Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.09 KB, 20 trang )

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai
thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


Trần Anh Tuấn


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS Tạ Đức Khánh
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Trình bày những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác
hải sản; Trình bày khái quát về lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ
sở vị trí địa lý, đặc điểm khí tượng thủy văn, tiềm năng nguồn lợi thủy sản, nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất, cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng khái thác; Phân tích thực trạng về
hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản của các nghề như: Nghề lưới kéo đôi,
nghề lưới kéo đơn, nghề lưới vây, nghề lưới rê, nghề câu và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản của tỉnh. Từ đó, đưa ra các giải pháp về vốn
đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực và các giải pháp về thể chế, chính sách quản lý nghề
cá, các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát triển
nguồn lợi hải sản

Keywords: Khai thác hải sản; Quản trị kinh doanh; Đầu tư; Vũng Tầu


Content
1. Sự cần thiết của đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển miền Đông Nam Bộ, có bờ biển dài trên 200 km,
trong đó có trên 110 km vùng bờ ven đảo với 6 cửa sông và một quần đảo Côn Sơn tạo ra hệ


thống giao thông thuỷ thuận tiện đã tạo cho tỉnh có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt
là nghề khai thác hải sản. Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 huyện thị ven biển, trong đó có một huyện đảo
Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km, có diện tích 75,2km2 với 66km bờ biển, có đa dạng sinh học
cao và nhiều loại hải sản quý hiếm.
Vấn đề cần giải quyết là bố trí và quản lý khai thác nguồn lợi hải sản một cách hiệu quả và
bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Để giải quyết được vấn đề đó, việc
tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư của từng loại nghề khai thác hải sản trong tỉnh là việc làm cầp
thiết. Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng cho các nhà hoạch định ra quyết định trong quá trình quản
lý nhằm phát huy một cách có hiệu quả nghề khai thác hải sản của tỉnh trong tương lai. Đứng
trước sự cấp thiết đó, đề tài luận văn thạc sỹ “ Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai
thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được chọn để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu đã và đang được tiến hành trên phạm vi tỉnh Bà Rịa Vũng tàu có liên quan
đến lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh BRVT
+ Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh BRVT
+ Chiến lược phát triển kinh tế biển đảo các huyện trên địa bàn tỉnh BRVT
+ Đánh giá công nghệ và năng suất khai thác của nghề khai thác hải sản xa bờ Đông Tây
Nam bộ.
+ Đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các tàu khai thác xa bờ (đang được tiến hành).

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá được hiệu quả đầu tư của nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu để làm căn cứ cho các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách ra quyết định
trong quá trình quản lý. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong nghề
khai thác tỉnh BRVT.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của từng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, xác định được những nghề đầu tư có hiệu quả nhất để khuyến cáo đầu tư đạt hiệu quả

cao.
- Xác định được các yếu tố tác động chủ yếu đến năng suất và sản lượng làm cở sở cho
người dân có hướng đầu tư hợp lý và hiệu quả. Đồng thời sẽ góp phần khai thác hợp lý và bền
vững nguồn lợi hải sản trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực ưu tiên đầu tư tạo cơ
hội cho những nghề khai thác có hiệu quả phát triển mạnh và ổn định, đồng thời đối với những
nghề kém hiệu quả sẽ được thu hẹp với một tỷ lệ hợp lý để dần dần chuyển đổi sang những nghề
có hiệu quả hơn giúp người dân ổn định cuộc sống.
- Đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách và quản lý nghề cá, các chính sách khuyến
khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số loại nghề khai thác hải sản (nghề lưới kéo, nghề câu, nghề lưới vây và nghề lưới
rê).
5. Phạm vi nghiên cứu
Các loại nghề khai thác chính trên trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu. Đồng thời
phương pháp so sánh cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư.
+ Kết hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản để thực hiện nghiên cứu.
+ Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra, thống kê đã có từ trước tới nay của các cơ
quan trong và ngoài ngành thuỷ sản, của các dự án nghiên cứu để đánh giá về điều kiện tự nhiên,
tiềm năng nguồn lợi, môi trường và hiện trạng nghề khai thác hải sản.
+ Trên cơ sở các số liệu thống kê, điều tra bổ sung qua phương pháp đánh giá nhanh,
phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu điều tra và phương pháp có sự tham gia của người dân để
đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản.
7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và hoàn chỉnh quy trình đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác
hải sản.
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh BRVT.

- Góp phần làm căn cứ cho các nhà quản lý của tỉnh BRVT ra các quyết định đầu tư vào
lĩnh vực khai thác hải sản trong giai đoạn tới.

8. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng phát triển chung và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư trong lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN

1.1. Đầu tƣ trong lĩnh vực khai thác hải sản
1.1.1. Tầm quan trọng của lĩnh vực khai thác hải sản đối với các tỉnh ven biển
1.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản
1.1.3. Đặc điểm đầu tư của lĩnh vực khai thác hải sản
1.2. Hiệu quả đầu tƣ trong khai thác hải sản.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản:
* Điều kiện tài nguyên và môi trường
Điều kiện tài nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong đánh bắt hải sản. Thực tế cho thấy
vùng biển nào có trữ lượng hải sản lớn thì vùng đó nghề khai thác hải sản phát triển mạnh và
điều kiện đời sống của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trong trữ lượng hải sản
thì khả năng có thể khai thác bao nhiêu cũng là vấn đề cần chú trọng để đảm bảo sự phát triển
bền vững trong tương lai.
* Nhân tố tài chính
Đối với người dân làm nghề khai thác hải sản thì việc có được một nguồn tiền lớn để có thể

đóng tàu khai thác hải sản hoặc tu sửa tàu thuyền là điều rất khó khăn. Hầu như ít có hộ gia đình
nào có thể tự trang trải được các khoản này khi mới tham gia vào nghề. Do vậy nguồn vốn mà họ
có thể huy động được chỉ bằng cách vay ngân hàng hoặc vay ở các nguồn tư nhân khác bên
ngoài. Tuy nhiên vấn đề vay vốn gặp nhiều khó khăn tuỳ theo nguồn tài trợ. Đối với ngân hàng
thì ngư dân gặp khó khăn trong việc thế chấp các tài sản khác để vay vốn, còn đối với nguồn vốn
vay bên ngoài thì họ phải vay với lãi suất rất cao vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản
xuất từ đó ảnh hưởng đến lãi thu đuợc sau mỗi chuyến biển.
* Nhân tố công nghệ
Sự hiểu biết hạn chế về các cơ hội đánh bắt cũng đưa đến hậu quả là lựa chọn tàu, thuyền
không phù hợp, đặc biệt là không phù hợp về công suất động cơ và lưới đánh bắt. Nhiều hộ gia
đình đã có kế hoạch nâng cấp tàu thuyền để có thể vươn ra khơi xa và bổ sung thêm lưới, các
thiết bị để có thể đánh bắt được quanh năm và tận dụng cơ hội có từ hai đến ba vụ đánh bắt được
trong một năm. Thêm nữa, nhiều tàu thuyền được đóng tại các địa phương có chất lượng thấp
cộng với một số loại động cơ nhập khẩu có chất lượng kém và thiếu một hệ thống hoa tiêu cùng
các thiết bị đánh bắt hiện đại, trình độ của các thuỷ thủ để vận hành tốt các phương pháp đánh
bắt xa bờ chưa cao, bởi vì phần lớn số những người tiến hành hoạt động đánh bắt xa bờ hiện nay
đều chuyển từ đánh bắt ven bờ sang. Đây là những nguyên nhân chính luôn luôn được đề cập
đến ảnh hưởng đến việc đánh bắt đã không đạt được hiệu quả mong muốn.

* Nhân tố con người
Doanh số có lãi (và giá bán) phụ thuộc vào khả năng của người sản xuất có thể cung cấp
cho thị trường đúng lúc và đúng loại sản phẩm đang được yêu cầu. Việc này đòi hỏi phải biết
cách lập kế hoạch đánh bắt một cách chính xác để sao cho có thể cung cấp cho thị trường đúng
loại sản phẩm, vào đúng thời điểm, đúng nơi tiêu thụ và sử lý tốt các sản phẩm đánh bắt ngay
trên tàu và sau khi khi lên bờ. Ngoài ra, đối với việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản lạnh
hoặc các thiết bị làm lạnh trên tàu.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản
1.2.2.1. Hiệu quả tài chính
Đối với mọi công cuộc đầu tư thì hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu quan trong nhất để
xem xét dự án, ra quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý thực hiện đầu tư,

Nó so sánh một cách trực tiếp các nguồn lực mà chủ đầu tư đã phải hy sinh với các kết quả đã
đạt được từ hoạt động đầu tư mang lại. Trong tiêu thức này người ta chỉ xem xét hiệu quả thực
hiện đầu tư ở trên giác độ tài chính dự án mà chưa xét đến các hiệu quả kinh tế xã hội.

* Giá trị hiện tại ròng (NPV)
* Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR)
* Thời gian thu hồi vốn.
* Chỉ số doanh lợi
* Phân tích hoà vốn
1.2.2.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội



CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

2.1. Khái quát chung về lĩnh vực khai thác hải sản của tỉnh BRVT
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí tượng thuỷ văn
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai,
phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại
giáp với Biển Đông với hơn 200km bờ biển, trong đó có 40km bãi tắm. Tổng diện tích tự nhiên
1.975,15km
2
; dân số trung bình 8841.543 người; mật độ dân số 426,1 người/km
2
. Toàn tỉnh có 5
huyện/thị ven biển, trong đó có huyện đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km(97 hải lý) với 66km
bờ biển và là khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia.

2.1.1.2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn
2.1.2. Tiềm năng nguồn lợi hải sản vùng biển
Trữ lượng hải sản của vùng biển Đông Nam bộ ước tính 2.176.892 tấn và khả năng khai
thác 873.214 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy chiếm khoảng 1.551.889 tấn với khả năng khai thác
620.856 tấn; cá nổi 524.000 tấn và khả năng khai thác 209.600tấn. Riêng vùng biển Bà Rịa -
Vũng Tàu theo ước tính của các nhà chuyên môn có khả năng khai thác 170.000-200.000
tấn/năm (nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ
2006 – 2015 với tầm nhìn đến 2020).
Bảng 1: Biến động trữ lƣợng nguồn lợi cá đáy theo dải độ sâu trong
giai đoạn từ 2000 đến 2005
Năm điều tra
Dải độ sâu
Tổng
(172.820 km
2
)
20-30m
(24.640 km
2
)
30-50m
(68.120 km
2
)
50-100m
(51.950 km
2
)
100-200m
(27.910km

2
)
2000
38.139
131.171
96.242
127.599
393.151
2002
23.521
85.104
73.717
54.299
236.641
2004
40.598
89.685
72.938
91.915
295.136
2005
20.479
88.638
91.030
59.231
259.378
Trung bình
30.684
98.650
83.482

83.261
296.077
2.1.2.1. Nguồn lợi cá:
Cá đã điều tra được 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó họ cá mối [mối vạch, mối
thường] và họ cá khế [chủ yếu là cá nục] chiếm tỷ trọng cao về giống loại và cơ cấu sản lượng.
Những loài có sản lượng trên 1% tổng sản lượng theo thống kê nhiều năm có tới 11 họ .
2.1.2.2. Nguồn lợi tôm
Tôm đã xác định được 35 loài thuộc 2 họ tôm he [Penaeidae] có 7 giống và họ tôm vỗ
[Scyllaridae] có 2 giống. Trong số 35 loài tôm kể trên, số loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu
chiếm đến 50%. Nhiều loài cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao, tập trung ở khu vực thềm các đảo và
ven bờ.
2.1.2.3. Nguồn lợi mực
Có 3 bãi mực trong vùng biển Đông Nam bộ, các bãi mực phân bố tập trung ở một số khu
vực tại biển Phan Thiết và Vũng Tàu-Côn Đảo; mật độ cao ở độ sâu 20-50 m.

2.1.3. Lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật
2.2.1.1. Lao động khai thác hải sản
Dựa theo kết quả điều tra hộ gia đình khai thác hải sản ở BRVT cho thấy kết quả như
sau: Hộ gia đình KTHS tại các cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhân
khẩu từ 5 - 8 người chiếm 77,8% số hộ gia đình được điều tra. Tỷ lệ nam/nữ là 56/44, đây là cơ
cấu về giới chênh lệch rất lớn so với cơ cấu về giới chung của cả nước nhưng lại phù hợp với đặc
điểm phát triển và nhu cầu lao động của nghề KTHS, nơi cần có nhiều lao động nam giới. Những
người ở độ tuổi trên 40 thường tập trung trong các công việc không đòi hỏi sức lực như: chủ tàu
hoặc những người nội trợ. Lao động chính thường tập trung ở độ tuổi 19 – 40 tuổi.
2.2.1.2. Tàu thuyền đánh cá
Số lượng tàu thuyền máy của tỉnh tăng từ 3.338 chiếc với tổng công suất 151.053 cv
(năm 1996) lên 4.933 chiếc với tổng công suất 630.589cv (năm 2005) và tính đến tháng 7 năm
2006 đã đạt 4.980 chiếc với 650.380cv.
Tuy nhiên nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang đứng trước những thách thức lớn do số
lượng tàu thuyền nhỏ <90cv vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 2.704 chiếc trên tổng số 4.933 chiếc (năm

2005), chiếm trên 55%. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1996 đến nay chất lượng đội tàu gắn máy
của tỉnh đã được cải thiện đáng kể, công suất trung bình cv/tàu tăng từ 45cv/chiếc (năm 1996)
lên 127cv/chiếc (năm 2005) và 130cv/chiếc (tháng 7 năm 2006).
Bảng 2 : Năng lực tàu thuyền KTHS tỉnh BR - VT giai đoạn 1996 – 2005
Nhóm công suất
1996
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng công suất
151.053
363.996
411.198
463.627
572.917
630.589
Tổng số TT máy
3.338
4.516
4.602
5.063
4.861
4.933
Dưới 20cv

1.361
1.359
1.561

1.147
1.148
20 - 45cv

663
649
769
1.032
1.028
46 - 89cv

936
835
825
550
528
90 - 140cv

694
726
728
665
646
Trên 140cv

862
1.033
1.180
1.467
1.583

(Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh BR_VT)

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng
* Cơ khí tàu thuyền phục vụ khai thác hải sản
* Cảng cá, bến cá
* Sản xuất nước đá

2.1.4. Cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng khai thác hải sản
2.1.4.1. Cơ cấu nghề nghiệp
Trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của toàn tỉnh thì nghề lưới kéo đôi chiếm tỷ trọng
cao nhất (chiếm 30,3%) sau đó là nghề câu tay mực (chiếm 13,7%), nghề rê ghẹ (chiếm 13,4%)
và thấp nhất là nghề câu vàng với tỷ lệ khoảng 0,3% tổng số tàu thuyền máy. Nghề lưới kéo đôi
tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2004 là do năng suất khai thác cá bò da rất cao và có đầu ra
cho sản phẩm này.
Bảng 3: Cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp KTHS tỉnh BR-VT giai đoạn 2000-2004
Đội tàu
2000
2002
2004
Lưới kéo đơn
<20

10
12
20-45
50

93
46-89
85


125
90-140
30
54
98
141-300
45
72
134
>300
20
25
20
Lưới kéo đôi


46-89
459
342
91
90-140
336
570
473
141-300
470
500
543
>300

170
250
366
Lưới rê trôi

<20


27
20-89
445
452
138
90-140
29
65
6
>140
25
40
45
Lưới vây

20-89
204
254
147
90-140
85
85

81
>140
95
43
124
Mành
20-89

3

Câu tay cá
<20
150
150
232
20-89
358
250
113
Câu tay mực
20-89
600
653
659
90-140
4
21
8
Câu vàng
>140



13
Rê ghẹ
20-89
235
323
653
Te xiệp
<20
200
230
320
Đăng đáy
20-89
90
90
90
Nghề khác

120
120
250
Tổng số TT máy

4.305
4.602
4.861
(Số liệu thống kê Sở Thuỷ sản BR_VT, 2005)
2.1.4.1. Sản lượng khai thác

Bảng 4: Sản lƣợng và thành phần sản lƣợng khai thác hải sản

Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

72.410
77.087
79.419
84.600
104.380
111.135
133.178
116.000
126.958
134.000
Tôm
4.727
3.203
3.856
4.627
3.088

3.000
3.209
1.750
2.318
2.200
Mực
15.728
12.794
16.850
17.307
16.535
16.568
18.452
47.25
49.533
52.100
HS khác
11.563
3.589
1.910
4.374
4.679
6.550
5.425
10.000
11.191
11.700
Tổng SL
(tấn)
104.428

96.673
102.035
110.908
128.682
137.253
160.456
175.000
190.000
200.000
Tổng CS
(cv)
151.053
185.231
240.263
264.555
307.636
363.996
405.591
495.918
572.917
630.589
Năng suất
(tấn/cv)
0,69
0,52
0,42
0,42
0,42
0,38
0,40

0,35
0,33
0,32
(Số liệu thống kê Sở Thuỷ sản BR_VT, 2005)

2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tƣ của một số loại nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu
Như đã nêu trên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khá nhiều các loại nghề nghiệp trong khai thác
hải sản tương ứng với các loại ngư lưới cụ rất đa dạng của ngư dân ở đây. Tuy nhiên, do các hạn
chế trong qúa trình thu thập số liệu nên luận văn chỉ lựa chọn một số loại nghề chính của tỉnh để
thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn các loại nghề này cũng như các đội tàu để điều tra được
thực hiện một cách ngẫu nhiên để đảm bảo tính độc lập của số liệu. Với các tiêu chí này, dưới
đây nghiên cứu sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết về hiệu quả kinh tế của 4 loại nghề khai thác hải
sản chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bao gồm: nghề lưới kéo đôi, nghề lưới kéo đơn, nghề lưới
vây, nghề lưới rê và nghề câu.

2.2.1. Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới kéo đôi
1. Đầu tư
2. Chi phí cố định

Bảng 5: Chi phí cố định của nghề lƣới kéo đôi

Hạng mục
Thành tiền
(Tr.đồng)
%/Tổng chi phí cố định
Khấu hao tài sản cố định
153.10
50.11%
Sửa chữa lớn

75.90
24.84%
Trả lãi vay
50.60
16.56%
Bảo hiểm
25.91
8.48%
Tổng cộng
305.51
100.00%

Tổng chi phí cố định/năm của nghề lưới kéo đôi tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 305,51 triệu đồng,
chiếm 25,74% trong tổng chi phí của đội tàu này. Khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng chi phí cố định (50,11%), tiếp theo đó là sửa chữa lớn tàu thuyền, máy móc…
hàng năm - chi phí này chiếm 24,84% chi phí cố định, tiền trả lãi vay cũng chiếm phần khá lớn
(16,56% tổng chi phí cố định) và cuối cùng là khoản chi cho bảo hiểm có giá trị nhỏ nhất
(khoảng 8,48% tổng giá trị chi phí cố định của nghề này).

3. Chi phí biến đổi
Theo tính toán, chi phí biến đổi của nghề này trung bình là 881,01 triệu đồng/năm tức là
chiếm tới khoảng 74,25% tổng chi phí bình quân cả năm của một đơn vị thuyền nghề. Như vậy,
có thể thấy rằng chi phí chủ yếu là phục vụ cho hoạt động khai thác thường xuyên.
4. Doanh thu
Tổng doanh thu: 1149.34 triệu VND
Tổng chi phí biến đổi: 881.01 triệu VND
Tổng chi phí cố định: 305.51 triệu VND
Lợi nhuận: - 37.18 triệu VND




5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu

Bảng 6: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lƣới kéo đôi

Các chỉ số kinh tế và trị giá
Đơn vị tính
Tàu kéo đôi
Đầu tư
Triệu VND
1531,03
Vốn vay (L)
Triệu VND
520,55
Vốn tự có
Triệu VND
1010,48
Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv)

0,66
Doanh thu một năm (TO)
Triệu VND
1149,34
Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC)
Triệu VND
881,01
Các chỉ số kinh tế và trị giá
Đơn vị tính
Tàu kéo đôi
Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm)

Triệu VND
268,33
Chi phí cố định (FC/ năm)
Triệu VND
305,51
Lợi nhuận (P)/ năm
Triệu VND
-37,18
Thời gian thu hồi vốn
Năm
13,2
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (P/TO)

-0,03
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có (P/E)

-0,036
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (P/Iv)

-0,02
2.2.2. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo đơn
1. Đầu tư
Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 1005,21 triệu đồng vẫn chủ yếu là
đầu tư cho vỏ tàu và máy tàu còn lại đầu tư vào các khoản khác như lưới các thiết bị cơ khí, điện
tử thì cũng như nghề lưới kéo đôi, các chi phí này chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng đầu tư.
2. Chi phí cố định
Bảng 7: Chi phí cố định của nghề lƣới kéo đơn

Hạng mục
Thành tiền (tr. đồng)

%/ Tổng chi phí cố định
Khấu hao tài sản cố định
100.52
49.60%
Sửa chữa lớn
49.83
24.59%
Trả lãi vốn vay
33.22
16.39%
Bảo hiểm
19.08
9.42%
Tổng cộng
202.66
100.00%
Tổng chi phí cố định của nghề lưới kéo đơn là khoảng 202,66 triệu đồng/năm, chiếm
20,63% tổng chi phí của đội tàu này. Trong các chi phí cố định, chi phí cho bảo hiểm chiếm tỷ lệ
ít nhất 9,42 % tổng chi phí cố định.


3. Chi phí biến đổi
Tổng chi phí biến đổi của nghề này là 779,4 triệu đồng/năm – so với nghề lưới kéo đôi thì
chi phí này ít hơn khoảng 100 triệu đồng. Đối với loại nghề này thì chi phí biến đổi chiếm
khoảng 79,36% tổng chi phí cả năm. Như vậy, có thể thấy rằng các chi phí của nghề này vẫn tập
trung vào phần chi phí cho hoạt động thường xuyên nhiều hơn là cho các khoản đầu tư cố định
và rõ ràng là lợi nhuận của ngư dân sẽ phải phụ thuộc nhiều vào gánh nặng chi phí thường xuyên
này.
4. Doanh thu
Tổng doanh thu: 975.16 triệu VND

Tổng chi phí biến đổi: 779.40 triệu VND
Tổng chi phí cố định: 202.66 triệu VND
Lợi nhuận: -6.90 triệu VND

5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu

Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lƣới kéo đơn
Như đã nêu trên, mức lợi nhuận bình quân tính cho cả năm là -6,9 triệu đồng cho thấy đội
tàu này hiện nay nếu tính riêng về mặt kinh tế thì có thể nói là hoạt động không có hiệu quả.
Chính vì thế, việc xác định định hướng phát triển cho nghề này là rất cần thiết để giúp cho nghề
này có được hướng đi ổn định, hiệu quả và bền vững trong tương lai vì mức lợi nhuận bình quân
rất thấp và có thể nói như vậy là rất không cân xứng với mức rủi ro khá cao của nghề khai thác
hải sản nói chung.

2.2.3. Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới vây
1. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư trung bình cho tàu loại này là 894,47 triệu đồng - loại tàu có vốn đầu tư lớn thứ
ba trong số 5 đội tàu được khảo sát ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
2. Chi phí cố định

Bảng 9: Chi phí cố định của nghề lƣới vây

Hạng mục
Thành tiền
(triệu đồng)
% /tổng chi phí cố định
Khấu hao tài sản cố định
89.45
51.15%
Sửa chữa lớn

44.34
25.36%
Trả lãi vay
29.56
16.90%
Bảo hiểm
11.52
6.59%
Tổng cộng
174.86
100.00%

Các chỉ số kinh tế
Đơn vị tính
Tàu lưới kéo đơn

Đầu tư
Triệu VND
1005,21
Vốn vay (L)
Triệu VND
341,77
Vốn tự có
Triệu VND
663,44
Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv)

0,66
Doanh thu một năm (TO)
Triệu VND

975,16
Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC)
Triệu VND
779,40
Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm)
Triệu VND
195,76
Chi phí cố định (FC/ năm)
Triệu VND
202,66
Lợi nhuận (P/ năm)
Triệu VND
-6,90
Thời gian thu hồi vốn
Năm
10,73
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO)

-0,007
Tỉ suất lợi nhuận/ vốn tự có (P/E)

-0,01
Tỉ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (P/Iv)

-0,007
Tổng chi phí cố định trung bình của tàu lưới vây là 174,86 triệu đồng/năm. Ba hạng mục
chi phí cố định lớn nhất là khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn và trả lãi vốn vay.

3. Chi phí biến đổi
Tổng chi phí biến đổi trung bình của đội tàu này là 410,66 triệu đồng/năm. Với chi phí cố

định là 174,86 triệu đồng/năm thì tổng chi phí trung bình của đội tàu này là khoảng 585,51 triệu
đồng. Tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí tương ứng là 70,13% và
29,87%. So với nghề lưới kéo đôi và nghề lưới kéo đơn thì chi phí biến đổi của nghề này chiếm
tỷ lệ ít hơn do đặc thù của từng nghề khai thác.
4. Doanh thu
Tổng doanh thu: 681.42 triệu VND
Tổng chi phí biến đổi: 410.65 triệu VND
Tổng chi phí cố định: 174.86 triệu VND
Lợi nhuận: 95.91 triệu VND


5. Các chỉ số kinh tế

Bảng 10: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lƣới vây

Các chỉ số kinh tế
Đơn vị tính
Tàu lưới vây
Đầu tư
Triệu VND
894,47
Vốn vay (L)
Triệu VND
304,12
Vốn tự có
Triệu VND
590,35
Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv)

0,66

Doanh thu 1 năm (TO)
Triệu VND
681,42
Chi phí biến đổi trong 1 năm (VC)
Triệu VND
410,66
Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm)
Triệu VND
270,78
Chi phí cố định (FC/ năm)
Triệu VND
174,86
Lợi nhuận (P/ năm)
Triệu VND
95,91
Thời gian thu hồi vốn
Năm
4,82
Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO)

0,14
Tỉ suất lợi nhuận/ vốn tự có (P/E)

0,16
Tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư (P/Iv)

0,11
Mức lợi nhuận bình quân tính cho cả năm đạt 95,91 triệu đồng cho thấy đội tàu này hiện
đang hoạt động rất có hiệu quả, thậm chí là mức hiệu quả khá cao. So với tổng đầu tư tài sản cố
định bình quân của đội tàu này là 894,47 triệu đồng/đơn vị thuyền nghề thì tỷ suất lợi nhuận trên

vốn đầu tư của nghề này vào khoảng 0,11.
2.2.4. Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới rê
1. Đầu tư
Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 451,28 triệu đồng - là mức đầu tư
nhỏ nhất trong 5 loại nghề đã được điều tra tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
2. Chi phí cố định
Bảng 11: Chi phí cố định của nghề lƣới rê

Hạng mục
Thành tiền (tr.VND)
%/ Tổng chi phí cố định
Khấu hao
45.13
47.25%
Sửa chữa lớn
22.37
23.42%
Trả lãi vay
14.91
15.61%
Bảo hiểm
13.10
13.71%
Tổng cộng
95.51
100.00%
Các khoản mục chi phí cố định vẫn là: khấu hao, sửa chữa lớn, bảo hiểm và trả lãi vay. Các
khoản mục là chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,25% và 23,42%
còn lại chi phí lãi vay và bảo hiểm chiếm tỷ lệ gần như tương đương nhau (khoảng 14%). Tổng
chi phí cố định của nghề lưới rê là 95,51 triệu đồng/năm.


3. Chi phí biến đổi
Tính bình quân cả năm, tổng chi phí biến đổi của nghề này là 236,96 triệu đồng - ít nhất
trong 5 nghề được điều tra tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Với chi phí cố định là 95,51 triệu đồng/năm thì
tổng chi phí bình quân thuyền nghề đội tàu này là 332,47 triệu đồng và như vậy tỷ trọng chi phí
biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí là khoảng 71,27% và 28,73%.
4. Doanh thu
Tổng doanh thu: 354.76 triệu VND
Tổng chi phí biến đổi: 236.96 triệu VND
Tổng chi phí cố định: 95.51 triệu VND
Lợi nhuận: 22.29 triệu VND

5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu
Bảng 12: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lƣới rê

Các chỉ số kinh tế
Đơn vị tính
Tàu lưới rê
Đầu tư
Triệu VND
451,28
Vốn vay (L)
Triệu VND
153,34
Vốn tự có
Triệu VND
297,84
Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv)

0,66

Doanh thu một năm (TO)
Triệu VND
354,76
Chi phí biến đổi trong 1 năm (VC)
Triệu VND
236,96
Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM)/năm
Triệu VND
117,80
Chi phí cố định (FC/ năm)
Triệu VND
95,51
Lợi nhuận (P/ năm)
Triệu VND
22,29
Thời gian thu hồi vốn
Năm
6,69
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO)

0,06
Tỉ suất lợi nhuận/vốn tự có (P/E)

0,075
Tỉ suất lợi nhận/vốn đầu tư (P/Iv)

0,049
2.2.5. Hiệu quả kinh tế của nghề câu
1. Đầu tư
Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 695,89 triệu đồng. Đây cũng là

nghề này khai thác mang tính chọn lọc, đối tượng đánh bắt của nghề này chủ yếu là các loại hải
sản có giá trị cao như mực, các loại cá lớn và có thể xuất khẩu vì thế nghề này trên thực tế đã
mang lại hiệu qủa cao cho ngư dân khai thác.
2. Chi phí cố định
Bảng 13: Chi phí cố định của nghề câu

Hạng mục
Thành tiền (tr.VND)
%/ Tổng chi phí cố định
Khấu hao
69.59
50.37%
Sửa chữa lớn
34.50
24.97%
Trả lãi vay
23.00
16.65%
Bảo hiểm
11.07
8.01%
Tổng cộng
138.16
100.00%
Ba khoản chi phí cố định lớn nhất là khấu hao, sửa chữa lớn và trả lãi vay chiếm tới gần
92% tổng chi phí cố định. Chi phí bảo hiểm chiếm tỷ lệ ít nhất (khoảng 8% trong tổng chi phí cố
định). Tổng chi phí cố định của nghề câu là 138,16 triệu đồng/năm.
3. Chi phí biến đổi
Tính bình quân cả năm, tổng chi phí biến đổi của nghề này là 382,22 triệu đồng. Với chi
phí cố định là 138,16 triệu đồng/năm thì tổng chi phí bình quân thuyền nghề đội tàu này là

520,38 triệu đồng và như vậy tỷ trọng chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí là
khoảng 73,45% và 26,55%. Nhìn chung cơ cấu chi phí cố định và chi phí biến đối của các nghề
lưới vây, lưới rê và câu là tương đối giống nhau vì đặc điểm khai thác tương đối giống nhau.
4. Doanh thu
Tổng doanh thu: 681.79 triệu VND
Tổng chi phí biến đổi: 382.22 triệu VND
Tổng chi phí cố định: 138.16 triệu VND
Lợi nhuận: 161.41 triệu VND
5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu

Bảng 14: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề câu

Các chỉ số kinh tế
Đơn vị tính
Tàu câu
Đầu tư
Triệu VND
695,89
Vốn vay (L)
Triệu VND
236,60
Vốn tự có
Triệu VND
459,29
Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv)

0,66
Doanh thu một năm (TO)
Triệu VND
681,79

Chi phí biến đổi trong 1 năm (VC)
Triệu VND
382,22
Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM)/năm
Triệu VND
299,56
Chi phí cố định (FC/ năm)
Triệu VND
138,16
Lợi nhuận (P/ năm)
Triệu VND
161,41
Các chỉ số kinh tế
Đơn vị tính
Tàu câu
Thời gian thu hồi vốn
Năm
3,01
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO)

0,24
Tỉ suất lợi nhuận/vốn tự có (P/E)

0,35
Tỉ suất lợi nhận/vốn đầu tư (P/Iv)

0,23

2.3. Đánh giá chung các loại nghề khai thác hải sản
Với các số liệu đã được điều tra, xử lý, phân tích ở trên ta có thể rút ra một số đánh giá

chung về các loại nghề khai thác hản sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như sau:
- Nghề lưới kéo đôi: Là một nghề cần đầu tư vốn lớn, có thể nói là lượng vốn cần đầu tư
cho nghề này là nhiều nhất so với các nghề khai thác hiện có. Đây sẽ là một cản trở lớn cho ngư
dân trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển nghề. Tuy cần lượng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu
quả kinh tế của nghề này không cao, thậm chí bị lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư là –0,02 do
vậy có thể nói đây là nghề sẽ ít được quan tâm phát triển trong tương lai.
Hiện nay với nguy cơ nguồn lợi ngày càng bị đe doạ thì việc phát triển nghề này sẽ càng
cần phải được xem xét vì nghề này khai thác mang tính chất huỷ diệt.
- Nghề lưới kéo đơn: là nghề có số lượng vốn đầu tư lớn thứ hai, sau nghề lưới kéo đôi.
Tuy vậy cũng như nghề lưới kéo đôi thì nghề này cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cho
người khai thác. Thêm vào đó, cùng với tính chất khai thác huỷ diệt như nghề lưới kéo đôi thì
khả năng đầu tư phát triển của nghề này cũng rất hạn chế và cần xem xét.
- Nghề lưới vây: Nghề này có số vốn đầu tư cũng không nhỏ, nhưng với tính chất đánh bắt
mang tính chọn lọc vì vậy nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người khai thác. Nghề này cần
nên xem xét để tiếp tục đầu tư vì nó có hiệu quả đồng thời với cách thức đánh bắt chọn lọc như
vậy nên nó sẽ góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hản sản cho các vùng biển Việt nam nói
chung.
- Nghề lưới rê: Là nghề có số vốn đầu tư ít nhất trong số các nghề đã được điều tra. đây là
một lợi thế để phát triển nghề này vì nó phù hợp với điều kiện của ngư dân. Thêm vào đó nghề
này tuy mang lại hiệu quả không cao như nghề lưới vây nhưng trên thực tế nó vẫn có lãi, vì vậy
việc đầu tư phát triển nghề này cung cần được đưa vào dạng ưu tiên. Một lý do nữa để phát triển
nghề này đó là nó cũng sẽ góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản, hướng tới phát triển và khai thác
bền vững trong tương lai.
- Nghề câu: Là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong 5 loại nghề đã được đề cập
đến. Cộng với việc khai thác mang tính chọn lọc cao góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi
thì tương lai phát triển nghề này là rất khả thi, nó sẽ là lực hút hấp dẫn cho ngư dân đầu tư vào
phát triển nghề này.
Phát triển nghề khai thác hải sản đã tạo ra việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài
tỉnh. Đây là một trong những mặt cần được xem xét để phát triển lĩnh vực này một cách hợp lý.
Trong 5 loại nghề đã được điều tra thì ba loại nghề lưới vây, rê và câu là các nghề mang lại hiệu

quả kinh tế cho ngư dân, còn nghề lưới kéo đôi và lưới kéo đơn thì xét về mặt hiệu quả kinh tế
còn rất thấp. Tuy nhiên nếu xét về mặt hiệu quả xã hội thì cũng cần phải cân nhắc trong việc phát
triển. Đối với nghề lưới kéo, do có sản lượng lớn nên đã góp phần giải quyết việc làm cho rất
nhiều lao động ở trên bờ sau khi tàu đánh bắt về bờ, đó là các lao động về chế biến, hậu cần, dịch
vụ… do vậy nghề lưới kéo cũng cần phải duy trì ở một mức độ cần thiết để góp phần ổn định xã
hội khi giải quyết được việc làm cho các lao động này.
Song song với việc tạo ra việc làm cho các lao động thì phát triển nghề khai thác hải sản
cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu chế biến cho lĩnh vực chế biến hải
sản xuất khẩu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, đồng thời đây cũng là động
lực để thức đẩy các ngành, lĩnh vực liên quan phát triển như: du lịch, dịch vụ…









CHƢƠNG III
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU

3.1. Những định hƣớng chung và cơ hội, thách thức trong việc phát triển nghề khai
thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
3.1.1 Những định hƣớng chung
- Phát triển nghề khai thác hải sản theo hướng bền vững.
- Phát triển đội tàu khai thác xa bờ, giảm số lượng đội tàu khai thác gần bờ
- Tăng giá trị khai thác chứ không tăng về sản lượng

- Ưu tiên phát triển các nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
3.1.2. Những cơ hội và thách thức trong việc đầu tƣ phát triển nghề khai thác hải sản
* Cơ hội
* Thách thức
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ trong hoạt động khai thác hải
sản tỉnh BRVT
3.2.1. Bố trí lại nghề khai thác hải sản một cách hợp lý
Căn cứ trên kết quả tính toán sản lượng bền vững tối đa, công suất khai thác bền vững tối
đa, hiệu quả kinh tế của các loại nghề chính theo tính toán ở trên và tính chọn lọc của các loại
ngư cụ. Đề xuất sắp xếp các loại nghề hợp lý nhằm mục tiêu hướng tới bền vững cho nghề khai
thác của tỉnh.
- Từng bước cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác vùng biển gần bờ, hạn chế phát triển
số lượng tàu thuyền xa bờ:
+ Cắt giảm dần số tàu công suất nhỏ bằng cách dừng việc đóng mới tàu thuyền công suất
nhỏ, chỉ cho phép đóng mới thay thế các tàu khai thác vùng lộng trên cơ sở tính toán thận trọng
cho từng giai đoạn với tiềm năng nguồn lợi được đánh giá cụ thể, thường xuyên và liên tục.
+ Hạn chế việc phát triển thêm các tàu khai thác xa bờ đã được đóng mới, chỉ cho phép
đóng mới thay thế các tàu ven bờ thành các tàu khai thác xa bờ trên cơ sở tính toán hợp lý với
tổng cường lực khai thác tối đa fMSY cho phép của tỉnh là 570.022cv (bao gồm cả tàu xa bờ và
gần bờ)
- Lựa chọn các loại nghề mang tính chọn lọc và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: nghề
vây, nghề rê, nghề câu. Cắt giảm và chuyển đổi dần nghề lưới kéo sang các nghề khác mang tính
chọn lọc hơn. Hiện nay trước tình trạng giá nhiên liệu tăng cao, chi phí cho đội tàu lưới kéo tăng
lên rất lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế của đội tàu này giảm sút nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra
trong năm 2006, 30% số lượng tàu này đang phải nằm bờ trong thời gian khá dài do chi phí
chuyến biển quá cao và bị thua lỗ trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn tới cần du nhập
những nghề tiêu hao ít nhiên liệu, khai thác có chọn lọc và các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
3.2.2. Giải pháp về thể chế chính sách
- Xây dựng các chính sách của tỉnh về ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản
(cảng, bến cá, các dịch vụ trên cảng bến cá). Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu

tư.
- Xây dựng chính sách trong lĩnh vực tín dụng với đặc thù riêng cho nghề cá về lượng vốn
vay và thời hạn vay, đáp ứng điều kiện đặc thù sản xuất của nghề KTHS. Chính sách hỗ trợ cho
việc thành lập các HTX nghề cá. Thành lập Ngân hàng nghề cá tại địa phương.
- Xây dựng hệ thống các chính sách cho chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp KTHS gần bờ:
chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay, phối hợp với các ngành trong việc tạo điều kiện về tư
liệu sản xuất (đất đai, cơ sở hạ tầng ) cho các lao động chuyển đổi.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng, giao, cho thuê mặt nước
biển phục vụ nuôi trồng hải sản. Đảm bảo về mặt pháp lý về quyền của người dân trong quá trình
quản lý và tạo điều kiện để người dân thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong
các hoạt động KTHS.
- Tăng cường giám sát việc thực thi các kế hoạch, quy hoạch phát triển KTHS theo quy
định của Chính Phủ.
- Ban hành các chính sách về hỗ trợ rủi ro và thiên tai cho các tàu KTHS ở vùng biển xa
bờ.
- Hiện nay, trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao, hiệu quả kinh tế của nghề KTHS, nhất
là KTHS xa bờ ngày càng giảm sút, cần phối hợp với ngân hàng địa phương để có các chính sách
khoanh nợ, kéo dài thời hạn vốn vay để ngư dân có điều kiện sản xuất và trả nợ ngân hàng
- Tăng cường khả năng giám sát việc đóng mới tàu thuyền, cải tiến cơ chế đăng ký, đăng
kiểm tàu thuyền, thực hiện việc đăng ký trước khi đóng mới, tránh tình trạng hiện nay là đóng
xong mới tiến hành thủ tục đăng ký nhằm kiểm soát tốt số lượng tàu thuyền tham gia KTHS của
tỉnh.
- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTHS và các
dự án đầu tư cho KTHS. Xúc tiến quản lý tổng hợp nghề cá và tăng cường ý thức, trách nhiệm
của các ngành khác tác động vào môi trường thủy sinh.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản, kể cả các mặt hàng xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khai thác.
- Thực hiện việc thống kê thường niên các dữ liệu về KTHS dựa trên các chỉ số chính
(cường lực, sản lượng, lao động, thu nhập nghề cá ) làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách nghề cá cho tỉnh cũng như quốc gia. Quy định chặt chẽ và giám sát thực hiện việc ghi

nhật ký đánh cá cho các tàu nhằm thu thập số liệu một cách chính xác, đơn giản và giảm chi phí.
Song song với việc thống kê thường niên theo các chỉ số, cần có các điều tra cơ bản về nguồn lợi
để đánh giá biến động đàn cá khai thác theo các chuỗi thời gian.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Quy định lại trình độ học vấn của ngư dân có nhu cầu đào tạo thuyền trưởng, máy
trưởng.
- Mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tại địa phương. Trong phần đào tạo cần
tăng cường thêm thực hành, đặc biệt là thực hành về cứu hộ, cứu nạn trên biển. Các thuyền
trưởng, máy trưởng phải được đào tạo thường xuyên và nên lựa chọn những người có kinh
nghiệm trong KTHS.
- Đối với các xã, phường trọng điểm nghề KTHS như: Phước Tĩnh, Long Hải, một số
phường trong TP Vũng Tàu cần có cán bộ chuyên trách về thủy sản nhằm nắm bắt một cách
chính xác về nghề cá của địa phương, đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và tăng cường công
tác khuyến ngư trong địa phương. Ưu tiên những kỹ sư thủy sản là người địa phương. Mở các
lớp đào tạo tại chức cho các cán bộ chuyên trách thuỷ sản tại các phường, xã trong tỉnh. Thường
xuyên mở các lớp tập huấn về an toàn trên biển cũng như phổ biến pháp luật cho ngư dân.

3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Bên cạnh việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ phù hợp với trình độ dân trí, nguồn vốn
đầu tư và quy mô sản xuất, cần ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến mang
tính mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Công nghệ ứng dụng phải được thông qua hội đồng khoa học công nghệ ngành, Chi cục
bảo vệ nguồn lợi để từ đó giao cho trung tâm khuyến ngư ứng dụng xây dựng mô hình sau đó
đánh giá lại mới phổ biến rộng rãi.
Giải pháp về khoa học công nghệ ứng dụng trong khai thác hải sản sẽ được chia thành 2
phần cơ bản là khoa học công nghệ ứng dụng trong quá trình sản xuất thông qua việc sử dụng
các trang thiết bị công nghệ cao như các thiết bị định vị, máy dò cá, các thiết bị hàng hải hiện
đại… và khoa học công nghệ là kĩ thuật, khả năng sử dụng thiết bị hiện đại cũng như kĩ năng đi
biển, khai thác hải sản của các ngư dân.
Về khoa học công nghệ ứng với máy móc thiết bị, tỉnh cần có biện pháp tăng cường

chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài có danh tiếng và uy tín về lĩnh vực này nhằm
đảm bảo đội tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ phải thực sự được đóng và trang bị bằng các
trang thiết bị hiện đại phù hợp với tình hình thực tế, đúng với giá trị đầu tư cũng như thích hợp
với hoạt động sản xuất khai thác hải sản đặc thù của ngư dân BRVT. Các tàu thuyền khai thác
được đóng, nâng cấp đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật về kích cỡ thích hợp với hoạt
động sản xuất này đồng thời đảm bảo sự bền chắc, an toàn; các trang thiết bị cũng cần được trang
bị theo đúng quy định về hàng hải và yêu cầu kĩ thuật của hoạt động khai thác hải sản xa bờ với
những chuyến đi biển xa và dài ngày. Các chi tiết về mặt kĩ thuật cần được các cơ quan chức
năng có thẩm quyền kiểm định kĩ lưỡng và xác nhận chất lượng để đảm bảo hiệu quả tối đa sử
dụng các trang thiết bị này phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ. Tỉnh cần có biện pháp khuyến
khích các cơ quan nghiên cứu cấp tỉnh và phối hợp với các cơ quan nghiên cứu cấp cao hơn cũng
như thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu phát triển với các đối tác nước ngoài để có thể có các giải
pháp khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và cập nhật đồng thời thích hợp nhật với điều kiện cụ
thể của tỉnh về kinh tế, xã hội và tự nhiên. Các hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư phát triển này có
thể lấy nguồn tài chính từ ngân sách chính thức của Nhà nước về khoa học công nghệ và cũng có
thể xin hỗ trợ trực tiếp từ các Bộ chủ quản ngành dọc có liên quan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá nhanh trong thời gian qua
kể cả về năng lực khai thác cũng như tổng sản lượng. Tàu thuyền khai thác xa bờ (90cv trở lên)
có số lượng đứng thứ 2 so với các tỉnh trong cả nước. Bên cạnh đó, số lượng tàu thuyền KTHS
gần bờ vẫn còn khá nhiều và chiếm trên 53% tổng số tàu thuyền toàn tỉnh.
- Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, trong đó nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó là nghề
câu và thấp nhất là nghề lưới rê. Nghề lưới kéo là nghề truyền thống của địa phương và phát
triển mạnh nhất ở huyện Long Điền, nghề này mang lại sản lượng cao nhất và cũng có mức đầu
tư cao nhất trong các nhóm nghề.
- Nghề KTHS của tỉnh đã giải quyết cho trên 33.300 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn
lao động gián tiếp. Ngoài ra nghề KTHS còn cung cấp nguyên liệu rất lớn cho các nhà máy chế

biến thủy sản và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động chế biến. Hiện nay trên địa bàn tỉnh xảy ra
tình trạng thiếu lao động đi biển, đặc biệt là lao động cho KTHS xa bờ.
- Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ đã có dấu hiệu suy giảm mạnh. Bên cạnh đó nguồn
lợi xa bờ ở các vùng nước truyền thống cũng đã bị suy giảm ở một số đối tượng, đặc biệt là cá
bò.
- Sản lượng khai thác bền vững tối đa theo mô hình sản lượng thặng dư MSY = 177.442 tấn
tương ứng với cường lực khai thác fMSY= 570.022cv. Sản lượng khai thác và cường lực thực tế
đã vượt quá ngưỡng bền vững.
- Các chính sách, quản lý nghề KTHS còn hạn chế, đặc biệt là việc tăng nhanh và khó kiểm
soát số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác ven bờ. Dẫn đến nguồn lợi vùng biển gần bờ suy giảm,
ảnh hưởng lớn đến tiến trình PTBV nghề KTHS.
- Hiện nay, mục tiêu phát triển nghề KTHS của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu tăng trưởng về
mặt kinh tế, chưa lồng ghép được vấn đề môi trường cũng như các yếu tố xã hội trong cộng đồng
nghề cá.

2. Đề xuất, khuyến nghị
- Cần có các nghiên cứu đánh giá một cách chính xác trữ lượng của vùng biển Bà Rịa –
Vũng Tàu nhằm định hướng phát triển nghề KTHS một cách hợp lý.
- Các dữ liệu thống kê nghề cá phải được cập nhật liên tục và chính xác theo các chỉ số
chính lựa chọn nhằm đưa ra các giải pháp phát triển một cách bền vững.
- Khuyến khích phát triển các loại nghề có hiệu quả kinh tế cao như nghề lưới vây, nghề
câu, nghề lưới rê. Đồng thời hạn chế phát triển các loại nghề có hiệu quả kinh tế thấp mà cần vốn
đầu tư lớn như nghề lưới kéo.
- Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế - xã hội song song với các vấn đề về kỹ
thuật của nghề KTHS để đưa ra các giải pháp phát triển bền vững.
- Đề nghị các cơ quan chức năng thuộc ngành thủy sản cần lồng ghép các vấn đề môi trường
và xã hội nghề cá trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.
- Tăng cường chính sách hỗ trợ cho nghề khai thác hải sản nhằm ổn định nghề khai thác,
từng bước bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ở những khu vực được đánh giá là đang bị suy giảm.
Xây dựng các khu bảo tồn biển. Quy định các khu vực, mùa vụ cấm, hạn chế khai thác và có các

chính sách kèm theo.

References
1. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004, 2005
6. Bộ môn dự báo – Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình dự báo phát triển
kinh tế – xã hội, Nhà xuất bản thống kê
2. Bộ thuỷ sản (2005), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010,
Hà nội
5. PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ (1998), Kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia.
3. David Begg (1995), Kinh tế học, nhà xuất bản thống kê,1995
7. Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
4. Nguyễn Ngọc Mai (1997), Giáo trình kinh tế đầu tư, trường đại học KTQD, nhà xuất
bản Giáo dục.
8. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn đến
2010, có xét đến 2020.
9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015
với tầm nhìn đến năm 2020.
10. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đến 2010: Huyện Mộc Xuyên, Đất Đỏ, Long Điền, TP Vũng Tàu.
11. Quyết định của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khai thác hải sản thời
kỳ 1999-2010.
12. Tạp chí thuỷ sản tháng 6,7,8,9,10,11,12/2005
13. Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2005.

×