Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mã khối không thời gian trong hệ thông tin băng rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 3 trang )

Mã khối không thời gian trong hệ thông tin
băng rộng

Nguyễn Thế Đàn

Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Kính
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Giới thiệu Kênh fading trong môi trường vô tuyến, khái niệm cơ bản về hệ
truyền thông vô tuyến và những ảnh hưởng của fading đối với môi trường vô tuyến.
Nghiên cứu mã không gian thời gian, một số loại mã không gian thời gian (tập trung
chủ yếu vào mã khối không gian thời gian, hệ OFDM), sơ đồ khối và nguyên lý hoạt
động của hệ OFDM, ưu nhược điểm của hệ OFDM, mã khối không gian thời gian
trong hệ OFDM, hiệu năng của hệ thống OFDM có sử dụng mã hóa không gian thời
gian. Giới thiệu STBC - OFDM. Mô phỏng hệ truyền thông STBC-OFDM và so sánh
hiệu năng của hệ OFDM.

Keywords: Kỹ thuật điện tử; Hệ thống thông tin di động; Hệ thông tin băng rộng; Vô
tuyến

Content
MỞ ĐẦU

1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhu cầu thông tin liên lạc của con người ngày càng gia
tăng và đã có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ
như Video, thoại và thông tin dữ liệu trên Internet, điện thoại di động, cũng như nhu cầu về
truyền thông đa phương tiện ngày càng một phát triển. Sự hoạt động của các hệ thống vô
tuyến tiên tiến này phụ thuôc rất nhiều vào đặc tính của kênh thông tin vô tuyến như: Pha


đinh, giới hạn về băng thông, điều kiện đường truyền thay đổi một cách nhanh chóng và tác
động qua lại của các tín hiệu. Vì vậy vấn đề khám phá tài nguyên, sử dụng hiệu quả tài
nguyên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng truyền luôn là những chủ đề được quan tâm nghiên
cứu, triển khai.
Hai kỹ thuật OFDM và MIMO được coi là kỹ thuật chủ đạo cho các hệ thống vô tuyến
thế hệ sau như WIMAX và 4G: Từ quan điểm lập luận này, vấn đề có tính chất then chốt là
xây dựng các giải thuật để khai thác và xử lý triệt để đặc tính của kênh truyền vô tuyến. Hệ
thống MIMO ra đời là một giải pháp hiệu quả để cải thiện dung lượng của hệ thống thông tin
vô tuyến. Hệ MIMO có ưu điểm là hiệu suất sử dụng phổ và độ phân tập cao. Một cách tăng

2
phẩm chất, giảm (BER) của MIMO là thực hiện mã hóa không thời gian, một kỹ thuật mã hóa
được thiết kế với nhiều anten phát, thu. Việc sử dụng hệ thống đơn sóng mang truyền thống
cho những dịch vụ này dẫn đến cấu trúc của hệ thống thu phát có độ phức tạp cao hơn rất
nhiều so với việc sử dụng hệ thống đa sóng mang, ghép kênh phân chia theo tần số trực giao
(OFDM) là một trong những giải pháp đang được quan tâm để giải quyết vấn đề này. Vì vậy,
em đã chọn đề tài “Mã khối không thời gian trong hệ thông tin băng rộng”. Trong đề tài
này em đi sâu vào tìm hiểu một số kỹ thuật về mã hóa, đặc biệt là mã khối trực giao và ảnh
hưởng của nó đối với kỹ thuật OFDM. Với cơ sở lý thuyết này, em đã mô phỏng trực quan
chứng minh sự ảnh hưởng của mã khối đối với hệ thống truyền thông OFDM
2. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Kênh pha đinh trong môi trường vô tuyến
Chương 2: Mã không gian thời gian
Chương 3: Hệ OFDM
Chương 4: STBC-OFDM
Chương 5: Mô phỏng

References


3
Tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2002), Thông tin di động thế hệ thứ 3, Nhà xuất bản bưu
điện.
2. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2001), Lý thuyết trải phổ và ứng dụng, Nhà xuất bản bưu
điện.
3. PGS.TS Nguyễn Quốc Bình (2011), Kĩ thuật truyền dẫn số, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
4. PGS.TS Nguyễn Quốc Trung (2006), Xử lý tín hiệu và lọc số, Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật.
Tiếng Anh
5. Branka Vucetic and Jinhong Yuan (2003), Space time coding, John Wiley & Sons Ltd,
England.
6. Marvin K. Simon and Mohamed-Slim Alouini (2005), Digital Communication over Fading
Channels, A JOHN WILEY & SONS, INC., PUBLICATION
7. Theodore S.Rappaport (1996), Wireless Communication, Prentice Hall .
8. Yong Soo Cho, Jaekwon Kim, Won Young Yang, Chung G. Kang (2010), MIMO-OFDM
Wireless Communications with MATLAB, John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd .
9. Hui Liu, Guoqing Li (2005), OFDM- Based Broadband Wireless Networks, Wiley
Interscience.
10. Luis Miguel Cort´ es-Pe˜ na (2009), MIMO Space-Time Block Coding (STBC):
Simulations and Results, CORTES-PENA; ECE6604: PERSONAL & MOBILE
COMMUNICATIONS; PRESENTED TO DR. GORDON ST ¨ UBER
11. Dr. Jayakumari.J (2010), MIMO-OFDM for 4G Wireless Systems,

×