Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 111 trang )



















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG THỊ THU HIỀN





CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA
LIÊN BANG NGA VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY)






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế







HÀ NỘI – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG THỊ THU HIỀN



CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA
LIÊN BANG NGA VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN





HÀ NỘI – 2014



Page 3


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: 10

ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VIỄN ĐÔNG 10

1.1.Khái quát Vùng Viễn Đông 10

1.1.1.Vị trí địa lý 10

1.1.2.Nguồn tài nguyên 13


1.2.Vị trí, vai trò của vùng Viễn Đông đối với LBN và Châu Á – Thái Bình Dương 16

1.2.1.Vai trò địa chính trị 16

1.2.2.Vai trò kinh tế 17

1.2.3.Vai trò chiến lược quân sự 19

1.2.4.Một số vùng quan trọng của Viễn Đông 20

1.3.Chính sách của Nga trước năm 2000 23

CHƯƠNG II: 29

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN 29

2.1.Chiến lược hướng Đông của Nga (từ năm 2000-nay) 29

2.1.1.Thời kỳ của Tổng Thống Vladimir Vladimirovich Putin 29

2.1.2.Thời kỳ của Tổng Thống Dmitry Anatolyevich Medvedev 32

2.1.3.Chiến lược phát triển Viễn Đông trong thời gian tới 36

2.2.Thực trạng phát triển vùng Viễn Đông 39

2.2.1.Quan hệ kinh tế đối nội 39

2.2.2.Quan hệ kinh tế đối ngoại của Vùng Viễn Đông 46


CHƯƠNG III: 54
KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỄN ĐÔNG 54

3.1.Đối tác kinh tế chính của Viễn Đông 54

3.1.1.Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách của Nga phát triển mạnh mẽ
vùng Viễn Đông 54

3.1.2.Viễn Đông Nga đối với Châu Á – Thái Bình Dương 56



Page 4


3.1.3.Vùng Viễn Đông đối với Trung Quốc 61

3.1.4.Viễn Đông Nga đối với Hoa Kỳ 66

3.1.5.Viễn Đông Nga đối với Nhật Bản 67

3.2.Hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: Lịch sử và hiện tại 70

3.2.1.Giai đoạn trước 1991 70

3.2.2.Giai đoạn 1991-2000 71

3.2.3.Giai đoạn 2000- 2012 73


3.3.Cơ sở của quan hệ hợp tác Kinh tế Việt Nam – Viễn Đông, Liên bang Nga 2000-nay
75

3.3.1.Sự cần thiết của quan hệ hợp tác hai bên 75

3.3.2.Khuôn khổ pháp lý cho Quan hệ hợp tác giữa hai Bên 79

3.4.Thực trạng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang (2000-nay) 80

3.5.Triển vọng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang 84

3.5.1.Thuận lợi 84

3.5.3.Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông 87

3.5.4.
.
Một số điều kiện đảm bảo sự phát triển trong quan hệ hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam – Viễn
Đông Liên bang Nga 94

3.6.Một vài kiến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác Nga – Việt Nam ở vùng Viễn Đông 96

3.6.1.Các kiến nghị chung 96

3.6.2.Các kiến nghị cụ thể: 97

KẾT LUẬN 104







Page 5



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Mục tiêuluận văn
- Luận văn nghiên cứu nhằm làm nổi bật tầm quan trọng và xu hướng phát triển
của vùng Viễn Đông của Nga
- Làm rõ chính sách của Nga và triển vọng hợp tác kinh tế của Nga và Việt Nam
tại vùng Viễn Đông.
- Đề xuất các kiến nghị, những giải pháp có tính khả thi đối với Việt Nam nhằm
khai thác tiềm năng của vùng Viễn Đông Liên bang Nga, thúc đẩy hợp tác giữa
Nga và Việt Nam tại vùng Viễn Đông.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Mặc dù đây không phải là một luận văn hoàn toàn mới, song nó lại có ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Về mặt khoa học, nghiên cứu này làm
nổi rõ tiềm năng đa dạng và phong phú của Vùng Viễn Đông Liên bang Nga
nhưng chưa được sự chú trọng và đầu tư xứng đáng từ phía chính phủ Nga.
- Bên cạnh đó, luận văn còn đưa đến những lý luận xác đáng nhằm làm rõ chính
sách phát triển của vùng này trong thời điểm hiện tại và tương lai. Qua đó,
nhận thức rõ tầm quan trọng của Viễn Đông trong chính sách phát triển kinh tế
chính trị của Nga trong định hướng Hướng Đông của mình.
- Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách phát triển của Nga và đánh giá đúng vị thế
của Viễn Đông sẽ làm tăng thêm vị trí và tầm quan trọng của Viễn Đông. Từ
đó, Việt Nam có thể học tập và hợp tác về mọi mặt với Viễn Đông - Nga. Đồng
thời, Việt Nam có thể có những đối sách phù hợp nhằm tăng cường mối quan
hệ truyền thống và bền vững giữa hai nước

.

1.3. Phương pháp và Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn như: Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu –
Viện Nghiên Cứu Châu Âu, Đề tài cấp Bộ - Hợp tác Kinh tế Viễn Đông Liên bang
Nga và Việt Nam, , Viện KHXH Việt Nam và các sách báo, tạp chí, các trang web
có liên quan…của Nga và Việt Nam


Page 6


Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và diễn giải ý nghiã các dữ liệu thứ cấp thu thập được thông qua một số
mẫu nghiên cứu về Vùng Viễn Đông. Phân tích thông qua cái riêng để tìm ra được
cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm
ra cái phổ biến.Từ những kết quả phân tích từng mặt của Vùng Viễn Đông để từ
đó tổng hợp lại nhằm có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chung nhất của Vùng Viễn
Đông.
Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh qua đó xác định xu
hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính
chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh
thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp lập bảng biểu, vẽ đồ thị và tính toán
số nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: Thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu,
tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu, Mục đích là mô tả hiện trạng hiện tại.

Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo quá trình phát triển tiếp theo của đối
tượng nghiên cứu. Số liệu được sử dụng để dự báo trong luận văn là dãy số thời
gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng trong quá khứ để dự báo mức độ
của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.
1.3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách phát triển của vùng Viễn Đông Liên
bang Nga, những khả năng hợp tác giữa Nga và Việt Nam tại vùng này
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Chính sách phát triển của vùng Viễn Đông, khả năng hợp tác
quốc tế của vùng và khả năng hợp tác của Việt Nam.
Phạm vi không gian: vùng Viễn Đông Liên bang Nga
Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.


Page 7


1.4. Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương I: Đặc điểm của Vùng Viễn đông
Chương II: Chính sách phát triển Viễn Đông của Liên bang Nga và thực trạng
phát triển
Chương III: Khả năng hợp tác quốc tế của Vùng Viễn Đông

























Page 8


CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI
Biểu đồ 1.1: Bản đồ Liên bang Nga
Biểu đồ 1.2: Bản đồ vùng Viễn Đông Liên bang Nga
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu dân số Viễn Đông chia theo khu vực
Biểu đồ 1.4: Bản đồ chính trị vùng Viễn Đông Liên bang Nga
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga (2008-2012)
Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của một số nước
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Nga những năm 2008-2012

Bảng 2.4: Tình trạng khí hậu của các vùng trong Viễn Đông
Bảng 2.5: Biến động Dân số Viễn Đông giai đoạn 1990-2012
Bảng 2.6: Tăng trưởng GDP của Viễn Đông và Liên bang Nga. 2002-2013
Biểu đồ 2.7: Phân bố sản lượng công nghiệp 9 vùng lãnh thổ của Viễn Đông
Bảng 2.8: Khối lượng khai thác và chế biến gỗ của Viễn Đông năm 2006
Biểu đồ 2.9: Số liệu dầu và khí tự nhiên khu vực Đông Siberia và Viễn Đông 2000-2011
Bảng 2.10: Kim ngạch ngoại thương của Nga và Viễn Đông. 2000-2011
Bảng 2.11: Xuất nhập khẩu của Viễn Đông, 2000-2011
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu xuất khẩu Viễn Đông 2011 chia theo Quốc gia
Bảng 2.13: Cơ cấu ngoại thương của Viễn Đông theo đối tác thương mại. 2000-2005
Bảng 2.14: Đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical. 2000-2009
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu đầu tư vào Viễn Đông chia theo khu vực
Bảng 2.16: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo nước đầu tư vào Viễn Đông và Zabaical, 2009
Biểu đồ 2.17: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical theo Quốc gia,
ngành
Biểu đồ 3.1: Trao đổi thương mại giữa Liên bang Nga – Trung Quốc giai đoạn 1999-
2011
Bảng 3.2: Kim ngạch trao đổi hàng hóa của Viễn Đông với Trung Quốc, năm 2000-2006
Bảng 3.3: Cơ cấu nhập khẩu của Viễn Đông từ Trung Quốc, 2005
Bảng 3.4: Xuất nhập khẩu giữa Viễn Đông và Hoa kỳ, 2001-2005
Bảng 3.5: Cơ cấu xuất nhập khẩu của Viễn Đông với Hoa Kỳ
Biểu đồ 3.6: Trao đổi thương mại Nga – Nhật (1999-2010 (ĐVT: Triệu USD)


Page 9


Biểu đồ 3.7: Đối tác trao đổi thương mại của Nga, 2012 (ĐVT: Tỷ €)
Bảng 3.8: Nhật bản Nhập khẩu Dầu khí từ Nga, 2001 – 2010 (ĐVT: 1,000 metric tons)
Bảng 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga, giai đoạn 2002-

2013 (ĐVT: Triệu USD)
Biểu đồ 3.10: Kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2000-2013
(ĐVT: Triệu USD)
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga năm 2012 (ĐVT: %)
Biểu đồ 3.12: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Nga về Việt Nam (ĐVT: %)
Biểu đồ 3.13: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Viễn Đông 2003-2011(ĐVT: Triệu
USD)
Bảng 3.14: Đặc điểm khí hậu, kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu theo khu vực


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
LBN : Liên bang Nga
CHDCND : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
NICs :Những nước công nghiệp mới
SNG : Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBD : Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
LBN : Liên Bang Nga







Page 10


CHƯƠNG I:

ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VIỄN ĐÔNG
1.1. Khái quát Vùng Viễn Đông
1.1.1. Vị trí địa lý
Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới với diện tích 17.075.400 km2, được
chia làm bảy vùng lớn, cụ thể:
1. Vùng liên bang Trung Tâm (Vùng trung tâm)
2. Vùng liên bang Miền Nam (Vùng Miền Nam)
3. Vùng liên bang Tây Bắc (Vùng Tây Bắc)
4. Vùng liên bang Viễn Đông (Vùng Viễn Đông)
5. Vùng liên bang Siberia (Vùng Siberi)
6. Vùng liên bang Ural (Vùng Ural)
7. Vùng liên bang Volga (Vùng Volga)
Biểu đồ 1.1: Bản đồ Liên bang Nga

Nguồn:
Trên bản đồ Liên bang Nga, Viễn Đông thuộc vùng 4, với tên gọi tiếng Nga là Дальний
Восток России, tiếng Anh: Eastern Federal District (EFD), một trong bảy vùng liên
bang, bao gồm 9 tỉnh, vùng nhỏ khác nhau: Iacutia, Primorie, Khabarov, Amur,
Kamchatca, Magadan, Sakhalin, Vùng tự trị Do thái, Chukhotca.Viễn Đông chiếm


Page 11


khoảng 36,4% diện tích đất nước, tương ứng khoảng 6.115.900km2, Lãnh thổ Viễn
Đông chạy dài theo bờ Thái Bình Dương 4.500km. Ở đây có bán đảo lớn nhất nước là
Kamchatca (350.000km2), có nhiều đảo và các quần đảo như quần đảo Kurill, nếu tính
cả các đảo thì tuyến bờ biển của Viễn Đông dài tới 17,7 nghìn km, lãnh thổ Viễn Đông
trải dài tới 4 múi giờ
1

.
Về đặc điểm địa hình, phần lớn Viễn Đông là đồi núi, cao nguyên cao 1.000-2.000m
(chiếm tới 75%), theo bờ Thái Bình Dương là dãy núi trẻ, cao nguyên. Ở bán đảo
Kamchatca có tới 160 núi lửa, trong đó có 28 núi lửa còn hoạt động, ở đây có một núi
lửa lớn nhất thế giới hiện đang
1
còn hoạt động là Kliuchev có độ cao 4.750m. Đồng
bằng chỉ chiếm khoảng 25% diện tích cả vùng, chủ yếu tập trung tại lưu vực các con
sông. Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của cả vùng, các đồng bằng lớn như
Demsko-Bureuska, Xrenheamua, Pikhankai, Trung Iacutia… Khoảng 90% lãnh thổ phía
đông bị đóng băng quanh năm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng và nông nghiệp.
Biểu đồ 1.2: Bản đồ vùng Viễn Đông Liên bang Nga

Nguồn: Federal State Statistics Service of Russia (
Nằm trong lãnh thổ Châu Á của Liên bang Nga, là cửa ngõ phía Đông của Liên bang
Nga, Vùng Viễn Đông có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với an ninh quôc gia
của Nga. Viễn Đông nằm trên bờ Thái Bình Dương và có biên giới chung với Trung
Quốc, Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên, không xa Hàn Quốc. Đồng thời, Viễn
Đông tiếp giáp với Hoa Kỳ qua eo biển Berin và Nhật Bản qua biển Nhật Bản.


1
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Vùng Viễn Đông, Liên bang Nga, Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện Kinh tế Việt Nam,
Ths, Nguyễn Chiến thắng – 10/2009



Page 12



Về tiếp giáp:
- Phía Tây dựa vào dãy Uran
- Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương
- Phía Đông là Biển Thái Bình Dương (gồm cái vùng biển Nhật Bản, Okhotsk và
Bering), và giáp một phần lãnh địa của Mỹ (Alasca).
- Phía Nam giáp với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Về khí hậu: Do đặc điểm về địa hình nên khí hậu ở đây có sự khác biệt lớn so với vùng
Châu Âu của Nga. Phía Bắc, khí hậu lạnh giá, mùa Đông kéo dài, tại Iacutia, nhiệt độ
mùa đông (vào tháng 1) có thể xuống 65-69 độ dưới không, ngược lại phía Nam, nhất là
vùng Primorie, Amur mùa hè có thể lên đến 35-40 độ. Ngoài mùa đông lạnh, bắt đầu từ
tháng 11, kèm theo gió, nhiệt độ trung bình từ 10 đến -20
0
C. Mùa hè ấm áp, bắt đầu từ
tháng 5, nhiệt độ trung bình khoảng 15-25
0
C. Đẹp nhất ở Viễn Đông cũng như ở Châu
Âu là mùa thu lá vàng và mùa hè
2
.
Về đặc điểm dân số: Vùng Viễn Đông có diện tích rất lớn, 6,115 triệu km2, chiếm tới
36,4% diện tích toàn Liên bang Nga, trong khi đó dân số rất thưa thớt chỉ có 6,460 triệu
người, chiếm 4,6% dân số cả nước, do vậy mật độ dân cư rất thấp, bình quân 1km2 chỉ
có 1,2 người. Thành phố lớn nhất trong Vùng Viễn Đông là Vladivostok (với dân số
khoảng 591,800 người). Trong cơ cấu dân tộc, người Nga chiếm 80%, ngoài ra còn có
người gốc Ukraina, Tactar, Kozak, Chucchin… số người sống ở thành thị chiếm tới 76%
số dân toàn vùng, tương tự, số dân sống ở nông thôn chiếm 24%
2
.
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu dân số Viễn Đông chia theo khu vực (ĐVT: %)


Nguồn: Newell, The Russian Far East, page 7, citing Goskomstat

2
Tiềm năng kinh tế Viễn đông, Liên bang Nga và khả năng hợp tác với Việt Nam, PGS.TS Vũ Dương Huân, Học Viện ngoại
Giao, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – Số 3 (150) 2013



Page 13


Về thể chế chính trị của vùng: đứng đầu các đơn vị hành chính trong vùng là Tổng
thống nước Cộng Hòa (nếu là nước Cộng hòa), hoặc Thống đốc (nếu là khu vực, khu tự
trị, tỉnh). Trung tâm chính trị, văn hóa của vùng Viễn Đông là thành phố Khabarovsk với
số dân là 579.000 người và diện tích của thành phố là 37.200 ha
2.
Trong đó, 9 chủ thể:
- Cộng hòa Sakha (Iacutia) – thủ đô là Iakusco
- Vùng Primorie – thủ phủ Vladivostok
- Vùng Khabarovsk – thủ phủ Khabarov
- Vùng Kamchatca – trung tâm Petropavloxco
- Tỉnh Sakhalin – thủ phủ Nam Xakhalinxco
- Tỉnh Magadan – thủ phủ Magadan
- Tỉnh tự trị do thái – thủ phủ Birobigian
- Khu tự trị Chucotca – thủ phủ Anaduro
- Thành phố Khabrovxco được coi là thủ đô của đại khu Viễn Đông, vì ở đó có cơ quan
đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga.
Biểu đồ 1.4: Bản đồ chính trị vùng Viễn Đông Liên bang Nga

Nguồn: Federal State Statistics Service of Russia (

1.1.2. Nguồn tài nguyên
Viễn Đông là khu vực giàu có và phong phú của Liên bang Nga về tài nguyên thiên
nhiên và được phân bố rộng khắp trên đất liền (trên mặt đất cũng như dưới lòng đất) và
dưới đáy đại dương. Tài nguyên chiến lược của Vùng chủ yếu tập trung vào ba nhóm:
khoáng sản, rừng và thủy, hải sản.


Page 14


a. Khoáng sản:
Theo số liệu thăm dò địa chất, trữ lượng dầu lửa ước tính khoảng 18 tỷ tấn và 25 tỷ m3
khí đốt, than nâu chiếm 61% trữ lượng toàn Liên Bang, than đá 38,9% và than cốc 20%.
Than chủ yếu tập trung tại đảo Sakhalin, các bể than nâu ở Raichikhin, ở các vùng
Bureuxco, Svobotnensco, các bể than Lexco và Nam Iacutia
[1]
.
Viễn Đông còn có khoảng 12 tỷ tấn sắt, hơn 15 triệu tấn mangan, hơn 2 triệu tấn thiếc,
0,4 triệu tấn volfram ở Magadan và Primorie, 1,8 triệu tấn chì, 2,5 triệu tấn kẽm, 2 nghìn
tấn vàng, 10,2 triệu tấn titan
1
.…
Viễn Đông đặc biệt có nhiều dầu khí thiên nhiên, than. Tại cộng hòa Sakha đã phát hiện
một khu vực dầu khí lớn là vùng Leno-Vinloi, đã phát hiện và đang khai thác các mỏ
dầu khí không nhỏ, tiềm năng dầu khí còn tìm thấy ở các tỉnh Kamchatca, Magaadan và
khu Chucotca. Theo đánh giá sơ bộ, có khoảng 9,6 tỷ tấn dầu và 14 nghìn tỷ m3 khí.
Hiện nay mới chỉ khai tahsc dầu khí ở Bắc đảo Sakhalin, chất lượng dầu rất tốt với độ
nhớt cao và hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Viễn Đông còn là khu vực có nhiều thiếc, thiếc có ở Iacutia, vùng Primorie, Magadan.
Kim loại tổng hợp cũng có ở vùng Primorie, thủy ngân ở Chucotca, tây bắc Iacutia và

tỉnh Kamchatca. Kim cương chiếm 81% về trữ lượng và 100% sản xuất của Liên bang
Nga, tập trung nhiều ở Iacutia. Ở đó đã thành lập 3 liên hiệp khai thác và chế tác kim
cương. Cũng tại Cộng hòa Iacutia đang tiến hành khai thác đá islan và thạch anh. Ngoài
ra vùng Viễn Đông cũng có rất nhiều loạn đá vân màu, đó là ở các mỏ ở Tiptom và
Emengiaxk. Vàng tập trung ở Viễn Đông vào chiếm khoảng 55,6% về trữ lượng và
51,3% sản xuất của toàn Liên bang Nga. Toàn vùng có đến 4000 điểm có vàng, trong đó
có 130 mỏ lớn tập trung tại vùng Magadan, Amur, Iacutia, Chukotca và Khabarov. Bạc
chiếm 85% trữ lượng toàn Liên bang, Volfram chiếm 23%, chì 20%, ngoài ra còn có các
loại khoáng san khác cũng có trữ lượng đáng kể như kẽm, platin, apatit, mangan, muối
kali…
1
b. Tài nguyên Rừng
Một tài nguyên thiên nhiên to lớn của Viễn Đông là rừng, rừng chiếm khoảng 40% lãnh
thổ toàn vùng và khoảng 35% diện tích rừng cả nước Nga, tiềm năng rừng của Viễn
Đông không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng. Loại cây thân gỗ chiếm 60% diện
tích rừng của Viễn Đông, loại rừng này chủ yếu tập trung trên lãnh thổ Cộng hòa Iacutia,
tỉnh Amur, Magadan và Khabaorovsk. Gỗ chiếm 33% trữ lượng toàn Liên bang, các loại
cây chủ yếu là Tùng, bách, sồi, phong, bạch dương, tuyết tùng, linh sam. Quỹ đất rừng
chiếm 558,5 triệu hecta, trong đó rừng bao phủ chiếm 326,4 triệu hecta. Điều đặc biệt là
rừng cây đến tuổi thu hoạch và trồng lại chiếm gần 50% diện tích rừng
1
.


Page 15


Trữ lượng gỗ toàn vùng Viễn Đông khoảng 24 tỷ m3, trong đó gỗ cây lá nhọn chiếm
17,1 tỷ m3, gỗ cây lá rộng chiếm 2,3 tỷ m3.
Đi liền với rừng là tiềm năng cây thuốc, một loại sản phẩm độc nhất vô nhị ở Viễn

Đông, có khoảng 1.000 loại cây thuốc. Ở đây có các loại cây thuốc quý hiếm của đất
nước như sâm, ngoài ra còn có hàng chục loại cây thực phẩm như nấm.
c. Nguồn thủy hải sản
Các nhà khoa học biển của Nga đã đánh giá trữ lượng cá tại Viễn Đông theo khu vực địa
lý như sau:
- Vùng kinh tế biển Thái Bình Dương có khoảng 26 triệu tấn, trong đó cá tuyết 16 triệu
tấn, cá trích 3 triệu tấn, các loài khác 63 triệu tấn.
- Vùng biển Okhotsk có trữ lượng khoảng 4,275 triệu tấn, trong đó cá mintai 2 triệu
tấn, cá hồi Thái Bình Dương 125 ngàn tấn, cá trích 150 ngàn tấn, cua 58 ngàn tấn, các
loại khác 1.942 ngàn tấn;
- Vùng biển Nhật bản có trữ lượng 3.946 ngàn tấn, trong đó cá thờn bơn 126 ngàn tấn,
cá mực 800 ngàn tấn.
- Vùng cá nước ngọt có 25 loài có giá trị kinh tế cao tập trung ở sông Amur.
Sự giàu có và phong phú của nguồn lực thủy, hải sản của Viễn Đông tạo điều kiện cho
ngành ngư nghiệp ở đây phát triển mạnh nhất Liên bang Nga, đáp ứng nhu cầu về cá và
sản phẩm cá cho khu vực, cho liên bang và xuất khẩu. Tính chung toàn liên bang về
thủy, hải sản, thì Viễn Đông chiếm tới 67% lượng đánh bắt và 72% lượng sản phẩm.
Biển bạc Viễn Đông còn cung cấp số lượng không nhỏ sản lượng tôm cá, nhất là cá hồi,
hải sâm, cá mintai cho cả nước và xuất khẩu. Viễn Đông còn nổi tiếng với hổ Amur, là
biểu tượng của không ít địa phương Viễn Đông, hiện ở vùng Primorie còn có khoảng
450 con hổ
3
d. Tiềm năng nước
Đó là biển, đại dương, hồ, sông suối. Biển Viễn Đông thuộc Bắc Băng Dương và Thái
Bình Dương. Viễn Đông có nhiều sông, suối, hồ, hệ thống sống rộng lớn nhất là Lena và
Amur với nhiều nhánh. Đây là các con đường giao thông thuận lợi mặc dù thời gian sử
dụng được trong năm không dài. Đồng thời, hệ thống sống cũng là tiềm năng lớn cho
thủy điện, đã xây dựng các nhà máy thủy điện như Vinloi, Demck, Bureusk
Viễn Đông có nhiều biển như Đông Siberia, Berinh, Chucot, Biển Nhật Bản Tổng diện
tích mặt nước là hơn 3,5 triệu km

2
với nhiều tài nguyên sinh vật và khoáng sản biển
khác nhau
1
.

3
Ngày lễ hổ đã đến với chúng ta, báo Vladivostok, ngày 23/11/2010


Page 16


e. Tài nguyên sinh vật biển
Chủ yếu tập trung ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Tổng khối
wlowngj hải sản đạt khoảng 26 triệu tấn, trong đó là 16 triệu tấn cá tuyết (mintai, khec,
moruy), 3 triệu tấn cá trích, từ 0,3 đến 0,7 tấn cá thờn bơn, cá rô, cá xacdin, cá hồi
Ngoài ra còn có khoảng 2,5 triệu tấn mực, cua, tôm, rong biển. Các tài nguyên đó phân
bố không đều, có tiềm năng lớn nhất là biển Okhotsk (46%), Nam Kurill (18%). Bên
cạnh đó còn khá nhiều loài thú biển như hải cẩu, cá ngựa, sư tử biển, đôi khi còn có cá
voi, cá nhà táng.
Đông vật trên cạn cũng khá phông phú trong các rừng Taiga, chiếm một lượng lớn ở
Viễn Đông, trong số đó có thể kể đến hàng chục loại thú quý như hổ, gấu nâu, gấu
himmalai, sói, các loại linh miêu, báo Có gần 40 loại thú lấy lông, lấy thịt quý hiếm
như nai, hoẵng, lợn rừng, hươu và gần 1.000 loài chim. Phong phú nhất là động vật ở
rừng taiga Usuri. Ở đó có tới 700 loài động vật, có cả loại sống ở phía Bắc và phía
Nam
1

1.2. Vị trí, vai trò của vùng Viễn đông đối với Liên bang Nga và Châu Á – Thái

Bình Dương
1.2.1. Vai trò địa chính trị
- Thứ nhất, tầm quan trọng ở địa chính trị:
Vùng Viễn Đông Nga được bao bọc bởi hai bờ biển Bắc Băng Dương, Thái Bình
Dương, về mặt lục địa, Vùng Viễn Đông Nga là cầu nối giữa Nga với Trung Quốc và
Bắc Triều Tiên.
Trung tâm kinh tế thế giới hiện nay tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, là vùng tiếp xúc gần nhất với Viễn Đông Nga. Nga có những quyền lợi cơ bản
tại Châu Á, trước hết là do vị thế địa chính trị của mình, nước Nga thuộc lục địa Á – Âu
và điều này đã được các vị tiền bối của nước Nga nhận rõ khi họ chuyển đến Phương
Đông và đem theo nền văn hóa, học vấn và công nghệ cao đóng góp vào thế giới này.
Về bề ngoài, lời tiên tri của nhà sáng lập nền khoa học cơ bản và nền giáo dục tổng hợp
Nga M.V.Lomonosov đã khẳng định rằng nước Nga sẽ ngày càng phát triển hùng mạnh
nhờ vùng Siberia, Viễn Đông và Bắc Băng Dương
4
Theo đó, tổng thống Nga Putin đã
nhấn mạnh rằng “Nước Nga luôn cảm nhận mình là một nước Á – Âu. Chúng tôi không
bao giờ quên rằng phần lớn lãnh thổ của mình là nằm ở Châu Á. Cần phải nói thật
rằng, chúng tôi chưa bao giờ sử dụng ưu thế này. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta –
những nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phải chuyển từ lời nói sang hành

4
M.V.Lomonosov, Những ghi chép về lịch sử Nga, 2003, trang 392


Page 17


động: hãy tăng cường hơn các mối quan hệ kinh tế, chính trị và các mối liên hệ khác.
Mọi khả năng cho việc này đều đã có tại nước Nga hiện nay”

5
- Thứ hai, tầm quan trọng ở tài nguyên thiên nhiên:
Vùng Viễn Đông là khu vực rộng lớn của nước Nga với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đa dạng và quan trọng cho nền kinh tế đất nước như: dầu mỏ, khí thiên
nhiên, than đá, vàng, kim cương, hầu hết các kim loại chính (bao gồm cả kim loại đất
hiếm), tài nguyên rừng, gỗ và thủy hải sản.
- Thứ ba, tầm quan trọng ở quan hệ đa phương:
Tầm quan trọng của Viễn Đông thực sự được khẳng định khi vị thế nằm ở phía Bắc Thái
Bình Dương, nơi mà lợi ích kinh tế và an ninh của nhiều cường quốc đang tập trung tại
đây – đó là Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa kỳ. Tầm quan
trọng của Viễn Đông ngày càng được nâng cao do sự thay đổi lực hấp dẫn nền kinh tế
toàn cầu đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự cạnh tranh của Mỹ và Trung
Quốc tập trung tại khu vực này ngày càng xác định biên giới của chính trị quốc tế ở phía
Tây Thái Bình Dương.
1.2.2. Vai trò kinh tế
- Đối với nước Nga, xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử, truyền thống và các mối quan hệ
kinh tế và văn hóa, Châu Á, khu Thái Bình Dương là lĩnh vực quyền lợi sống còn,
chiếm một vị trí quan trọng to lớn trong thượng tầng ưu tiên chính sách đối ngoại. Hai
phần ba lãnh thổ nước Nga nằm ở châu Á. Tại đây, có trên 30 triệu công dân Nga sinh
sống, tập trung từ 60-80% dự trữ nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng mang ý
nghĩa quốc tế như là tài nguyên rừng, nước ngọt, kim loại màu quý hiếm, dầu lửa, khí
gas, than đá, kim cương
1

- Hiện tại, Châu Á – Thái Bình dương đang trở thành một trung tâm phát triển kinh tế
và văn hóa thế giới. Tại đây, tập trung những nguồn tài chính lớn nhất thế giới và điều
này mở ra khả năng to lớn sử dụng chúng nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội
vùng Viễn Đông của Nga, cùng với các nước láng giềng Đông Á phát triển các bên
cùng có lợi.
- Khi xác định vị trí của Liên bang Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương có một điểm

đáng lưu ý là nền kinh tế Nga được hình thành trong lịch sử dựa trên hai cấp độ, trong
quá trình nước Nga quan hệ với các nước Đông Á (Châu Á – Thái Bình Dương) thì
các vùng Viễn Đông của Nga đóng vai trò hàng đầu, cho nên khi nước Nga xác định
đường lối đối ngoại với các quốc gia trong khu vực này thì điều đặc biệt quan trọng
chính là lợi ích chung của nước Nga và lợi ích của vùng Viễn Đông thuộc nước Nga.
Do vậy, về mặt kinh tế, Nga cần chú trọng việc đưa toàn bộ vùng Viễn Đông và

5
V. Putin, Những triển vọng Phương đông mới (Webiste chính thức của Tổng Thống Liên bang Nga, bài nói và bài phát biểu.
Nguồn điện tử: />


Page 18


Siberia tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế thế giới – đây được xem là
điều kiện cơ bản của sựu phát triển kinh tế xã hội bình thường của khu vực và của
quốc gia nói chung, của sự gia tăng tiềm năng kinh tế và củng cố vị thế của Nga trong
nền kinh tế thế giới. Vì thế, hướng Châu Á – Thái Bình Dương cần phải là hướng chủ
yếu trong chiến lược phối hợp của vùng Viễn Đông với tư cách là một bộ phận cấu
thành của nước Nga với nền kinh tế thế giới, đồng thời thể hiện mối quan hệ qua lại
chặt chẽ giữa lợi ích quốc gia chung và lợi ích khu vực của Liên bang Nga.
- Đối với sự phát triển của vùng Viễn Đông và Siberia của Nga thì có triển vọng hơn cả
là những lĩnh vực như: năng lượng, giao thông vận tải, sử dụng sức lao động trên cơ
sở hợp đồng – thỏa thuận cho việc khai thác vùng Viễn Đông và Siberia, đặc biệt là
cho việc xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ở và các công
trình xã hội. Những công trình này được chia làm bốn nhóm và đóng vai trò quyết
định triển vọng sau này trong phát triển nền kinh tế Nga cũng như khả năng của Nga
hội nhập vào nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Bốn nhóm này bao gồm:
o Vận chuyển dầu lửa từ Nga sang Trung Quốc

o Khai thác mỏ khí gas Kovyktin gần Irkusk và vận chuyển gas sang Trung Quốc,
Mông Cổ và Hàn Quốc, thực hiện dự án Sakhalin 1, Sakhalin 2 và vận chuyển gas
sang Hàn Quốc và Nhật Bản.
o Vận chuyển điện năng từ tỉnh Irkusk sang Trung Quốc và từ tỉnh Sakhalin sang
Nhật bản
o Tái thiết và xây dựng lại cầu cảng container xuyên Siberia “Châu Âu – Châu Á –
Thái Bình Dương” dựa trên cơ sở tái thiết tuyến đường sắt xuyên Siberia và tuyến
đường sắt Baikal – Amur, các hải cảng – cảng Nakhodka phía Đông thuộc Hội đồng
tương trợ kinh tế, Vladivostok và Zarubino và các tuyến đường ô tô
16
















Page 19


1.2.3. Vai trò chiến lược quân sự

- Viễn Đông đóng một vai trò quan trọng trong vị trí địa chiến lược của Nga, với vị
trí nằm giữa lục địa Á – Âu và địa hình tương đối rộng lớn. Viễn Đông là địa điểm thích
hợp để tập trung phát triển lực lượng quân sự của Nga.

Nguồn: Defense Policies of Countries – Chapter 1 – Section 4, Russia

Nguồn: Defense Policies of Countries – Chapter 1 – Section 4, Russia
- Về các loại hình quân sự của Nga được tập trung tại Viễn Đông cho thấy tầm quan
trọng của khu vực này:


Page 20


(1) Lực lượng hạt nhân: Đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược ở khu vực Viễn
Đông, ICBM, như SS-25, và khoảng 30 chiếc Tu-95MS máy bay ném bom chủ yếu
được triển khai dọc theo tuyến đường sắt Siberia – Thái Bình Dương. Đối với khả năng
hạt nhân phi chiến lược, một loạt các vũ khí được triển khai tại khu vực Viễn Đông, bao
gồm Tu-22M Backfire máy bay ném bom tầm trung và (dưới) mùa vụ và du lịch máy
đưa ra tên lửa. Tổng cộng có khoảng 20 chiếc Tu-22Ms được triển khai tại khu vực trên
từ Sakhalin ở Viễn Đông.
(2) Lực lượng quân đội: Lực lượng quân đội ở khu vực Viễn Đông đã tiếp tục giảm. Là
một phần của cải cách quân sự của mình, Nga tiến hành tổ chức lại từ một lệnh phân
chia dựa trên cấu trúc cho một lữ đoàn có trụ sở, đồng thời tổ chức lại tất cả các lực
lượng chiến đấu cho các đơn vị sẵn sàng vĩnh viễn. Lực lượng quân đội ở Viễn Đông
hiện nay bao gồm mười hai bộ và lữ đoàn với khoảng 80.000 nhân viên trong tổng số và
có một bộ binh hải quân lữ đoàn có khả năng đổ bộ.
(3) Lực lượng Hải quân: Hạm đội Thái Bình Dương được đóng và triển khai từ chính
căn cứ ở Vladivostok và Petropavlovsk. Các dụng bao gồm đội tàu khoảng 240 tàu với
tổng dịch chuyển trong khu vực khoảng 550.000 tấn, trong đó có khoảng 20 chính tàu

nổi và khoảng 20 tàu ngầm (khoảng 15 trong số đó là tàu ngầm trang bị hạt nhân) với
tổng dung tích khoảng 280.000 tấn. Các lực lượng đã được thu nhỏ lại.
(4) Không quân: Xét về lực lượng không quân trong khu vực Viễn Đông, ở phía Đông
Quân sự huyện Nga triển khai khoảng 390 chiến đấu máy bay không quân và hải quân
của mình kết hợp. Con số này tiếp tục giảm, nhưng các mô hình hiện đang được sửa đổi
và mô hình mới đang được giới thiệu để cải thiện khả năng của mình
6

1.2.4. Một số vùng quan trọng của Viễn Đông
- Amur
Amur được coi là một nền kinh tế đa ngành, bao gồm kinh tế nông nghiệp, kinh tế rừng
(chiếm khoảng 8,4%), khai khoáng (5,2%), chế biến (3,9%), sản xuất và phân phối điện
– gaz, nước (9,0%), xây dựng (8,7%), bán buôn, bán lẻ (17,2%), giao thông vận tải và
viễn thông (27,5%) và các ngành khác còn lại như chăm sóc bảo vệ sức khỏe và các dịch
vụ xã hội, giáo dục (20,1%)
1
Về công nghiệp: Hiện nay Amur có các ngành thăm dò, khai thác khoáng sản (chiếm
23,3%), công nghiệp chế biến (26,2%), sản xuất và phân phối điện – gaz, hơi nóng và
nước nóng lạnh (48,6%). Ngoài ra, Amur đang được chuyên môn hóa lĩnh vực sản xuát
năng lượng điện, khai thác than đá, vàng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, không chỉ đảm bảo

6
Defense Policies of Countries – Chapter 1 – Section 4, Russia, cập nhật 16h ngày 25 tháng 8, 2014


Page 21


nguồn cung cấp cho trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu sang các nước như Nhật
bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, tại Amur còn sản xuất các sản

phẩm công nghiệp nặng như máy móc cho ngành xây dựng và gia công kim loại. Nhiều
công ty khổng lồ trong ngành khai khoáng không chỉ có tên tuổi ở vùng này mà còn nổi
tiếng ở Liên bang Nga như: Than Amur, Phương Đông 1, Pakrosky Rudnhich,
Naghima đã đưa nền kinh tế của vùng Amur tăng trưởng nhanh từ năm 2003 cho đến
hiện nay.
Về nông nghiệp và kinh tế rừng: ngành nông nghiệp ở Amur là lĩnh vực chiếm tỷ
trọng rất lớn đối với toàn vùng Viễn Đông. Ở đây tập trung tới 38% đất canh tác nông
nghiệp. Phần lớn đất canh tác này tập trung ở vùng Trung Tâm và phía Nam của Amur,
nơi đó điều kiện khí hậu cho phép mở rộng khả năng khác nhau trong việc gieo trồng
các cây nông nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu bò, ngựa, lợn gà hoặc các
loại gia cầm khác.
Vùng Amur còn là nơi sản xuất đậu tương nổi tiếng của Nga, chiếm tới 40% sản lượng
của cả nước và 69% của toàn vùng Viễn Đông. Ngoài ra, Amur còn chủ trương mở rộng
trên 500.000 hecta (diện tích dự trữ giwo trồng các cây nông nghiệp) hiện chưa được sử
dụng hiệu quả do kỹ thuật canh tác thấp.
Nước Nga chiếm tới 1/5 diện tích rừng toàn thế giới và gần ½ gỗ mềm (thông và các loài
cây lá kim khác) của thế giới. Amur được coi là khu vực rừng và động vật hoãng dã
phong phú và độc đáo không chỉ của Nga mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với Chương
trình Môi trường của Thế giới (UNEP), nơi đây có rất nhiều loại gỗ quý nhưng thông
dụng hơn cả vẫn là thông vàng, thông đỏ, sồi, dẻ Trong khi nhiều nơi đã cạn kiệt tài
nguyên rừng, chỉ trồng thêm rừng và hầu như cấm khai thác thì ở đây vẫn khai thác đều
đặn, thậm chí xu hướng năm sau khai thác tăng hơn năm trước thì mới thấy hết được tài
nguyên phong phú của Viễn Đông và sự khai thác hợp lý ở đây. Chính nhờ sự giàu có về
tài nguyên rừng và khai thác hợp lý nên đã cho phép ngành công nghiệp khai thác và chế
biến sản phẩm của rừng không những ổn định, phát triển, cung cấp gỗ và các sản phẩm
của rừng cho nền kinh tế quốc dân và dư thừa để xuất khẩu sang các nước như Nhật
Bản, Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Âu khác.
Về giao thông đường sắt: tuyến đường sắt xuyên thế kỷ và tuyến đường sắt huyết mạch
BAM (Baican-Amur) xuyên qua lãnh thổ Amur để chạy tới Khabarovsk đến cảng
PriAmur- Nakhotca, chạy dài đến phía Đông đến Vladivostok. Tổng độ dài của tuyến

BAM chạy qua lãnh thổ Amur là 3331km. Trong đó có tới 2934km sử dụng chung và
1110km được điện khí hóa. Ngoài ra, vận tải đường không, đường biển và thông tin liên
lạc cũng tương đối phát triển
1
.



Page 22


- Vladivostok
Hoạt động thương mại ở vùng Primorie được tập trung ở khu trung tâm Vladivostok,
trung tâm lớn nhất của Viễn Đông và là một trong những trung tâm thương mại, sản xuất
và tài chính hàng đầu. Đánh bắt và chế biến hải sản tạo 1/3 thu nhập ngân sách của vùng
và là nghề chính của phần lớn dân trong vùng. Đây cũng là ga miền Đông cuối cùng của
tuyến đường sắt vận tải Siberi, là thành phố cảng quan trọng, căn cứ chính của Hạm đội
hải quân Thái bình dương Nga. Ngoài những cảng của Vladivostok còn có nhiều cảng
thương mại lớn nhỏ như cảng ở vùng láng giềng Nakhodka và Vostochny làm cho
Primorie trở thành trung tâm vận tải đường biển hàng đầu của Viễn Đông. Sau khi
Vladivostok mở cửa cho người nước ngoài, người ta cho rằng vùng này có thể phát triển
theo mô hình đặc khu kinh tế như ở Hồng Kong.
- Vùng Sakhalin và quần đảo Kurill
7,8

Nói đến tiềm năng kinh tế của Viễn Đông không thể không nói đến vùng biển Sakhalin
giàu dầu mỏ, thuộc cao nguyên Siberia đã chính thức chuyển mình và xuất hiện trên bản
đồ khai thác năng lượng thế giới sau gần nhiều thập kỷ nằm ngủ yên.
Nằm ở vùng biển Okhotsk, Sakhalin được xác định là một trong những trung tâm quan
trọng nhất của Viễn Đông về hoạt động thương mại và đầu tư. Tiềm năng dầu thô được

dẫn chứng qua phát biểu của Galina N.Pavlova, quan chức năng lượng cao cấp sở tại
rằng các tập đoàn khai thác dầu mỏ đánh giá Sakhalin là Ku-Wait thứ 2, từ khi được
phát hiện đến nay, trữ lượng dầu thô các mỏ của Sakhalin đã lên đến hơn 14 tỷ thùng
cùng 96.000 tỷ m3 khí thiên nhiên và đây là con số tương đương 4 năm nhập khẩu nhiên
liệu của Mỹ. Theo đó, những dự án khai thác tại Sakhalin sẽ góp phần tăng sản lượng
dầu thô của Nga, giúp làm dịu cơn khớt dầu thô của thị trường thế giới trong các thập kỷ
tới.
Với vai trò quan trọng trong bản đồ năng lượng thế giới, Sakhalin đang thu hút sự quan
tâm của nhiều quốc gia đang khát dầu mỏ cũng như các tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế
giới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. Hiện nay đã có không ít bộ trưởng năng lượng các
nước đến Sakhalin thương lượng về quyền khai thác vàng đen và khí đốt tại đây, nhiều
tập đoàn dầu mỏ đã thiết lập các dự án đầu tư tại đây. Tập đoàn BP đã đầu tư khoảng
800 triệu USD vào mỏ khí đốt khổng lồ Kovykta, mà theo các chuyên gia năng lượng,
có thể cung cấp khí đốt cho cả Châu Á trong khoảng 5 năm. Cùng với tập đoàn dầu mỏ
nhà nước Rosneft của Nga, công ty này cũng có cổ phần trong các dự án năng lượng
Sakhalin-4 và Sakhalin-5 khai thác các lô dầu, khí ở phía Đông Nga. Tập đoàn khai thác

7

cập nhật ngày 10h20PM 21.09.2014
8
cập nhật ngày 10h20PM 21.09.2014



Page 23


dầu mỏ Exxon Mobil của Mỹ đã chính thức khai thác bằng việc hút từ thềm lục địa biển
Okhotsk khoảng 250.000 thùng dầu thô/ngày trong thời buổi dầu thô không còn phong

phú như trước nữa. Ngoài ra, tập đoàn này cùng với các tập đoàn khác như Shell, BP và
Texasco đang chuẩn bị đầu tư khoảng 30-45 tỷ USD vào việc mở rộng thăm dò, khai
thác dầu và khí đốt ngoài khơi.
Do sự gần gũi về địa lý, các đối tác nhập khẩu dầu mỏ quan trọng nhất của Sakhalin là
các quốc gia khu vực Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay, các
tập đoàn khai thác dầu và khí đốt thế giới đã bắt đầu chuẩn bị cơ sở hạ tầng để vận
chuyển khí đốt từ Sakhalin.
- Khabarovsk
Khabarovsk là thủ phủ đồngthời là vùng công nghiệp hàng đầu ở Viễn Đông, không như
các vùng khác ở Viễn Đông thường dựa vào công nghiệp nặng và khai thác dầu,
Khabarovsk có những cơ sở sản xuất và chế biến mạnh. Các cơ sở sản xuất chế biến này
là đầu mối của những vùng lân cận của vùng với Sakhalin, đặc biệt là cảng Vanino, và
đã góp phần vào sự phát triển công nghiệp dầu khí của Sakhalin. Những ngành công
nghiệp mũi nhọn của vùng gồm chế tạo máy, lọc dầu và luyện kim, sản lượng gỗ xây
dựng của Khabarovsk chỉ chiếm 1/3 sản lượng của toàn bộ vùng Viễn Đông Nga. Chính
việc tăng cường sản xuất, giảm chi phí vận tải, nguồn gỗ xây dựng bao la của vùng và
địa thế vị trí địa lý gần các thị trường châu Âu và Thái Bình Dương làm cho Khabarovsk
trở thành vùng có đầy triển vọng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc đốn gỗ trái
phép đã gây thiệt hại lớn về nguyên liệu, khoảng 25% gỗ xây dựng đã bị khai thác. Để
tránh thiệt hại này, Nga đang cố gắng thu hút những công nghệ chế biến tiên tiến hơn mà
đầu tư nước ngoài có thể hỗ trợ thực hiện.
1.3. Chính sách của Nga trước năm 2000
Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX là thập niên chưa đầy những biến động nhanh
chóng, dữ dội và phức tạp của lịch sử Nước Nga. Trước hết, cuối năm 1991, là sự tan rã
của Liên bang Xô viết trong tư cách là một siêu cường, một thực thể địa – chính trị
thống nhất, để từ đó, một “nước Nga mới” xuất hiện trên bản đồ chính trị Thế giới. Tiếp
đó là các sự biến bi thương, từ việc Tổng thống Nga cho xe tăng nã pháo vào tòa nhà
Quốc hội Nga (10-1993), đến hai cuộc chiến tranh ở Chechnia (1994-1996 và từ 1999
đến nay)
9

. Rồi việc Tổng Thống Nga, trong chưa đầy một thập niên mà có đến sáu lần
thay đổi Thủ tướng (đặc biệt trong khoảng thời gian 1998-1999 có bốn lần thay đổi).
Vấn đề nổi cộm là nền kinh tế Nga trong suốt 2/3 thập niên luôn “đi dưới đường ngầm”.

9
Nước Nga trên trường Quốc tế, hôm qua, hôm nay và ngày mai (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia, 2006, trang 115-
143, 276, 294-309



Page 24


Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế “Sau chiến tranh lạnh” với quy chế đặc biệt:
“quốc gia kế tục Liên Xô”
9
. Quy chế này thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu gồm:
- Nga được Liên Hợp Quốc đồng ý chuyển giao chiếc ghế Ủy viên thường trực HỘi
đồng Bảo An vốn do Liên xô nắm giữ trước đây.
- Các đại sứ của Liên Xô cũ ở tất cả các nước được thừa nhận là đại sứ Liên bang Nga
mà không cần trình lại ủy nhiệm thư.
- Trong bốn nước thuộc Liên Xô cũ có vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước mình (Nga,
Ucraina, Belarut, Kazaktan), chỉ Liên bang Nga được thừa nhận là cường quốc hạt
nhân với việc “nút bấm hạt nhân” được trao cho Tổng Thống Nga. Trên thực tế, được
kế thừa phần lớn di sản quân sự, tiềm lực kinh tế, khoa học – kỹ thuật và tiềm lực trí
của Liên Xô trước đây, cộng với những lợi thế khách quan khác, Liên bang Nga có tất
cả những nhân tố cấu thành sức mạnh, vị thế của một cường quốc thế giới.
- Tuy nhiên, tương quan lực lượng trên trường quốc tế sau chiến tranh lạnh đã thay đổi
rất bất lợi cho Liên bang Nga. Cùng với hiện trạng nước Nga như đã nêu trên, bối
cảnh quốc tế mới tạo cho Nga ít cơ hội hơn so với những khó khăn, thách thức. Trên

trường Quốc tế, nước Nga mới đang đứng trước những nguy cơ chủ yếu:
- Về kinh tế, Liên bang Nga thực sự có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước
phát triển ở Châu Âu và trên thế giới. Theo những chỉ số khách quan của tiềm lực
kinh tế (GPD, tăng trưởng GDP/năm, GDP/người). Liên bang Nga đang bị đẩy vào số
các quốc gia hạng hai và rơi vào vị trí rất bất lợi trong phân công lao động quốc tế.
- Trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nước Nga đang đối
mặt với những nguy cơ lớn cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Nguy cơ bên ngoài đến từ
ba hướng: hướng Tây (NATO có xu hướng áp sát biên giới Nga), Hướng Đông (Nhật
Bản với quần đảo Curin và sự mở rộng của Liên minh quân sự Nhật – Mỹ) và hướng
Nam (khu vực Kavkaz và Trung Á bất ổn). Nguy cơ bên trong là chủ nghĩa ly khai,
chủ nghĩa khủng bố và nổi cộm là vấn đề Chechnia.
- Nguy cơ thứ ba là nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế. Trong bối cảnh bị bao vây từ
các hướng, nước Nga hầu như đứng tách biệt khỏi xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa,
toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thì chỉ là
một liên minh lỏng lẻo, “hữu danh vô thực”.
Trong thời gian này, chính quyền của Tổng thống B.Elsin đứng trước những vấn đề nan
giải trong hoạch định và thực thi chính sách đối nội, đối ngoại. Để đưa nước Nga sớm ra
khỏi khủng hoảng và tiếp tục duy trì vai trò cường quốc trên trường quốc tế, ban lãnh
đạo Nga đã phác họa đường hướng phát triển của nước Nga với các mục tiêu chiến lược
tổng quát như sau: 1. Ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở tư nhân hóa;
2. Ổn định tình hình chính trị- xã hội trong nước, xây dựng một thể chế chính trị theo
hướng đa nguyên, đa đảng và dân chủ hóa mô thức Phương Tây; 3. Giữ vững tiềm lực


Page 25


quân sự vốn có, trên cơ sở đó củng cố vị trí, vai trò cường quốc của nước Nga trên
trường Quốc tế
9

.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy rõ đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga
những năm 1991-1993 là đặt trọng tâm trước hết là Mỹ và các nước tư bản phát triển
Tây Âu. Do vậy, chính sách đối ngoại Nga những năm này được khái quát bằng thuật
ngữ “chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương”. Ban lãnh đạo Nga khẳng định,
tuy tiếp nhận quy chế “Quốc gia kế tục Liên Xô” trên trường quốc tế, song Liên bang
Nga không phải là Liên Xô; Liên bang Nga không có lợi ích đối ngoại với các nước
phương Tây, mà có những quan niệm giá trị chung, có “mẫu số phương diện lịch sử, văn
hóa, địa-chính trị, địa-kinh tế, nước Nga là một bộ phận không thể tách rời sự phát triển
của Châu Âu”.
Xuất phát từ những quan niệm như trên, cộng với những tính toán thực tế, vừa thực dụng
khác, trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, ban lãnh đạo Nga đã khai thác nhiều
khả năng, thực hiện nhiều biện pháp, kể cả các nhượng bộ, thỏa hiệp vô điều kiện nhằm
đạt mục tiêu sớm đưa nước Nga hòa nhập thế giới phương Tây – “đại gia đình các quốc
gia Văn minh Bắc Bán cầu”. Điều này thể hiện không những trong hàng loạt các tuyên
bố, tuyên ngôn, bài phát biểu, mà cả trong các động thái đối ngoại thực tiễn của ban lãnh
đạo Nga, từ các vấn đề quốc tế đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia
quan trọng sống còn của nước Nga. Điều đáng nói là ban lãnh đạo Nga lúc đó thực hiện
các hành động đối ngoại có tính chất thỏa hiệp, nhượng bộ các nước phương Tây và Mỹ
mà không đòi hỏi một sự cam kết đáp lại nào từ phía họ.
Sau mấy năm thực hiện chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” những kết
quả mà nước Nga đạt được quá ít ỏi. Thành công đáng kể nhất là Nga được kết nạp vào
IMF, WB, IBRD, thiết lập được quan hệ với OECD, với G7, nhờ đó nhận được một
khoản tín dụng và viện trợ tài chính nhất định.
Từ năm 1994, nước Nga bắt đầu có những điều chỉnh quan trọng, căn bản, có tính chất
bước ngoặt trong chính sách đối ngoại. Nội dung bao trùm của quá trình điều chỉnh đó là
lấy “định hướng Âu – Á” thay cho “định hướng Đại Tây Dương”.
Chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á” vừa xuất phát từ bài học “Sai lầm chết
người” trong hoạt động đối ngoại những năm 1991-1993, vừa từ chỗ ban lãnh đạo Nga
nhận thức sâu sắc hơn vị thế địa-chính trị đặc thù của Nga. Đó là vị thế của một cường

quốc Âu – Á với bản sắc lưỡng thể Âu – Á nằm án ngữ giữa các cường quốc Đại Tây
Dương cũ và các cường quốc Châu Á – Thái Bình Dương mới. Ban lãnh đạo Nga xác
định phải xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập, năng động hơn, đảm bảo tốt hơn
lợi ích quốc gia của Nga, trên cơ sở cân bằng các mối quan hệ với cả phương Tây,
Phương Đông lẫn phương Nam
9
.

×