Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích tài chính công ty cổ phần ống thép việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.78 KB, 8 trang )

Phân tích tài chính Công ty cổ phần Ống thép
Việt - Đức

Nguyễn Thị Nguyệt

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương Liên
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Tài chính ngân hàng; Phân tích tài chính; Kinh doanh quản lý.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN
trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Để DN có thể tồn tại, phát triển và
đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà quản lý phải đánh giá đúng thực trạng của
DN, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp. Một trong những căn cứ cơ sở để
đưa ra các quyết định kinh tế của DN là dựa trên tình hình tài chính của DN. Do đó, đánh giá
chính xác tình hình tài chính DN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với DN. Trên cơ sở những
thông tin kinh tế và hệ thống báo cáo tài chính, phân tích tài chính sẽ giúp DN phát huy những
ưu điểm và hạn chế được những tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng
thời đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lời và các cơ hội đầu tư mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất cho DN.
Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức là công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản
phẩm thép. Trong những năm gần đây, ngành thép trong nước gặp không ít khó khăn, vì thế
các DN SXKD thép nói chung và Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức nói riêng phải đối
mặt với nhiều những thách thức. Trong 3 năm từ 2011 – 2013, quy mô tài sản của Công ty


liên tục giảm; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sụt giảm mạnh (đặc biệt năm 2013 dòng tiền
này mang giá trị âm) dẫn đến dòng tiền ròng liên tục âm; công tác kiểm soát chi phí bán hàng
và chi phí quản lý DN chưa chặt chẽ; việc đầu tư TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD chưa thu
được hiệu quả tương xứng.
Bên cạnh đó, Công ty chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác phân
tích tài chính. Vì thế, ban lãnh đạo Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức cho công tác
này. Công ty mới chỉ coi phân tích tài chính như một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính -
kế toán và được thực hiện kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán vào thời gian cuối
năm bởi nhân viên kế toán. Kết quả phân tích chưa trở thành nguồn thông tin quan trọng để
giúp nhà quản trị DN ra các quyết định tài chính, kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính DN nói chung và phân
tích tài chính Công ty cổ phần Ống thép Việt Đức nói riêng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích
tài chính Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn sẽ trình bày cơ sở lý luận về phân tích tài chính DN và từ đó vận dụng phân
tích thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức. Trên cơ sở lý luận và phân
tích tình hình tài chính của Công ty để giải đáp các vấn đề như: Phân tích tài chính DN có vai
trò như thế nào? Các nội dung cụ thể của phân tích tài chính là gì? Thực trạng tài chính của
Công ty cổ phẩn Ống thép Việt – Đức hiện nay ra sao? Các vấn đề gì còn tồn tại trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty? Từ đó, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp với hy vọng
có thể giúp cho Công ty trong việc quản lý tài chính, sử dụng tài sản, nguồn vốn một cách
hiệu quả hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Phân tích tài chính DN đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của
mình, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau:
Tác giả Vũ Thị Bích Hà (2012) trong một nghiên cứu về Phân tích tài chính Công ty
cổ phần Kinh Đô đã đi sâu phân tích thực trạng tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, lưu
chuyển dòng tiền và phân tích các nhóm hệ số tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty, như: xây dựng cơ cấu vốn
hợp lý, tăng cường quản lý các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tăng cường
khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, giảm chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý để đạt

lợi nhuận cao nhất cho Công ty.
Tác giả Hồ Thị Khánh Vân (2012) trong đề tài Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
cổ phần PVI đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính DN
trong nền kinh tế thị trường và cụ thể đi vào phân tích, đánh giá thực trạng tài chính tại Công
ty cổ phần PVI thông qua các chỉ tiêu cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các hệ số tài chính đặc trưng
và hiệu suất hoạt động Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần PVI.
Tác giả Lê Thị Kim Anh (2012) trong đề tài nghiên cứu về Hoàn thiện công tác phân
tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu đã đề cập đến các cơ sở lý luận về phân tích tài
chính trong các DN hiện nay với các nội dung: vai trò quản lý tài chính DN, mục đích, quy
trình tổ chức phân tích tài chính DN… Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những phân tích, đánh
giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu giai đoạn 2009 - 2011. Từ
đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu.
Tác giả Bùi Văn Lâm (2011) trong một nghiên cứu về Phân tích tình hình tài chính tại
Công ty cổ phần VINACONEX 25 đã đề cập đến thực trạng phân tích tình hình tài chính của
công ty và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính
phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tác giả Lê Chí Thành (2010) với đề tài Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực trạng phân tích tài
chính của công ty. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện phân tích tài chính
công ty trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng phân tích tài
chính công ty hiện nay, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích về tình hình tài chính của một DN sản xuất kinh
doanh thép xây dựng cũng như Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức nói riêng. Hơn nữa
trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các DN ngành thép nói chung và Công ty cổ phần Ống thép
nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tình
hình tài chính của Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức nói riêng và các công ty sản xuất
kinh doanh thép xây dựng nói chung để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính
của DN là hết sức cần thiết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính DN
- Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính Công ty cổ phần Ống thép Việt - Đức trong giai
đoạn 2011 – 2013, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, hạn chế về tình hình tài chính của Công
ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần
Ống thép Việt – Đức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận về phân tích tài chính DN và thực trạng tài
chính của Công ty cổ phần Ống thép Việt - Đức thông qua những đánh giá về tình hình biến
động tài sản, nguồn vốn, dòng tiền của Công ty; phân tích các chỉ số tài chính và tốc độ tăng
trưởng của Công ty.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Là một trong những DN sản xuất kinh doanh thép các loại
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức luôn là lá cờ đầu trong
phong trào phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh,
đảm bảo công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động và đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào số thu
ngân sách trong nhiều năm. Trong những năm gần đây, các DN ngành thép gặp không ít khó
khăn, nhưng với chính sách, chiến lược phù hợp Công ty luôn đạt được những kết quả khả
quan. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình tác giả đã lựa
chọn Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức.
Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Ống thép Việt - Đức trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Ngoài ra, đề tài có
sự tham khảo, so sánh với số liệu của những năm trước đó và số liệu của ngành.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: Các báo cáo, tài liệu của Công

ty; Các báo cáo của ngành thép; Giáo trình về phân tích tài chính DN; Báo cáo, luận văn của
các tác giả khác; Và các dữ liệu trên các trang web điện tử có liên quan.
 Các báo cáo của Công ty
Để đưa ra những đánh giá, nhận định về thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Ống
thép Việt - Đức, tác giả tiến hành thu thập số liệu về tình hình tài chính của Công ty qua các
báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn 2011 -2013, bao gồm: Bảng cân đối kế
toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo
cáo tài chính.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các báo cáo, tài liệu khác của Công ty như: Nghị
quyết đại hội đồng cổ đông thường niên; Báo cáo thường niên; Báo cáo tình hình sản xuất
kinh doanh trong các năm từ 2011 – 2013.
 Các báo cáo ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế
xã hội
Để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty, tác giả còn sử dụng các Báo cáo
ngành thép trong các năm từ 2011 – 2013 của VBBank Securities, Sacombank – SBS; Công
ty chứng khoán Phương Nam; Công ty cổ phần Chứng khoán Kis Việt Nam; các báo cáo
thống kê về tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn 2011 – 2013.
 Các tài liệu giáo trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Để hệ thống hóa các nội dung về phân tích tài chính DN, tác giả đã sử dụng các giáo
trình về phân tích tài chính DN, về quản trị tài chính DN của các tác giả trong và ngoài nước.
 Các báo cáo, luận văn của các tác giả khác
Trong trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo luận văn của các tác giả khác (đề
cập trong phần tình hình nghiên cứu) được thu thập tại hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Ngoài ra, các tài liệu, thông tin liên quan đến phân tích tài chính DN và các số liệu, dữ
liệu được thu thập từ các trang web điện tử có liên quan.
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận,
nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch
chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu

tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt
động của DN.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu: tài sản; vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả; doanh thu; chi phí; lợi nhuận,… để đưa ra những đánh giá khái quát
tình hình tài chính của Công ty. Và để người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình tài chính
của Công ty bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu tổng quát trên, tác giả còn phân tích các chỉ
số tài chính cơ bản như: chỉ số khả thanh toán; chỉ số quản trị nợ; chỉ số về hiệu quả sử dụng
tài sản; chỉ số khả năng sinh lời; chỉ số tăng trưởng Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một số
giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ
biến trong phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh trước hết phải xác định số gốc để so
sánh. Luận văn chọn số liệu năm 2011 làm gốc để tiến hành phân tích, đánh giá sự biến động
của các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm 2012, 2013. Tác giả kết hợp cả hai hình
thức so sánh tương đối và tuyệt đối để thấy được sự biến động của những chỉ tiêu cụ thể về
giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này trong kỳ phân tích. Bên cạnh đó, tác
giả sẽ so sánh các chỉ tiêu của Công ty với số liệu bình quân ngành trong giai đoạn phân tích
để đánh giá thực trạng tài chính của Công ty.


Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc
đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối
quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Với ý nghĩa đó, luận văn sử dụng các
biểu đồ nhằm phản ánh các hệ số tài chính cơ bản như: hệ số khả năng thanh toán; hệ số sử
dụng tài sản, hệ số sinh lời của Công ty cổ phần Ống thép Việt – Đức.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của phân tích tài chính trong DN.
- Phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Ống thép Việt

– Đức. Từ đó, đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế về tình hình tài chính của
Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ
phần Ống thép Việt – Đức.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Ống thép Việt - Đức
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ
phần Ống thép Việt – Đức


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt :
1. Lê Thị Kim Anh (2012), Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm
Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích hoạt động DN – Phân tích kinh doanh – Phân tích
báo cáo tài chính, Nxb Thống kê
3. Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương ( 2008), Phân tích các báo cáo tài chính – Lý
thuyết bài tập và bài giải, Nxb Giao thông vận tải
4. Công ty cổ phần Ống thép Việt - Đức (2011-2013), Báo cáo tài chính, Báo cáo thường
niên, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
5. Vũ Thị Bích Hà (2012), Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô, Luận văn
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Higgins (2008), Phân tích quản trị tài chính, Nguyễn Tấn Bình dịch, Nxb ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh
7. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê

8. Bùi Văn Lâm (2011), Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần VINACONEX 25,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp
Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải
10. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
11. Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh (2009), Giáo trình
Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
12. Lê Chí Thành (2010), Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật
TECHNIMEX, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Hồ Thị Khánh Vân (2012), Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần PVI, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiếng Anh :
14. Brealey, Myers, Allen (2006), Principles of Corporate Finance, McGraw-Hill Irwin
15. Brigham, Houston (2004), Fundamentals of Financial Management, Harcourt College
Publisher, 10th edition
16. Mary Buffett, David Clark (2010), Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Bufeett,
NXB Trẻ
17. Ross, Westerfield, Jaffe (2005), Corporate Finance, 7
th
edition, McGraw-Hill Irwin
Website:
18. www.fetp.edu.vn
19. vgpipe.com.vn
20.
21.
22.


×