Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.51 KB, 3 trang )

Đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT
Quảng Nam

Trần Thị Tình

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh doanh quản lý; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trương Minh Đức
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và chung nhất về công
tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT
Quảng Nam. Qua đó, chỉ ra được những thành tựu cũng như những hạn chế trong công
tác đào tạo nguồn nhân lực và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó; làm cơ
sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực tại
VNPT Quảng Nam trong thời gian tới.
Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận cũng như từ thực tế rằng NNL là tài sản
quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các DN. Nhưng khi nói NNL
là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri
thức, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ
mạng của DN chứ không phải con người chung chung. Chất lượng NNL sẽ quyết định sự
thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt nam đã
gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong nền kinh tế Việt Nam các tập đoàn có một vai trò rất lớn đối với sự phát triển
của nền kinh tế, các tập đoàn kinh tế được xem như là hình ảnh của đất nước và là
những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới. Viễn
Thông là một trong những ngành nghề quan trọng bậc nhất trong xã hội hiện nay, giúp
cho cho hệ thống thông tin liên lạc trên cả nước được thông suốt và nhạy bén. Ngành
Viễn Thông có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ, luôn đổi mới và mở ra rất nhiều cơ
hội phát triển mới. Con người làm việc trong ngành Viễn Thông cũng phải cập nhật liên


tục kiến thức, tạo sự phong phú, đa dạng, nâng cao hiểu biết về chuyên môn, đồng thời
cũng cần rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp.
Nhiệm vụ tối quan trọng đối với bất cứ DN nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay
là phát huy được lợi thế cạnh tranh. Những lợi thế cạnh tranh có thể là đổi mới, cải
tiến tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ kiến
thức, nguồn nguyên vật liệu, vốn vay, công nghệ…. Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệu
có thể đi mua, vốn có thể đi vay, công nghệ có thể học hỏi nhưng NNL là yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại của DN. Đầu tư vào công tác đào tạo NNL là đầu
tư xây dựng con người, là đầu tư cho sự phát triển bền vững, đầu tư cho tương lai.
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất giúp cho DN tồn tại và đi lên trong thời buổi cạnh
tranh gay gắt này. Nó giúp DN xây dựng thương hiệu và hình ảnh của mình trong
lòng khách hàng.

Đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT Quảng Nam” đã phân tích được các nhân tố
gây ảnh hưởng và đánh giá thực trạng công tác đào tạo NNL tại VNPT Quảng Nam.
Những điểm mạnh, điểm yếu và phân tích nguyên nhân. Dựa trên những kiến thức đã
được học và tham khảo những nghiên cứu khác tôi có đưa ra một số gợi ý nhằm hoàn
thiện công tác đào tạo NNL của VNPT Quảng Nam nhằm nâng cao được chất lượng đội
ngũ lao động, xây dựng được đội ngũ lao động có năng lực làm việc với những phẩm
chất đạo đức quý báu trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp như: xác định lại nhu cầu,
phương pháp và hình thức đào tạo, tạo môi trường hoc tập phù hợp với đặc điểm của
VNPT Quảng Nam, xây dựng lại nội dung đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào
tạo và thường xuyên đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh…

Keywords. Kinh doanh quản lý; Quản lý nhân lực; Quảng Nam; Đào tạo nguồn nhân lực;
VNPT

Content.

Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT Quảng Nam.

References.

[01]. Chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020, Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
18/10/2001.
[02]. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hơp TP Hồ Chí Minh.
[03]. Trương Minh Đức (2012), “Chất lượng nguồn nhân lực các DN vừa và nhỏ tại tỉnh Lạng
Sơn - Thực trạng và giải pháp” – Đề tài khoa học cấp trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc
gia, mã số KT.11.09.
[04]. Hoàng Văn Hải - TS. Nguyễn Đăng Minh - TS. Nhâm Phong Tuân (2012), Tinh thần DN
Việt Nam trong hội nhập.
[05]. Tạ Ngọc Hải (2010), Một số nội dung về nguồn nhân lực và đánh giá
nguồn nhân lực, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước;
[06]. Lê Thị Mỹ Linh (2009) Phát triển nguồn nhân lực trong DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sỹ.
[07]. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, NXB Tư pháp, Hà Nội.
[08.] Bùi Xuân Phong - TS Vũ Trọng Phong - ThS. Hà Văn Hội (2003), Quản trị nguồn nhân
lực trong DN Bưu chính viễn thông, NXB Bưu Điện.
[09]. Trần Anh Tài (2007) Quản trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10]. Nguyễn Hữu Thân (2006), Giáo trình Quản trị nguồn nhân sự, NXB Lao động Xã hội.
[11]. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.
[12]. Viễn thông Quảng Nam.

Tiếng Anh
[13]. Martin Hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể, NXB Thống Kê
[14]. George T. Milkovich, John W.Boudreau (Người dịch: TS. Vũ trọng Hùng, 2005), Quản trị

nguồn nhân lực, NXB Thống Kê.
Website:
[15] : Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam
[16]
[17]. Thu hút và
trọng dụng lao động có năng lực –Bộ ngoại giao Việt Nam.
[18]. : Trang web về nguồn nhân lực.
[19]. VNPT Quảng Nam.
[20]. : Tạp chí Bưu chính viễn thông.
[21]. : Tập đoàn BCVT Việt Nam.
[22].

×