Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.65 KB, 5 trang )

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương
mại cổ phần Tiên Phong

Nguyễn Thị Hoa


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định
Năm bảo vệ: 2014




Keywords. Quản lý rủi ro; Tín dụng; Ngân hàng thương mại.


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) ngày 7/11/2006 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống
ngân hàng ở Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng
tiếp cận công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại của các ngân hàng trên thế giới. Tuy
nhiên, mở cửa kinh tế cũng tạo ra nhiều thách thức và áp lực cạnh tranh, đặc biệt với các ngân
hàng nhà nước trước đây vốn giữ thị phần và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam được chuyển đổi, thành lập mới và tăng vốn nhanh chóng để
đối mặt với lộ trình tự do hóa dịch vụ tài chính, từng bước cho phép các ngân hàng thương
mại nước ngoài được phép thành lập và hoạt động với đầy đủ chức năng ở Việt Nam.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ.


Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khác
với nhiều lĩnh vực hoạt động, tín dụng ngân hàng vận động theo quy luật ưu điểm càng lớn thì
rủi ro càng cao, vì vậy hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời với việc mở rộng hoạt động để phát
triển là yếu tố quyết định giá trị của tín dụng ngân hàng và là nhiệm vụ trọng tâm của ngân
hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Thực tiễn hoạt động
của các NHTMVN đã cho thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát
sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi. Đứng trước những diễn biến phức tạp của nền kinh
tế trong nước cũng như nước ngoài, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất
lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
NHTMCP Tiên Phong là một trong những ngân hàng mới thành lập. Ngay từ lúc ra
đời, ngân hàng cũng xác định hoạt động chính của mình là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để
làm sao đứng vững trước sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài là
một vấn đề mang tính cấp thiết đối với NHTMCP Tiên Phong. Đứng trước tình hình đó, đòi
hỏi NHTMCP Tiên Phong phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức
thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín
dụng thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm
ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống
NHTM
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại. Cụ thể như:
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà
nước ở nước ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh
tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống
các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á”

Chuyên ngành: Tài chính - Lưu thông tiền tệ và tín dụng, Của Học viên: Chu Văn Sơn, bảo vệ
tại Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 12-2008 [17].Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý rủi
ro tín dụng của NHTM cổ phần Bắc á, một NHTM cổ phần có quy mô nhỏ, trụ sở chính đóng
tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần Bắc á chủ yếu cho
vay khách hàng đô thị, khách hàng ngoài quốc doanh, nên thực trạng và các giải pháp quản lý
rủi ro tác giả đề cập chủ yếu đối với nhóm khách hàng này nằm trong phạm vị hẹp.
Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội"; Chuyên ngành: Tài chính -
Lưu thông tiền tệ và tín dụng; của Học viên: Nguyễn Văn Chinh, Giám đốc chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, ngày 8-10-2009 [2]. Luận văn
nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội,
số liệu và thực trạng đến hết năm 2008, phạm vi hẹp cả về không gian và giới hạn của một
luận văn thạc sỹ. Các chi nhánh trên địa bàn hoạt động cho vay khu vực đô thị, bởi vì công
trình chỉ nghiên cứu các chi nhánh của Hà Nội cũ, chưa bao gồm tỉnh Hà Tây khi chưa sáp
nhập, nên chưa đề cập nhiều đến cho vay hộ sản xuất, đến rủi ro lĩnh vực Nông nghiệp –
Nông thôn. Phạm vi nghiên cứu rủi ro tín dụng của luận văn chỉ dừng ở việc quản lý của từng
chi nhánh trên địa bàn
Tuy nhiên, chưa có đề nào nghiên cứu cụ thể về rủi ro tín dụng của NHTMCP Tiên
Phong
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Để tài nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong nhằm mục đích gì?
- Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng, quản lý rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại các NHTMCP Tiên Phong giai
đoạn 2008 đến năm 2013.
- Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các nguyên nhân gây ra
rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp
nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của

ngành NHTMCP Tiên Phong.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Ðề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thực trạng và các
biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong trên cơ sở dữ liệu từ năm
2008 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực
hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương
pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá. Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được,
các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối
chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Tiên Phong, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp
nhằm hạn chế quản lý rủi ro tín dụng. Đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của
đề tài.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài tổng hợp, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, rủi ro tín dụng,
về nội dung và quy trình quản lý rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra
các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi cho mục tiêu phát
triển của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
Trong đó, điểm nổi bật nhất của đề tài là đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý
rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần
phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành NHTMCP Tiên Phong.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương

mại
- Chương 2: Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Tiên Phong.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tuấn Anh (2010), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án tiến sỹ, Đại Học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Chinh (2009), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân
hàng.
[3] Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
[4] Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,
thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
[5] Hiệp Hội ngân hàng (từ 2000 đến 2010), Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Hà Nội.
[6] Học Viện ngân hàng (từ năm 2000 đến 2010), Tạp chí Khoa học Đào tạo ngân hàng,
Hà Nội.
[7] Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng- nhìn từ góc độ
đạo đức, Tạp chí Ngân hàng.
[8] Trịnh Thanh Huyền (2007), “Để Ngân hàng vươn ra biển lớn - Điều trị căn bệnh nợ
xấu của NHTM”, Tạp chí Tài chính, tháng 5.
[9] Nguyễn Thị Phương Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[10] Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.
[11] Nghị định số 146/2005/NĐ - CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính
đối với các tổ chức tín dụng.
[12] NHNN Việt Nam (2005), Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà

Nội.

×