Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chiến lược phát triển của công ty cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng CONINCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.18 KB, 6 trang )

1

Chiến lược phát triển của
Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và
Kiểm định Xây dựng - CONINCO
Development strategy of Consultant and inspection joint stock company of construction
technology and equipment - CONINCO
NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 70 tr. +

Nguyễn Khương

Đại học kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh;Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Văn Hải
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản trị kinh doanh; Chiến lược phát triển; Hoạch định chiến lược

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường tư vấn xây dựng Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển về cả quy mô,
hình thức, chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường; các doanh nghiệp tư vấn xây dựng đã và
đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc thiết kế, quy hoạch tổng thể,
giám sát thi công xây dựng đô thị, nông thôn đảm bảo tính đồng bộ, văn minh, hiện đại, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Điển hình một số khu đô thị lớn
được đưa vào khai thác sử dụng trong thời gian qua như đô thị Royal City
1
, Times City
2
đã thể
hiện rõ dấu ấn của các đơn vị tư vấn xây dựng trong quá trình thiết kế, giám sát thực hiện dự án.


Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số bất cập như tình trạng quá tải về hạ tầng cơ sở bao quanh các
khu đô thị
3
hay tình trạng mất nước kéo dài cục bộ do nhu cầu sử dụng nước của các khu đô thị
quá lớn… Điều đó chứng tỏ vẫn còn tồn tại những hạn chế về năng lực cũng như sự bất cập
trong tầm nhìn, chiến lược dài hạn của các đơn vị tư vấn trong ngành xây dựng. Chính vì vậy, để
có thể tồn tại, phát triển trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp tư vấn xây dựng cần nhìn
nhận một cách thực tế và có chiến lược phát triển một cách phù hợp nhằm khắc phục được những
hạn chế, phát huy được những thế mạnh trong quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, khẳng
định được vị thế, giá trị của doanh nghiệp đối với khách hàng và những đối thủ cạnh tranh.
Thành lập năm 1979 trên cơ sở sáp nhập Viện Cơ giới hóa và Công nghệ Xây dựng trực
thuộc Ủy ban Xây dựng cơ bản nhà nước với Công ty Kiểm định Xây dựng theo Nghị định 156-
CP, trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết
bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư vấn, đầu
tư và xây dựng hàng đầu, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong phạm vi cả nước, hợp tác
kinh doanh hiệu quả với nhiều công ty và tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Rất nhiều dự án
trọng điểm, quan trọng của quốc gia như dự án Trung tâm hội nghị quốc gia; Trụ sở Bộ Tài

1
Khu đô thị Royal city trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
2
Khu đô thị Times city tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
3
Tình trạng tắc nghẽn giao thông tại trục đường Nguyễn Trãi trước Khu đô thị Royal city vào giờ cao điểm do mật
độ dân cư tham gia giao thông quá lớn.
2

chính; Trụ sở Bộ Ngoại giao… đã được Công ty CONINCO đấu thầu thành công và thực hiện tốt
vai trò tư vấn xây dựng cho công trình (Tư vấn thiết kế; tư vấn giám sát; tư vấn kiểm định chất
lượng…). Qua đó cho thấy vị thế, vai trò và năng lực của Công ty CONINCO đã đóng góp vào

sự phát triển của ngành xây dựng cũng như sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do
việc phải tập trung nguồn lực của mình trên nhiều mặt trận tư vấn xây dựng
1
cũng như những áp
lực lớn đến từ các đối thủ cạnh tranh đã làm bộc lộ một số hạn chế nhất định trong chiến lược
phát triển
2
của Công ty CONINCO. Do vậy, để có thể tồn tại, phát triển trong dài hạn, Công ty
CONINCO cũng thực sự phải đánh giá lại thực trạng hoạt động tư vấn xây dựng, sản xuất, kinh
doanh cũng như nhìn nhận một cách thực tế toàn cảnh những tác động đến từ môi trường kinh
doanh bên ngoài để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.
Qua những phân tích nêu trên cho thấy các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung và
công ty CONINCO nói riêng đều đã có những định hướng phát triển cho tổ chức. Tuy nhiên do
hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như các nguồn lực nên các công ty tư vấn xây dựng đều
gặp những khó khăn nhất định trong quá trình định hướng, thực thi các chiến lược phát triển. Do
vậy việc nghiên cứu thực trạng, phân tích sâu về chiến lược phát triển công ty tư vấn xây dựng là
thực sự cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần
Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng – CONINCO” làm đề tài Luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Chiến lược phát triển và quản trị chiến lược phát triển đã được chính phủ các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nhân đề cập đến thường niên trong
quá trình tồn tại, phát triển của các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp. Do vậy đã có rất nhiều
học giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và có những phát kiến căn bản làm nền tảng cho các
quốc gia, các doanh nghiệp, các học giả nghiên cứu khác vận dụng và nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Chandler (1962), chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn
của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn
lực cần thiết để thực hiện mục tiêu [9, tr.7]. Theo W.Chan Kim và Renee Mauborgne (2007),
chiến lược phát triển là chiến lược chiến thắng mà không cần cạnh tranh; nó được xây dựng dựa
trên lý thuyết về sự tăng trưởng nội sinh. Lý thuyết này cho rằng: (i) những nguồn lực làm thay

đổi cấu trúc kinh tế và bối cảnh các ngành công nghiệp có thể xuất phát từ chính trong hệ thống
kinh tế đó; (ii) những đổi mới có thể xảy ra từ nội bộ một tổ chức; (iii) cơ cấu và nguồn gốc
chính của những đổi mới là do các doanh nghiệp sáng tạo. Trên cơ sở đó, các tác giả đã định
hình lại biên giới và cấu trúc của một ngành theo quan điểm của người quản lý, đồng thời tạo ra
một Đại dương xanh của một thị trường mới. Như vậy, đặc trưng nổi bật của chiến lược ở đây
được thực hiện dựa trên việc đổi mới giá trị; điều đó có thể giúp cho các doanh nghiệp định
hướng rõ hơn về chiến lược phát triển và cách thức thực hiện thành công chiến lược phát triển
của doanh nghiệp. [11, tr.311]
Michael E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ - DT Books, Hà Nội.
Theo tác giả này, ba chiến lược cạnh tranh phổ quát là chiến lược chi phí thấp; chiến lược khác
biệt hóa và chiến lược tập trung hóa. Từ đó phát kiến ra một nhánh nghiên cứu mới là đánh giá
đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp. Cơ sở phân tích theo trường phái này được thực
hiện dưa trên mô hình các yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành – Mô hình 5 lực lượng cạnh
tranh của Michael E.Porter. [13, tr.37]
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1
Tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng công trình trên phạm vi cả nước.
2
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có thể làm tăng chi phí do việc đa dạng hóa cũng như làm giảm chất
lượng hay chậm tiến độ thực hiện tư vấn xây dựng.
3

Ở Việt Nam, chủ đề chiến lược và quản trị chiến lược phát triển cũng có nhiều công trình
nghiên cứu:
Hoàng Văn Hải (2010) cho rằng: “chiến lược là những mưu tính nhằm chiến đấu và quan
trọng hơn là để giành chiến thắng”; “hệ thống chiến lược đang được nghiên cứu ở Việt Nam bao
gồm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; chiến lược phát triển các ngành và lĩnh
vực; chiến lược phát triển các lãnh thổ; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp”; “một số giải
pháp chiến lược phát triển doanh nghiệp được đề cập đến như chiến lược đa dạng hóa (bao gồm

đa dạng hóa có liên quan và đa dạng hóa không liên quan); chiến lược liên kết theo chiều dọc;
liên minh chiến lược, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài”; “để có thể triển khai thực hiện tốt
chiến lược phát triển cần đặc biệt chú trọng đến công tác hoạch định chiến lược và quản trị chiến
lược phát triển doanh nghiệp”; tác giả cũng giới thiệu một số mô hình phân tích như: Khung khổ
PEST – Tác động của môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp; mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của
Porter.M.E; mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của doanh nghiệp.
[5, tr.9,68,77,114,156-196]
Ngô Kim Thanh (2011) cho rằng: “Thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3
nghĩa phổ biến nhất là: xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; đưa ra các chương trình hành
động tổng quát; lựa chọn phương án hành động, triển khai phân bố nguồn lực để thực hiện mục
tiêu”; “Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá
các quyết định tổng hợp giúp cho tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó”; tác giả cũng đã giới
thiệu mô hình quản trị chiến lược của F.David (gồm 3 giai đoạn: hoạch định chiến lược; thực thi
chiến lược; đánh giá chiến lược)…[9, tr.9]
Phạm Xuân Hoan (2009), Tăng trưởng công bằng: Một chiến lược phát triển mới, Tạp
chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Theo nghiên cứu này, sự bất bình đẳng kéo dài
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia, vì vậy các quốc gia cần bắt tay vào việc
thực hiện chiến lược tăng trưởng công bằng. Chiến lược này bao gồm hai trụ cột: thứ nhất là phải
tạo ra tăng trưởng kinh tế cao và bền vững nhằm tạo ra các cơ hội việc làm tốt và toàn dụng; thứ
hai là phải làm cho mọi người có sự tiếp cận một cách công bằng đến các cơ hội kinh tế và việc
làm đó. Trong chiến lược này, khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kinh
tế tăng trưởng cao và bền vững; vai trò trọng tâm của chính phủ là tạo ra một môi trường kinh
doanh tốt bằng cách xử lý các lỗ hổng của thị trường, những yếu kém về định chế, đầu tư vào hạ
tầng, nhân lực, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, luật pháp…[7]
Phạm Minh Tú (2010), Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn trong bối cảnh hội nhập, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng các chiến lược có tính đột phá và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong bối cảnh hội nhập là chiến lược tái cấu trúc mô hình
tổ chức và chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ. [10]
Nguyễn Khương (2012), Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và chiến lược phát triển, Tạp

chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Theo nghiên cứu này, các giai đoạn phát triển
của tập đoàn kinh tế bao gồm hình thành, tăng trưởng, trưởng thành, bão hòa và suy thoái; tùy
thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà tập đoàn kinh tế có thể áp dụng tương ứng với một số
chiến lược như chiến lược tập trung hóa, chiến lược liên kết mở rộng, chiến lược đa dạng hóa,
chiến lược khác biệt hóa, chiến lược chi phí thấp, chiến lược Đại dương xanh và một số chiến
lược khác phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh phát triển của tập đoàn. [8]
Kết luận về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Qua trên cho thấy các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế rất đa dạng, phong
phú về nội dung, cách tiếp cận. Các công trình này đều đã làm rõ một phần cơ sở lý thuyết về
chiến lược phát triển và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp. Cụ thể, một số nhóm tác giả đã
tập trung nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh (Michael E.Porter, 2009); một số nghiên cứu về
chiến lược phát triển doanh nghiệp (Hoàng Văn Hải, 2010), chiến lược phát triển quốc gia (Phạm
Xuân Hoan, 2009), chiến lược phát triển ngân hàng (Phạm Minh Tú, 2010), chiến lược phát triển
4

tập đoàn (Nguyễn Khương, 2012)…Tựu chung lại các vấn đề về chiến lược và quản trị chiến
lược đã được nghiên cứu tương đối nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu đặc thù về chiến lược
phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư vấn xây dựng vẫn là vấn đề cần xem xét cụ thể hơn.
Chính vì vậy, đề tài luận văn “Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ,
Thiết bị và Kiểm định Xây dựng – CONINCO” do học viên lựa chọn vẫn là một nghiên cứu
tiềm năng nhằm tìm hiểu thêm cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về chiến lược phát triển và quản
trị chiến lược công ty tư vấn xây dựng tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, xác định các chiến lược phát triển phù
hợp cho các công ty tư vấn xây dựng tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu là hoàn thành một bản luận văn trong đó có tổng kết một số lý
thuyết quan trọng liên quan đến chiến lược phát triển doanh nghiệp; khảo sát, đánh giá thực trạng
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn xây dựng của công ty; đánh giá phân tích môi trường bên
trong, bên ngoài tổ chức, rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ; từ đó đề xuất chiến lược
phát triển công ty, góp phần đưa Công ty CONINCO trở thành một trong những công ty tư vấn

xây dựng hàng đầu Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, học viên đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp như
sau:
- Các công ty tư vấn xây dựng thường áp dụng chiến lược phát triển nào để hoàn thành
mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình?
- Thực trạng hoạt động tư vấn xây dựng của Công ty CONINCO trong thời gian qua có
những đặc điểm gì? Công ty CONINCO nên sử dụng Chiến lược phát triển nào để thành công
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào chiến lược phát triển của
Doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu tình huống tại Công ty
CONINCO, thời gian khảo sát thực trạng và đề xuất chiến lược phát triển là 5 năm trước và sau
thời điểm hiện tại (giai đoạn từ năm 2010 đến 2020).
5. Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng cho đề tài như: (i) Phương pháp
nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn; thảo luận nhóm; nghiên cứu tình huống…); (ii)
phương pháp nghiên cứu định lượng; (iii) phương pháp nghiên cứu khảo sát; (iv) phương pháp
nghiên cứu thử nghiệm Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và thời gian thực hiện nên việc áp
dụng các phương pháp định lượng, khảo sát, thử nghiệm cho nghiên cứu này sẽ gặp nhiều khó
khăn. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài luận văn theo phương pháp định tính (phương pháp
quy nạp, thống kê kinh nghiệm; quan sát; nghiên cứu số liệu tại bàn) được học viên đề xuất sử
dụng làm cơ sở nghiên cứu về chiến lược phát triển cho các công ty tư vấn xây dựng tại Việt
Nam. Nghiên cứu này mong muốn sẽ là một phần cơ sở cho các nghiên cứu điều tra, khảo sát
định lượng sâu hơn về chủ đề chiến lược phát triển công ty tư vấn xây dựng Việt Nam trong các
giai đoạn tiếp sau.
Việc nghiên cứu tại bàn cụ thể là:
- Tổng quan các nghiên cứu, các cơ sở lý thuyết về chủ đề chiến lược doanh nghiệp để từ
đó dự kiến được các chiến lược phát triển có thể áp dụng cho các công ty tư vấn xây dựng.
- Nghiên cứu phân tích tình huống điển hình tại Công ty CONINCO theo các bước sau:

5

Bước 1: Thu thập dữ liệu nội bộ của Công ty CONINCO và các đối thủ cạnh tranh qua
các trang web, qua hồ sơ năng lực và các nguồn dữ liệu khác.
Bước 2: Quy nạp, phân tích dữ liệu tổng quan chung, tổng quan đặc thù về chiến lược
phát triển của Công ty CONINCO trong giai đoạn đã qua.
Bước 3: Sử dụng khung phân tích PEST để phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô như
môi trường về chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ.
Bước 4: Phân tích, đánh giá môi trường ngành tư vấn xây dựng; sử dụng mô hình 5 lực
lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích sâu về đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Phân tích đánh giá nội bộ công ty CONINCO theo cấu trúc tổ chức; cấu trúc
quản trị; cơ cấu sản phẩm, dịch vụ tư vấn; công tác nghiên cứu phát triển của Công ty
CONINCO.
Bước 6: Sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ; từ
đó dự tính các kết hợp chiến lược có thể áp dụng cho Công ty CONINCO.
Bước 7: Căn cứ vào mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của Công ty CONINCO; căn cứ vào kết
quả phân tích tổng quan, môi trường vĩ mô, môi trường ngành, nội bộ Công ty CONINCO; căn
cứ vào kết quả phân tích SWOT, học viên sẽ dự tính lựa chọn ra chiến lược phát triển phù hợp
cho Công ty CONINCO trong giai đoạn nghiên cứu (từ 2010 đến 2020). Bên cạnh đó những hàm
ý về giải pháp thực hiện chiến lược, các khuyến nghị cũng được xác định cụ thể.
Bước 8: Kết luận về kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, trong khuôn khổ luận văn này, những cơ sở lý luận về chiến lược phát triển
doanh nghiệp tư vấn xây dựng được đề cập là một phần lý thuyết được cụ thể hóa từ hệ thống
chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu cụ thể về chiến lược phát triển doanh nghiệp tư vấn xây dựng có thể
sẽ là những tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, phân tích thực trạng chiến lược phát triển của Công ty CONINCO và một số hàm
ý có thể là tham khảo hữu ích cho Công ty này trong việc lựa chọn và triển khai chiến lược phát
triển.

7. Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển doanh nghiệp
Chương II: Phân tích các tiền đề nhằm hoạch định chiến lược phát triển Công ty
CONINCO
Chương III: Đề xuất chiến lược phát triển cho Công ty CONINCO và các giải pháp thực
thi chiến lược
Kết luận

References
Tiếng Việt
1. Công ty Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO (2004), Công ty Tư
vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng 25 năm xây dựng và trưởng thành, Xuất
bản tại CONINCO, Hà Nội.
6

2. Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO (2009), Ấn
phẩm chào mừng 30 năm thành lập công ty, Xuất bản tại CONINCO, Hà Nội.
3. Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO (2011),
Hồ sơ năng lực, Xuất bản tại CONINCO, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, [Tr.9-
195].
6. Hoàng Văn Hải (2012), Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Xuân Hoan (2009), Tăng trưởng công bằng: Một chiến lược phát triển mới, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Khương (2012), Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và Chiến lược phát triển, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội, [Tr.3-279].
10. Phạm Minh Tú (2010), Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn trong bối cảnh hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
Tiếng Anh
11. W.Chan Kim và Renee Mauborgne (Phương Thúy dịch) (2007), Chiến lược Đại dương
xanh, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
12. Chandler.A (1962), Strategy and structure, Cambrige, Massacchusettes. MIS Press.
13. Michael E. Porter (Nguyễn Ngọc Toàn dịch) (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ
- DT Books, Thành phố Hồ Chí Minh.
Website
14. .
15. .
16. .
17. .
18. .
19. .
20. .

×