Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc kiểm soát lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.28 KB, 4 trang )

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam trong việc kiểm soát lạm phát


Nguyễn Thị Phương Lan


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Dương Thu Hương
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Tiền tệ; Kiểm soát lạm phát; Ngân hàng nhà nước

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ điều tiết và quản lí kinh tế vĩ mô quan trọng
của Nhà nước. Ngân hàng Trung ương sử dụng chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hay mở
rộng tùy vào điều kiện cụ thể nhằm ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của
quốc gia lên mức mong muốn. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn hạn có thể xảy ra sự xung đột,
triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu đó. Khi đó, tùy vào tình hình cụ thể, Ngân hàng trung ương
cần xác định mục tiêu chính cần theo đuổi, hi sinh tạm thời các mục tiêu khác. Do đó điều hành
chính sách tiền tệ đòi hỏi cần có sự nhạy bén và linh hoạt để đạt được những hiệu quả tốt nhất
đối với nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường, sự mất cân đối vĩ mô luôn luôn
xuất hiện, ví dụ như mất cân đối giữa cung – cầu, đầu tư – tích lũy, tiêu dùng và tiết kiệm… đều
là những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới
rơi vào khủng hoảng kinh tế tài chính, xuất hiện các mất cân đối vĩ mô dẫn đến một số nước có
lạm phát cao. Việt Nam là một nước hội nhập, do đó những biến động của kinh tế thế giới tác
động ngay tới nền kinh tế của Việt Nam. Cùng với những thiếu sót trong điều hành kinh tế của


Việt Nam như: đầu tư vượt quá tích lũy, mất cân đối về cán cân thanh toán, mất cân đối thu chi
ngân sách dẫn đến bội chi lớn… Tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong dẫn đến từ năm 2007
đến nay Việt Nam có lạm phát lớn.
Nghiên cứu việc sử dụng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc
kiểm soát lạm phát là một vấn đề cần được đặt ra để làm sao điều hành chính sách tiền tệ có hiệu
quả, kiểm soát được lạm phát.
Với những nhận định trên, em quyết định lựa chọn đề tài: "Chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát". Đề tài nghiên cứu về thực trạng
việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ, góp phần hoàn thiện chính sách tiền
tệ để kiểm soát lạm phát một cách tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả đã từng nghiên cứu có đề cập đến
Chính sách tiền tệ và lạm phát :
Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ
kinh tế của tác giả Phan Nữ Thanh Thủy (2007), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012, Đề
tài nghiên cứu khoa học của tác giả Trần Thị Vân Anh (2013), Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế
lạm phát ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng của tác giả Phạm Thị Phượng
(2012) , Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nhìn lại chính sách tiền tệ 2011 – 2012 và gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo,
Đề tài nghiên cứu khoa học của Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách phát triển (2012), Học
viện chính sách phát triển.
Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế ở Việt Nam, của tác giả Khuất Duy Tuấn (2012), Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Tuy nhiên từ 2007 đến nay có nhiều yếu tố mới, nhiều vấn đề mới, nên tác giả nghiên cứu đề
tài “Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát” sẽ

không trùng với các đề tài đã nghiên cứu trước đó, vì nó phù hợp với giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về lạm phát và chính sách tiền tệ, sử dụng các công cụ của chính sách
tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Trung ương.
- Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát từ năm
2007 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp thống kê
và mô tả trên cơ sở tập trung số liệu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ
2007 đến nay; phương pháp tổng hợp sử dụng trong việc tổng hợp các vấn đề lý thuyết về chính
sách tiền tệ; phương pháp so sánh để so sánh thực trạng và đánh giá kết quả điều hành chính sách
tiền tệ trong các năm của giai đoạn nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa được về mặt lý thuyết chính sách tiền tệ, cùng với thực trạng chính sách
tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát từ năm 2007 đến nay, qua đó có thể rút ra vấn đề nảy sinh khi
nghiên cứu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiềm chế lạm
phát.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lạm phát và chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát
của Ngân hàng Trung ương.

Chương 2: Thực trạng chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến
nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ đảm bảo kiểm soát lạm phát của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.


References
Tiếng Việt
1. Đào Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát
triển (2013), Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Học Viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
2. Frederic S.Mishkin (1992), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hà Quỳnh Hoa (2008), Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Khuất Duy Tuấn (2012), Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong
quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Lan Ngọc (2013), “Điều hành lãi suất và tỷ giá đã góp phần ổn định Kinh tế vĩ mô”, Tạp
chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 21), tr 22 – 23.
6. Lê Trang (2011), “Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong quản lý
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (số 113), tr 15 -19.
7. Lê Quốc Hưng (2011), “Lạm phát ở Việt Nam, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm
chế trong thời gian tới”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 18), tr 5 – 8.
8. Lê Văn Tề, Lê Thẩm Dương (2000), Phân tích thị trường tài chính, Nxb Lao động – Xã
hội, hà Nội.
9. Lê Văn Tề (1996), Từ điển Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
10. Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách phát triển (2012), Nhìn lại chính sách tiền tệ
2011 – 2012 và gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học
viện chính sách phát triển.

11. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
12. Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Đình Chung (2013), “Kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến
tích cực”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 21), tr 18 – 21.
13. Nguyễn Thành Nam (2013), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân
sách với Lạm phát ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 8), tr 6 - 11.
14. Nguyễn Văn Ngọc (2010), Bài giảng Kinh tế vĩ mô, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
15. Nguyễn Văn Trình (2012), Các nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát trong
năm 2012 và trung hạn đến năm 2015, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Phạm Thị Phượng (2012), Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng,
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Phan Nữ Thanh Thủy (2007), Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, luật số 46/2010/QH12, ngày 16 tháng 6 năm 2010.
19. Trần Thị Vân Anh (2013), Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2012, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
20. VITV (2013), “Chính sách tiền tệ 2011 – 2013: Những thay đổi”, Tạp chí Ngân hàng,
ngày 06 tháng 10 năm 2013.
Website:
21. http:// finance.tvsi.com.vn
22. http:// vietstock.vn
23. www. chinhphu.vn
24. www. baodientu.chinhphu.vn
25. www. tapchitaichinh,vn





×