trong độ tuổi lao động trên toàn tỉnh là 998.314 người, lao
động thanh niên chiếm 44,98% tổng số lao động trong độ tuổi. 5 năm qua, số thanh niên được
học nghề là 7.965 người, 15.600 thanh niên được giải quyết việc làm. Tổ chức Đoàn đã giúp trên
3.000 TNNT có việc làm thông qua vay vốn phát triển kinh tế; tổ chức tư vấn nghề nghiệp và
xuất khẩu lao động cho trên 2.000 thanh niên. Nhiều thanh niên được tổ chức Đoàn định hướng
đã có nghề nghiệp và việc làm ổn định, xuất hiện nhiều TNNT làm kinh tế giỏi, thu nhập cao.
Tuy nhiên, số TNNT được tạo việc làm còn thấp, toàn tỉnh hiện còn khoảng 3.500 TNNT
chưa có việc làm. Nhiều thanh niên có tâm lý dễ thỏa mãn, tự ty do thiếu kiến thức, kỹ năng, hạn
chế về trình độ chuyên môn, đặc biệt là kiến thức và trình độ tay nghề đã ảnh hưởng không nhỏ
đến giải quyết việc làm.
Dự báo trong những năm tới, việc phát triển các ngành nghề mới, chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề trong lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, nhu cầu đào tạo nghề để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trẻ là rất cần thiết, đáp ứng được thị trường lao động trong và ngoài
tỉnh, phục vụ xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho địa phương.
Bởi vậy, giải quyết việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng thiết thực của
TNNT, bổ sung nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho tỉnh Bắc
Giang là vấn đề có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng và cấp bách. Từ thực trạng đó

cùng với kiến thức được học tập, tìm hiểu qua thực tiễn công tác, học viên lựa chọn đề tài “Giải
quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn được phân
tích sâu sắc vấn đề này, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm góp phần giải quyết việc làm
cho TNNT Bắc Giang hiện nay và trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, cho TNNT nói riêng là mối quan tâm
của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Thời gian qua, Nhà nước đã ban
hành một số chính sách cụ thể nhằm tạo cơ chế cho thanh niên tham gia học nghề và tạo việc
làm. Các Bộ, ngành Trung ương đã có một số công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho
người lao động. Một số đề tài, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ…đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn
đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng, nhất là sau khi thu hồi
đất, người sau cai nghiện, bộ đội xuất ngũ Những kết quả nghiên cứu về các nội dung trên có
thể nhận thấy qua các công trình được công bố trong nước như sau:
- Đề tài cấp Nhà nước 70A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở
Việt Nam”, Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
- Đề tài cấp Nhà nước KX.04.04 “Luận cứ khoa học cho chính sách giải quyết việc làm ở
nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Hà Nội, 1991.
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thơm (chủ biên): Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng: “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 - 2010”,
Tạp chí Lao động Xã hội, 2001; “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị
hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lao động xã hội số 246, 2004.
- Tiến sỹ Hà Thị Hằng: “ Nguồn nhân lực cho công ngiệp hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay”, Hà Nội năm 2013.
Về vấn đề nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiếp cận và tham khảo 04 luận văn thạc sỹ
có liên quan đến đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hỗ trợ việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà
Nội”, luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý của Nguyễn Thị Kim Hoa, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; “Việc làm cho thanh niên trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đặng Thị Phương Thảo, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010; “Giải quyết việc làm cho người lao động trên
địa bàn tỉnh Bến Tre”, luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý của Đoàn Hải Nam, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Xuân Hựu học viên
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên (2013), Những giải pháp chủ yếu
nhằm tạo việc làm cho thanh niên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Các công trình khoa học trên đây đã tiếp cận từ những góc độ khác nhau cả về lý luận và
thực tiễn về vấn đề lao động, thị trường lao động, giải quyết việc làm; đề xuất nhiều giải pháp giải
quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động thanh niên nói riêng.
Tuy vậy, trong giới hạn về thời gian, điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu thông tin còn hạn chế,
học viên chưa được tiếp cận với công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về giải quyết việc
làm cho thanh niên khu vực nông thôn của tỉnh Bắc Giang. Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt
Nam với số TNNT chiếm trên 91.97% tổng số thanh niên, tỉnh Bắc Giang cũng chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc về vấn đề này.
Từ các công trình nghiên cứu khoa học trên đây cũng gợi mở cho học viên một số vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết việc làm:
Thứ nhất, các công trình này chưa đi sâu nghiên cứu về lao động thanh niên với tư cách là
một lực lượng lao động đặc thù, đang có sự phát triển và từng bước hoàn thiện về thể chất, tâm
lý và nhân cách; chưa tính đến bộ phận vị thành niên (người dưới 18 tuổi) trong số lao động
thanh niên. Do đó cần nghiên cứu sâu tính đặc thù này để đề xuất những giải pháp giải quyết việc
làm phù hợp với lao động thanh niên.
Thứ hai, đặc trưng của TNNT chưa có việc làm là trình độ dân trí thấp, phong tục tập
quán còn lạc hậu, có thói quen sống dựa vào thiên nhiên và được sự hỗ trợ của nhà nước nên có
tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại phấn đấu vươn lên. Thêm vào đó, đa số TNNT có tâm lý gắn bó,
chưa mạnh dạn rời quê hương đi làm ăn xa, nhiều thanh niên còn hạn chế trong tiếp cận với khoa
học kỹ thuật và công nghệ mới. Do đó, giải quyết việc làm cho TNNT cần nghiên cứu sâu sắc
vấn đề này để có lộ trình thích hợp.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho TNNT phải tính đến phát triển nguồn nhân lực tại chỗ
để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới; đồng thời phát huy nội lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ để đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội ở những địa bàn khó khăn.

Những vấn đề trên không chỉ cần được đi sâu bàn luận về mặt lý luận mà cần được xem
xét cụ thể trong thực tế. Đây là đòi hỏi lớn mà từ góc độ của địa phương (Bắc Giang) tác giả
mong muốn đi sâu nghiên cứu để góp phần vào việc giải quyết vấn đề về việc làm của thanh niên
trong nông nghiệp nông thôn của nước ta nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng hiện nay và trong
thời gian tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích chung
Trên cơ sở làm rõ một số khía cạnh lý luận về việc làm cho thanh niên và thực trạng của
Bắc Giang luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề này của tỉnh hiện nay và
trong thời gian tới.
3.2. Mục đích cụ thể
- Góp phần làm rõ hơn các nội dung lý luận chủ yếu về việc làm cho thanh niên.
- Từ thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên ở Bắc Giang rút ra các nhận xét đánh
giá kết quả và hạn chế.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị về giải quyết việc làm cho thanh niên Bắc Giang hiện
nay và trong thời gian tới.
3.3. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản lý luận và nhận thức về giải quyết việc làm cho
thanh niên và TNNT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2006 – 2011,
- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc
Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho TNNT của tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giải quyết việc làm cho thanh niên là đề tài rộng, phạm vi nghiên cứu liên quan đến
nhiều đối tượng thanh niên ở nhiều vùng, miền, lĩnh vực. Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên
cứu vấn đề giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2006 - 2011 và có tính đến

dự báo đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học
xã hội và nghiên cứu kinh tế nói riêng như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp khái quát hoá, trừu tượng hoá, luận văn chú trọng sử dụng phương pháp lịch sử lôgic,
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất, hệ thống những vấn đề lý luận về vai trò, vị trí của TNNT và ý nghĩa của vấn
đề giải quyết việc làm cho TNNT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, đánh giá có căn cứ thực trạng giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang.
Thứ ba, đề ra những giải pháp có tính khả thi về giải quyết việc làm cho TNNT nhằm phát
huy nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.


References
1. Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang (2009), Báo cáo kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (1991), Luận cứ khoa học cho chính sách giải
quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đề tài cấp Nhà
nước.
3. Cục Thống kê Bắc Giang, (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Niên giám thống kê 2006,
2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
4. Cục Thống kê Bắc Giang (2011), Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009.
5. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2010), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII.

6. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2005), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI.
7. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2010), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Giang (2012), Báo cáo chính trị
của BCH Tỉnh đoàn khoá XIV trình Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XV,
nhiệm kỳ 2012 - 2017.
12. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng: “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 -
2010”.
13. Tiến sỹ Hà Thị Hằng: “ Nguồn nhân lực cho công ngiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay”, Hà Nội năm 2013.
14. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), Giải pháp hỗ trợ việc làm cho thanh niên ngoại thành
Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh.
15. Trần Đình Hoan, Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1991.
16. Trần Xuân Hựu (2013), Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Đại học Thái Nguyên.
17. Trần Văn Miều (2001), Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
18. Đoàn Hải Nam (2008), Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Bến
Tre, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ Luật Lao động, Nxb
Lao động, Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Nxb Lao
động, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thanh niên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang (2009), Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.
24. Đặng Thị Phương Thảo (2010), Việc làm cho thanh niên trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Thị Thơm (Chủ biên) (2006), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 101/2007/TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010.
27. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 103/2008/TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008
phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm” giai đoạn 2008 - 2015.
28. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/2009/TTg ngày 27 tháng 11 năm
2009 phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
29. Tỉnh uỷ Bắc Giang (2011), Báo cáo kết quả công tác lao động, việc làm và đào tạo
nghề của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010; nhiệm vụ và mục tiêu đến năm 2015.
30. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động - Cục Việc làm, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (2011), Dự báo ngắn hạn thị trường lao động Việt Nam.
32. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Cẩm nang phát triển ngành
nghề cho thanh niên, Nhà in Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
33. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động Đoàn tham
gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

34. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2010), Thanh niên với nghề
nghiệp và việc làm.
35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề
giai đoạn 1998 - 2008, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2009), Báo cáo đánh giá về việc triển khai thực
hiện chính sách pháp luật của nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2006 - 2011.
37. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2010), Quyết định số 2811/QĐ- UBND ngày 24
tháng 12 năm 2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2020.
39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2011 - 2020.
40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011-2015 định hướng đến năm 2020.
41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2010), Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
42. Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của
Chiến lược phát triển thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
43. Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam (2011), Tổng quan về chính sách, pháp luật
đối với thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
44. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009),
Lao động - Việc làm trong thời kỳ hội nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
42. Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2011), Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế - xã
hội của di cư ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
Website:
43. http://Đảng Cộng sản Việt Nam
44.





×