Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 ( ĐỀ CƯƠNG, HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI, NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI CÓ ĐÁP ÁN, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.97 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: Khái quát về Luật Hôn nhân và Gia đình
- Khái niệm và đặc điểm của Hôn nhân-Gia đình.
+ Cần nắm vững các khái niệm sau: Hôn nhân, Gia đình.
+ Nêu và phân tích được: các đặc điểm của Hôn nhân; các chức năng của Gia đình.
+ Sinh viên đọc giáo trình
1
từ trang 26 - 37; Điều 3 khoản 1&2 Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014
2
.
- Khái niệm Luật Hôn nhân-Gia đình.
+ Nắm vững khái niệm: Luật Hôn nhân và Gia đình; xác định đúng Đối tượng điều chỉnh
của Luật Hôn nhân và Gia đình gồm hai quan hệ cơ bản là Quan hệ nhân thân và Quan hệ
về Tài sản; xác định Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình là tự nguyện,
bình đẳng trên cơ sở đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 38 – 44.
- Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân-Gia đình.
+ Nhiệm vụ của Luật Hôn nhân và Gia đình (Đọc giáo trình trang 44 - 45).
+ Nêu và phân tích được các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình (Sinh
viên đọc giáo trình từ trang 46 - 61; Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
(1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng.
(2) Hôn nhân giữa các dân tộc, tôn giáo, người nước ngoài được pháp luật VN tôn
trọng và bảo vệ.
(3) Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ,…
1 Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình của Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh 2012
2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
(4) Nhà nước, xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,



(5) Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc về HNGĐ.
- Sự phát triển của Luật Hôn nhân-Gia đình.
+ Cần nắm được các giai đoạn phát triển của Pháp Luật Hôn nhân và Gia đình từ
CMT8/1945 đến nay.
Từ tháng 8/1945 đến 24/3/1977 ở miền Bắc Việt Nam.
Từ tháng 8/1945 đến 24/3/1977 ở miền Nam Việt Nam.
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, 1986, 2000.
Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi 2014.
+ Sinh viên đọc giáo trình Chương III từ trang 109-131.
- Nguồn của Luật Hôn nhân -Gia đình.
+ Khái niệm nguồn của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Nêu các loại nguồn chính
của Luật Hôn nhân và Gia đình. Sinh viên đọc giáo trình từ trang 131-141
Chương 2: Quan hệ pháp luật Hôn nhân-Gia đình
- Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật Hôn nhân -Gia đình.
+ Nắm vững khái niệm: quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình.
+ Nêu và phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
chủ thể; khách thể; nội dung; không gian; thời gian; sự kiện pháp lý làm phát sinh,
thay đổi, phục hồi, chấm dứt; về thời hiệu thực hiện quyền…
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 63-70.
- Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Hôn nhân -Gia đình.
+ Chủ thể: cần nêu được khái niệm về chủ thể quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia
đình; các điều kiện để chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình gồm: năng
lực pháp luật và năng lực hành vi. Phần này sinh viên đọc giáo trình từ trang 71-78.
2
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
• Chỉ có cá nhân (khác với yêu cầu chủ thể trong Luật Dân sự), yêu cầu năng lực
hành vi (Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên)
+ Khách thể: nêu khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình;

các nội dung của khách thể gồm: lợi ích nhân thân, lợi ích tài sản, lợi ích từ hành vi. Phần này
sinh viên đọc giáo trình từ trang 78 -80.
• Trong HNGĐ thì khách thể là những lợi ích về nhân thân, tài sản, lợi ích khi
mong muốn chăm sóc người khác,… mà các chủ thể tham gia vào mong muốn đạt
được.
+ Nội dung: nêu khái niệm và phân tích các nội dung của quan hệ pháp luật Hôn nhân
và Gia đình. Sinh viên đọc giáo trình từ trang 80-84, Đọc các nội dung cụ thể trong Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014.
• Làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ các bên trong lĩnh vực HNGĐ, phát sinh tùy
loại quan hệ trong những lĩnh vực khác nhau.
- Thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ về Hôn nhân-Gia đình.
+ Nêu các nguyên tắc trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về Hôn nhân và Gia đình.
+ Trình bày các biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về Hôn nhân
và Gia đình: khuy ến khích, khen thưởng, chế tài.
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 84-98.
- Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật Hôn nhân và
Gia đình.
+ Nêu khái niệm về căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật
Hôn nhân và Gia đình. Trong phần này sinh viên chú ý là cần phải nêu thêm được hai ý là: sự
biến pháp lý và hành vi pháp lý. Lấy ví dụ để phân tích.
+ Phân loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, ch ấm dứt, phục hồi quan hệ pháp
luật Hôn nhân và Gia đình. Trong phần này sinh viên cần xem kỹ tiêu chí dựa vào hậu quả mà
sự kiện pháp lý tác động để chia thành bốn loại: phát sinh, thay đổi, phục hồi, chấm dứt.
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 99-105.
Chương 3: Kết hôn
3
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
- Kết hôn.
+ Cần nắm vững các khái niệm: Kết hôn; Điều kiện kết hôn và ý nghĩa của các điều

kiện này. Trình bày nội dung của các điều kiện kết hôn: về tuổi, về sự tự nguyện, về năng
lực hành vi và những trường hợp cấm kết hôn. Trong hai phần này sinh viên đọc giáo
trình từ trang 148-168. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Điều 3, 5, 8. Chú ý so sánh sự
thay đổi qui định về kết hôn và các điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và
2014.
+ Thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam : sinh viên cần nắm các qui định về
thẩm quyền, thủ tục, nghi thức kết hôn. Cụ thể đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
9, Nghị định 158/2005 Điều 18, Nghị định 06/2012 Điều 1.
- Kết hôn trái pháp luật.
+ Cần nắm được khái niệm kết hôn trái pháp luật.
+ Các hình thức xử lý việc kết hôn trái pháp luật: xử lý hành chính, hình sự, dân sự.
Trong đó cần chú ý hình thức xử lý về mặt dân sự - Hủy kết hôn trái pháp luật. Cụ thể sinh viên
phải nêu đư ợc các ý sau:
Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật.
Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Thẩm quyền và đường lối xử lý việc kết hôn trái pháp luật.
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: về nhân thân, về tài sản, về con
chung.
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 176-190. Đọc luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
8, 10, 11, 12, 16 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011 Điều 35, 36.
- Không công nhận quan hệ vợ chồng.
+ Cần nêu được khái niệm: Không công nhận quan hệ vợ chồng.
+ Căn cứ không công nhận quan hệ vợ chồng gồm: không đăng ký kết hôn, đăng ký
không đúng tại cơ quan có thẩm quyền.
4
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
+ Hậu quả pháp lý của việc không công nhận quan hệ vợ chồng: quan hệ về nhân thân,
quan hệ tài sản, quyền lợi con chung.
+ Lưu ý trong phần này sinh viên cần so sánh được trường hợp kết hôn trái pháp

luật và trường hợp không được công nhận quan hệ vợ chồng.
+ Đọc giáo trình từ trang 191-197. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 điều 14, 16
Nghị quyết 02/2000, Nghị định 77/2001.
Chương 4: Quan hệ giữa vợ-chồng
- Nêu được khái niệm quan hệ giữa vợ và chồng.
- Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ-chồng. Phần này cần trình bày ba nội
dung:
+ Nghĩa vụ và quyền mang tính chất tình cảm, riêng tư giữa vợ và chồng. Nội dung này
gồm hai ý: Vợ chồng phải chung thủy với nhau; V ợ chồng phải thương yêu quí trọng
chăm sóc giúp đỡ nhau. Nêu ý nghĩa của các nội dung.
+ Nghĩa vụ và quyền mang tính chất tự do, dân chủ. Nội dung này phải nắm được các
quyền và nghĩa vụ sau: Quyền lựa chọn nơi cư trú; quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham
gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của
nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Đại diện giữa vợ và chồng. Học viên cần nắm vững các kiến thức sau:
Căn cứ xác lập và hình thức đại diện: đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền.
Đại diện trong quan hệ kinh doanh.
Đại diện trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản chung chỉ
ghi tên vợ hoặc chồng.
Trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng.
+ Sinh viên đọc giáo trình từ trang 204-216. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Chương III.
5
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
- Nghĩa vụ và quyền tài sản giữa vợ-chồng. Trong phần này sinh viên cần nắm
vững các kiến thức sau:
+ Chế độ tài sản giữa vợ và chồng.
Nguyên tắc chung được áp dụng. Đọc điều 28, 29, 30, 31 Luật Hôn nhân và Gia đình
2014.

 Chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trình bày các nội dung cơ bản của thỏa thuận xác
lập tài sản; qui định sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận; chú ý các trường hợp thỏa thuận tài
sản vô hiệu; giải quyết tài sản thỏa thuận khi ly hôn. Lưu ý hình thức của thỏa thuận là phải lập
thành văn bản có công chứng.
• Hình thành trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
• Phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực;
• Phải được lập trước khi kết hôn;
• Phát sinh hiệu lực từ khi đăng kí kết hôn;
Các nội dung trong thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng cần chú ý:
• Xác định tài sản nào là tài sản chung và tài sản nào là tài sản riêng;
• Cách phân chia khi chế độ tài sản chấm dứt (khi quan hệ hôn nhân chấm dứt)
• Các thỏa thuận phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra ở Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 ( Được xây dựng thỏa thuận tự do, nhưng không được vô
tổ chức. Đảm bảo đời sống của vợ chồng);
• Vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi chế độ tài sản.
 Chế độ tài sản pháp định. Cần nghiên cứu kỹ các nội dung Luật qui định về tài sản
chung của vợ chồng; tài sản riêng của vợ chồng; và các chế độ pháp lý đối với tài sản riêng.
Cần đọc kỹ Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 33, 34, 35, 40, 42, 43, 44, 46 Nghị Định
70/2001.
 Tài sản chung: (Điều 33 Luật HN&GĐ 2014)
 Tài sản do vợ chồng tạo ra
 Xác lập tài sản thông qua giao dịch có đền bù ( mua bán TS, trao đổi TS)
 Thu nhập phát sinh trong thời kì hôn nhân
 Hoa lợi lợi tức phát sinh từ TS riêng trong thời kỳ hôn nhân
 TS được thừa kế chung hoặc tăng cho chung (thừa kế theo di chúc, hợp
đồng tặng cho bằng văn bản có ghi tên 2 vợ chồng, tặng cho miệng có
minh chứng xác đáng ….)
 Những TS mà vợ chông thỏa thuận là TS chung ( thỏa thuận rõ ràng,
đúng theo quy định pháp luật)
 Tài sản riêng ( Điều 43 Luật HN&GĐ 2014)

6
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
 TS mỗi người có trước khi kết hôn
 TS mỗi người được thừa kế, tặng cho riêng
 TS được chia trong thời kỳ hôn nhân ( theo thỏa thuận hoặc Tòa án)
Các nội dung này sinh viên cần đọc kỹ giáo trình từ trang 217-249. Đọc thêm Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014 Chương III, IV.
+ Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Cần nêu được khái niệm Cấp dưỡng; các điều
kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Sinh viên đọc giáo trình từ trang 249-252. Đọc Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 Điều 3, 115.
+ Quyền thừa kế tài sản của vợ, chồng. Cần trình bày được các điều kiện hưởng quyền
thừa kế gồm: vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết; khi có yêu cầu chia di sản. Sinh
viên đọc giáo trình từ trang 252 -254. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 66.
Chương 5: Quan hệ giữa cha mẹ-con
- Căn cứ làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con.
+ Quan hệ cha mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh đẻ. Phần này bao gồm các nội
dung cơ bản sau:
Xác định cha mẹ cho con trong giá thú. Nêu được khái niệm con trong giá thú; 
Nguyên tắc xác định con trong giá thú; Căn cứ xác định và hình thức xác định.
• Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng
• Con do người vợ bắt đầu có thia trong thời kỳ hôn nhân
• Con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ
chồng.
Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú. Nêu khái niệm con ngoài giá thú; Nguyên tắc
xác định; Căn cứ xác định; Hình thức xác định.
• Là con được sinh ra ở thời điểm cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nguyên
tắc là phải có sự thừa nhận của các bên liên quan.
Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hổ trợ sinh sản. Cần lưu ý
trong trường hợp này Việc sinh con bằng kỹ thuật hổ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ

cha mẹ và con giữa người cho tinh trùng, noãn, hoặc phôi của với người con được sinh ra.
Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
Cần nắm: thẩm quyền, thủ tục, chủ thể có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con .
Sinh viên đọc giáo trình từ trang 255-270. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình Mục 2
Chương V (Cụ thể Điều 3, 88, 93, 94, 101, 102).
+ Quan hệ cha mẹ và con phát sinh do sự kiện nuôi dưỡng (nhận nuôi con nuôi). Phần
này bao gồm các nội dung chính sau:
Khái niệm nuôi con nuôi.
Mục đích, và ý nghĩa c ủa việc nuôi con nuôi.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: gồm ba nguyên tắc.
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp. 
Phần này cần nêu hai ý: điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi;
• Trẻ em dưới 16 tuổi, hoặc từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi làm con nuôi của cha
dượng, mẹ kế, cô dì, chú bác, cậu ruột.
điều kiện đối với người trực tiếp nhận nuôi.
• Đầy đủ năng lực hành vi dân sự
• Hơn con nuôi 20 tuổi
• Phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở, đảm bảo việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi.
• Có tư cách đạo đức tốt
• Không rơi vào trường hợp cấm nhận con nuôi.
Thủ tục công nhận việc nhận nuôi con nuôi. Gồm hai nội dung là thẩm quyền và thủ
tục.
• Xác lập quan hệ bằng cách làm thủ tục hành chính tại UBND xã, phường nơi cha
mẹ nuôi cư trú.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi (hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi
con nuôi). Điều 78 Luật2014

• Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ruột được chuyển qua cho cha, mẹ nuôi. Quyền
của con không bị mất đối với cha mẹ ruột
Chấm dứt việc nuôi con nuôi. Phần này cần nêu được Căn cứ chấm dứt; Tổ chức cá
nhân nào có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt
nuôi con nuôi.
8
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
• Con nuôi đã thành niên thỏa thuận với cha, mẹ chấm dứt quan hệ
• Cha mẹ nuôi bị kết án một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe nhân phẩm
danh dự con nuôi hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con
• Con nuôi bị kết án một trong các tội xâm phạm sức khỏe, dnah dự, tính mạng,
ngược đãi cha mẹ nuôi
=> Việc chấm dứt phải được tiến hành tại Tòa án
- Nghĩa vụ và quyền giữa cha, mẹ và con.
+ Nắm được các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con: chủthể,
khách thể, nội dung.
+ Nêu và phân tích được các đặc điểm của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con gồm:
bốn đặc điểm.
+ Trong hai nội dung trên sinh viên đọc giáo trình từ trang 313 - 318.
+ Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa cha mẹ và con. Cần phải th ể hiện được cácvấn
đề sau:
Nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con.
Nghĩa vụ và quyền nhân thân của con đối với cha mẹ.
Đại diện cho con. 
Sinh viên đọc giáo trình từ trang 318-328. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
69, 70, 72, 73.
+ Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con. Phần này cần thể hiện được các vấn
đề sau:
Quyền có tài sản riêng của con và trách nhiệm về tài sản của con.

Các qui định về quản lý tài sản riêng của con.
Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự.
Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gây ra.
Quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cha mẹ và con.
9
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
Sinh viên đọc giáo trình từ trang 328-341. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
74, 75, 76, 77.
+ Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Cần nắm kỹ các ý sau:
Căn cứ hạn chế, các quyền bị hạn chế và thời hạn bị hạn chế.
Người có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con gồm: yêu cầu trực tiếp
hoặc yêu cầu gián tiếp.
Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con.
Đọc giáo trình từ trang 341 -345. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 85, 86,
87.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
+ Nắm được các nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong
gia đ ình như:
Về nhân thân: chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau…
Về tài sản: đóng góp tài sản, công sức vào gia đình…
+ Quyền và nghĩa vụ của từng thành viên cụ thể.
Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
Quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em.
Quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, bác ruột và cháu ruột.
+ Sinh viên đọc giáo trình phần này từ trang 346-351. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 Điều 103. 104, 105, 106.
Chương 6: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Cần nắm được các khái niệm: cấp dưỡng; nghĩa vụ cấp dưỡng. ( Khoản 24 Điều 3
Luật 2014 )
10
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
+ Nêu và phân tích được các đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng gồm ba đặc điểm cụ thể
như: là quan hệ mang tính tài sản; là quan hệ không mang tính đền bù và ngang giá; là quan hệ
mang tính cụ thể và riêng biệt.
• Là nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ nuôi dưỡng
• Gắn liền với nhân thân các bên và không thể chuyển giao
• Chỉ phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
+ Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cấp dưỡng gồm:
Chủ thể: người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng.
Khách thể: là hành vi đóng góp tiền hoặc tài sản của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho người được cấp dưỡng.
Nội dung: các quyền của người được nhận cấp dưỡng.
+ Phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng. Được chia làm ba hàng cấp dưỡng gồm: hàng thứ
nhất, hàng thứ hai, hàng thứ ba.
- Phương thức cấp dưỡng.
+ Mức cấp dưỡng. Phần này sinh viên cần nắm vững các kiến thức sau:
Khái niệm mức cấp dưỡng.
Các tiêu chí để xác định mức cấp dưỡng gồm: Khả năng thực tế của người có nghĩa
vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết y ếu của người được cấp dưỡng.
Các điều kiện Luật qui định để thay đổi mức cấp dưỡng.
Sinh viên đọc giáo trình từ trang 363-366. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
116.
+ Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khái niệm phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Các phương thức thực hiện cụ thể:  Định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng
năm hoặc một lần. Quan trọng là phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.

Sinh viên đọc giáo trình từ trang 366-370. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
117.
11
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
+ Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng.
Trực tiếp: tự cá nhân người được cấp dưỡng yêu cầu…
Gián tiếp: thông qua các cơ quan tổ chức.
Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 119.
- Các trường hợp cấp dưỡng.
+ Nhiệm vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con. Phần này gồm hai vấn đề:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ.
Trong phần này sinh viên đọc giáo trình từ trang 373 -382. Đọc Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014 Điều 110, 111.
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình Điều 115
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình Điều 112
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình Điều 113
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và chú ruột. Đọc Luật Hôn nhân và
Gia đình Điều 114.
- Thay đổi, tạm ngưng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Thay đổi: về mức cấp dưỡng, về phương thức cấp dưỡng, về thời gian cấp dưỡng. Lưu
ý là cần phải có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc quyết định của Tòa án. Tạm ngưng là trường
hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng gặp khó khăn về tài chính, sức khỏe trong một thời gian.
+ Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Phải nắm được các điều kiện chấm dứt nghĩa vụ cấp
dưỡng luật qui định.
• Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc tài sản nuôi
mình
• Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi
• Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi người được cấp dưỡng;

• Người được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
12
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
Chương 7: Chấm dứt hôn nhân
- Một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
+ Hậu quả pháp lý của trường hợp một trong hai bên vợ chồng chết. Trong phần này
gồm hai vấn đề là chết tự nhiên và chết pháp lý (Tòa án ra quyết định tuyên bốmột người là đ ã
chết). Trong trường hợp chết pháp lý phải tuân thủ các qui định của pháp luật Dân sự và Tố
tụng dân sự.
+ Thời điểm chấm dứt hôn nhân.
Chết tự nhiên: là ngày chết được ghi trong giấy chứng tử.
Chết pháp lý: là ngày Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó đ ã chết có hiệu lực
pháp luật.
+ Đọc giáo trình từ trang 398-401. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 65, 66,
67.
- Ly hôn.
+ Nêu được khái niệm ly hôn. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 3.
+ Căn cứ ly hôn. Sinh viên cần nắm và so sánh các qui định pháp luật về căn cứ ly hôn
của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và 2014. Đọc giáo trình từ trang 407 -416. Đọc Luật Hôn
nhân và Gia đình 2000 Điều 89 và 2014 Điều 55, 56.
 Theo yêu cầu một bên:
• Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng;
• Bạo lực gia đình (chủ thể gây ra là vợ hoặc chồng)
 Thuận tình ly hôn:
• Thật sự tự nguyện ly hôn;
• Và đã thỏa thuận về việc chia tài sản và nuôi con.
 Khi một bên mất tích:
• Căn cứ: Quyết định mất tích của Tòa án.
+ Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Trong phần này cần chú ý các vấn đề sau:

Luật 2000: chỉ có vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu.
Luật 2014: vợ, chồng, và người đại diện theo pháp luật như Cha, mẹ, người thân
thích. Điều kiện là một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
13
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
 Hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
• Chồng không có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi người vợ đang mang thia
hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
( Sinh viên đọc và nắm kỹ Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 51.)
+ Các trường hợp ly hôn.
Thuận tình ly hôn.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Trường hợp này cần lưu ý đến
thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng mất tích.
( Sinh viên đọc giáo trình từ trang 416-426. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
55, 56)
+ Thời điểm chấm dứt hôn nhân. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 57.
• Kể từ ngày Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Hậu quả pháp lý của Ly hôn
+ Về quan hệ nhân thân: hôn nhân chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn có
hiệu lực pháp luật. Các bên chấm dứt quan hệ vợ chồng. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình Điều
57. Giáo trình từ trang 431 -432.
+ Về quan hệ tài sản:
Các bên tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Yêu cầu Tòa án giải quyết khi các bên không thỏa thuận được.
Cần nắm được các nguyên tắc chia tài sản chung sau khi ly hôn.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi ly hôn.
Thanh toán nghĩa vụ tài sản.
Sinh viên đọc giáo trình từ trang 433-450. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
59, 60, 61, 62, 63, 64.

+ Về quyền lợi của con chung.
14
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
Các qui định của pháp luật về người trực tiếp nuôi con: do thỏa thuận hoặc do do
Tòa án quyết định. Vd: Mẹ có quyền nuôi con dưới 3 tuổi
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con: tôn trọng người nuôi 
con, cấp dưỡng, thăm nom…
Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi
con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con: qui định pháp luật về căn cứ thay đổi và người có
quyền yêu cầu thay đổi.
Đọc giáo trình từ trang 451- 457. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 81, 82,
83, 84.
Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Khái quát về quan hệ hôn nhân và gia đình có y ếu tố nước ngoài.
+ Cần nắm vững và phân tích được khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài. Sinh viên đọc giáo trình từ trang 462-468.
+ Các đặc trưng của quan hệ hôn nhân và gia đình có y ếu tố nước ngoài gồm ba đặc
trưng. Đọc giáo trình từ trang 468 -470.
+ Nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có y ếu tố
nước ngoài tại Việt nam. Sinh viên đọc giáo trình từ trang 481 -486. Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 Điều 122.
+ Thẩm quyền đăng ký hộ tịch và giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 123.
- Quan hệ hôn nhân có y ếu tố nước ngoài.
+ Cần nắm vững: khái niệm kết hôn có y ếu tố nước ngoài. Đọc giáo trình từ trang 487-
488
+ Nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết việc kết hôn có y ếu tố nước ngoài. Sinh viên
đọc giáo trình từ trang 488-496. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều 126.

15
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
+ Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Các nội dung cần chú ý: việc chọn Luật áp dụng để giải
quyết ly hôn; thẩm quyền giải quyết ly hôn có y ếu tố nước ngoài tại Việt nam; thủ tục công
nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn
nhân và gia đình. Phần này Sinh viên đọc giáo trình từ trang 504-520.
- Quan hệ gia đình có y ếu tố nước ngoài.
+ Xác định cha, mẹ, con có y ếu tố nước ngoài. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Điều 128.
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài. Đọc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Điều
129.
16
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
1. Hình thức đề thi:
Thi tự luận có thể có cấu trúc như sau:
- Phần 1: gồm 4 câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích ngắn gọn. (4 điểm).
- Phần 2: gồm 1 câu hỏi lý thuy ết. (3 hoặc 4 điểm).
- Phần 3: gồm 1 bài tập tình huống. Trong đó sẽ có một vài câu hỏi. (3 ho ặc 4
điểm).
2. Cách làm bài thi
- Thứ nhất học viên cần đọc giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
(2012) của Trường Đại H ọc Luật TPHCM; Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và 2014 và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình mà Giảng viên đã cung cấp.
Đọc tài liệu hướng dẫn ôn tập để hệ thống lại được các kiến thức cơ bản của môn
học.
- Khi làm bài cần đọc kỹ đề. Làm đúng và đủ các yêu cầu của đề thi. Cụ thể:
+ Phần 1: Trả lời nh ận định trên là đúng hay sai. Chỉ cần trích dẫn căn cứ pháp lý

là điều Luật, khoản, điểm nào cụ thể có liên quan đến nhận định để giải thích cho nhận
định của mình.
+ Phần 2: Trình bày đúng và đủ các ý của câu hỏi về lý thuyết. Khi đề thi yêu cầu
phân tích, so sánh, phân biệt thì học viên cần phải nêu khái niệm, đặc điểm của vấn đề
chính, điểm giống, khác và ý nghĩa của các vấn đề.
+ Phần 3: Bài tập tình huống. Phải đọc kỹ các dữ liệu tình huống đã có. Nhận
định, phân tích các dữ liệu rồi trả lời câu hỏi một cách chính xác, có căn cứ pháp luật,
không tự đặc thêm các dữ liệu khác mà bài tập không có. Sử dụng Luật và các văn bản
hướng dẫn hiện hành để giải quyết bài tập.
17
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ ĐÁP ÁN
1. Bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở khi giải quyết vụ án ly hôn?
Sai (0,5 điểm). Hòa giải tại cơ sở chỉ mang tính khuyến khích không bắt buộc, căn cứ
pháp lý: Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (0,5 điểm).
2. Nhà nước cấm kết hôn giữa những người cùng giới?
Sai (0,5 điểm). Nhà nước chỉ không thừa nhận chứ không cấm, căn cứ pháp lý: Điều 8
khoản 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (0,5 điểm).
3. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật?
Đúng (0,5 điểm). Căn cứ pháp lý: Điều 10 khoản 2 điểm d Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 (0,5 điểm).
4. Người được nhờ mang thai hộ phải là người cùng họ hàng của bên vợ hoặc bên
chồng?
Đúng (0,5 điểm). Căn cứ pháp lý: Điều 95 khoản 3 điểm a Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 (0,5 điểm).

1.Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ
chồng?
Sai. Điều 43 Luật HNGĐ 2014

2) Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng?
Sai. Được hưởng khi trong di chúc có xác định điều đó
3) Trong mọi trường hợp nếu hôn nhân không còn cần thiết, người đàn ông có thể
yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn?
Sai. Khi vợ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu
cầu theo Khoản 3 Điều 51 Luật 2014
18
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
4) Con cái là khách thể trong quan hệ HNGĐ của cha mẹ?
Sai. Khách thể là những lợi ích, con người không phải lợi ích mà cha mẹ muốn đạt được
5) Quan hệ nhân thân giữ vai trò quyết định trong quan hệ HNGĐ?
Đúng. Mang tính quyết định quyền và nghĩa vụ của cả vợ và chồng
8 ) Nam nữ khi kết hôn có nghĩa vụ chứng minh đủ tuổi.
Đúng. Trong hồ sơ ĐKKH thì phải có giấy CMND => để chứng minh đủ tuổi
9) Kết hôn vi phạm đăng ký kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn là trái pháp luật
Sai. Đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện đăng ký kết hôn (Khoản 6 Điều 3 Luật
2014)
10) Nếu việc kết hôn giả tạo và sau đó các bên yêu cầu tòa án cho ly hôn thì tòa án
cho ly hôn.
Sai. Việc kết hôn giả tạo vi phạm Điều 8 về điều kiện kết hôn => kết hôn trái pháp luật
=> Tòa tuyên hủy kết hôn trái pháp luật chứ không tuyên bố cho ly ly hôn ( Điều 8, Điều 11 Luật
2014)
11) Nhà nước hiện nay vẫn thừa nhận chế độ đa thê.
Sai. Theo nguyên tắc bảo vệ chế ddoooj hôn nhân 1 vợ 1 chồng
12) Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được nhà nước công nhận là
hôn nhân hợp pháp
Sai. Vẫn có những trường hợp hôn nhân thực tế mà nhà nước thừa nhận là hôn nhân hợp
pháp
……………………………………….

1.Nam tròn 20 tuổi, nữ tròn 18 tuổi trở lên mới được dăng kí kết hôn.
Đúng. Đây là một trong những điều kiện kết hôn ở Điều 8
2. Mọi trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì
ko được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.
19
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
SAI: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 nếu chưa đăng ký kết hôn
mà chung sống với nhau như vợ chồng thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng và
chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc đăng ký kết hôn.
3. Những giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng do 1 bên
vợ hoặc chồng thực hiện luôn bị coi là vô hiệu.
SAI: Giao dịch đối với tài sản chung nhưng đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo
qui định tại Điều 36 vẫn có thể do 1 bên xác lập thực hiện.
4.Khi vợ hoặc chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của
gia đình mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch đó phải thanh
toán bằng tài sản riêng của mình.
SAI: Đối với những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình do 1 bên thực
hiện mà không có sự đồng ý của bên kia thì TS chung của vợ chồng sẽ được chi dùng để thanh
tóan (nghĩa vụ liên đới ở Điều 37 Luật HNGĐ 2014).
5.Quan hệ nuôi con nuôi chỉ chấm dứt khi có sự thoả thuận của cha mẹ nuôi và con
nuôi.
SAI: Có 4 căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi
2010
6. Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là kết hôn trái pháp luật.
SAI: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi
phạm điều kiện kết hôn do PL qui định.
7. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như cợ chồng với người khác là kết
hôn trái pháp luật.
SAI: Người đang có vợ (có chồng) mà chung sống như vợ chồng với người khác là người

có hành vi vi phạm PL hình sự về chế độ một vợ, một chồng.
8. Sau khi bị huỷ kết hôn trái pháp luật thì nhứng chủ thể đó không được quyền kết
hôn lại.
20
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
SAI: Sau khi bị huỷ kết hôn trái pháp luật thì nhứng chủ thể đó vẫn có quyền kết hôn lại
nếu không thuộc các trường hợp cấm kết hôn qui định tại Điều 8.
9. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên,dân tộc của
mình.
SAI: Theo qui định tại Điều 28 BLDS thì cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo
dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. PL không có qui định nào cho phép thay đổi hay xác định lại dân tộc
đối với con nuôi.
10. Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Sai. Trừ trường hợp được thừa kế, tặng cho riêng,….
11. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là có
hiệu lực pháp lý khi được toà án công nhận.
Sai. Có thể thỏa thuận rồi sau đó lập thành văn bản đem đi công chứng theo Điều 38
12. Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý
nào hết.
SAI, Quyền và nghĩa vụ ở Điều 79 Luật HNGĐ 2014
13. Con riêng và bố dượng mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và
con khi cùng chung sống với nhau.
Sai. Không có quyền đại diện, chỉ có các quyền và nghĩa vụ ở Điều 79 Luật HNGĐ 2014
14. Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí quyền sở hữu thì phải đăng kí tên
của hai vợ chồng, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản riêng của
người đó.
SAI: Tài sản đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng nhưng không có chứng cứ chứng minh tài sản
đó là tài sản riêng của bên đó thì tài sản đó vẫn là tài sản chung.
15. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng.

SAI: Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì đơn xin ly hôn chỉ cần có chữ ký
của một bên.
21
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
16. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra khi
vợ chồng không thoả thuận được việc dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài
sản của một bên vợ hoặc chồng.
SAI: Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn
được đặt ra trong trường hợp vợ chồng có nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng.
17. Khi vợ hoặc chồng bị toà án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt.
SAI: Quan hệ hôn nhân trong trường hợp này chỉ thực sự chấm dứt khi yêu cầu xin ly
hôn của người có vợ hoặc chồng đã bị tòa án tuyên bố mất tích trước đó được tòa án công nhận
bằng một quyết định độc lập.
18. Sự thoả thuận giữa con nuôi từ 9 tuổi trở lên với cha mẹ nuôi là một trong
những căn cứ để quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt.
SAI: Chỉ có thỏa thuận giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên mới là một trong các
căn cứ để yêu cầu TA chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Khoản 1 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi
2010
19. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của một trong
hai bên nam nữ.
SAI: Trong trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân VN với nhau nhưng ở nước ngoài
thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự VN ở nước ngoài sẽ là nơi các bên đến đăng ký.
20. Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.
SAI: Vì không thuộc các trường hợp cấm kết hôn được qui định tại Điều 8 Luật HNGĐ.
21. Hoà giải cơ sở là thủ tục bắt buộctrước khi vợ chồng yêu cầu ly hôn tại toà án.
SAI: Luật HNGĐ chỉ khuyến khích hòa giải cơ cở chứ không bắt buộc
22. Tài sản riêng của vợ, chồng chỉ là những tài sản vợ hoặc chồng có trước thời kì
hôn nhân.

SAI: Còn là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
22
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
23. Sau khi chấm dứt hôn nhân, người vợ sinh con thì việc xác định cha cho con
luôn được toà án xác định.
SAI: Nếu đứa con được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi vợ chồng đã chấm dứt quan
hệ hôn nhân thì đứa con đó vẫn hiển nhiên là con chung.
24. Tài sản chung của vợ chồng mà phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng.
Sai, trừ TH vợ chồng có thỏa thuận khác theo Khoản 1 Điều 34
25. Những người đã từng có mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi vấn được kết hôn
với nhau.
SAI: Pháp luật nghiêm cấm những người đã từng là cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi.
26. Khi đi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ
đối với gia đình cha mẹ đẻ.
SAI: Khi được cho đi làm con nuôi người khác thì nguời con đó vẫn được PL đảm bảo
quyền thừa kế đối với cha mẹ đẻ.
27. Thuận tình ly hôn ko cần phải thông qua thủ tục hoà giải.
SAI: Hòa giải tại tòa án là thủ tục bắt buộc trong trường hợp có tranh chấp TS chung
hoặc con chung.
28. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản có trong thời kì hôn nhân.
SAI: Còn có thể là các tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân nhưng được nhập vào khối
tài sản chung.
23
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1
Ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B xác lập quan hệ vợ chồng ngày 15.01.2000. Sau khi nên

nghĩa vợ chồng không lâu, do ông A sinh tật cờ bạc, rượu chè nên cuộc sống của đôi bên mâu
thuẫn trầm trọng. Ngày 03.03.2001, bà B gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn ông A.
Qua hai lần hòa giải không thành, TAND quận Q quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại Bản án sơ
thẩm số 274/HN - ST có hiệu lực ngày 10.06 2001, tòa phán quyết: i) Về hôn nhân: Bà Trần Thị
B. được ly hôn ông Nguyễn Văn A; ii) Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có
và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ngày 10.07.2001, bà B. kết hôn với ông Hồ Văn C. Ngày 20.10.2001, bà B. sinh con là D.
Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị ) hãy xác định D là con ai ? Tại sao?
Bài 2
Tháng 5/1995, anh A kết hôn cùng chị B. Tháng 9/1997, do mâu thuẫn, hai bên quyết định ly
thân và chia đôi TS chung là 8 chỉ vàng (Thỏa thuận được chính quyền địa phương công nhận).
Ngay sau đó, chị B bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Tháng 6/2000, chị B sinh một cháu trai nhưng không
đăng ký khai sinh và cũng không nói rõ bố cháu là ai. Cuối năm 2001, anh A nộp đơn xin ly hôn
chị B.
Trong khi việc ly hôn chưa được giải quyết thì ngày 02. 06. 2002, anh A đột tử do tai nạn giao
thông. Sau khi A chết, gia đình A bất ngờ phát hiện 5 tờ vé số trúng độc đắc trị giá 7,5 tỷ do A
mua trước đó mà chưa kịp lĩnh. Cùng lúc, chị B khi nghe tin liền yêu cầu gia đình A chia cho mẹ
con chị toàn bộ số tiền trúng thưởng mà anh để lại (Cha, mẹ anh A đã mất và lúc này chị B
cũng đã tiến hành đăng ký khai sinh cho cháu bé với tên gọi là Nguyễn Văn C, tên cha là Nguyễn
Văn A). Song, người thân thích của anh A phản đối vì theo họ, A và B đã chia TS chung và trên
thực tế, họ cũng đã ly thân, không còn quan hệ vợ chồng. Trước tình thế đó, chị B khởi kiện ra
Tòa yêu cầu được bảo vệ quyền lợi.
Trên cơ sở PL, hãy xác định chủ sở hữu số tiền 7,5 tỷ tranh chấp trên? Theo bạn, chị B và con có
được hưởng di sản thừa kế của anh A không, tại sao ?
Bài 3
Trước khi kết nghĩa vợ chồng hợp pháp cùng chị H vào đầu tháng 4 /1999, anh Ph sở hữu một
ngôi nhà trên phố trị giá 200 triệu đồng. Sau kết hôn, anh Ph và chị H về sống tạm tại khu tập thể
nhỏ nơi chị H công tác. Anh Ph cũng quyết định đưa ngôi nhà thuộc sở hữu riêng của mình vào
sử dụng chung - cho thuê - hầu lấy tiền trang trải cuộc sống của chồng vợ. Vì chi H có thai và
sinh con ngay sau khi kết hôn; anh Ph cũng chưa tìm được việc làm mới do doanh nghiệp nơi

anh làm việc vừa bị Tòa án tuyên bố phá sản nên hoàn cảnh kinh tế của anh Ph, chị H rất chật
24
TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, HÃY NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ CHỌN LỌC
KAI95
vật. Thu nhập hàng tháng từ việc cho thuê ngôi nhà là nguồn sống duy nhất của gia đình họ.
Tháng 3/2002, sau khi cùng một người bạn bàn bạc hùn vốn mở công ty kinh doanh, anh Ph đã
bán ngôi nhà của mình cho một thương gia với giá 450 triệu đồng. Khi chị H tỏ ý bất bình về
việc anh Ph tự định đoạt ngôi nhà mà không hề cho chị biết, anh Ph cho rằng căn nhà trên là tài
sản riêng của anh nên anh có toàn quyền quyết định.
Theo anh ( chị ), quan điểm của anh Ph đúng hay sai ? Tại sao?
Bài 4.
Anh T và chị H được gia đình tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán từ ngày 1/10/1988 (không
có đăng ký kết hôn). Trong lễ cưới, cha mẹ anh T tuyên bố cho chị H một sợi dây chuyền (5 chỉ
vàng). Hai năm sau, cha mẹ anh T cho vợ chồng anh mảnh đất 150m2 để làm nhà và hai người
đã cùng đứng tên chủ quyền mảnh đất này. Cuộc sống gia đình hạnh phúc, hai anh chị đã có các
con chung là cháu M (1990) và cháu N (1994). Đến cuối năm 2007, giữa hai người phát sinh
mâu thuẫn. Ngày 12/10/2008, anh T đã làm đơn xin ly hôn gửi đến Toà án (Toà đã thụ lý). Trong
thời gian chờ giải quyết vụ việc, ngày 15/10/2008, anh T đã kết hôn với chị X (có đăng ký kết
hôn).
- Toà án sẽ giải quyết vụ việc như thế nào (chia tài sản và con chung) ? Tại sao?
- Chị H có đơn yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa anh T và chị X. Toà án sẽ xử
lý yêu cầu này ra sao?
Bài 5.
Anh A và chị B kết hôn năm 1995. 5 năm sau kết hôn, hai vợ chồng đã tích góp mua được một
ngôi nhà diện tích 70 m2 và có một con chung là N ( sinh năm 2000 ). Năm 2002, anh A chết đột
ngột do tai nạn giao thông.
Sau khi anh A chết, chị B và con vẫn tiếp tục ở tại ngôi nhà này. Vì không còn khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình và do không còn ai nuôi dưỡng, bà H ( mẹ ruột của anh
A) đã yêu cầu phân chia phần tài sản của anh A trong khối di sản thừa kế. Tuy nhiên, hoàn cảnh
gia đình chị B sau khi anh A chết cũng rất éo le: Chị B phải nuôi con nhỏ ( 2 tuổi ); bản thân chị

lại không có thu nhập gì đáng kể do không có việc làm; trong lúc đó, ngôi nhà thuộc di sản thừa
kế lại là nơi ngụ duy nhất, nếu đem phân chia sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc của sống của
hai mẹ con chị. Trước tình thế đó, chị B đã làm đơn yêu cầu TA tạm hoãn việc phân chia di sản
thừa kế là căn nhà nói trên.
Theo anh ( chị ), TA sẽ giải quyết các yêu cầu trên như thế nào ? Vì sao phải giải quyết như
vậy ?
25

×