ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU
Là ngành luật có vị trí, vai trò to lớn trong hệ thống pháp luật nên luật hình
sự luôn được nhà nước quan tâm đặc biệt. Dưới ánh sáng của pháp luật, tất cả
những tội phạm xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của con người đều
được đưa ra xử lí nghiêm minh đảm bảo sự tiến bộ, công bằng trong xã hội. Các
tội phạm hình sự liên quan đến rất nhiều vấn đề trong đời sống, trộm cắp tài sản
cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay, do đó em xin giải quyết tình huống
sau:
Bài 2: “ Đức biết gia đình anh Mạnh thường không có ai ở nhà vào buổi sáng.
Khoảng 9h sáng ngày 26 tháng 7 năm 2010, Đức phá khóa vào nhà anh Mạnh
để lấy tài sản. Đức đang dắt chiếc xe máy của anh Mạnh ra sân ( chiếc xe máy
trị giá 30 triệu đồng), đúng lúc đó anh Mạnh quay về nhà, phát hiện và hô hoán.
Đức bị mọi người bắt giữ. Đức bị Tòa án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài
sản”
Câu hỏi:
1. Tội phạm mà Đức đã thực hiện dừng lại ở giai đoạn nào? (2 điểm)
2. Giả sử Đức mới 15 tuổi thì Đức có phải chịu TNHS không? Tại sao? ( 3
điểm)
3. Đức có thể được hưởng án treo không? Tại sao? (2 điểm)
4. Giả thiết, khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, Đức đang phải chấp
hành bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành được 2 năm
thử thách thì Đức có được hưởng án treo nữa không? Nếu không được
hưởng án treo lần nữa thì hình phạt tổng hợp của hai bản án là bao nhiêu
năm tù? (3 điểm)
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Tội phạm mà Đức đã thực hiện dừng lại ở giai đoạn nào?
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao
gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội: là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực
hiện tội phạm đó.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 1
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Phạm tội chưa đạt: là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn ( Điều 18 BLHS)
Tội phạm hoàn thành: là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các
dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Trong trường hợp trên, hành vi của Đức đã có có sự thăm dò trước, đó là gia
đình anh Mạnh thường không có nhà vào buổi sáng nên Đức đã phá khóa vào
nhà anh Mạnh để lấy tài sản, tức là Đức đã thực hiện tội phạm. Đức đang dắt
chiếc xe máy của anh Mạnh ra sân thì đúng lúc đó anh Mạnh quay về nhà, phát
hiện và hô hoán, Đức bị mọi người bắt giữ, khi đó hành vi của Đức không thuộc
tội phạm hoàn thành. Xét các dấu hiệu xác định phạm tội chưa đạt:
- Dấu hiệu thứ nhất: người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm: Đức đã
phá khóa vào nhà anh Mạnh để lấy tài sản.(chiếc xe máy)
- Dấu hiệu thứ hai: người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng,
nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách
quan) của CTTP: Đức đang dắt chiếc xe máy ra sân thì đúng lúc đó anh
Mạnh quay về nhà, phát hiện và hô hoán. Đức bị mọi người bắt giữ.
- Dấu hiệu thứ ba: người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến
cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người
phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành: Đức muốn lấy trộm tài sản
nhưng anh Mạnh bất ngờ về nhà nên Đức bị phát hiện.
Hành vi phạm tội của Đức đã thỏa mãn ba dấu hiệu trên nên hành vi phạm
tội của Đức thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực
hiện thì tội phạm chưa đạt được chia làm 2 loại: tội phạm chưa đạt chưa hoàn
thành và tội phạm chưa đạt đã hoàn thành. Tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành
là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên
nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu
quả của tội phạm. Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội
chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để
gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
Đối với hành vi của Đức, tuy Đức đã thực hiện hết các hành vi được cho là cần
thiết để lấy chiếc xe máy nhưng Đức vẫn chưa tẩu tán được chiếc xe tới địa
điểm khác ( ngoài khu vực sân nhà anh Mạnh) mà đã bị phát hiện. Khác với
những tài sản nhỏ gọn như nhẫn vàng, dây chuyền, ví tiền, đồng hồ đeo tay,…
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 2
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
do có đặc điểm là nhỏ gọn nên người phạm tội có thể cất giữ trong người và
thời điểm được coi là là chiếm đoạt được tài sản đối với các tài sản nhỏ gọn này
là người phạm tội đã dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu và giấu
chúng trong người hoặc vào một vật mang theo.Trong trường hợp này, chiếc xe
máy là vật cồng kềnh, kích thước tương đối lớn, do đó thời điểm được coi là đã
chiếm đoạt được tài sản khi người phạm tội đã vận chuyển được chúng ra khỏi
khu vực cất giữ, bảo quản (sân nhà anh Mạnh). Vì vậy, từ các căn cứ trên thì có
thể kết luận, hành vi phạm tội của Đức dừng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành.
2,Giả sử Đức mới 15 tuổi thì Đức có phải chịu TNHS không? Tại sao?
Trách nhiệm hình sự được hiểu là: “ Trách nhiệm của người phạm tội phải
chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”.
Điều 12 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Tội
phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khunh hình
phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Trong đó, việc
phân loại tội phạm dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội và mức cao nhất của
khung hình phạt, chủ yếu dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt, không
phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể được áp dụng. Do hành vi phạm tội của
Đức bị Tòa án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp, hình phạt này nằm trong khung
hình phạt tại khoản 1 và khoản 2 Điều 138 BLHS. Do đó, hành vi phạm tội của
Đức được xét trong 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: hành vi phạm tội của Đức thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS:
“ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 3
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Điều này
quy định rõ về hình phạt đối với hành vi phạm tội của Đức ( lấy trộm
chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng) đó là “ bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù tù sáu tháng đến ba năm”. Như vậy, mức cao
nhất của khung hình phạt trên là đến ba năm tù. Trên cơ sở khoản 3- Điều
8 BLHS thì hành vi phạm tội của Đức được quy định tại khoản 1 – Điều
138 BLHS về tội trộm cắp tài sản là tội phạm ít nghiêm trọng.
- Trường hợp 2: hành vi phạm tội của Đức thuộc khoản 2 – Điều 138
BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:“ Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm:
a, Có tổ chức;
b, Có tính chất chuyên nghiệp;
c, Tái phạm nguy hiểm;
d, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ, Hành hung để tẩu thoát;
e, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
g, Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Điều này quy định khung hình phạt “ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”, và
mức cao nhất của khung hình phạt là đến bảy năm tù. Do đó, trên cơ sở khoản 3
– Điều 8 BLHS thì hành vi phạm tội của Đức quy định tại khoản 2 – Điều 138
về tội trộm cắp tài sản là tội phạm nghiêm trọng.
Từ các trường hợp trên thì tội phạm của Đức không thuộc tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng và Đức mới 15 tuổi thì theo
khoản 2 – Điều 12 BLHS quy định như trên thì Đức không phải chịu TNHS về
tội trộm cắp tài sản.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 4
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3, Đức có thể được hưởng án treo không? Tại sao?
Tại thông tư số 19/TATC ngày 2/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao: “ án
treo phải được xem là hình thức xử lí nhẹ hơn tù giam”.
Theo BLHS hiện nay, Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện.
Án treo thể hiện tính nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, có tác dụng
khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp
đỡ tích cực của xã hội cũng như gia đình đồng thời cảnh báo họ nếu phạm tội
mới trong thời gian thử thách thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên.
Khoản 1 Điều 60 BLHS đã quy định án treo như sau: “Khi xử phạt tù không
quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm
nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng
án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng
điều 60 của BLHS của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao:
“ Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện
sau:
a, Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội
rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của
BLHS.
b, Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn
trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp
luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lí vi phạm hành chính, bị xử lí kỉ luật.”
Do hành vi phạm tội của Đức bị Tòa án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài
sản nên Đức thuộc tội phạm ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 138 hoặc tội
phạm nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 138 nên dựa vào lý luận tại ý 2 ở trên.
Tuy nhiên, để kết luận Đức có được hưởng án treo không còn phải căn cứ vào
nhân thân của Đức và các tình tiết phạm tội của Đức. Do đó, có thể xét hai
trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu hành vi của Đức thỏa mãn điểm b khoản 1 Điều 2
Nghị quyết 01/2013 NQ – HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS của
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 5
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi của Đức có đủ
điều kiện có thể được hưởng án treo.
- Trường hợp 2: Nếu hành vi của Đức không thỏa mãn điều kiện quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013 NQ – HĐTP Hướng dẫn
áp dụng điều 60 BLHS của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thì hành vi của Đức không đủ điều kiện hưởng án treo. Do đó, xét trong
trường hợp này Đức sẽ không được hưởng án treo.
4, Giả thiết, khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản , Đức đang phải chấp
hành bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành được 2 năm
thử thách thì Đức có được hưởng án treo lần nữa không? Nếu không
được hưởng án treo lần nữa thì hình phạt tổng hợp của hai bản án là
bao nhiêu năm tù?
Theo khoản 5 Điều 60 BLHS: “ Đối với người được hưởng án treo mà
phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp
hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này”.
Như vậy, khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản , Đức đang phải chấp hành
bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành được 2 năm thử thách thì
Đức không được hưởng án treo lần nữa. Đức đã phạm tội mới trong thời gian
thử thách nên Đức buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên.Tòa án sẽ quyết
định hình phạt của bản án trước và tổng hợp với bản án mới.
Theo điểm a; b khoản 1 Điều 50 BLHS:
“a, Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù
có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình
phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam
giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
b, Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì
hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ
cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng
hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”.
Theo các căn cứ trên, hành vi phạm tội của Đức sẽ được tổng hợp thành
hình phạt tù. Áp dụng khoản 5 Điều 60 BLHS thì Đức sẽ buộc phải chấp hành
hình phạt tù của bản án trước đó là 3 năm tù, cùng vơi hình phạt 3 năm tù của
bản án mới, do đó, hình phạt tổng hợp của hai bản án là 6 năm tù.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 6
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẦN KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những vấn đề khác nhau và vấn đề tội
phạm cũng đang là vấn đề báo động cho xã hội. Tội phạm trộm cắp tài sản ngày
càng tinh vi và có nhiều thủ đoạn, bao gồm nhiều đối tượng với độ tuổi khác
nhau. Vì vậy, pháp luật ngày càng nghiêm khắc và có những quy định chặt chẽ
hơn nữa để ngăn chặn và giảm thiểu một cách tốt nhất các đối tượng phạm tội
này. Xã hội có phát triển, có ổn định thì nhân dân mới ấm no, hạnh phúc.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 7
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam tập 1 – Trường ĐH Luật Hà Nội 2013
(nxb Công an nhân dân).
2. Bộ luật Hình Sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (nxb Chính trị
Quốc gia)
3.
huong-dan-ap-dung-Dieu-60-Bo-Luat-hinh-su-an-treo-vb212896.aspx
4. Hoàng Văn Hùng, Luận án tiến sỹ Luật học, Tội trộm cắp tài sản và đấu
tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 8
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MỤC LỤC
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HỌ TÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG – MSSV:381838
Page 9