Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Áp dụng phương pháp tiếp cận thẻ điểm cân bằng vào hoạt động triển khai thực thi chiến lược tại công ty cổ phần công nghiệp hóa chất đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.35 KB, 6 trang )

Áp dụng phương pháp tiếp cận thẻ điểm cân
bằng vào hoạt động triển khai thực thi chiến
lược tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa
chất Đà Nẵng

Nguyễn Phú Minh Trí

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Phan Chí Anh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản trị kinh doanh; Thẻ điểm cân bằng; Quản trị doanh nghiệp; Chiến
lược kinh doanh.


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt,
việc xây dựng chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là vấn đề cấp
thiết sống còn. Các doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác vị trí hiện tại của mình đang ở
đâu để xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp nhằm tồn tại phát triển và đạt được các
mục tiêu mong muốn. Những thước đo truyền thống trong đánh giá thành quả hoạt động chủ
yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu không còn phù hợp khi mà hoạt
động tạo ra giá trị của doanh nghiệp ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình
sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất.
Thẻ điểm cân bằng ( Balance Scorecard - BSC) do Rober S. Kaplan và David P.
Norton đề xuất và phát triển từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 giúp cho các doanh
nghiệp chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua 4


phương diện: tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và đào tạo phát triển.
Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng hoạt động chủ yếu trong lãnh vực
sản xuất và kinh doanh phân bón NPK cho thị trường các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,
việc làm thế nào để cũng cố và nâng cao vị thế trên thị trường khu vực và vươn ra toàn quốc
đòi hỏi công ty phải xây dựng một chiến lược tốt, kế hoạch triển khai khoa học thông qua hệ
thống đo lường thành quả phù hợp.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy Hệ thống thẻ điểm cân bằng Balanced
Scorecard (BSC) là một công cụ phù hợp với thực tiễn và định hướng tiếp cận của lãnh đạo Công ty
cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng tại thời điểm hiện tại.
BSC không chỉ giúp công ty đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên việc đo lường các
yếu tố tài chính mà còn dựa trên việc đo lường các yếu tố phi tài chính (sự thỏa mãn của
khách hàng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ ) từ đó cung cấp cho Ban lãnh đạo cái nhìn
cân bằng, toàn diện về hoạt động của công ty, BSC còn giúp cho mục tiêu chung của công ty
được thống nhất, liên kết chặt chẽ từ trên xuống dưới, giữa lãnh đạo và công nhân và giữa
các phòng ban với nhau. Đồng thời, BSC sẽ giúp Ban lãnh đạo công ty triển khai những chiến
lược của hệ thống thành những phương án thực hiện và hành động cụ thể nhằm định hướng
hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty ở địa bàn.
Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp tiếp cận
thẻ điểm cân bằng vào hoạt động triển khai thực thi chiến lược tại Công ty cổ phần
Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng” để làm đề tài luận văn cao học. Luận văn tập trung vào trả
lời câu hỏi “phương pháp tiếp cận thẻ điểm cân bằng vào hoạt động triển khai thực thi chiến
lược tại doanh nghiệp Việt Nam như Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng như
thế nào ?”
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng trong
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau:
Đề tài: “Phát triển hệ thống thẻ cân bằng điểm cho bộ phận kinh doanh may xuất
nhập khẩu Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ, của tác giả Trần Thị Mỹ Hương, Nguyễn Quốc
Việt (2008).
Đề tài đã phân tích được các yếu tố cần thiết để xây dựng và áp dụng hệ thống thẻ điểm

cân bằng tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ, đã xây dựng được bản đồ chiến lược cho bộ
phận kinh doanh may xuất nhập khẩu cung cấp một cách nhìn nhận tổng quát về cấu trúc hoạt động
của bộ phận trong sự tích hợp các mục tiêu chiến lược theo bốn phương diện của BSC. Đề tài đã
xây dựng được bảng danh mục các tiêu chí đo lường và chương trình hành động kèm nguồn ngân
quĩ hỗ trợ đã giúp bộ phận đánh giá một cách hiệu quả việc thực thi chiến lược của mình, từ đó nhận
diện ra được các điểm mạnh, điểm yếu đang còn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để hạn chế
các điểm yếu đó. Đề tài là cơ sở để phát triển việc áp dụng BSC cho các phòng ban và bộ phận khác
trong toàn Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ.
Đề tài: “Vận dụng phương pháp cân bằng điểm tại công ty TNHH MSC Việt Nam”
của tác giả Trần Thị Hương (2011).
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tài chính và kinh doanh của công ty MSC
theo 4 phương diện của BSC, tác giả đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển
công ty đến năm 2020 là dẫn đầu về sản lượng dựa trên tăng năng suất, giá cả hợp lý, mở rộng
thị trường và hoàn thiện hệ thống phân phối. Đề tài đã thiết lập các mục tiêu và thước đo trên
bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình nội bộ, đào tạo phát triển. Trên cơ sở đó đề
tài đã đưa ra bảng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu hàng năm của công ty, qua đó giúp
công ty tìm ra điểm mạnh điểm yếu và đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của các bộ phận,
phòng ban để khen thưởng kịp thời và công bằng. Đề tài đã xây dựng bản đồ chiến lược cho
công ty qua đó giúp định hướng mọi hành vi của toàn bộ các bộ phận cá nhân trong công ty –
để mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung, chiến lược chung vì sự phát triển bền vững của
công ty.
Đề tài: “Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng để đánh giá hoạt động kinh doanh tại
công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá TP.HCM” của tác giả Trần Đình Phụng, Phạm Ngọc Hiến
(2012)
Đề tài tạo ra một bản đồ chiến lược mô tả các mục tiêu chiến lược cho công ty, thiết lập
được bảng danh mục các mục tiêu, chỉ tiêu đo lường cho các phương diện và thiết lập các kế hoạch
thực hiện các giải pháp thông qua các chương trình thực thi nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược
của mình. Thông qua việc xây dựng thẻ điểm cân bằng đề tài đã giúp cho công ty nhận ra được các
điểm mạnh, yếu và nguyên nhân tạo ra điểm yếu đó thông qua một loạt các mối quan hệ nhân quả
đã nêu trong bản đồ chiến lược. Đồng thời việc ứng dụng các thước đo trong thẻ điểm đã giúp công

ty đánh giá được hiệu quả việc thực thi chiến lược của mình, đánh giá hiệu quả làm việc của từng cá
nhân, bộ phận, phòng ban để có khen thưởng động viên kịp thời và chính xác.
Phần lớn các đề tài đã tập trung nghiên cứu về lý luận cơ bản áp dụng BSC trong quản
lý doanh nghiệp, phương pháp xây dựng thẻ điểm cân bằng, xây dựng bản đồ chiến lược.
Đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào về áp dụng thẻ điểm cân bằng vào hoạt động triển
khai thực thi chiến lược tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu :
Mục đích tổng quát của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu tổng quát lý thuyết và
ứng dụng BSC, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đề xuất
phương pháp xây dựng thẻ cân bằng điểm BSC phù hợp với Công ty cổ phần Công nghiệp
Hóa chất Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng, đánh giá kết quả thực thi
chiến lược của công ty.
Các mục tiêu chủ yếu của luận văn là
- Tổng quát các lý luận và cách tiếp cận ứng dụng thẻ cân bằng trong quản trị doanh
nghiệp
- Đánh giá thực trạng hoạt động xây dung và triển khai chiến lược tại Công ty cổ phần
Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng
- Đề xuất phương pháp xây dựng thẻ cân bằng điểm BSC phù hợp với Công ty cổ
phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của nghiên cứu này là lý luận, nội dung và phương pháp luận triển khai xây
dựng thẻ cân bằng điểm BSC trong triển khai thực thi chiến lược cho Công ty cổ phần Công
nghiệp Hóa chất Đà Nẵng và doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ hạn
chế trong lãnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón NPK khu vực miền Trung và Tây nguyên
của Công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thống kê và phân tích: quá trình thực hiện phương pháp này dựa trên cơ
sở các nghiên cứu và cơ sở lý luận có trước, số liệu thu thập được trong quá trình
nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá, đo lường, rút ra nhận xét và đề
xuất các kiến nghị.

 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: thông qua phỏng vấn các cán bộ chủ chốt trong
công ty để hiểu thêm về những vấn đề thực tế mà qua phương pháp thống kê phân tích
không phản ảnh được.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Góp phần tiếp cận, cập nhật về mặt lý thuyết trong việc nghiên cứu triển khai áp dụng
BSC trong việc xây dựng và thực thi chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn
tham khảo cho ban lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng trong việc triển
khai BSC tại công ty.
7. Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương không kể phần mở đầu và kết luận:
Chương 1: Lý luận chung về thẻ điểm cân bằng ( BSC)
Chương 2: Thực trạng thực thi chiến lược theo mô hình BSC tại Công ty cổ phần
Công nghiệp Hóa Chất Đà Nẵng
Chương 3: Đề xuất phương pháp xây dựng BSC để triển khai thực thi chiến lược tại Công ty
cổ phần Công nghiệp Hóa Chất Đà Nẵng.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội
[2] Song Hà (2011), Balanced scorecard trong các doanh nghiệp và nhỏ: cam kết thay
đổi để phát triển,VMI, TP HCM
[3] Phạm Ngọc Hiến (2012) xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng để đánh giá hoạt
động kinh doanh tại công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Kinh tế TP.HCM.
[4] Trần Thị Hương (2011) Vận dụng phương pháp cân bằng điểm tại công ty TNHH
MSC Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

[5] Trần Thị Mỹ Hương, Nguyễn Quốc Việt (2008), Phát triển hệ thống thẻ cân bằng
điểm cho bộ phận kinh doanh may xuất nhập khẩu Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ, Đại học
Đà nẵng, Đà Nẵng
[6] Robert S. Kaplan; David P. Norton (2011). Balance Scorecard, Thẻ Điểm
Cân Bằng - Biến chiến lược thành hành động. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố HồChí Minh
[7] Ngô Quý Nhâm (2011), Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển khai trong các
doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Hà Nội
[8] Paul R. Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard), Nxb Tổng hợp,
TP HCM
Tiếng Anh
[9] Paul R. Niven (2009), Balanced Scorecard step-by-step, John Wiley 7 Sons, Inc
[10] Howard Rohm (2003), Balanced Scorecard “Nine Steps to success”, Balalanced
scorecard Institude, USA
Các webside:
[11] www.bscdesigner.com
[12] www.balancedscorecard.org

×