Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên – kiên lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 115 trang )

-i-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
MỞ ĐẦU 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
1.1.Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2
1.2.Phương pháp khảo sát thực địa 3
1.3. Phương pháp bản đồ và GIS 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Tính mới của đề tài 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 5
1.1. Tổng quan hang động 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2 Quá trình karst và hình thành hang động 6
1.1.3. Sử dụng hang động 8
1.2. Tổng quan nghiên cứu hang động trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1. Châu Mỹ 10
1.2.2. Châu Âu 11
1.2.3. Châu Úc 12
1.2.4. Châu Á 12
1.2.5. Việt Nam 13
1.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. 18
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 18
1.3.2. Kinh tế, xã hội 20
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HANG ĐỘNG VÙNG HÀ TIÊN –


KIÊN LƯƠNG 22
2.1 Phân loại các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 22
26
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-ii-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
2.2. Định dạng mô tả hang động 27
2.3. Mô tả đặc điểm môi trường hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 27
2.4. Yếu tố môi trường khí hậu trong hang 79
CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN HANG ĐỘNG 86
3.1. Tác động môi trường đến các hang động 86
3.1.1. Khai thác khoáng sản 86
3.1.2. Hoạt động nông nghiệp 88
3.1.3. Hoạt động du lịch 90
3.1.4. Sử dụng trong chiến tranh 92
3.1.5. Tác động của tự nhiên và biến đổi khí hậu đến các hang động đá vôi 93
3.2. Hiện trạng sử dụng và quản lý các hang động tại vùng Hà Tiên – Kiên
Lương 94
3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn hang động khu vực Hà Tiên – Kiên Lương . 96
3.3.1. Cơ sở quản lý và bảo tồn các hang động 96
3.3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 98
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-iii-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương Error: Reference
source not found

Bảng 2.2. Các hang động núi Đá Dựng Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Tọa độ cửa chính các hang động núi Hòn Nghệ Error: Reference source not
found
Bảng 2.4. Các hang động núi đá vôi Hòn Nghệ Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Tọa độ địa lý cửa chính các hang động núi Mo So Error: Reference
source not found
Bảng 2.6. Kích thước và phương chính các hang động núi Mo So Error: Reference
source not found
Bảng 2.7. Tọa độ địa lý cửa chính các hang động núi Hòn Chông Error: Reference
source not found
Bảng 2.8. Chiều dài, rộng và cao của các hang động núi Hòn Chông Error:
Reference source not found
Bảng 2.9. Kết quả đo nhiệt độ trong và ngoài hang Error: Reference source not
found
Bảng 2.10. Kết quả đo độ ẩm trong và ngoài hang Error: Reference source not
found
Bảng 2.11. Kết quả đo độ ẩm trong và ngoài hang Error: Reference source not
found
Bảng 3.1. Hiện trạng các mỏ đá vôi đang được khai thác trên địa bàn huyện Kiên
Lương Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Hiện trạng mô hình quản lý hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương.

Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Mô hình quản lý hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương. Error:
Reference source not found
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-iv-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cơ chế hình thành hang động. Ảnh David C. Culver, 1990 7

Hình 1.2. Khu vực nghiên cứu 19
Hình 2.1. Sơ đồ Các loại hang động 22
Hình 2.2. Các loại hang động chính ở khu vực Vịnh Hạ Long (Ảnh: Tony
Waltham, 2000) 23
Bảng 2.1. Các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 24
Hình 2.3. Bản đồ vị trí các hang động 26
Hình 2.4. Núi Đá Dựng nhìn từ phía Đông Nam. 28
Bảng 2.2. Các hang động núi Đá Dựng 28
Hình 2.5. Sơ đồ dẫn đến các hang. 29
Hình 2.6. Thạch nhũ hình con rùa (hang Thần Kim Qui) 30
Hình 2.7. Thạch nhũ hình bình hồ lô (hang Dơi) 30
Hình 2.8. Thạch nhũ hình đĩa bay (hang Dơi) 30
Hình 2.9. Bình đồ các hang núi đá dựng 31
Hình2.10. Bản đồ vị trí hang núi đá dựng 32
Hình 2.12. Bia tưởng niệm chiến sỹ tại hang Lê Công Gia 32
Hình 2.13. Dải núi hình chóp nón bờ biển Mũi Nai nhìn từ núi Đá Dựng 33
Hình 2.14. Núi Thạch Động nhìn từ phía tây bắc. Một cạnh núi được chạm trổ
giống mặt người 35
Hình 2.15. Bình đồ hang Thạch Động 36
Hình 2.16. Mặt trượt quan sát tại phía đông bắc Thạch Động 37
Hình 2.17. Mặt trượt quan sát tại vết lộ phía tây bắc Thạch Động 37
Hình 2.18. Bản đồ vị trí núi Thạch Động 37
Hình 2.19. Cửa chính vào trong động, cũng là cửa chùa Tiên Sơn 39
Hình 2.20. Cảnh quan đồng bằng và dải núi phía tây Thạch Động 40
Hình 2.21. Núi Hòn Chông, đường đi lên hang Phật ngủ 42
Hình 2.22. Cửa vào hang Phật Ngủ 43
Hình 2.23. Bình đồ hang Phật Ngủ 43
Hình 2.24. Bản đồ vị trí hang Phật Ngủ 44
Hình 2.25. Cột đá trong hang 45
Hình 2.26. Măng đá trong hang 46

Bảng 2.3. Tọa độ cửa chính các hang động núi Hòn Nghệ 47
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-v-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Bảng 2.4. Các hang động núi đá vôi Hòn Nghệ 48
Hình 2.29. Hang Đạt Ma Sư Tổ vách hang có „dãy lụa tiên” 49
Hình 2.30: Hiện tượng xương silic. 50
Hình 2.31. Bên trong hang Phật Cô Đơn 50
Hình 2.32. Bình đồ các hang động đảo Hòn Nghệ 51
Hình 2.33. Bản đồ các hang động Hòn Nghệ 52
Hình 2.34. Cảnh quan nhìn từ cửa hang Đạt Ma Sư Tổ 53
Bảng 2.5. Tọa độ địa lý cửa chính các hang động núi Mo So 54
Bảng 2.6. Kích thước và phương chính các hang động núi Mo So 55
Hình 2.35. Động Karst Mo So 56
Hình 2.36. Thung lung karst nhìn từ trên đỉnh 56
Hình 2.37. Bình đồ hang Quân Y 57
Hình 2.38. Cửa chính hang Cây Me 58
Hình2.39. Bình đồ hang Cây Me và Số Phật 59
Hình 2.40. Bình đồ hang Vòi Rồng 60
Hình 2.41. Hai thạch nhũ dài từ trên trần được người dân gọi là Vòi Rồng 60
Hình 2.42. Cối đá được các chiến sĩ sử dụng trong chiến tranh ở hang Vòi Rồng61
Hình 2.42. Bản đồ vị trí các hang Mo So 61
Hình 2.43. Cửa chính hang Mo So có 3 ngấn biển cổ 62
Hình 2.44. Nhũ đá hình bàn tay trong hang Quân Y 62
Hình 2.45. Cửa đông bắc hang Tiền, có đá vôi phân lớp mỏng 64
Hình 2.46. Bình đồ hang Tiền 65
Hình 2.47. Bản đồ vị trí hang Tiền 66
Hình 2.48. Ba ngấn biển tại cửa đông bắc 66
Hình 2.49. Hình Cửa tây nam hang Tiền 67
Hình 2.50. Măng đá, vú đá trong hang Tiền 68

Bảng 2.7. Tọa độ địa lý cửa chính các hang động núi Hòn Chông 69
Bảng 2.8. Chiều dài, rộng và cao của các hang động núi Hòn Chông 70
70
Hình 2.51. Vỏ sò, hàu bám trong vách của Chùa Hang 70
71
Hình 2.52. Cửa chùa Hải Sơn trong hang Thạch Đông 71
Hình 2.53. Bình đồ Chùa Hang 71
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-vi-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
72
Hình 2.54. Lối vào hang Kim Cương 72
72
Hình 2.55. Thạch nhũ, măng đá trong hang Kim Cương 72
Hình 2.56. Bình đồ hang Kim Cương 73
Hình 2.57. Lối vào hang Giếng Tiên 73
Hình 2.58. Thềm tranvertine và cột đá trong hang Giếng Tiên 74
Hình 2.59. Bình đồ hang Giếng Tiên 75
Hình 2.60. Bản đồ vị trí hang Phật Ngủ 75
76
Hình 2.61. Giếng nước trong hang Giếng Tiên 76
Hình 2.62. Cuội trong hang Giếng Tiên 77
Hình 2.63. Hang hàm ếch tại Hang Cá Sấu 79
Hình 2.64. Hang hàm ếch tại Hòn Chông 79
Bảng 2.9. Kết quả đo nhiệt độ trong và ngoài hang 81
Hình 2.65. Biểu đồ nhiệt độ cửa hang và buồng hang 81
Bảng 2.10. Kết quả đo độ ẩm trong và ngoài hang 82
Hình 2.66. Biểu đồ độ ẩm trong buồng và cửa hang 82
Bảng 2.11. Kết quả đo độ ẩm trong và ngoài hang 83
Hình 2.67. Biểu đồ tốc độ gió buồng và cửa hang 84

Hình 3.1: Phần nhân một nếp lồi tại mỏ Lò Vôi. Ảnh Nguyễn Xuân Bao 86
Hình 3.2. Khói thải và bụi tại khu vực thác đá vôi Bãi Voi - Cây Xoài 87
Bảng 3.1. Hiện trạng các mỏ đá vôi đang được khai thác trên địa bàn huyện Kiên
Lương 87
Hình 3.3. Ô nhiễm nước dưới chân khu khai thác đá vôi núi Mo So 88
Hình 3.4. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại khu vực huyện Kiên Lương 89
Hình 3.5. Hoạt động nông nghiệp tác động lên cảnh quan và hệ sinh thái hang
động 89
Hình 3.6. Nước lợ gây chất cây ăn trái trong thủng lũng karst – Mo So 89
Hình 3.7. Chiếu sáng và thờ cùng trong Chùa Hang 90
Hình 3.8. Làm nhà tạm và mở quán của người dân trong lòng hang Mo So 90
Hình 3.9. Thờ cúng tự phát và viết, vẽ trên vách, thạch nhũ trong hang Mo So 91
Hình 3.10. Xây dựng tường chắn tại cửa hang Xã Lộc Kỳ (núi Đá Dựng) 92
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
-vii-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Hình 3.11. Mãnh bom còn sót lại tại hang Gió (núi Đá Dựng) 93
Bảng 3.2. Hiện trạng mô hình quản lý hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 94
Hình 3.12. Cấu trúc hệ thống quản lý tài nguyên của IUCN (1998) 96
Hình 3.13. Hệ thống cấp bậc và mối quan hệ giữa các kế hoạch (IUCN, 1998) 97
Bảng 3.3. Mô hình quản lý hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 98
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 1-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
MỞ ĐẦU
Từ buổi sơ khai, người nguyên thủy đã sử dụng các hang động làm nơi trú
ẩn, tránh mưa, gió, bão và thú giữ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hang động
lưu giữ các dữ liệu có giá trị của nhân loại như: khảo cổ, địa chất, cổ sinh, khoáng
vật, đa dạng sinh học, cung cấp nước ngầm và nghiên cứu y sinh (Gillieso, 1996).
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cũng muốn dùng những hang động tự nhiên như

các phòng thí nghiệm, nơi mà bằng chứng về cổ khí hậu đã được để lại qua các thời
đại [17].
Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có đá vôi lộ thiên,
chúng là những khối núi sót, phân bố riêng lẻ trên đồng bằng thấp ven biển và ngoài
khơi, với diện tích tổng cộng khoảng 3,6 km
2
. Các núi đá vôi này trải qua các giai
đoạn địa chất; chịu tác động của nước mặt, nước ngầm và mài mòn do nước biển,
hình thành nên một cảnh quan karst vô cùng giá trị, đặc biệt là các hang động karst.
Theo nghiên cứu của các nhà sử học, di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam tồn
tại vào khoảng 2.500 năm cách đây, được tìm thấy tại các hang động như: Chùa
Hang, hang Tiền (Malleret, 1975). Các hang động này còn gắn liền với truyền
thuyết Vua Gia Long và lịch sử mở mang bờ cõi, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam [9].
Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, hang động còn được sử dụng làm
nơi trú ẩn, bệnh viện dã chiến, nơi sản xuất và cất giữ vũ khí của quân đội. Ngoài ra,
các hang động còn được sử dụng làm nơi tu hành của các nhà sư, phục vụ nhu cầu
tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa. Với cảnh quan đặc sắc, các hang động ở Hà Tiên –
Kiên Lương đã thu hút được hàng ngàn khách tham quan du lịch mỗi năm.
Các hang động ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương chưa được nghiên cứu khoa
học một cách hệ thống, nhiều giá trị chưa được làm sáng tỏ. Hơn nữa, việc sử dụng
và khai thác chúng chưa hợp lý, đã làm nhiều hang động đang bị hủy hoại thậm chí
có thể bị biến mất vĩnh viễn nếu không có giải pháp bảo tồn.
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động
núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương” được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các giá
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 2-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
trị khoa học, hiện trạng sử dụng của các hang động. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.
Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài làm sáng tỏ các đặc điểm trắc lượng hình thái, phân loại các kiểu hang
động; các thông số môi trường, hiện trạng sử dụng và quản lý hang động.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề sau:
- Đo đạc hình thái các hang động đá vôi.
- Đo đạc các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
- Khảo sát tình hình khai thác và quản lý hang động.
- Tham khảo các mô hình quản lý hang động trên thế giới, để xây dựng các
giải pháp bảo tồn.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ hang động thuộc Hà Tiên và huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng và kết hợp các
phương pháp chính sau đây:
1.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hang động; các loại bản đồ địa
hình, địa chất liên quan như: Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc – Hà Tiên (C-48-XIV
& C-48-XV) (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1996), Báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản Nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000 (Trương Công Đượng và nnk,
1998)…
Thu thập, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về hang động trên thế giới, Việt Nam và
đặc biệt là các công trình liên quan đến hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương như:
Guidelines for Cave and Karst Protection của tổ chức IUCN (1997), Cave and Karst of
Ha Long Bay của tác giả Tony Waltham (2000), Limestone Biodiversity Study, Hon
Chong của tổ chức IFC (2002), Encyclopedia of caves and karst science của tác giả Jonh
Gunn (2004), Trans – Karst 2004 của tổ chức Research Institute of Geology and Mineral
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 3-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Resouces – RIGMR (2004), Encyclopedia of caves của tác giả Davic C. Culver và

William B. White (2005), Sinh học hang động của tác giả Lê Công Kiệt (1995),…
Ngoài ra, các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên
cứu cũng được thu thập.
1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Công tác khảo sát thực địa nhằm: khảo sát, đo đạc hình thái, yếu tố môi trường
của các hang động, như:
- Đo đạc hình thái các hang động, gồm: chiều dài, chiều rộng, độ cao, phương vị
bằng các thiết bị như: đo xa điện tử, địa bàn, GPS, thước dây. Từ đó vẽ bình đồ và
mặt cắt các hang động.
- Đo đạc yếu tố môi trường, các chỉ tiêu gồm: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió, được
đo đạc bằng các thiết bị như: ẩm độ kế điện tử, máy đo nhiệt độ cầm tay và máy đo
tốc độ gió cầm tay, nhằm xác định các yếu tố môi trường sinh thái tại cửa và trong
hang.
Kết quả qua 2 đợt khảo sát thực địa tại vùng Hà Tiên – Kiên Lương, học viên
tiến hành đo đạc hình thái, yếu tố môi trường và vẽ bình đồ tổng số 14 hang động.
Bao gồm: núi Đá Dựng: tổng số 14 hang; núi Thạch Động: Hang Thạch Động (thị
xã Hà tiên); Núi Mo So: hang Quân Y, hang Cây Me, hang Hàng Sa Số Phật, hang
Vòi Rồng; Núi Hang Tiền: hang Tiền; Hòn Chông: Chùa Hang, hang Kim Cương,
hang Giếng Tiên, hang Phật Cô Đơn; Núi Hòn Nghệ: hang Chính, hang Đạt Ma Sư
Tổ, hang Phật (Khu vực huyện Kiên Lương).
1.3. Phương pháp bản đồ và GIS
Các tư liệu bản đồ sử dụng:
Trong quá trình nghiên cứu và đi thực tế, tác giả đã sử dụng những tư liệu bản đồ sau:
- Bản đồ địa chất nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỉ lệ 1:50.000 do Trương Công
Đượng chủ biên, 1995 - 1998.
- Bản đồ kiến tạo nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỉ lệ 1:200.000 do Trương Công
Đượng chủ biên, 1998.
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 4-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Hệ thống thông tin địa lí (GIS):
Sử dụng phần mềm MapInfo 9.5, để xây dựng các lớp thông tin về các vị trí khảo
sát thực địa, sự phân bố các hang động, bình đồ các hang động.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ góp phần nhận thức chung về kiểu loại
và lịch sử hình thành hang động của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Nêu bật được các giá trị khoa học, vai trò của hang động trong
quá khứ và việc sử dụng chúng trong hiện tại.
Tính mới của đề tài
Lần đầu tiên hệ thống hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương được điều tra, đo
đạc chi tiết.
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 5-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan hang động
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ hang động thường được áp dụng để chỉ một khe hở tự nhiên, trong các
loại đá khác nhau, đủ lớn để con người đi vào. Thuật ngữ này mang tính chủ quan,
chỉ dựa trên khả năng tiếp cận của con người, chứ không dựa vào quá trình hình
thành, do đó thiếu khoa học (J. Fromaget, 1997). Đến nửa sau thế kỷ 19, nhờ những
tiến bộ trong thăm dò hang động của nhiều nhà khoa học trên thế giới, khái niệm về
hang động mới dần chính xác và khoa học hơn (Alexander Klimchouk, 1998). Một
số khái niệm được chấp nhận và sử dụng hiện nay như:
- Theo hiệp hội hang động quốc tế, hang là sự mở rộng tự nhiên ở dưới các khối
núi đá có chiều rộng đủ để con người đi vào.
- Theo the National Park Service, hang có tổng chiều dài ít nhất 50 feel (khoảng
15m), chứa các vùng bóng tối hoặc chiều dài của các đoạn hang vượt quá chiều
rộng của cửa ra vào.
- Theo Federal Cave Resources Protection Act of 1988, USA – FCRPA, bất cứ

chỗ trống, hốc, ngách, hoặc hệ thống các đoạn nối liền với nhau, xảy ra tự nhiên bên
dưới bề mặt của trái đất, trong một vách đá hoặc gờ đủ lớn để cho phép người đi
vào, dù lối vào hình thành tự nhiên hoặc do con người tạo nên.
- Theo Wikipedia, Một hang động hoặc hang là một khoảng trống dưới đất tự
nhiên lớn đủ cho một con người đi vào.
Từ các khái niệm trên, thì hang động được hiểu là một hang, động kết nối với mặt
đất thông qua lối vào, mà không xét đến hình thái, khích thước và nguồn gốc [17].
Mặc dù, chưa có sự thống nhất về cách định nghĩa hang động giữa các quốc gia
gia với nhau, nhưng khái niệm về hang động của hiệp hội hang động thế giới được
chấp nhận và sử dụng rộng rãi bởi các hiệp hội hang động của nhiều quốc gia
(Klimchouk & Kasjan, 2001).
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 6-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
1.1.2 Quá trình karst và hình thành hang động
Hang động được hình thành bởi các quá trình địa chất khác nhau, là sự kết hợp
của các quá trình xói mòn hóa học do nước, hoạt động kiến tạo, vi sinh vật, áp lực,
ảnh hưởng không khí, và thậm chí cả việc đào bới [16].
Có 3 quá trình hình thành chung của các hang động: (1) hang động được hình
thành bởi áp suất hoặc dòng chảy, (2) hang động xói mòn, và (3) hang động hòa tan
(A. Austin,2004)
- Hang động hình thành bởi áp suất hay dòng chảy, thường tìm thấy trong các
ống dung nham núi lửa, T’let hang động.
- Hang động xói mòn là những hang động bị tác động bởi sóng biển vào các
vách đá, loại này thường được gọi là hang biển.
- Hang động hòa tan, đây là loại hang động chiếm số lượng nhiều nhất trên thế
giới, chúng thường được hình thành do quá trình hòa tan của nước trong các loại đá
dễ hòa tan như: đá vôi, thạch cao và một ít trong đá cẩm thạch, mỏ muối hoặc trong
khối băng. Trong đó, các hang động trên núi đá vôi chiếm số lượng lớn nhất [17].
Hang động hình thành từ quá trình hòa tan của các loại đá, dưới tác động của

nước được gọi với thuật ngữ chung là Karst, các hang động này được gọi là hang
động Karst. Thuật ngữ này được bắt nguồn từ một cao nguyên đá vôi khu vực
Slovenia dọc theo bờ biển Adriatic của nước Đức.
Quá trình karst
Karst là một quá trình thành tạo địa hình và làm thay đổi bề mặt trái đất, nhưng
không giống như các hoạt động của dòng chảy hay hoạt động của biển. Đây là một
quá trình đặc biệt. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về karst như:
- Theo Kanev D.D (1980) cho rằng “karst là toàn bộ các dạng địa hình được
thành tạo bởi sự hòa tan và phá hủy các đá”.
- Lê Bá Thảo và đồng nghiệp (1983): “Karst là toàn bộ các quá trình hình thành
các dạng địa hình liên quan với sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan”.
- Bách khoa toàn thư về các thuật ngữ Địa lý định nghĩa: “Karst (hay là hiện
tượng karst) là hiện tượng liên quan với sự hòa tan các đá do nước tự nhiên về phức
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 7-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
hệ các dạng địa hình được thành tạo ở các khu vực có đá dễ hòa tan (đá vôi,
dolomit, thạch cao, đá muối,…).
- Theo Bách khoa toàn thư Địa lý, định nghĩa đơn giản “Karst là những hiện
tượng và quá trình xuất hiện trong các đá bị hòa tan do nước tự nhiên”.
Karst được nghiên cứu theo nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho những
mục đích khác nhau, để tìm hiểu quá trình phát sinh và phát triển các kiểu dạng và
cảnh quan địa hình karst, cũng như chế độ thủy văn sông hồ và nguồn nước do quá
trình karst tạo thành. Như vậy, quá trình karst là các hiện tượng hòa tan có liên quan
đến các quá trình hóa học trên địa hình đá vôi tạo thành các hệ thống hang động độc
đáo.
Quá trình karst phụ thuộc vào sự có mặt của các đá karst, đặc tính nứt nẻ và
thành tạo mạng lưới khe nứt kiến tạo trên địa hình đá vôi phụ thuộc vào sự vận
động của nước cùng khả năng hòa tan của đất đá, hình thành nên các hang động.
Hình 1.1. Cơ chế hình thành hang động. Ảnh David C. Culver, 1990

Ngoài ra, quá trình này còn phụ thuộc hàng loạt yếu tố tự nhiên như cấu trúc địa
chất, vận động kiến tạo, đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu thủy văn, lớp phủ thực
vật, thổ nhưỡng,… Trên địa hình karst người ta xác định được quá trình karst mạnh
hay yếu là phụ thuộc vào khả năng hòa tan của đá vôi và nước theo công thức:
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 8-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
CO
2
+ H
2
O = H
2
CO
3
H
2
CO
3
+ CaCO
3
→ Ca(HCO)
3
Qua công thức trên, lượng khí cacbonic xâm nhập càng nhiều vào trong nước thì
khả năng hòa tan của đá vôi càng lớn. Do đặc tính dễ hòa tan trong nước, canxi
hidrocacbonat bị phân ly thành axit cacbonit bay vào không khí và cacbonat canxi
tạo thành trầm tích tup vôi (tranvectin) và dạng kết tủa trong hang động gọi là thạch
nhũ.
1.1.3. Sử dụng hang động
Các hang động thường phân bố ở các khu vực gần nguồn nước, nhiệt độ luôn

ổn định, nên được người cổ đại sử dụng để ẩn náo và tránh thú dữ [10], các di cốt
hóa thạch được tìm thấy ở các hang động khu vực Châu Âu, Châu Á, đã được các
nhà khoa học xác định là của người vượn cổ có niên đại cách đây khoảng 300.000
năm [18].
Sử dụng trong việc chôn cất: Hang động cung cấp một số điều kiện thuận
lợi cho việc chôn cất người chết như: lựa chọn vị trí chôn cất, di thể có thể được đặt
trên sàn, hài cốt hoặc các lọ đựng hài cốt sau khi hỏa thiêu sẽ được bảo quản.
Khoảng 180.000 năm cách đây, trong thời kỳ đồ đá, hoặc trước đó, người thông
minh Neandertalensis đã sử dụng các hang động làm nơi chôn cất như hang Tabun
Cave, ở Israel. Ngoài ra, còn có nhiều bằng chứng cho thấy việc chôn cất người
trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau như: hang động Dorgone – Pháp, đã được
sử dụng từ thời kỳ tiền sử, hang Rouffignac được sử dụng trong 3 thời kỳ: đồ đá, đồ
đồng và đồ sắt. Việc sử dụng các hang động để chôn cất có thể do các nguyên nhân
sau: đây là điểm tự nhiên thuận lợi, lòng tin và tôn giáo. Đáng chú ý nhất, phong tục
này đã có từ thời kỳ đồ đá đến nay và được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau và trong
nhiều nền văn hóa khác nhau [11].
Sử dụng trong chiến tranh, khu vực karst và các hang động với địa hình
hiểm trở, hoang vắng nên thường được sử dụng cho các mục đích quan trọng trong
quân sự như: mai phục, tấn công, ẩn náu, đào tạo và triển khai các kế hoạch tác
chiến và phòng thủ, cất giữ đạn dược, thử nghiệm vũ khí, thuận lợi cho việc chỉ huy
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 9-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
và tình báo, bệnh viện chữa trị cho các quân nhân, chôn cất người chết và giam cầm
tù nhân. Ngoài ra, hang động còn cung cấp ngồn nguyên liệu quan trọng trong việc
sản xuất vũ khí như: chì, kali nitrat, và một số kim loại khác, đây là thành phần
quan trọng để sản xuất đạn dược, thuốc súng [15].
Trong truyền thuyết và thần thoại: Hang động đóng một vai trò quan
trọng trong các truyền thuyết và thần thoại của nhiều nền văn hóa khác nhau. Các
hang động được sử dụng trong nhiều câu chuyện thần thoại do 3 đặc trưng nổi bật

như sau: trước tiên chúng thường được tưởng tượng như là đường xuống địa ngục;
thứ 2, hang động thường được xem là nơi có nguồn sức mạnh siêu nhiên và sự sáng
tạo (theo người Hy Lạp cổ, thần Zeus đã được sinh ra trong một hang động trên đảo
Crete. Còn đối với ngưới Úc, các hang động là nơi liên kết với tổ tiên thời kỳ tạo
lập); thứ 3, chúng được xem là nơi ở của các vị thần, thánh, tổ tiên và các quái vật
khổng lồ trong hang động. Ngoài ra, hang động thường còn được biết đến như là
nơi cất giấu kho báu, vàng, bạc trong các truyền thuyết trên khắp thế giới.
Sử dụng cho du lịch: Các hang động với cảnh quan đặc sắc, giá trị tín
ngưỡng và tôn giáo, đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch hàng năm
(William B. White, 2000). Du lịch hang động được người Châu Âu khởi xướng từ
thế kỷ 15 (E. Hamilton-Smith, 1992). Vào đầu thế kỷ 17, hang động Vilenica ở
Slovenia là nơi đầu tiên thu phí, vì vậy nơi đây được công nhận là hang đầu tiên của
loại hình du lịch hang động (show cave).
Sử dụng nghiên cứu khoa học: Khám phá hang động đầu tiên được thực
hiện do các nhà leo núi và người dân tại địa phương cho mục đích thể thao, tìm
kiếm tổ yến, phân dơi, và du lịch tại địa phương (James E.Brady, 1999). Các hang
động dần dần thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trên nhiều lĩnh vực khác nhau
như: khảo cổ, sinh học, sinh thái học, địa chất, cổ sinh học, thủy văn, các nghiên
cứu này dần làm sáng tỏ nhiều giá trị của các hang động.
Sử dụng hang động đã được con người quan tâm từ thời đồ đá đến nay,
nhưng vấn đề bảo vệ và phục hồi chúng chưa được quan tâm đúng mức, đã gây ra
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 10-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
các tác động mạnh về mặt cấu trúc, hình thái và chức năng hệ sinh thái của hang
động, từ đó làm cho chúng bị suy thoái thậm chí là bị mất đi vĩnh viễn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu hang động trên thế giới và Việt Nam
Các hang động đã được con người sử dụng từ thời tiền sử, nhưng các nghiên cứu
cụ thể về chúng chỉ được thực hiện trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 18
cho mục đích khảo cổ, Châu Âu là quốc gia đầu tiên đặt nền móng cho các nghiên

cứu về khảo cổ hang động [18]. Từ đó, nghiên cứu hang động lan rộng ra các quốc
gia trên thế giới và được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa chất, thủy văn, cổ sinh, khoáng sản….
1.2.1. Châu Mỹ
Nghiên cứu khám phá hang động ở Châu Mỹ được thực hiện vào đầu những
năm của thế kỷ 18, với mục đích đơn giản là thỏa mãn hiếu kỳ của con người và
phục vụ cho hoạt động du lịch tại địa phương, chủ yếu ở khu vực núi Appalachian,
Ozark, và các vùng đá vôi của Kentucky, Tennessee, Indiana (David C. Culver,
1990).
- Constantine Rafinesque là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu có hệ thống
các hang động ở khu vực Kentucky. Ông nghiên cứu về các sông ngầm, sự hình
thành hang động, hang đá trú ẩn và các hang lớn có nhiều nitrát [21].
- Vào cuối thế kỷ thứ 15, những người Châu Âu đến Nam Mỹ và đặt nền
móng cho việc nghiên cứu mối liên hệ giữa con người và hang động
- Khám phá hang động của người Venezuela vào năm 1548, khi Diego de
Vallejo và một vài người đi vào khám phá hang động ở bang Trujillo (Urbani,
1989). Các hang được sử dụng cho khách tham quan vào năm 1659.
- Peter Wilhelm Lund, nhà tự nhiên học người Đan Mạch, là người đầu tiên đặt
nền móng cho khoa học nghiên cứu hang động ở Brazin, khi ông tiến hành nghiên
cứu các hình thái hang khu vực Minas Gerais từ những năm 1834 đến năm 1844.
- Những hang động ở Canada rất ít được biết đến, từ những năm 1960 và
1970, ba trong số 5 hang động sâu nhất ở Canada mới được khám phá và nghiên
cứu gồm: Aretomys, Castle guard, Yorkshire. Trong đó, hang Castle Guard được
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 11-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
cho là dài nhất ở Canada (W. Ford,1990). Các hang động được sử dụng từ cuối thời
kỳ Pleistocene đến đầu Holocene. Hầu hết các hang động sử dụng cho mục đích
khảo cổ, một vài hang dùng để chôn cất.
- Trong năm 1691, Francisco de Mendonça Mar, một người có niềm tin mãnh

liệt vào tôn giáo, đã đặt một miếu thờ trong một hang động ở sông São Francisco
(nơi mà người ta cho rằng Đức Chúa Giexu ra đời). Từ đó, các hang động ở phía
đông Brazin trở thành những nơi hành hương nổi tiếng của thế giới.
- Nghiên cứu hang động ở Hoa Kỳ, được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1,
nghiên cứu hang động với mục đích tìm Nitrat sử dụng cho sản xuất thuốc súng,
chủ yếu ở các hang Kentucky, Indiana, Virginia và New York trong những năm
1880 và giảm xuống trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 1; Giai đoạn 2, khám
phá hang động phát triển mạnh trong những năm 1930,1940 và đạt được những
thành công rực rỡ sau chiến tranh thế giới thứ 2, với mục đích thỏa mản tính hiếu kỳ
của một số nhà leo núi thám hiểm, sau đó các hang động này được sử dụng phục vụ
du lịch, thể thao, nghệ thuật… và từ đó các nhà địa chất, khảo cổ, sinh thái, thủy
văn, cũng quan tâm và nghiên cứu về chúng.
Nhìn chung, tại Châu Mỹ các khám phá hang động diễn ra mạnh mẽ vào những năm
1960, với sự giúp đỡ từ phía các nước Châu Âu như: Colombia, Peru, Bolivia, và
Ecuador. Sau này, việc khám phá hang động tại khu vực này được thực hiện ở các nước
thông qua các Hiệp hội nghiên cứu hang động của từng quốc gia.
1.2.2. Châu Âu
Các khám phá hang động chủ ở khu vực Trung Âu, được thăm dò từ giữa thời
kỳ đồ đá, hầu hết các nghiên cứu ở giai đoạn này liên quan đến việc khai thác mỏ và
tìm kiếm khoáng sản [14].
- Từ thế kỷ 16, sự mô tả chi tiết và bản đồ các hang ở khu vực Trung Âu được
tìm thấy trong nhiều tài liệu. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu hang động và
Karst vùng Slovenia của Johann Weichhard Freiherr vào năm 1689, cũng từ đó, nhiều
công trình nghiên cứu khác được nhân rộng khắp các nước vùng Trung Âu vào cuối
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 12-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Trong giai đoạn này, nhiều hang động được nghiên cứu
và đo vẽ một cách cẩn thận nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh.
- Vào năm 1850, Nhà khoa học Adolf Schmidl đã công bố về thuật ngữ

“Karst” và được sử dụng rộng rải đến ngày nay.
- Các công trình khám phá hang động ở Trung Âu phát triển mạnh vào thế kỷ
19, với mục đích nghiên cứu khảo cổ, cổ sinh vật và phục vụ cho chiến tranh.
1.2.3. Châu Úc
Ở Úc, các hang động đá vôi tại khu Bathurst được Châu Âu khám phá và ghi
nhận đầu tiên vào năm 1821 [13].
- Năm 1824, nhà thực vật học Alan Cunningham, đã khám phá các hang động
tại Bungonia ở New South Wales, cho rằng nơi đây từng là khu định cư của người
nguyên thủy.
- Năm 1983, James Whalan đã cho rằng hang động Jenolen được sử dụng vào
mục đích chôn cất của những người tiền sử.
- Từ những năm 1840, 1850, Jeremiah Wilson đã đề xuất việc sử dụng các hang
vào mục đích phát triển du lịch tại địa phương.
- Tháng 6 năm 1928, Quốc hội Úc đã thông qua một đạo luật liên bang về việc
bảo vệ các hang động. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới đưa ra các khái niệm và
các quy tắc về quản lý và phân quyền các hang động sử dụng cho mục đích thương
mại và hướng dẫn hang động dùng cho mục đích giáo dục.
- Năm 1979, hiệp hội hang động Úc, đã tổ chức hội nghị quản lý hang động
karst. Trong hội nghị này, phân loại các hang động cho mục đích sử dụng đã được
đưa ra.
Nhìn chung, Úc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới quan tâm
nghiên cứu các giá trị của hang động và đặt nền móng trong công tác bảo vệ và bảo
tồn chúng.
1.2.4. Châu Á
Việc nghiên cứu các hang động ở khu vực Châu Á được tiến hành chủ yếu ở khu
vực Trung Á và Đông Nam Á. Khu vực này bao gồm các phần sâu bên trong của
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 13-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
lục địa Á - Âu bao gồm: Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan và

Kyrgyzstan [20].
Dựa vào cấu trúc địa chất, khu vực có hang động ở Trung Á có thể được chia
thành: Đồng bằng Turansky, các hang động nổi tiếng về độ dài và độ sâu như: hang
Sarykamyshskaya là hang động dài nhất (dài 200m), hang Bolojuk là hang sâu nhất
(120m); Vùng đồng bằng, núi thấp của Trung Kazakhstan và các núi cao của dãy
núi Kopetdag có các hang động nổi tiếng về độ dài và độ sâu như: hang
Dnepropetrovskaya (dài: 2500 m, sâu:100 m), hang Komsomol‘skaya (dài:1800m,
sâu:100m), hang Soljenoye Chjudo (dài:870m, sâu:60m), hang Vershinnaja
(dài:338m, sâu:120m) (Grozdetsky, 1981).
Ở khu vực Đông Nam Á, núi đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích, phân bố chủ
yếu ở các nước như Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia
(David C. Culver, 1990). Với điều kiện khí hậu nhiệt đới và mưa nhiều, nên khu
vực này rất thuật lợi cho quá trình Karst phát triển.
- Trong những năm 1960, các nghiên cứu hang động có một bước phát triển
mạnh mẽ, nổi bật có các công trình như: nghiên cứu sinh học hang động của
Lindberg, K (1960); tìm kiếm tổ yến trong các hang động ở Gomantong của Burder,
J.R.N (1961); nghiên cứu điều kiện sinh thái ở hang động Batu, Malaisia của
Mc.Clure, H.E (1965); khảo cổ học thời tiền sử các hang động Malaisia của
Peacock, B.Av. (1965); nghiên cứu khảo cổ học trong hang động ở Phnom Loang,
Campuchia của Carbonnel, J.P. và P. Biberson (1968).
- Từ năm 1879, các công trình nghiên cứu sinh học hang động đầu tiên đã tiến
hành ở vùng Selangor (Sungei Batu) – Malaisia. Sau đó, các nghiên cứu về khảo cổ
và khoáng sản của các tác giả như Annandale, Coggin-Brown và Gravely trong
hang động đá vôi ở Miến Điện và Malaisia.\
1.2.5. Việt Nam
1) Lịch sử nghiên cứu hang động của Việt Nam
Ở nước ta, các hang động chủ yếu trong các núi đá vôi ở khu vực miền Bắc và
Trung. Chúng phân bố cạnh nguồn nước, rất thuận tiện cho việc cư trú, sinh hoạt
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 14-

Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
của người Việt nguyên thủy. Các di cốt hoá thạch của người nguyên thủy đã lần
lượt được phát hiện trong các hang động ở khu vực phía Bắc (Nguyễn Quang Mỹ,
2006).
Công cuộc tìm kiếm, khai quật dấu vết người nguyên thủy trong các hang động
ở miền núi Bắc Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa đã được tiến hành từ những năm 1926,
1928, 1930 bởi nhà nghiên cứu M. Colani. Sau đó, E. Saurin và J. Fromaget cũng
đã tiến hành nghiên cứu ở Nghệ An, Thanh Hóa, Thượng Lào [5].
Bouffier, Antoine và Michel là những người đầu tiên thám hiểm và mô tả chi tiết
địa hình của hai hang động lớn ở Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Viện Địa Chất thuộc trung tâm khoa học tự nhiên công nghệ Quốc gia kết hợp
với các nhà nghiên cứu hang động Ba Lan, Australia đã khảo sát các hang động
karst ở vùng Tây Bắc, đã đưa ra kết luận là kích thước, hình thái và quy luật phân
bố hang động hết sức phức tạp, đa dạng và khác nhau ở các đá cacbonat khác nhau
(Phạm Khang –nnk, 1994).
Đoàn khảo sát hang động Bỉ - Việt Nam trong nghiên cứu các tai biến do lũ lụt
và cấp nước cho thị xã Sơn La, đã đưa ra những kết luận quan trọng về hang động
phát triển trên đá vôi Anizi vùng Tây Bắc. Trong đó, hệ thống hang ngầm có cấu
trúc đồ sộ, phức tạp, nhiều tầng ở độ sâu khác nhau và nhiều sông ngầm (M. Dussar
và nnk, 1994).
Việc nghiên cứu các hang động karst nhằm phục vụ cho ngành kinh tế du lịch
cũng đã được quan tâm như: hệ thống Tam Cốc Động, Bích Động, Động Tiên,
Động Lịch Động, Động Người Xưa (Ninh Bình), Động Thác Bờ (Hòa Bình) (Trần
Quang Hào, 1994; Nguyễn Văn Sỹ, 1994).
Thập niên cuối thế kỷ 20, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về ‘‘nghiên
cứu địa hình karst phục vụ du lịch” do Nguyễn Quang Mỹ chủ trì (1991 – 1994) đã
giải quyết một loạt vấn đề lý thuyết và thực tiễn về hang động và karst nhiệt đới ở
Việt Nam.
Do không đủ phương tiện kỹ thuật để vào hang, các nhà nghiên cứu hang động
Việt Nam đã phối hợp với Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (1990 – 2005)

GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 15-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
để tiến hành nghiên cứu hang động ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Ninh
Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Nam, Đà Nẵng và đã đo vẽ tổng độ dài
trên 250 km của hơn 300 hang.
Ngoài các báo cáo và bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế,
còn có các công trình đáng chú ý như: ‘‘Địa hình Karst ở Việt Nam” của Đào Trọng
Năng (1979); Luận án Phó Tiến sĩ về karst Việt Nam của Phạm Khang (1995);
‘‘Atlat du lịch hang động Việt Nam” của Nguyễn Quang Mỹ (1993); và chuyên
khảo ‘‘Kỳ quan hang động Việt Nam” do Nguyễn Quang Mỹ và L. Howard đồng
chủ biên (2002), với gần 500 trang giới thiệu được những nét chính hang động Việt
Nam trong thời kỳ hiện đại.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu hang động tại Việt Nam, tập trung chủ
yếu ở khu vực miền Bắc và Trung. Những hang động được các nhà khoa học đo vẽ
và nghiên cứu chi tiết về địa hình, địa mạo. Đó là những cơ sở khoa học đáng tin
cậy và rất có giá trị cho những người kế tục sự nghiệp nghiên cứu sau này.
2) Tổng quan nghiên cứu địa chất và hang động tại tỉnh Kiên Giang
Có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất trong vùng làm hai giai đoạn chính: giai
đoạn trước năm 1975 gồm các nhà địa chất người Pháp và Việt Nam dưới chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa; và giai đoạn sau năm 1975 do các nhà địa chất Việt
Nam tiến hành.
Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này các nghiên cứu được phản ánh tập trung trên các tờ bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:500 000 tờ Sài Gòn và tờ Vĩnh Long do E. Saurin biên tập, được
xuất bản năm 1937 và 1962 dựa vào các công trình nghiên cứu khu vực trước đó
của các nhà địa chất Pháp như A. Petiton (1869), H. Mansuy, H. Lantenois, J.
Gubler và E. Saurin. Các kết quả chính bao gồm:
- Xếp các thành tạo lục nguyên và phun trào ven biển Hà Tiên – Hòn Chông và
các đảo thuộc quần đảo Bà Lụa, Hải Tặc vào tuổi Devon – Carbon sớm (Gubler J.,

1935; Saurin E., 1956) hoặc trước Permi thuộc Hệ tầng Hòn Heo và Hệ tầng Hòn
Ngang (Saurin E., 1962; Fontaine H., 1969, 1970).
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 16-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
- Các thành tạo carbonat ở rìa tây của Tây Nam Bộ và Vịnh Thái Lan được xếp
vào tuổi Uralo – Permi (Guble J.,1935; Saurin E.,1962) hoặc Permi (Kungru –
Kazan) (Lê Thị Viên, 1959; Nguyễn Đức Tiến, 1970; Fontaine H., 1969,1970).
- Massa C. (1918) đã nghiên cứu sơ lược điểm quặng sắt ở quần đảo Bình Trị,
đảo Hòn Tre.
Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Các công trình điều tra địa chất và khoáng sản theo các tỷ lệ khác nhau lần lượt
được thực hiện bao gồm:
- Bản đồ địa chất khoáng sản miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do Nguyễn
Xuân Bao chủ biên (1975 – 1978). Các kết quả nghiên cứu của công trình này đã
được sử dụng để biên tập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 do Trần
Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành chủ biên.
- Bản đồ địa chất đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200 000 do Hoàng Ngọc Kỷ và
Nguyễn Ngọc Hoa chủ biên (1980 – 1991).
- Hiệu đính bản đồ địa chất loạt tờ đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:2000.000 do
Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1992 – 1993).
- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1: 50.000 do
Trương Công Đượng chủ biên (1994 – 1998) [8].
- Phân chia địa tầng N – Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ do
Nguyễn Huy Dũng chủ biên (2000 – 2003) [3].
Các công trình này từng bước đã làm sáng tỏ và thể hiện chi tiết các đơn vị địa
chất có tuổi và thành phần vật chất khác nhau trên bản đồ. Một số phân vị địa tầng
đã được xác lập:
- Hệ tầng Hà Tiên tuổi Permi (P ht) chủ yếu là đá vôi, lộ rải rác ở khu vực Kiên
Lương và hai khối ở Hà Tiên (núi Đá Dựng, Thạch Động).

- Các đá phân bố tại đảo Hòn Nghệ cũng được xây dựng thành một hệ tầng như:
Hệ tầng Minh Hòa, chủ yếu là đá vôi dạng khối (T
2
a mh); các trầm tích lục nguyên
thuộc hệ tầng Hòn Nghệ (T
2
hn); hệ tầng Tà Pa (T
3
-J
1
tp) gồm cuội kết, cát bột kết
màu tím.
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 17-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Việc nghiên cứu khoáng sản cũng được thực hiện trong quá trình đo vẽ, lập bản
đồ địa chất theo các tỷ lệ khác nhau. Nhiều mỏ và điểm quặng đã được phát hiện và
đánh giá. Một số công trình tìm kiếm và thăm dò khoáng sản đáng lưu ý gồm:
- Thăm dò đá vôi, sét xi măng Hà Tiên – Kiên Giang do Tôn Thất Tý chủ biên
(1979).
- Thăm dò phosphorit Hà Tiên - Kiên Giang do Trần Tuệ chủ biên (1985).
- Tìm kiếm, thăm dò than bùn do Đoàn Sinh Huy chủ biên (1990).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng
trong việc tìm hiểu cấu trúc và lịch sử địa chất khu vực. Những kết quả nghiên cứu
đã giúp cho địa phương nguồn tài liệu quí giá trong qui hoạch lãnh thổ và phát triển
kinh tế. Tuy vậy, Những giá trị khoa học về cảnh quan, địa mạo, đặc biệt là địa mạo
Karst chưa được phần lớn các công trình trên quan tâm nên chưa có giải pháp bảo
vệ. Kết quả là nhiều cảnh quan đã bị hủy hoại hoặc biến mất do tác động của tự
nhiên hoặc chính con người.
3) Lịch sử nghiên cứu hang động ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương.

Các hang động tại khu vực Hà Tiên – Kiên Lương, đã được công bố trong một
vài nghiên cứu như:
- Trong công trình nghiên cứu địa chất Đông Dương của Saurin, Ed (1935), các
hang động được mô tả khái quát sự phân bố một số hang trong các núi đá vôi.
- Những năm 1970, trong các báo cáo về đa dạng sinh học tại vùng Hà Tiên –
Kiên Lương cũng đã đề cập đến đa dạng sinh học hang động, như: nghiên cứu về
nhóm động vật chân đốt tại vùng núi Hòn Chông (Kiên Giang) của các tác giả Louis
Derharveng, Anne Bedos, Lê Công Kiệt, Lê Công Mẫn và Trương Quang Tâm, đã
mô tả được 235 loài đặc hữu; Nghiên cứu về Nhóm ốc núi khu vực núi đá vôi Hòn
Chông- Hà Tiên, của tác giả J.J. Vermeulen, Phùng Lê Cang, Trương Quang Tâm,
ghi nhận 65 loài ốc núi, trong đó có 36 loài mới và đặc hữu; Nghiên cứu về Lưỡng
cư và bò sát ở Hòn Chông, Kiên Giang của tác giả Nguyễn Ngọc Sang, Robert W.
Murphy, Nikolai L. Orlov và jing Che, ghi nhận 45 loài lưỡng cư và bò sát thuộc 12
họ, 2 bộ.
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải
- 18-
Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương
- Trong nghiên cứu sinh học hang động của tác giả Lê Công Kiệt, năm 1995, đã
khảo sát hình thái và đo vẽ bình đồ 5 hang động gồm: hang Quân Y (Mo So), Giếng
Tiên, hang Tiền, hang Cây Me, hang Cây Xoài. Nhưng do sử dụng các dụng cụ đo
đạc thủ công, nên có nhiều số liệu như độ cao trần hang, độ dài, rộng của các đoạn,
còn thiếu tính chính xác. Mục tiêu của nghiên cứu này là đa dạng sinh học hang
động, nên kết quả chỉ đo vẽ bình đồ hang, về đặc điểm và giá trị của các hang
không được tác giả đề cập trong nghiên cứu.
- Trong báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hà Tiên – Phú
Quốc, của Trương Công Đượng và nnk (1998), đã đề cập đến sự phân bố các tầng
hang động ở 3 mức độ cao: 2 - 3m; 15 -20m và 40 – 60m.
Tóm lại, các hang động chỉ mới được nghiên cứu khái quát về sự phân bố và hình
thái của một vài hang. Các giá trị như: cảnh quan, tôn giáo, địa chất, địa mạo, yều tố
môi trường và hiện trạng sử dụng của các hang động, chưa được nghiên cứu và mô

tả. Vì vậy, giá trị của chúng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả.
Nghiên cứu hang động đã làm sáng tỏ những giá trị của các hang động về mặt địa
chất, địa mạo, khảo cổ, sinh học và tạo ra một cơ sở dữ liệu quí giá trong việc tiếp
cận nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý, hoạch định chính sách
trong việc sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên này.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã mô tả chi tiết về hình thái, giá trị của các hang
động, nhưng chủ yếu các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực miền Bắc và Trung.
Riêng các hang động ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương chỉ mới được nghiên cứu ở
mức khái quát và chưa làm sáng tỏ được giá trị của các hang động này.
1.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội.
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
1) Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm trong khung tọa độ địa lý:
Từ 10
o
31’21” đến 10
o
00’38” vĩ độ Bắc
từ 104
o
17’59” đến 104
o
48’50”
GVHD: PGS. TS Hà Quang Hải

×