Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm 2 mon hinh su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.92 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI 01
A là lưu manh chuyên nghiệp, vì muốn chiếm đoạt tài sản của nhà ông B, A giả
danh là bộ đội nghỉ phép bị lỡ tàu xin ngủ nhờ (nhà ông B gần nhà ga của thị
trấn, ông B sống một mình). Do hồi trẻ từng đi bộ đội, nên ông B đã tỏ ra thông
cảm và đồng ý cho A ngủ nhờ. Nửa đêm, A lén thức dậy lấy chiếc đài nhỏ để
trên lóc tủ nhà ông B cho vào hành lí của mình. Sau đó dùng con dao nhíp để để
nạy cửa tù để tìm tiền. Cánh cửa tù bật tung ra phát ra tiếng động làm ông B tỉnh
giấc. Ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tù, ông liền hô: “trôm, trộm, bắt lấy
quân ăn trộm”. Thấy thế, A liền bóp cổ ông B cho đến khi ông nằm im mới thôi.
Sau đó, A tiếp tục lục lọi ngăn tù và lấy được 300.000 đồng. Ông B đã bị chết
do ngạt.
Về vụ án này có các quan điểm như sau:
1. A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133
BLHS: “làm chết người”
2. A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để
tẩu thoát và tội giết người
3. A phạm tội giết người và cướp tài sản.
Anh chị hãy cho biết:
a) Quan điểm nào đúng? Tại sao?
b) Xác định rõ tội danh và khung hình phạt mà anh (chị) định áp dụng với A
trong trường hợp này (3 điểm)

a.Quan điểm nào đúng
Các quan điểm trong vụ án:
1.A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS:
“làm chết người”
Page 1


2. A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu
thoát và tội giết người


3.A phạm tội giết người và cướp tài sản.
1.1Quan điểm thứ ba đúng: A phạm tội giết người và cướp tài sản vì:
Hành vi của A trong trường hợp trên đã phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS
và cướp tài sản theo Điều 133 BLHS
A đã phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS dựa trên các căn cứ sau:
*Căn cứ các dấu hiệu pháp lí của tội giết người:
- Mặt khách quan của tội phạm
+ Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật
tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được
hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác chấm dứt sự sống
của họ. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể thực hiện dưới
dạng hành động như đâm, chém, bỏ thuốc độc… hoặc dưới dạng không hành
động như bỏ đói, không cho con bú của người mẹ. Đối tượng của hành vi tước
đoạt tính mạng chỉ có thể là con người đang sống. Hành vi tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác phải là hành vi trái pháp luật, hành vi tước đoạt
tính mạng của người khác như thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng thì
không được coi là tội phạm.
+ Hậu quả của tội phạm: Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP tội giết người là hậu quả chết người.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: giữa hành vi tước đoạt
tính mạng của người khác trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả
chết người.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý, có
thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
- Chủ thể của tội phạm: bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực
trách nhiệm hình sự.
- Khách thể của tội phạm: Tội giết người xâm phạm đến quyền sống, quyền
được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng tác động của tội giết người chính
Page 2



là những con người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách
quan với tư cách là con người- thực thể tự nhiên và xã hội.
*Trong vụ án trên, hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội
giết người cụ thể:
Thứ nhất, về mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: A đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của ông B đó là hành vi bóp cổ. Hành động này của A có khả năng gây ra cái
chết cho ông B, chấm dứt sự sống của ông B và hành vi này đã trái pháp luật
hình sự.
- Hậu quả của tội phạm: trong tình huống trên, hậu quả chết người đã xảy
ra đó là ông B đã chết.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi bóp cổ ông B
của A là nguyên nhân dẫn đến hậu quả ông B chết Vì: về mặt thời gian, hành vi
của A diễn ra trước khi ông B chết, hành vi của bịt mồm ông B dẫn đến việc ông
B khó khăn trong việc hô hấp “ngạt thở” và có khả năng gây ra hậu quả chết
người, hậu quả ông B chết là sự hiện thực hóa khả năng đó.
Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của A trong vụ án này là lỗi cố ý trực
tiếp(2) Vì:
-Về mặt lí trí: A nhận thức được hành vi của mình gây ra cái chết cho ông B thể
hiện qua việc A đã lựa chọn vị trí tấn công trên cơ thể của ông B đó là cổ- đây là
vị trí xung yếu có tính nguy hiểm cao có thể gây ra cái chết cho nạn nhân, hành
vi của A thực hiện một cách liên tục lâu dài “bóp cổ ông B đến khi nằm im mới
thôi”.
-Về mặt ý chí: A mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra thể hiện qua chi tiết
khi ông B phát hiện ra hành vi trộm cắp của A và hô hoán, A đã lập tức lao tới
giường bịt mồm ông B, ông B cố giãy giụa, kêu lên, và A liền bóp cổ ông B cho
đến khi ông nằm im mới thôi. Hành vi của A đã thể hiện quyết tâm thực hiện tội
phạm đến cùng “ông B nằm im mới thôi”, mong muốn cho hậu quả chết người
xảy ra.

Thứ ba, khách thể của tội phạm: hành vi của A xâm phạm đến quyền sống,
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mang của ông B.
Page 3


Thứ tư chủ thể của tội phạm: A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi luật định.
Kết luận 1: Như vậy, hành vi của A đã phạm tội giết người theo Điều 93
BLHS.


Ngoài ra A còn phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS:

Dấu hiệu pháp lí của tội cướp tài sản(1):
Khách thể của tội phạm: hành vi cướp tài sản xâm phạm đồng thời hai quan
hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu
trong đó việc xâm hại quan hệ nhân thân chỉ là phương tiện để đạt mục đích là
quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm: tội cướp tài sản có ba dạng hành vi khách
quan bao gồm: một là hành vi dùng vũ lực; hai là hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc; ba là hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự
được
Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể bình thường, là
người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, mục
đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản.
Như vậy hành vi của A đã đủ các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản cụ thể:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm: hành vi của A đã xâm phạm đến quyền
được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của ông B, và quyền sở hữu tài sản của ông
B, trong đó việc xâm hại đến quan hệ nhân thân chỉ là phương tiện để A thực

hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm:
+Trong vụ án này A đã có các hành vi sau đây:
- Thời điểm 1: Nửa đêm, A lén thức dậy, lấy chiếc đài nhỏ để trên lóc tủ
nhà ông B cho vào hành lí của mình, sau đó A dùng con dao nhíp nạy cửa tủ tìm
tiền.
- Thời điểm 2: Khi ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tù, và hô lên, thì A
lập tức lao tới giường bịt mồm ông B. Khi ông B giãy giụa kêu lên thì A liền
Page 4


bóp cổ ông B đến khi ông nằm im mới thôi, sau đó tiếp tục thực hiện lục lọi
ngăn tủ để chiếm đoạt tài sản.
Có thể thấy rằng tại thời điểm thứ nhất, khi A lén thức dậy lấy chiếc đài
nhỏ của ông B cho vào hành lí của mình thì hành vi chiếm đoạt tài sản của A đã
được thực hiện bằng thủ đoạn trộm cắp tài sản. Tuy nhiên ở thời điểm 2, sau khi
hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của A bị ông B phát hiện thì A đã có hành vi
dùng vũ lực “lập tức lao tới giường bịt mồm ông B”, khi ông B kháng cự lại
hành vi tấn công của A, A đã “bóp cổ” ông B cho đến khi nằm im mới thôi,
hành vi này của A đã sử dụng sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của ông
B chống lại chiếm đoạt tài sản. Như vậy, mặc dù ban đầu A không dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng sau khi bị phát hiện, để giữ lại tài sản đã chiếm
đoạt A đã sử dụng vũ lực để đè bẹp sự kháng cự của ông B, nói cách khác A đã
sử dụng vũ lực để thực hiện mục đích chiếm đoạt.
Hành vi dùng vũ lực của A để thực hiện mục đích chiếm đoạt đã thỏa mãn
dấu hiệu về hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Việc lén lút chiếm đoạt tài
sản ở thời điểm ban đầu chỉ là một thủ đoạn để thực hiện hành vi cướp tài sản,
một tình tiết trong diễn biến của tội phạm.1
+Hậu quả của tội phạm: thiệt hại về tài sản là 300.000 đồng và một chiếc đài
nhỏ, thiệt hại về tính mạng là ông B đã bị chết

+Một số yếu tố khác thuộc mặt khách quan như: thời gian diễn ra hành vi phạm
tội của A là nửa đêm, địa điểm hành vi phạm tội xảy ra tại nhà ông B, A sử
dụng công cụ là con dao nhíp để nạy cửa tủ.
Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của A trong trường hợp này là lỗi cố ý
trực tiếp vì:
-Về mặt lí trí: A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hôi, gây
thiệt hại trực tiếp cho ông B, bằng thủ đoạn giả làm bộ đội A được ông B cho
1

Xem: Phần VII b Nghị quyết số 01/1989/NQ-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao: “ Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản
họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội,
mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng
được, thì cần định tội là cướp tài sản…
Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc
chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực
là tình tiết diễn biến của tội phạm.
Page 5


vào ngủ nhờ, như vậy A đã có một quá trình chuẩn bị phạm tội rất kỹ càng khi
xác định rõ đối tượng tác động là tài sản của ông B, sử dụng thủ đoạn gì: đóng
giả làm bộ đội xin ngủ nhờ.
-Về mặt ý chí: A mong muốn chiếm đoạt được tài sản thể hiện ở chi tiết sau khi
A dùng vũ lực để đè bẹp sự kháng cự của ông ông B, thì A vẫn “tiếp tục lục lọi
ngăn tù”
Mục đích của A là chiếm đoạt tài sản của ông B
Thứ tư, chủ thể của tội phạm: A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi luật định.
Kết luận 2: Hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội cướp

tài sản theo Điều 133 BLHS.
Tóm lại, từ hai kết luận trên có thể khẳng định rằng A phạm tội giết người và
cướp tài sản, quan điểm thứ ba đúng.
1.2.Quan điểm thứ nhất cho rằng A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng
nặng tại khoản 4 Điều 133 BLHS là sai Vì:
Các dấu hiệu pháp lí của tội cướp tài sản2 như đã trình bày ở trên, hành vi
của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội này tuy nhiên về tình tiết tăng
nặng theo khoản 3 Điều 133 BLHS: “làm chết người” là không chính xác vì: 3
Khi truy cứu TNHS đối với tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng là “làm
chết người” đòi hỏi lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý với hậu quả chết người tức
có thể là lỗi vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin.
Tuy nhiên trong tình huống này, lỗi của A đối với hậu quả chết người (ông
B chết) là lỗi cố ý trực tiếp theo như phân tích tại mặt chủ quan của tội phạm
cướp tài sản4. Như đã phân tích ở trên thì hành vi của A có đầy đủ các dấu hiệu
của lỗi cố ý trực tiếp. Nếu như chỉ để khống chế ông B thì A có thể trói ông B
lại, lấy giẻ bịt mồm. Nhưng do ông B đã thấy mặt của A nên A đã giết chết ông
B để ông không còn khả năng tố giác A. Lỗi của A khác hoàn toàn so với trường
hợp cướp tài sản mà dẫn đến hậu quả chủ tài sản chết. Nếu chỉ là khống chế ông
2

Dấu hiệu pháp lí của tội cướp tài sản (trang 3-4)

3

4

Xem Mặt chủ quan của tội phạm, trang 5.

Page 6



B để tiếp tục chiếm đoạt tài sản thì lỗi của A chỉ là lỗi vô ý. Lỗi vô ý này xuất
phát từ ý muốn chủ quan của A là chỉ muốn chiếm đoạt tài sản và không có thời
gian để cân nhắc hành vi. Ở đây A đã có đủ thời gian cân nhắc nhưng A vẫn
thực hiện hành vi bóp cổ qua đó giết chết ông B. Vậy A không thể phạm tội
cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS “làm người chết
người”
. Vì vậy, quan điểm cho rằng A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng
nặng tại khoản 3 điều 133 BLHS “làm chết người” là không đúng.
1.3 Quan điểm thứ hai: “A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có
tình tiết hành hung để tẩu thoát và tội giết người” là sai Vì:
Theo quy định tại mục 6.1; 6.2

Phần 1 của Thông tư liên tịch số

02/2001/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ Luật hình sự:
6.1 Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà
người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,
nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành
vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn,
xô ngã… nhằm tẩu thoát.5
6.2

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt

được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người
phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người
bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này
không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu

thành tội cướp tài sản.
Trước hết về việc A phạm tội trộm cắp tài sản trong quan điểm trên là
không đúng: Căn cứ quy định trên có thể thấy rằng A đã có hành vi lén lút khi
chiếm đoạt tài sản của ông B (nửa đêm, A lén thức dậy lấy chiếc đài nhỏ trên
nóc tủ nhà, sau đó A dùng dao nhíp để nạy cửa tủ tìm tiền) hành vi của A không
5

Thông tư liên tịch số 02/2001/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP – Thông tư hướng dẫn
áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội phạm xâm phạm sở hữu” của Bộ luật
Hình sự
Page 7


cấu thành tội trộm cắp tài sản mà đã cấu thành tội cướp tài sản vì sau khi hành vi
lén lút chiếm đoạt của A bị ông B phát hiện, A đã thực hiện các hành vi “lập
tức lao tới giường bịt mồm ông B”; “bóp cổ ông B”, đây là hành vi dùng vũ
lực của A để chiếm đoạt tài sản, việc lén lút chiếm đoạt trước đó chỉ là một tình
tiết diễn biến của tội phạm theo như phân tích tại mặt khách quan của tội cướp
tài sản6
Hơn nữa, những hành vi này của A không phải để tẩu thoát mà để che giấu
hành vi chiếm đoạt cụ thể là sau khi ông B phát hiện hành vi trái pháp luật của
A, A đã lao vào bịt mồm ông B, bóp cổ ông B qua đó thể hiện mục đích nhằm
che giấu hành vi chiếm đoạt của A, sau khi ông B bị A bóp cổ thì ông B đã
không còn khả năng nhận thức và chống cự lại hành vi chiếm đoạt của A và A
đã thực hiện được mục đích che giấu tội phạm của mình, A tiếp tục thực hiện
hành vi chiếm đoạt “lục lọi ngăn tù và lấy 300.000 đồng”
Như vậy nếu ban đầu A chỉ có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, sau đó bị
phát hiện và sử dụng vũ lực nhằm đè bẹp sự kháng cự của người khác rồi tiếp
tục thực hiện mục đích chiếm đoạt thì trường hợp của A đã chuyển hóa thành tội
cướp tài sản, không phải là tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung để tẩu

thoát. Do vậy, quan điểm thứ hai không chính xác.
Tổng kết: quan điểm thứ 3 đúng vì tổng hợp các hành vi của A đã thỏa
mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành cả tội cướp tài sản và tội giết người.
b.Xác định rõ tội danh của và khung hình phạt đối với A trong trường hợp
này:
2.1 A phạm tội giết người theo điểm g, điểm n khoản 1 Điều 93 BHHS.
Đối với tội giết người: hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiện của CTTP
cơ bản của tội giết người theo như phân tích tại câu a, ngoài ra hành vi của A
còn thỏa mãn các tình tiết định khung hình phạt được quy định tại điểm n khoản
1 Điều 93 BLHS “có tính chất côn đồ”, điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS “để
thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.
“Phạm tội có tính chất côn đồ được hiểu là trường hợp phạm tội mà hành vi
và các tính tiết khách quan thể hiện sự hung hãn, coi thường người khác, coi
6

Mặt chủ quan của tội phạm (trang 4-5)
Page 8


thường pháp luật của người phạm tội.”.Trong vụ án này có thể thấy hành vi của
A: “lập tức lao tới bịt mồm; liền bóp cổ” thể hiện sự hung hãn cao độ, hành vi
của A thể hiện sự coi thường tính mạng người khác mà ở đây là ông B, chỉ vì
muốn chiếm đoạt tài sản A đã tước đoạt đi tính mạng của ông B.
Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác là trường hợp giết
người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực
hiện tội phạm khác hoặc che giấu tội phạm khác. Trong vụ án này có thể thấy
động cơ thúc đẩy A có hành vi giết ông B là để che giấu việc chiếm đoạt tài sản,
khi bị ông B phát hiện thể hiện qua chi tiết khi ông B phát hiện A đang lục lọi
ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, bắt lấy quân ăn trộm”, A lập tức lao tới giường bịt
mồm ông B, khi ông B giãy giụa kêu lên thì A đã “liền bóp cổ ông B”, đồng

thời ngày sau đó A lại tiếp tục lục lọi ngăn tù lấy được 300.000 đồng, nên có thể
khẳng định rằng động cơ thúc đẩy A có hành vi giết người nhằm che giấu hành
vi phạm tội của mình.
Từ phân tích trên thì A đã phạm tội giết người theo điểm g, điểm n
khoản 1 Điều 93 BLHS.
Theo khoản 1 Điều 93 BLHS, hung hình phạt dành cho A đối với tội giết người
là:phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2.2 A phạm tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS
Theo phân tích tại câu a, thì hành vi của A cũng đã thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu của CTTP cơ bản của tội cướp tài sản, ngoài ra hành vi của A cũng thỏa
mãn điểm b khoản 2 Điều 133 BLHS: “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”
Theo điều 5 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự: về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì chỉ
áp dụng tình tiết này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt
đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được
xóa án tích
Page 9


b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nguồn thu nhập chính.
Có thể thấy rằng hành vi của A đã thể hiện tính chất lưu manh, chuyên
nghiệp, sử dụng hành vi phạm tội làm nghề nghiệp thể hiện qua một số chi tiết
trong tình huống như việc A giả làm bộ đội xin vào nhà ông B ngủ nhờ, đây là
thủ đoạn gian dối nhằm lợi dụng lòng tin của người khác, để thực hiện hành vi
phạm tội, đồng thời thể hiện sự quan sát chuẩn bị kỹ lưỡng của A, khi xác định
rõ mục tiêu chiếm đoạt, phương thức tiếp cận, và chuẩn bị công cụ phương tiện
cần thiết (dao nhíp để nạy cửa tủ)

Nếu có đầy đủ các căn cứ cho rằng A đã cố ý 5 lần thực hiện một tội
phạm trở lên (không kể truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết
thời hiệu hoặc chưa xóa án tích thì A phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm b
khoản 2 Điều 133 BLHS.
Khung hình phạt áp dụng cho A đối với tội cướp tài sản là: phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm”
Ngược lại nếu không đủ căn cứ chứng minh A đã cố ý 5 lần thực hiện một
tội phạm không kể truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu chưa hết thời hiệu hoặc chưa được xóa án tích, thì A phải chịu trách
nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 133 BLHS, khung hình phạt được áp dụng đối
với A là phạt tù từ ba năm đến mười năm
2.3 Khung hình phạt áp dụng đối với A
-

Khung hình phạt áp dụng đối với A trong tội giết người: hình phạt tù từ

mười hai năm, hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
-

Khung hình phạt được áp dụng đối với A đối với tội cướp tài sản được áp

dụng theo khoản 1Điều 133 BLHS là phạt tù từ ba năm đến mười năm, theo
khoản 2 Điều 133 BLHS là phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Việc quyết định hình phạt cụ thể đối với từng tội của A do Tòa án quyết
định trên cơ sở xem xét quy định của BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, các yếu tố nhân thân của A….Sau khi xem xét các yếu tố
trên Tòa án đưa ra một mức án cụ thể đối với từng tội sau đó áp dụng Điều 50

Page 10



BLHS về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội để đưa ra mức
án chung cho hành vi phạm tội của A.
Theo quan điểm của nhóm em, với những hành vi nêu trên cũng như tội
phạm mà A đã thực hiện : tội giết người và cướp tài sản (đây là hai tội xâm
phạm rất lớn đến các quan hệ pháp luật hình sự bảo vệ), cùng với các yếu tố về
nhân thân của A (A là một tên lưu manh chuyên nghiệp), A cần phải được xử lí
nghiêm khắc, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quyết định hình
phạt, nếu như A được áp dụng hình phạt tù thì thời gian không quá 30 năm tù,
hoặc A bị tù chung thân hoặc tử hình.

MỤC LỤC
Thông tư liên tịch số 02/2001/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP – Thông tư hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại chương XIV “Các tội phạm xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự...................................7
MỤC LỤC..............................................................................................................................................11

Page 11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 01/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS.
3. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003/NQHĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS.
4. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/1989/NQHĐTP ngày 19/04/1989 hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của
BLHS.
5. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày
25/12/2001 về các tội xâm phạm sở hữu.
6.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, (tập I và II),
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.

6.
7.

Page 12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×