Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu kiến trúc CSDL trong dịch vụ dựa trên vị trí (LBS) trên cơ sở điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.98 KB, 4 trang )

Nghiên cứu kiến trúc CSDL trong dịch vụ dựa
trên vị trí (LBS) trên cơ sở điện toán đám mây


Bùi Thị Thắm


Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin : 60 48 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Văn Đức
Năm bảo vệ: 2013
66 tr .

Abstract. Đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về Điện toán đám mây, về lợi ích và hạn
chế khi áp dụng Điện toán đám mây trong thực tiễn. Giới thiệu chung về dịch vụ dựa
trên vị trí (Location Based Services – LBS) và những ứng dụng của dịch vụ LBS trong
thực tiễn. Giới thiệu những kiến trúc CSDL cơ bản trong điện toán đám mây, so sánh
các công nghệ Điện toán đám mây của một số nhà cung cấp phổ biến. Giới thiệu về
công nghệ Điện toán đám mây của Google – Google App Engine. Giới thiệu các mô
hình dữ liệu Bigtable và Datastore. Xây dựng CSDL thử nghiệm cho dịch vụ dựa trên
vị trí trên nền tảng điện toán đám mây trong việc tìm kiếm các điểm đặt cột ATM
xung quanh một vị trí trên bản đồ.
Keywords. Hệ thống thông tin; Điện toán đám mây; Số hóa dữ liệu; Mô hình dữ liệu
Content.
Dịch vụ dựa trên vị trí (Location Based Services - LBS) là một hướng nghiên
cứu rất được quan tâm và được ứng dụng nhiều trong thực tế tại Việt Nam trong những
năm gần đây. Có thể hiểu một cách đơn giản về LBS là những dịch vụ tiện ích cung
cấp cho người sử dụng dựa trên vị trí địa lý của họ. Nó bao gồm những dịch vụ về các
lĩnh vực giao thông, địa điểm du lịch, quảng cáo trực tuyến…
Hiện nay, trên thế giới LBS đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn như
điều hành giao thông, quản lý vườn quốc gia, thương mại dịch vụ… Ở Việt nam, một


số dịch vụ dựa trên vị trí đã bắt đầu được một số doanh nghiệp triển khai. Có thể kể
đến các dịch vụ tìm kiếm điểm tiện ích như điểm đặt ATM, cây xăng, nhà hàng… ở
xung quanh vị trí của khách hàng.
Việc các thiết bị di động cá nhân có tích hợp GPS (Global Positioning System) ngày
càng phổ biến trong cuộc sống càng tạo điều kiện cho phép các nhà phát triển nghiên
cứu mở rộng các ứng dụng về dịch vụ dựa trên vị trí.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ Điện toán đám mây (Cloud Computing)
và công nghệ mạng di động, sự tăng nhanh số lượng các thiết bị di động sử dụng dịch
vụ lưu trữ đám mây để mở rộng khả năng lưu trữ cũng như khả năng chia sẻ dữ liệu.
Với ưu điểm không cần mất quá nhiều chi phí khởi tạo bảo trì hệ thống máy chủ, với
khả năng đáp ứng đến 99.99% thời gian hoạt động, khả năng mở rộng, Điện toán đám
mây đang là một lựa chọn khả thi cho các doanh nghiệp phát triển và cung cấp các
dịch vụ nội bộ và cho khách hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng dịch vụ trên nền tảng Điện toán đám mây còn là
một lĩnh vực mới đang được nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, luận văn tập trung
nghiên cứu vào lĩnh vực này: “Nghiên cứu kiến trúc CSDL trong dịch vụ dựa trên vị
trí (LBS) trên cơ sở điện toán đám mây”.
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về điện toán đám mây và dịch vụ dựa trên vị trí (LBS)
- Chương này đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về Điện toán đám
mây, về lợi ích và hạn chế khi áp dụng Điện toán đám mây trong thực
tiễn.
- Ngoài ra, nội dung chương này cũng giới thiệu chung về dịch vụ dựa
trên vị trí (Location Based Services – LBS) và những ứng dụng của
dịch vụ LBS trong thực tiễn.


Chương 2: Kiến trúc CSDL ứng dụng trong công nghệ Điện toán đám mây
Chương này giới thiệu những kiến trúc CSDL cơ bản trong điện toán
đám mây, so sánh các công nghệ Điện toán đám mây của một số nhà

cung cấp phổ biến.
Chương 3: Dịch vụ LBS với kiến trúc CSDL trên nền tảng điện toán đám mây của
Google.
- Giới thiệu về công nghệ Điện toán đám mây của Google – Google
App Engine.
- Giới thiệu các mô hình dữ liệu Bigtable và Datastore
Xây dựng CSDL thử nghiệm cho dịch vụ dựa trên vị trí trên nền tảng điện toán đám
mây trong việc tìm kiếm các điểm đặt cột ATM xung quanh một vị trí trên bản đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
[2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Tiến Phương, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Sơn, Trần Mạnh
Trường (2008), Một số kỹ thuật áp dụng trong việc phát triển mô hình dịch vụ trên cơ
sở vị trí địa lý, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học ICT.rda08, Hà Nội.
Tiếng Anh
[3] Peter Mell, Timothy Grance “The NIST definition of Cloud Computing”
[4] Rajkumar Buyya, Chee Shin Yeo, and Srikumar Venugopal (2008), “Market-
Oriented Cloud Computing: Vision, Hype, and Reality for Delivering IT Services as
Computing Utilities”, International Conference on High Performance Computing.
[5] Cloud Security Alliance (12/2009), “Security Guidance for Critical Areas of Focus
in Cloud Computing V2.1”.
[6] Ian Foster, Yong Zhao, Ioan Raicu, Shiyong Lu (2008), “Cloud Computing and
Grid Computing 360-Degree Compared”, Grid Computing Environments Workshop.
[7] J. I. Hong and J. A. Landay (2004), “An architecture for privacy-sensitive
ubiquitous computing”. In MOBISYS.
[8] Bin Jiang, Xiaobai Yao (2012), “Location-based Services and GIS perspective”.
[9] Balqies Sadoun, Omar Al-Bayari (2007), “Location based services using
geographical information systems”
[10] Stefan Steiniger, Moritz Neun and Alistair Edwardes (2006), “Lecture Notes on

LBS”, Foundations of Location Based Services, V. 1.0.
[11] Donald Kossmann, Tim Kraska, Simon Loesing: “An Evaluation of Alternative
Architectures for Transaction Processing in the Cloud”
[12]
[13]
[14] “Open Cloud Manifesto”, Được lấy từ opencloudmanifesto.org. [Địa chỉ]

[15] y Chang, Jeffrey Dean, Sanjay Ghemawat, Wilson C.Hsieh, Deborah A.Wallach,
Mike Burrows, Tushar Chandra, Andrew Fikes, Robert E.Gruber, Google, Inc:
“Bigtable: A Distributed Storage System for Structured Data”
[16] CHANDRA, T., GRIESEMER, R., ANDREDSTONE, J. “Paxos made live - An
engineering perspective”. In Proc. of PODC(2007)
[17] S. Ceri and G. Pelagatti. “Distributed databases principles and systems”.
McGraw-Hill, Inc., 1984.
[18] C. Plattner and G. Alonso. Ganymed: “Scalable Replication for Transactional
Web Applications”. In Proc. of Middleware, pages 155–174, 2004.
[19] Danga. MemCached. October 2009.


×