Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.24 KB, 28 trang )

So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong
tiếng Hàn và tiếng Việt


Nguyễn Thị Thanh Hoa

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 603150
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt: tập
trung phân tích các khái niệm về đoản ngữ, cụm động từ nói chung và đoản ngữ, cụm động từ
trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng
Việt: đi sâu tìm hiểu cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn, tiếng. Nêu bật những điểm giống và
khác nhau trong cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn với tiếng Việt, bên cạnh đó đề cập đến một
số vấn đề cần lưu ý cho người học khi thực hành hai ngôn ngữ trên.
Keywords: Châu Á học; Động từ; Tiếng Hàn; Tiếng Việt; Cụm động từ
Content:





MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa của luận văn 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3


4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1. Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ 9
1.1.2.1. Quan hệ đẳng lập 9
1.1.2.2. Quan hệ chính – phụ 11
1.1.2.3. Quan hệ chủ - vị 14
1.2. Khái niệm đoản ngữ 15
1.3. Khái niệm cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt 19
1.3.1. Cụm động từ trong tiếng Hàn 21
1.3.2. Cụm động từ trong tiếng Việt 23
1.4. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ và nghiên cứu đối chiếu tiếng
Hàn – tiếng Việt 24
1.4.1. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ 24
1.4.2. Nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt 26
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN
VÀ TIẾNG VIỆT 30
2.1. Cụm động từ tiếng Hàn 30
2.1.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm
động từ tiếng Hàn 32
2.1.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Hàn 33
2.1.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Hàn 34
2.1.3.1. Thành tố phụ là từ 34
2.1.3.2. Thành tố phụ là phụ tố 39
2.2. Cụm động từ tiếng Việt 51
2.2.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm
động từ tiếng Việt 51
2.2.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Việt 56

2.2.2.1. Thành tố chính là một động từ. 56
2.2.2.2. Thành tố chính là hai hoặc hơn hai động từ. 58
2.2.2.3. Thành tố chính là một kết cấu khứ hồi 59
2.2.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt 60
2.2.3.1. Thành tố phụ trước 60
2.2.3.2. Thành tố phụ sau 62
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ
TIẾNG VIỆT 69
3.1. Những nét tương đồng và dị biệt về cấu trúc chung 69
3.1.1. Điểm tương đồng 69
3.1.2. Điểm dị biệt 69
3.2. Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ 71
3.2.1. Điểm tương đồng 71
3.2.2. Điểm dị biệt 72
3.3. Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố phụ trước 74
3.3.1. Điểm tương đồng 74
3.3.2. Điểm dị biệt 75
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ
TIẾNG VIỆT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu hướng giao lưu và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì nghiên cứu so
sánh đối chiếu các ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau đang trở thành một vấn đề cần thiết. “Trong
thời đại của cách mạng Khoa học kỹ thuật, thời đại của các dân tộc trên thế giới nói bằng các thứ tiếng
khác nhau đi vào cuộc giao lưu tiếp xúc ngày càng nhiều với những hình thức phong phú, đa dạng thì
rõ ràng việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ là cực kỳ cấp bách” (18; 20). Trong khi, các công trình
nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác đã đạt được những thành tựu đáng kể thì việc

nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hàn lại còn khá khiêm tốn. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên,
việc so sánh đối chiếu tiếng Hàn với tiếng Việt nói chung, so sánh đối chiếu cụm động từ trong tiếng
Hàn và tiếng Việt nói riêng sẽ có ý nghĩa rất lớn. Đối với những người học tập, nghiên cứu về Việt
Nam và Hàn Quốc thì việc hiểu được một số điểm giống, khác nhau cơ bản giữa cụm động từ giữa
tiếng Hàn – tiếng Việt sẽ là một thuận lợi. Nhìn nhận những điểm giống và khác giữa hai ngôn ngữ
một cách có hệ thống sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn. Theo đó, việc sử dụng tiếng
nước ngoài cũng sẽ dễ dàng hơn. Quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên các phương diện kinh tế,
văn hóa, xã hội đã và đang phát triển rất nhanh với một tương lai mở rộng và tươi sáng. Hàn Quốc
đang là quốc gia nằm trong top đứng đầu về đầu tư ở Việt Nam, cơ hội tìm được việc làm tốt trong các
công ty Hàn Quốc hoặc công ty du lịch rất cao nếu bạn làm chủ được tiếng Hàn. Tại Việt Nam, các
trường Đại học cũng như các trung tâm có đào tạo tiếng Hàn ngày càng được mở rộng và thu hút
người học với số lượng tăng qua mỗi năm. Tình hình đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu giữa hai
ngôn ngữ Hàn – Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và dị biệt để khắc phục những lỗi chuyển di tiêu
cực cho người sử dụng. Và đặc biệt, hiện nay, người Việt học tiếng Hàn và những người Hàn học tiếng
Việt đang gặp phải một số vấn đề khó khăn đó là trên thực tế họ thuộc và viết được rất nhiều từ mới
nhưng khi sử dụng những từ đó để nói hoặc viết thành một câu hoàn chỉnh thì đôi khi vẫn gặp một số
lỗi sai.
Đó chính là lý do chọn đề tài luận văn của chúng tôi.
Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt
sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn và tiếng Việt như là một
ngoại ngữ cho mọi người quan tâm.
2. Ý nghĩa của luận văn
2.1. Về mặt lý luận
Trật tự từ là vấn đề quan trọng của cấu trúc ngữ pháp và là một trong những phương thức ngữ
pháp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên việc đối chiếu giữa hai ngôn
ngữ Hàn – Việt trong lĩnh vực này còn chưa được đề cập đến nhiều, và chưa mang tính chất hệ thống.
Bởi vậy nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp làm sáng tỏ những
đặc điểm loại hình của tiếng Hàn và tiếng Việt – hai ngôn ngữ mang tính phân tích ở những mức độ
khác nhau.
2.2. Về mặt thực tiễn

Thông qua việc đối chiếu hai ngôn ngữ về trật tự từ, chủ yếu trên bình diện cấu trúc và một
phần trên bình diện ngữ nghĩa của các thành tố trong động ngữ, chúng tôi mong muốn góp phần vào
việc đào tạo tiếng Hàn cũng như đào tạo tiếng Việt như một ngoại ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trật tự từ trong cụm động từ của hai ngôn ngữ tiếng Hàn
và tiếng Việt.
Trong khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ mô tả và xây dựng mô hình cụm động từ của mỗi ngôn ngữ,
đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu những mô hình cấu trúc đó, các thành tố cấu tạo nên mô hình đó,
tìm hiểu sự biến đổi cấu trúc sẽ dẫn đến sự biến đổi về ý nghĩa như thế nào và cuối cùng sẽ đưa ra
những nhận xét trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đạt được.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thuộc loại nghiên cứu miêu tả và so sánh đối chiếu, do vậy, luận văn sử dụng các
phương pháp chủ yếu dưới đây:
- Phương pháp phân tích thành tố: Để phân tích cấu tạo của cụm động từ trong hai ngôn ngữ.
- Phương pháp miêu tả: Được dùng để miêu tả đặc điểm, cấu tạo cụm động từ trong hai ngôn ngữ.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Được dùng để tìm ra những điểm giống và khác biệt trong cấu
trúc cụm động từ của hai ngôn ngữ.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số tài liệu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới
cũng như các nhà Việt ngữ học. Đồng thời, chúng tôi cũng trích dẫn những ví dụ minh họa từ các tác
phẩm văn học bằng bản ngữ của các tác giả Hàn Quốc, Việt Nam.
Một điều nữa cần giới thiệu đó là khi dịch các ví dụ minh họa từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và
ngược lại, chúng tôi dịch đúng và sát nghĩa chứ không chú ý đến việc diễn đạt trau chuốt câu chữ theo
lối văn dịch nhằm mục đích tìm ra những điểm giống và khác nhau về trật tự từ trong cấu trúc cụm
động từ giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Trong chương 1, chúng tôi
nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Nội dung của chương này tập trung phân tích các khái niệm về đoản ngữ,
cụm động từ nói chung và đoản ngữ, cụm động từ trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu
cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt là nội dung chính của chương 2. Trong chương này,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn, tiếng Việt để làm cơ sở cho phần so

sánh đối chiếu được trình bày ở chương 3. Chương 3 nêu bật những điểm giống và khác nhau trong
cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn với tiếng Việt, bên cạnh đó đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý
cho người học khi thực hành hai ngôn ngữ trên.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ
Trong những ngôn từ hay văn bản gồm hai câu trở lên, giữa câu này với câu kia có thể có nhiều mối
quan hệ về đề tài, về ý tứ, nhưng không thể có những mối quan hệ ngữ pháp” (8; 12). Nhiều nhà
ngôn ngữ học khi nghiên cứu về quan hệ ngữ pháp cũng quan niệm đó là “quan hệ hình tuyến giữa
các từ tạo ra những tổ hợp từ” (5; 253) hoặc là “quan hệ giữa các thành tố của cụm từ và quan hệ
giữa các thành phần câu” (20; 199). Chúng còn được gọi là quan hệ cú pháp hay quan hệ cú pháp
học và được quan niệm gồm ba kiểu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ-vị.
Các nhà nghiên cứu cho rằng quan hệ ngữ pháp trong từ được gọi là “quan hệ từ pháp”. Quan hệ
giữa các từ hoặc giữa các cụm từ trong câu được gọi là “quan hệ cú pháp”. (23; 90).
“Ngữ pháp” ở đây được hiểu là toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ để tạo ra câu nói và ngữ
pháp học có nhiệm vụ nghiên cứu chức năng của các từ trong cấu trúc của câu.
1.1.1. Khái niệm
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của
các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư
duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Toàn bộ hoạt động của
hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (hay trục ngang) và trục liên tưởng
(hay trục dọc). Hơn nữa trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa của các mối quan hệ của nó đối
với những đơn vị khác.
Như vậy, “quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng
được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất
một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn”. (5; 253)
Để hiểu rõ hơn về quan hệ ngữ pháp, chúng ta cần tìm hiểu từng mối quan hệ. Đó là mối quan
hệ trên trục liên tưởng và mối quan hệ trên trục tuyến tính.
a) Mối quan hệ trên trục liên tưởng (còn gọi là mối quan hệ trên trục dọc hoặc trục đối vị) là
mối quan hệ xác định giá trị tự thân của từng đơn vị.

b) Mối quan hệ trên trục hình tuyến (trước – sau) (còn gọi là trục ngang) là mối quan hệ xác
định chức năng của đơn vị.
1.1.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ
Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng nhưng có thể được phân loại thành ba kiểu chính. Đó
là quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ chủ - vị.
1.2. Khái niệm đoản ngữ
“Đoản ngữ” là một trong những đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp, tần số sử dụng cao, đặc
biệt là đoản ngữ đẳng lập, kết cấu nội tại của chúng có tính cân xứng. Trong tiếng Việt, thuật ngữ này
lần đầu tiên đã được Nguyễn Tài Cẩn sử dụng để miêu tả cấu trúc của danh ngữ tiếng Việt. Ông cho
rằng đoản ngữ là một loại tổ hợp tự do, kết hợp theo quan hệ chính phụ bao gồm một trung tâm nối
liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ. (2; 148). Ví dụ: “Sách hay”. Đây là trường hợp có
một trung tâm đứng làm nòng cốt và bên cạnh ghép thêm một hay một vài thành tố có vai trò thứ yếu,
dùng để bổ sung cho trung tâm.
1.3. Khái niệm cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt
Cụm động từ là một nhóm từ được tổ chức theo quan hệ ngữ pháp chính phụ mà động từ giữ
chức năng là thành tố chính, thành tố trung tâm. Cấu trúc cơ bản của cụm động từ bao gồm: phần phụ
trước, phần trung tâm và phần phụ sau. Ở phần trung tâm có thể gặp một động từ hoặc những tổ hợp
gồm nhiều động từ. Các thành tố phụ của động từ có thể chia thành hai loại: thành tố phụ là từ và
thành tố phụ là phụ tố. Về cơ bản, phần phụ trước của cụm động từ có tác dụng định tính mối quan hệ
về thời gian, trạng thái của hành động nêu ở động từ thành tố chính. Phần phụ sau có tác dụng mở rộng
nội dung từ vựng của động từ - thành tố chính.
1.3.1. Cụm động từ trong tiếng Hàn
Tác giả Ahn Kyong Hwan trong “Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt” (한국어
어순 베트남어와의 비교) cho rằng “mỗi động từ tiếng Hàn, khi giữ chức năng là thành tố chính kết
hợp với một hay một số thành tố phụ để cấu tạo nên động ngữ, thường mang thêm ở sau nó những phụ
tố hình thái có giá trị cấu tạo dạng thức của động từ”. (10; 56)
1.3.2. Cụm động từ trong tiếng Việt
Như chúng ta đã biết, động từ là một từ loại rất có khả năng kèm thêm những thành tố phụ để
phát triển thành đoản ngữ.
Loại đoản ngữ có động từ làm trung tâm như thế gọi là động ngữ. Đoản ngữ có động từ làm

trung tâm còn được gọi là cụm động từ (hay động ngữ). Vậy cụm động từ tiếng Việt là loại cụm chính
phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách
thức, mức độ, thời gian, địa điểm cho động từ trung tâm đó.
1.4. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ và nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn – tiếng Việt
1.4.1. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ
Đối chiếu các ngôn ngữ cho khả năng xác định không chỉ các dữ kiện và hiện tượng có các
chức năng tương tự trong các ngôn ngữ được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ
thống theo chức năng. Ví dụ, khi đề cập đến hệ thống các phương tiện mang nghĩa chỉ hành động, có
thể nói rằng trong tiếng Anh tiếp tố “-er” chắc chắn là hạt nhân của hệ thống chức năng các phương
tiện tạo ra danh từ chỉ vật mang hành động, hơn nữa, tiếp tố này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo
lập các danh từ trên cơ sở một động từ bất kỳ. Trong tiếng Việt, nhân tố được dùng để tạo từ chỉ người
hành động thường là từ riêng biệt và được gọi là từ tố, ví dụ “viên” trong các từ “nhân viên, sinh viên,
viên chức” Trong tiếng Hàn, các từ chỉ nơi chốn, địa điểm rộng có sức chứa lớn thường có từ “장 –
jang - trường” “공장 – kongjang - công trường/ nhà máy, “광장 – kwangjang - quảng trường”, “시장
– sijang - thị trường/chợ”, “정류장 – jeongryujang - điểm dừng xe”, “운동장 – undongjang - sân vận
động”, “경기장 – kyongkijang - nơi thi đấu”, “수영장 – suyongjang - bể bơi”
Trong phân tích đối chiếu ngôn ngữ, các hiện tượng ngôn ngữ càng giống nhau thì càng có
nhiều tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ được đối chiếu. Ví dụ, khi đối chiếu tiếng
Việt với tiếng Hán hoặc với tiếng Thái thì mức độ giống nhau nhiều hơn là đối chiếu tiếng Việt với
tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Bungari. Trong trường hợp đối chiếu các ngôn ngữ rất khác nhau về
loại hình thì sẽ tìm thấy nhiều điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ. Sự khác nhau
này có tính hệ thống, khái quát (ví dụ, thanh điệu trong tiếng Việt, cách trong tiếng Nga ). Nếu đối
chiếu tiếng Việt với tiếng Hàn sẽ tìm thấy nhiều điểm không tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa.
1.4.2. Nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt
Tiếng Hàn thuộc loại ngôn ngữ chắp dính, biến đối hình thái và có hệ thống cấu trúc ngữ pháp
khác biệt gần như hoàn toàn so với tiếng Việt – một ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập,
không biến đổi hình thái. Chính vì vậy, không dễ để có thể đi sâu vào nghiên cứu đối chiếu giữa hai
ngôn ngữ này về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên có một điểm chung giữa hai thứ tiếng này, đó là tỷ lệ từ
vựng vay mượn từ tiếng Hán tương đối cao. Ví dụ: 문화 (munhwa – văn hóa), 학생 (hakseng – học
sinh), 생일 (sengil – sinh nhật), 이동 (idong – di động) Đây chính là một trong những thuận lợi đối

với những người Việt học tiếng Hàn cũng như một mảng khai thác khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên
cứu đối chiếu ngôn ngữ hai nước.
Từ khi tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam, đã có một số bài viết, nghiên cứu phân
tích đối chiếu các vấn đề liên quan đến hai ngôn ngữ Hàn – Việt. Trong “Bước đầu nghiên cứu về từ
tỉnh lược trong tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt”, tác giả Trần Thị Hường đề cập đến nội dung khái
quát nhất về khái niệm từ tỉnh lược (wan – gok – eo) của tiếng Hàn qua đó quy chiếu sang tiếng Việt.
Theo Jo Hye sun (Giải thích về mặt ngữ dụng học của cách diễn đạt tỉnh lược) có thể chia từ tỉnh lược
(wan – gok – eo – peop) (완국어법) thành hai loại thuộc hai bình diện chính. Thứ nhất, đó là phép nói
tỉnh lược thuộc bình diện từ vựng học, là cái được đề xuất dưới dạng mục lục được hạn chế mang tính
so sánh. Thứ hai, đó là cách diễn đạt phép nói tỉnh lược thuộc bình diện ngữ dụng hay phong cách, tức
là khái niệm mang tính chất của ngữ dụng học có thể xuất hiện một cách đa dạng tùy vào ngữ cảnh. (9;
45). Tác giả Trần Văn Tiếng cũng bàn “về hiện tượng tương đương về nghĩa trong tục ngữ tiếng Hàn
và tiếng Việt”. Sự tương đương về nghĩa trong tục ngữ Hàn cũng như trong tục ngữ Việt ở góc độ
logic – ngữ nghĩa thực chất là những biến thể của một cấu trúc logic – ngữ nghĩa. Tục ngữ tiếng Hàn
và tục ngữ tiếng Việt sử dụng nhiều từ ngữ biểu trưng phản ánh ý thức, quan điểm sống, cách suy nghĩ,
tâm lý, văn hóa dân tộc trong từng vấn đề của cuộc sống. Ngoài ra nghiên cứu cũng phát hiện những
câu tục có nghĩa tương đương thường thuộc các phạm trù liên quan đến con người (như con người
trong mối quan hệ với đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần và phạm trù chung cho
mọi đối tượng. Ở những phạm trù này, đa số những câu tục ngữ đều có nghĩa bóng.
Việc phân tích, so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt cũng là đề tài của rất
nhiều sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học. Khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu những khó
khăn trong việc học tiếng Hàn – nhìn từ góc độ loại hình ngôn ngữ” của Nguyễn Đông Thục đã phân
tích, so sánh đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ loại, cấu trúc ngữ pháp để
từ đó rút ra những khó khăn mà người Việt thường mắc phải trong việc học tiếng Hàn. (19; 27). Tác
giả Đào Hoài Thu với luận văn thạc sỹ “Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc
độ ngôn ngữ và văn hóa” (1/2012) đã chỉ ra rằng “Từ chỉ quan hệ họ hàng là một bộ phận từ vựng
đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ. Những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ
thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa – giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện
phần nào chiều sâu văn hóa của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ đó”. Nghiên cứu nhằm tìm
ra những tương đồng, dị biệt về cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng

trong tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, giúp tìm ra con
đường ngắn nhất để tiếp cận với lối tư duy, cách diễn đạt và ứng xử có văn hóa của người bản
ngữ.
Chương 2: CẤU TẠO CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Cụm động từ tiếng Hàn
Mỗi động từ tiếng Hàn, khi giữ chức năng là thành tố chính kết hợp với một hay một số thành
tố phụ để cấu tạo nên động ngữ, thường mang thêm ở sau nó những phụ tố hình thái có giá trị cấu tạo
dạng thức của động từ.
2.1.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng
Hàn
Như đã trình bày ở phần nội dung chương 1 về “Khái niệm cụm động từ tiếng Hàn”, chúng ta
thấy rằng cụm động từ tiếng Hàn là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, giữa các thành tố có
quan hệ chính phụ, và thành tố chính là động từ. Cấu trúc của cụm động từ tiếng Hàn gồm 2 phần:
thành tố phụ và thành tố trung tâm. Thành tố phụ do các phó từ, thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số
từ, đại từ) đảm nhiệm. Thành tố trung tâm do động từ chính đảm nhiệm. Tiếng Hàn không giống như
tiếng Anh, tiếng Việt,… có cấu trúc cụm động từ bao gồm 3 phần là thành tố phụ trước, thành tố trung
tâm và thành tố phụ sau nên trong cụm động từ thường có dạng đầy đủ và không đầy đủ. Tác giả Ahn
Kyong Hwan (Hàn Quốc) cho rằng trong tiếng Hàn do động từ chính luôn đứng ở cuối cùng của cụm
động từ nên cấu trúc của cụm động từ chỉ có thành tố phụ trước và thành tố trung tâm.
Như vậy, chúng ta có thể khái quát cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn có trật tự như sau:
Thành tố phụ + Thành tố trung tâm.





(이학생은)
책을
날마다
학교에서

열심히
읽는다.
(I - haksengun)
chekul)
(nalmata)
(hakkyoyeseo)
(yolsimhi)
(iknunta).
[(Này- sinh viên)un
sách)ul
(mỗi ngày)
(ở trường)
(chăm chỉ)
(đọc)nunta.
[(Sinh viên này) đọc sách chăm chỉ mỗi ngày ở trường].
Cụm động từ
Thành tố phụ
Thành tố trung tâm
Trong cụm động từ này của tiếng Hàn, “책을 날마다 학교에서 열심히” (“chekul namata
hakkyoyeseo yolsimhi  sách – hàng ngày - ở trường – chăm chỉ”) là thành tố phụ, “읽는다”
(“iknunta  đọc”) là thành tố chính bao gồm từ gốc “읽” (“ik  đọc”) với phụ tố tình thái “는” (“nun
 phụ tố chỉ thời hiện tại tiếp diễn”) và phụ tố chức năng “다” (“ta  phụ tố chỉ vị ngữ tính”) đều
đứng sau từ gốc động từ. Tất cả các thành tố phụ của cụm động từ đều đặt trước thành tố trung tâm.
2.1.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Hàn
Trong “Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt”, Ahn Kyong Hwan nhận định rằng
“Cấu trúc cú pháp của cụm động từ tiếng Hàn như sau: động từ giữ vai trò là thành tố trung tâm –
thành tố chính đứng ở cuối động ngữ, tất cả các thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố trung tâm. Như
vây, trong tiếng Hàn, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ tương đối dễ dàng”. (10; 60).
Ví dụ:
나는

영어
말하기를
공부하고
싶다.
(nanun
yongeo
malhakirul
kongpuhako
sipta).
[Tôi(nun)
tiếng Anh
việc nói(rul)
học
muốn(ta)].
(Tôi muốn học nói tiếng Anh).
Trong ví dụ trên, vị ngữ của câu là một cụm động từ do động từ “muốn” (싶다) làm thành tố
trung tâm. Có thể hình dung cấu trúc cú pháp của cụm động từ đấy qua sơ đồ dưới đây:
영어
말하기를
공부하고
싶다.
(Yongeo
malhakirul
kongpuhako
sipta).
[tiếng Anh
việc nói (rul)
học
muốn].





[Muốn học nói tiếng Anh]
2.1.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Hàn
Như trên đã nói, cụm động từ tiếng Hàn bao gồm thành tố trung tâm đứng ở cuối câu, còn tất cả
các thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố trung tâm.
2.1.3.1. Thành tố phụ là từ
A. Thành tố phụ là thực từ
Trong cụm động từ tiếng Hàn và cụm động từ tiếng Việt, các loại thực từ (danh từ, động từ,
tính từ, số từ, đại từ) đều có thể làm thành tố phụ diễn đạt các ý biểu thị nơi chốn, thời gian, cách thức,
phương tiện, phương hướng, mục đích, nguyên nhân, kết quả… của hoạt động.
a) Bổ tố
Cụm động từ tiếng Hàn có loại thành tố phụ chỉ xuất hiện theo đòi hỏi riêng của từng tiểu loại
động từ làm thành tố chính. Loại thành tố phụ này luôn đứng trước thành tố chính.
Khi thành tố chính là ngoại động từ thì thành tố phụ chỉ đối tượng do danh từ đảm nhiệm.
b) Trạng tố
Các thành tố phụ là từ đứng làm trạng tố trong cụm động từ tiếng Hàn cũng luôn đứng trước
thành tố trung tâm, và diễn đạt ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng.
Những thành tố phụ này thường do danh từ đảm nhiệm.
B. Thành tố phụ là hư từ
Trong cụm động từ tiếng Hàn, thành tố phụ cũng do phó từ đảm nhiệm và cũng đặt trước động
từ làm thành tố chính.
2.1.3.2. Thành tố phụ là phụ tố
Quan hệ giữa các phụ tố và các căn tố là quan hệ từ pháp trong nội bộ một từ. Như đã trình bày
ở phần nội dung chương 1, ngay trong một từ tiếng Hàn đã xuất hiện cấu trúc chính – phụ bao gồm
một căn tố làm thành phần chính kết hợp với phụ tố hoặc tiểu từ làm thành phần phụ. Và trong cụm từ
chính phụ có động từ làm thành tố chính (động ngữ) chúng ta lại thấy cấu trúc chính – phụ phân chia
cụm động từ thành hai thành phần rõ rệt là thành phần phụ đứng trước và thành phần chính (động từ)
đứng sau. Do đó, khi phân tích thành phần của cụm động từ tiếng Hàn sẽ gặp hai lớp cấu trúc. Một là

cấu trúc của cụm động từ bao gồm thành tố phụ trước và thành tố trung tâm. Trong đó, thành tố phụ
đứng trước động từ làm thành tố trung tâm. Hai là cấu trúc của từng thành tố trong cụm động từ cũng
bao gồm thành tố chính đứng trước và thành tố phụ đứng sau.
A. Phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thời gian
Trong tiếng Hàn không có các phó từ chỉ thời gian “đang, sẽ” mà chỉ có các phụ tố cấu tạo dạng
thức ngữ pháp của động từ biểu thị.
B. Phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thể
Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ tiếng Hàn. Phạm trù này chỉ rõ tình trạng của động
tác, hành vi trong quá trình diễn biến.
Trong tiếng Hàn có các thể sau:
- Thể kết quả (chỉ kết quả hành động)
- Thể chưa hoàn thành (chỉ động tác còn chưa xong)
- Thể hoàn thành (chỉ hành động đã xong)
- Thể chưa thực hiện hay thể không xác định (chỉ hành động chưa được hiện thực hóa)
Trong mỗi thể có những hình vị riêng biểu thị, đó là những hậu tố. Trên phương diện hình thức
có thể gọi chúng là các dấu hiệu thể.
Các thể có thể được diễn đạt trong các câu chính hoặc trong các mệnh đề phụ.
C. Phụ tố biểu thị ý nghĩa tình thái
Tính tình thái biểu thị mối quan hệ giữa một tình huống hay sự việc với điều được nói ra.
Trong tiếng Việt, căn cứ vào cấu trúc câu và ý nghĩa của các từ, ví dụ như: có thể, chắc, cần,
phải, lẽ ra, nếu như… mà ta có thể biết được ý nghĩa tình thái của phần vị ngữ hoặc của toàn câu là gì
(khả năng hay đã được thực hiện, khẳng định hay phủ định, nghi vấn hay mệnh lệnh…). Ví dụ: “Nam
có thể lái được xe oto” là một câu khẳng định biểu thị một khả năng của một chủ thể hành động là lái
xe oto. Trái lại “Nam không thể lái được oto” lại là một câu phủ định khả năng lái xe của chủ thể. Như
vậy, các từ “có thể, được, không thể” cho ta biết tính tình thái của câu.
Trong tiếng Hàn, ý nghĩa tình thái do các phụ tố biểu thị. Sau đây là một số phụ tố và chức
năng của chúng.
2.2.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng
Việt
Như đã biết, cụm động từ là một cụm từ do động từ làm thành tố chính. Hay nói cách khác cụm

động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và
thành tố phụ, và thành tố chính là động từ. Trong tiếng Việt, khi một động từ đứng làm thành tố chính
của cụm động từ thì trước và sau nó có thể có những thành tố phụ. Khả năng kết hợp của động từ tiếng
Việt hết sức đa dạng và phong phú. Các nhà Việt ngữ học đều có chung một quan điểm rằng “ở dạng
đầy đủ nhất, cụm động từ cũng chia làm ba phần: phần giữa dành cho trung tâm và phần đầu, phần
cuối dành cho các thành tố phụ” [2;247]. Các khả năng kết hợp của động từ được khái quát trong cấu
trúc và các ví dụ dưới đây:
Cấu trúc cụm động từ tiếng Việt:





Từ phụ động từ Động từ chính Bổ ngữ Trạng ngữ
(Thành tố bắt buộc)

Thời-thể Tiếp thụ - Bị động
(đã, đang, sẽ) (được, bị, phải)
Chức vụ của cụm động từ trong câu có thể làm vị ngữ, chủ ngữ.
2.2.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt
2.2.3.1. Thành tố phụ trước
Giống như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, động từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong
phú về kiểu loại và tính chất. Tìm ra những khác biệt và đối lập trong nội bộ động từ sẽ giúp chúng ta
hiểu được tác động qua lại giữa động từ trung tâm với các thành tố phụ trước và sau của động ngữ.
Động từ trung tâm quyết định việc thêm bớt các từ thiên về ngữ pháp. Nhìn chung, động từ là loại từ
dùng để chỉ hành động. Hành động thì thường chỉ có thể xảy ra, chứ ít khi có thể tăng lên hoặc giảm
mức độ xuống. Phần lớn động từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ như “hơi”, “lắm”, “rất”,
“quá”. Tuy nhiên, có một số động từ chỉ tính chất/ cảm nghĩ như “lo”, “sợ”, “yêu”, “thích”, “ghét”,
“tin”… lại có khả năng này. Chính vì có sự phân biệt đó nên chúng ta mới hiểu rõ tại sao có thể nói:
Lo  hơi lo, rất lo, quá lo

Tin  hơi tin, rất tin, quá tin
Cụm động từ

Thành tố phụ sau
Thành tố trung tâm
Thành tố phụ trước
a) Thành tố phụ trước là hư từ
Các phụ từ có vị trí thường xuyên trước động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục
từ nhưng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các phụ từ trong
quan hệ với động từ ở trung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm. Những nhóm tiêu biểu là:
- Từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự của hoạt động, trạng thái: đều, cũng, vẫn, cứ, còn
- Từ chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái: từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ
- Từ chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động trạng thái: thường, hay, năng, ít,
hiếm
- Từ chỉ mức độ của trạng thái: rất, hơi, khí, quá
- Từ chỉ nêu lên ý khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng
- Từ nêu ý sai khiến, khuyên nhủ: hãy, đừng, chớ
b) Thành tố phụ trước là thực từ
Tại phần phụ trước động ngữ, ta gặp kiểu thực từ làm thành tố phụ sau đây:
- Những từ tượng thanh, tượng hình và một số tính từ có tác dụng miêu tả hành động, trạng thái
nêu ở động từ (thành tố chính).
Ví dụ: ào ào chảy, lác đác rơi, khẽ kêu, căn bản hoàn thành, tích cực làm việc, khẽ khàng đáp,
2.2.3.2. Thành tố phụ sau
A. Từ loại
Xét về phương diện ngữ pháp, bản chất của tiểu loại động từ ở trung tâm chi phối ý nghĩa của
các thành tố phụ sau (hay còn gọi là Bổ ngữ). Cũng giống như trong tổ chức của Danh ngữ, phần phụ
sau của cụm động từphức tạp hơn về nhiều phương diện so với phần phụ trước, chỉ xét riêng về
phương diện từ loại, thành tố phụ sau của cụm động từ có thể là những yếu tố thuộc mọi từ loại có thể
có. Chẳng hạn:
Danh từ: đọc sách (danh từ : sách)

Động từ: ăn đứng ăn ngồi (động từ: đứng, ngồi)
Tính từ: đi nhanh, ăn chậm (tính từ: nhanh, chậm)
Số từ: chia ba (số từ: ba)
Đại từ: hỏi ai (đại từ: ai)
Chỉ định từ: lại đây (định từ: đây)
Phụ từ: hiểu rồi, thuộc rồi (phụ từ: rồi)
Thán từ: Kêu ối á (thán từ: ối á)
a) Thành tố phụ sau là hư từ
Ở động ngữ, phụ từ làm thành tố phụ sau có thể được chia thành những nhóm nhỏ với những ý
nghĩa ngữ pháp riêng như sau:
- Nhóm từ chỉ ý kết thúc: đã, rồi
- Nhóm từ chỉ ý cầu khiến (mời mọc, mệnh lệnh) dùng với người ngang hang hoặc bề dưới: đi,
nào, thôi
- Nhóm từ chỉ kết quả: được (chỉ sự vừa ý), mất (chỉ sự tiếc), phải (chỉ ý không mong muốn)
Ví dụ: chơi được, xem được, chết mất, đánh mất, làm mất, gặp phải kẻ trộm, mua phải hàng
giả
- Nhóm từ chỉ sự tự lực: lấy
Ví dụ: làm lấy, ăn lấy
- Nhóm từ chỉ sự qua lại, tương hỗ: nhau
Ví dụ: gửi thư cho nhau, yêu nhau, ôm nhau, đánh nhau, làm việc cùng nhau
- Nhóm từ chỉ sự cùng chung: với, cùng, chung
Ví dụ: cho nó đi với, để bạn học cùng
- Nhóm từ chỉ hướng: ra, vào, lui, qua, lại
- Nhóm từ chỉ mức độ: quá, lắm
- Nhóm từ chỉ cách thức diễn ra trong thời gian của hoạt động, trạng thái: ngay, liền, tức khắc,
tức thì, dần, dần dần, từ từ, nữa, hoài, luôn, mãi
b) Thành tố phụ sau là thực từ
Cũng như phụ từ, khả năng xuất hiện thực từ tại phần phụ sau của cụm động từthuộc nội dung ý
nghĩa của từ làm thành tố chính và nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ.
B. Cấu tạo

a) Thành tố phụ song hành
Một số động từ chỉ đòi hỏi một thành tố phụ đi kèm, ví dụ như: ăn cơm, đọc sách, nghe nhạc,
xem phim… Một số động từ khác có thể đồng thời chi phối hai thành tố phụ, ví dụ: tặng bạn một
quyển truyện, dạy bạn tiếng Hàn… Những thành tố phụ này có thể là hai danh từ chỉ đối tượng (đối
tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp), hoặc một danh từ nêu đối tượng và một động từ nêu đặc trưng
của hành động hoặc của đối tượng.
Thành tố phụ song hành là trường hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những
quan hệ xác định với động từ - thành tố chính. Việc phân biệt những động từ - thành tố trung tâm chỉ
yêu cầu một thành tố phụ (bổ ngữ) đi kèm với những động từ đòi hỏi đồng thời hai thành tố phụ đi
kèm giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng của động từ trung tâm đối với các thành tố phụ sau. Những
thành tố phụ song hành gồm hai danh từ - thành tố phụ đi với những lớp con động từ.
- Động từ mang ý nghĩa phát nhận: đưa, biếu, tặng, cấp, dành, vay, mượn, bồi thường…
Ví dụ: biếu bà chai mật ong, tặng bạn quyển truyện
- Động từ chỉ sự nối kết:
Ví dụ: pha sữa với đường, đính cúc vào áo
- Động từ chỉ ý nghĩa sai khiến: sai, bảo, xúi, giục, ngăn cấm, bắt buộc, cho phép…
Ví dụ: bảo bạn chép bài, cấm người ngoài vào khu vực này
- Động từ chỉ ý nghĩa đánh giá nhận xét, thừa nhận: coi, gọi, lấy, công nhận…
b) Thành tố phụ sau là cụm từ chủ - vị
Thành tố phụ sau là cụm chủ - vị có thể xuất hiện sau những lớp con động từ như:
- Những động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, chỉ ý muốn, chỉ quan hệ tiếp thụ - bị động.
Ví dụ: Vấn đề này phải nhiều người cùng suy nghĩ và giải quyết. (cụm chủ - vị trong thành tố
phụ là “nhiều người cùng suy nghĩ và giải quyết”).
- Những động từ chỉ sự cảm nghĩ, nói năng.
Ví dụ: Tôi biết họ không thích tôi. (cụm chủ - vị trong thành tố phụ là “họ không thích tôi”).


Chương 3: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày khá chi tiết các cấu trúc cơ bản của cụm động từ
trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, trong chương này chúng tôi sẽ tập trung phân

tích đối chiếu những cấu trúc cơ bản này nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của cấu
trúc cụm động từ tiếng Hàn - tiếng Việt với hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên
cứu lĩnh vực này cũng như góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn và tiếng Việt
như là một ngoại ngữ.
3.1. Những nét tương đồng và dị biệt về cấu trúc chung
3.1.1. Điểm tương đồng
Cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt ở dạng đơn giản nhất chỉ có một thành tố trung tâm xuất
hiện:
Ví dụ:
(제가) 간다.
TTTT
[(jeka) katta.]
[(Tôi) đi.]
Trong cụm động từnày “간다” là thành tố chính bao gồm từ gốc “가” (ka-đi) với phụ tố tình
thái “ㄴ” (chỉ thời hiện tại tiếp diễn) và phụ tố chức năng “다” (ta-chỉ vị ngữ tính) đều đứng sau từ gốc.
- Tiếng Việt: (Tôi) đi.
TTTT
3.1.2. Điểm dị biệt
Ở dạng đầy đủ nhất của cụm động từ tiếng Việt, thành tố chính đứng ở vị trí trung tâm, các
thành tố phụ phân bố ở hai phía của thành tố chính, ở phía trước (thường là phó từ) và ở phía sau
(thường là các từ loại thực từ).
Ví dụ:
Cụm động từ tiếng Việt dạng đầy đủ có ba phần: thành tố phụ trước, thành tố trung tâm, thành
tố phụ sau:
(Tôi) đã đi Hàn Quốc.
TTPT TTTT TTPS
Hoặc cụm động từ tiếng Việt có hai phần: thành tố phụ trước (viết tắt TTPT), thành tố trung
tâm (TTTT); hay thành tố trung tâm (TTTT), thành tố phụ sau (TTPS):
(Tôi) đã đi. (có thành tố phụ trước, thành tố trung tâm).
TTPT TTTT

(Tôi) đi Hàn Quốc. (có thành tố trung tâm, thành tố phụ sau).
TTTT TTPS
Nhưng trong cụm động từ tiếng Hàn thì thành tố chính luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng, tất cả
các loại thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố chính.
Ví dụ:
(제가) 한국에 갔다.
TTP TTTT
[(jeka) hankuke katta.]
[(Tôi) đã đi Hàn Quốc.]
Trong cụm động từ này “한국에” (hankuke - Hàn Quốc / đến) là thành tố phụ diễn đạt ý nghĩa
về nơi chốn bao gồm “한국” (hankuk - Hàn Quốc” là thành tố phụ là thực từ và “에” (e-đến) là tiểu từ
kết hợp với từ chỉ địa điểm biểu thị ý nghĩa điểm đích đến của hành động; “갔다” (kassa - đi) là
thành tố trung tâm (thành tố chính), bao gồm từ gốc “가” (ka - đi) với phụ tố tình thái “았”
(ass - chỉ thời quá khứ: đã) và phụ tố chức năng “다” (ta - chỉ vị ngữ tính) đều đứng sau từ
gốc.
Như vậy đối chiếu cấu trúc cụm động từ ở dạng đẩy đủ nhất thì tiếng Hàn chỉ có hai phần là
thành tố chính và thành tố phụ luôn đứng trước thành tố chính còn tiếng Việt có ba phần với thành tố
chính đứng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ thường là phó từ đứng ở vị trí trước, thành tố phụ
thường là thực từ đứng ở vị trí sau thành tố chính.
3.2. Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ
3.2.1. Điểm tương đồng
Cấu trúc cú pháp của cụm động từ tiếng Hàn như sau: động từ giữ vai trò là thành tố trung tâm
– thành tố chính đứng ở cuối động ngữ, tất cả các thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố trung tâm. Do
đó, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ tương đối dễ dàng cho dù trong câu có một động
từ, hai động từ hay nhiều hơn thế.
Ví dụ:
- Trường hợp câu có một động từ:
(나는) 한국어 숙제를 한다.
[(nanun) hankukeo sukjerul hanta.]
[(Tôi)nun (tiếng Hàn) (bài tập)rul làm.]

[(Tôi) làm bài tập tiếng Hàn.]
- Trường hợp câu có hai động từ:
(나는) 집을 사고 싶다.
[(nanun) jipul sako sipta.]
[(Tôi)nun (nhà)ul (mua) (muốn)]
[(Tôi) muốn mua nhà].
Trong ví dụ trên, vị ngữ của câu là một cụm động từ do động từ 싶다 – sipta (muốn) làm thành
tố trung tâm. Có thể hình dung cấu trúc cú pháp của cụm động từ qua sơ đồ:
집을 사고 싶다


(Jipul sako sipta)
(nhà mua muốn)
(muốn mua nhà)
Trong tiếng Việt cũng giống tiếng Hàn, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ chỉ
có một động từ khá đơn giản. Cấu trúc cụm động từ dạng đầy đủ có bai thành phần hay có hai thành
phần thì trung tâm cụm động từ chính là động từ duy nhất trong động ngữ.
Ví dụ:
- Dạng đầy đủ có ba thành phần:
(Tôi) cũng làm bài tập tiếng Hàn.
TTPT TTTT TTPS
- Dạng có hai thành phần: thành tố phụ trước + thành tố trung tâm:
(Tôi) cũng làm.
TTPT TTTT
- Dạng có hai thành phần: thành tố trung tâm + thành tố phụ sau:
(Tôi) làm bài tập tiếng Hàn.
TTTT TTPS
3.2.2. Điểm dị biệt
Như đã phân tích ở phần trên, động từ chính làm thành tố trung tâm trong cụm động từ tiếng
Hàn luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng. Cho dù câu tiếng Hàn có một động từ, hai động từ hay nhiều

hơn thế.
Nhưng đối với tiếng Việt việc xác định trung tâm trong những cụm động từ có hai, ba động từ
đi liền nhau không hề đơn giản. Theo tác giả Đinh Văn Đức trong phần “Giải pháp thiên về ngữ pháp
cho động từ” (6; 135) cho rằng khi có nhiều động từ đi liền nhau trong cùng một cụm động từ thì động
từ nào đứng trước là động từ chính về mặt ngữ pháp (động từ trung tâm).
Ví dụ:
- Trường hợp có hai động từ:
(Tôi) muốn mua nhà.
V + V
Trong ví dụ trên, vị ngữ là cụm động từcó hai động từ “muốn” và “mua”. Động từ “muốn”
đứng trước là thành tố trung tâm.
Tương tự như vậy, trường hợp cụm động từ có ba động từ:
(Tôi) thích đi xem phim một mình. (“thích” là thành tố trung tâm).
V + V + V
Và trường hợp cụm động từ có bốn động từ:
(Tôi) sợ đến sống ở nơi đó. (“sợ” là thành tố trung tâm).
V + V + V + V
Như vậy, đối với cụm động từ tiếng Hàn, động từ làm thành tố trung tâm luôn luôn đứng ở vị trí
cuối cùng của câu. Do đó, cụm động từ tiếng Hàn không có thành tố phụ sau. Còn trong tiếng Việt, cụm
động từ chỉ có thành tố trung tâm hoặc cụm động từ có thành tố phụ trước và thành tố trung tâm thì vị trí
của thành tố trung tâm cụm động từ tiếng Việt lúc này cũng giống cụm động từtiếng Hàn là đứng ở cuối
câu. Cụm động từ tiếng Việt có hai, ba hay nhiều hơn số lượng động từ thì động từ nào đứng trước sẽ là
thành tố trung tâm.
3.3. Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố phụ trước
3.3.1. Điểm tương đồng
a) Trong cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt, thành tố phụ do phó từ đảm nhiệm thường đặt
trước động từ làm thành tố chính. Trật tự cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt đều giống nhau như sau:
- Tiếng Hàn:
(나는) 아직 먹는다.  [(nanun) ajik meknunta]  [(Tôi) vẫn ăn)]. (Phó từ “아직-ajik-vẫn” làm
thành tố phụ biểu thị ý nghĩa về sự tiếp diễn đồng nhất của hoạt động “먹다-mokta-ăn”).

- Tiếng Việt: (Tôi) vẫn ăn.
Thông thường, trong tiếng Hàn, các phó từ biểu thị ý nghĩa về sự tiếp diễn đồng nhất của hoạt
động như “모두-motu, 역시-yoksi, 여전히-yojoenhi, 아직-ajik, 아직도-ajikdo, 계속-kyesok, 자주-
jaju, 늘-nul, 항상-hangsang ”, trong tiếng Việt những từ tương ứng là “đều, cũng, vẫn, cứ, tiếp tục,
thường xuyên, thường, luôn, hay ” khi chúng cùng làm thành tố phụ thì trật tự sắp xếp trong câu
không khác nhau.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
역시 자주 간다.
(yolsi - jaju - kanta)
(cũng – hay – đi)
- Tiếng Viêt: cũng hay đi.
b) Trong một cụm động từ của tiếng Hàn và tiếng Việt, có thể có nhiều loại thành tố phụ xuất
hiện, và nói chung trật tự của các loại thành tố này thường không xác định rõ.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
(1) 친구에게 책을 선물하다.
(2) 책을 친구에게 선물하다.
- Tiếng Việt: (1’) Tặng cho bạn sách.
(2’) Tặng sách cho bạn.
3.3.2. Điểm dị biệt
a) Trong cụm động từ tiếng Hàn thành tố phụ “

” (an- không) mang ý nghĩa phủ định có thể
đặt trước cả động từ hoặc tính từ mà “

” (mot- không thể/ chẳng thể) không thể đặt trước vị ngữ
trạng thái. Nhưng trong cụm động từ tiếng Việt, các phó từ “không, chẳng, chưa, chả…” có vị trí duy
nhất là đặt trước động từ, tính từ làm thành tố phụ biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ:

- Tiếng Hàn có thể nói được như sau:
그 옷은 안 깨끗하다.
[Ku otun an kkekkuthata.]
[Đó – (áo)un – không – sạch.]
Nhưng không thể nói:
그 옷은 못 깨끗하다.
[ku otun mot kkekkuthata.]
[đó – (áo)un – không thể – sạch.]
- Còn tiếng Việt cùng ý nghĩa như trên chúng ta vẫn thấy sử dụng:
+ Áo đó không sạch.
Và:
+ Áo đó không thể sạch.
b) Tiếng Hàn có những cụm động từ riêng biệt như:
(나는) 먹지 않는다.
[(nanun) mokji annunta.]
[(Tôi)nun - (ăn) – (không có)nunta.]
[(Tôi) không ăn.]
(나는) 먹지 못한다.
[(nanun) mokji mothanta.]
[(Tôi)nun - (ăn) – (không thể)nunta.]
[(Tôi) không thể ăn.]
Đối chiếu với tiếng Việt, cùng một ý nghĩa “Tôi không ăn” và “Tôi không thể ăn” nhưng cấu
trúc cú pháp giữa câu tiếng Hàn và tiếng Việt có khác nhau. Có thể phân tích ví dụ trên qua sơ đồ dưới
đây:
- Tiếng Hàn:
(나는) 먹지 않는다.

[mokji annunta]
[(ăn không có)nunta]
[không ăn]

(나는) 먹지 못한다.

[mokji mothanta]
[(ăn không thể)ta]
[không thể ăn]
- Tiếng Việt:
(Tôi) không ăn.

(Tôi) không thể ăn.

Trong tiếng Hàn, thành tố trung tâm của cụm động từ là 않는다(annunta- không có), 먹지
(mokji – sự ăn) là thành tố phụ; còn trong tiếng Việt, “ăn” là thành tố chính, “không” là thành tố phụ.
Nếu chuyển từ câu tiếng Hàn sang tiếng Việt sẽ phải là “(tôi) không có sự ăn”.
c) Trong cụm động từ tiếng Hàn để biểu thị ý nghĩa khuyên ngăn người ta dùng cấu trúc động
ngữ:


Lúc này, động từ phía trước đóng vai trò là thành tố phụ, thành tố chính là 말다 (malta – đừng).
Ví dụ:
가지 마세요.

(kaji maseyo)
Động từ + 지 말다
(đi – đừng)
(Đừng đi)
먹지 마라.

(mokji mara)
(ăn- đừng)
(đừng – ăn)

들어가지 말아요.

(tureokaji marayo)
(vào- cấm)
(Cấm vào)
Nhưng trong cụm động từ tiếng Việt, các phó từ “đừng, chớ, cấm” đặt trước động từ, làm thành
tố phụ.
Ví dụ:
Đừng đi.
Chớ ăn.
Cấm vào.
d) Trong cụm động từ tiếng Hàn cũng như trong cụm động từ tiếng Việt, các loại thực từ (danh
từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) đều có thể làm thành tố phụ diễn đạt ý nghĩa về hoàn cảnh của hoạt
động hay trạng thái, tính chất. Ý nghĩa về hoàn cảnh thường bao gồm nơi chốn, thời gian, cách thức,
phương tiện, phương hướng, mục đích, nguyên nhân, kết quả… Vị trí của thực từ làm thành tố phụ
giữa hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Trong cụm động từ tiếng Hàn, loại thành tố phụ này luôn
luôn đứng trước thành tố chính. Trái lại, trong cụm động từ tiếng Việt, loại thành tố phụ này đứng sau
thành tố chính.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
자전거로 간다.
(jajeonkeolo kanta)
(xe đạp – bằng – đi)
(đi bằng xe đạp / đi xe đạp)
- Tiếng Việt:
Đi xe đạp.
e) Trong cụm động từ tiếng Hàn, nếu thành tố phụ là tính từ láy, diễn đạt nghĩa về tính chất,
cách thức của hoạt động, trạng thái thì vẫn chỉ có một trật tự thành tố phụ đứng trước thành tố chính.
Trường hợp tương tự, ở cụm động từ tiếng Việt nó có thể đặt ở cả hai vị trí, trước hoặc sau thành tố
chính.

Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
(비가) 부슬부슬 내리다.
(pika) pusulpusul nelita.
(mưa) lác đác rơi
- Tiếng Việt:
(Mưa) lác đác rơi./ (Mưa) rơi lác đác.
Ngoài ra trong cụm động từ tiếng Việt, những thành tố phụ kiểu này người ta gọi là “thành tố
phụ có vị trí tự do” (2; 299). Còn trong tiếng Hàn thì vẫn chỉ có một trật tự thành tố phụ đứng trước
thành tố chính như ở trên đã phân tích.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
열심히 공부한다.
(yolsimhi kongpuhanta).
(chăm chỉ học)
- Tiếng Việt:
Học tích cực/ học chăm chỉ.
Cũng có thể nói:
Tích cực học/ chăm chỉ học.
Những “thành tố phụ có vị trí tự do” như trên trong tiếng Hàn cũng như tiếng Việt khá phong
phú. Chúng ta có thể liệt kê một số từ theo bảng dưới đây:
Tiếng Hàn
Tiếng Việt
[3.20] 아장아장 걷다.
(ajangajang kotta- lẫm chẫm đi bộ)
đi lẫm chẫm/ lẫm chẫm đi
[3.21] 머뭇머뭇 하다.
(momutmomut hata –lần chần làm)
làm lần chần/ lần chần làm
[3.22] 우물우물 거리다.

(umulumul kolita – nhem nhẻm nói)
nhem nhẻm nói/ nói nhem nhẻm

f) Trong cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt thành tố phụ có thể là động từ nhưng trật tự sắp
xếp thành tố chính và thành tố phụ trong cụm động từ của hai ngôn ngữ rất khác nhau.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
앉아서 공부한다.  (앉다 – anchta – ngồi + 아서 – aseo – sau đó/ rồi thì + 공부하다 –
kongpuhata – học).  (anchaseo kongpuhanta)  (ngồi rồi học)
누워서 잔다.  (눕다 – nupta - nằm + 어서 – eoseo – sau đó/ rồi thì + 자다 - jata – ngủ) 
(nuweoseo janta)  (nằm rồi ngủ)
서서 이야기한다. (서다 – seota – đứng + 어서-eoseo – sau đó/ rồi thì + 이야기하다 -
iyakihata – nói chuyện).  (seoseo iyakihantan)  (đứng rồi nói chuyện).
- Tương ứng trong tiếng Việt:
Ngồi học. (“ngồi” là động từ chính)
Nằm ngủ. (“nằm” là động từ chính)
Đứng nói chuyện. (“đứng” là động từ chính).
Trường hợp này, cụm động từ tiếng Hàn sử dụng cấu trúc ngữ pháp liên kết “아/어서” (a/eoseo
– rồi/ thì/ sau đó) đứng giữa hai hành động, biểu thị hành động xảy ra theo thứ tự trước – sau. Còn cụm
động từ tiếng Việt, như đã phân tích ở trước đây là loại cụm động từcó nhiều hơn một động từ thì theo
nghiên cứu động từ đứng trước sẽ là động từ chính.
g) Trong cụm động từ tiếng Hàn các phó từ chỉ có một vị trí duy nhất là đứng trước động từ
làm thành tố chính. Nhưng trong cụm động từ tiếng Việt có một số phó từ chỉ mức độ như “quá, ”
đứng trước hoặc sau động từ, và phó từ “lắm” trong tiếng Việt thì luôn đứng sau động từ trung tâm.
Điều này hoàn toàn không có trong tiếng Hàn.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
너무 무서워하다.  (neomu museowahata.)  (quá - sợ)
- Tiếng Việt: sợ quá
quá sợ

- Tiếng Hàn:
매우 무서워하다.  (meu museowahata.)  (lắm – sợ)
- Tiếng Việt: sợ lắm.
h) Trong tiếng Việt có các phó từ chỉ thời gian biểu thị quá khứ “đã/ rồi”, hiện tại “đang”,
tương lai “sẽ/ sắp tới” đặt trước động từ. Nhưng trong tiếng Hàn không có các từ như vậy mà chỉ có
các phụ tố cấu tạo dạng thức ngữ pháp của động từ biểu thị.
Ví dụ:
- Tiếng Hàn:
Phụ tố “았/ 었 – ass/ oss” đi sau động từ biểu thị thời quá khứ:
밥을 먹었다.  (papul mekeossta)  [(cơm – ăn – đã – (ta)]
Phụ tố “ㄴ/는” đi sau động từ biểu thị thời hiện tại:
밥을 먹는다.  (papul moknunta)  [(cơm – ăn – đang – (ta)]
Phụ tố “겠” đi sau động từ biểu thị thời tương lai:
밥을 먹겠다.  (papul mokkyetta) [(cơm – ăn – sẽ - (ta)]
- Tương ứng với các câu tiếng Việt sau:
Đang ăn cơm.
Sẽ ăn cơm.
Phó từ “đã/ rồi” biểu thị thời quá khứ, trong đó “đã” luôn đứng trước động từ, còn “rồi” luôn
đứng sau động từ và có thể kết hợp cả hai phó từ này trong cùng một câu với vị trí như trên.
+ Đã ăn cơm./ Ăn cơm rồi./ Đã ăn cơm rồi.
Phó từ “đang” biểu thị thời hiện tại:
+ Đang ăn cơm.
Phó từ “sẽ/ sắp/ sắp tới” biểu thị thời tương lai:
+ Sẽ ăn cơm./ Sắp ăn cơm
Ngoài ra, như đã trình bày ở chương 2, trong tiếng Hàn có ba thì, mỗi thì có bốn loại. Còn trong
tiếng Việt, thì và thể được xác định rõ hơn nhờ các trạng ngữ chỉ thời gian. Như vậy, riêng về việc
dịch các động từ có mang ý nghĩa về thời từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại thường rất khó
khăn cho người học. Người học phải chú ý đến các tình huống và thời điểm cụ thể lúc nói thì lời dịch
mới chính xác.
i) Trong tiếng Việt, ý nghĩa thụ động được biểu thị bằng các từ “bị, được, mắc, phải, chịu ”.

Còn trong tiếng Hàn, ý nghĩa bị động do các phụ tố biểu thị như “

,

,

,

”. Và mỗi phụ tố lại đi
kèm với những động từ nhất định.
Ví dụ:
Phụ tố 이:
+ 먹이다 (mokkita- được ăn/ bị ăn)
Phụ tố 히:
+ 잊히다 (ithita – bị quên)
Phụ tố 리:
+ 눌리다 (nulita – bị ấn)
Phụ tố 기:
+ 찢기다 (chitkita – bị xé)
Ngoài ra trong tiếng Hàn còn kết hợp động từ với các cấu trúc để biểu thị ý nghĩa bị động.
Ví dụ:
- Căn tố + 아/어 지다
+ 음식을 먹어지다
(eumsikul mokeojita)
(thức ăn – ăn – được – “ta”)
j) Trong cụm động từ tiếng Việt, có các phó từ chỉ thời gian như: « đã, đang, sẽ » đặt trước
động từ. Nhưng trong tiếng Hàn không có các từ như vậy mà chỉ có các phụ tố cấu tạo dạng thức ngữ
pháp của động từ biểu thị.

PHẦN KẾT LUẬN

Toàn luận văn đã nghiên cứu tổng quát về đoản ngữ, cụm động từ trong ngôn ngữ nói chung và
trong tiếng Hàn – tiếng Việt nói riêng. Đoản ngữ là loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các
thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ. Cấu trúc đoản ngữ dạng đầy đủ trong tiếng Hàn không có thành
tố phụ sau như trong đoản ngữ tiếng Việt vì thành tố trung tâm của đoản ngữ tiếng Hàn luôn đứng ở vị
trí cuối cùng. Những đoản ngữ có động từ làm trung tâm như thế được gọi là cụm động từ (hay động
ngữ). Do đó, cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn cũng chỉ có hai thành phần là thành tố phụ trước và thành
tố trung tâm, trong khi cụm động từ tiếng Việt ở dạng đầy đủ có ba thành phần là thành tố phụ trước,
thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Động từ trung tâm trong tiếng Hàn có các phạm trù ngữ pháp
như thì, thời, thể, dạng, thức còn trong tiếng Việt chúng ta phải sử dụng một số từ phụ để diễn đạt các
ý nghĩa tương ứng.
Xét tổng thể, luận văn mong muốn được đóng góp vào việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa
hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt từ trước đến nay. Tiếp theo, luận văn hướng tới sự đóng góp về
phương diện thực hành ngôn ngữ. Đó là việc học tập và giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng
Việt cho người Hàn hay việc phiên dịch, biên dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại. Cuối
cùng, khi thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng được góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu, đối
chiếu, so sánh hai ngôn ngữ. Cụ thể là giữa tiếng Hàn (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ chắp
dính) và tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập).
Trong luận văn, khi tiến hành phân tích, đối chiếu trật tự từ trong cụm động từ tiếng Hàn và
tiếng Việt, chúng tôi dựa trên ba phạm vi nghiên cứu để xác định trật tự từ như sau:
- Trật tự từ là phương thức ngữ pháp tiêu biểu được sử dụng trong các ngôn ngữ phân tích tính
trong đó có tiếng Hàn và tiếng Việt.
- Trật tự từ với tính cách là sự phân bố các vị trí trong các cấu trúc ngữ pháp.
- Trật tự từ là đối tượng phân tích chức năng câu.
Luận văn đã tập trung chủ yếu phân tích sự phân bố các vị trí của các thành tố cấu tạo nên cấu
trúc cụm động từ trong hai ngôn ngữ. Cụm động từlà tổ hợp tự do có động từ làm trung tâm và quan hệ
cú pháp căn bản giữa thành tố trung tâm và các thành tố phụ là quan hệ chính – phụ.
Chúng tôi đã mô tả và phân tích khá kỹ cấu trúc cụm động từ của hai ngôn ngữ Hàn – Việt. Cấu
trúc cụm động từ của hai ngôn ngữ có nhiều điểm khác nhau. Sự khác biệt đó được phản ánh qua hình
thức trật tự từ. Tiếng Việt được coi là ngôn ngữ không có các phạm trù thì, thể, dạng như tiếng Hàn
nhưng có các cách diễn đạt tương ứng để biểu thị các ý nghĩa này.

Luận văn đã tập trung phân tích, đối chiếu cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt trên cơ sở các
thành tố cấu thành nên động ngữ, đã tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về mặt hình thái – cú
pháp, về khả năng kết hợp của động từ cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các thành tố phụ, đặc
biệt là các thành tố phụ trước.
Nghiên cứu để tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ để từ đó tìm ra nguyên
nhân của những khó khăn trong việc học ngoại ngữ là một việc làm khó song rất thú vị và có ý nghĩa.
Song đến thời điểm hiện nay thì các công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này còn ít, đặc biệt là so
sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Hàn – Việt. Trong luận văn này, chúng tôi mới chỉ đưa ra một vài điểm
tương đồng và dị biệt về cấu trúc cụm động từtrong tiếng Hàn và tiếng Việt, còn rất nhiều vấn đề đang
bỏ ngỏ chờ sự nghiên cứu của những người quan tâm.
Chúng tôi hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn trật tự từ giữa
tiếng Hàn và tiếng Việt để có thể giúp ích cho người Việt học tiếng Hàn như là một ngoại ngữ và
người Hàn học tiếng Việt như là một ngoại ngữ được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, 1999.
2. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 1998.
3. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, 2007.
4. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Tiếng Hàn trong ngôn ngữ phương Đông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2001.
5. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD
6. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt, 1986.
7. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – Câu trong tiếng Việt, Nxb GD.
8. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb. KHXH, 1991.
9. Trần Thị Hường, Bước đầu nghiên cứu về từ tỉnh lược trong tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt, Kỷ
yếu khoa học, 2009.
10. Ahn Kyong Hwan (1997), Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt, Luận án Tiến sỹ khoa
học ngữ văn, ĐHQG Tp.HCM, Nxb giáo dục, 1997.
11. Nguyễn Lân, Ngữ pháp Việt Nam, 1956.
12. Lê Văn Lý, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục, 1992.

13. John Lyons, Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Vương Hữu Lễ dịch, Nxb. Giáo dục, 1997.
14. Bùi Trọng Ngoãn, Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án tiến sỹ khoa học ngữ
văn, ĐHQGHN, 2004.
15. SONG JAE HEE, So sánh về hệ thống phụ âm đầu giữa tiếng Việt – tiếng Hàn Quốc, Hội thảo khoa
học sinh viên năm 2006, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp HCM, khoa Việt Nam
học và tiếng Việt cho người nước ngoài.
16. Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt tập II, Nhà xuất bản khoa học, 1964.
17. Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1977.
18. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb.ĐH và THCĐ, 1989.
19. Nguyễn Đông Thục, Bước đầu tìm hiểu những khó khăn trong việc học tiếng Hàn, ĐHKHXH&NV
Hà Nội, 2003.

×