Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần vimeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.84 KB, 15 trang )


Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy
tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco


Nguyễn Phúc Hưng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài
chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong thời gian
gần đây. Tổng hợp và so sánh sử dụng đòn bẩy tài chính với một số doanh nghiệp
cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại
Doanh nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của
Công ty Cổ phần Vimeco.Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài
chính tại Công ty Cổ phần Vimeco.

Keywords. Quản trị kinh doanh; Năng lực tài chính; Tài chính doanh nghiệp; Công
ty Cổ phần Vimeco


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn được coi là 1 trong 4 nguồn lực của nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với
Doanh nghiệp (DN) nói riêng. Đó là: nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên. Vốn là


tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) có thể diễn ra được. Vốn
quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trường, các DN phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đó, DN phải chuẩn bị tốt về năng lực tài chính,
khoa học công nghệ và năng lực quản lý. Việc đảm bảo kịp thời và đầy đủ lượng vốn cần
thiết cho SXKD và đầu tư đổi mới công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của DN.
Các DN của chúng ta hiện nay, bên cạnh những DN làm ăn có hiệu quả còn không ít
những DN đang ở trong tình trạng thiếu vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Các DN nắm giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là các DN mà Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn gia nhập WTO nên năng lực
cạnh tranh nói chung, năng lực tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong năng lực tài
chính, sử dụng vốn trong các DN còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có
không ít DN làm ăn thua lỗ, không bảo toàn được vốn.
Công ty Cổ phần Vimeco là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh
bất động sản. Nhằm tận dụng tối đa khả năng công nghệ hiện đại của các nước phát triển và
tiềm năng về vốn để phát triển mở rộng quy mô hoạt động, Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở

hữu và huy động rất nhiều vốn vay hàng năm. Qua quá trình hoạt động những năm qua, Công
ty luôn làm ăn có lãi, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tiễn
hoạt động của Công ty hiện nay cho thấy Công ty đã và sẽ đang gặp khó khăn lớn trong quá
trình kinh doanh mà Công ty cần vượt qua để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn. Thực
tế trong giai đoạn đã qua, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, chưa đáp ứng được
tiềm năng phát triển của công ty trong Tổng Công ty Vinaconex. Công ty còn có nhiều vướng
mắc trong công tác quản trị tài chính. Đồng thời trong tương lai gần khi xuất hiện các yếu tố
bất lợi cho Công ty như chính sách giá thay đổi, xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới
thì hiệu quả sử dụng vốn chắc chắn còn sụt giảm.
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Đó là công việc cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội

nhập ngày càng sâu sắc và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Ý thức được tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức được lĩnh hội
trong quá trình học tập làm cơ sở lý luận và những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong thời
gian tìm hiểu tại Công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO” là luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề được đề cập nhiều trong các bài báo, khoá luận
gần đây, vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nhân tố quan trọng của việc
sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có rất nhiều bài báo trên thông tin đại chúng đã đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung nhưng chưa đi sâu vào
phân tích và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cụ thể.
Trên thực tế rất ít tác giả viết luận văn thạc sỹ về đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ABC”, và chưa có một đề tài nào viết về Giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. Đây cũng chính là lý do
em chọn đề tài này để viết về Công ty Cổ phần Vimeco - Công ty con của Tổng Vinaconex,
và cũng là một trong những điển hình về mô hình phát triển và sử dụng vốn của doanh nghiệp
xây lắp tại Việt Nam. Tôi muốn nghiên cứu sâu hơn ở Công ty Vimeco để có thể hiểu sâu
hơn và có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp xây lắp khác tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận sử dụng vốn, mô hình cơ cấu
vốn, hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao năng lực tài chính của công ty so với các Công ty
khác trong cùng ngành.
Sử dụng phương pháp kịch bản để chọn ra phương án sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu
quả cho công ty.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài chính, năng
lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu, tổng hợp một số kinh nghiệm sử dụng đòn bẩy tài chính của một số
doanh nghiệp cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
tại Doanh nghiệp.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần
Vimeco.
Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần
Vimeco.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề về vốn, cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả sử
dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco.
Phạm vi quy mô: Nghiên cứu việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần
Vimeco.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty từ
năm 2009 đến 2011.
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu nguồn vốn, cơ cấu vốn và sử dụng
đòn bẩy tài chính có hiệu quả nhất tại Công ty Cổ phần Vimeco.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp kinh tế, phương pháp thống kê và so
sánh tổng hợp, phân tích, suy luận logíc.
6. Những đóng góp của luận văn
Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp như sau:
- Hệ thống và làm rõ hơn lý luận chung về vốn kinh doanh, cách thức và hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần
Vimeco.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ
phần Vimeco.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan về cơ cấu vốn của Doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính cho Công ty Cổ phần
Vimeco


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP

1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Nguồn hình thành vốn
1.1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn
Nợ phải trả có tính chất chu kỳ:
- Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, các khoản này có
tên gọi là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh,
tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thành toán.
- Những khoản này gồm:
+ Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả.
+ Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp, các khoản thuế
phải nộp hàng tháng như thuế GTGT, thuế TNDN năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà
quyết toán thuế được duyệt,…
+ Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát
sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng
không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng.
Tín dụng nhà cung cấp:
Lợi ích của tín dụng thương mại nhà cung cấp rất lớn, đó là:
+ Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động;
+ Đàm phán, tự nguyện giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp;


+ Kết quả đưa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được
khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm, cũng như những rủi ro có thể gánh chịu.
Vay ngắn hạn ngân hàng:
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp,
đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, như nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt
động kinh doanh.
Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác:
Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn nêu trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các
nguồn tài trợ khác như chiết khấu thương phiếu, bán nợ; hoặc để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu
động tạm thời, như các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ
không có bảo đảm khác như tín dụng thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể,…
Những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn:
- Những điểm lợi:
+ Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với sử dụng tín dụng
trung và dài hạn.
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín dụng trung và
dài hạn.
+ Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt điều
chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Những điểm bất lợi:
+ Doanh nghiệp phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn, bởi lẽ lãi suất tín dụng ngắn hạn
biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
+ Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn.
1.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn:
Nguồn tài trợ bên trong:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư:
- Nguồn khấu hao tài sản cố định:
- Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên
trong khác, như tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về
thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dài hạn của mình.

Nguồn vốn cổ phần thƣờng:
Nguồn vốn cổ phần ƣu đãi:
Nguồn vốn vay dài hạn:
- Vay dài hạn ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính-tín dụng khác:
- Trái phiếu doanh nghiệp
+ Việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn có những ưu
điểm sau:
Một là, lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Hai là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định.
Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh
nghiệp cho các trái chủ.
Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt.
- Thuê tài chính
+ Thuê tài sản
Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữ 2 bên: Người thuê và người cho thuê; trong đó:
Người thuê được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và phải trả cho người
cho thuê một số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kỳ hạn
định trước.

+ Thuê tài chính
Thuê tài chính, còn gọi là thuê vốn là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn
không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị
theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử
dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã thỏa thuận và không được hủy
bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chuyển quyền sở
hữu, mua lại hoạt tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
thuê.
1.1.2. Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính

1.1.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Trong tài chính, đòn bẩy được định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng tài sản và nợ có
chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định trong nỗ lực gia tăng lợi nhuận tiềm
năng cho các cổ đông. Đòn bẩy tài chính liên quan đến sử dụng nợ ( và cổ phần ưu đãi) có chi
phí tài chính cố định.
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh
nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại
thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân
này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính.
1.1.2.2. Công thức xác định đòn bẩy tài chính
Công thức xác định đòn bẩy tài chính như sau:
ROE = {ROA
E
+ (D/E)x(ROA
E
– i)} x (1 – t)
(Nguồn: Sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”)
1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính
- Đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên
một cổ phần
- Đòn bẩy tài chính có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần
- Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn
- Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt cơ cấu vốn
1.2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn
mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu vốn tối ƣu là một hỗn hợp vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi, vốn chủ sở hữu (bao
gồm vốn cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư) cho phép tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân

được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp và vì vậy, giá trị của doanh
nghiệp được tối đa hóa. Do đó, cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cơ cấu
vốn tối ưu.
Cơ cấu vốn mục tiêu là một sự kết hợp giữa nợ vay, cổ phần ưu đãi, và cổ phần phổ
thông mà công ty hoạch định để huy động thêm vốn.
1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính
1.2.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu
Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng, các nhà kinh tế đã hình thành
nên Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Trong đó, hai vấn đề được tập trung xem xét:
- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của công ty;
- Tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh
nghiệp bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí
sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp;

- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập
trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.
1.2.2.2. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn
1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính
Lý thuyết đánh đổi: Lý thuyết cơ cấu vốn của công ty cho rằng các công ty đánh đổi lợi
ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên nhân từ khả năng phá sản.
1.2.2.4. Lý thuyết phát tín hiệu
Tín hiệu: Hành động của ban quản lý công ty đưa ra nhằm cung cấp cho các nhà đầu
tư nhận định của ban quản lý về triển vọng của công ty như thế nào.
1.2.3. Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp
Tính linh hoạt tài chính
Tín hiệu thị trƣờng
Quyết định tài chính và tăng trƣởng bền vững
Sự thận trọng

Sự mạo hiểm
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành
1.3.1.2 . Thuế
Lãi vay là chi phí được khấu trừ, và khoản giảm trừ này rất có giá trị với các công ty có
thuế thu nhập cao. Do vậy, công ty có mức thuế thu nhập cao sẽ có lợi thế về nợ nhiều hơn.
1.3.1.3 . Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp
1.3.1.4 . Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 . Sự ổn định của doanh thu
1.3.2.2 . Cấu trúc tài sản
1.3.2.3 . Tốc độ tăng trƣởng
1.3.2.4. Lợi nhuận
1.3.2.5. Kiểm soát
1.3.2.6. Tác động của tín hiệu
1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị
1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn
1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với cổ đông.
1.3.2.10. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.1.1. Khái quát về Công ty
Công ty Cổ phần VIMECO, tên giao dịch là VIMECO JOINT STOCK COMPANY,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103001651 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Công ty có 08 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 65.000.000.000 đồng (Sáu
mươi lăm tỷ đồng). Trụ sở của Công ty đặt tại Lô E9, đường Phạm Hùng, phường Trung
Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Bình Dương
Các đơn vị thành viên:
- Công ty Cổ phần Vimeco Cơ khí và Thương mại M&T
- Trường mầm non Vimeco
- Trạm sản xuất bê tông thương phẩm
- Trạm nghiền sàng đá Hà Nam
- Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ
- Xưởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi
Các bộ phận lãnh đạo và phòng ban của Công ty:
Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban Tổng giám đốc; Phòng Phát triển nhân
lực; Phòng Kế toán; Phòng Cơ giới vật tư; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý dự án; Phòng Kế
hoạch tổng hợp; Ban Quản lý nhà và đô thị; Ban Kiểm soát; Ban An toàn lao động.
2.1.3. Đặc điểm cơ bản về ngành nghề và vị thế của Công ty
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Vimeco đang hoạt động trong các ngành nghề chính:
- Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật
liệu xây dựng;
- Hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kinh doanh giáo dục đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa thiết bị, xây dựng,
điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết bị điều hòa thông gió, thang máy; hệ thống điện nhẹ;

đào tạo ngoại ngữ; giáo dục mầm non (chỉ hoạt động khi được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép).
2.1.3.2. Thị trƣờng, thế mạnh, quy trình quản lý
Thị trƣờng của Công ty:
Thị trường chủ yếu của Công ty hiện tại là thị trường trong nước, trải rộng toàn quốc.
Quy trình quản lý của Công ty:
Công ty đang áp dụng quản lí chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO
2.2.1. Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ 2009 đến 2011
2.2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 đến 2011
2.2.1.2 Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 đến 2011
2.2.1.3 Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thƣờng:
Từ năm 2007 đến năm 2011, Công ty Cổ phần Vimeco đều trả cổ tức cho cổ phiếu phổ
thông là 15%/năm. Công ty không có cổ phiếu ưu đãi đến thời điểm hiện tại.
Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại:
Chi phí sử dụng vốn của nguồn lợi nhuận giữ lại, đối với doanh nghiệp tương tự như
chi phí sử dụng vốn cổ phần thường. Công ty đã trả cổ tức đều cho cổ đông từ năm 2007 đến
2011 là 15%, do vậy, chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại cũng được xác định là
15%/năm.
Chi phí sử dụng vốn từ vốn vay: Tính cho nguồn vốn vay dài hạn
Lãi suất bình
quân năm
=
Tỷ trọng gốc vay
bình quân năm của
nguồn vay
x
Lãi suất bình quân

năm của nguồn vay
Trong đó:
Tỷ trọng gốc vay bình quân
=
Số gốc vay (nợ dài
/
Tổng nguồn

năm của nguồn vay
hạn+vay ngắn hạn) bình
quân năm
vốn dài hạn

Số gốc vay
bình quân năm
=
Tổng số dư gốc vay (nợ dài
hạn+vay ngắn hạn) cuối 4 quý
trong năm
/
4

Lãi suất bình quân năm của
các nguồn vay
=
Tổng lãi suất vay tại cuối 4
quý trong năm
/
4


Chạy bảng tính ta được kết quả như sau:
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2009 là 15,2%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2010 là 17,2%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2011 là 18,7%/năm
(Chi phí lãi vay này thấp hơn so với thị trường là nhờ có nguồn vốn vay dài hạn từ
Tổng Công ty Vinaconex với lãi suất ưu đãi là 13%/năm từ năm 2008 đến 2010, năm 2011
tăng lên 15%).
Ta tính chi phí sử dụng nợ vay sau thuế TNDN:
Lãi suất sau thuế TNDN = Lãi suất trước thuế TNDN x (1-Thuế TNDN)
Tính toán ta được chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các năm là:
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2009 là 11,4%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2010 là 12,9%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2011 là 14,0%/năm
Chi phí sử dụng vốn bình quân:
WACC = (E*/V)*Re + (D/V)*Rdt(1-t)
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của các năm là:
WACC
2009
= (95.000/207.732)x15% + (21.000/207.732)x15% +
(91.732/207.732)x11,4% = 13,4%/năm
WACC
2010
= 13,8%/năm
WACC
2011
= 14,3%/năm
2.2.2. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty Vimeco
2.2.2.1.Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của công ty
Bảng 2.4: Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của Vimeco
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

NGUỒN VỐN
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A.NỢ PHẢI TRẢ
853.662
83,5%
840.631
80,2%
835.409
79,7%
I. Nợ ngắn hạn-Vay
ngắn hạn
667.111
65,3%
432.355
41,3%
471.615
45,0%
II. Nợ dài hạn+Vay
ngắn hạn
186.551
18,3%
408.276

39,0%
363.794
34,7%
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
168.443
16,5%
207.004
19,8%
212.855
20,3%
I. Vốn chủ sở hữu
168.443
16,5%
207.004
19,8%
212.855
20,3%
II. Các quỹ khác
0
0%
0
0%
0
0%
TỔNG NGUỒN
VỐN
1.022.105
100%
1.047.635

100%
1.048.264
100%
Cụ thể hơn, chúng ta phân tích xem trong các yếu tố cấu thành nguồn thì sự đóng góp và

ảnh hưởng của yếu tố nào là chủ yếu, ta tính thêm 2 chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ 2009 =
Tổng số nợ
=
853.662
= 83,5%
Tổng số vốn của công ty
1.022.105
Hệ số nợ
dài hạn và vay
ngắn hạn 2009
=
Nợ dài hạn+vay ngắn
hạn
=
186.551
= 52,6%
Vốn CSH+Nợ dài
hạn+vay ngắn hạn
(186.551 +
168.434)
Tính toán tương tự ta có:
- Hệ số nợ 2010 là 80,2% và Hệ số nợ dài hạn 2009 là 66,4%
- Hệ số nợ 2011 là 79,7% và Hệ số nợ dài hạn 2010 là 63,1%
Để đánh giá chính xác hơn hình thành nguồn chúng ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản

của công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản SXKD của Công ty Vimeco
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
TÀI SẢN
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
822.876
80,51%
839.832
80,16%
882.310
84,17%
I. Tiền
129.681
12,69%
123.814
11,82%

130.750
12,47%
II.Các khoản phải thu
266.836
26,11%
343.678
32,81%
481.907
45,97%
III.Hàng tồn kho
420.594
41,15%
366.760
35,01%
264.709
25,25%
IV.TSLĐ khác
5.765
0,56%
5.580
0,53%
4.944
0,47%
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
199.229
19,49%
207.803
19,84%
165.953

15,83%
I.TSCĐ
155.437
15,21%
164.870
15,74%
121.092
11,55%
II.TSDH khác
43.792
4,28%
42.933
4,10%
44.861
4,28%
TỔNG TÀI SẢN
1.022.105
100%
1.047.635
100%
1.048.263
100%
Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12, do vậy chưa phản ánh hết
tình hình huy động vốn của doanh nghiệp hoạt động trong năm. Do đó, chúng ta cần có thêm
những căn cứ khác để xác định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vimeco
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
NGUỒN VỐN
Năm 2009
Năm 2010

Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
A. NỢ PHẢI TRẢ
853.662
83,5%
840.631
80,2%
835.409
79,7%
I. Nợ ngắn hạn
778.069
76,1%
749.508
71,5%
782.096
74,6%
Vay ngắn hạn
110.958
10,9%
317.153
30,3%
310.481

29,6%
Phải trả người bán
280.808
27,5%
248.822
23,8%
243.075
23,2%
Người mua trả trước
279.043
27,3%
92.243
8,8%
100.767
9,6%
Thuế, phải nộp Nhà nước
25.525
2,5%
21.960
2,1%
37.584
3,6%

Phải trả người lao động
17.282
1,7%
19.520
1,9%
11.776
1,1%

Chi phí phải trả
23.402
2,3%
15.146
1,4%
32.306
3,1%
Phải trả phải nộp khác
34.577
3,4%
34.143
3,3%
42.336
4,0%
Quỹ khen thưởng, phúc
lợi
6.474
0,6%
521
0,0%
3.771
0,4%
II.Nợ dài hạn
75.593
7,4%
91.123
8,7%
53.313
5,1%
Phải trả dài hạn khác

1.022
0,1%
1.795
0,2%
1.895
0,2%
Vay và nợ dài hạn
74.150
7,3%
89.021
8,5%
51.220
4,9%
Dự phòng trợ cấp thôi
việc
421
0,04%
307
0,03%
198
0,02%
(*) Vay ngắn hạn và Nợ
dài hạn
186.551
18,3%
408.276
39,0%
363.794
34,7%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

168.443
16,5%
207.004
19,8%
212.854
20,3%
I. Vốn chủ sở hữu
168.443
16,5%
207.004
19,8%
212.854
20,3%
Vốn góp
95.000
9,3%
95.000
9,1%
95.000
9,1%
Quỹ đầu tư phát triển
60.516
5,9%
59.551
5,7%
76.552
7,3%
Quỹ dự phòng tài chính
12.927
1,3%

12.927
1,2%
17.927
1,7%
Lợi nhuận chưa phân
phối
0
0,0%
39.526
3,8%
23.375
2,2%
II. Các quỹ khác
0
0,0%
0
0,0%
0
0,0%
TỔNG CỘNG
1.022.105
100%
1.047.635
100%
1.048.263
100%
NGUỒN VỐN

2.2.2.2. Xác định cơ cấu vốn tối ƣu
Giả định doanh thu và chi phí của công ty trong năm 2012 bằng so với năm 2011.

Giả định tổng các chỉ tiêu trong Nợ phải trả của Công ty không thay đổi.
Giả định nguồn vốn dài hạn và vay ngắn hạn của công ty được duy trì ở quy mô giống
thời điểm 31/12/2011. Chúng ta sẽ thay đổi tỷ lệ nợ vay dài hạn và vay ngắn hạn trong cơ cấu
nguồn vốn dài hạn để xác định ra cơ cấu vốn tối ưu của công ty.
Giả định lãi suất huy động nợ vay dài hạn tăng dần theo tỷ lệ nợ vay Theo góc độ quản
trị rủi ro thì các Ngân hàng quốc tế sẽ áp dụng mức lãi suất tăng dần theo tỷ lệ nợ vay tăng
dần, tỷ lệ nợ vay dài hạn và vay ngắn hạn lần lượt là 40%, 45%, 50%, 55%, 60%, 65%, 70%
trên tổng vốn vay dài hạn, thì lãi suất tương ứng trong năm là 15%, 15%, 16%, 17%, 18%,
19%, 20%. Ở nước ngoài thì tỷ lệ nợ vay tăng dần thì lãi suất cũng tăng theo, tuy nhiên ở
Việt Nam, trên góc độ pháp lý thì lãi suất không thay đổi khi tỷ lệ nợ tăng. Và ở Việt Nam có
những chi phí cho khoản vay không được công khai, do đó, nếu theo thực tế thì cũng phần
nào thể hiện các chi phí phát sinh nhiều hơn khi gia tăng hệ số nợ. Nhưng xét về lâu dài, Việt
Nam cũng sẽ quản trị rủi ro theo cách tăng lãi suất vay tương ướng với việc tăng tỷ lệ nợ vay.
Theo cách xác định cơ cấu vốn tối ưu của nước ngoài thì cơ cấu vốn tối ưu được xác
lập khi tại mức Chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất (WACC) tương ứng với Giá trị
doanh nghiệp cao nhất (Giá cổ phiếu cao nhất). Nhưng do ở Việt Nam, lãi suất không thay
đổi khi gia tăng hệ số nợ, giá cổ phiếu chưa tuân theo quy luật nên việc xác định cơ cấu vốn
tối ưu cho doanh nghiệp tại Việt Nam chưa áp dụng 02 chỉ tiêu nêu trên. Mà sẽ áp dụng chỉ
tiêu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay Thu nhập trên một cổ phiếu
(EPS) và Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).
Ta xét tình huống 1: Giả định mức vốn dài hạn giữ ổn định như thời điểm 31/12/2011,

sau đó ta xét sự thay đổi trong tỷ lệ vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn dài
hạn và vay ngắn hạn của công ty, tỷ lệ xem xét lần lượt là 40%, 45%, 50%, 55%, 60%, 65%,
70%. Ta có bảng tính như sau:
Bảng 2.7: Giả định 1 về cơ cấu vốn (Xem Phụ lục)
Dựa vào kết quả tính toán trên, ta thấy: Tại mức tỷ lệ nợ dài hạn và vay ngắn hạn trên
nguồn vốn dài hạn và vay ngắn hạn đạt tỷ 45% là đạt cơ cấu vốn tối ưu.
Ta xét tình huống 2: Các giả định giống như tình huống 1, chỉ khác là quy mô vốn dài
hạn giảm đi theo nhu cầu thực tế của công ty (theo Báo cáo tài chính của công ty tại

30/06/2012 thì tổng nguồn vốn thực tế đã giảm nhiều so với thời điểm 31/12/2011) và theo
tình hình chung của nền kinh tế. Ta tính toán được các chỉ tiêu trong bảng tính như sau:
Bảng 2.8: Giả định 2 về cơ cấu vốn (Xem Phụ lục)
Dựa vào kết quả tính toán trên, ta thấy: Tại mức tỷ lệ nợ dài hạn trên nguồn vốn dài hạn
đạt tỷ lệ 45% thì đạt cơ cấu vốn tối ưu.
Ta xét tình huống 3: Các giả định giống như tình huống 1, chỉ khác là quy mô vốn dài
hạn tăng lên. Ta tính toán được các chỉ tiêu trong bảng tính như sau:
Bảng 2.9: Giả định 3 về cơ cấu vốn (Xem Phụ lục)
Dựa vào kết quả tính toán trên, ta thấy: Nếu lựa chọn tiêu chí ROE hay EPS lên hàng
đầu thì sẽ lựa chọn cơ cấu vốn ở mức 40%, nếu lựa chọn tiêu chí WACC lên hàng đầu thì sẽ
lựa chọn cơ cấu vốn ở mức 45%.
Như vậy, xét cả 03 tình huống về quy mô vốn dài hạn, và mỗi tình huống ta xem xét 07
trường hợp tại các mức tỷ lệ vốn dài hạn khác nhau ta đều tìm ra được một cơ cấu vốn tối ưu
cho công ty. Và cả 03 tình huống đều cho kết quả là tỷ lệ nợ vay dài hạn và vay ngắn hạn nên
giảm thấp hơn so với tỷ lệ nợ nợ vay dài hạn và vay ngắn hạn thực tế tại thời điểm
31/12/2011. Hay hiểu đúng hơn, chúng ta nên tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên so với nợ dài hạn
và vay ngắn hạn để đạt được cơ cấu vốn tối ưu.
2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco
2.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.2.3.1.2. Quy mô vốn khá ổn định
2.2.3.1.3. Trả cổ tức ở mức độ thấp để lợi nhuận giữ lại tái đầu tƣ
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.2.1. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
2.2.3.2.2. Công ty quản lý hiệu quả sử dụng nguồn vốn chƣa tốt
2.2.3.2.3. Công ty chƣa có cán bộ chuyên về tài chính hay bộ phận tài chính riêng
2.2.4. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại một số Tổng Công ty ở Việt Nam
Bảng 2.10: Nguồn hình thành vốn SXKD của Vinaconex 3,9
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
NGUỒN VỐN
Năm 2011 của Vinaconex 3

Năm 2011 của Vinaconex
9
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A.NỢ PHẢI TRẢ
1.232.188
84,7%
1.176.745
87,1%
I. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn
hạn
661.919
45,5%
560.500
41,5%
II.Nợ dài hạn + Vay ngắn
hạn
570.269
39,2%
616.245
45,6%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
222.363
15,3%
174.349
12,9%
I. Vốn chủ sở hữu
222.363

15,3%
174.349
12,9%
II. Các quỹ khác
0
0,0%
0
0,0%
TỔNG NGUỒN VỐN
1.454.551
100%
1.351.094
100%

Ta xét hệ số nợ và hệ số nợ dài hạn của Công ty Vinaconex 3:
Hệ số nợ Vinaconex
3 =
Tổng số nợ
=
1.232.188
= 84,7%
Tổng số vốn của công ty
1.454.551
Hệ số nợ
dài hạn+vay
ngắn hạn
Vinaconex3
=
Nợ dài hạn+vay ngắn
hạn

=
570.269
= 71,9%
Vốn CSH +Nợ dài
hạn+vay ngắn hạn
(222.363+570.269)

Tính toán tương tự với Công ty Vinaconex 9 ta có:
+ Hệ số nợ của Vinaconex 9 là 87,1%;
+ Hệ số nợ dài hạn và vay ngắn hạn của Vinaconex 9 là 77,9%.
Bảng 2.11: Nguồn hình thành vốn SXKD của Sông Đà 4,5,10
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

NGUỒN VỐN
Công ty Sông Đà 4
Công ty Sông Đà 5
Công ty Sông Đà
10
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
A.NỢ PHẢI TRẢ
504.827
81,3%
646.562

63,5%
1.009.986
67,8%
I. Nợ ngắn hạn - Vay
ngắn hạn
219.926
35,4%
320.793
31,5%
587.949
39,5%
II.Nợ dài hạn + Vay
ngắn hạn
284.901
45,9%
325.769
32,0%
422.037
28,3%
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
116.128
18,7%
371.116
36,5%
479.839
32,2%
I. Vốn chủ sở hữu
116.128
18,7%

371.116
36,5%
479.839
32,2%
II. Các quỹ khác
0
0,0%
0
0,0%
0
0,0%
TỔNG NGUỒN VỐN
620.955
100%
1.017.678
100%
1.489.825
100%
Tính toán tương tự với Công ty trong Tổng Công ty Sông Đà ta có:
+ Hệ số nợ SĐ 4 là 81,3% ; Hệ số nợ dài hạn SĐ 4 là 71%
+ Hệ số nợ SĐ 5 là 63,5% ; Hệ số nợ dài hạn SĐ 5 là 46,7%
+ Hệ số nợ SĐ 10 là 67,8% ; Hệ số nợ dài hạn SĐ 10 là 46,8%
Bảng 2.12: Nguồn hình thành vốn SXKD của HUD 1,3,4
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
NGUỒN VỐN
Công ty HUD 1
Công ty HUD 3
Công ty HUD 4
Số tiền
Tỷ

trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
A.NỢ PHẢI TRẢ
829.490
82,1%
469.027
73,8%
739.676
73,5%
I. Nợ ngắn hạn-Vay
ngắn hạn
630.776
62,5%
398.062
62,7%
406.946
40,5%
II.Nợ dài hạn+Vay
ngắn hạn
198.714
19,7%
70.965
11,2%
332.730
33,1%

B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
180.275
17,9%
166.326
26,2%
266.036
26,5%

I. Vốn chủ sở hữu
180.275
17,9%
166.326
26,2%
266.036
26,5%
II. Các quỹ khác
0
0,0%
0
0,0%
0
0,0%
TỔNG NGUỒN
VỐN
1.009.765
100%
635.353
100%
1.005.712

100%

Tính toán tương tự với Công ty trong Tổng HUD ta có:
+ Hệ số nợ Hud 1 là 82,1% ; Hệ số nợ dài hạn Hud 1 là 52,4%
+ Hệ số nợ Hud 3 là 73,8% ; Hệ số nợ dài hạn Hud 3 là 29,9%
+ Hệ số nợ Hud 4 là 73,5% ; Hệ số nợ dài hạn Hud 4 là 55,6%


CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VIMECO

3.1. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam
3.1.2. Thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng
3.1.3. Xu hƣớng thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng
3.1.4. Thị trƣờng vốn trong ngành bất động sản và xây dựng
Việt Nam đã nỗ lực hạ lãi suất để các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đây là điều mà các
nhà đầu tư dài hạn và doanh nghiệp rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguồn cung
tiền đầu tư cho ngành BĐS và xây dựng vẫn rất khó khăn. Chừng nào hệ thống ngân hàng cơ
bản ổn định, tái cấu trúc hoàn chỉnh thì chừng đó mới mong dòng vốn tái đổ vào bất động
sản. Hay nói cách khác, ngân hàng vốn được xem như một quả tim trong cơ thể, nên chỉ khi
tái cơ cấu thành công thì mới có một quả tim khỏe mạnh, có thể bơm máu đi nuôi cơ thể
được. Hiện tại, các doanh nghiệp xây dựng đang phải thu hẹp quy mô vốn vay, tìm những
hướng đi mới hoặc ổn định SXKD để chờ thời cơ mới khi nền kinh tế khôi phục trở lại.
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
Mục đích theo đuổi của Công ty
Nguyên tắc đạo đức của Công ty
Quan điểm phát triển của Công ty

Chúng ta có gì khác biệt để cạnh tranh với họ?
3.2. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VIMECO
3.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Giảm giá vốn hàng bán của công ty
Giải pháp quan trọng trong thời gian tới để giảm giá thành xây dựng công trình của
Vimeco là phải chuyển hướng sang sử dụng các loại vật liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo. Vật liệu
nhẹ vừa mang lại hiệu quả kinh tế như giảm được chi phí nền móng, thi công nhanh, vừa bảo
vệ môi trường mà vẫn đẹp và bền vững. Như sử dụng các loại gạch không nung, vật liệu kết
cấu nhẹ lắp ráp Việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo cũng sẽ là xu hướng
mới trong ngành xây dựng, mà Vimeco cần nhanh chóng thực hiện để đón đầu xu hướng và
gia tăng hiệu quả trong việc giảm giá thành xây dựng.
Giảm chi phí lãi vay
Với thực trạng trên, công ty phải xem xét chính sách tài chính để giảm thiểu việc bị

chiếm dụng vốn từ khách hàng, tìm cách gia tăng việc chiếm dụng vốn của người bán (tuy
nhiên mức độ phải cân nhắc đến uy tín của công ty). Mặt khác, phải tìm nguồn huy động vốn
với chi phí thấp hơn để giảm thiểu chi phí lãi vay.
3.3.2. Một số giải pháp về cơ cấu vốn
Công ty cần xác định đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu
Theo các giả định đã nghiên cứu ở chương II, chúng ta thấy công ty nên giảm tỷ lệ nợ
dài hạn trên tổng nguồn vốn dài hạn. Có 02 cách thực hiện việc này: cách thứ nhất là giảm số
dư nợ vay dài hạn sẽ làm giảm tỷ lệ nợ dài hạn; cách thứ hai là tăng vốn góp chủ sở hữu và
duy trì mức vay nợ dài hạn. Xem xét tình hình sử dụng nợ của công ty chúng ta thấy hệ số nợ
nói chung đã quá cao, bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, mặt khác công ty đang sử dụng
nợ ngắn hạn quá nhiều. Do đó, trong kế hoạch mới công ty nên điều chỉnh việc sử dụng nợ
ngắn hạn sang nợ dài hạn để duy trì thường xuyên nguồn vốn dài hạn cho hoạt động của công
ty, để tài chính của công ty được an toàn hơn. Theo định hướng trên, chúng ta khó có thể

giảm nợ vay dài hạn để hướng đến cơ cấu vốn tối ưu, và hơn nữa, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng nguồn vốn của công ty còn thấp. Như vậy, để hướng đến cơ cấu vốn tối ưu cho công ty
thì công ty nên tăng vốn chủ sở hữu.
Xét trƣờng hợp tăng thêm vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ƣu đãi
Xét trƣờng hợp tăng thêm vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu
Công ty có thể bán một phần cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài
Theo một dự báo mới nhất về tương lai của ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu trong
vòng 10 năm tới vừa được Global Construction Perspectives và Oxford Economics đưa ra,
ngành công nghiệp quan trọng này sẽ không thể trở lại đà tăng trưởng, ít nhất là cho đến năm
2011 và cũng xếp Việt Nam vào một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển rất lớn.
Việc bán một phần cổ phần cho công ty nước ngoài dưới hình thức phát hành thêm cổ
phiếu sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội lớn trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc định giá
công ty hay xác định giá cổ phiếu bán cho Nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý, định giá công ty
không chỉ định giá tài sản hữu hình và còn phải định giá cả giá trị thương hiệu và lợi thế
trong tương lai của các dự án đang có.
3.3.3. Một số giải pháp huy động vốn
Sử dụng hình thức thuê tài chính khi đầu tư mới TSCĐ
Tìm nguồn huy động vốn với lãi suất thấp hơn
3.3.4. Một số giải pháp khác
Phát triển Bộ phận tài chính


KẾT LUẬN

Việc sử dụng vốn có hiệu quả là một động lực tiên quyết giúp công ty phát triển không
ngừng thể hiện thông qua sự ổn định về quy mô vốn lớn và sự gia tăng vốn chủ sở hữu do bổ
sung từ lợi nhuận giữ lại. Rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề trung tâm của công tác
quản lý kinh tế, vì thế nó là vấn đề mang tính bức thiết của quá trình phát triển doanh nghiệp.
Tuy vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào dù có đang phát triển thì vẫn không thể tránh khỏi
những khuyết điểm. Hơn nữa một doanh nghiệp hôm nay đang làm ăn phát đạt thì rủi ro về

tài chính như rủi ro về kinh doanh vẫn luôn rình rập và sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào nếu doanh
nghiệp lơ là công tác quản lý sử dụng vốn. Bên cạnh những thành tự đạt được công ty
Vimeco không phải không có những điểm hạn chế như tình hình thanh toán nợ nhất là nợ
ngắn hạn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp, sự tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro kinh doanh.
Đó là những nguy cơ hiệu quả sản xuất kinh doanh, chi phí lãi vay cao, việc thu hồi được nợ
chậm hơn…Vì vậy công ty cần luôn chú trọng đổi mới công tác quản lý tài chính, hướng cơ
cấu vốn đến cơ cấu vốn tối ưu, kiểm tra thường xuyên các hoạt động sử dụng vốn, đảm bảo

hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao và giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính cũng
như rủi ro về kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Vimeco, kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của
Công ty Cổ phần Vimeco.



References
Tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Vimeco (2009-2011), Báo cáo tài chính.
2. Minh Khôi và Xuyến Chi (Dịch của tác giả Michael E.S. Frankel) (2009), M&A
Mua lại và Sáp nhập căn bản, Nxb Tri thức, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,
Nxb Tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích Quản trị Tài chính, Nxb Thống Kê, Hồ Chí
Minh.
5. Nguyễn Thị Cành (Dịch của tác giả Eugene F.Brigham, Joel F.Houston) (2005),
Quản trị Tài chính.
6. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính và Doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê, Hồ
Chí Minh.
Các trang website

7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.







×