Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.54 KB, 6 trang )

Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
người nộp thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hồ Thị Đoan Thanh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Bằng
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, trao đổi, bổ sung làm sáng tỏ một số vấn
đề lý luận về quản lý thuế, tính tuân thủ thuế của NNT trong điều kiện quản lý thuế hiện
đại.
Đề tài góp phần cung cấp thực trạng của quản lý thuế nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của
NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và đưa ra những giải pháp
mang tính trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế để cải thiện tính tuân thủ thuế
của NNT ở địa phương trong thời gian tới.
Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý thuế; Nộp thuế; Đà Nẵng
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế hay thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực
của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà
nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước. Thuế, theo quy định của pháp luật, là
khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào
ngân sách Nhà nước. Các tác giả giáo trình thuế của Học viện Tài chính viết: “Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ
và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [9, tr.5]. Nộp
thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển
phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ thống thu thuế
Nhà nước, được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - một


trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Trung và Tây nguyên, là nơi tập trung hơn
14.500 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, 22.900 hộ/cá nhân kinh doanh và
481.900 cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân (tính đến ngày 01/5/2013).
Để thúc đẩy quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế với mục tiêu nâng cao tính tuân
thủ của người nộp thuế ở Việt Nam hiện nay nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng
là một vấn đề lôi cuốn sự quan tâm của các nhà quản lý và nhà nghiên cứu. Đây là nội
dung được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong các tài liệu quản lý thuế hiện đại. Việc
nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế tùy thuộc vào quản lý hành chính thuế của một
quốc gia, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi thái độ của người nộp thuế và hành vi
của họ. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người
nộp thuế là vấn đề mới và đứng trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với việc gắn kết
quản lý thuế với tính tuân thủ thuế của người nộp thuế nên tác giả đã lựa chọn đề tài
“Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu về quản lý thuế cho đến nay chủ yếu là của các tác giả nước ngoài.
Những nghiên cứu từ trước đến nay đều tập trung vào câu hỏi cơ bản là làm thế nào để
cải thiện hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế. Câu trả lời được giải quyết thông qua
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất là nghiên cứu sự tác động của chính sách thuế
đến hiệu lực quản lý thuế [34]. Thứ hai là sự tác động của yếu tố chính trị như sức ép
tranh cử, giành ghế quốc hội và lời hứa cải thiện ngân sách quốc gia đối với những nỗ lực
thu thuế [30]. Hướng tiếp cận thứ ba là quản lý thuế phụ thuộc vào quá trình biến đổi của
nội bộ cơ quan thuế [12] [10].
Nghiên cứu quản lý thuế ở Việt Nam chưa được sự quan tâm đúng mức, đặc biệt
là việc nghiên cứu người nộp thuế (NNT) để làm cơ sở cho những cải thiện quản lý thuế
của Nhà nước. Đã có một số nghiên cứu tiếp cận từng lĩnh vực trong quản lý thuế như:
"Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Luận
văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Vũ Thị Toản, thành phố Đà Nẵng, 1996; "Các giải pháp
nhằm tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Luận văn
thạc sĩ Quản lý kinh tế của Phi Văn Tuấn, thành phố Đà Nẵng, 1997; "Những giải pháp

chủ yếu chống thất thu thuế trên địa bàn Nghệ An trong giai đoạn hiện nay", Luận văn
thạc sĩ Quản lý kinh tế của Đoàn Hồng Vũ, thành phố Đà Nẵng, 1999. Ngoài ra, nghiên
cứu quản lý thu thuế nói chung có đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt
Nam trong quá trình đổi mới", Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Trịnh Hoàng Cơ, thành phố
Đà Nẵng, 2004; “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Phạm
Hồng Thắng, 2009; “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Trần Thị Thanh Thủy, 2012; và
“Chống gian lận thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp học
viện của Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2013 (Học viện Tài chính).
Như vậy, đã có một số nghiên cứu, đề tài, bài viết có đề cập ở mức độ nhất định về
quản lý thuế như quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, hộ kinh doanh hay đề cập đến một trong các chức năng của quản lý thuế (thanh tra
thuế), một sắc thuế cụ thể (thuế giá trị gia tăng), nhưng rất ít đề tài nào nghiên cứu độc
lập, có hệ thống về quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT và đặc biệt là trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Vì vậy, ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, nghiên
cứu hành vi của NNT từ đó xác định những đổi mới quản lý thuế vẫn là lĩnh vực nghiên cứu
còn bỏ ngỏ và chưa bao quát. Đó chính là những vấn đề cần quan tâm và là cơ sở cho nhiều
nghiên cứu trong giai đoạn tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận, tư tưởng về quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ
thuế của NNT trong điều kiện quản lý thuế hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý thuế, tình hình tuân thủ thuế hiện nay của
NNT ở Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng nhằm tìm ra nguyên nhân hạn chế
của những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng của quản lý thuế nhằm nâng
cao tính tuân thủ thuế của NNT trong thời gian qua, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT tại thành phố Đà Nẵng

trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
NNT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong quản lý thuế của Cục Thuế
thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của các tổ chức kinh tế
(gọi chung là doanh nghiệp) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2008
đến năm 2012. Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, do vậy đề tài nghiên cứu
về quản lý thuế được thực hiện trên cơ sở tình hình, số liệu từ năm 2008 và trong khoảng
thời gian 5 năm (2008-2012) nhằm đảm bảo tính hợp lý khi phân tích, so sánh của một
giai đoạn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ đối tượng và nội dung của vấn đề nghiên cứu, đề tài được thực hiện dựa
trên cơ sở phương pháp phân tích và so sánh nhằm phát hiện những điểm tích cực trong
quản lý thuế cũng như những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua, qua đó so sánh với
một số mô hình quản lý thuế hiện đại nhằm đưa ra giải pháp tối ưu khắc phục những hạn
chế của quản lý thuế, góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.
Để phục vụ cho việc phân tích và so sánh, số liệu được lấy tại Hệ thống Quản lý
thuế cấp Cục (ứng dụng QLT), Hệ thống Quản lý người nộp thuế cấp Cục (ứng dụng
TIN) và các báo cáo, kế hoạch, chiến lược có liên quan.
6. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, trao đổi, bổ sung làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận về quản lý thuế, tính tuân thủ thuế của NNT trong điều kiện quản lý thuế hiện đại.
Đề tài góp phần cung cấp những thực trạng của quản lý thuế nhằm nâng cao sự tuân
thủ thuế của NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và đưa ra những giải
pháp mang tính trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế để cải thiện tính tuân thủ
thuế của NNT ở địa phương trong thời gian tới.
7. Kê
́
t câ

́
u cu
̉
a luâ
̣
n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận va
̀
danh mu
̣
c ta
̀
i liê
̣
u tham kha
̉
o , danh mu
̣
c ch ữ viết
tắt, danh mu
̣
c ba
̉
ng biê
̉
u, hình vẽ, luận văn đươ
̣
c bố cu
̣
c gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về quản lý thuế nh ằm nâng cao tính tuân thủ thuế của
người nộp thuế
Chương 2: Thực trạng qua
̉
n ly
́
thu ế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp
thuế trên đi
̣
a ba
̀
n thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp
thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và Kế
hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015, nhà xuất bản tài chính.
[2] Bộ Tài chính, Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc đăng ký thuế
ngày 22/5/2010.
[3] Bộ Tài chính, Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
[4] Cục Thuế TP Đà Nẵng (2008 - 2012), Báo cáo tình hình thu ngân sách trên địa bàn từ
năm 2008 - 2012.
[5] Cục Thuế TP Đà Nẵng (2008 - 2012), Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra từ
năm 2008 - 2012.
[6] Cục Thuế TP Đà Nẵng (2008 - 2012), Báo cáo công tác nợ từ năm 2008 - 2012.
[7] Cục Thuế TP Đà Nẵng (2013), Báo cáo chất lượng cán bộ công chức hàng năm (2008

- 2012).
[8] Đặng Tiến Dũng (2003), Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế, Tạp chí thuế
Nhà nước, (12), tr.18-20.
[9] Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2007), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội.
[10] Vương Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong điều kiện
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
[11] Hải Lý (2007), Từ thu thuế sang nộp thuế.
www.taichinhvietnam.com/taichinhvietnam/modules.php?name=News&file
=article&sid=803 - 85k (2/3/2007).
[12] Nguyễn Thị Mai (2002), Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế trên thế giới, Tạp chí
thuế nhà nước, (3), tr.12-14.
[13] PV (2006), Gia tốc lớn vào những ngày cuối năm, Tạp chí thuế Nhà nước, (44),
tr.12-13.
[14] Tổng cục Thuế (2011), Hướng dẫn thực hiện Thông tư mới sửa đổi về quản lý thuế,
Nhà xuất bản Hà Nội.
[15] Tổng cục Thuế (2008), Quy trình thanh tra thuế, ban hành theo Quyết định số
460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế.
[16] Tổng cục Thuế (2008), Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, ban hành theo
Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
[17] Tổng cục Thuế (2010), Quyết định 108/QĐ-TCT quy định chức năng nhiệm vụ của
Cục Thuế ngày 14/01/2010.
[18] Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 1766/QĐ-TCT ngày 01/11/2012 về
việc ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam.
[19] Tổng cục Thuế (2007), Các tài liệu tại Hội thảo giữa tổ chức JICA (Nhật bản) với
Tổng cục Thuế Việt Nam.
[20] Tổng cục Thuế (2009), Quyết định số 443/QĐ-TCT ngày 29/4/2009 của Tổng cục
Thuế về việc ban hành quy trình đăng ký thuế, cấp mã số thuế.
[21] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt

chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
[22] Các Luật thuế và văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực thi hành
[23] Các tài liệu tập huấn, tuyên truyền Luật quản lý thuế, phân tích rủi ro, thanh tra,
kiểm tra thuế, Tạp chí thuế Nhà nước
[24] Website của Bộ Tài chính:
[25] Website của Tổng cục Thuế: và ; Website của Cục
Thuế TP Đa
̀

̃
ng:
[26] Hệ thống Quản lý thuế tự khai tự nộp cấp Cục (chương trình QLT)
[27] />ent_Enviroment&NewsId=162&Lang=vi-VN
[28] />quan-ly-thue.aspx
Tiếng Anh
[29] Braithwaite, V. (2001), “A new approach to tax compliance”, Working Paper, (3),
pp 2-11, Centre for tax system integrity, the Australian National University,
Canberra.
[30] Esteller-More, A. (2001), The politics of tax administration: evidence from
Spain. Website: :8089/eps/pe/papers/0303/0303004.pdf.
[31] Gill, J.B.S. (2003), “Diagnostic Framework for Revenue Administration”,
World Bank Technical Paper, (472), the World Bank, Washington, D.C.
[32] Gill, J. B.S. (2003), “The Nuts and Bolts of Revenue Administration Reform”, the
World Bank’s Presentation on Revenue Administration Reform, organised by
Public sector group of poverty reduction and economic management
department, Lation American and the Caribbean Region.
[33] James, S., Alley, C. (1999), “Tax Compliance, self- assessment
and administration in Newzealand”, the Newzealand Journal of Taxation law and
policy, 5 (1), pp 3-14
[34] Kirchker, E., Macielovsky, B., Schneider, F. (2001), Everyday Representations of

Tax avoidance, Tax evasion, and Tax flight. Do Legal Differences Matter?
Website: www.econ.jku.at/Schneider/Maciejovsky.PDF.
[35] McCarten, W. (2003), Large Taxpayer Unit- the option for Tax Administration,
Revenue administration division of the International Monetary Fund’s Fiscal
Affair Department.
[36] OECD (2003), “ Risk Management”, Tax guidance series, Centre for Tax policy and
administration.
[37] Sarker, T. K. (2003), “Improving tax compliance in developing countries via self-
assessment system- what could Bangladesh learn from Japan?” Asia- Pacific Tax
Bulletin, 9 (6), pp 1-48.
[38] World Bank (2003), The Instistitutional Framework of Tax Administration,
Website: www1.worldbank.org/publicsector/tax/theme3.html.

×