Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trần Thị Thúy K34D – Sinh KTNN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới thầy giáo T.S Nguyễn Đình Thi và Th.S Dƣơng Tiến Viện cùng các thầy
cô trong tổ bộ môn, tới gia đình và bạn bè là những ngƣời đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Do còn hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Vì vậy em mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô giáo, các bạn sinh
viên để đề tài của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trần Thị Thúy K34D – Sinh KTNN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, những kết quả
trong đề tài này là hoàn toàn có thật, các số liệu đều thu đƣợc trong quá trình
nghiên cứu, không phải của tác giả khác. Đề tài này không trùng với công
trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Sinh viên
Trần Thị Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trần Thị Thúy K34D – Sinh KTNN
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của cây ngô nếp
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và Việt
Nam
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống ngô nếp lai
3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô nếp lai
3.3. Một số đặc trƣng hình thái bắp của các giống ngô nếp lai
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
nếp lai
1
1
3
3
4
4
11
13
19
19
19
20
24
24
27
30
32
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trần Thị Thúy K34D – Sinh KTNN
3.5. Khả năng chống chịu của các giống ngô nếp lai
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
35
38
38
39
40
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trần Thị Thúy K34D – Sinh KTNN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của thế giới từ giai
đoạn 1961 – 2010
5
1.2
Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010
10
3.1
Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô nếp lai
26
3.2
Đặc trƣng hình thái cây của các giống ngô nếp lai
29
3.3
Một số đặc trƣng hình thái bắp của các giống ngô nếp lai
31
3.4
3.5
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô nếp lai
Các chỉ tiêu về tính chống chịu của các giống ngô nếp lai
34
37
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng cùng với lúa mì và lúa gạo là ba
cây lƣơng thực chính cổ nhất, phổ biến rộng, có năng suất cao và giá trị lớn
của loài ngƣời.
Cây ngô có tên khoa học là Zeamays Linneaeus thuộc chi Maydea họ
hòa thảo Gramineae (hoặc Poacea). Theo Vavilop (1926) và những nhà khoa
học khác, ngô bắt nguồn từ Mêhico và tổ tiên hoang dại của ngô chính là
teosin. Các kết quả khảo cổ, sự phân bố các nòi ngô và các bằng chứng khác
(nhất là cấu trúc di truyền ADN) đã chứng minh điều đó [6].
Là cây lƣơng thực, giàu dinh dƣỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp phần
nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Sản lƣợng sản xuất ngô ở thế giới
trung bình hàng năm từ 696,2 đến 732,3 triệu tấn (năm 2005 - 2007). Sản
lƣợng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu
tấn. Đến năm 2007 theo USDA diện tích ngô đã vƣợt qua lúa gạo, với 157
triệu ha, sản lƣợng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn (theo FAOSTAT, USDA
2008). Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng nhanh năng suất và sản lƣợng
ngô trên thế giới trong thời gian qua, trƣớc hết là do đời sống kinh tế toàn cầu
có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, từ đó nhu cầu về sản phẩm ngô cũng tăng theo.
Nhƣng quan trọng hơn là trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
khoa học công nghệ chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng, việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại những kết quả to
lớn, đảm bảo đƣợc an ninh trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ngô là cây lƣơng thực đứng thứ 2 sau cây lúa và là cây
màu quan trọng nhất đƣợc trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về
mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Đây là cây trồng quan trọng ở cả
2
đồng bằng, trung du và miền núi nó không chỉ cung cấp lƣơng thực cho
ngƣời, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều
kiện kinh tế khó khăn. Diện tích gieo trồng và năng suất, sản lƣợng ngô cũng
tăng mạnh, từ hơn 200 ngàn ha với năng suất 1tấn/ha (năm 1960), đến năm
2009 đã vƣợt ngƣỡng 1 triệu ha. Năm 2010 diện tích ngô cả nƣớc 1126,9
nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lƣợng trên 4,6 triệu tấn [9]. Đặc biệt tại
một số địa phƣơng miền núi, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng Một số đồng bào dân tộc ít ngƣời
sử dụng ngô là nguồn lƣơng thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô
địa phƣơng và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt dƣới
1 tấn/ha. Sản lƣợng ngô trong nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng
năm chúng ta còn phải nhập khẩu trên dƣới một triệu tấn ngô hạt (trị giá trên
500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới,
ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nƣớc ta, khi mà đời sống con
ngƣời ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng
lớn. Diện tích cây ngô vụ đông đang có xu hƣớng giảm xuống và chuyển dịch
sang các cây trồng khác. Để khắc phục tình trạng này chuyển sang trồng ngô
quà trong đó có ngô nếp là một trong những lựa chọn hợp lý hơn cả. Với ngô
nếp, nhờ tinh bột có thành phần chủ yếu là Amylopectin, có giá trị dinh
dƣỡng cao, giàu lizin và triptophan, từ lâu nó đã là nguồn lƣơng thực quý của
đồng bào dân tộc miền núi Đông Nam Á và là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp, đặc biệt công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt.
Bên cạnh đó, thời gian sinh trƣởng của ngô nếp ngắn nên vấn đề sức ép
thời vụ đƣợc giải quyết, thị trƣờng tiêu thụ lại sẵn có. Thậm chí ngô nếp còn
đƣợc coi nhƣ một trong những giải pháp cho vùng thiên tai bão lũ, hạn hán
cần loại cây trồng cực ngắn này, để nhanh chóng giải quyết các khó khăn
trƣớc mắt cho bà con nông dân. Với các ƣu thế trên diện tích ngô nếp ngày
3
càng đƣợc tăng lên trong những năm gần đây. Chính vì vậy, chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát
triển và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống ngô nếp trồng vụ
đông 2011 tại phường Đồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng phát triển và tình hình
sâu bệnh hại của một số giống ngô nếp trồng trong vụ đông 2011 tại Vĩnh
Phúc.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất một số giống ngô nếp lai.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống theo phƣơng pháp
chuẩn.
- Chọn ra những giống có triển vọng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Theo dõi, đánh giá ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến các chỉ tiêu sinh
trƣởng phát triển và năng suất của các giống ngô nếp mới, là một công đoạn
quan trọng trong quá trình chọn tạo giống ngô mới. Qua đó các nhà chọn
giống biết đƣợc chính xác đặc tính của từng giống trong thời vụ và đƣa ra
hƣớng sử dụng thích hợp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua một số đặc tính sinh trƣởng, phát triển của một số giống ngô nếp
lai mới nhƣ thời vụ rộng, thích nghi với nhiều vùng sinh thái Có thể xác
định đƣợc giống có đặc tính sinh trƣởng phát triển tốt, năng suất cao thích
hợp cho khảo nghiệm vào đƣa vào sản xuất.
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua các nhà khoa học trên thế giới đã thành công
trong nghiên cứu và khai thác tiềm năng của cây ngô. Chính vì vậy, cây ngô
phát triển không ngừng về năng suất, sản lƣợng và diện tích. Sản lƣợng ngô
trên thế giới năm 2007 tăng gấp đôi so với 30 năm trƣớc đây (sản lƣợng 349
triệu tấn vào năm 1977).
Ngành sản xuất ngô trên thế giới liên tục tăng từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Năm 2010, diện tích ngô đã vƣợt qua lúa nƣớc với 162,3 triệu ha, năng suất
5,06 tấn/ha và sản lƣợng đạt kỷ lục 820,6 triệu tấn. Trong hơn 40 năm qua,
ngô là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng năng suất cao nhất trong các cây lƣơng
thực chủ yếu. So với năm 1961, năm 2010 năng suất ngô trung bình của thế
giới tăng thêm 31,6 tạ/ha (từ hơn 19,0 tạ/ha lên 50,6 tạ/ha), lúa nƣớc tăng 24,0
tạ/ha (từ 19,0 lên 43 tạ/ha), còn lúa mì thêm 19 tạ/ha (từ 10,9 tạ/ha lên 29,1
tạ/ha) (FAOSTAT, 2010; USDA, 2011) [11], [12].
Theo FAO, năm 1995 sản lƣợng ngô thế giới là 517 triệu tấn, năm 1998
là 615 triệu tấn, năm 2000 do khí hậu khó khăn giảm xuống còn 593 triệu tấn.
Trong khi đó, vào năm 2003 thì IFPRI dự báo nhu cầu ngô trên thế giới năm
2020 chỉ lên đến 852 triệu tấn. Năm 2007, diện tích ngô mới vƣợt qua lúa
nƣớc để chiếm vị trí thứ 2 sau lúa mì, nhƣng từ năm 1997 sản lƣợng ngô đã
chiếm vị trí số 1 trong ba cây lƣơng thực quan trọng nhất của loài ngƣời. Năm
2008, ngô thế giới đạt kỷ lục cả ba chỉ tiêu: diện tích 161,0 triệu ha, năng suất
51,1 tạ/ha, sản lƣợng 822,7 triệu tấn.
5
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô của thế giới giai đoạn
1961-2010
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
104,8
1,9
204,2
2004
145,0
4,9
714,8
2005
145,6
4,8
696,3
2006
148,6
4,7
704,2
2007
159,9
4,95
791,6
2008
156,4
5,03
787,3
2009
155,7
5,19
809.0
2010
162,3
5,06
820,6
(Nguồn: FAOSTAT, 2010; USDA, 2011) [11], [12]
Có đƣợc những kết quả nhƣ vậy trƣớc hết là nhờ việc ứng dụng rộng
rãi thuyết ƣu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng, mà cây ngô đƣợc đánh
giá là cây trồng thành công nhất trong việc ứng dụng ƣu thế lai trong nông
nghiệp. Đó là sự phát triển không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác nhƣ: tăng mật độ, làm đất, bón phân hợp lý điều này cũng góp phần
trong việc tăng năng suất cây ngô.
Nghiên cứu và sử dụng ngô lai thì nƣớc Mỹ là một trong những nƣớc
thành công nhất. Các nhà di truyền cải lƣơng giống đã sớm thành công trong
việc chọn lọc và lai tạo giống ngô.
Đặc biệt thời gian gần đây, cùng với việc ứng dụng thành công hiện
tƣợng ƣu thế lai và chọn tạo giống theo phƣơng pháp truyền thống thì việc
ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng cũng đƣợc triển
khai và đạt đƣợc những kết quả quan trọng nhƣ sử dụng chỉ thị phân tử, phân
tích đa dạng di truyền, phân nhóm ƣu thế lai, tạo giống chịu hạn, chuyển gen
6
chống chịu vào các dòng thuần có khả năng kết hợp cao Đó là cơ sở tạo ra
những giống tốt góp phần tăng nhanh năng suất ngô trên thế giới.
Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có bƣớc chuyển
biến mới đó là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng thuần.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu tạo ra những dòng đơn bội kép
(Double Halpoid - DH), dòng thuần một cách nhanh chóng tiết kiệm đƣợc
hơn nửa thời gian so với việc tạo dòng bằng phƣơng pháp thông thƣờng (Ngô
Hữu Tình, 1999) [8].
Theo Ngô Hữu Tình thì 21% sản lƣợng ngô thế giới đƣợc dùng làm
lƣơng thực, 71% đƣợc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Ở các nƣớc phát triển
phần lớn sản lƣợng ngô đƣợc dùng cho chăn nuôi: Thái Lan 96%, Bồ Đào
Nha 91%, Mỹ 76%, Trung Quốc 76%,
Trong những năm gần đây cây trồng biến đổi gen đặc biệt là cây ngô
mang lại những lợi ích ổn định và bền vững kinh tế, môi trƣờng, làm tăng sản
lƣợng nông nghiệp, cải thiện đời sống ngƣời dân cho nên ngày nay càng đƣợc
nhiều quốc gia ủng hộ và phát triển. Diện tích trồng cây biến đổi gen trên toàn
cầu năm 2004, có 81 triệu ha cây trồng biến đổi gen, trong đó ngô kháng sâu
đục thân và kháng thuốc trừ cỏ có 19,3 triệu ha (chiếm 24%). Diện tích trồng
ngô chuyển gen lớn nhất ở Mỹ, năm 2005 diện tích đƣợc trồng bằng giống
đƣợc tạo ra bằng công nghệ sinh học chiếm 52%, năng suất ngô nƣớc Mỹ đạt
hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu ha. Năm 2007, diện tích trồng ngô
chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,5 triệu ha riêng ở Mỹ đã lên đến 29 triệu
ha chiếm 77% trong tổng số hơn 37,9 triệu ha ngô của nƣớc này. Năm 2009,
diện tích đạt 134 triệu ha trên tổng số 25 quốc gia, trong đó diện tích trồng
ngô biến đổi gen đạt 42,0 triệu ha trên tổng số 16 quốc gia và nƣớc Mỹ có
năng suất ngô đạt hơn 10,34 tấn/ha trên diện tích 32,21 triệu ha (USDA,
2009). Từ năm 1996 - 2009, diện tích trồng ngô biến đổi gen trên toàn thế
7
giới liên tục gia tăng và đạt 26,4% trong năm 2009. Ngoài Mỹ, nhiều nƣớc
Nam Mỹ đặc biệt là Braxin, Achentina cũng có diện tích trồng ngô biến đổi
gen lớn; Châu Á thì có Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin đang trồng ngô biến
đổi gen; Châu Âu thì có Tây Ban Nha, Sovakia,
Trung Quốc là nƣớc có diện tích ngô đứng thứ 2 thế giới và là quốc gia
sản xuất ngô lai số một Châu Á. Diện tích năm 2007 là 26,97% triệu ha trong
đó hơn 90% diện tích trồng bằng giống ngô lai. Năng suất ngô bình quân của
Trung Quốc đã tăng từ 5,09 tấn/ha năm 2006 - 2007 lên 5.18 tấn/ha năm 2007
- 2008. Năm 2009, Trung Quốc đã cấp giấy an toàn sinh học cho giống ngô
phytase là cây trồng biến đổi gen đƣợc phát triển trong nƣớc. Ngô phytase
giúp cho lợn hấp thu đƣợc nhiều photpho hơn, giúp chúng lớn nhanh đồng
thời giảm lƣợng photpho còn tồn tại trong chất thải của động vật. Ngô phytase
có tiềm năng đem lại lợi ích trực tiếp cho 100 triệu hộ dân ở Trung Quốc với
92,8% diện tích trồng các giống tạo ra bằng công nghệ sinh học. Ở khu vực
Đông Nam Á, Thái Lan là một trong những nƣớc đầu tƣ đáng kể cho chƣơng
trình sản xuất ngô khá sớm song gần đây đã chững lại.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến nhiên liệu
ethanol đang phát triển rất mạnh và ngô đƣợc coi là nguồn nguyên liệu quan
trọng để sản xuất ethanol đang có xu hƣớng tăng. Theo bộ nông nghiệp Mỹ
năm 2005-2006 dùng 40,6 triệu tấn, năm 2006 - 2007 sử dụng 50,4 triệu tấn
và dự tính năm 2007-2008 sử dụng 81,3 triệu tấn, và dự báo đến năm 2012 sẽ
dùng khoảng 190,2 triệu tấn cho việc chế biến ethanol (FAOSTAT, 2008).
Nhƣ vậy, nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới đang tăng với tốc độ khá cao, điều
này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến lƣợng ngô xuất khẩu và nhu cầu lƣơng thực
của thế giới.
8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô đƣợc đƣa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình,
1997) [6] và đã trở thành cây lƣơng thực quan trọng đứng thứ 2 sau lúa nƣớc.
Song với nền canh tác quảng canh và chủ yếu dùng ngô đá và ngô nếp địa
phƣơng, năng suất thấp nên đầu những năm 1980 vẫn chỉ đạt khoảng 1,1
tấn/ha. Thông qua sự hợp tác của CIMMYT, Việt Nam đã chọn tạo và đƣa
vào sản xuất một loạt giống thụ phấn tự do nhƣ VM1, HSB1, TH2A, TSB1,
TSB2, MSB49, Q2, CV1 đã đƣa năng suất trung bình của nƣớc ta lên 1,5
tấn/ha vào đầu những năm 1990. Nghề trồng ngô ở nƣớc ta thực sự có bƣớc
đột phá khi chƣơng trình phát triển ngô lai thành công.
Trong giai đoạn 1991- 1995: nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô
mới có thời gian sinh trƣởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các
vùng sinh thái trong nƣớc, chống chịu các điều kiện bất thuận, có năng suất
cao phẩm chất tốt. Giai đoạn này chủ yếu là các giống ngô lai không quy ƣớc:
LS-3, LS-5, LS-6, LS-7, LS-8 Bộ giống lai này gồm những giống chín sớm,
chín trung bình, chín muộn, cho năng suất từ 3 - S7 tấn/ha và đã đƣợc mở
rộng trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm diện tích gieo trồng ngô tăng trên 800
ha, làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Viện nghiên
cứu ngô, 1992) [10].
Tiếp đến là những thành công trong công tác nghiên cứu giống lai quy
ƣớc, trong một thời gian ngắn các nhà nghiên cứu ngô đã tạo ra hàng loạt các
giống tốt cho năng suất cao từ 7 - 10 tấn/ha nhƣ LVN10, LVN4, LVN17,
LVN25, LVN99 các giống này không thua kém các giống của công ty nƣớc
ngoài về năng suất và chất lƣợng.
Năng suất ngô ở Việt Nam những năm 1960 - 1970 đạt 0,8 - 1 tấn/ha,
với diện tích chƣa đến 300 nghìn ha đến đầu những năm 1980 năng suất cũng
chỉ khoảng 1,1 tấn/ha và sản lƣợng hơn 400.000 tấn là do vẫn trồng các giống
9
ngô địa phƣơng năng suất thấp với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ những năm
1980 nhờ hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)
nhiều giống ngô cải tiến đã đƣợc đƣa vào trồng ở nƣớc ta, góp phần nâng
năng suất lên gần 1,55 tấn/ha vào năm 1990. Ngành sản xuất ngô ở nƣớc ta
thực sự có những bƣớc tiến nhảy vọt từ những năm 1990 đến nay do không
ngừng mở rộng diện tích trồng ngô, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác đáp ứng nhu cầu của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng ngô chỉ
chiếm chƣa đến 1% trong 430 nghìn ha ngô thì năm 2005, giống ngô đã
chiếm khoảng 90% diện tích trong hơn 1 triệu ha ngô của cả nƣớc, trong đó
giống đƣợc cung cấp do các cơ quan nghiên cứu trong nƣớc chọn tạo và sản
xuất chiếm khoảng 50 - 55%, còn lại là của các công ty giống nƣớc ngoài.
Năm 2010, diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô ở Việt Nam đạt khá cao:
diện tích trồng ngô là 1.126.900 ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lƣợng 4.606.800
tấn (Tổng cục thống kê, 2011) [9]. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
ngô do nhu cầu dùng ngô để chế biến thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong
những năm gần đây.
Các giông ngô lai có tiềm năng năng suất cao và đang đƣợc phát triển ở
những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, tƣới tiêu chủ động, những vùng
đất phì nhiêu nhƣ: Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng
Bằng Sông Cửu Long
Hiện nay thị phần giống ngô lai của Việt Nam chiếm khoảng 60% chủ
yếu là giống ngô lai đơn, áp dụng vào sản xuất ở tất cả các vùng sinh thái
trong cả nƣớc. Các giống dài ngày nhƣ: LVN10, HQ2000, LVN98 Các
giống trung ngày nhƣ: LVN4, LVN12, LVN17, VN8960 Các giống ngắn
ngày nhƣ: LVN9, LVN20, LVN24, LVN25, V98-1, T9 (Nguyễn Thị Nhài,
2005) [4].
10
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1990-2010
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
1990
431,8
15,5
671,0
1995
556,8
21,3
1184,2
2000
730,2
27,5
2005,9
2005
1052,6
36,0
3787,1
2006
1033,1
37,3
3854,6
2007
1096,1
39,3
4303,2
2008
1125,9
40,2
4531,2
2009
1086,8
40,8
4431,8
2010
1126,9
40,9
4606,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011) [9]
Từ năm 2003 cho đến nay, nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá phong
phú và đƣợc thử nghiệm trong điều kiện sinh thái mùa vụ khác nhau nên các
giống ngô lai mới tạo ra có nhiều ƣu thế hơn nhƣ: chịu hạn, chống đổ, ít
nhiễm sâu bệnh, chất lƣợng tốt. Điển hình là các giống LVN98, LVN145, có
tỷ lệ 2 bắp trên cây cao, màu hạt đẹp thời gian sinh trƣởng ngắn, một số giống
có năng suất cao, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh khá, thích nghi với nhiều
vùng sinh thái khác nhau nhƣ VN8690, LCH9, LVN14, LVN99, LVN61,
LVN66, LVN146 (công nhận tạm thời), LVN 154
Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tuy mới chỉ bắt đầu
khoảng 10 năm trở lại đây nhƣng đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ.
Từ năm 1995, viện di truyền nông nghiệp đã có các nghiên cứu về đơn bội
ngô, tiếp theo đó là kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và tạo đƣợc một số dòng có
triển vọng nhƣ C156N, C7N, V27, V164, C152N Phần lớn các dòng thuần ở
11
viện đã đƣợc phân nhóm ƣu thế lai, giúp định hƣớng chọn tạo giống lai có
hiệu quả nhanh.
Nhƣ vậy, việc kết hợp giữa phƣơng pháp chọn tạo giống truyền thống
và công nghệ sinh học bƣớc đầu đã thu đƣợc một số kết quả có ý nghĩa và đây
là một trong những điều kiện góp phần đƣa năng suất ngô nƣớc ta lên trung
bình 5,5 đến 6,0 tấn/ha vào năm 2020.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của cây ngô nếp
Porcher Michel H và cộng sự cho biết ngô nếp đã đƣợc phát hiện ở
Trung Quốc từ năm 1909, cây này biểu hiện tình trạng khác thƣờng. Các nhà
tạo giống ở Mỹ một thời gian dài sử dụng các tính trạng này là chỉ thị những
gen ẩn trong các quá trình chọn tạo giống ngô. Năm 1922 các nhà nghiên cứu
đã phát hiện nội nhũ của ngô nếp chỉ chứa amylopectin và không có amylose,
ngƣợc lại ngô thƣờng có chứa cả hai. Đến tận đại chiến thế giới thứ II nguồn
amylopectin chính là từ sắn nhƣng khi ngƣời nhật cung cấp các dòng ngô nếp
thì amylopectin đƣợc sử dụng từ ngô nếp.
Những nghiên cứu gần đây đã có những phát hiện về nguồn gốc cây
ngô nhƣ Rong - linwang, Adrian stec, Jody Hey, Lewis Lukens và John
Doebly, 1999 cho rằng ngô đƣợc thuần hóa từ loài cỏ mexican hoang dại
teosinte (Zeamays ssp. Parviglumis hoặc ssp mexicana). Những bằng chứng
khảo cổ học chứng minh rằng thời gian thuần hóa ngô vào khoảng 5000 đến
10000 năm trƣớc đây, mặc dù nguồn gốc gần đây của ngô từ teosinte điển
hình có nhánh cờ dài trên đỉnh bông cờ trong khi ngô có nhánh cờ ngắn bằng
bắp. Phân tích di truyền nhận thấy rằng teosinte branched 1 (tb1) nhƣ một gen
tƣơng hợp rộng điều khiển sự khác biệt này.
Các nhà giả thuyết cho rằng ngô nếp có nguồn gốc Đông Nam Á mà
Trung Quốc, Miến Điện, Philippin là quê hƣơng đầu tiên của nó. Nhƣng sau
đó ngƣời ta thấy rằng đó là kết quả của một số đột biến thông thƣờng của các
12
giống ngô răng ngựa biểu hiện gen Wx xảy ra đột biến trong điều kiện trồng
trọt không bình thƣờng tạo thành gen lặn Wx, chúng có thể xuất hiện ở các
vùng khác nhau trên trái đất (Grebense 1954, dẫn theo Nguyễn Thị Lâm
1997) [3].
Theo Jame L.Brewbaker (Brewbaker, 1998), quá trình chọn lọc tự
nhiên đã xảy ra những đột biến. Trong đó có đột biến 2 là waxy 1 (tinh bột
của hạt có cấu tạo bởi amylopectin) ở Châu Á, từ đột biến này chọn lọc ra
đƣợc những giống có vỏ mềm.
Ngô là cây lƣơng thực (Zea mays ssp.) đƣợc sử dụng nhiều hình thức
vời một số nhóm chính quan trọng là:
- Ngô bột - Zea mays subsp. Amylacea sturt
- Ngô nổ - Zea mays subsp. Everta sturt
- Ngô răng ngựa - Zea mays subsp. Indenata sturt
- Ngô đá - Zea mays subsp. Indurata sturt
- Ngô đƣờng - Zea mays subsp. Saccharata sturt
- Ngô nếp - Zea mays subsp. Ceratina Kuleshov
- Ngô vỏ - Zea mays var. Tunicata Larranxaga ex A. St. Hil
Ngô nếp (Zea mays subsp ceratina Kuleshov) là một trong những loài
phụ chính của loài Zea mays. Ngô nếp là một dạng của ngô tẻ do biến đổi tinh
bột mà thành. Tinh bột của ngô nếp chứa gần nhƣ 100% amylopectin ngô
thƣờng chỉ chứa 75% amilopectin và 25% amiloza.
Amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa
trên liên kết α. 1-4 và α. 1-6, ngƣợc lại amiloza có cấu trúc phân tử gluco
không phân nhánh. Khi cho tinh bột ngô nếp vào dung dịch KI thì nó chuyển
sang màu cà phê đỏ còn tinh bột của ngô thƣờng thì chuyển sang màu tím.
Ngƣời ta cho rằng năng suất ngô nếp ƣu thế lai cũng nhƣ ngô có chất
lƣợng protein cao có năng suất giảm đi so với bình thƣờng. Nhƣng những
13
giống nếp lai và các giống nếp thƣờng khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm
ngon, giá trị dinh dƣỡng cao. Chính vì vậy, ngày nay ngô nếp góp phần không
nhỏ trong đời sống con ngƣời, nó đƣợc sử dụng làm lƣơng thực và thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số nƣớc Châu Á đang sử dụng thông dụng
nhƣ: Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc
gia khác.
Tuy vậy, việc trồng ngô nếp không đơn giản nhƣ trồng ngô tẻ. Trong
những năm gần đây khi nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật
canh tác của ngô nếp trƣờng đại học Pennsylvania State University nghiên
cứu kỹ thuật trồng ngô nếp cho rằng: trồng ngô có tinh bột hoàn toàn là không
dễ dàng vì gen sáp là gen lặn. Nhƣ vậy, việc trồng ngô nếp phải cách ly với
ngô thƣờng ít nhất 20 năm. Nếu trồng lẫn một số cây ngô thƣờng trên khu
ruộng hoặc khu sản xuất có thể làm thay đổi ngay cả cách ly tốt và trong chọn
lọc hạt hoặc hạt ngô nếp đã thay đổi do trôi dạt di truyền. Chất lƣợng của ngô
nếp cao hơn hạt ngô thƣờng nhƣ Callins cho biết cao hơn khoảng 16%, độ ẩm
hạt ngô nếp cao hơn xấp xỉ 1% nhƣng khá biến động nhƣ Gallais nghiên cứu
độ ẩm hạt tinh bột ngô nếp cao hơn ngô thƣờng 2 - 3%.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô nếp trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô nếp trên thế giới
Sự xuất hiện phát sinh của ngô nếp bình thƣờng nhƣ những thực vật
khác trên trái đất nhƣ lúa nếp, kê và lúa mì là kết quả của chọn lọc nhân tạo
với mục đích làm lƣơng thực, đặc biệt với ngƣời dân Châu Á các giống cây
ngũ có có nội nhũ sáp đƣợc tiêu dùng và sử dụng đặc thù. Nội nhũ sáp đầu
tiên có thể xảy ra do trôi dạt di truyền, gen nội nhũ sáp có tần suất thấp ở
Châu Mỹ nhƣng có tần suất cao ở Châu Á.
Những nghiên cứu di truyền của cây ngô nếp làm cơ sở chọn giống
cũng đã đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm. Sprague thí nghiệm 20 cây ngô nếp
14
đại diện cho một giống thụ phấn tự do để chứng minh sự trôi dạt di truyền.
Một ví dụ rõ nét là trôi dạt di truyền của các giống ngô ở Châu Mỹ là không
nhận thấy, những điểm sáp đƣợc tìm ra ở những giống thƣờng nhƣ ngô đá ở
Nam Mỹ.
Những năm 1940 Anderson and Cutler đã nhận thấy mức độ quan trọng
của đa dang di truyền của ngô và xác định các loại nhƣ một nhóm bao gồm
những cá thể có những đặc điểm chung mới đƣợc xếp vào một nhóm. Các đặc
điểm hình thái phản ánh mối quan hệ di truyền và đƣợc sử dụng để phân loại
loại ngô ở Mêxico, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Cơ sở này đƣợc chứng
minh thêm bằng di truyền phân tử và hiện nay có 42 loài. Ở Mỹ rất nhiều
giống ngô thụ phấn tự do ƣu thế lai đƣợc trồng trƣớc khi có các giống ngô ƣu
thế lai và chúng đã cung cấp nguồn gen để tạo giống ngô ƣu thế lai hiện nay
và hầu hết các khu vực trên thế giới. Đáng tiếc là hầu hết các giống ngô thụ
phấn tự do vùng Bắc Mỹ đã bị mất.
Ngô nếp đƣợc trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhƣng phần lớn diện tích đƣợc
trồng phần lớn ở miền trung Illois và Indian phía bắc của Iowa. Diện tích ngô
nếp hàng năm của Mỹ khoảng 29000 ha, chủ yếu diện tích này là trồng ngô
nếp vàng, nhƣng gần đây có một số diện tích nhỏ đƣợc trồng bằng nếp trắng.
Ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ việc chọn tạo giống ngô nếp tập trung
chọn tạo giống ngô nếp ƣu thế lai, năm 2003 có 12 công ty hạt giống chào bán
các tổ hợp ngô nếp ƣu thế lai đƣợc kinh doanh trên thị trƣờng. Trong tƣơng
lai nƣớc Mỹ có xu hƣớng trồng ngô nếp rộng rãi đồng thời để các nhà chế
biến chấp nhận giống ngô nếp không biến đổi gen (non - GMO) để xuất khẩu
sang Châu Âu.
Để tạo dòng ngô nếp ngƣời ta thƣờng dùng vật liệu ban đầu từ các
nguồn ngô nếp đột biến tự nhiên hay nhân tạo nhƣ donnor. Ngoài ra, các nhà
khoa học cũng rất quan tâm đến nguồn gen cây ngô địa phƣơng trong đó có
15
nguồn gen ngô nếp phục vụ tạo giống. Từ nguồn vật liệu ban đầu, thông qua
tự phối và chọn lọc cá thể, dựa vào nội nhũ và các đặc tính nông sinh học
khác để tạo ra dòng nếp thuần. Để tạo các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn ngô
thƣờng, ngƣời ta cho lai ngô nếp và ngô thƣờng sau đó tiến hành lai lại và
kiểm tra bằng phân tích hạt qua phản ứng với dung dịch KI. Bằng cách này,
các nhà khoa học đã tạo ra khá nhiều dòng và giống nếp lai mới. Chúng đƣợc
trồng cách ly với các loại ngô khác để đảm bảo chất lƣợng (Theo Tomob).
Ngƣời ta cho rằng ngô nếp ƣu thế lai cũng nhƣ ngô chất lƣợng protein
cao, năng suất giảm đi so với ngô ƣu thế lai thƣờng và giả thuyết cho rằng
tích lũy mật độ hạt tinh bột thấp, nội nhũ mềm và khối lƣợng hạt thấp hơn.
Năm 1990 mục tiêu chƣơng trình tạo giống ngô nếp ƣu thế lai và ngô có chất
lƣợng protein của Argentina đƣợc bắt đầu và sau đó một vài dòng thuần đƣợc
phát triển và thử khả năng phối hợp giữa các dòng tự phối tốt nhất và vụ ngô
năm 2001/2002 một số tổ hợp lai đƣợc thử nghiệm. Số tổ hợp phân thành ba
nhóm:
- Ngô nếp ƣu thế lai
- Ngô chất lƣợng protein cao
- Tổ hợp lai kép cải thiện tinh bột của ngô chất lƣợng protein
Những thử nghiệm mới đã đƣợc thực hiện ở nhiều điểm đã nhận đƣợc
những kết quả ngạc nhiên với những lai đơn mới trên cơ sở lựa chọn dòng bố
mẹ tự phối thuần nhƣ trên dã cho năng suất cao, cải thiện tinh bột, chất lƣợng
protein và thích nghi tốt.
Mặc dù đã trải qua thời gian rất dài nhƣng việc sản xuất ngô nếp
thƣơng mại vẫn gặp rất nhiều vấn đề: thiếu những dạng đối chứng cho những
dạng ngô đặc biệt tiềm năng cho năng suất cao của các giống ngô nếp lai nhìn
chung là thấp hơn so với ngô tẻ, biến động tùy thuộc vào đất trồng, trung bình
đạt từ 65 - 75% so với ngô tẻ thƣờng.
16
Theo thông tin từ hội nghị ngô Châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh – tháng
9/2005, Trung Quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao
và chất lƣợng tốt. Nhƣ giống nếp lai đơn màu trắng JYF101 năng suất trung
bình 15 tấn bắp tƣơi/ha; nếp trắng lai đơn Yahijin 2006 cho năng suất tƣơi tới
20 tấn/ha; giống nếp lai đơn màu tím Jinkenou 218 đạt 12 tấn bắp tƣơi/ha.
Ngô nếp đƣợc dùng vào các mục đích nhƣ ăn tƣơi, đóng hộp, chế biến
tinh bột Nhìn chung có hai cách sử dụng chính là làm thực phẩm và chế
biến tinh bột. Ở Mỹ và các nƣớc phát triển phần lớn ngô nếp đƣợc sử dụng để
chế biến tinh bột, dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, làm keo dán,
chất hồ dính, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, lên men sản xuất cồn, chế
biến xiro
Nhờ những tính chất đặc biệt mà hiện nay con ngƣời sử dụng ngày
càng nhiều và phạm vi sử dụng tinh bột ngô nếp ngày càng đƣợc mở rộng.
Tinh bột ngô nếp còn đƣợc dùng nhƣ một dạng sữa, ngô làm đồ gia vị cho
món salad.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô nếp ở Việt Nam
Thời gian gần đây, các nhà tạo giống việt nam bắt đầu chuyển hƣớng
sang tạp giống nếp lai và đã tạo đƣợc một vài giống nếp lai không quy ƣớc có
triển vọng nhƣ MX4, MX2 của công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam,
Bạch ngọc của công ty Lƣơng Nông. Ngoài ra, một số giống nếp lai quy ƣớc
đƣợc trồng ở các tỉnh phía Nam, phần lớn có nguồn gốc từ Đài Loan, Thái
Lan và một số công ty giống quốc tế. Đồng thời viện nghiên cứu ngô đã thu
thập nguyên liệu và tạo ra hàng loạt các dòng thuần ngô nếp phục vụ chƣơng
trình chọn tạo giống ngô nếp lai. Hàng loạt các tổ hợp nếp lai mới có triển
vọng đã đƣợc tạo ra và đang đƣợc thí nghiệm ở nhiều vùng sinh thái ở miền
Bắc.
17
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phƣơng ở Việt Nam tập trung
chủ yếu vào hai loài phụ chính là đá rắn và ngô nếp. Ngô nếp đƣợc phân bố ở
khắp các vùng trong cả nƣớc, với nhiều dạng màu khác nhau: trắng, vàng,
tím, nâu, đỏ Hiện nay, tại viện nghiên cứu ngô đã thu thập đƣợc và lƣu giữ
148 mẫu ngô nếp địa phƣơng. Trong đó 111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp
vàng, 22 nguồn nếp tím, nâu, đỏ (Nguyễn Thị Nhài, 2005) [4].
Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, những nghiên cứu chủ yếu
vẫn là ngô tẻ, các nghiên cứu về ngô nếp rất hạn chế. Cho tới nay, chỉ có một
số công trình đƣợc công bố:
Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam dùng phƣơng pháp chọn lọc chu kỳ
từ tổ hợp lai giữa hai giống nếp tổng hợp nhập nội từ Philippin đã tạo ra giống
nếp trắng ngắn ngày S - 2, năng suất trung bình 20 - 26 tạ/ha, đƣợc công nhận
năm 1989.
Tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lƣu [7] đã chọn thành công
giống nếp trắng tổng hợp đƣợc công nhận giống quốc gia năm 1989, giống
này có thời gian thích ứng rộng, đƣợc trồng khá phổ biến ở miền Bắc.
Các tác giả Ngô Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cƣơng ở
viện di truyền nông nghiệp và Ngô Hữu Tình ở viện nghiên cứu ngô đã gây
đột biến bằng tia gama, kết hợp với xử lý Diethyoulphat ở ngô nếp thu đƣợc
một số dòng biến dị có các đặc tính nông sinh học quý so với giống ban đầu
(Nguyễn Hữu Đống và cộng sự, 1997) [1].
Tác giả Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống ngô
nếp trắng VN2, đƣợc công nhận giống quốc gia năm 1997. VN2 đƣợc chọn
tạo từ các giống ngô nếp ngắn ngày, năng suất khá, chất lƣợng tốt, có nguồn
gốc khác nhau: nếp Tây Ninh, nếp Quảng Nam - Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn -
Phú Thọ và nếp S - 2 từ Philippin. Đây là giống ngắn ngày, chất lƣợng dinh
dƣỡng cao, khả năng thích ứng rộng, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha [2].
18
Công trình của Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy [3] tiến hành phân
loài phụ cho 72 giống ngô nếp địa phƣơng. Trong đó 48 mẫu nếp trắng, 8 mẫu
nếp vàng, 16 mẫu nếp tím. Kết quả cho thấy, biến chủng nếp tím có thời gian
sinh trƣởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả.
Theo điều tra của trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ƣơng
thì diện tích ngô nếp nƣớc ta chiếm gần 10% diện tích trồng ngô cả nƣớc.
Diện tích ngô nếp tiếp tục tăng, đặc biệt cả vùng ven đô thị. Nguyên nhân
chính trƣớc hết là do các giống ngô nếp đáp ứng đƣợc nhu cầu luân canh tăng
vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nhƣng quan trọng hơn là đáp ứng nhu
cầu xã hội ngày một tăng đối với sản phẩm này.
Ở các vùng núi và vùng sâu vùng xa, ngƣời dân sử dụng ngô nếp là
nguồn lƣơng thực chính dƣới dạng xôi ngô hoặc dùng tƣơi nhƣ nƣớng, luộc
hầu hết các địa phƣơng khác ngô nếp đƣợc xem nhƣ thực phẩm làm quà và
chế biến đơn giản.
Những năm gần đây, đời sống đƣợc cải thiện, nhu cầu của ngƣời dân
ngày một đa dạng. Các loại ngô thực phẩm đƣợc sử dụng ngày một nhiều,
không những làm lƣơng thực mà còn đƣợc chế biến thành các món ăn ƣa
thích; ngô chiên, súp ngô, snack ngô, ngô bao tử, chế biến tinh bột
19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 4 giống ngô do Viện nghiên cứu ngô Trung ƣơng cung cấp: NL1,
NL5, NL9 và giống Wax44 (giống đối chứng) đƣợc gieo trồng trên địa bàn
phƣờng Đồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Giống ngô nếp lai W44 đƣợc công nhận chính thức từ năm 2006 và
đƣợc bảo hộ bản quyền từ năm 2008 [13].
- Chủ bảo hộ: Công ty TNHH Sygenta Việt Nam.
- Những đặc tính chủ yếu:
Wax44 có thời gian sinh trƣởng ngắn 58 - 66 ngày, có độ đồng đều rất
cao, cây cao 2 - 2,2m, thân mập, sinh trƣởng khỏe, chiều cao đóng bắp 65 -
75cm, chiều dài bắp 15 - 18cm, trọng lƣợng trung bình 300 - 350 g/bắp, khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận tốt, khả năng phục hồi sau
ngập úng rất nhanh, bị nhiễm bệnh đốm lá, ít bị khô vằn, thối thân, cháy lá, gỉ
sét.
- Hƣớng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Có thể trồng đƣợc nhiều vụ trong năm trên chất đất chủ động tƣới tiêu.
Nhƣợc điểm của Wax44 là nếu thu già thì ăn hơi rắn, vì thế cần chú ý thu
hoạch khi râu ngô chuyển sang thâm râu nhƣng vẫn còn tƣơi. Tùy điều kiện
thời tiết, mùa vụ để tiến hành thu hoạch khi ngô phun râu đƣợc 16 - 20 ngày.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm tại phƣờng Đồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu ở vụ ngô đông từ tháng 9/2011 - 1/2012.
20
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc
lại, mỗi giống gieo từng ô, mỗi ô 4 hàng dài 5m, hàng cách hàng 0,75m, cây
cách cây 0,25m, mật độ 5,0 - 5,3 vạn cây/ha. Gieo 2 hạt/hốc, khi ngô 3 - 4 lá
thì tỉa để mỗi hốc một cây. Giống Wax44 là giống đối chứng trồng cùng
ruộng, cùng chế độ chăm sóc.
2.3.2. Qui trình kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch
- Thời vụ: vụ đông gieo thành hai vụ là vụ 1 (ngày gieo 30/9), vụ 2 (
ngày gieo10/10).
- Yêu cầu về đất làm thí nghiệm: tiến hành trên vùng đất nông nghiệp
miền núi, đất có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tƣới tiêu.
- Kỹ thuật chăm sóc và bón phân đƣợc tiến hành theo qui định của viện
ngô cho (1ha).
+Phân chuồng: 10 tấn/ha
+Phân đạm ure: 250 kg/ha
+Phân lân super: 350 kg/ha
+Phân kaliclorua: 150 kg/ha
+Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và toàn bộ phân lân
Bón thúc lần 1: Khi ngô 3 - 4 lá, bón 1/3 đạm, kết hợp xới xáo, vun
luống, phá váng.
Bón thúc lần 2: Khi ngô 7 - 9 lá, bón 1/3 đạm + 1/2 kali, kết hợp vun
cao chống đổ.
Bón thúc lần 3: Khi ngô xoáy nõn, bón 1/3 đạm + 1/2 kali, vun thêm
cho cao luống.