Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chính sách lương, thưởng tại trường đại học sao đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.84 KB, 5 trang )

1

Chính sách lương, thưởng
tại trường Đại học Sao Đỏ
Perfection of salary and bonus payment at Sao Do university
NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 81 tr. +

Nguyễn Thị Hương Làn

Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 603405
Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản trị kinh doanh; Chính sách lương; Trường Đại học Sao Đỏ

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền lương, tiền thưởng là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó được xã hội quan tâm bởi ý
nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Tiền lương, tiền thưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với người lao động và nó là nguồn thu nhập quan trọng giúp đảm bảo được cuộc sống của bản
thân và gia đình họ.
Đối với mỗi tổ chức thì tiền lương, tiền thưởng chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản
xuất, và đối với một đất nước thì tiền lương, tiền thưởng là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối
của cải, vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động thực sự trở thành hàng hoá thì tiền
lương, tiền thưởng là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ
chức. Tiền lương, tiền thưởng là một nhân tố vật chất quan trọng trong việc kích thích người lao
động tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, động viên người lao động nâng cao trình
độ lành nghề, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc để từ đó nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của tổ chức. Mặt khác tiền lương, tiền thưởng cũng là một trong những công cụ


để Nhà nước phân phối, sắp xếp, ổn định lao động trong phạm vi toàn xã hội,
Chính vì tầm quan trọng đó mà mỗi tổ chức hiện nay cần phải áp dụng hình thức trả lương
như thế nào cho phù hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của tổ chức để có thể thu
được hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy mạnh mẽ kích thích đối với người lao động.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trường Đại học Sao Đỏ em đã đi sâu vào nghiên
cứu đề tài “Chính sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ” để làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
Ý nghĩa lý luận của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong lĩnh vực
tiền lương, tiền thưởng. Tập trung làm rõ nội dung về chính sách lương, thưởng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những giải pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế
của trường Đại học Sao Đỏ, góp phần cải thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng trong nhà
trường.
2

Những luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn được trình bày trong đề tài có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, trong giảng dạy ngành kế toán đặc biệt đi sâu vào
kế toán tiền lương, tiền thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ. Những giải pháp được đề cập trong
đề tài có thể tham mưu cho lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tiền lương, tiền thưởng, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đưa ra chính sách
lương, thưởng để khuyến khích cán bộ công nhân viên nhằm thu hút và giữ chân được người tài
để tham gia giảng dạy, nghiên cứu góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Chính sách tiền lương, thưởng là một nội dung quan trọng của thể chế kinh tế thị trường.
Do đó, hoàn thiện chính sách tiền lương, thưởng sẽ góp phần to lớn vào hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và các tổ chức nói riêng. Chính
sách tiền lương, thưởng là một vấn đề rất tổng hợp, có nhiều mối quan hệ chính trị xã hội tương
tác chặt chẽ với nhau liên quan tới sở hữu, phân bố nguồn lực, quan hệ giữa tích lũy và tiêu
dùng, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, …

Đã có một số đề tài nghiên cứu về chính sách lương, thưởng tại các tổ chức như:
- Lê Thị Ngọc Hằng (2013), Thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng tại công ty Cổ
phần Hoa Hồng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận chính sách tiền lương, tiền thưởng:
 Khái niệm tiền lương
 Vai trò của tiền lương
 Quỹ tiền lương
 Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
 Các nguyên tắc tổ chức tiền lương
 Các hình thức trả lương
Ngoài việc làm rõ về mặt cơ sở lý luận, tác giả còn đưa ra thực trạng chính sách lương,
thưởng tại công ty Cổ phần Hoa Hồng. Bên cạnh đó đề tài còn hạn chế trong việc đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương, thưởng tại công ty, việc đánh giá này chưa đi sâu vào tìm hiểu
nguyên nhân chi tiết cụ thể của từng yếu tố.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách lương, thưởng ở các tổ chức Việt Nam
trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế nên đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề
này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng đưa ra giải pháp để hoàn thiện chính sách lương, thưởng
của các tổ chức đó như:
- Nguyễn Thúy Linh (2012), Hoàn thiện chính sách tiền lương tại công ty cổ phần Vật
tư vận tải xi măng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận chính sách tiền lương:
 Khái niệm tiền lương
 Vai trò của tiền lương
 Khái niệm về chính sách tiền lương
 Những yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động
 Quỹ tiền lương
 Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
 Các nguyên tắc tổ chức tiền lương
3


 Các hình thức trả lương
Ngoài việc làm rõ về mặt cơ sở lý luận, tác giả còn đưa ra thực trạng chính sách lương tại
công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng. Bên cạnh đó đề tài còn hạn chế trong việc đánh giá
nguyên nhân ảnh hưởng tới chính sách tiền lương trong công ty việc đánh giá này chưa đi sâu
vào tìm hiểu nguyên nhân chi tiết cụ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi đã có thêm
những ý tưởng mới phù hợp với tình hình nghiên cứu thực trạng chính sách lương, thưởng và
đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lương, thưởng tại trường đại học Sao Đỏ và đưa ra
một số khuyến nghị với nhà trường và Nhà nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích, trả lời các câu hỏi nghiên cứu như:
- Thực trạng chính sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ như thế nào?
- Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ?
Qua đó nhằm xây dựng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lương,
thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ.
- Nhiệm vụ đặt ra:
+ Nghiên cứu những cơ lý luận cơ bản về chính sách lương, thưởng: chính sách lương,
thưởng, quỹ tiền lương, hình thức tiền lương, nguyên tắc trả lương.
+ Nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng chính sách lương, thưởng tại trường Đại học
Sao Đỏ. Cụ thể, đánh giá chính sách lương, thưởng tại trường từ đó rút ra ưu điểm, tồn tại và
nguyên nhân hình thành.
+ Trên cơ sở phân tích thực trạng đề tài sẽ đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về chính sách lương, thưởng
trong các tổ chức nói chung, trường Đại học Sao Đỏ nói riêng và thực tế về chính sách lương,
thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ.

- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chính sách lương, thưởng tại
trường Đại học Sao Đỏ.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 2012 – 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp luận:
Phương pháp duy vật biện chứng: trong quá trình xem xét phân tích thực trạng, đặt tổ
chức trong mối liên hệ tác động qua lại với các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài để xem xét
một cách toàn diện.
Phương pháp duy vật lịch sử: ngoài việc phân tích thực trạng chính sách lương, thưởng
tại trường Đại học Sao Đỏ, đề tài cũng đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong những năm vừa
qua.
4

- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp tham khảo tài liệu: luận văn nghiên cứu tham khảo các tài liệu về chính
sách lương, thưởng . Đồng thời tham khảo một số văn bản do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành liên
quan đến chất lượng đào tạo như: Quy định về tính giờ tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ và Bộ giáo dục
và đào tạo: 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 6 tháng 6 năm 2011.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở lý luận chung về chính sách lương,
thưởng luận văn đã phân tích, đánh giá, tổng hợp những kết quả đạt được nhằm đánh giá chung
chính sách lương, thưởng của trường, rút ra những ưu điểm và hạn chế của chính sách lương,
thưởng.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về chính sách lương, thưởng trong các
tổ chức.
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích có hệ thống thực trạng chính sách lương, thưởng tại
trường đại học Sao Đỏ.
Thứ ba, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân về chính

sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ.
Thứ tư, xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lương, thưởng tại
trường Đại học Sao Đỏ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục luận văn được chia thành ba
phần chính tương ứng nội dung ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách lương, thưởng trong các tổ chức
- Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách lương, thưởng tại trường Đại học Sao Đỏ.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lương, thưởng tại trường Đại
học Sao Đỏ.

References
1. Bộ lao động – thương binh xã hội (2014), những qui định mới về lao động, tiền lương, chế độ
chính sách của Nhà giáo, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
2. Bộ lao động – thương binh xã hội (2008), Luật cán bộ công chức, viên chức và chế độ chính sách
mới về bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
3. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động
– Xã hội.
4. Lê Thị Ngọc Hằng (2013), Thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng tại công ty Cổ phần
Hoa Hồng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thúy Linh (2012), Hoàn thiện chính sách tiền lương tại công ty cổ phần Vật tư
vận tải xi măng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Ha
̀


̣
i.
6. Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP.HCM.
7. Phạm Đức Thành (1996), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, NXB Lao động Xã hội.

9. Trường Đại học Sao Đỏ (2014), Thông tin chính sách lương, thưởng, Hải Dương.
Website:
5

10. />237.
11.

×