Hoàn thiện công tác kiểm soát chi của các đơn
vị dự toán thuộc Ngân sách Trung ương tại Sở
giao dịch Kho bạc Nhà nước
Ngô Thị Minh Thu
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản trị kinh doanh; Ngân sách; Ngân sách nhà nước; Kiểm soát chi.
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước (NSNN) có vai trò quan trọng trong
việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, chống thất thoát lãng phí
NSNN, tạo điều kiện giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăng cường kỷ luật tài
chính; bảo đảm vai trò của nhà nước trong quản lý và điều hành NSNN.
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN đã có
những có những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt khi Luật NSNN được áp dụng, các khoản
chi đã dần đi vào nề nếp theo đúng chính sách, chế độ quy định.
Tuy nhiên, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn Hệ thống Kho bạc nhà
nước (KBNN), hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Sở giao dịch KBNN còn nhiều
những vấn đề chưa phù hợp. Cơ chế quản lý chi NSNN tại cơ quan trung ương còn phức tạp,
trong nhiều trường hợp vẫn chưa thể hiện được tính chủ động, nhiều vấn đề cấp bách không đáp
ứng kịp thời hoặc chưa có hướng xử lý thích hợp, công tác điều hành NSNN qua quỹ ngoại tệ tập
trung và quỹ dự trữ tài chính còn hạn chế, vai trò quản lý quỹ NSNN chưa được bộ máy tổ chức
quan tâm đúng mức, năng lực kiểm soát chi thường xuyên còn hạn chế, chưa đáp ứng được kịp
thời với những đổi mới. Vì vậy, tổ chức và hoạt động kiểm soát chi thường xuyên của Sở giao
dịch KBNN cần được hoàn thiện một cách có hệ thống và khoa học.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi của các
đơn vị dự toán thuộc Ngân sách Trung ương tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước” đã được
Tác giả lựa chọn và nghiên cứu. Qua đó nhằm làm rõ tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động kiểm
soát và nâng cao hiệu quả chi NSNN thông qua hệ thống KBNN tại Sở giao dịch KBNN.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên
đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu , bài viết liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên
số lượng đề tài nghiên cứu sâu về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua Kho bạc dưới góc độ kinh tế chính trị học còn ít và chưa tập trung vào đổi mới, cải tiến
chất lượng kiểm soát chi. Do đó, tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế chính
trị học là rất thiết thực, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, nhất là khi chúng ta đang có sự chuyển biến mạnh về
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế để hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mặc dù đề tài là kiểm soát chi đơn vị dự toán nhưng trong luận văn này tác giả giới
hạn ở kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương. Vậy:
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát chi thường xuyên của các đơn vị dự toán
thuộc Ngân sách Trung ương .
Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát chi thường xuyên của các đơn vị dự toán thuộc Ngân sách
Trung ương của Sở giao dịch KBNN trên hai phương diện: kiểm soát chi thường xuyên NSNN
bằng ngoại tệ và kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng VND.
Đề tài nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi của các đơn vị dự toán thuộc Ngân sách
Trung ương trong mối quan hệ với các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến Kiểm soát
chi NSNN của Sở giao dịch KBNN.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chế độ kiểm soát chi của các đơn vị
dự toán thuộc Ngân sách Trung ương ; hướng dẫn cán bộ mới và nâng cao trình độ, nắm vững chế
độ khi thực hiện kiểm soát chi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm soát chi, góp phần quản lý
Ngân sách Nhà nước được tiết kiệm, hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể: để thực hiện mục tiêu nói trên, các mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện kiểm soát chi ngân
sách nhà nước đối với các đơn vị dự toán thuộc Ngân sách Trung ương;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước
đối với các đơn vị dự toán trung ương tại Sở Giao dịch;
- Đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước
đối với các đơn vị dự toán trung ương tại Sở Giao dịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp
nghiên cứu khác: tổng hợp, thống kê so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra những căn cứ, số
liệu minh họa cho các luận điểm, đồng thời góp phần dự đoán cho các giai đoạn tiếp theo,
dùng hệ thống sơ đồ bảng biểu để làm rõ bản chất của kiểm soát chi của các đơn vị dự toán
thuộc Ngân sách Trung ương của SGD KBNN.
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận, Luận văn làm rõ những vẫn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN tại sở giao dịch Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là kiểm soát chi ngoại
tệ.
Về thực tiễn, Luận văn phân tích và đưa ra những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi
thường xuyên NSNN của Sở giao dịch KBNN, từ đó giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng về
kiểm soát và vận dụng vào quản lý chi NSNN.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mở đầu, Kết luận, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm soát chi của các đơn vị dự toán tại
Kho bạc Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi của các đơn vị dự toán thuộc Ngân sách Trung
ương tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi của các đơn vị dự
toán thuộc Ngân sách Trung ương tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 về việc “Hướng
dẫn chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước”.
2. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế
độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân
sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.
3. Bộ Tài chính (2005), CV số 12808/BTC-TCĐN về việc thực hiện Thông tư
91/2005/TT-BTC .
4. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế
toán NSNN và hoạt đông nghiệp vụ KBNN.
5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 về việc “Hướng
dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính”.
6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 về việc “Hướng
dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”.
7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 về việc ban
hành “Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách” .
8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 hướng dẫn chế
độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
9. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 về chế độ
kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước .
10. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 quy định chế
độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài
bằng ngân sách Nhà nước”.
11. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 hướng dẫn thực
hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho
bạc ( Tabmis).
12. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài
chính.
13. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 202/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 quy định về tổ
chức thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2011.
14. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Ngoại giao (2010), Thông tư liên tịch số
206/2010/TTLT-BTC-BGDDT-BNG ngày 15/12/2010 hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý
kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước .
15. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), (09/2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất
bản từ điển bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp.
16. C. Mác – Ph. Ăng-ghen, (1970), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Chắc (2005) “ Kiểm soát chi ngân sách giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng NSNN”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (38) tr.
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước .
19. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 quy định “chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý đối với cơ quan Nhà nước”.
20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 130/2005/QĐ-TTg ngày
17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
21. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
22. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/04/2006 quy định “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.
23. Lâm Hồng Cường (2014), “Kiểm soát chi ngân sách: Những kiến nghị”, Tạp chí
Quản lý Ngân quỹ Quốc gia – Kỳ tháng 3/2013.
24. Đại học kinh tế quốc dân (2009), Giáo trình kiểm soát quản lý, Nxb Đại học kinh tế
quốc dân.
25. Học viện tài chính (2008), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính.
26. Bạch Thị Minh Huyền (2003), cải cách tài chính công kinh nghiệm quốc tế và Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
27. Kho bạc Nhà nước (2009), Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 về việc
ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc nhà nước .
28. Kho bạc Nhà nước (2010), CV số 383/KBNN-KT ngày 02/3/2010 hướng dẫn CĐ
KTNN áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc ( Tabmis).
29. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996), Luật NSNN năm 1996 ngày 20/3/1996,
Luật bổ sung sửa đổi ngày 20/5/1998, Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002 .
31. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về
“chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2020”.
32. Viện ngôn ngữ học , (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Bách Khoa.
33. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
Website:
34.
35.