Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm toán ngân sách bộ ngành TW của kiểm toán nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.61 KB, 5 trang )

Hoàn thiện công tác kiểm toán ngân sách bộ
ngành TW của kiểm toán nhà nước

Đỗ Trung Dũng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Về lý luận: Hệ thống tổ chức, phân cấp ngân sách bộ, ngành Trung ương; hệ
thống những vấn đề cơ bản về tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành; Các yếu tố ảnh
hưởng đến tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
Về thực trạng: Đánh giá thực trạng trên khía cạnh thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân
sách bộ, ngành của Kiểm toán Nhà nước trong mối quan hệ với các bộ ngành và hệ thống
các văn bản pháp lý.
Đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân
sách bộ, ngành TW của Kiểm toán Nhà nước:
1. Xác định đúng đắn đối tượng, phạm vi và mục tiêu kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
2. Đổi mới và hoàn thiện phương thức tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
3. Hoàn thiện hệ thống qui trình và hồ sơ mẫu biểu kiểm toán áp dụng cho cuộc kiểm
toán ngân sách bộ, ngành.
4. Tăng cường kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
5. Tăng cường kiểm toán hoạt động trong mối quan hệ kiểm toán tuân thủ, kiểm toán
báo cáo tài chính ngân sách bộ, ngành.
6. Công bố công khai kết quả kiểm toán.
Keywords. Kiểm toán ngân sách; Quản lý ngân sách; Kiểm toán Nhà nước; Tài chính
ngân hàng

Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài


Để phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia có hiệu quả, thì việc tăng cường
kiểm tra, kiểm soát NSNN luôn là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong quá trình quản lý,
điều hành NSNN của mỗi quốc gia. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện một cách
thường xuyên, đồng bộ ở tất cả các ngành các cấp, trong đó ngân sách bộ, ngành TW là một bộ
phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn, trên 70% trong tổng số chi NSNN hàng năm. Do đó việc
kiểm toán ngân sách bộ, ngành (NSTW) là nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán Nhà nước
(KTNN).
Trong thời gian qua kiểm toán ngân sách bộ, ngành đã thu được kết quả đáng khích lệ,
thông qua kết quả kiểm toán bộ, ngành, KTNN đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm áp
dụng cho các lĩnh vực kiểm toán của KTNN, từng bước hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán
bộ, ngành cũng như hệ thống các quy trình chuyên môn nghiệp vụ của KTNN. Tuy nhiên, sau
hơn 07 năm thực hiện Luật KTNN cùng với việc thực hiện các cơ chế tài chính mới áp dụng cho
các cơ quan, đơn vị HCSN trong tiến trình cải cách tài chính công, công tác tổ chức kiểm toán
ngân sách bộ, ngành không còn phù hợp với yêu cầu mới, như: chưa xác định đúng đối tượng,
phạm vi và mục tiêu kiểm toán, chưa tiến hành kết hợp 03 loại hình kiểm toán tuân thủ, kiểm
toán BCTC, kiểm toán hoạt động, còn một số tồn tại trong cách thức tổ chức đoàn, tổ kiểm toán
ngân sách bộ, ngành Do đó việc "Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành“
là yêu cầu cấp bách đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, trước yêu cầu nâng cao chất lượng
và hiệu quả kiểm toán, nhằm đáp ứng công tác quản lý, điều hành NSNN cho các cơ quan của
Đảng, Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Sau hơn 19 năm hoạt động, KTNN đã tiến hành kiểm toán nhiều cuộc kiểm toán với quy
mô khác nhau trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là lĩnh vực quản lý NSNN, trong đó có ngân sách
bộ, ngành. Kết quả kiểm toán cho thấy, mặc dù hàng năm KTNN mới chỉ thực hiện kiểm toán
được khoảng 30 đến 50% đối tượng kiểm toán, nhưng đã phát hiện nhiều sai sót trong quản lý
thu-chi ngân sách, hạch toán kế toán những khoản chi bất hợp lý so với chính sách, chế độ để
kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động đòi hỏi KTNN cần thiết phải hoàn
thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ ngành, TW để góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng
các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả ; phục
vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà

nước.
Trong thời gian qua, đã có một số bài viết liên quan đến nội dung hoàn thiện tổ chức
công tác kiểm toán của kiểm toán nhà nước nói chung như bài viết “Mối quan hệ giữa Kiểm toán
Nhà nước , Kiểm toán độc lập với việc góp phần làm minh bạch, lành mạnh hoá nền tài chính
quốc gia” - TS. Lê Quang Bính- Kiểm toán Nhà nước; bài viết “Vai trò của hoạt động kiểm toán
với quản lý NSNN”- PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh- Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
Ưu điểm của các nghiên cứu này là đã xem xét những vấn đề mang tính khái quát chung
về công tác kiểm toán ngân sách bộ ngành, xác định được mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà
nước, Kiểm toán độc lập trong việc góp phần làm minh bạch, lành mạnh hóa nền tài chính quốc
gia; xác định rõ vai trò của hoạt động kiểm toán trong quản lý ngân sách nhà nước là xác nhận
tính đúng đắn, trung thực đối với các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực
tài chính được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiểu quả cũng như giải tỏa trách nhiệm cho nhà
quản lý.
Tuy nhiên, các bài viết còn có những tồn tại nhất định, như: chưa đi sâu nghiên cứu nội
dung Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ ngành TW như đề cập đến những khó
khăn, vướng mắc về lý luận cũng như trong thực tiễn kiểm toán ngân sách bộ ngành, thực trạng
công tác kiểm toán ngân sách bộ ngành TW, các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân
sách bộ, ngành của Kiểm toán Nhà nước.
Vì lý do trên, luận văn tập trung nghiên cứu về Hoạt động kiểm toán ngân sách bộ, ngành
TW, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ,
ngành của KTNN.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân
sách bộ, ngành của KTNN.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về ngân sách bộ, ngành;
+ Tổ chức phân cấp ngân sách bộ, ngành liên quan đến vấn đề kiểm toán;
+ Công tác đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán ngân sách bộ ngành của KTNN trong
thời gian qua;

+ Rút ra những ưu điểm và hạn chế làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ
chức công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành của KTNN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến tổ chức công tác
kiểm toán ngân sách bộ, ngành; khảo sát nghiên cứu thực trạng tổ chức kiểm toán ngân sách bộ,
ngành của KTNN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung về tổ chức công tác kiểm toán
ngân sách bộ, ngành của KTNN trong điều kiện thực hiện Luật KTNN và cơ chế, chính sách mới
đối với các cơ quan, đơn vị HCSN của Nhà nước từ năm 2008 đến năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài chủ yếu áp dụng các phương pháp: Phương pháp điều
tra khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp chuyên gia (đối tượng là những kiểm toán viên thuộc
cơ quan Kiểm toán Nhà nước có kinh nghiệm trong công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành, sử
dụng hình thức phỏng vấn theo mẫu in sẵn để thu thập và xử lý những thông tin); sử dụng các
phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp, đánh giá

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Hệ thống tổ chức, phân cấp ngân sách bộ, ngành Trung ương; hệ thống những
vấn đề cơ bản về tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành; Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
Về thực trạng: Đánh giá thực trạng trên khía cạnh thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân
sách bộ, ngành của Kiểm toán Nhà nước trong mối quan hệ với các bộ ngành và hệ thống các
văn bản pháp lý.
Đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách
bộ, ngành TW của Kiểm toán Nhà nước:
1. Xác định đúng đắn đối tượng, phạm vi và mục tiêu kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
2. Đổi mới và hoàn thiện phương thức tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
3. Hoàn thiện hệ thống qui trình và hồ sơ mẫu biểu kiểm toán áp dụng cho cuộc kiểm

toán ngân sách bộ, ngành.
4. Tăng cường kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngân sách bộ, ngành.
5. Tăng cường kiểm toán hoạt động trong mối quan hệ kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo
cáo tài chính ngân sách bộ, ngành.
6. Công bố công khai kết quả kiểm toán.

7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán ngân sách bộ, ngành TW của Kiểm
toán Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành TW của Kiểm toán Nhà
nước
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách bộ, ngành của Kiểm toán
Nhà nước.

References.

1. Đoàn công tác của KTNN (2008), Báo cáo kết quả công tác của tại cơ quan Kiểm toán Nhật
Bản năm 2008.
2. Kiểm toán Nhà nước (2008-2012), Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN các năm 2008-2012;
3. Nguyễn Quang Quynh (2005), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Thống Kê.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002): Luật số 01/2002/QH11 ngày
16/12/2002: Luật Ngân sách Nhà nước.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003): Luật số 03/2003/QH11 ngày
17/6/2003: Luật Kế toán.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật số 37/2005/QH11 ngày
24/6/2005: Luật Kiểm toán nhà nước.
7. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2007): Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 về Ban
hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
8. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2010), Quyết định số 06/2010/QĐ-KTNN ngày 09 tháng 11 năm

2010 ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước.
9. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2012): Quyết định 1223/QĐ-KTNN ngày 06/7/2012 về ban hành
quy trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
10. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2012): Quyết định số 07/2012/QĐ-KTNN ngày 20/6/2012 về ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà nước.
11. Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 (2006): Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày
30/3/2006 về kiểm toán theo quy trình riêng đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng,
an ninh.
Các website:
12. www.kiemtoannn.gov.vn

×