Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại tổng công ty xăng dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.26 KB, 17 trang )

Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại Tổng công ty
Xăng dầu Việt Nam

Lê Đức Việt

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng: Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TSKH. Nguyễn Thành Long
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá đúng thực trạng kết quả cổ phần hóa và những vướng
mắc còn tồn tại sau cổ phần hóa khi doanh nghiệp chính thức chuyển sang mô hình tập
đoàn kinh tế đa sở hữu. Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn
đọng sau cổ phần hóa mà chú trọng về các giải pháp liên quan đến tài chính. Trên cơ sở
đó, đưa ra các kiến nghị với các đơn vị liên quan nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa
Tổng công ty Xăng dầu nói riêng và các (doanh nghiệp nhà nước) DNNN nói chung.

Keywords: Tài chính ngân hàng; Cổ phần hóa; Tài chính doanh nghiệp; Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam; Doanh Nghiệp


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện Cổ phần hoá Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu để
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính.Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gồm
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty và
đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ và triệt để nhằm xử lý những vướng mắc hậu cổ phần


hoá.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
của các nhà kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời cũng đã có nhiều công trinh nghiên cứu của
các học viên tại các trường đại học. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về Cổ phần hoá hiện nay
chỉ mang tính lý thuyết, làm tài liệu tham khảo chứ chưa có các công trình đánh giá cụ thể tình
hình thực hiện CPH tại các DNNN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về
cổ phần hóa những vướng mắc tồn tại trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề này sinh hậu cổ
phần hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng: Quá trình Cổ phần hoá tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trọng tâm những vấn đề về tài chính liên
quan đến tài sản, công nợ, phương thức bán cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp, chính sách
với người lao động khi tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thực tế từ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Luận văn sử dụng phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp
phương pháp duy vật lịch sử để phân tích và làm rõ nội dung.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về cổ phần hoá.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng quá trình CPH tại Petrolimex trong giai đoạn vừa
qua. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, giải quyết vướng mắc,
nhằm hoàn thiện quy trình xử lý tài chính tại thời điểm chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, hoàn
thành quá trình CPH. 7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, Luân văn gồm 3 chương.
Chương 1 : Lý luận chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2 : Thực trạng cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và những vấn
đề đặt ra;

Chương 3: Giải pháp xử lý các vấn đề tồn động sau cổ phần hoá tại Petrolimex.


CHƢƠNG 1 :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp Nhà nƣớc.
1.1.1 Khái niệm và dặcđiểm của doanh nghiệp nhà nƣớc.
a, Khái niệm
Doanh nghiệp nhà nước được hiểu là doanh nghiệp mà nhà nước nắm trên 50% vốn điều
lệ, bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước nắm giữa100% vốn điều lệ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
- Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
b, Đặc điểm:
- DNNN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
- Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn vì mục tiêu lợi
nhuận.
- Mô hình quản lý trong DNNN đa tầng.
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nƣớc.
Theo quy định tại Luật DNNN năm 2003 thì DNNN bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên
. - Công ty cổ phần nhà nước.
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước - Doanh nghiệp có một phần
vốn của Nhà nước.
1.1.3 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế
Vai trò của DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần được thể hiện ở một số mặt chủ
yếu sau:
- DNNN là bộ phận chủ lực của kinh tế Nhà nước trong việc mở đường cho các thành

phần kinh tế khác phát triển; DNNN đi tiên phong trong việc xây dựng quy hoạch chiến lược,
định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; DNNN có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cho nền
kinh tế; DNNN là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ hiện đại;
DNNN có vai trò to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế; Thúc đẩy và đảm bảo việc làm cũng là
một trong những vai trò quan trọng của DNNN; Giảm đói nghèo là vai trò được các quốc gia
đang phát triển kỳ vọng nhất từ các DNNN; Tăng cường sự phát triển kinh tế quốc dân và củng
cố chủ quyền quốc gia là vai trò khá phổ biến của DNNN; DNNN được giao sứ mệnh trở thành
hình mẫu về hiệu quả sản xuất- kinh doanh, mô hình giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho
người lao động.
1.1.4 Hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc.
Thực tiễn hoạt động của DNNN ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù DNNN
được giao phó vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân song hoạt động của chúng còn tồn tại
nhiều điểm bất cập.
+ DNNN còn nhỏ về quy mô, dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề.
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đang là cản trở lớn nhất đối với khả năng cạnh
tranh và quá trình hội nhập.
+ Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao và đang
giảm dần.
+ Lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn và là gánh nặng chưa thể
giải quyết ngay đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Công tác quản lý của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý còn nhiều bất
cập và sơ hở, những tồn tại tài chính không được xử lý dứt điểm luôn là gánh nặng cho doanh
nghiệp.
1.2 Khái niệm và sự cần thiết cổ phần hóa DNNN:
Có thể định nghĩa khái quát về cổ phần hóa DNNN là là một biện pháp chuyển đổi hình
thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà
nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Về bản chất, đó là phương thức
thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu
sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường.

1.2.2. Sự cần thiết của cổ phần hóa DNNN
Để nhận thức được rõ sự cần thiết của cổ phần hóa DNNN, ta sẽ đi vào nghiên cứu tại sao
lại phải cổ phần hóa DNNN
- Xuất phát từ thực trạng hoạt động yếu kém của DNNN đã nêu ở trên.
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công ty cổ phần có nhièu tính ưu việt: Tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi trong
thời gian ngắn với quy mô lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; phương thức quản lý của công
ty cổ phần tạo ra sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau giữa toàn thể cổ đông; do tính xã hội hóa cao
về vốn nên người lao động trong công ty cổ phần cũng có thể góp vốn kinh doanh của mình đầu
tư vào doanh nghiệp; công ty cổ phần tách rời quyền sở hữu về vốn và quyền quản lý kinh
doanh; tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, hạn chế những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội.
* Sự cần thiết đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn
Sau hơn 20 năm thực hiện CPH DNNN, kết quả đạt được là rất khả quan, số lượng các
DNNN được CPH là khá lớn nhưng quy mô các DNNN thực hiện CPH là rất nhỏ.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tiến trình CPH DNNN
* Thứ nhất: Nhóm nhân tố khách quan
- Cơ chế chính sách.
- Về công tác chỉ đạo.
* Thứ hai, nhóm nhân tố chủ quan
- Về tổ chức thực hiện.
- Nhận thức của ngƣời lao động về vấn đề cổ phần hóa.
* Các yếu tố tác động tới CPH doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn
Trong thực tế, khi tiến hành CPH các doanh nghiệp lớn, có rất nhiều yếu tố quyết định
đến sự thành công của tiến trình CPH như: Việc tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình
CPH của Nhà nước đối với DN lớn, tuyên ngôn của Nhà nước đối với chính sách kinh doanh của
DN lớn sau CPH… thì những yếu tố liên quan đến thị trường, chính sách ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình CPH các doanh nghiệp lớn.
1.2.4. Những nội dung của quá trình cổ phần hoá DNNN.

1.2.4.1 Mục tiêu, đối tƣợng, hình thức thực hiện cổ phần hoá.
* Về mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu.
* Đối tượng cổ phần hóa
- Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
- Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể
cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
- Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
- Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu
tư và thành lập.
* Hình thức cổ phần hóa
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một
phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn
nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
1.2.4.2 Khái quát quy trình cổ phần hoá DNNN.
Để tạo được sự thống nhất chung cho quá trình thực hiện CPH DNNN, giúp các bộ, ngành,
địa phương cũng như các doanh nghiệp hiểu rõ các công việc cần thực hiện, không ngừng đẩy nhanh
tiến trình CPH DNNN ở nước ta. Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP có
hướng dẫn quy trình CPH DNNN.
1.2.4.3 Cơ sở pháp lý khi thực hiện cổ phần hoá.
Đổi mới DNNN là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm cải cách nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó nội dung về CPH DNNN là nhiệm vụ then chốt.
Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng trong việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Chỉnh phủ,
các Bộ đã ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện đến CPH DNNN
1.3. Những vấn đề chính sau khi thực hiện cổ phần hoá.
1.3.1. Các tồn tại liên quan đến tài chính sau khi thực hiện CPH.

1.3.1.1 Về xác định giá trị doanh nghiệp:
Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng vì quá trình này giúp cho các cổ
đông, các nhà đầu tư nắm bắt được tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra các quyết định
cuối cùng. Khi xác định giá trị DN thì các giá trị hiện hữu và giá trị tiềm năng được đánh giá kỹ
càng, cụ thể, thể hiện các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai của DN, làm rõ bản chất
các khoản nợ, chỉ ra các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp và các cơ hội cũng như các nhân tố
rủi ro, chỉ ra được các hoạt động kém hiệu quả, đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh,
điểm yếu của DN.
*Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản
* Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
* Phương pháp so sánh (tỷ số P/E)
* Những tồn tại khi xác định giá trị doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa:
- Tồn tại liên quan đến các tài sản đặc biệt.
- Tồn tại các vấn đề liên quan đến xác định giá trị đất đai
1.3.2 Vấn đề xử lý thăng dƣ vốn sau cổ phần hoá.
- Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và
chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế
độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền
1.3.3. Phƣơng thức bán cổ phần:
Các phương thức bán cổ phần gồm có:
- Bán theo phương thức đấu giá
- Phương thức bảo lãnh phát hành.
- Phương thức thoả thuận trực tiếp.
1.3.4. Các vấn đề khác
a, Liên quan đến ngƣời lao động, nhân sự.
Đối tượng người lao động là đối tượng được chú ý đặc biệt trong toàn bộ quá trình cổ
phần hóa DNNN. Thể hiện bằng rất nhiều chính sách liên quan đến người lao động
b, Vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa TCT và các đơn vị thành viên.
- Quan hệ giữa Công ty mẹ và các công ty con:
- Quan hệ giữa các công ty con:

c, Vấn đề liên quan đến kiểm soát rủi ro, kiểm soát tài chính.
- Rủi ro khách quan: là các rủi ro về kinh tế, rủi ro về pháp luật.
- Rủi ro chủ quan: Rủi ro của đợt chào bán lần đầu, rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hóa
1.4.1 Kinh nghiệm cổ phần hóa một doanh nghiệp của Hungary.
Hungary được coi là một trong những quốc gia thành công trong công tác tư nhân hóa (cổ
phần hóa) – thực chất là thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Một trong
những phương pháp thành công được Hungary áp dụng là gắn chương trình cổ phần hoá với
niêm yết thông qua việc chào bán ra công chúng.
1.4.2 Kinh nghiệm của Séc
Séc được coi là quốc gia không thành công trong công tác tư nhân hóa các DNNN. Kế
hoạch tư nhân hóa của nước này được xây dựng thông qua việc “chứng từ hóa” đã tạo ra một cơ
cấu sở hữu quá phân tán. Bằng cách phân phối cổ phiếu trong các công ty được tư nhân hóa cho
phần lớn công dân của Séc.

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU
VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tổng quan về Petrolimex
2.1.1. Tổng quan về Petrolimex
- Thông tin về TCTy Xăng dầu Việt Nam trước CPH
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Mô hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty
- Các công ty thành viên 100% vốn Nhà nước
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex:
Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex bao gồm: kinh doanh xăng dầu; kinh
doanh hóa dầu; kinh doanh khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu.
2.2. Thực trạng cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
2.2.1. Thực trạng cổ phần hóa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xăng dầu
và những kết quả đạt đƣợc
2.2.1.1. Quá trình thực hiện

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian qua TCTy XD đã tiến hành triển
khai một kế hoạch tổng thể và toàn diện về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh
DNNN với trọng tâm là CPH các CTy, Xí nghiệp hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh XD.
Chương trình CPH của TCTy đã được tiến hành thực hiện theo 3 giai đoạn như :
Giai đoạn 1998 - 2000: “Giai đoạn đầu CPH của TCTy”: tổ chức triển khai trước hết
đối với một số đối tượng là các đơn vị CTy, Xí nghiệp có qui mô nhỏ, ngành hàng kinh doanh
không phức tạp, phạm vi hoạt động giới hạn trên địa bàn
Giai đoạn 2000- 2002: TCTy tiếp tục CPH 7 DN vận tải và xây lắp chuyên nghành
Giai đoạn 2003- 2006: Đây là giai đoạn TCTy thực hiện CPH các đơn vị theo nội dung
Nghị định 64
Giai đoạn 2007- Nay:Về cơ bản từ 2007 đến nay, thực hiện chủ trương đổi mới và sắp
xếp DNNN của Bộ chủ quản và Chính phủ, TCTy tập trung xây dựng các phương án, cách thức
tiến hành CPH toàn TCTy nhằm đổi mới mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
2.2.1.2 Hiệu quả kinh doanh sau CPH
Với việc chuyển hoá về mô hình tổ chức, hoạt động của các Cty CP Petrolimex thời gian
qua cũng đã được thay đổi một cách căn bản và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. Thực
tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của khối Cty CP Petrolimex thời gian qua là những bằng
chứng sinh động khẳng định bản chất ưu việt của mô hình CTy CP, thể hiện rõ nét trên một
nhiều phương diện.
- Kết quả kinh doanh của các CTy CP Petrolimex sau CPH là tích cực.
- Các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: doanh thu, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu … của các CTy CP năm sau, cao hơn năm trước.
- Vốn chủ sở hữu: tăng bình quân gần 20%/năm, riêng vốn điều lệ tăng mạnh do nhu cầu
tăng vốn kinh doanh nhưng lợi nhuận trên vốn vẫn tăng trưởng, điều đó cho thấy hiệu quả của
CPH DNNN.
- Một số Công ty trước CPH có mức lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt trên
dưới 5% hoặc lỗ triền miên, Tổng công ty phải trợ cấp thu nhập cho CBCNV nhưng sau CPH thu
nhập người lao động đã tăng đáng kể và đạt mức bình quân khá so với các doanh nghiệp cùng
loại.

- Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao 15%/năm
b. Về phƣơng thức quản trị Công ty
Mô hình mới đã giúp Công ty chủ động khai thác và huy động được mọi nguồn lực nội tại
của mình, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
c. Về công tác đầu tƣ, phát triển
Trong bối cảnh hoạt động của cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các đối
thủ, hầu hết các công ty cổ phần đã linh hoạt, sáng tạo tận dung các cơ hội và xúc tiến đầu tư
theo các hướng: đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện có, đổi mới công nghệ, phương tiện, đầu tư
phát triển sản phẩm, dây chuyền công nghệ mới, đầu tư mở rông mạng lưới, đầu tư tài chính
…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản.
2.2.1.3. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CPH các doanh
nghiệp trực thuộc TCTy
Từ quá trình thực hiện CPH các CTy thuộc TCTy có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau đây:
Một là: Sự thống nhất cao về nhận thức từ TCTy tới các đơn vị, từ người lãnh đạo cho tới
người lao động về chủ trương CPH là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi tiến hành công tác
CPH.
Hai là: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo TCTy và sự vận dụng linh hoạt,
đúng đắn các chủ trương, chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy
nhanh tiến trình và đảm bảo chất lượng của công tác CPH.
Ba là: Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là của Tcty (với vai trò là cổ đông
chi phối) của thời kỳ đầu và sau CPH tạo ra tiền đề, động lực cho các Cty cổ phần ổn định và
phát triển.
Bốn là: Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác CPH, qua đó rút kinh
nghiệm cho quá trình CPH tiếp theo, đặc biệt giải quyết những vướng mắc khó khăn của Cty cổ phần
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CTy cổ phần sau CPH.
2.2.2. Thực trạng CPH TCTy Xăng dầu Việt nam
2.2.2.1 Mục tiêu CPH TCTy
Mục tiêu CPH TCTy tập trung: Coi CPH là mục tiêu trọng tâm; gắn CPH với nhiệm vụ
chính trịvà nhiệm vụ kinh tế; Nhà nước nắm cổ phần chi phối để xây dựng và cơ cấu lại mô hình

tổ chức; CPH với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu; tối đa hóa lợi ích của nhà nước; hình thành Tập
đoàn xăng dầu và các Tcty con trực thuộc; gia tăng lợi ích cho người lao động.
2.2.2.2. Quá trình tiến hành CPH Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Ban đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng chính phủ, của Bộ Công
Thương về việc săp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. TCTy đã hoàn thành các bước cổ phần
hóa toàn Tổng công ty.
Kết quả đấu giá thành công vào ngày 27/8/2011 của TCTy như sau:
Bảng 2.2: Kết quả đấu giá cổ phần Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
T
T
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lƣợng
1
Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá:
Trong đó, NĐT nước ngoài được phép mua:
cổ phần (CP)
27.425.9330
2
Mệnh giá:
đồng/ CP
10.000
3
Giá khởi điểm:
đồng/ CP
15.000
4
Tổng số lượng NĐT đăng ký tham gia đấu
giá:
Trong đó, tổ chức

NĐT

307
3
5
Tổng khối lượng đăng ký mua:
CP
30.087.300
6
Tổng số phiếu tham dự đấu giá hợp lệ:
Phiếu
307
7
Tổng khối lượng đặt mua hợp lệ:
CP
30.087.300
8
Khối lượng đặt cao nhất:
CP
6.000.000
9
Khối lượng đặt thấp nhất:
CP
100
10
Giá đặt mua cao nhất:
đồng/ CP
19.600
11
Giá đặt mua thấp nhất:

đồng/ CP
15.000
12
Giá đấu thành công cao nhất:
đồng/ CP
19.600
13
Giá đấu thành công thấp nhất:
đồng/ CP
15.000
14
Giá đấu thành công bình quân:
đồng/ CP
15.032
15
Tổng số nhà đầu tư trúng giá:
Trong đó, tổ chức:
NĐT
307
3
16
Tổng số lượng cổ phần bán được:
Trong đó, số CP của NĐT nước ngoài:
CP
27.425.933
0
17
Tổng giá trị cổ phần bán được:
đồng
412.270.065

.000
(Báo cáo tổng hợp kết quả bán cổ phần của TCty Xăng dầu Việt Nam)
Bảng 2.3: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 01/01/2010:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số sổ sách
Số xác định
lại
A. Tài sản đang dùng
21.603.747
26.853.781
1. Tài sản dài hạn
5.709.010
8.850.435
2. Tài sản ngắn hạn
15.468.077
15.536.531
3. Giá trị lợi thế kinh doanh

542.140
4. Giá trị quyền sử dụng đất
426.658
1.924.673
B. Tài sản không cần dùng
367

C. Tài sản chờ thanh lý


D. Tài sản hình thành từ quỹ PL, KT

3.184
3.184
Tổng giá trị tài sản
21.607.299
26.856.966
Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà
nƣớc
5.856.289
10.164.018
(Nguồn: bản công bố thông tin chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công
ty Xăng dầu Việt Nam)
Bảng 2.4: Phƣơng án sử dụng lao động
Nội dung
Tổng số
1. Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị DN
CPH
16.502
a, Lao động không thuộc diện ký hợp đồng (thành viên
HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch cty, thành viên
chuyên trách BKS, Giám đốc, Kế toán trưởng
195
b, Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời
hạn
13.240
c, Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ
03 – 36 tháng
2.745
d, Lao động mùa vụ
322
2. Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố

GTDN
507
a, Lao động đủ điều kiện nghỉ hưu
216
b, Lao động sẽ chấm dứt hợp đồng
2
c, Lao động không bố trí được việc làm
289
3. Số lao động còn hạn HĐLĐ sẽ chuyển sang làm
việc tại công ty cổ phần
15.995
a, Số lao động mà hợp đồng còn thời hạn
15.995
b, Số lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm
113
c, Số lao động đang tạm hoãn HĐLĐ
13
(Nguồn: Hồ sơ Phương án cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đề hình thành
Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu)
Tuy nhiên, sau hạn nộp tiền đấu giá thành công của Nhà đầu tư, số cổ phiếu không bán
hết là 82.251 cổ phần. Trên cơ sở nhu cầu các Nhà đầu tư. Ban chỉ đạo CPH TCTy chỉ đạo đấu
giá tiếp số cổ phần còn lại với giá không thấp hơn 13.032 đ/Cổ phần. Đến ngày 19/9/2011, TCTy
và sở giao dịch chứng khoán Hà nội đã tổ chức đấu giá thành công số cổ phần còn lại.
2.3 Đánh giá kết quả cổ phần hoá
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc:
Một vài nhận xét về kết quả quá trình CPH có thế thấy như:
- Đồng nhất hóa về các nguyên tắc phương pháp, kế hoạch xác định giá trị trong toàn
ngành để đẩy nhanh tiến độ CPH.
- Tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình CPH một cách kịp thời đúng quy định.
- Đấu giá thành công cổ phần phát hành lần đầu.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đăng ký kế hoạch CPH TCTy đến nay, có thể tổng
kết một số những hạn chế, trở ngại trong quá trình CPH TCTy như sau:
Một là: Thời điểm có quyết định CPH sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đây thực sự
là khó khăn với TCTy trong việc thực hiện đúng quy định của Nhà nước liên quan đến quá trình CPH.
Hai là: Theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì phải xác định lại theo giá trị thị
trường lô đất đó. Chính vì vậy đã phát sinh rất nhiều khó khăn trong quá trình xác định giá thị
trường.
Ba là: Việc xác định các khoản đầu tư vốn bằng ngoại tệ vào các Công ty liên doanh và
các khoản đầu tư vào Công ty con
Bốn là: Theo quy định, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp chỉ có giá trị trong một (01) năm,
nếu chậm và kéo dài sang năm sau sẽ phải tiến hành xác định lại.Đây thực sự là khó khăn của Tcty.
Năm là: khó khăn khi chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Sau khí Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần, đây được xác định
chỉ là giai đoạn thứ nhất của quá trình tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp.
2.3.3 Các vƣớng mắc tồn đọng sau cổ phần hóa
2.3.3.1 Xác định và xử lý vấn đề lỗ kinh doanh xăng dầu năm 2011 trƣớc khi chính
thức chuyển sang công ty cổ phần.
Tổng số lỗ của cả Tập đoàn năm 2011 là -1.423.467 triệu đồng (năm 2010 lãi 1.382.358
triệu đồng), trong đó lỗ kinh doanh xăng dầu năm 2011 là 2.604.178 triệu đồng.
2.3.3.2. Tồn đọng về vấn đề đầu tƣ tài chính dài hạn khi chính thức chuyển sang
công ty cổ phần.
Theo báo cáo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại công văn số 1947/PLX-HĐQT ngày
20/12/2011 vướng mắc về việc hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại các khoản đầu tư tài
chính dài hạn, đầu tư chứng khoán cụ thể: kết quả giảm 949 tỷ đồng, đồng thời hạch toán toàn bộ
số chênh lệch này vào tài khoản 412.
2.3.3.3 Tồn đọng về vẫn đề xác định giá trị cơ sở nhà đất.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 30 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/20007,
việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất để cổ phần hoá Tổng công ty
mất rất nhiều năm và rất khó khăn, không khả thi vì :

Diện tích đất dùng cho mục đích xây dựng cửa hàng, kho bãi, cầu cảng, bến xuất, tuyến
ống để kinh doanh xăng dầu là 7.113.233 m
2
, chiếm 92.6 % trong tổng diện tích đất TCTy hiện
đang quản lý, sử dụng và được phân bố trên tất cả các tỉnh/thành phố của cả nước (trừ tỉnh Kiên
Giang) với gần 2.000 vị trí đất.
3.2.3 Giải quyết tồn đọng về thặng dƣ vốn sau cổ phần hóa.
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có công văn gửi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn SCIC về việc nộp tiền về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền là 76 tỷ đồng.


CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG SAUCỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG
CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu và định hƣớng kế hoạch sản xuất kinh doanh
3.1.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2011 -2015
a, Mục tiêu tổng quát:- Xây dựng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trở thành một tập đoàn
kinh tế mạnh của Việt Nam; Thực hiện tốt vai trò doanh nghiệp chủ đạo trong cân đối cung cầu
xăng; nâng cao hiệu quả kinh doanh, Gia tăng lợi ích cho cổ đông, người lao động,
b, Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015, doanh thu đạt 358.752 tỷ đồng; kim ngạch nhập khẩu đạt 7.240 triệu đô la
Mỹ, kim ngạch xuất khẩu (tái xuất) 1.050 triệu đô la Mỹ; sản lượng xăng dầu các loại mua vào
đạt 10,51 triệu tấn, m
3
; sản lượng xăng dầu các loại tiêu thụ đạt 10,51 triệu tấn, m
3
(trong đó tái
xuất 1,21 triệu tấn, m
3
) và lợi nhuận trước thuế đạt 4.468 tỷ đồng.


3.1.2 Các giải pháp thực hiện
* Giải pháp chiến lược
* Công tác thị trường
* Công tác tài chính:
* Công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực:
* Công tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
* Công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệvà môi trường
* Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
* Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản.
3.2. Giải pháp xử lý các vấn đề tài chính tồn đọng sau cổ phần hoá tại Tổng công ty
Xăng dầu Việt Nam.
3.2.1 Xác định và xử lý vấn đề lỗ kinh doanh xăng dầu năm 2011 trƣớc khi chính
thức chuyển sang công ty cổ phần.
Đối với vướng mắc này, quan điểm khi xử lý là không giảm vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.Với đề xuất phương án dùng lợi nhuận được chìa từ phần vốn đầu tư của Nhà nước của
các năm tiếp theo bù đắp khoản lỗ do kinh doanh xăng dầu trong năm 2011 để lại Ngoài ra có thể
sử dụng một phần quỹ BOG xăng dầu.
3.2.2 Giải quyết tồn đọng về vấn đề đầu tƣ tài chính dài hạn khi chính thức chuyển
sang công ty cổ phần.
Giải pháp để giải quyết dứt điểm vướng mắc này khi quyết toán cổ phần hóa tại Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam là vẫn áp dụng đúng theo quy định của Nghị đính số 109/2007/NĐ-
CP, không xác định lại giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
3.2.3 Giải quyết tồn đọng về vẫn đề xác định giá trị cơ sở nhà đất.
Bộ Tài chính, Bộ Công thương là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty
Xăng dầu Việt Nam đã chấp nhận phương án khi xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa
không xác định giá trị các cơ sở đất đai mà đang sử dụng trực tiếp phục vụ kinh doanh xăng dầu
(cửa hàng, kho bãi, cầu cảng, bến xuất, tuyến ống xăng dầu) không xác định giá trị lợi thế kinh
doanh, giá trị quyền sử dụng đất và không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
3.2.3 Giải quyết tồn đọng về thặng dƣ vốn sau cổ phần hóa.

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có công văn gửi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn SCIC về việc nộp tiền về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền là 76 tỷ đồng. Đến nay, về
cơ bản Tổng công ty đã hoàn thành việc chuyển tiền này.
3.2.4 Giải quyết về
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị với đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
3.3.1.1 Đẩy mạnh đề án tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn trong đó chú trọng tái cấu
trúc tài chính.
Tiếp tục triển khai Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ” Tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”
3.3.1.2 Nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính
phủ về kinh doanh xăng dầu.
Để quá trình cổ phần hóa thực sự phát huy hiệu quả, Tập đoàn cần tiếp tục thực hiện
nghiêm túc những nội dung quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông
tư 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. Có như vậy, Tập đoàn mới phát huy được thế mạnh của
mình, cũng như đạt được các mục tiêu đề ra cả về mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu xã hội.
3.3.1.3 Tăng cƣờng cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doan theo tinh thần
Nghị quyết 01 của Chính phủ về kiếm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh
xã hội.
Cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, giảm hao hụt trong vận chuyển, lưu trữ,
kinh doanh xăng dầu cũng là 1 biểu hiện của tính đúng đắn khi thực hiện cổ phần hóa, làm tăng
sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Qua đó gián tiếp giải quyết
được những khó khăn vướng mắc khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần .
3.3.1.4 Tiếp tục hoàn thiện việc sắp xếp các cơ sở nhà đất của Tập đoàn theo nội dung
tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc.
Để hoàn thành quá trình cổ phần hóa cũng như quyết toán cổ phần hóa, Tập đoàn cần
phải đẩy mạnh việc sắp xếp các cơ sở nhà đất của mình. Xác định những cơ sở nhà đất nào tiếp
tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cơ sở nhà đất nào phải xác định lại giá trị, cơ sở nhà đất

nào không cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì bàn giao trả lại nhà nước.
3.3.1.5 Thực hiện việc thoái vốn của Tập đoàn khỏi những lĩnh vực nhạy cảm,
những ngành không phải là ngành kinh doanh chính, chiến lƣợc.
Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, xác định những ngành nghề
kinh doanh chiến lược, đã được xác định trong chiến lược kinh doanh chính. Tập đoàn cần tập
trung các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính, tránh đầu tư dàn trải, đầu tư vào
những ngành, lĩnh vực trái với thế mạnh của mình, cũng như phải chịu rủi ro tài chính khi đâu tư
ra ngoài, làm suy yếu năng lực về nguồn vốn của chính mình.
3.3.1.6 Tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, vận
chuyển, tồn trữ xăng dầu, đảm bảo năng lực về tài chính và lao động.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cần tiếp tục không ngừng từ đầu tư nâng cấp trang thiết bị,
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, vận chuyển, tồn trữ xăng dầu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của nền kinh tế, đảm bảo cung ứng xăng dầu trên mọi địa bàn trong cả nước.
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, và các bộ ngành có liên quan.
3.3.2.1 Cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa (chính
sách hậu cổ phần hóa)
a, Các vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp
hậu cổ phần hóa:
- Về chính sách đối với doanh nghiệp cổ phần: Vướng mắc về vốn; về đầu tư tài chính;về
phân phối lợi nhuận; về báo cáo tài chính
- Về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:hiện nay chưa có quy định tổ chức nào thực
hiện chức năng đại điện chủ sở hữu vốn cổ phần tại các doanh nghiệp Tập đoàn, Tổng côpng ty
b, Đề xuất cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa:
* Quan điểm:
- Cơ chế chính sách tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước hoặc vốn của
Công ty mẹ (100% vốn nhà nước) không có sự khác biệt với các doanh nghiệp không có vốn
Nhà nước hoặc vốn của Công ty mẹ tham gia đầu tư
* Nguyên tắc: Thúc đẩy hoàn thành quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Doanh nghiệp có vốn nhà nước góp phần đẩu nhanh quá trình tái cấu trúc, đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà

nước.
* Các giải pháp:
- Huy động vốn cổ phần và vốn vay. về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ;
đầu tư tài chính; về doanh thu, chi phí. về chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế.
- Rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước để tiếp tục sắp
xếp;
- Ban hành các quy định về pháp luật về tài chính:
- Đổi mới, cải cách các thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng hệ thống giám sát doanh nghiệp
3.3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần doanh nghiệp nhà nƣớc tại các Tập
đoàn, Tổng công ty.
a, Định hƣớng chính sách cổ phần hóa trong thời gian tới: Cổ phần hóa phải lấy hiệu
quả lâu dài của doanh nghiệp làm mục tiêu chính thay vì các mục tiêu thời gian hay các chỉ tiêu
định lượng ngắn hạn.
b, Các giải pháp về xử lý tài chính liên quan đến cổ phần hóa.
- Giải pháp về xử lý các vấn đề tài chính liên quan đến Tài sản.
- Giải pháp về xử lý các vấn đề tài chính liên quan đến công nợ
- Ưu đãi về tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
- Tăng khả năng tạo nguồn tài chính cho công ty cổ phần
- Ưu đãi về tài chính đối với người lao động
- Chế độ xử lý tài chính đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá
* Các giải pháp và kiến nghị khác:
- Khẩn trương hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến đất đai trong thời
gian tới
Kiên quyết chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty khẩn trương, nghiêm túc thực hiện
Quyết định 929/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó
trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
- Bộ Tài chính cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án giám sát tài chính doanh nghiệp
bằng văn bản dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.
KẾT LUẬN

Luận văn “Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam” là một
góc nhìn mới nghiên cứu đánh giá đi từ thực tế diễn ra tại một doanh nghiệp cụ thể để đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình cổ phần hóa tại Tập đoàn. Đồng thời, tạo tiền đề và nền tảng
để Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đi để quyết toán cổ phần hóa,
Đề tài chỉ cố gắng đóng góp tiếng nói nhỏ để hoàn thiện hơn các chính sách liên quan đến cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong giai đoạn sắp tới. Như vậy có thể nói
việc không ngừng hoàn thiện các cơ chế chính sách về cổ phần hóa DNNN sẽ là một vấn đề cần
được sự quan tâm thích đáng của Đảng và Chính phủ trong những năm tới.


References
Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2010), Báo cáo về việc triển khai cổ phần hóa và chuyển đổi Tổng công ty
Xăng dầu Việt Nam thành Công ty TNHH MTV, Hà Nội.
2. Chính phủ (2007), Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
3.Chính phủ (2011), Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
4. Chính phủ (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực
hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và
vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
5. Công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (2010), Hồ sơ xác định giá trị doanh
nghiệp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam tại thời điểm 01 tháng 01 năm 2010, Hà Nội.
6. Phạm Viết Muôn (2011), “Phương hướng và giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai
đoạn 2011-2015”, Hà Nội
7. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước.
8. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp.
9. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (2011), Công văn số 1947/PLX-HĐQT về việc xác định lại các
khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cô phần, Hà Nội.
10. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007, “về việc sắp

xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước”.
11. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 929/2012/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, “về tái cấu trúc
nền kinh tế, trong đó trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước”.
12. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 22/8/2012, “về việc phê duyệt
kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam”.
13. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2010), Hồ sơ phương án cổ phần hoá Tổng công ty xăng
dầu VN đề hình thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đa sở hữu.
14. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính 2010, 2011 Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam.
15. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2012), Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn xăng
dầu Việt Nam.
Tiếng Anh:
16. Wang, Z. Q. (1991), A Comparative Study of Privatization in Hungary, Poland and
Czechoslovakia, The University of Liverpool.
17. Sarah, A. (2002), Voucher Privatization in the Czech Republic.
Website:
18.
19.
20.


×