Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.39 KB, 92 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN QUỐC HOÀN



CÂU DƢỚI BẬC
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO





LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM







THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN QUỐC HOÀN



CÂU DƢỚI BẬC
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc




THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Quốc Hoàn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện ngôn ngữ học,
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy trong khóa học và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã
đọc, nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn




Trần Quốc Hoàn



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1. Khái niệm câu dưới bậc 5
1.2. Các quan niệm về câu dưới bậc 6
1.3. Phân loại câu dưới bậc 8
1.3.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (hay là câu đơn hai thành phần
vắng chủ ngữ) 8
1.3.2. Câu đơn dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời 15

1.4. Hướng liên kết của câu dưới bậc 18
1.4.1. Câu dưới bậc hướng lùi 18
1.4.2. Câu dưới bậc hướng tới 20
1.4.3. Câu dưới bậc hai hướng 21
1.5. Tiểu kết 22
Chƣơng 2: CÂU DƢỚI BẬC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
XÉT VỀ PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP 24
2.1. Nhận xét chung 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2. Phân loại câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 24
2.2.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân trong truyện ngắn Nam Cao 27
2.2.2. Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời trong truyện ngắn Nam Cao 40
2.3. Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 43
2.3.1. Câu dưới bậc liên kết hướng lùi 44
2.3.2. Câu dưới bậc liên kết hướng tới 46
2.3.3. Câu dưới bậc liên kết hai hướng 47
2.4. Tiểu kết 49
Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA CÂU DƢỚI BẬC TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO 50
3.1. Vai trò nhấn mạnh thành phần câu được tách ra thành câu riêng 50
3.2. Vai trò thể hiện tính cách của nhân vật 52
3.3. Vai trò thể hiện thái độ của tác giả hay thái độ của nhân vật
trong tác phẩm 63
3.4. Vai trò liên kết câu trong văn bản 69
3.5. Vai trò đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản 72
3.6. Vai trò rút gọn văn bản và tránh lỗi lặp từ ngữ 74
3.7. Tiểu kết 77

KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị
ngữ lâm thời 25
Bảng 2.2. Số lượng câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 25
Bảng 2.3: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân 27
Bảng 2.4. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (số liệu qua từng tác phẩm) 27
Bảng 2.5: Câu dưới bậc khuyết chủ ngữ 29
Bảng 2.6: Các loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ 30
Bảng 2.7. Câu dưới bậc ẩn chủ ngữ 33
Bảng 2.8: Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời 40
Bảng 2.9: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu 41
Bảng 2.10: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ 42
Bảng 2.11: Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 43
Bảng 2.12: Câu dưới bậc liên kết hướng lùi 44
Bảng 2.13: Câu dưới bậc liên kết hướng tới trong truyện ngắn Nam Cao 46
Bảng 2.14: Câu dưới bậc liên kết hai hướng trong truyện ngắn Nam Cao 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Câu dưới bậc là dạng câu trước đây ít phổ biến vì nó bị đánh giá là câu

sai, câu “què quặt”. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều người sử dụng thường
xuyên câu dưới bậc trong tác phẩm của mình. Vì vậy, việc sử dụng câu dưới
bậc không còn là hiện tượng bất bình thường nữa. Thậm chí, nếu biết vận dụng
đúng cách, câu dưới bậc còn có hiệu quả rất lớn trong việc thể hiện ý đồ nghệ
thuật của tác giả.
2. “Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ.” [58,5]. Mặc dù sự nghiệp sáng tác
của ông chỉ gói gọn trong 15 năm (1936 - 1951) nhưng những tác phẩm ông để
lại thực sự có vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà.
Đọc văn Nam Cao, ta luôn thấy ẩn chứa, tiềm tàng một sức sống mãnh
liệt, một văn phong độc đáo và một giá trị văn chương vượt lên trên “các bờ cõi
và giới hạn”. Chính vì thế, những tác phẩm của ông đã là đối tượng khám phá
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Câu dưới bậc là hiện tượng ngôn ngữ độc đáo đã được Nam Cao sử dụng
với tuần số xuất hiện cao trong các tác phẩm của mình. Nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá cao khả năng dùng câu dưới bậc một cách tài tình và đầy hiệu quả của
ông. Việc các nhà ngôn ngữ học chọn khá nhiều câu dưới bậc của Nam Cao
làm ví dụ minh họa cho các luận điểm trong công trình khoa học của mình là
một bằng chứng cụ thể chứng minh cho điều này.
3. Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào chính thức đề cập đến vấn đề “Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam
Cao”. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi mong muốn sẽ tập hợp được một
số tư liệu về các kiểu câu dưới bậc trong truyện ngắn của Nam Cao và bước đầu
có những nhận xét về hiệu quả sử dụng câu dưới bậc trong truyện ngắn của ông.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
2. Lịch sử vấn đề

Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1940 đến nay đã có tới 191 bài báo
chuyên luận viết về Nam Cao và các sáng tác của ông, trong đó có bài viết của
nhiều chuyên gia hàng đầu như GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS
Phong Lê, GS Trần Đình Sử… Các nhà nghiên cứu phê bình văn học này đã
đánh giá rất cao tài năng của Nam Cao cũng như giá trị văn chương đích thực
trong các tác phẩm mà ông đã để lại.
Trong cuốn “Nam Cao đời văn và tác phẩm” (Nxb Văn học, Hà Nội
1997), Hà Minh Đức đã viết: “Từ cuốn sách đầu tay “Nam Cao, nhà văn hiện
thực xuất sắc” xuất bản năm 1961 cho đến những bài gần đây, tôi luôn nỗ lực
tìm hiểu và ghi nhận những giá trị phong phú và tiềm ẩn của tác phẩm Nam
Cao”. Bích Thu, trong [78,5] cũng đã khẳng định: “Giới nghiên cứu phê bình
hiện nay khi đọc lại Nam Cao không dừng lại ở kết luận có sẵn mà cố gắng
khơi sâu vào những địa tầng mới của văn chương Nam Cao. Vẫn trên cơ sở
khẳng định con người, tài năng của Nam Cao nhưng tất cả đã được nâng lên ở
những chiều kích mới, với những phát hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về đời, về
nghệ thuật sáng tạo, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn”. [78,5]
Đó là những đánh giá rất “sắc” mà các nhà phê bình văn học đã phát hiện và
muốn khám phá nhiều hơn nữa trong tác phẩm của Nam Cao.
Ngoài tài xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật điển hình là
những thế mạnh được nhiều người khẳng định và đề cao, Nam Cao còn được
đánh giá là một người có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, sắc
sảo và đầy hiệu quả. GS Phong Lê nhận xét: “Có một ngôn ngữ tác giả mang
chất giọng riêng Nam Cao, giàu suy nghiệm, triết lý có thể xem là âm chủ (…)
nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật - là một
phương diện nghệ thuật mà Nam Cao hết sức tôn trọng (…). Cảnh ngộ nào -
ngôn ngữ ấy. Tính cách nào - lời lẽ ấy. Đã gần nửa thế kỷ qua mà ngôn ngữ
Nam Cao gần như không cũ…” (Lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao tập 1, Nxb
Văn học 1987).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
Như vậy, các sáng tác của Nam Cao được nghiên cứu chủ yếu ở các giá
trị về mặt “văn chương” (như giá trị hiện thực, nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện, xây dựng nhân vật điển hình…). Kể cả những nhận xét về ngôn ngữ của
Nam Cao, theo chúng tôi cũng là những nhận xét từ góc nhìn của các nhà
nghiên cứu văn học (xem xét ở phần lời) chứ chưa phải từ góc nhìn của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học (xem xét ở mặt “cấu trúc”, mặt “liên kết”).
Nếu xét riêng về câu dưới bậc, chúng tôi lại càng chưa thấy một chuyên
luận nào tìm hiểu về câu dưới bậc của Nam Cao mà - như chúng tôi đã nói - sự
nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở việc các tác giả lấy các câu dưới bậc của
Nam Cao làm ví dụ minh họa trong công trình của mình.
Thông qua công trình này, chúng tôi hy vọng tìm hiểu cách sử dụng câu
dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao để từ đó bước đầu nhận xét về đặc điểm
câu văn của ông, đồng thời tìm hiểu vài trò và hiệu quả của câu dưới bậc trong
việc bộc lộ ý nghĩa câu văn cũng như dụng ý của người viết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Câu dưới bậc trong Tuyển tập
truyện ngắn của Nam Cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu Câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao về
2 phương diện:
- Cấu tạo ngữ pháp;
- Vai trò trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật tác phẩm.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm rõ thêm sự đa dạng về hình
thức cũng như giá trị sử dụng của câu dưới bậc trong văn bản nghệ thuật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Tổng quan những vấn đề lí thuyết được dùng làm căn cứ lí luận cho
việc xử lí đề tài.
- Khảo sát, phân loại và miêu tả câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam
Cao theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp.
- Phân tích giá trị của câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao.
- Tổng kết những kết quả nghiên cứu bằng biểu bảng hoặc bằng lời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được dùng để thu thập các câu dưới bậc trong truyện
ngắn Nam Cao.
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng khi miêu tả cấu trúc của các câu
dưới bậc.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Nhóm phương pháp nghiên cứu này dùng để phân tích đối tượng và tổng
kết kết quả nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao xét về mặt cấu tạo
ngữ pháp.

- Chương 3: Vai trò của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Câu dưới bậc là loại câu được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn
chương. Trước đây, nó được xếp vào loại những “câu què”, “câu cụt”, câu
không đầy đủ thành phần. Trước khi đi vào phân tích những hiện tượng cụ thể
về loại câu này trong truyện ngắn Nam Cao, cần thiết phải nhắc lại những cơ sở
lí thuyết mà công trình này nhất thiết phải dựa vào. Theo chúng tôi, đó là ba
vấn đề lớn: Khái niệm câu dưới bậc; Phân loại câu dưới bậc và Hướng liên kết
của câu dưới bậc.
1.1. Khái niệm câu dƣới bậc
Có nhiều tiêu chí để phân loại câu. Xét theo mục đích nói, câu được chia
thành 4 loại, đó là: câu tường thuật, câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm thán. Xét
về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu được chia thành câu đơn, câu phức và câu ghép.
Trong câu đơn, ngoài hai loại câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt, còn
một loại câu nữa được dùng với tư cách là “câu” nhưng không phù hợp hoàn
toàn với định nghĩa về câu đã nêu, và có tổ chức khác thường. Các sách ngữ
pháp gọi những “câu” như vậy là câu dưới bậc.
(1) “Hắn chỉ nghe được ba tiếng nhắc đi nhắc lại ba lần trên đầu bài
khấn. Rồi đến một hàng chữ nho, trong đó có tên tuổi, và nơi ở của hắn,
kể rõ ràng như trong một lá đơn. Lão thầy bói mù tịt, nên trong khi lão
khấn, hắn có thể nhìn tròng trọc vào cái mặt da thiết bì và béo như phù của
lão.” (Nam Cao).
Hay:
(2) “…Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
- Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.” (Dế Mèn phiêu
lưu kí - Tô Hoài)
Hoặc ví dụ:
(3) “Cái ấy chỉ có y biết, cô Duyên biết. Hoặc giả ông hàn, bà hàn biết
nữa đã là quá lạm. Chúng ta làm gì mà biết được.” (Nam Cao)
(4) “Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo
nó. Rồi ba bốn người, sau bảy người.” (Nguyễn Công Hoan)
Đứng bên trong “câu” mà nhìn thì có thể gọi đó là những câu vốn thuộc
thành phần của những câu đi trước, được tách ra thành câu riêng (ví dụ (1), (3),
(4)) hoặc là những câu tỉnh lược thành phần (ví dụ (2)). Có thể nhận thấy,
những “câu” kiểu này không có đời sống tự lập, chúng chỉ xuất hiện được nhờ
bám vào những câu lân cận hữu quan. Vì vậy, phải đứng trong tổ chức lớn hơn
câu mà nhìn nhận chúng.
Những “câu” (in đậm, nghiêng) được dẫn ra trong các ví dụ trên (và
những “câu” tương tự chúng), là những biến thể của câu nhưng không mang
đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu. Diệp Quang Ban trong [8,192] gọi chúng
là “những biến thể dưới bậc của câu, gọi tắt là câu dưới bậc”.
Như vậy, có thể định nghĩa, “câu dưới bậc là biến thể của câu, có ngữ
điệu kết thúc, độc lập, nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và về ngữ
nghĩa”.[8,192]
1.2. Các quan niệm về câu dƣới bậc
Có nhiều quan niệm về câu dưới bậc.
Quan niệm thứ nhất: Theo quan niệm này, câu dưới bậc là những câu

được tạo ra trong quá trình tách câu, cụ thể là dùng những dấu câu có tính chất
bất thường để tách một bộ phận nào đó của câu cơ sở để tạo thành câu mới.
Hay nói cách khác, câu dưới bậc là sản phẩm của biện pháp tách câu vì lí do
nghệ thuật. Ví dụ như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
(5) “ Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt
giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay. Và rất riêng, rất mới.”
(Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Phạm Hổ)
Ở ví dụ này, bộ phận vị ngữ của câu trước đã được tách ra để tạo thành
câu mới nhằm nhấn mạnh thêm tính chất của ba hình ảnh được nêu ra ngay ở
câu trước đó.
Vì câu dưới bậc được tách ra từ câu cơ sở nên câu dưới bậc không trọn
vẹn về mặt ý nghĩa, không hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp. Nói cách khác, câu
dưới bậc không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa. Đồng thời, do là một
yếu tố tách ra từ câu cơ sở nên nó có khả năng sáp nhập vào câu cơ sở lân cận
hữu quan. Ví dụ:
(6) “Trâu làng năm nay chết rất nhiều. Do trận bão vừa qua.” (Nam Cao)
Có thể sáp nhập: “Trâu làng năm nay chết rất nhiều do trận bão vừa qua.”
Hoặc ví dụ:
(7) “ Xung quanh, làn nước đỏ mênh mông, từ sáng đến bây giờ, mỗi lúc
một lên cao. Chị Cu gào mãi nên rát cổ. Chị phải thôi khóc. Và cố bấm đầu
ngón chân xuống đất, cho khỏi ngã.” (Chiếc quan tài - Nguyễn Công Hoan)
Có thể sáp nhập: “Xung quanh, làn nước đỏ mênh mông, từ sáng đến bây
giờ, mỗi lúc một lên cao. Chị Cu gào mãi nên rát cổ. Chị phải thôi khóc và cố
bấm đầu ngón chân xuống đất, cho khỏi ngã.”
Như vậy có thể nhận thấy quan niệm thứ nhất về câu dưới bậc tương
đối hẹp.

Quan niệm thứ hai: Theo quan niệm này, ngoài việc thừa nhận những
câu được tạo ra trong quá trình tách bộ phần câu ra thành câu riêng như đã dẫn
ở trên là câu dưới bậc, các câu được tạo ra do việc tỉnh lược các thành phần câu
cũng được xếp vào kiểu câu này.
Ví dụ:
(8) Cái Gái lấy ghế và thừng vào. Anh đĩ bảo:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
- Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi. (Nghèo - Nam Cao)
Hay:
(9) Gã nói không thành câu nữa. Mặt gã cũng đỏ lên như một hòn gạch.
Gã lại ngồi phịch xuống. Gã nhặt tờ giấy bạc, ném ra giả Điền:
- Không tiêu được thì vứt đi. (Nước mắt - Nam Cao)
Ở ví dụ (8), câu Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi là câu đã tỉnh
lược thành phần chủ ngữ. Nhờ những câu đứng trước mà người đọc có thể nhận
ra rằng chủ ngữ của câu này là nhân vật Gái.
Tương tự, ở ví dụ (9), câu Không tiêu được thì vứt đi cũng là câu tỉnh
lược và thành phần bị lược bỏ ở đây chính là chủ ngữ. Cũng nhờ vào các câu đi
trước mà chúng ta có thể xác nhận được nhân vật được nói đến ở đây là Điền.
Như vậy, quan niệm thứ hai về câu dưới bậc rộng hơn quan niệm thứ
nhất. Chúng tôi theo quan niệm thứ hai này, tức là coi cả những câu được tách
ra từ những câu cơ sở lẫn các câu bị tỉnh lược thành phần đều là câu dưới bậc.
Cần phải nhận thức rằng, câu dưới bậc muốn tồn tại được phải có văn cảnh,
phải có sự liên kết với các câu lân cận hữu quan. Nếu tách chúng ra khỏi văn cảnh,
chúng không thể tồn tại, đồng thời cũng phải cũng phải xem xét chúng trong giá
trị mà chúng đem lại. Nói theo tác giả Diệp Quang Ban, nếu không giải thích được
giá trị tu từ ấy thì câu được tách có nguy cơ trở thành câu “sai ngữ pháp”.
1.3. Phân loại câu dƣới bậc

Để phân loại câu dưới bậc, Diệp Quang Ban đã căn cứ vào sự có mặt hay
vắng mặt của vị ngữ để phân loại. Theo đó, câu dưới bậc được chia thành hai
loại: câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm
thời. Đó là hai kiểu câu dưới bậc lớn và căn cứ vào đặc trưng bên trong của
chúng có thể chia mỗi kiểu ra thành những kiểu nhỏ hơn.
1.3.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (hay là câu đơn hai thành phần
vắng chủ ngữ)
Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân chính là câu dưới bậc vắng chủ ngữ.
Chủ ngữ trong kiểu câu này không hiện diện, nhưng xác định được thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
hoàn cảnh của câu. Tùy theo căn cứ để xác định chủ ngữ, có thể chia kiểu này
thành hai kiểu nhỏ: câu khuyết chủ ngữ và câu ẩn chủ ngữ.
1.3.1.1.Câu đơn khuyết chủ ngữ
“Câu đơn khuyết chủ ngữ là câu đơn hai thành phần, trong đó vật đáng
lẽ được gọi tên ra để làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt và không được
nhắc đến trong hoàn cảnh từ ngữ xung quanh câu ấy. Vật đó, tuy vậy vẫn có thể
xác định trong hoàn cảnh bên ngoài từ ngữ mà câu được sử dụng. Chủ ngữ,
trong kiểu câu nhỏ này có thể gọi là câu chủ ngữ khuyết”. [8,193]
Tính tự lập tương đối của câu khuyết chủ ngữ khá lớn, do đó, câu khuyết
chủ ngữ được sủ dụng trong những trường hợp sau đây:
a. Câu mệnh lệnh
Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói.
Và để nhấn mạnh ý nghĩa mệnh lệnh, người ta thường lược bỏ chủ ngữ đi và
mặc dù chủ ngữ đã bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể xác định được chủ
ngữ thông qua các hoàn cảnh bên ngoài.
Ví dụ:
(10) “ Đi ra ngoài!”

(11) “Mở giúp tôi cái cửa!”
Hay ví dụ:
(12) “Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun
nước, mau lên!” (Nam Cao)
Ở ví dụ (10), (11), chủ ngữ của câu không hiện diện nhưng người đọc
vẫn nhận ra chủ ngữ chính là người tiếp nhận câu nói. Còn trong ví dụ (12), đây
là câu nói của cụ bá Kiến nói với Lý Cường. Tuy chủ ngữ trong câu mệnh lệnh
“Không bảo người nhà đun nước, mau lên!” không xuất hiện nhưng ta vẫn có
thể biết được người tiếp nhận câu nói là ai nhờ vào câu gọi “Lý Cường đâu!”
ngay ở đầu lời thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
b. Câu chứa các từ có thể, cần, nên, phải…
Đối với những câu chứa các từ chỉ khả năng như có thể hay chỉ sự cần
thiết như cần, nên, phải…ở bộ phận vị ngữ thì có thể không cần nêu chủ ngữ.
Ví dụ:
(13) “Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được
đồng tiền nào là khác nữa.” (Nam Cao)
Ở ví dụ (13), câu dưới bậc “Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác
nữa” có chứa từ chỉ khả năng là “có khi” nên dù câu đó khuyết chủ ngữ nhưng
chúng ta vẫn có thể hiểu chủ ngữ trong câu này là nhân vật Nhu.
Hoặc ví dụ:
(14) “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển
phương châm tiêu diệt địch từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến
chắc. (Võ Nguyên Giáp)
Ví dụ (14) có chứa từ chỉ sự cần thiết là cần. Theo đó, chủ ngữ dù không
hiện diện nhưng người đọc vẫn xác định được chủ ngữ ở đây chính là chúng ta.
c. Câu khẩu hiệu hành động

Ở những câu khẩu hiệu hành động, do tính chất cụ thể của nội dung nên
không gặp khó khăn mấy trong việc xác định chủ ngữ, mặc dù trong đó không
nêu chủ ngữ. Một số ví dụ:
(15) Sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(16) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công.” (Hồ Chí Minh)
(17) “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ
từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và
toàn thắng.” (Võ Nguyên Giáp)
Các câu trong ba ví dụ trên đều không có chủ ngữ cụ thể nhưng xét theo
nội dung của các câu này ta đều có thể xác định được chủ ngữ của chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
d. Câu tục ngữ hay câu nói về những chân lí phổ biến, tập tục phổ biến.
Trong những câu tục ngữ hay những câu nói về những chân lí phổ biến,
tập tục phổ biến, chủ ngữ thường có tính chất nhân xưng chung hoặc tính chất
nhân xưng bất định, hoặc trở thành xác định trong những trường hợp dùng cụ
thể. Do vậy, người ta vẫn có thể xác định được chủ ngữ của chúng. Ví dụ:
(18) Uống nước nhớ nguồn (Tục ngữ)
(19) “Không nên đánh giá cuộc sống chỉ bằng tiêu chuẩn của đồng đô
và đồng xu.” (Charles Goodyear) …
Ở ví dụ (18), câu tục ngữ nói về phẩm chất đạo đức truyền thống của con
người Việt Nam từ ngàn đời xưa đến nay nên chủ ngữ bị khuyết ở đây có tính
chất nhân xưng chung. Tương tự như vậy, ví dụ (19) là câu khuyên răn con
người về cách sống, cách đối nhân xử thế nên chủ ngữ khuyết trong câu có tính
chất nhân xưng bất định.
e. Câu ngôn hành (ngữ vi) dùng chúc tụng, cầu mong, chào.
“Có thể định nghĩa câu ngôn hành (ngữ vị) là câu mà hành động cần thực

hiện của người nói cũng chính là cái câu người ấy phát ra trong lúc đó. Chẳng
hạn với câu “Tôi chúc chị sinh con mẹ tròn con vuông” thì hành động “chúc”
cũng chính là câu chúc của người nói”.[ 8,194]
Ví dụ về câu ngôn hành khuyết chủ ngữ:
(20) “Kính chào quý ngài!”
Trong ví dụ này, chủ ngữ không được nêu ra nhưng ta có thể hiểu đó là
người phát ra câu chào.
Hay ví dụ:
(21) “Chào các cụ. Tôi xin vô phép…” (Nam Cao)
Câu nói “Chào các cụ!” ở ví dụ (21) của nhân vật ông Cửu đã thực hiện
luôn hành động chào ngay tại thời điểm nói. Dù câu nói không có chủ ngữ
nhưng ta vẫn hiểu chủ ngữ ở đây là người phát ra câu nói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
g. Câu chuyển ý
Trong giao tiếp, khi cần chuyển ý, người nói có thể dùng câu khuyết chủ
ngữ mà ai cũng nhận ra ngay là chủ ngữ chỉ người đang nói. Ví dụ:
(22) “Xin báo cáo với Quốc hội và đồng chí đồng bào phần thứ hai:
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014-
2015.”(Nguyễn Tấn Dũng)
(23) “Xin kể với bạn đọc một câu chuyện nữa.” (Báo Hạnh phúc gia đình)
Trong ví dụ (22) và (23), chủ ngữ của câu đã được ẩn đi nhưng người
nghe vẫn xác định được chủ ngữ của câu chính là người đang nói.
h. Khi nói một mình
“Khi người ta tự nói với mình về bản thân hay về ai, về cái gì, thường
đối với người nói, vật là chủ ngữ của câu đã rõ, nên người ta hay dùng câu
khuyết chủ ngữ”. [195] Ví dụ:
(24) “Hắn nhăn nhó, đứng tần ngần một lát. Đi đâu mà ăn bây giờ?”

(Nam Cao)
Ở ví dụ này, chủ ngữ chính là người nói. Người nói đang phân vân,
lưỡng lự không biết nên đi đâu và người nói tự nói với mình.
Hay ví dụ:
(25) “Thế mà đã đi rồi!”
Trong ví dụ này, chủ ngữ có thể là người đang chờ người nói đến nhưng
đã đi khỏi nơi hẹn. Người nói đã đến muộn và tự nói với mình câu này.
i. Câu có bộ phận vị ngữ là những động từ nói năng, nhận biết, cảm nghĩ
như: nói, cho rằng, nghĩ, trông thấy, trông, xem…
Trong nhiều trường hợp, những câu chứa các động từ nói năng, nhận
biết, cảm nghĩ như nói, cho rằng, nghĩ, trông thấy… làm vị ngữ và nói về
những sự kiện có tính chất chung, không cần nêu chủ ngữ xác định thì người ta
cũng dùng câu khuyết chủ ngữ. Ví dụ:
(26) “Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi
không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên,
bốc lên mãi.” (Nắng trưa - Băng Sơn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Ở ví dụ (26) chủ ngữ của câu dưới bậc có tính chất không xác đinh nên
bị khuyết đi. Ta có thể hiểu chủ ngữ trong câu nay là tác giả hay bất kì một
người đọc nào cũng có thể hóa thân thành chủ ngữ trong câu văn trên thông qua
ngòi bút miêu tả sinh động của tác giả.
Hay ví dụ:
(27) “Thành thử bà chỉ dám mua cho ông cỗ áo quan có non ba đồng. Rõ
nghĩ mà thương!” (Nam Cao)
Câu dưới bậc “Rõ nghĩ mà thương!” là câu nói của nhân vật người vợ
khi nghĩ đến cỗ áo quan của chồng. Chủ ngữ trong câu đã bị khuyết đi nhưng ta
vẫn có thể hiểu đó là người vợ.

k. Câu liệt kê sự việc
Khi liệt kê sự việc, người ta cũng dùng kiểu câu khuyết chủ ngữ, chủ ngữ
ở đây hoặc không cần xác định (có tính chất chung) hoặc rất dễ xác định. Ví dụ:
(28) “Vì vậy, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi
trường trên quan điểm phát triển bền vững của Đảng và chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: Phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường
trên cơ sở đởi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với
thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi
trường với phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba: Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí
tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; quy hoạch sử
dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015.”
(Nguyễn Xuân Thành -Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường,
Bộ Công an)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
l. Câu nêu sự kiện
Trên báo chí, khi nêu một sự kiện nào đấy, người ta thường dùng câu
đơn khuyết chủ ngữ. Những câu này thường bắt đầu bằng thành phần phụ chỉ
không gian và thời gian với một nòng cốt câu chỉ chứa vị ngữ chỉ hành động
mà không nêu chủ ngữ. Diệp Quang Ban gọi đây là các “câu nêu sự kiện”.
Ví dụ:
(29) “Sáng nay, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) khai mạc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI với sự tham dự của gần 1400 đại
biểu.” (Báo Lao động)

1.3.1.2. Câu đơn ẩn chủ ngữ
“Câu đơn ẩn chủ ngữ là kiểu câu đơn hai thành phần, trong đó từ là chủ
ngữ không được nêu ra, nhưng vật mà từ đó biểu thị đã được nhắc đến (y
nguyên hoặc dưới một hình thức khác) ở phần từ ngữ đứng trước hoặc sẽ được
nhắc đến ở phần từ ngữ đứng sau”.[ 8,196]
Chủ ngữ có thể nhận ra nhờ hoàn cảnh từ ngữ xung quanh như thế này là
chủ ngữ ẩn. Ví dụ:
(30) “Đức ngần ngại không biết nên ngồi xuống hay cúi lặt một củ khoai
rồi đứng mà ăn thôi. Nhi bảo hắn:
- Anh ngồi xuống đây. Vừa uống nước vừa nghỉ ngơi, đi đâu mà vội. Đi
là thuê tiền nào của ấy cũng chẳng tội gì mà tham việc lắm khổ thân mình
mà lại ai thương” (Nam Cao)
Trong ví dụ (30), chủ ngữ ẩn trong các câu “Vừa uống nước vừa nghỉ
ngơi, đi đâu mà vội. Đi là thuê tiền nào của ấy cũng chẳng tội gì mà tham việc
lắm khổ thân mình mà lại ai thương” là nhân vật Đức. Ta nhận ra điều này là
nhờ có câu “Anh ngồi xuống đây” ngay trước các câu dưới bậc.
Hay ví dụ:
(31) “Song, tận hôm thứ ba, là ngày ông chắc cụ Hường hết số, mà ông
cũng chẳng được tin tức gì mừng hơn. Thế là ông đâm lo. Lo lắng rằng người
nhà ông không là việc đến nơi đến chốn.” (Một tin buồn - Nguyễn Công Hoan).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Ở ví dụ (31) chủ ngữ của câu dưới bậc “Lo lắng rằng người nhà ông
không là việc đến nơi đến chốn.” đã được ẩn đi nhưng ta vẫn biết được chủ ngữ
là nhân vật ông Bảo Sơn trong truyện ngắn “Một tin buồn” của nhà văn Nguyễn
Công Hoan. Điều này được nhận ra nhờ có câu ngay trước câu dưới bậc “Thế là
ông đâm lo”.
Hoặc ví dụ:

(32) “ Hình tất tả chạy đi tìm Tại. Để đòi cái giỏ gà” (Tô Hoài)
Trong ví dụ (32) nhờ có câu liền kề phía trước “Hình tất tả chạy đi tìm
Tại.” mà ta biết được chủ ngữ ẩn trong câu dưới bậc “Để đòi cái giỏ gà” là
nhân vật Hình.
Một ví dụ khác:
(33) “ Bộ đội đói. Mỏi. Buồn ngủ. Ngứa ngáy.” (Sống mãi với thủ đô -
Nguyễn Huy Tưởng)
Các câu dưới bậc “Mỏi”, “Buồn ngủ”, “Ngứa ngáy” trong ví dụ (33)
đều ẩn chủ ngữ nhưng nhờ có câu đi trước đó là “Bộ đội đói” mà ta vẫn có thể
xác định được chủ ngữ ở đây là các anh bộ đội đang hành quân trong rừng.
Ví dụ:
(34) “ Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng
chẳng được ăn no nữa.” (Nam Cao)
Ở ví dụ này, chủ ngữ của câu dưới bậc “Mà cũng chẳng được ăn no
nữa.” được ẩn đi nhưng ta vẫn biết được chủ ngữ là các em Điền nhờ có câu
trước đó “Các em Điền không được đi học”.
1.3.2. Câu đơn dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời
“Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâ thời là những câu dưới bậc vốn tương
đương với chủ ngữ, hoặc chỉ tương đương với thành phần phụ của từ trong câu
lân cận hữu quan, nếu ta sáp nhập vào câu lân cận đó”.[ 8,197]
Căn cứ vào khả năng này chúng ta có 3 kiểu nhỏ chủ yếu sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
1.3.2.1.Câu dưới bậc tương đương với chủ ngữ
Câu dưới bậc kiểu này nếu xét về cấu trúc thì chỉ có thành phần chủ ngữ
nhưng ta có thể xác định được thành phần vị ngữ nhờ các câu lân cận với nó.
Ví dụ:
(35) “Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cƣời” (Nam Cao)

Ở ví dụ (35) câu dưới bậc “Cả tiếng cười” có chức năng tương đương với
chủ ngữ. Tuy vị ngữ của câu này đã lược bỏ nhưng nhờ câu đi trước nó “Tiếng
hát ngừng” mà ta vẫn hiểu vị ngữ của câu dưới bậc cũng giống như câu trước.
1.3.2.2. Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu
Ví dụ:
(36) “Hẳn đã gần sáng. Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau suốt đêm đã
im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Minh Châu)
(37) “Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé
ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.” ( Trời vào thu - Nguyễn Trọng Tạo)
“Hẳn đã gần sáng”và “Mùa thu” là câu dưới bậc tương đương với
thành phần trạng ngữ. Nó vốn là thành phần trạng ngữ của câu đi sau nhưng
được tách ra thành một câu khác.
Hay ví dụ:
(38) “Một hôm, Tuân ra cánh đồng trở về gặp Mai trước cổng nhà. Thấy
Tuân, Mai e lệ, má đỏ bừng, nghiêng chiếc nón che ngang mặt. Tuân dừng lại,
không biết nói gì. Một lát yên lặng. Rồi Mai quay đi.” (Đêm sáng trăng -
Thạch Lam).
Hoặc ví dụ:
(39) “Buổi chiều. Diên sang nhà Mai, thấy nàng vừa mới đi làm về.
Chàng đến gần Mai, không dám nhìn nàng, chỉ bảo:
- Cô Mai, cô ra đây tôi có câu chuyện muốn nói.” (Thạch Lam)
“Buổi chiều” cũng là câu dưới bậc tương đương với thành phần trạng
ngữ. Đáng lí nó là bộ phận trạng ngữ của câu Diên sang nhà Mai, thấy nàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
vừa mới đi làm về. Chàng đến gần Mai, không dám nhìn nàng, chỉ bảo nhưng
cũng được tách ra thành câu riêng biệt.
Hiểu liên ngữ là thứ thành phần phụ của câu dùng để liên kết 2 câu

đứng gần nhau, ta cũng gặp câu dưới bậc tương đương với liên ngữ như ở ví
dụ sau đây:
(40) “Diên muốn nắm lấy một người thợ đàn bà mà hỏi, nhưng lại không
dám. Vả lại. Diên sợ hỏi người ta thế, Mai biết sẽ không bằng lòng. (Trong
bóng tối buổi chiều - Thạch Lam)
1.3.2.3. Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ
Ví dụ:
(41) “12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có
ngƣời. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật.” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn
Minh Châu)
Ở ví dụ (41), hai câu dưới bậc “Không có người” và “Hoàn toàn thế giới
tĩnh vật” có chức năng tương đương thành phần định ngữ. Nếu ghép với câu
trước thì nó bổ sung ý nghĩa cho cụm danh từ “bức ảnh nghệ thuật”.
Hay:
(42) “Họ sắp là vợ chồng. Vợ chồng thật.” (Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ - Nguyễn Nhật Ánh)
Trong ví dụ (42), câu dưới bậc “Vợ chồng thật.” cũng có chức năng
tương đương với thành phần định ngữ. Nếu ghép với câu trước nó bổ nghĩa cho
danh từ “vợ chồng”.
Ví dụ:
(43) “- A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám mà bu bảo chè”
(Nam Cao)
Trong ví dụ (43), câu Không phải chè, cám mà là câu dưới bậc tương
đương với thành phần bổ ngữ. Nếu sáp nhập vào câu trước, câu này sẽ bổ sung
ý nghĩa cho động từ “biết”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

18
1.4. Hƣớng liên kết của câu dƣới bậc

Như đã nói, câu dưới bậc tự thân nó không có tính tự lập về ngữ pháp và
ngữ nghĩa. Muốn tồn tại, câu dưới bậc phải liên kết với câu lân cận hữu quan.
Tính chất gắn bó của câu này với câu khác nói chung trong một tổ chức ngôn
ngữ lớn hơn câu được gọi là tính liên kết.
Liên kết là một tính chất quan trọng trong một chuỗi lời nói hay một văn
bản, nó tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu. Tính liên kết được thể hiện
ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Về nội dung, đó là sự thống nhất nội
dung chủ đề được nói đến. Về hình thức, đó là sự hoàn chỉnh trong cấu trúc
cũng như trật tự sắp xếp hợp lý của các câu.
Có nhiều biểu hiện của tính liên kết.
Thứ nhất: Nó được biểu hiện tường minh bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Thứ hai: Nó có thể không được biểu hiện tường minh, nghĩa là chỉ được
thực hiện qua nội dung ý nghĩa và trật tự sắp xếp của các câu.
Diệp Quang Ban đã chỉ ra 3 hướng liên kết của câu dưới bậc như sau:
- Liên kết hướng lùi (hay còn gọi là hồi cố) là mối liên hệ ý của câu
sau với câu trước nó, ngược với hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về
quá khứ.
- Liên kết hướng tới (dự báo) là mối liên hệ ý của câu đứng trước với câu
đứng đằng sau nó thuận theo hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về
tương lai.
- Liên kết hai hướng (song phương) là mối liên hệ ý của câu đứng giữa
cùng một lúc với câu đứng trước nó (hướng lùi) và câu đứng sau nó (hướng tới).
Sau đây chúng tôi sẽ nêu một số ví dụ về 3 mối liên kết này của câu dưới
bậc với câu lân cận hữu quan.
1.4.1. Câu dưới bậc hướng lùi
Ví dụ:
(44) “Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy
hạt mưa.” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

×