1
Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính tại Tổng Công
ty Bảo Việt Nhân thọ
Đặng Quang Tùng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PSG.TS. Đặng Đức Sơn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư tài chính thông
qua cơ chế đánh giá, thẩm định dự án và các hoạt động đầu tư, quy trình xử lý các
nghiệp vụ và kiểm soát nghiệp vụ đầu tư tại Bảo Việt Nhân thọ (BHNT). Phát
triển khách hàng, thị trường để tăng doanh thu phí BHNT, tạo nguồn vốn cho hoạt
động đầu tư. Nêu những giải pháp về dự báo thị trường, môi trường đầu tư trong
tương lai để từ đó khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, xác định danh mục đầu tư tối
ưu, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư tập trung vào dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Keywords: Đầu tư; Đầu tư tài chính; Công ty Bảo Việt Nhân Thọ; Nguồn vốn;
Doanh Nghiệp
Content
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1 Hoạt động bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm hoạt động như một trung gian tài chính – là một phần của
ngành dịch vụ tài chính trong nền kinh tế, với mục đích là là giúp cho các cá nhân và các
tổ chức tiết kiệm, tích lũy, vay mượn, đầu tư và quản lý tiền tệ.
1.1.1 Hoạt động bảo hiểm nhân thọ
Trong cuộc sống của con người, rủi ro là một điều không ai có thể trách khỏi, do
đó, ai cũng đặt nhiệm vụ hạn chế, phòng ngừa rủi ro lên hàng đầu và BHNT được ghi
nhận đã ra ra đời, phát triển và thật sự là một giải pháp để thực hiện mục tiêu hạn chế rủi
ro đó.
1.1.2 Đặc điểm của loại hình bảo hiểm nhân thọ
2
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ: BHNT là sự cam kết giữa người bảo hiểm
(công ty bảo hiểm) và người tham gia bảo hiểm (khách hàng), mà trong đó người bảo
hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm) một số tiền
nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc
sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ,
đúng hạn.
1.1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm nhân thọ
+ BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro
+ BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho người tham gia
+ Thời hạn BHNT thường rất dài, quan hệ giữa các bên trong mỗi hợp đồng BHNT
lại rất đa dạng và phức tạp
+ Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá
phức tạp
+ BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
1.1.2.3 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ: BHNT có nhiều lại hình khác nhau, đáp ứng
được rất nhiều mục đích khác nhau của khách hàng. Nhưng nhìn chung, BHNT có những
loại hình cơ bản: Bảo hiểm trong trường hợp tử vong (bảo hiểm tử kỳ), Bảo hiểm trong
trường hợp còn sống (bảo hiểm sinh kỳ), BHNT hỗn hợp
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của BHNT đối với đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.3.1 Ý nghĩa của BHNT đối với cá nhân, gia đình
1.1.3.2 Sự cần thiết của BHNT đối với các tổ chức, Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao
động
1.1.3.3 Sự cần thiết của BHNT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
1.2 Hoạt động đầu tƣ tài chính trong các công ty BHNT
1.2.1 Đầu tƣ và sự cần thiết của hoạt động đầu tƣ tài chính trong Công ty BHNT.
1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư: Hoạt động đầu tư trong DN bảo hiểm là việc sử dụng
nguồn lực tài chính từ nguồn vốn đầu tư để tiến hành các hoạt động nhằm thu về những
khoản lợi nhuận để phục vụ hoạt động kinh doanh và sinh lời cho DN bảo hiểm cũng như
những khách hàng của DN.
1.2.1.2 Hoạt động của Công ty BHNT: Công ty BHNT thực chất là các trung gian tài
chính, thu hút các nguồn tiền nhãn rỗi từ công chúng để thực hiện hoạt động đầu tư và
thực hiện những cam kết của mình đối với khách hàng.
3
1.2.1.3 Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong kinh doanh BHNT: Có thể nói đầu tư
là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển cũng như cạnh
tranh của công ty trên thị trường, kết quả và hiệu quả từ hoạt động đầu tư giúp công ty
rang trải các khoản chi phí, thực hiện các khoản thanh toán cho khách hàng, tăng khả
năng cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động, bù đắp được sự trượt giá, bảo toàn quỹ tài
chính . . .
1.2.2 Hoạt động đầu tƣ trong các công ty kinh doanh BHNT
1.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong công ty BHNT
- Nguồn dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp
vụ bảo hiểm, được trích lập nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định
trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là một nguồn quan trọng để thực hiện các nghĩa vụ thanh
toán cho khách và là nguồn vốn giữ vai trò khá quan trọng trong hoạt động đầu tư vì
không phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.
- Nguồn khác: các công ty BHNT còn tạo nguồn vốn đầu tư thông qua các hình thức
huy động như phát hành trái phiếu, vay vốn các tổ chức, cá nhân, nguồn vốn giữ lại từ lợi
nhuận, hoặc cũng có thể nhận góp vốn liên danh, liên kết . . .
1.2.2.2 Các nguyên tắc và đặc trưng cơ bản trong hoạt động đầu tư: Trong hoạt động
đầu tư, với những chính sách ràng buộc của pháp luật, các công ty bắt buộc phải tuân thủ
ba nguyên tắc cơ bản: bảo toàn vốn, thanh khoản cao và hiệu quả. Đây cũng là những
thách thức lớn đối với các công ty BHNT.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư: Để đánh giá kết
quả và hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm có thể sử dụng những chỉ tiêu sau:
Nguồn vốn đầu tƣ: ảnh hưởng đến quy mô và kết quả hoạt động đầu tư.
Doanh thu hoạt động đầu tƣ: được tính bằng tổng số tiền thu được khi công ty đã
bỏ tổng nguồn vốn đầu tư của mình trong năm tài chính.
Lợi nhuận hoạt động đầu tƣ: được tính bằng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu
tư của công ty BHNT trong năm tài chính.
Tỷ suất sinh lời: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận hoạt động
đầu tư của DN với tổng vốn đầu tư sử dụng trong kỳ của DN.
Chi phí đầu tƣ tài chính cho biết số chi phí bỏ ra trong kỳ để đạt được khoản doanh
thu từ hoạt động đầu tư, chi phí phát sinh càng thấp, chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng cao.
4
Doanh thu so với tổng vốn đầu tƣ: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh
doanh thu hoạt động đầu tư của DN với tổng vốn đầu tư sử dụng trong kỳ của DN.
1.2.3 Phạm vi hoạt động đầu tƣ của các công ty BHNT.
1.2.3.1 Những nguyên tắc đầu tư tài chính cơ bản: hoạt động đầu tư tài chính có các
nguyên tắt cơ bản như lợi suất và độ rủi ro, đa dạng hóa đầu tư, lựa chọn danh mục tối
ưu.
1.2.3.2 Danh mục đầu tư của Công ty BHNT: Với nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi của
mình, các công ty bảo hiểm thường đầu tư vào các danh mục: Gửi tiền tại các tổ chức tín
dụng, Cho vay, uỷ thác đầu tư, Mua các loại chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu), Đầu tư
bất động sản . . .
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ tài chính của các Công ty
BHNT.
1.2.4.1 Những nhân tố khách quan (môi trường đầu tư): Môi trường đầu tư bao gồm:
(i) sự hình thành và mức độ phát triển của thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bất
động sản, thị trường lao động….; (ii) hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, năng lượng; (iii) hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan
đến hoạt động đầu tư, hệ thống các dịch vụ tài chính ngân hàng, kế toán và kiểm toán…
1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan
+ Quy mô phí bảo hiểm huy động: tác động trực tiếp đến quy mô của quỹ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm chính.
+ Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu lớn đóng vai trò quan trọng
tác động đến quy mô nguồn vốn đầu tư.
+ Nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: có ưu thế trong đầu tư trung và dài
hạn để tạo lợi thế trong hoạt động đầu tư của mỗi Công ty bảo hiểm.
+ Mô hình tổ chức đầu tư: Để có một hình thức tổ chức hoạt động đầu tư hợp lý đòi
hỏi phải xem xét nhiều nhân tố, đặc biệt là quy mô công ty bảo hiểm, tính chất nghiệp vụ
bảo hiểm và quy định của pháp luật.
+ Quan điểm về đầu tư của chính Công ty bảo hiểm: Với các quan điểm đầu tư khác
nhau, các công ty bảo hiểm sẽ chú trọng đầu tư vào các khoản mục có sự an toàn, thanh
khoản và hiệu quả khác nhau . . .
+ Trình độ công nghệ thông tin: Thông tin là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với
cán bộ đầu tư, là cơ sở để họ phân tích và ra quyết định đầu tư đúng đắn.
5
+ Nguồn nhân lực có chất lượng: trình độ chuyên môn, khả năng nắm bắt, xử lý
thông tin và ra những quyết định kịp thời, có tính chiến lược là yếu tố sống còn trong hoạt
động đầu tư của các công ty BHNT.
1.2.5 Kinh nghiệm trong hoạt động đầu tƣ tài chính tại một số công ty BHNT các
nƣớc trên thế giới: Kinh nghiệm đầu tư nguồn vốn vào danh mục của các nước là khác
nhau, nếu một số nước chủ trương đầu tư an toàn vào danh mục trái phiếu, tiền gửi thì
một số nước khác lại đầu tư mạnh vào cổ phiếu, bất động sản.
Phần 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (gọi tắt là Bảo Việt Nhân thọ)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Những dấu mốc lịch sử của DN: Bảo Việt triển khai bảo hiểm nhân thọ đầu tiên
vào năm 1996, đến năm 2001, mạng lưới hoạt động được phủ kín khắp các tỉnh thành.
Năm 2004, chính thức thành lập Tổng Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Việt Nam. Đến năm
2007, đổi tên thành Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (gọi tắt là Bảo Việt Nhân thọ, hoạt
động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100%
vốn điều lệ.
2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ: gồm (i) kinh doanh các loại hình
BHNT; (ii) nhận và nhượng tái bảo hiểm; (iii) quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3 Triết lý hoạt động, sứ mệnh kinh doanh
Tôn chỉ hoạt động: “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền”. Coi khách hàng là
trung tâm của mọi hoạt động, phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển.
Phát triển bền vững: Hành động luôn được dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng và
bảo vệ lợi ích của các bên tham gia.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động: Năm 2008, BVNT chuyển đổi sang mô hình
quản lý tập trung, với những bộ phận chức năng được quy định rõ ràng quyền hạn, trách
nhiệm gồm: Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc, Khối kinh doanh, Khối quản lý tài
chính, Khối quản lý hoạt động, Khối Acutuary và Khối Hỗ trợ
2.1.2.2 Vị trí, chứng năng Phòng Đầu tư: Phòng Đầu tư thuộc Khối tài chính, thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ là (i) Công tác Quản lý các Quỹ đầu tư tài chính, (ii) Công tác
Quản lý kênh đầu tư tài chính, (iii)Công tác quản lý đầu tư tài chính và quản lý các loại tài
6
sản đầu tư khác được chỉ định và (iv) Công tác giúp việc cho Hội đồng quản lý tài sản-nợ
(ALCO):
2.1.2.3 Quy mô hoạt động của các công ty thành viên: tại 60 công ty thành viên trong
toàn quốc triển khai hoạt động với mô hình gồm: Bộ phận phát triển kinh doanh, Phòng
dịch vụ khách hàng và phòng Hành chính quản trị
2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ
2.1.3.1 Về hệ thống sản phẩm triển khai: đến nay BVNT đã triển khai hệ thống sản
phẩm với hơn 50 loại hình khác nhau, trong đó, những sản phẩm đóng vai trò chủ lực là
nhóm sản phẩm hỗn hợp. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm như sản phẩm triển khai thị
trường DN, bảo hiểm linh hoạt về chế độ nghỉ hưu trí . . . vẫn chưa được Bảo Việt Nhân
thọ quan tâm.
2.1.3.2 Về hoạt động phát triển và quản lý đại lý: Tổng số đại lý lũy tiến hết năm 2011
là 25.000. Tuy nhiên, số đại lý nghỉ việc hàng năm chiếm một tỷ lệ khá cao so với số đại
lý tuyển mới vào (từ 65%-75%). Về chất lượng đại lý: năng suất hoạt động chưa cao, chất
lượng tuyển dụng đầu vào thấp, số đại lý nghỉ việc quá lớn, số đại lý không hoạt động còn
nhiều.
2.1.3.3 Về kết quả về phát triển khách hàng và hợp đồng hiệu lực: Giai đoạn 2009-
2011, Bảo Việt Nhân thọ tập trung phát triển số lượng hợp đồng mới khá lớn, nhưng
không đủ bù đắp cho số hợp đồng hết hiệu lực làm cho số hợp đồng hiệu lực cuối kỳ liên
tục sụt giảm (giảm 10% trong cả giai đoạn). Điều này ảnh hưởng to lớn đến nguồn thu phí
và hoạt động đầu tư.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc: BVNT đạt được những kết quả
kinh doanh đáng ghi nhận, đặc biệt là năm 2011, BVNT đã đạt được doanh thu phí bảo
hiểm khai thác mới 944 tỷ, tăng trưởng 23% so với 2010. Lợi nhuận trước thuế của
BVNT tăng trưởng mạnh trong năm 2010 (tăng 33,6% so năm 2009). Tổng doanh thu
tăng trưởng đáng kể năm 2010 tăng trưởng 15% so với năm 2009 và năm 2011 tăng
trưởng 8,6% so với 2010.
2.1.3.5 Vị trí của Bảo Việt Nhân thọ trong Tập đoàn Bảo Việt: Kết thúc năm 2011,
trong cơ cấu hợp nhất của Tập đoàn, giá trị tổng tài sản của BVNT đạt 19.802 tỷ đồng,
chiếm 45,4%; tổng doanh thu đạt 6.661 tỷ động, đạt 44,7%, lợi nhuận trước thuế đạt 606
tỷ đổng, chiếm 39,8.
2.1.3.6 Thị trường BHNT và vị thế của Bảo Việt Nhân thọ: Trong năm 2011, thị phần
tổng doanh thu của BVNT đạt gần 29%, dẫn đầu thị trường vẫn là Công ty Prudential với
tổng doanh thu chiếm 38%. Tuy nhiên, xét kết quả 6 tháng đầu năm 2012, thị phần doanh
thu khai thác mới của BVNTT chiếm 25% dẫn đầu thị trường.
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tƣ tài chính tại Bảo Việt Nhân thọ
7
2.2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ
2.2.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân thọ và vốn huy động: Tổng nguồn
vốn đầu tư của chủ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt là 1.500 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn chủ
sở hữu, Bảo Việt Nhân thọ được huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật. . .Các hình thức huy động vốn là phát hành trái phiếu; vay
vốn của các tổ chức tín dụng, nhận vốn góp liên danh, liên kết và các hình thức huy động
khác . . .
2.2.1.2 Nguồn vốn từ trích lập dự phòng nghiệp vụ: trích lập từ phí bảo hiểm theo
quy định của Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính, hướng
dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2007.
Tổng hợp nguồn vốn của BVNT được thể hiện như sau:
Bảng 2.8 – Nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ 2009-2011
NGUỒN VỐN
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Vốn chủ sở hữu
1.527.433
8,9
1.587.649
7,7
1.573.574
8,0
Dự phòng nghiệp vụ
14.808.931
86,4
15.735.105
76,4
16.206.994
81,8
Nguồn vốn khác
813.717
4,7
3.281.301
15,9
2.021.607
10,2
Tổng cộng
17.150.081
100
20.604.055
100
19.802.175
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Bảo Việt Nhân thọ)
Đánh giá: nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ tăng đều qua các năm và tỷ lệ nguồn
vốn từ trích lập dự phòng chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn.
2.2.1.3 Trích lập Biên khả năng thanh toán: BVNT luôn luôn đáp ứng được nhu cầu
thanh toán của khách hàng và đối tác ở mức độ cao cả về số tuyệt đối và tương đối (Biên
khả năng thanh toán ≥ Biên khả năng thanh toán tối thiểu).
Bảng 2.9 - Biên khả năng thanh toán của Bảo Việt Nhân thọ
Giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: trđ
STT
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1
Biên khả năng thanh toán tối thiểu
702.864
759.706
811.620
2
Biên khả năng thanh toán của BVNT
980.598
1.085.743
1.084.127
3
So sánh (1) và (2)
Số tuyệt đối (2)-(1)
277.734
326.038
272.507
Số tương đối (2)/(1)
140%
143%
134%
8
(Nguồn: Báo cáo Biên khả năng thanh toán Bảo Việt Nhân thọ)
2.2.2 Phân tích hoạt động đầu tƣ tại Bảo Việt Nhân thọ
2.2.2.1 Nguyên tắc đầu tư và sử dụng vốn: BVNT tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc đầu
tư, sử dụng vốn như có quyền đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh
doanh với mục tiêu lợi nhuận; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về bảo toàn,
phát triển vốn, về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người liên quan.
Đối với hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ BHNT là: (i) Mua trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu DN có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn
chế; (ii) Mua cổ phiếu, trái phiếu DN không có bảo lãnh, góp vốn vào các DN khác tối đa
50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; (iii) Kinh doanh bất động sản, cho
vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Bảo toàn vốn: Bảo Việt Nhân thọ có trách nhiệm bảo toàn vốn theo các quy định
(i) Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản
lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật; (ii) Mua bảo hiểm tài sản
theo quy định của pháp luật; (iii) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất (nếu có), các khoản
nợ khó đòi và nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật và trích lập các
khoản dự phòng rủi ro sau đây: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Dự phòng các khoản
phải thu khó đòi; Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư; (iv) Bảo Việt Nhân thọ được dùng
lợi nhuận để bù lỗ các năm trước (nếu có) theo quyết định của Hội đồng thành viên và
quy định của pháp luật; được hạch toán thiệt hại bất khả kháng vào chi phí kinh doanh
theo quy định của pháp luật; (v) Các biện pháp bảo toàn vốn khác theo quy định của pháp
luật.
2.2.2.2 Kết quả hoạt động danh mục đầu tư
+ Cơ cấu danh mục và nguồn vốn đầu tư: Danh mục đầu tư tập trung chủ yếu theo 3
kênh: (i) kênh tự đầu tư gồm các danh mục như cho vay theo hợp đồng, vay phí tự động
và tiền gửi, chứng chỉ và góp vốn; (ii) hợp đồng ủy thác qua Tập đoàn Bảo Việt với các
danh mục đầu tư gồm tiền gửi, góp vốn, đầu tư khác và (iii) thông qua Công ty quản lý
quỹ Bảo Việt (cổ phiếu, trái phiếu, cho vay theo dự án; tiền gửi và đầu tư khác …). Như
vậy, mặc dù danh mục đầu tư tổng thể của Bảo Việt Nhân thọ khá đa dạng và phù hợp với
xu hướng thị trường, như phần lớn vốn đầu tư Bảo Việt Nhân thọ thực hiện thông qua
việc ủy thác cho Tập đoàn và Công ty quản lý Quỹ (chiếm từ 80-85% tổng nguồn vốn).
Kết quả hoạt động danh mục đầu tư thể hiện qua bảng sau:
9
Bảng 2.10 - Kết quả đầu tƣ theo danh mục của Bảo Việt Nhân thọ giai đoạn 2009-2011
STT
Danh mục
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Vốn (trđ)
Lãi (trđ)
Tỷ lệ
(%)
Vốn (trđ)
Lãi (trđ)
Tỷ lệ
(%)
Vốn (trđ)
Lãi (trđ)
Tỷ lệ
(%)
1
Trái phiếu Chính phủ
7.731.953
736.994
9,53
8.634.280
885.742
10,26
10.068.605
1.036.371
10,29
2
Trái phiếu DN (có bảo lãnh)
25.000
3.429
13,72
25.000
3.333
13,33
20.000
2.689
13,44
3
Trái phiếu DN (không có bảo
lãnh)
2.182.646
206.983
9,48
2.214.000
232.571
10,50
2.214.000
238.980
10,79
4
Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng
3.248.944
307.864
9,48
5.278.300
625.450
11,85
5.157.559
546.314
10,59
5
Cổ phiếu
1.594.181
187.219
11,74
1.436.306
150.621
10,49
727.940
55.546
7,63
6
Góp vốn vào các DN khác
198.192
15.848
8,00
198.192
16.577
8,36
211.475
17.505
8,28
7
Cho vay theo hợp đồng
BHNT và vay phí tự động.
1.117.442
144.341
12,92
1.117.442
140.104
12,54
1.067.591
147.071
13,78
8
Quỹ Universal Life
190.818
11.993
6,28
455.613
34.285
7,53
848.648
99.036
11,67
9
Quỹ Unit Linked
-
-
225.911
23.118
10,23
10
Đầu tư khác
24.756
-
23.449
-
23.449
-
-
Tổng cộng/Tỷ lệ bình quân
16.313.932
1.614.670
9,90
19.382.582
2.088.683
10,78
20.565.178
2.166.629
10,54
(Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân thọ)
10
+ Phân tích về cơ cấu vốn đầu tư thực tế: Nhìn vào bảng 2.10 có thể thấy rằng danh
mục đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN có tỷ trọng đầu tư vốn cao. Tổng
vốn đầu tư vào việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cho vay và các khoản khác chiếm tỷ
lệ 28,2% không vượt các mức quy định của pháp luật. Đối với hoạt động góp vốn vào các
DN khác, Bảo Việt Nhân thọ thực hiện chủ yếu thông qua hợp đồng ủy thác với Tập
đoàn, theo đó, trong năm 2011, góp vốn thành lập Công ty TNHH Bảo Việt-SCIC với số
tiền 120 tỷ đồng, Góp vốn thành lập công ty đầu tư Bảo Việt với số tiền 60 tỷ đồng và góp
vốn thành lập các công ty khác 31,55 tỷ đồng.
+ Phân tích về lãi suất hoạt động đầu tư: Tỷ lệ lãi suất bình quân năm 2010 đạt
10,78% tăng trưởng 8,8% so với năm 2009 và có xu hướng giảm nhẹ năm 2011 (giảm
2,2% so với năm 2010). Trong đó, các danh mục đầu tư như trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, đặc biệt cho vay theo hợp đồng với tỷ suất lợi nhuận khá
cao. Việc thực hiện cho vay theo hợp đồng BHNT đem lại mức lợi suất cao và đây cũng
là danh mục khá an toàn, vì chủ hợp đồng thế chấp và lấy một phần tiền từ hợp đồng
BHNT.
2.2.2.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động đầu tư: Bảng đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả
đầu tư như sau:
Bảng 2.11 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ 2009-2011
TT
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Vốn đầu tư
16.313.932
19.382.582
20.565.177
2
Doanh thu đầu tư
1.614.670
2.088.683
2.166.629
3
Chi phí cho hoạt động đầu tư
325.094
913.478
1.225.600
(i)
Tăng trưởng vốn đầu tư
18,8%
6,1%
(ii)
Biến động doanh thu trên vốn đầu tư
phát sinh mới trong kỳ
15,4%
6,6%
(iii)
Tăng trưởng doanh thu đầu tư
29,3%
3,7%
(iv)
Biến động chi phí/doanh thu
0,20
0,43
0,57
(v)
Tỷ suất lợi nhuận (trước chi phí)
11,7%
10,8%
(vi)
Tỷ suất lợi nhuận (sau chi phí)
7,2%
5,9%
(vii)
Hiệu quả hoạt động đầu tư
4,97
2,29
1,77
(viii)
Doanh thu đầu tư/vốn đầu tư
9,90%
10,78%
10,54%
(ix)
Lợi nhuận đầu tư/vốn đầu tư
7,90%
6,06%
4,58%
Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư - BVNT
Kết quả phân tích tại bảng 2.11 trên cho thấy: hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân
thọ tương đối ổn định nhất là trong năm 2010, chỉ số tăng trưởng vốn đầu tư tăng 18,8%
11
và chỉ số doanh thu đầu tư 29,4%, qua đó khẳng định hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
và trích lập dự phòng của Bảo Việt Nhân thọ tăng đều, tạo nguồn vốn đáng kể cho hoạt
động đầu tư. Tuy nhiên, sang năm 2011, các chỉ số tăng khá ít so với năm 2010, chỉ số
tăng trưởng vốn đầu tư chỉ đạt 6,1% và chỉ số tăng trưởng doanh thu đầu tư chỉ đạt 3,7%.
Mặc dù, nguồn vốn và doanh thu đầu tư tăng trưởng hàng năm, nhưng hiệu quả
của hoạt động đầu tư tại Bảo Việt Nhân thọ còn khá hạn chế, với chi phí biến động trên
doanh thu tăng đáng kể, nghĩa là chi phí cho hoạt động đầu tư có xu hướng tăng lên làm
giảm tỷ suất lợi nhuận và khoảng cách giữa tỷ suất lợi nhuận trước chi phí và sau chi phí
ngày càng cao. Tỷ suất lợi nhuận trước chi phí giảm từ 11,7% (năm 2010) xuống còn
10,8% (năm 2011) và tỷ suất lợi nhuận sau chi phí giảm từ 7,2% (năm 2010) xuống còn
5,9% (năm 2011).
Đồng thời, hiệu quả đầu tư của BVNT có sự sụt giảm mạnh từ 1 đồng chi phí bỏ
ra thu được 4,97 đồng doanh thu trong năm 2009, giảm xuống 2,29 đồng trong năm 2010
và chỉ còn 1,77 đồng trong năm 2011; tỷ lệ doanh thu/vốn đầu tư có sự tăng nhẹ từ 9,9%
năm 2009 lên 10,78% năm 2010 và giảm nhẹ trong năm 2011 còn 10,54%; tỷ lệ lợi nhuận
đầu tư/vốn đầu tư cũng có sự giảm nhẹ từ 7,9% năm 2009 xuống 6,06% năm 2010 và sụt
giảm nhẹ trong năm 2011 còn 4,58%.
2.2.2.4 So sánh về kết quả và hiệu quả hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ và các Công
ty cạnh tranh khác trên thị trường
Với 15 Công ty BHNT hoạt động trên thị trường, trong đó, Bảo Việt Nhân thọ là
Công ty bảo hiểm duy nhất của Việt Nam, do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn, các
công ty BHNT còn lại đều hoạt động dưới hình thức đầu tư 100% vốn của nước ngoài
hoặc góp vốn liên doanh. Mục tiêu của hầu hết các Công ty BHNT là không ngừng thúc
đẩy hoạt động kinh doanh nhằm phát triển nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư để nâng cao
vị thế cạnh tranh trên thị trường. Số liệu từ bảng sau, có thể so sánh kết quả và chỉ số đo
lường hiệu quả đầu tư của Bảo Việt Nhân thọ, Prudential (công ty dẫn đầu thị trường từ
năm 2004) và Dai-ichi (có thị phần thấp hơn Bảo Việt Nhân thọ), cụ thể là:
12
Bảng 1.12 - So sánh kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tƣ của Bảo Việt Nhân thọ, Prudential và Dai-ichi
TT
Chỉ tiêu
Bảo Việt Nhân thọ
Prudential
Dai i chi
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Vốn đầu tư
16.313.932
19.382.582
20.565.177
18.861.131
20.671.822
22.263.939
2.355.607
2.625.202
2.827.349
2
Doanh thu đầu tư
1.614.670
2.088.683
2.166.629
2.074.244
2.279.644
2.871.628
228.894
296.691
383.398
3
Chi phí cho hoạt động đầu tư
325.094
913.478
1.225.600
506.580
465.159
819.496
27.550
39.524
77.748
Tăng trưởng vốn đầu tư
18,8%
6,1%
9,6%
7,7%
11,4%
7,7%
Tăng trưởng doanh thu đầu tư
29,3%
3,7%
9,9%
26,0%
29,6%
29,2%
Tỷ suất lợi nhuận (trước chi phí)
11,7%
10,8%
11,5%
13,4%
11,9%
14,1%
Tỷ suất lợi nhuận (sau chi phí)
7,2%
5,9%
7,9%
8,5%
8,1%
9,4%
Hiệu quả hoạt động đầu tư
4,97
2,29
1,77
4,09%
4,09
4,9
8,31
7,51
4,93
Doanh thu đầu tư/vốn đầu tư
9,9%
10,8%
10,5%
11%
11%
12,9%
9,7%
11,3%
13,6%
Lợi nhuận đầu tư/vốn đầu tư
7,9%
6,1%
4,6%
8,3%
8,8%
9,2%
8,5%
9,8%
10,8%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của Bảo Việt Nhân thọ, Prudential, Dai-ichi)
13
Kết quả tại bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả đầu tư của Bảo
Việt Nhân thọ tương đối tốt, phù hợp với xu hướng đầu tư của thị trường. Tuy nhiên, ta cũng có
thể thấy, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong năm 2010, 2011 của Dai-ichi là khá cao, với tỷ lệ
trên 29%. Tỷ suất lợi nhuận, trước và sau chi phí của Prudential và Dai-ichi đều cao hơn Bảo
Việt Nhân thọ (trên 11%, thậm chí Dai-ichi năm 2011 lên đến 14,1%, tỷ lệ doanh thu và lợi
nhuận trên vốn đầu tư đều cao; chứng tỏ các Công ty này chú trọng đến công tác đầu tư tài chính,
kiểm soát được chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
2.3 Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong công tác quản lý và đầu tƣ tài
chính tại Bảo Việt Nhân thọ
2.3.1 Những kết quả và thành tựu đạt đƣợc
2.3.1.1 Thay đổi mô hình tổ chức: Mô hình quản lý tập trung, giúp cho BVNT đạt được một số
lợi thế như sau: (i) Khả năng thanh toán luôn ở mức cao và kịp thời; (ii) Tích tụ được vốn để đầu
tư tài chính hiệu quả; (iii) Phí thấu chi (nếu có) thấp; (iv) Phù hợp với xu thế thời đại về việc sử
dụng các dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh; (v) mang lại giá trị gia tăng và sự tiện
ích cho khách hàng.
2.3.1.2 Hoạt động đầu tư tài chính: Bảo Việt Nhân thọ luôn thực hiện trách nhiệm trong hoạt
động đầu tư là bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, đầu tư
theo cơ cấu danh mục mà Nhà nước cho phép; Theo đó, trong giai đoạn 2009-2011, Bảo Việt
Nhân thọ tập trung phần lớn nguồn vốn vào đầu tư danh mục tiền gửi ngân hàng, trái phiếu chính
phủ, trái phiếu công ty có bảo lãnh, điều này khá phù hợp với xu thế và mang lại kết quả đầu tư
cao.
Giai đoạn 2009-2011, mức độ tăng trưởng vốn đầu tư trung bình đạt gần 13% năm, mức
độ tăng trưởng doanh thu đầu tư trung bình đạt gần 17%/năm, hầu hết các Công ty, tập đoàn Nhà
nước hoạt động trì trệ, “lãi giả, lỗ thật”, khó khăn trong huy động vốn và thậm chí là thâm hụt
vốn đầu tư. Trong khi đó, hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân thọ vẫn thực hiện tốt, nguồn vốn
đầu tư và doanh thu đầu tư tăng trưởng và sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt, an toàn,
hiệu quả và đảm bảo thanh khoản.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của
Bảo Việt Nhân thọ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, những hạn
chế có thể kể đến là:
+ Hệ thống sản phẩm Hệ thống sản phẩm tập trung vào đối tượng hưu trí còn ít được quan
tâm và phát triển, dòng sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng DN ít hấp dẫn chủ yếu mang
14
tính chất bảo hiểm, chưa phải là giải pháp độc đáo cho DN mang đến chế độ phúc lợi cao cho
người lao động trực thuộc.
+ Dịch vụ khách hàng Hiệu lực hợp đồng cuối kỳ của Bảo Việt Nhân thọ liên tục giảm sút
(giảm hơn 10% giai đoạn 2009-2011) mà nguyên nhân chính là công tác dịch vụ khách hàng, sau
bán hàng chưa được chú trọng, công tác hỗ trợ phục vụ khách hàng có hợp đồng đáo hạn chưa
được đầu tư đúng mức làm cho hợp đồng hết hiệu lực hàng năm ở mức cao.
+ Chất lượng đội ngũ đại lý Tỷ lệ đại lý mới hòa nhập và thành công với nghề chỉ chiếm tỷ lệ
thấp, ước khoảng 30%, tỷ lệ hoạt động trung bình toàn hệ thống giai đoạn 2009-2011 chỉ đạt
32%. Trưởng ban kinh doanh, Trưởng nhóm kinh doanh còn chưa thể hiện hết vai trò của mình
trong công tác quản lý, giám sát hoạt động đội ngũ đại lý trực thuộc, họ xem việc đi khai thác cá
nhân là quan trọng hơn và ít chú trọng đến công tác quản lý hoạt động. Tâm lý chỉ xem đây là
một nghề “phụ”, “làm cho vui” nên không dành thời gian, tập trung cho công việc của mình, dẫn
đến hiệu quả hoạt động thấp, tỷ lệ đại lý nghỉ việc cao.
+ Quản lý hoạt động cho vay: việc rà soát thường xuyên và quản lý hoạt động cho vay còn
bất ổn, khách hàng không có trách nhiệm trong khoản trả lãi và gốc vay, lâu dần khoản vay (gốc
và lãi) vượt qua hạn mức quy định, nhiều hợp đồng của khách hàng phải đình chỉ, hoặc xử lý nợ,
từ “chủ hợp đồng” khoản vay này lại làm cho khách hàng có tâm lý “nợ” dẫn đến hợp đồng bị
hủy. Việc điều chỉnh lãi suất thường xuyên trong hợp đồng vay cũng khiến cho khách hàng dao
động khi lãi suất cho vay biến động theo chiều hướng gia tăng.
+ Thói quen thanh toán bằng tiền mặt: Tập quán sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức
của người dân, ngại giao dịch với ngân hàng, …nên trong một số trường hợp đặc biệt, Bảo Việt
Nhân thọ vẫn phải chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt như (i) khách hàng xảy ra quyền lợi rủi ro
tử vong, thương tật… (ii) Khách hàng đề nghị chi trả tiền bảo hiểm khi ngân hàng không phục
vụ, (iii) thanh toán cho khách hàng tại các hội nghị nhằm nâng cao tỷ lệ tái tục hợp đồng….Do
đó, số dư tiền mặt tồn quỹ tại các Công ty thành viên vẫn còn lớn, nguồn tài sản này không sinh
lời, làm giảm nguồn vốn tập trung cho đầu tư.
+ Công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ: hiện nay Bảo Việt Nhân thọ đã có hàng chục phần
mềm nghiệp vụ lớn, nhỏ để phục vụ công tác kinh doanh, đặc biệt là yêu cầu công việc sau khi
thực hiện mô hình quản lý tập trung. Tuy nhiên, hệ thống các phần mềm vẫn đang còn nằm rải
rác ở nhiều nơi, chưa tập trung được toàn diện dữ liệu giữa các phần mềm với nhau, chưa có
phần mềm quản lý tập trung nào đáp ứng được tất các các phần hành nghiệp vụ nên chưa cung
cấp kịp thời các số liệu thống kê, phân tích các chỉ tiêu kinh doanh và hiệu quả, hệ thống báo cáo
theo quy định cho các bộ phận có liên quan để kịp thời đưa ra các quyết định mang tính chiến
lược để không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh.
15
+ Hoạt động của Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO) đang còn mờ nhạt và chưa thực sự
phát huy đúng chức năng nhiệm vụ trong vai trò quản lý, giám sát các yêu cầu đảm bảo cân đối
giữa giá trị tài sản đầu tư và các trách nhiệm thanh toán phát sinh, đảm bảo cho Bảo Việt Nhân
thọ có đủ các nguồn lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn phải thanh
toán. Nội dung quản lý, giám sát bao gồm việc xây dựng các hệ thống quy định liên quan tới hạn
mức, cơ cấu, thời hạn danh mục đầu tư; cơ chế giám sát mối quan hệ cân đối giữa tài sản đầu tư
và trách nhiệm thanh toán phát sinh; kế hoạch dòng tiền đảm bảo tính thanh khoản và nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu tư.
2.3.2.2 Hạn chế/tồn tại trong hoạt động đầu tư và nguyên nhân
+ Mô hình quản lý hoạt động đầu tư: việc quản lý hoạt động đầu tư là trách nhiệm của Phòng
đầu tư trực thuộc (khối tài chính). Số lượng cán bộ đầu tư còn ít so với quy mô nguồn vốn đầu tư
và còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dự án và quản trị rủi ro trong đầu tư tài
chính; công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường vốn, thị trường tiền tệ, phân tích số liệu, dự báo,
đánh giá hoạt động đầu tư, công tác tham mưu cho Lãnh đạo về danh mục, hiệu quả nguồn vốn
chưa kịp thời và mang tính chiến lược. Phần lớn nguồn vốn đầu tư được thực hiện qua kênh ủy
thác nên hoạt động đầu tư tại Bảo Việt Nhân thọ chưa thật sự linh hoạt và chủ động.
+ Công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ trong công tác thu thập thông tin, phân tích môi
trường đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, đa số do nhân viên Phòng đầu tư tự thực hiện, tự
viết bằng những phần mềm cơ bản để tính toán và theo dõi. Việc hạn chế về thông tin dẫn đến
vao trò tham mưu cho Lãnh đạo chưa được kịp thời, mang tính chiến lược, đột phá và lợi nhuận
mang lại sẽ thấp.
+ Hoạt động góp vốn thành lập các công ty khác được thực hiện qua Tập đoàn Bảo Việt.
Công tác quản lý thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Tập đoàn và BVNT (hiện nay góp vốn
thành lập Công ty TNHH Bảo Việt-SCIC, công ty đầu tư Bảo Việt và các công ty khác). Điều lệ
thành lập công ty; các thành viên Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm
đối với (Công ty TNHH Bảo Việt-SCIC và Công ty đầu tư Bảo Việt) nên hiệu quả kinh doanh
chưa cao, lợi nhuận đầu tư thấp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Bảo Việt Nhân thọ.
2.3.2.3 Những thách thức từ môi trường bên ngoài
+ Quy định của hành lang pháp lý: hoạt động đầu tư phải đảm bảo độ an toàn, tính thanh
khoản trong hoạt động đầu tư, đây là thách thức lớn cho hoạt động đầu tư của các công ty BHNT
trên thị trường nói chung và Bảo Việt Nhân thọ nói riêng.
+ Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 -2011 biến động mạnh các chỉ số
HOSE và HNX liên tục sụt giảm (năm 2010 chỉ số HNX giảm 32% so với năm 2009 và năm
2011 tiếp tục giảm 48% so với năm 2010), đầu tư qua cổ phiếu với tỷ suất lợi nhuận thấp và sụt
giảm trong khi danh mục đầu tư cổ phiếu tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
16
+ Thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, không có nhà tạo
lập thị trường, vai trò của nhà bảo lãnh không rõ nét, tính thanh khoản của trái phiếu thấp …
+ Thị trường bất động sản chưa thật sự phát triển, các sàn giao dịch còn ít, thị trường ngầm,
thông tin sai lệch kèm theo chính sách thuế lũy tiến vào bất động sản, chính sách thắt chặt tiền tệ
của chính phủ nhằm đối phó với lạm phát, tác động tiêu cực từ khủng hoảng đã tạo tâm lý tâm lý
lo sợ, e ngại của nhà đầu tư. Cho nên thị trường bất động sản có xu hướng giảm hẳn các giao
dịch và đi xuống, điều đó gây ra sự lúng túng và phân tâm cho tất cả mọi người tham gia, nhất là
đối với những thị trường đang phát triển như Việt Nam.
Phần 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ
3.1 Định hƣớng phát triển chiến lƣợc
3.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ
3.1.1.1 Tầm nhìn chiến lược: Bảo Việt Nhân thọ trở thành một công ty BHNT thân thiện, gần
gũi và đáng tin cậy nhất của người dân Việt Nam vào năm 2015.
3.1.1.2 Sứ mệnh kinh doanh: Sứ mệnh kinh doanh xuyên suốt là “Niềm tin vững chắc, cam kết
vững bền”
3.1.2 Mục tiêu phát triển của DN
3.1.2.1 Mục tiêu tăng trưởng: Khai thác mới tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn là 28%,
(ii) tổng doanh thu tăng bình quân cho cả giai đoạn là 13%/năm, (iii) thị phần trên thị trường đến
năm 2014 ước đạt 28-30%, (iv) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân là
20%, (v) Tổng tài sản dự kiến đến năm 2014 đạt khoảng 28.000 tỷ đồng, (vi) tỷ suất đầu tư tài
chính đạt mức bình quân cả giai đoạn là 11%.
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển kênh phân phối: Hệ thống phân phối đa kênh với 45.000 đại lý,
hợp tác với 8 ngân hàng lớn, phát triển kênh phân phối qua internet, điện thoại một cách vững
chắc.
3.1.2.3 Mục tiêu phát triển sản phẩm: Giỏ sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau
của các đối tượng khách hàng, tham gia tích cực vào mục tiêu kinh doanh, bảo đảm lợi nhuận
cho DN.
17
3.1.2.4 Mục tiêu khách hàng: Định hướng khách hàng mục tiêu của Bảo Việt Nhân thọ sẽ là là
những người có mức thu nhập trung bình trong xã hội trở lên ở tất cả các vùng, miền trên cả
nước.
3.1.2.5 Mục tiêu công tác dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện,
hiện đại.
3.1.3 Phân tích hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hƣớng hoạt động đầu tƣ trong
tƣơng lai
3.1.3.1 Phân tích xu hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh: các đối thủ tập trung phần lớn
vào hoạt động phát triển mạng lưới kinh doanh thông qua đội ngũ đại lý, không ngừng hoàn
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là chú trọng đến nâng cao trình độ nhân viên tạo
nền tảng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
3.1.3.2 Phân tích xu hướng đầu tư trong tương lai: Nền kinh tế Việt Nam được dự báo dần
vượt quan giai đoạn khó khăn, hệ thống ngân hàng đang tái cấu trúc và có triển vọng phát triển
tốt trong tương lai, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian
tới sẽ được khôi phục. . . có thể khẳng định xu hướng chuyển đổi cơ cấu đầu tư là một điều tất
yếu, trong đó tập trung vào cổ phiếu, bất động sản sẽ được các công ty BHNT quan tâm.
3.2 Nhóm giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiếm gốc nhằm tạo nguồn vốn
đầu tƣ vững chắc
3.2.1 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cao cấp: với (i) quy mô phù hợp có thể từ 10-
15% tổng số nhân sự, kinh nghiệm làm việc từ 7-10 năm, độ tuổi từ 30-40 tuổi. (ii) xây dựng
những chính sách đào tạo một cách toàn diện về trình độ chuyên môn, thái độ, kỹ năng cần thiết,
hoạt động đào tạo. (iii) hệ thống nhân sự cao cấp phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong
những môi trường khác nhau, với nhiều thử thách khác nhau. (iv) chính sách tiền lương, chế độ
đãi ngộ và môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút và giữ nhân tài.
3.2.2 Hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm
3.2.2.1 Phát triển sản phẩm liên kết chung (UVL) hưu trí: với những đặc tính linh hoạt của
dòng sản phẩm liên kết chung, đồng thời gia tăng thêm những quyền lợi cơ bản như “thanh toán
Ngân phiếu vàng”, lương hưu đảm bảo, đảm bảo cuộc sống gia tăng, Quà tặng chúc thọ để hấp
dẫn khách hàng.
3.2.2.2 Hoàn thiện và phát triển dòng sản phẩm dành riêng cho DN: các đặc điểm cần tập
trung là (i) dòng sản phẩm mang tích tích lũy, quyền lợi đáo hạn sẽ do chủ DN nhận và chi trả
cho nhân viên để tăng chế độ phúc lợi. (ii) thời hạn bảo hiểm có thể ngắn có thể từ 3-5 năm. (iii)
mở rộng phương thức đóng phí
18
3.2.2.3 Hoàn thiện các sản phẩm bổ trợ: đối với các sản phẩm bổ trợ nên linh hoạt quyền lợi
cho khách hàng lựa chọn, tránh gộp chung nhiều quyền lợi bảo hiểm dẫn đến phí cao và đại lý e
ngại trong khâu chào bán.
3.2.2.4 Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý: BVNT cần tập trung: đa
dạng hóa đối tượng tuyển dụng (mở rộng đối tượng là đại lý tuyển đại lý); Tổ chức những
chương trình tuyển dụng quy mô lớn, đúng thời điểm. Song song với phát triển số lượng, chất
lượng đội ngũ đại lý cần được quan tâm đúng mức như tuân thủ chặt chẽ quy trình tuyển dụng,
chu trọng đến chất lượng đội ngũ đại lý, đặc biệt là đẳng cấp, sự khát khao, cống hiến và cơ hội
phát triển cá nhân của đại lý
3.2.3 Không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng: Tổng hợp từ kết quả khảo
sát
(1)
, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, yếu tố phân loại và có chính sách phù hợp với
từng đối tượng khách hàng chiếm tỷ lệ 62,5%, yếu tố giải quyết quyền lợi nhanh chóng, chính
xác (chiếm 18,8%) và thực hiện kênh giao tiếp thân thiện với khách hàng (chiếm 18,8%). Ngoài
ra, Bảo Việt Nhân thọ cần tập trung vào: nâng cao chất lượng khai thác bảo hiểm, hoàn thiện
kênh telemarketing, xây dựng quy trình thanh toán quyền lợi bảo hiểm . . .
3.3 Giải pháp phát triển toàn diện hoạt động đầu tƣ tài chính
3.3.1 Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong hoạt động đầu tƣ: Theo kết quả khảo
sát
(2)
, mô hình hoạt động đầu tư tối ưu của các công ty bảo hiểm nhân thọ là Công ty quản lý
quỹ độc lập (chiếm 53,1%), tuy nhiên, với quy mô vốn của mình trước mắt có thể tổ chức hoạt
động đầu tư theo mô hình trung tâm đầu tư tài chính (kết quả khảo sát có 25% đồng ý với mô
hình này)
3.3.1.1 Về tổ chức bộ máy hoạt động đầu tư được minh họa qua sơ đồ sau:
(1)
Bảng khảo sát thực tế - câu 8
(2)
Bảng khảo sát thực tế - câu 11
Trung tâm
Quản lý đầu tƣ
Hội đồng
Tƣ vấn đầu tƣ
Ban Quản lý
các Quỹ đầu tư
Ban quản lý
kênh đầu tư tài chính
Hội đồng quản lý
tài sản-nợ
Bộ phận quản lý
đầu tư danh mục
Bộ phận quản lý
đầu tư danh mục
Bộ phận quản lý
đầu tư danh mục
19
Mô hình 3.1 Tổ chức trung tâm đầu tư tài chính
3.3.1.2 Về xây dựng chính sách đầu tư phù hợp: Kết quả khảo sát
(3)
về yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư được thể hiện qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 3.1-Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
đầu tư
1. Quy mô và sự phát triển của thị trường vốn
2. Yếu tố công nghệ thông tin
3. Chính sách/chế tài của nhà nước
4. Quy mô vốn đầu tư
5. Quan điểm/chiến lược đầu tư
Công ty có thể lựa chọn những chiến lược đầu tư tài chính thích hợp như chiến lược đầu
tư táo bạo hay chiến lược đầu tư thận trọng hoặc cũng có thể là một chiến lược đầu tư kết hợp.
3.3.2 Xây dựng quy trình đầu tƣ, tăng cƣờng kiểm tra, thẩm định, giám sát và đánh giá
hiệu quả đầu tƣ
Ban hành quy trình đầu tƣ chi tiết cho các hình thức đầu tƣ: nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư từ khâu thu thập thông tin, đánh giá thẩm định, xem xét đầu
tư, xin ý kiến của các bộ phận có liên quan, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện
và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước
Quá trình ra quyết định đầu tƣ: Quyết định về danh mục đầu tư, ngưỡng chấp nhận rủi
ro, hạn mức và hiệu quả đầu tư đối với hoạt động ủy thác đầu tư
(3)
Bảng khảo sát thực tế - câu 13
0
5
10
15
20
25
0 2 4 6
1
2
3
4
5
20
Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tƣ: Định kỳ đánh giá danh mục đầu tư, nhận diện
rủi ro và chủ động tìm giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro khi danh mục đầu tư vượt quá tỷ
trọng, hạn mức cho phép hoặc khi một khoản đầu tư chạm ngưỡng chấp nhận rủi ro.
Quản lý hiệu quả trong hoạt động đầu tƣ: Xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ số hiệu quả
đầu tư; định kỳ rà soát, đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư và hiệu quả của các khoản đầu tư
trong danh mục.
3.3.3 Cơ cấu danh mục và phân bổ nguồn vốn đầu tƣ hợp lý
Qua bảng khảo sát thực tế về phát triển toàn diện và lâu dài hoạt động đầu tư
(4)
, cho thấy
ưu tiên cao nhất là lựa chọn danh mục, phân bổ vốn hợp lý và ưu tiên thứ hai là nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đầu tư, cụ thể là:
Biểu đồ 3.2-Phát triển toàn diện hoạt động đầu
tư
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu tư
2. Đầu tư công nghệ thông tin
3. Lựa chọn danh mục và phân bổ hợp lý
4. Giảm thiểu chi phí hoạt động đầu tư
5. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng vốn
+ Giảm tỷ lệ nguồn vốn ủy thác đầu tư thông qua Tập đoàn và Công ty quản lý quỹ Bảo
Việt.
+ Nâng cao tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu (từ 60% như hiện nay lên thành 66%
tổng nguồn vốn đầu tư).
+ Đối với tiền gửi ngân hàng: giảm dần tỷ trọng tiền gửi tại các ngân hàng (giảm từ 25%
xuống 15%-20%) và có thể giảm thấp hơn nữa trong tương lai.
+ Nâng cao tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản: nâng tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào cổ
phiếu từ 3,5% như hiện nay lên đến 6-10%. Cần chú ý đến việc đầu tư cổ phiếu và bất động sản
bằng nguồn vốn dài hạn để nâng cao hiệu quả đầu tư và cũng đồng thời giảm thiểu được rủi ro.
(4)
Bảng khảo sát thực tế - câu 17
0
5
10
15
20
0 2 4 6
1
2
3
4
5
21
+ Cho vay theo hợp đồng: đảm bảo quy trình cho vay một cách chặt chẽ như thủ tục vay,
điều kiện vay và nhận tiền vay của khách hàng, lãi suất và việc điều chỉnh lãi suất vay, đối tượng
được vay theo hợp đồng . . . đặc biệt là hạn mức tối thiểu khi vay, cần được nâng lên từ 3-5 triệu
đồng (kết quả khảo sát
(5)
có đến 53,1% đồng ý) để đảm bảo hiệu quả trong công tác xử lý và thực
hiện khoản vay của khách hàng; cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay
3.3.4 Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động đầu tƣ: Cần có sự liên kết
thông tin giữa Trung tâm đầu tư và các phòng chức năng có liên quan. Đầu tư, phát triển các
phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác đầu tư.
3.4 Các nhóm giải pháp bổ trợ khác
3.4.1 Tăng cƣờng công tác thẩm định, xác minh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
gốc: (i) Xác minh hồ sơ đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; (ii) Tuân thủ quy trình quy định, chế
độ báo cáo; (iii) Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm.
Hoàn thiện chuẩn hóa quy trình, quy định giám định xác minh về các mặt: (i) Điều chỉnh,
bổ sung các bước thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tiết kiệm chi phí; (ii)
Chuẩn hóa các mẫu báo cáo nghiệp vụ; (iii) Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giám
định xác minh. Xây dựng chương trình đào tạo về quy trình, quy định thực hiện công tác giám
định xác minh và rèn luyện kỹ năng mềm cho cán bộ giám định xác minh.
3.4.2 Hạn chế việc sử dụng tiền mặt để thanh toán quyền lợi cho khách hàng
Thực hiện mục tiêu giảm dần và tiến tới không thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm bằng
tiền mặt tại trụ sở các công ty Bảo Việt Nhân thọ thành viên nhằm tránh các rủi ro tiền mặt và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh.
3.4.3 Trích lập và quản lý biên thanh toán phù hợp: Trong công tác tính toán biên khả năng
thanh toán, cần phải tuân thủ đúng quy định và trích lâp mức phù hợp nhằm tăng nguồn vốn đầu
tư tránh số dư tuyệt đối và tương đối quá cao so với mức tối thiểu.
3.4.4 Tăng cƣờng công tác dự báo, nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ
Bảo Việt Nhân thọ cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu môi trường và dự báo
đầu tư vì nó là cơ sở để xây dựng mục tiêu và chiến lược và lập kế hoạch cho hoạt động đầu tư,
là định hướng để ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. Mặt khác dự báo là cơ sở để cải tiến
sản phẩm bảo hiểm hướng tới tăng doanh thu, mở rộng nguồn vốn đầu tư. Nếu dự báo được thực
hiện tốt, các kế họach về nguồn vốn, về phương án đầu tư sẽ sát với thực tế, từ đó, chủ động hơn
và có định hướng rõ rang hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư và ra quyết định đầu tư và ngược
lại.
(5)
Bảng khảo sát thực tế - câu 18
22
Đầu tư là một hoạt động mạo hiểm luôn phải đương đầu với nhiều bất trắc. Các dự báo
chính là các yếu tố làm giảm sự bất trắc mà đầu tư phải đối mặt. Để dự báo về môi trường đầu tư
cần thu thập đầy đủ các thông tin về luật pháp, chủ trương, định hướng, chính sách của nhà nước,
về những nhà đầu tư đang hoạt động và những nhà đầu tư chuẩn bị gia nhập và khó khăn nhất là
dự báo xu thế tiêu dùng vì chính xu thế này quyết định cầu đầu tư. Do đó, cần tập trung nghiên
cứu để đưa ra các dự báo về rủi ro, về lãi suất, dự báo về những biến động của các nhân tố thị
trường và các định hướng đầu tư dài hạn.
3.4.5 Đẩy mạnh công tác truyền thông và xây dựng thƣơng hiệu
Bảo Việt Nhân thọ là đơn vị kinh doanh BHNT trong nước duy nhất trên thị trường, kèm
theo những chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các cuộc vận động “Người Việt ưu tiên
dùng hàng Việt”, thương hiệu “Việt” cần được Bảo Việt Nhân thọ xây dựng và truyền thông
mạnh mẽ đến với công chúng và khách hàng. Theo đó, Bảo Việt Nhân thọ cần tập trung vào một
số lưu ý:
+ Với điều kiện kinh tế như hiện nay, không nhất thiết phải thực hiện tuyên truyền, quảng
cáo tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, đài phát thanh ….
vừa gây tốn kém chi phí và hiệu quả marketing, truyền thông mang lại không cao. Cần chú trọng
đến công tác quan hệ công chúng (PR) thay vì quảng cáo với những hình thức khác, thực chất
hoạt động PR dễ đi vào lòng người, dễ truyền thông, mang tính xã hội, nhân văn nhiều hơn và
điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh BHNT.
+ Hoạt động truyền thông và xây dựng thương hiệu sẽ trở nên hiệu quả khi được thực
hiện thường xuyên, bởi chính tấm lòng của người làm từ thiện và đặc biệt những nghĩa cử, sự
chia sẻ đó đến với chính những hoàn cảnh thật sự khó khăn, những mảnh đời bất hạnh cần được
giúp đỡ trong xã hội.
3.5 Những Kiến nghị/đề xuất
3.5.1 Đối với Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng
+ Tạo lập công cụ đầu tư tài chính dài hạn cho các công ty BHNT thực hiện hoạt động
đầu tư.
+ Cần phải có những quy định, hướng dẫn về việc đầu tư nguồn vốn từ dòng sản phẩm
UVL, UL của các công ty BHNT cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường.
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định hướng dẫn về hoạt động cho vay
của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3.5.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
23
+ Hiệp hội cũng cần kiến nghị, đề xuất các cơ quan quản lý xây dựng các văn bản hướng
dẫn về xử lý những hành vi trục lợi bảo hiểm, có những mức xử lý vi phạm hành chính, thậm chí
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp gian lận, trục lợi có quy mô, liên kết,
mức độ thiệt hại cao . . .
+ Đặc biệt, Hiệp hội cũng cần sớm có bộ quy tắc ứng xử nhằm xây dựng thị trường bảo
hiểm minh bạch, đoàn kết, tránh trình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lôi kéo nhân viên,
đại lý, khách hàng, và hỗ trợ, phối hợp với nhau giữa các công ty bảo hiểm nói chung và BHNT
nói riêng.
3.5.3 Đối với Tập đoàn Bảo Việt
+ Tập đoàn cần tăng cường công tác truyền thông, xây dựng thương hiệu của Bảo Việt
đến công chúng, trong đó cần chú trọng về hoạt động chung của Tập đoàn là Bảo hiểm + Ngân
Hàng + Đầu tư.
+ Tập đoàn cần tăng cường hỗ trợ phát triển hoạt động đầu tư tại Công ty quản lý quỹ
Bảo Việt, để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ủy thác của Bảo Việt Nhân
+ Tích cực hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để giúp đỡ và hỗ trợ Bảo
Việt Nhân thọ trong lĩnh đầu tư như đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần
tăng cường sự hỗ trợ, đầu tư vào công nghệ thông tin quản lý hiện đại giúp cho công tác đầu tư
tài chính tại Bảo Việt Nhân thọ hoạt động hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các công ty BHNT cho thấy rằng, hiện nay thị
trường BHNT Việt Nam cạnh tranh gay gắt. Hầu hết các Công ty đã và đang tập trung vào việc
đẩy mạnh phát triển kênh phân phối, hoàn thiện và phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư trở lại nền kinh tế.
Giai đoạn 2009 -2011, Bảo Việt Nhân thọ đã đạt được những thành tựu kinh doanh to
lớn, nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức được đặt ra. Nhiệm vụ trọng tâm là không
những tập trung vào công tác phát triển kinh doanh mà còn đặc biệt chú trọng đến công tác đầu
tư tài chính.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, kết hợp mục đích nghiên cứu đã được đề cập, luận
văn đã đạt được những kết quả sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hoạt động đầu tư của các công ty BHNT.
24
+ Khái quát quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm
gốc của Bảo Việt Nhân thọ giai đoạn 2009-2011. Đặc biệt đánh giá chuyên sâu về hoạt động đầu
tư của Bảo Việt Nhân.
+ Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để xây dựng nên những giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phát triển toàn diện hoạt động đầu tư tại Bảo Việt Nhân thọ trong
thời gian tới.
References
1. Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội (2007), Bảo Hiểm Thương Mại
2. TS. Nguyễn Văn Thuận, (2000), Đầu Tư tài chính, NXB Thống kê
3. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2000) Kế toán DN bảo hiểm, Nhà xuất bản thống kê - TP
Hồ Chí Minh
4. Dr. David Bland, học viện bảo hiểm hoàng gia Anh, Bảo hiểm – Nguyên tắt và thực
hành, Nhà xuất bản Tài Chính Hà Nội (1998)
5. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính DN hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.
6. GS.TSKH Trương Mộc Lâm (2005), Bảo Việt 40 năm xây dựng và phát triển
(15/01/1965 – 15/01/2005). Nhà xuất bản văn hóa thông tin
7. Trung tâm đào tạo Bảo Việt (2012), Giáo trình đào tạo cán bộ nhân thọ HÀM THỤ
(LOMA)
8. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X (2000), Luật kinh
doanh bảo hiểm số 24/200/QH10 ngày 09/12/2000, Hà nội.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 Quy định chế độ
tài chính đối với DN bảo hiểm và DN môi giới bảo hiểm, Hà Nội.
10. Hiệp hội bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt, Bảo Việt Nhân thọ, báo cáo thường niên
2009, 2010, 2011
11. Bảo Việt Nhân thọ, Số liệu nội bộ
12. Các website:
25
www.dai-ichi-life.com.vn