Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.71 KB, 3 trang )

Một số giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại Sở
Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Đồng Thanh Thư

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nhâm Phong Tuân
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản trị kinh doanh; Quản trị nguồn nhân lực; Quản lý nhân sự; Lạng Sơn.
Content:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV khẳng định tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, huy
động các nguồn lực, phấn đấu để Lạng Sơn cơ bản đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được xác định là: Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc nâng cao chất lượng đổi ngũ
cán bộ công chức.
SKH đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở KH & ĐT, đòi hỏi cơ cấu lại đội ngũ nhân lực cả về chất và
lượng cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức
Sở KH & ĐT hiện nay hầu hết được đào tạo cơ bản, tuy nhiên việc phân bổ lực lượng nhân lực
trong Sở KH&ĐT còn chưa phù hợp, số lượng cán bộ và cơ cấu trình độ còn thiếu, năng lực thực
tế của đội ngũ nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư
góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn như Nghị quyết đã đề ra.
Trước bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, khoa học –
công nghệ phát triển đưa thể giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và
kinh tế tri thức. Trong công cuộc xây dựng ngành Kế hoạch và Đầu tư vững mạnh đòi hỏi phải
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức - những người làm chủ thông tin và tri thức xã hội – có sức


khoẻ, năng lực chuyên môn, sự nhạy bén thích nghi với hoàn cảnh luôn thay đổi của tổ chức.
Nguồn nhân lực của ngành cần được cơ cấu, bố trí hợp lý với phương châm sử dụng nhân lực có
năng lực phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Vì những lý do trên, lựa chọn đề tài “Một số giải
pháp quản trị nguồn nhân lực SKH Lạng Sơn” là cần thiết để làm cơ sở cho việc bổ sung, đào
tạo nhân lực hàng năm tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Kế hoạch có đủ
năng lực thực hiện mục tiêu phát triển ngành, góp phần vào mục tiêu phát triền kinh tế - xã hội
của tỉnh Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
Báo cáo 65 năm xây dựng và trưởng thành ngành Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn.
Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế của SKH.
Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia HN.
Hoàng Văn Hải, Giáo trình Qủan trị nhân lực, NXB Thống kê, 2008.
Trần Anh Tài (2007), Giáo trình Quản trị học, NXB ĐH Quốc gia HN.
Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn về quy định
chức năng, nhiệm vụ về bộ máy của SKH Lạng Sơn.
Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLB/BKHĐT-BNV, ngày 05/8/2009 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
TIẾNG ANH:
Beardwell, I., Holden, L. (1994), Human Resource Management: A Contemporary Perspective,
Pitman Publishing, London.
Boxall, P. and Purcell, J. (2003) Strategy and human resource management. Basingstoke:
Palgrave Macmillan

×