Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN NGỌC ANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN NGỌC ANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Thanh Long
Thái Nguyên, năm 201
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố ở trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ
Trần Ngọc Anh
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS. Phan Thanh Long, người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm
– Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới phòng Quản lý Khoa học và
Quan hệ Quốc tế, lãnh đạo các khoa chuyên môn, lãnh đạo và chuyên viên các
phòng chức năng, các cán bộ và giảng viên trường Đại học Công nghệ Thông
tin và Truyền đã nhiệt tình cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và tư vấn khoa
học cho tôi trong việc thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn luôn động viên,
khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm góp ý để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, 08 – 2014
TÁC GIẢ
Trần Ngọc Anh
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT&TT Công nghệ Thông tin và Truyền thông
ĐH Đại học
ĐHTN Đại học Thái Nguyên
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giảng viên
HĐQL Hoạt động quản lý
KHCN Khoa học công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
NXB Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
PGS.TS Phó giáo sư -Tiến sĩ
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
QLKH Quản lý khoa học
TS Tiến sĩ
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Số lượng các bài báo khoa học của CBGV trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Bảng 2.2: Số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở của CBGV trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông từ năm 2008-2014
Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về vai trò hoạt động NCKH
Bảng 2.4: Ý kiến của giảng viên về lợi ích của hoạt động NCKH
Bảng 2.5: Ý kiến của giảng viên về lý do tham gia NCKH
Bảng 2.6: Số lượng đội ngũ cán bộ của nhà trường tính đến tháng 04/2014.
Bảng 2.7: Đánh giá về lực lượng QL hoạt động NCKH của nhà trường
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung QL hoạt động NCKH
Bảng 2.9: Mức độ ứng dụng các sản phẩm KHCN của nhà trường
Bảng 2.10: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý khoa học tại
trường đại học CNTT&TT
Bảng 2.11: Đánh giá nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quản lý hoạt
động NCKH của giảng viên
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng các bài báo khoa học của nhà trường…
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số lượng các đề tài KHCN các cấp
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lý do tham gia NCKH……
Biểu đồ 2.4: Mức độ ứng dụng các sản phẩm KHCN
37
37
39
40
40
42
44
48
49
51
55
69
71
38
38
41
50
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp mới của luận văn
9. Cấu trúc luận văn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3. Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trong trường đại học
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CNTT&TT
2.1. Sơ lược về Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
2.2. Thực trạng về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Đại
học CNTT&TT
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường
Đại học CNTT&TT
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH
CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CNTT&TT
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động NCKH của
Trường Đại học CNTT&TT
1
1
3
3
4
4
4
5
6
6
8
8
11
21
32
35
53
57
57
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của Trường Đại học
CNTT&TT
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
59
68
74
77
80
80
86
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục đóng góp một
vai trò quan trọng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc
biệt. Trong điều 13 của Luật Giáo dục Ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 đã
nêu rõ : “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [5].
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và
nền kinh tế tri thức, hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang trở thành động
lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định “ Nghiên cứu khoa học có tầm quan
trọng đặc biệt trong công tác giáo dục, nhất là đối với các trường đại học vì nó
không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát
minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người”. TS Trần
Mai Ước, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng “
Bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng
nhất đó là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan
hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng
viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là một
trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội…” Chúng ta đều thấy
rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt
chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền
đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng
dạy phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, có thể
khẳng định rằng cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa là thước đo
năng lực chuyên môn của giảng viên.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ giúp cán bộ giảng viên có điều
kiện đào sâu, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn, kịp thời điều chỉnh,
bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình.
Quá trình tham gia nghiên cứu khoa học sẽ góp phần phát triển khả năng tư
duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, chủ động, tích cực, trau dồi
tri thức và các phương pháp luận khoa học của giảng viên thông qua nhiều hình
thức khác nhau như seminar khoa học, hội nghị nghiên cứu khoa học, thực hiện
đề tài các cấp, đăng báo…. đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất
cần có của một nhà nghiên cứu. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sẽ
bổ sung, tăng thêm sự hiểu biết về ngành nghề, góp phần hình thành và bồi
dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên, tạo cơ hội tốt để giảng viên có
môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực nghiên cứu và tự khảng định mình. Khó
có thể kết luận rằng một giảng viên được đánh giá là có năng lực chuyên môn
tốt nhưng hàng năm lại không có công trình khoa học nào. Vì năng lực của
giảng viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ góp phần quan trọng để khẳng
định uy tín và vị thế của nhà trường. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh
giá cao, mỗi công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên
tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một
lần thể hiện được thương hiệu và uy tín của nhà trường. Danh tiếng của nhà
trường không phải là cái gì đó chung chung mà nó phải được thể hiện thông
qua thành tích đóng góp của từng cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường.
Lênin đã từng nói “ Học, học nữa, học mãi”, trên con đường học tập và lao
động không ngừng, có những định nghĩa, những khái niệm có thể sẽ quên đi
nhưng những phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, khả năng nghiên cứu
phân tích mà chúng ta thu lượm, sàng lọc và đúc rút được thông qua hoạt động
nghiên cứu khoa học sẽ tồn tại lâu dài trong bản thân mỗi người.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Thực tiễn cho thấy, trong thời gian vừa qua hoạt động học tập và nghiên
cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông đã và đang được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tích cực đẩy mạnh.
Giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và thu được nhiều kết quả
tốt đẹp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đặc biệt là trong
cách thức quản lý. Cụ thể như quy trình thực hiện, chế độ hỗ trợ kinh phí, cách
thức đánh giá xếp loại, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vướng mắc, nguồn
lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm
vụ và tiềm năng của nhà trường, vẫn tồn tại tình trạng tham gia nghiên cứu
khoa học để lấy thành tích, hoàn thành định mức Nói tóm lại, công tác quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông chưa đạt hiệu quả cao cần phải quan tâm và tăng
cường hơn nữa.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo
và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên nhà trường.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, nghiên cứu khoa học của giảng viên là một hoạt động trí tuệ có
vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để các
công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đạt chất lượng cao đòi hỏi kết
hợp nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu đề xuất
được một số biện pháp phù hợp trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông cụ thể như thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, phân bổ kinh phí hợp lý,
tổ chức xét duyệt đánh giá minh bạch, công khai, các bộ phận phối hợp nhịp
nhàng, đồng bộ thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa
học cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của giảng viên trong các trường đại học
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên trong những năm qua tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông và tiến hành
khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp này ở nhà trường.
6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả các sản
phẩm nghiên cứu của đề tài, bài báo khoa học, tham dự hội nghị hội thảo Với
phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý ứng dụng
kết quả các sản phẩm nghiên cứu đề tài của giảng viên trường Đại học Công
nghệ Thông tin và Truyền thông.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đê thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã
vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp, mô hình hóa và hệ thống hóa lý
thuyết
Trên cơ sở nghiên cứu và khái quát các tài liệu, văn kiện chính sách của
Đảng và Nhà Nước, văn bản pháp quy, quy định, quy chế, thông tư về công tác
nghiên cứu khoa học nhằm xác định cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt
động nghiên cứu khao học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông
tin và Truyền thông.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết
hợp một số phương pháp như phương pháp quan sát, điều tra – khảo sát,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm
7.2.1.Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của
Ban Giám hiệu, lãnh đạo nhà trường và các cán bộ quản lý thông qua các hoạt
động cụ thể như xét duyệt đề xuất, thuyết minh, tham gia báo cáo tiến độ, thực
hiện kế hoạch nghiệm thu từ đó thấy được những vấn đề còn hạn chế trong
công tác quản lý.
7.2.2. Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi điều tra giảng viên và cán bộ quản lý để khảo
sát thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nhằm tìm ra những
thuận lợi, khó khăn mà giảng viên và cán bộ quản lý gặp phải trong quá trình
nghiên cứu khoa học và trong công tác quản lý.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Dựa trên các báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học và cách
thức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học của nhà trường để tìm ra phương
hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi thu thập ý kiến của một số nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo có
kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học để đề xuất xây
dựng và kiểm nghiệm các biện pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả cao.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Trên cơ sở nghiên cứu các sản phẩm khoa học, công trình nghiên cứu của
tập thể cán bộ giảng viên trong trường và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu
trong giảng dạy và học tập để hỗ trợ giải quyết mục đích nghiên cứu.
7.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sủ dụng phương pháp thống kê toán học, tổng hợp số liệu để làm
rõ thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nhằm xử lý, phân tích và xây
dựng các biện pháp quản lý có tính khả thi.
8. Đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về các biện pháp quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học.
- Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong
những năm vừa qua nhằm tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong công tác
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Công nghệ Thông tin
và Truyền thông.
- Bước đầu tiếp cận và xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên phù hợp, hiện đại và hiệu quả để nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên trong trường đại học
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRONG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, con người đang bước vào một thế giới mới, thế
giới của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.
Những phát minh của khoa học công nghệ đã và đang được áp dụng hiệu quả
trong đời sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội.
Những thành tựu của khoa học kỹ thuật không chỉ làm thay đổi đời sống
kinh tế, vật chất, tinh thần của xã hội mà còn làm thay đổi cả phương pháp,
hình thức, nội dung và quá trình giảng dạy, học tập ở các cấp học trong nền
giáo dục đào tạo nước nhà, đặc biệt là các trường Đại học nơi trực tiếp diễn ra
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, biến nhà trường thành trung tâm
nghiên cứu, phát minh, sáng chế đồng thời ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ vào thực tiễn phục vụ cho đời sống con người.
Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp
giáo dục đào tạo tại các trường đại học, nhiêm vụ chính của một giảng viên đại
học là nghiên cứu, tìm hiểu và giảng dạy, truyền đạt tri thức. Nếu không có
nghiên cứu khoa học, nội dung bài giảng sẽ chỉ là những tri thức nhàm chán,
máy móc, rồi từ năm này sang năm khác người giảng viên chỉ hoàn thành chức
năng truyền đạt những thứ đã có một cách đơn thuần, chỉ phát ra những âm
thanh đều đều héo hắt mà không có chút sức sống, cuốn hút nào. Chính vì thế
bên cạnh hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học luôn là một chủ đề thu hút
sự quan tâm tìm hiểu của các giảng viên, các nhà khoa học trong nước và thế
giới.
Nghiên cứu khoa học đang dần dần thay đổi ở các quốc gia trên thế giới.
Nước Mỹ được coi là ông vua trong nghiên cứu khoa học. Sở hữu 8 trong 10
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
trường đại học hàng đầu trên thế giới, Mỹ vẫn là quốc gia tiên phong trong
nghiên cứu khoa học và phát minh. Những lĩnh vực đang được ưu tiên hàng
đầu vẫn là y khoa, công nghệ sinh học, di truyền, sinh học phân tử. Với hai
trường đại học danh tiếng là Oxford và Cambridge trong top 10 trường đại học
danh tiếng trên thế giới, nước Anh vẫn có tiếng nói mạnh mẽ trong nghiên cứu
khoa học. Chất lượng các bài báo khoa học đến từ Anh vẫn được đánh giá cao.
Không có gì ngạc nhiên, chúng được trích dẫn khá nhiều ở các bài báo khắp thế
giới. Ngoài ra, nhờ mối quan hệ bền vững giữa 2 cường quốc Anh – Mỹ, giúp
cho việc trao đổi nghiên cứu khoa học được dễ dàng hơn. Nằm ở vị trí Châu Á,
Nhật Bản vẫn là nước đứng vị trí á quân trong nghiên cứu khoa học. Không
giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng quốc gia này vẫn là nước sản sinh ra nhiều
nhà vật lý nổi tiếng. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây họ đã để mất vị trí này về
tay Trung Quốc. Nhiều chuyên gia đồng ý với quan điểm Nhật cần hợp tác và
trao đổi khoa học với các nước phương Đông nhiều hơn để nâng cao thêm nữa
số lượng và chất lượng trong nghiên cứu khoa học. Có thể nói rằng, nghiên cứu
khoa học được các nước, các nhà khoa học trên thế giới coi trọng và dành nhiều
sự đầu tư đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo phát triển kinh tế xã hội. Tuy
nhiên do điều kiện thời gian và việc tìm hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan
đến hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn nên chúng
tôi chưa thể nghiên cứu vấn đề này ở các nước trên thế giới một cách đầy đủ và
hệ thống. Sau đây là một số tài liệu mà chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu:
Social research methods: Quanlitative and quanlitative approaches
(2000), Fourth Edition, W. Lawrence Newman University of Wisconsin at
Whitewater, Publisher: Alyn and Bacon, nêu đặc điểm và phân tích bản chất
đặc trưng của khoa học xã hội, đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn về quy trình các
bước nghiên cứu của khoa học xã hội, trong đó có khoa học quản lý.
Scientific study methods: Improve your study habits and score higher with
less effort, compiled with commentary by Acarya Abhidevanan Da Avadhuta,
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
First Edition 1985, Second Edition 2009 là một cuốn sách hữu ích cung cấp
thông tin về các phương pháp nghiên cứu, đúng hơn, mục đích của nó là để
giúp mọi người nâng cao năng lực nghiên cứu của mình, kiểm tra đánh giá và
đưa những kiến thức tìm hiểu vào thực tế.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành rất nhiều quy định, quy chế về hoạt động
nghiên cứu khoa học, tại mục 2 điều 2 trong Quy định về hoạt động khoa học
và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học được ban hành kèm theo thông
tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT có ghi rõ “ Hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trường
đại học, góp phần thức đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước ” [9]. Trong
mục 1 điều 18 của Luật giáo dục quy định “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà
trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa
học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa,
khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước ” [5]. Bên cạnh đó, đã
có rất nhiều những công trình khoa học đã đề cập đến hoạt động nghiên cứu
khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên được thể
hiện dưới nhiều góc độ khác nhau.
Năm 1998, Ninh Đức Thuận với luận văn thạc sĩ “ Một số giải pháp đổi
mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở trường đại
học trong giai đoạn mới” [27].
Năm 2006, Trần Văn Phước với luận văn thạc sĩ “ Một số biện pháp cải
tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường
Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” [23].
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Năm 2008, Vũ Thị Lan Anh với đề tài “ Biện pháp tăng cường quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” [11].
Ngoài ra, hàng năm ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng trong cả
nước đều triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình
nghiên cứu, các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp được đăng tải trên các tạp chí
khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước như:
- “ Nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn mới” của PGS.TS.
Nguyễn Hữu Châu (Viện chiến lược và chương trình giáo dục), số98/10-2004.
- “ Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo đại học” của TS. Đỗ Thị Châu (Đại học Quốc gia
Hà Nội), số 96/6-2004 [12].
Nhìn chung, các tác giả đều đề cập đến vấn đề nghiên cứu khoa học của
giảng viên ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, nêu lên được tầm quan
trọng và ý nghĩa to lớn của nghiên cứu khoa học đối với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa
được thực hiện một cách có hệ thống, chặt chẽ và quy củ. Hơn nữa, đối với một
người giảng viên năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học là hai hoạt
động không thể tách rời nhau, chính là thước đo đánh giá và xếp loại giảng
viên. Vì vậy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên sao cho có
hiệu quả, chất lượng là một việc làm cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội.
Trong đề tài này, chúng tôi tiếp tục đi sâu, tìm hiểu và nghiên cứu nhằm
phát hiện những biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên ở trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ mới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
a) Khái niệm Khoa học
Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây
dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có
thể kiểm tra được về vũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa
học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất
thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích
cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức
đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều
kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn
bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học
được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống
hóa.
Theo Từ điển tiếng Việt có viết “ Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ
trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật
khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con
người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực ”.
Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, quyển XIX, trang 241: “ Khoa học
là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát
triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình
thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở và thực tiễn xã hội ”.
Theo Luật khoa học và công nghệ thì: “ Khoa học là hệ thống tri thức về
các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy ” [6].
Như vậy Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm, khám phá ra
những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến
thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không
còn phù hợp và vận dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho nhu cầu, lợi ích
ngày càng cao của con người.
b) Khái niệm Nghiên cứu khoa học
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí
nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao
hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về
lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có
phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của
con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2000 có viết: “ Nghiên cứu khoa học
là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên,
xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên
cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ” [6].
Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa
học nhằm nhận thức thế giới khách quan, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để
sử dụng vào cải tạo thế giới.
Chủ thể của nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm
chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo ở trình độ cao.
Khách thể của nghiên cứu khoa học là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên,
xã hội và tư duy mà các nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri
thức khoa học.
Đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp, mỗi bộ môn khoa học
chọn riêng cho mình một đối tượng.
Quá trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong một cơ quan nghiên
cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động.
Mục đích nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy
luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới nhằm áp dụng vào sản xuất vật
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con
người.
c) Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để
tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. Hoạt động là một
phương thức cơ bản của sự tồn tại con người.
Thực chất hoạt động nghiên cứu khoa học chính là các quá trình nghiên
cứu khoa học. Đó là hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ
thống tri thức khoa học tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản
xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội.
Hoạt động khoa học bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trong lĩnh vực
khoa học, cụ thể:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Hoạt động chuyển giao công nghệ
- Hoạt động dịch vụ KHCN
Như vậy hoạt động NCKH là một nội dung của hoạt động khoa học, là tổ
hợp những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực hiện để
đạt mục tiêu khoa học.
1.2.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
a) Khái niệm Quản lý
Quản lý là một khái niệm có tính đa nghĩa nên có nhiều sự khác biệt. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của phương thức xã hội hóa sản xuất thì nhận thức
của con người ngày càng được nâng cao và khái niệm quản lý cũng trở lên rõ
ràng hơn.
Xuất phát từ nhiều góc độ và khía cạnh nghiên cứu khác nhau, rất nhiều
học giả đã đưa ra những lý giải không giống nhau về quản lý.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Theo F.W Taylor(1856-1915): là một trong những người đầu tiên khai
sinh ra khoa học quản lý và là ông tổ của trường phái “ quản lý theo khoa học”,
ông cho rằng “ Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông uqa người
khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”.
Theo Herry Fayol(1886-1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy
trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời
kỳ cận-hiện đại cho tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một quy trình bao
gồm tát cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát
các nỗ lực cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác
của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”.
Stephan Robbins quan niệm: “ Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đạt ra”.
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã đưa ra những ý kiến khác nhau
về quản lý nhưng đều nhấn mạnh rằng: Quản lý là một hoạt động mà trong đó
con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý.
Theo tác giả Trần Quốc Thành : “ Quản lý là những hoạt động có phối hợp
nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu” [28].
Trong cuốn Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý (2000 – NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Bá Sơn) thì “ Quản lý là sự tác
động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ
thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ
thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ mục đích của con người ” [26].
Như vậy có thể nói rằng: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong
điều kiện môi trường luôn biến động ”.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Quản lý có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến;
- Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ con người với con người;
- Quản lý là tác động có ý thức
- Quản lý là tác động bằng quyền lực;
- Quản lý là tác động theo quy trình;
- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực;
- Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung;
- Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật;
- Mối quan hệ giữa quản lý và tự quản.
Quản lý bao giờ cũng là quản lý một hệ thống, một đơn vị cụ thể. Trong
quản lý bao giờ cũng gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức;
- Khách thể quản lý: Các đối tượng được quản lý;
- Mục tiêu quản lý: Là trạng thái được xác định trong tương lai của đối
tượng quản lý;
- Phương pháp quản lý: Các cách thức tác động của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý;
- Công cụ quản lý: Các quyết định quản lý, thông tin quản lý.
Ta có thể khái quát mô hình hoạt động quản lý theo sơ đồ sau:
Mô hình hoạt động quản lý
Công cụ quản lý
Phương pháp quản lý
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lý
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ khách quan mà chủ thể quản
lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra. Quản lý có 4 chức
năng cơ bản sau:
Chức năng hoạch định (lập kế hoạch)
Hoạch định có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu
tương lai của bộ máy cũng như việc xác định các con đường, biện pháp, cách
thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Nội dung cơ bản của chức năng hoạch định là:
- Đặt ra mục tiêu cho bộ máy, hệ thống.
- Xây dựng các bước đi để đạt được mục tiêu.
- Xác định nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.
Chức năng tổ chức
Tổ chức bộ máy: Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và
các nhiệm vụ phải đảm nhận. Nói cách khác phải tổ chức bộ máy phù hợp về
cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu, phân chia thành
các bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ.
Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng
để mọi người hướng vào mục tiêu chung.
Chức năng điều hành(chỉ đạo)
Chức năng hoạch định và tổ chức dù đã được thực hiện tốt nhưng nếu
không được đưa vào vận hành thực tiễn thì cũng không có giá trị gì cả. Việc
điều hành cơ cấu tổ chức quản lý để thực hiện lập kế hoạch tổ chức vì thế trở
thành vấn đề hết sức cần thiết. Người thực hiện việc điều hành tổ chức là người
phải thực sự nắm được quyền lực quản lý, có tri thức và kỹ năng lãnh đạo nhất
định.
Chức năng này tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho
người dưới quyền phục tùng và làm đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ