Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công tác bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.89 KB, 6 trang )

Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch
Hà - tỉnh Hà Tĩnh


Nguyễn Anh Tùng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Thu hồi đất; Bồi thường thiệt hại; Chính sách Nhà nước

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế sản
xuất, an ninh quốc phòng. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chương II điều 18 đã xác định
"Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng
mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội là việc làm tất yếu xẩy ra thường xuyên ở tất
cả các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt là chuyển diện tích đất nông nghiệp sang
quỹ đất phi nông nghiệp thuộc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, thương mại dịch
vụ và du lịch.
Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại để giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, quan trọng, là
điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai các dự án.
Có thể nói "Công tác giải phóng mặt bằng nhanh là đã hoàn thành được 1/3 đến 1/2 dự án".


Bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác động tới mọi vấn đề
về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và cả vấn đề tâm linh của mọi tầng lớp trong
nhân dân. Ảnh hưởng trực tiến đến Nhà nước, chủ đầu tư và đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân
có đất bị thu hồi.
Thạch Hà là một huyện nữa đồng bằng, nữa đồi núi. Tổng diện tích tự nhiên là 35.503,78
ha gồm 30 xã và 1 thị trấn, dân số xấp xỉ 14 vạn người. Là huyện có nhiều khu di tích lịch sử văn
hoá và danh lam thắng cảnh, là 1 trong những huyện trọng điểm được UBND tỉnh Hà Tĩnh quan
tâm chú trọng đến việc phát triển, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại và dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê). Vì vậy, trong thời gian vừa qua cũng
như trong tương lai, nhu cầu về đất phải thu hồi để giành cho việc phát triển du lịch, khu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, giao thông, thủy lợi là rất
lớn.
Vì vậy việc lựa chọn đề tài “ Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một
số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh” là cấp bách và cần thiết hiện nay, nhằm trả
lời hai câu hỏi sau:
a. Thực trạng công tác bồi thường trên địa bàn huyện Thạch Hà thời gian vừa qua như thế
nào?
b. Cần có những giải pháp gì nhằm hoàn hiện công tác này trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư ngày một gia tăng, kéo theo sự xuất
hiện những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng nhiều. Đặc biệt
là hiểu biết chính sách cũng như pháp luật về đất đai. Thời gian vừa qua đã có một số công trình,
sách báo pháp lý nghiên cứu về về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ lý
luận và thực tiễn; tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Chế định pháp luật đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất - Luận văn Thạc sỹ luật học của Trịnh Thị Hằng Nga - năm
1999; Bàn về giá đất khi bồi thường - Nên cao hay thấp? của tác giả Đặng Anh Quân - Tạp chí
Tài nguyên và Môi trường số 8, tháng 8/2005; Thực tế đáng giật mình - Giá đền bù cho việc thu
hồi đất nông nghiệp rất rẻ mạt của tác giả Hưng Bình - Báo Đầu tư số 118, ngày 03/10/2005;
Nông dân góp vốn bằng…đất - Giải pháp đột phá trong đền bù giải tỏa của tác giả Hoàng Lộc -
Thời báo Kinh tế Việt Nam số 253, ngày 21/12/2005; Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà

nước thu hồi đất - Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Vinh Diện - năm 2006…Các công trình
này đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện chính sách về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này ở những khía cạnh và mức độ khác nhau,
mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất nói chung ở nước ta hoặc ở một địa phương.
Để khắc phục tình hình trên, ngày 25/5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Phải nói rằng những năm qua Nhà nước rất quan tâm tới công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn, giải quyết được một
số tình huống thì một thời gian sau lại xuất hiện những bất cập, vướng mắc mới. Bởi thế, ngày
13/8/2009 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 hướng dẫn thực hiện
Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã quy định chi tiết nhiều điểm mà các nghị định trước
chưa thể hiện. Đối với việc hỗ trợ cho các đối tượng bị thu hồi đất được quan tâm hơn trước,
mức hỗ trợ cao hơn, loại hình hỗ trợ đa dạng hơn, theo đó tổng tiền bồi thường hỗ trợ cho các hộ
bị ảnh hưởng cao hơn, các trường hợp phải tái định cư được hưởng lợi nhiều hơn trước. Đặc biệt
Nghị định đã đưa ra được nhiều giải pháp xử lý các tình huống cụ thể linh hoạt hơn, phù hợp
thực tiễn hơn.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thạch Hà đến nay chưa có đề tài khoa học, luận văn nào
đề cập đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhiều vấn đề nảy sinh ở cấp chính quyền đị
phương, rất cần đến sự mổ xẻ, thống nhất về mặt lý luận, thực tiễn. Tác giả phân tích chính sách
công tác chính sách bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Đề xuất một
số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
* Mục đích:

- Làm rõ thực trạng công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án
trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp cho việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
* Yêu cầu:
- Vận dụng những quy định của Nhà nước để đánh giá việc thực hiện chính sách bồi
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nguồn số liệu, tài liệu dùng trong kết quả của luận văn phải có tính pháp lý, trung thực,
khi đánh giá từng vấn đề phải mang tính khách quan và khoa học.
- Cần làm rõ những thiệt hại của người dân khi bị mất đất như: mất việc làm, mất chổ ở,
thiếu các cơ sở hạ tầng cho hoạt động văn hoá tinh thần.
- Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá hình thu hồi đất tại địa bàn nghiên
cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại 3
dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển Thạch Khê – Vũng Áng, đoạn đi qua huyện
Thạch Hà (Giai đoạn II).
- Dự án xây dựng khu Trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch Quỳnh Anh tại thị trấn
Thạch Hà.
- Dự án xây dựng mở rộng Khu đào tạo nghề thực hành tại xã Thạch Ngọc - huyện Thạch
Hà.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Hà.
- Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp luận

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn
bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính
khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể trong quá trình nghiên cứu các nội dung chi tiết của luận văn. Tùy thuộc vào nội dung đối tượng
nghiên cứu của từng chương, mục trong luận văn mà tác giả vận dụng các phương pháp khác nhau
cho phù hợp.
(2) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ
thống, được sử dụng trong chương l khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam, cụ thể:
i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung và
cơ chế điều chỉnh pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử, so sánh, hệ thống được sử dụng khi
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp
đối chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn Thạch Hà.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, vv được sử dụng trong Chương 3 khi
nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
một số dự án trên địa bàn Thạch Hà, cụ thể:
i) Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân tích định hướng
của việc hoàn thiện pháp luật, quy định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số
dự án trên địa bàn Thạch Hà.
ii) Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp được sử dụng
khi đề cập các giải pháp của việc hoàn thiện cơ chế chính sách về bồi thường, cơ chế xác định
giá đất khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn Thạch Hà
Các tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như: UBND huyện, Sở kế hoạch và
đầu tư, các trang web, bài báo,… sẽ được thống kê đầy đủ dựa trên sự phân tích, từ đó quy vào
từng tiểu loại theo từng tiêu chí cụ thể. Đề tài sử dụng các số liệu để so sánh kết quả thực hiện

công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của huyện qua các mốc thời gian khác nhau, xử lý các số
liệu để rút ra các kết luận.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn thạc sĩ được hoàn thành có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hoá và góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam, đặc biệt, Luận văn phân tích, làm rõ cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm và bản chất của việc
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
- Luận văn đã phân tích và chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thông
qua việc phân tích, tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của Trung Quốc, Hàn Quốc và một số
địa phương trong nước về vấn đề bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Luận văn đã phân tích nội dung các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,
đánh giá thực trạng thi hành lĩnh vực pháp luật này và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế,
tồn tại.
Trên cơ sở đó, luận văn đề cập yêu cầu, định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn
thiện công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn Thạch

Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách,
pháp luật đất đai, các nhà quản lý đất đai mà còn là tài liệu chuyên khảo cho công tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu quản lý kinh tế ở nước ta.
7. Kết cấu luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 nội dung chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng công tác bồi thường thiệt hại ở một số dự án trên địa bàn huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường thiệt hại trên địa bàn huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.



References
Tiếng Việt
1. Ban vật giá Chính phủ(2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa ban
vật giá Chính phủ Việt Nam với văn phòng Thẩm định giá Ôx-trây-lia, từ 16-27/10/2000,
Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội.
2. Bộ kế hoạch và Đầu tư (1999), dự thảo các chính sách quốc gia về tái định cư, Hà Nội.
3. Bộ Luật dân sự 1995, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 195/TT-BTC ngày 04/01/1998 của bộ tài chính: Về việc
hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
5. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính: Về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
6. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính: Về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính: Về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 1,2,2,4,5
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về hướng dẫn thực hiện Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 của Chính phủ.
10. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
11. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ: Về thi
hành Luật Đất đai năm 2003.
12. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ: Về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
13. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ: Về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
14. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ: Về thu
tiền sử dụng đất.
15. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ: Về quy
định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất.
16. Chu Văn Cấp, Trần Bình Trọng (2002), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lenin, NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
17. Hiến pháp năm 1946.
18. Hiến pháp năm 1959.
19. Hiến pháp năm 1980.
20. Hiến pháp năm 1992.
21. Mai Mộng Hùng(2003), ''Tìm hiểu pháp luật đất đai của một số nước trên thế giới'', tạp chí
Địa chính số 1, tháng 1/2003.
22. Luật Đất đai năm 1988.
23. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998.
24. Luật Đất đai năm 1993.
25. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001.
26. Luật Đất đai năm 2003.
27. Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 18/7/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: Về việc ban
hành một số quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
28. Quyết định số 3377/2007/QĐ-UBND ngày 26/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: Về việc
ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2008.
29. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh (2008), Báo cáo số 15/BC-TNMT ngày 04/3/2008:
báo cáo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
trong 10 năm từ 1997 đến 2007.

30. Nguyễn Công Tá (2001), "Những nhân tố xác định giá đất trong việc giải quyết đền bù
thiệt hại khi giải toả để thực hiện quy hoạch", Tạp chí Địa chính số 2/2001.
31. Lê Đình Thắng (2000), giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất, NXB chính trị Quốc gia.
32. Tổng Cục địa chính (1997), các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, Tập I, Tập II, NXB
Bản đồ Hà Nội.
33. Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài
chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002.
34. Từ điển Tiếng Việt.
35. Viện nghiên cứu Địa chính (2002), báo cáo nghiên cứu đề tài điều tra,nghiên cứu xã hội
học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, Hà Nội 2002.
36. Nguyễn Văn Xa (2003), Giá đền bù đất phải phù hợp với thực tế chuyển nhượng,
đền bù đất, tháng 11/2003.
37. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011

Tiếng Anh
38. Rost R.T and H.G.Colling(1993), Land Valuation and Compensation in Australia,
Australian institute of Valuers and Land Economists.




×