Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====***=====


VŨ ÁNH NGUYỆT




XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP THEO HƢỚNG TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
(Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ









HÀ NỘI 2015




2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====***=====


VŨ ÁNH NGUYỆT



XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP THEO HƢỚNG TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
(Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Phƣơng








HÀ NỘI 2015
3

Lời cảm ơn 6
Danh mục các từ viết tắt 7
Danh mục các bảng biểu 8
Phần mở đầu 9
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƢỢNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 17
1.1. Các khái niệm cơ bản về tiêu chí đánh giá nhân lực khoa học và công
nghệ 17
1.1.1.Tiêu chí 17
1.1.2. Đánh giá 19
1.1.3. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ và viên chức khoa học
và công nghệ 21
1.1.4. Chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ 29
1.1.5. Đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ 31
1.1.6. Khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm 32
1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học và công nghệ hiện
nay 34
1.3. Các yếu tố tác động đến công tác đánh giá nhân lực khoa học và công
nghệ theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm 36
1.3.1. Yếu tố nhận thức 36
1.3.2. Yếu tố thực trạng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ 36
1.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội 36
Tiểu kết Chƣơng 1 38

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (QUA THỰC TIỄN TẠI
VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƢỚC, BỘ NỘI VỤ) 39
2.1. Thực trạng công tác đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học và công
nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập 39
2.2. Khái quát về Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc 43
2.2.1. Lịch sử phát triển cuả Viện 43
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 46
2.3. Khái quát đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ của Viện Khoa học
tổ chức nhà nƣớc 48
2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học và công nghệ tại
Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc 52
4

2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
theo hợp đồng làm việc đã ký kết 52
2.4.2. Đánh giá theo tiêu chí thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp 53
2.4.3. Đánh giá theo tiêu chí về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ
nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc
ứng xử của viên chức 53
2.4.4. Đánh giá theo tiêu chí về thực hiện các nghĩa vụ khác của viên
chức 54
2.4.5. Đánh giá theo tiêu chí về thái độ phục vụ nhân dân 54
2.5. Những ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân hạn chế của các tiêu chí đánh
giá hiện nay 55
2.5.1. Ưu điểm 55
2.5.2. Nhược điểm 57
2.5.3. Nguyên nhân 58
2.6. Tham khảo các tiêu chí đánh giá tại Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt
Nam 59

Tiểu kết Chƣơng 2 65
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TẠI VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƢỚC 66
3.1. Phƣơng hƣớng 66
3.1.1. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và
công nghệ theo hướng đảm bảo tính khoa học, khách quan 66
3.1.2. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và
công nghệ theo hướng rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện 67
3.1.3. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và
công nghệ theo hướng đảm bảo ổn định 67
3.2. Các giải pháp cụ thể 71
3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác đánh giá 71
3.2.2. Xác định vị trí việc làm cho các tổ chức khoa học và công nghệ và
đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ 71
3.2.3. Xây dựng khung năng lực theo từng vị trí việc làm để làm cơ sở
đánh giá nhân lực khoa học và công nghệ 72
3.2.4. Xây dựng bản mô tả công việc để làm căn cứ, cơ sở đánh giá 74
3.2.5. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể với từng chức danh nghề
nghiệp 77
5

3.2.6. Công khai, minh bạch kết quả đánh giá 78
3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học và công nghệ 78
3.3.1. Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 79
3.3.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp 80
3.3.3. Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, kết quả thực hiện nhiệm vụ 81
3.3.4. Tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc 84
3.3.5. Tiêu chí sức khỏe 86
3.3.6. Tiêu chí mang lại lợi ích tập thể 87

3.4. Các tiêu chí bổ sung cho từng đối tƣợng 87
3.4.1. Các tiêu chí đánh giá nhân lực khoa học và công nghệ làm lãnh
đạo, quản lý 88
3.4.2. Các tiêu chí đánh giá nhân lực khoa học và công nghệ làm công tác
chuyên môn, nghiên cứu 89
3.4.3. Các tiêu chí đánh giá nhân lực khoa học và công nghệ làm công tác
hành chính, phục vụ 90
3.5. Hƣớng dẫn sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học
và công nghệ 90
Tiểu kết Chƣơng 3 92
KẾT LUẬN 94
Khuyến nghị 95
Danh mục tài liệu tham khảo 96
Phụ lục I 98
Phụ lục II 102
Phụ lục III 104
Phụ lục IV 106
Phụ lục V 107

6

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ to lớn
và quý báu của các thầy cô, nhà trƣờng, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè, ngƣời
thân và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Chủ nhiệm và các thầy, cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt
những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và viết luận văn tốt nghiệp;

Bộ Nội vụ, các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là Viện Khoa học tổ chức nhà
nƣớc, Vụ Công chức - Viên chức và các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của Bộ Nội
vụ;
TS. Trần Văn Ngợi, Quyền Viện trƣởng Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm việc và nghiên cứu đề tài này tại Viện
Khoa học tổ chức nhà nƣớc;
PGS.TS. Nguyễn Minh Phƣơng , Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Nội vụ
đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn;
TS. Trần Nghị, Trƣởng phòng Phòng Nghiên cứu quản lý viên chức - Viện
Khoa học tổ chức nhà nƣớc đã góp ý cho tôi trong quá trình tìm kiếm thông tin,
tài liệu và viết luận văn;
Gia đình, ngƣời thân và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi hoàn thành
khóa học.
Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự nỗ lực hết sức cuả ngƣời viết, tuy
nhiên sẽ không thể tránh đƣợc thiếu sót. Tôi mong nhận đuợc sự đóng góp để
hoàn thiện đƣợc luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Học viên: Vũ Ánh Nguyệt


7

Danh mục các từ viết tắt
KH & CN
Khoa học và công nghệ
UBND
Ủy ban nhân dân
Viện KHTCNN
Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, Bộ Nội vụ
Viện NLNTVN

Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam
VTVL
MTCV
Vị trí việc làm
Mô tả công việc
8

Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1: Tổng hợp nhân lực KH&CN của Viện KHTCNN giai đoạn 2003 –
2013
Bảng 2.2: Cơ cấu về độ tuổi , ngạch, giới tính, trình độ chuyên môn, ngành nghề
đào tạo của Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc
Bảng 2.3: Khảo sát loại hình đánh giá tại Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc
Bảng 2.4: Cơ cấu về độ tuổi, ngạch, giới tính, trình độ chuyên môn, ngành nghề
đào tạo của Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam
Bảng 2.5: Khảo sát loại hình đánh giá tại Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam
Bảng 3.1: Khung điểm tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Bảng 3.2: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo kỹ năng nghề nghiệp
Bảng 3.3: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo tính chuyên nghiệp
Bảng 3.4: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm
việc.
Bảng 3.5: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo sức khỏe
Bảng 3.6: Khung điểm đánh giá đối với nhóm viên chức lãnh đạo, quản lý
Bảng 3.7: Bảng khung tổng hợp xếp loại đánh giá tổng kết
Biểu đồ 2.1: Quá trình phát triển nhân lực bậc cao của Viện qua 4 giai đoạn
Biểu đồ 2.2: So sánh nhân lực bậc cao của Viện KHTCNN với toàn bộ nhân lực
bậc cao của Bộ Nội vụ năm 2013
9

Phần mở đầu

1. Lý do nghiên cứu
Hoạt động KH&CN nhằm xây dựng nền KH&CN tiên tiến, hiện đại để
phát triển lực lƣợng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý; sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá;
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con ngƣời mới
Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
KH&CN đƣợc nhìn nhận là quốc sách hàng đầu tuy nhiên hàng loạt những
chính sách đối với KH&CN hiện nay đặc biệt là chính sách đối với nguồn nhân
lực KH&CN đã lộ rõ những bất cập.
Theo Bộ KH&CN, tổ chức KH&CN ở nƣớc ta từ năm 1996 đến nay tăng
hơn 4 lần (từ 519 đã lên đến trên 2.300 đơn vị). Nhân lực KH&CN hiện nay
khoảng trên 4,2 triệu ngƣời có trình độ từ cao đẳng trở lên, 110.000 thạc sỹ, trên
24.300 tiến sĩ, trong đó có 60.000 ngƣời trực tiếp làm công tác nghiên cứu triển
khai[18]. Đối với nhân lực KH&CN, chất lƣợng mới là vấn đề quyết định. Muốn
có những tiêu chí đánh giá về chất lƣợng nhân lực KH&CN cần có những nghiên
cứu, khảo sát, phân tích bài bản và nghiêm túc, vấn đề này hiện nay chúng ta vẫn
thiếu. Mặt khác, đổi mới chính sách nhân lực KH&CN cần trọng tâm, trọng
điểm, không thể dàn trải nhƣ hiện nay, trong khi nguồn kinh phí thực hiện chính
sách đào tạo, đào tạo lại cán bộ vẫn mang tính dàn trải, chƣa tạo động lực để
năng lực khoa học thực sự bật lên.
Trong những năm qua, do các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta đa phần nằm
trong hệ thống hành chính nên việc đánh giá chất lƣợng nhân lực KH&CN hàng
năm vẫn thực hiện theo việc đánh giá của công chức, viên chức hành chính nhƣ:
1. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
3. Ƣu khuyết điểm về thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao
Tuy nhiên, hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu khoa học và
hoạt động phát triển công nghệ, trong phạm vi đề tài này ta chỉ xem xét ở khía
10


cạnh các nhà nghiên cứu khoa học. Trong việc quản lý nguồn nhân lực khoa học,
do đặc điểm lao động là độc lập và linh hoạt, các sản phẩm nghiên cứu khoa học
mang tính khám phá, sáng tạo nên không thể ép nhà nghiên cứu ngồi trong phòng
và đƣa ra một kết quả nghiên cứu trong một thời điểm nhất định nào đó vì họ cần
thảo luận với đồng nghiệp, cần tham gia các cuộc khảo sát hoặc thực nghiệm
hoặc thậm chí, ngồi trao đổi với đồng nghiệp ở cơ quan, quán café, quán bia hay
bất cứ nơi nào có thể. Do đó, việc yêu cầu các nhà nghiên cứu ngồi 8 tiếng ở cơ
quan và lấy đó là tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực KH&CN nhƣ đang tồn tại
ở các tổ chức KH&CN hiện nay là một điều hết sức vô lý và không phù hợp.
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định về
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN ra đời là bƣớc ngoặt lớn
đối với các tổ chức KH&CN nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng. Đối với
một tổ chức KH&CN với định hƣớng chuyển đổi cơ chế làm việc sang cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm thì nguồn nhân lực chất lƣợng cao là rất cần thiết để có
đƣợc một tổ chức vững mạnh, phát triển, do đó, để có đƣợc nguồn nhân lực năng
động, sáng tạo, chủ động mang lại lợi ích cho tập thể thì cần phải xây dựng các
tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN theo một hƣớng mới phù hợp hơn[8].
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ở nƣớc ta đã
đƣợc đề cập đến trong một số nghiên cứu nhƣ:
- Đề tài “Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành
chính nhà nƣớc, xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính
nhà nƣớc” do GS.TS Nguyễn Duy Gia làm chủ nhiệm đã đề cập đến vấn đề đánh
giá công chức và đề xuất quan điểm đối với công tác đánh giá cán bộ nói chung.
- Trong sách “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hiện nay” của tác giả Tô Tử Hạ, nguyên Phó Trƣởng ban, Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ (naylà Bộ Nội vụ) do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998 có
đƣa ra một số nguyên tắc và tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức. Tuy nhiên nhiều
tiêu chí đƣa ra còn chung chung, nặng về tinh thần, thái độ nên khó xác định.

11

- Đề tài “Đổi mới phƣơng pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nƣớc” do TS. Hà Quang Ngọc làm chủ nhiệm đã tập trung vào các giải
pháp đổi mới phƣơng pháp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với
cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Đặc biệt, trong số các nhà khoa học trong nƣớc, phải kể đến PGS.TS Vũ
Cao Đàm. Với nỗ lực nhằm hình thành cơ sở phƣơng pháp luận của đánh giá
NCKH và đƣa công tác đánh giá kết quả NCKH và hiệu quả NCKH theo các
tiêu chí của thế giới trở thành những công việc thƣờng xuyên tại các cơ sở
NCKH trong nƣớc, PGS.TS Vũ Cao Đàm, qua nhiều đề tài nghiên cứu đã giới
thiệu nhiều tài liệu vừa mang tính hàn lâm, vừa mang tính công cụ nhƣ: Phƣơng
pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội
2007, tái bản lần thứ 14; Giáo trình Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2008; Đánh giá Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, 2007;
Hiện tại, công tác nghiên cứu đánh giá công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nƣớc đã có nhiều nghiên cứu nhƣng việc đánh giá viên chức khoa học
công nghệ hoặc nhân lực khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực
tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo hình thức tự chủ, tự
chịu trách nhiệm bởi vì các đơn vị này là các đơn vị tự cân đối để đảm bảo hoạt
động theo hình thức tự chủ, do đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị tự chủ, vì vậy cần có những nghiên cứu để đƣa
ra phƣơng pháp đánh giá đúng để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao mang
lại lợi ích thiết thực là giá trị kinh tế cho các đơn vị khoa học và công nghệ tự
chủ.
Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc đã có lịch sử hơn 20 năm phát triển và
trƣởng thành, đã thực hiện đƣợc hàng chục đề tài NCKH các loại về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội vụ nhƣ: nghiên cứu tiền lƣơng,

nghiên cứu chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, nghiên cứu về tổ chức
biên chế, nghiên cứu về chính quyền địa phƣơng…; tuy nhiên, chƣa có đề tài
12

nghiên cứu nào về xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN tại các tổ
chức KH&CN của Bộ Nội vụ nói chung và của ngành Tổ chức nhà nƣớc nói
riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng đánh giá nguồn
nhân lực KH&CN tại Viện KHTCNN và một số tổ chức KH&CN hoạt động theo
cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, luận văn đề xuất giải pháp xây dựng các tiêu
chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học và công KH&CN nghệ phù hợp với
các đơn vị hoạt động theo hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, kinh nghiệm về nhân lực KH&CN, viên
chức KH&CN và việc đánh giá nhân lực KH&CN hiện nay.
- Nghiên cứu thực tiễn đánh giá nhân lực KH&CN tại Viện Khoa học tổ
chức nhà nƣớc hàng năm và một số tổ chức KH&CN sau khi đã chuyển đổi theo
hƣớng tự chủ tự chịu trách nhiệm.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN theo hƣớng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm tại Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng đánh giá viên chức khoa học và
công nghệ (qua thực tiễn Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, Bộ Nội vụ).
- Về thời gian: Khảo sát về các hình thức đánh giá tại Viện KHTCNN từ
năm 2000 đến nay, xem xét các nghiên cứu đã có về công tác đánh giá công
chức, viên chức, chỉ ra những bất cập để từ đó xây dựng hệ tiêu chí đánh giá phù
hợp với hình thức hoạt động đặc thù của Viện KHTCNN.
- Về nội dung nghiên cứu:

+ Cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá, công tác tổ chức, quản lý hoạt
động đánh giá và tính đặc thù của đánh giá nhân lực KH&CN trong các tổ chức
KH&CN công lập đang chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
13

+ Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá cán bộ, viên chức Viện
KHTCNN và tham khảo tại một số Viện khác có tính chất tƣơng đồng.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với đặc thù của Viện
KHTCNN trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
5. Mẫu khảo sát
Thực hiện tại Viện KHTCNN và một số Viện đã chuyển đổi theo hƣớng tự
chủ tự chịu trách nhiệm.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc đánh giá nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN hiện nay
nhƣ thế nào?
- Việc đánh giá nhân lực KH&CN tại Viện KHTCNN hiện tại nhƣ thế nào
và đã đáp ứng đƣợc đối với một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo hƣớng
tự chủ, tự chịu trách nhiệm?
- Viện KHTCNN cần làm gì để thúc đẩy công tác đánh giá nhân lực
KH&CN nhằm nâng cao chất lƣợng của một Viện đầu ngành nghiên cứu về Tổ
chức nhà nƣớc?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện tại đã có quy định về tiêu chí đánh giá nhân lực khoa học và công
nghệ về việc đánh giá nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN công lập,
cách đánh giá chủ yếu vẫn theo lối mòn của cách đánh giá cán bộ, công chức,
viên chức.
- Viện KHTCNN là một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nội vụ vẫn
còn mang phong thái của một cơ quan nhà nƣớc, do đó, công tác đánh giá viên
chức vẫn chƣa có sự đổi mới dù Viện đang dần chuyển đổi hình thức hoạt động
sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Để thúc đẩy công tác đánh giá nhằm nâng cao vị thế của một đơn vị đầu
ngành, Viện cần hoàn thiện các tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN góp phần
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói riêng và nâng cao hiệu quả đổi mới
phƣơng thức đánh giá nói chung.
14

Từ khi Luật Viên chức và Nghị định 29 ra đời, việc đánh giá tại Viện đã
thực hiện theo đúng quy định, tuy nhiên, các hình thức đánh giá còn chung chung
và mang nặng cảm tính dẫn đến chƣa thực sự sát với yêu cầu của một Viện hoạt
động theo hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Để việc đánh giá đƣợc phù hợp
hơn, tác giả đề xuất khung tiêu chí mới với mong muốn áp dụng trƣớc mắt tại
Viện và là cơ sở để áp dụng rộng rãi tại các tổ chức KH&CN công lập hoạt động
theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gồm các tiêu chí chung và riêng đối với 3
nhóm đối tƣợng (nhóm viên chức lãnh đạo, quản lý; nhóm viên chức làm công tác
nghiên cứu, chuyên môn và nhóm viên chức làm công tác hành chính, phục vụ),
tổng hợp chung các tiêu chí đề xuất gồm:
- Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý
- Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp
- Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Tiêu chí đạo đức nghề nghiệp
- Tiêu chí sức khỏe
- Tiêu chí mang lại lợi ích tập thể
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận:
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng công tác đánh giá nguồn nhân lực
KH&CN trong các tổ KH&CN nói chung và tại Viện KHTCNN nói riêng, xem
xét các yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến công tác đánh giá nhân lực.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các nghiên cứu đã có về công tác đánh giá cán
bộ của các đối tƣợng là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ tại các cơ quan nhà

nƣớc, tìm hiểu nguồn gốc hình thành các hình thức đánh giá để tìm hiểu thực
trạng cách đánh giá trƣớc đây, nêu ra những bất cập của việc đánh giá theo
truyền thống ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác nghiên cứu khoa học. Qua đó có
thể tổng hợp để xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực KH&CN
trong các tổ chức KH&CN công lập hoạt động theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
15

+ Tiếp cận định tính và định lƣợng, phân tích và tổng hợp: áp dụng trong
việc thu thập và xử lý các thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết có liên
quan. Phân tích, tổng hợp các đề tài, bài viết về công tác đánh giá cán bộ tại
Viện KHTCNN và một số Viện nghiên cứu khác, các văn bản pháp quy, sách,
báo, tạp chí , để tìm hiểu về các hình thức đánh giá nhân lực tại Viện, làm cơ
sở đề xuất các tiêu chí đánh giá đặc thù về nhân lực KH&CN tại Viện
KHTCNN.
+ Điều tra: Thiết kế các phiếu điều tra bằng bảng hỏi tự ghi, gồm những
câu hỏi đóng và câu hỏi mở, gửi tới 2 đơn vị: Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt
Nam và Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc nhằm tìm hiểu các thông tin về chất
lƣợng nhân lực KH&CN và thực trạng về công tác đánh giá của các đơn vị này,
từ đó đƣa ra những tiêu chí phù hợp phục vụ cho công tác đánh giá
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Sử dụng phƣơng pháp khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ quản lý nhân sự
nhằm xác định những bất cập của việc đánh giá hiện tại.
+ Lấy ý kiến chuyên gia bằng phƣơng pháp phỏng vấn nhằm thu thập
thông tin.
+ Phƣơng pháp tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn góp phần vào việc
phát triển lý luận.
9. Các luận cứ

Luận cứ lý thuyết:
- Đánh giá: Đánh giá là một hoạt động rất quan trọng của một quy trình quản
lý và là một công việc rất cần thiết nhằm không ngừng hoàn thiện hoạt động của tổ
chức. Đánh giá là một trong những nội dung không thể thiếu đƣợc trong hoạt động
của một tổ chức nói chung và đối với việc quản lý chất lƣợng nguồn nhân lực nói
riêng.
- Đánh giá chất lƣợng: Đánh giá chất lƣợng là sự xem xét độc lập hay có
hệ thống nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lƣợng
16

có đáp ứng đƣợc các quy định đã đề ra và các quy định này có đƣợc thực hiện
một cách có hiệu quả và tích hợp để đạt đƣợc những mục tiêu hay không?
- Hoạt động KH&CN: là các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với
việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật
trong mọi lĩnh vực của KH&CN, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các
khoa học y học và nông nghiệp, cũng nhƣ các khoa học xã hội và nhân văn.
- Nhân lực KH&CN của một đơn vị, một tổ chức KH&CN là tổng số
những ngƣời tham gia trực tiếp vào các hoạt động KH&CN của đơn vị, nhƣ quy
định và đƣợc thanh toán cho công việc của họ. Nhóm này có thể gồm các nhà
khoa học và kỹ sƣ, kỹ thuật viên giúp việc.
Luận cứ thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn việc đánh giá nhân lực KH&CN
tại Viện KHTCNN hiện nay chƣa phù hợp với thực tiễn của việc chuyển đổi hình
thức hoạt động theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, đề tài nghiên cứu và đƣa
ra những tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN theo hƣớng tự chủ tự chịu trách
nhiệm.
10. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cầu thành 3 chƣơng 14 tiết gồm:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực
khoa học và công nghệ
Chƣơng 2: Thực trạng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhân lực khoa học

và công nghệ (qua thực tiễn tại Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, Bộ Nội vụ).
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá chất
lƣợng nhân lực khoa học và công nghệ tại Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc

×