Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VŨ THỊ THIỆN


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
VẬT LIỆU CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHÈ PH10
TẠI PHÚ THỌ


NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Hoàng Văn Phụ
TS: Đặng Văn Thư






Thái Nguyên – 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn


Vũ Thị Thiện
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ
quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến:
PGS.TS. Hoàng Văn Phụ - Đại học Thái Nguyên
TS. Đặng Văn Thư – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè-
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
TS.Đỗ Ngọc Oanh - Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Phú Thọ, ngày 18 tháng 11 năm 2014.

Tác giả luận văn



Vũ Thị Thiện










DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CV% Mức độ biến động số liệu
CTV Cộng tác viên
KTCB Kiến thiết cơ bản
LSD
0,05
Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
P Hệ số Prob
TB Trung bình




















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Mục tiêu của đề tài 2
2. Yêu cầu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học 3
4. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè 4
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật che phủ đất đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng búp và sâu hại trên chè. 5
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ đất đến tính chất vật lí và
vi sinh vật đất 10
1.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu che phủ trong sản xuất chè 14
1.2.1. Tác dụng của che phủ thực vật 14

1.2.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che phủ cho chè 16
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ cho chè 17
1.3. Đặc điểm của giống chè PH10. 21
PHẦN 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện 22
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 22
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 22
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Công thức thí nghiệm và bố trí thí nghiệm 22
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè non: 24
2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất chè 25
2.4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ rễ: Thời gian theo dõi: tháng 08/2014 25
2.4.4. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu 25
2.4.5. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu 26
2.4.6. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè 27
2.4.7. Chỉ tiêu nghiên cứu về tính chất vật lý, hoá học đất và vi sinh vật đất 27
2.4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 29
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng và sâu bệnh hại của giống chè PH10. 30
3.1.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng của giống
chè PH10 30
3.1.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng bộ rễ của
các giống chè PH10 32
3.1.3 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè PH10 33
3.1.4 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến chất lượng nguyên liệu

búp tươi của giống chè PH10 35
3.1.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số chỉ tiêu sinh
hóa và tổng điểm thử nếm cảm quan của giống chè PH10. 36
3.1.6 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số sâu hại chính trên
giống chè PH10 38
3.1.7. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến lý tính đất trồng giống
chè PH10 40
3.1.8 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến diễn biến độ ẩm đất qua
từng tháng trên đất trồng giống chè PH10 41
3.1.9 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến hóa tính đất trồng
giống chè PH10. 43
3.1.10 Ảnh hưởng vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến vi sinh vật đất trồng giống
chè PH10 44
3.1.10 Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ bằng vật liệu hữu cơ. 45
3.2. Ảnh hưởng của các cây che phủ họ đậu tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng
và sâu bệnh hại của giống chè PH10 46
3.2.1. Ảnh hưởng của các cây che phủ họ đậu tới sinh trưởng của giống chè PH10. 46
3.2.2 Ảnh hưởng của che phủ các loại cây họ đậu đến sinh trưởng bộ rễ của các
giống chè PH10. 47
3.2.3 Ảnh hưởng của che phủ trồng cây họ đậu đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của các giống chè PH10. 48
3.2.4 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến chất lượng nguyên liệu
búp tươi của các giống chè PH10 50
3.2.5. Ảnh hưởng của che phủ trồng cây họ đậu đến sinh hóa và tổng điểm thử nếm
cảm quan của các giống chè PH10 51
3.2.6 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến một số sâu hại chính của
trên các giống chè PH10 52
3.2.7. Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng xen cây họ đậu đến lý tính đất trồng
giống chè PH10. 54
3.2.8. Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến diễn biến độ ẩm đất qua

từng tháng trên đất trồng các giống chè PH10 55
3.2.9 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến hóa tính đất trồng các
giống chè PH10. 56
3.2.10 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến vi sinh vật đất trồng
giống chè PH10. 57
3.2.11. Khối lượng nốt sần và khối lượng chất xanh của các loại cây họ đậu 58
3.2.12 Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ bằng trồng cây họ đậu 59
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
4.1 Kết luận: 61
4.2. Đề nghị 61






DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng 31
thân cành của giống chè PH10 31
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật 32
đến sinh trưởng bộ rễ của giống chè PH10 32
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số 34
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PH10 34
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các công thức vật liệu che phủ là tàn dư thực vật vật đến
chất lượng nguyên liệu chè búp tươi của giống chè PH10 36
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tàn dư thực vật đến một số chỉ tiêu sinh
hóa và tổng điểm thử nếm cảm quan của giống chè PH10. 37
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật 39
đến một số sâu hại chính trên giống chè PH10 39

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của vật che phủ là tàn dư thực vật 41
đến lý tính đất trồng giống chè PH10 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến diễn biến độ ẩm đất
qua từng tháng ở độ sâu 20cm trên đất trồng giống chè PH10 42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật 43
đến hóa tính đất trồng giống chè PH10 43
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật 44
đến vi sinh vật đất trồng giống chè PH10 44
Bảng 3.11. Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ bằng tàn dư thực vật 45
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các cây che phủ họ đậu 46
đến sinh trưởng thân cành của giống chè PH10 46
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của che phủ các loại cây họ đậu đến sinh trưởng 47
bộ rễ của giống chè PH10 47
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến 49
một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PH10 49
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến 50
chất lượng nguyên liệu chè búp tươi của giống chè PH10 50
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của che phủ trồng cây họ đậu đến 51
sinh hóa và tổng điểm thử nếm cảm quan của giống chè PH10 51
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến một số sâu hại chính
trên giống chè PH10 53
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng xen cây họ đậu 54
đến lý tính đất trồng giống chè PH10 54
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu 56
đến diễn biến độ ẩm đất qua từng tháng trên đất trồng giống chè PH10 56
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ bằng trồng cây họ đậu 57
đến hóa tính đất trồng giống chè PH10 57
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến vi sinh vật đất trồng
giống chè PH10 58
Bảng 3.22. Khối lượng nốt sần và chất xanh của các loại cây họ đậu 59

Bảng 3.23: Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ 60
bằng trồng cây họ đậu đối với giống PH10 60



1

MỞ ĐẦU

Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị
kinh tế cao, chính vì vậy trong những năm gần đây cây chè được quan tâm và đầu tư
phát triển trên mọi phương diện nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập
cho người sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của Nhà nước.
Với 3/4 diện tích đất là đồi núi, Việt Nam có tiềm năng canh tác đất dốc rất
lớn. Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất mãnh liệt, kèm theo
rất nhiều vấn đề như: Nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng dẫn đến diện tích đất
canh tác ở vùng trũng, đặc biệt là các vùng ven biển bị giảm mạnh. Trước tình trạng
trên, vấn đề khai thác hợp lý và bảo vệ đất dốc càng phải được quan tâm. Canh tác
đất dốc, nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ phải đối mặt với các vấn đề
như xói mòn, rửa trôi… dẫn đến phá hủy tầng canh tác và làm thoái hóa đất, đồng
thời còn gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán.
Sản phẩm từ cây chè được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác
nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức
hương vị độc đáo của nó mà còn do uống chè có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học Nhật
Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm chất lượng cao đã xác nhận uống chè có tác dụng
bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm nhiễm…
Do chè có những tác dụng tốt lại là thức uống phù hợp với mọi đối tượng nên số người
uống chè ngày càng tăng.
Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du miền núi
Việt Nam. Thời gian qua, sau khi nhà nước có hàng loạt chính sách phát triển các

loại cây trồng để nâng cao đời sống đồng bào vùng trung du miền núi, cây chè ngày
càng khẳng định được vị thế xứng đáng của nó trong quá trình phát triển kinh tế
vùng. Trong những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã đạt được những bước tiến
vượt bậc. Đến hết năm 2013, nước ta đã có khoảng 130.000 ha chè, trong đó diện
tích chè kinh doanh khoảng 105.000 ha, năng suất bình quân khoảng 7,7 tấn búp
tươi/ ha; có trên 455 cơ sở chế biến chè với tổng công suất chế biến trên 450.000 tấn
chè khô/năm, sản lượng chè khô khoảng 180.000 tấn; xuất khẩu 145.000 tấn (hơn

2

80%), kim ngạch đạt khoảng 250.000.000 USD; tiêu thụ trong nước khoảng 35.000
tấn, doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt gần 100
quốc gia và vùng lãnh thổ đã đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thứ 5
về xuất khẩu.
Khi đưa các giống chè mới vào sản xuất, cần phải nghiên cứu các biện pháp
canh tác tổng hợp để khai thác tốt nhất tiềm năng năng suất và chất lượng của giống
và sản xuất chè phải hướng tới một nền canh tác bền vững, trong đó mục tiêu của
các biện pháp thâm canh là vừa đảm bảo tăng năng suất, chất lượng đồng thời bảo
vệ và cải tạo được đất trồng. Nhiều biện pháp đã được áp dụng như: Kỹ thuật đốn,
hái, bón phân thích hợp, trồng xen cây che phủ, sử dụng biện pháp che phủ gốc, giữ
lại cành đốn cuối năm trong đó nổi bật là biện pháp che phủ gốc bằng xác thực
vật (rơm rạ, tế guột, cỏ dại ) và trồng xen cây họ đậu…. Đây là biện pháp đơn
giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cả về kinh tế và môi
trường sinh thái. Vật liệu tủ rất sẵn có tại các vùng chè, nếu người dân chịu bỏ công
đi cắt thì không phải mất tiền mua.
Mỗi giống chè có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, có các phản ứng khác
nhau với điều kiện khô hạn hoặc với những biến đổi về nhiệt độ trên bề mặt đất
trong điều kiện che phủ…dẫn đến có những động thái sinh trưởng khác nhau. Giống
PH10 là giống chè mới có chất lượng tốt, nguyên liệu có thể chế biến các mặt hàng
chè xanh chất lượng cao tuy nhiên đây là giống sinh trưởng và phát triển chậm hơn

các giống chè khác và đòi hỏi phải có chế độ thâm canh cao. Trong các biện pháp
thâm canh ngoài vấn đề phân bón và các biện pháp kỹ thuật kèm theo, canh tác chè
hiện nay vấn đề che phủ cho nương chè KTCB là một biện pháp quan trọng trong
canh tác chè bền vững. Vì vậy việc xác định vật liệu thích hợp là cần thiết đối với
giống chè này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển
của giống chè PH10 tại Phú Thọ”.
1. Mục tiêu của đề tài.
- Xác định vật liệu che phủ thích hợp cho giống chè PH10 giai đoạn kiến thiết
cơ bản.

3

2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến sinh trưởng của
giống chè PH10 giai đoạn chè KTCB.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến một số yếu tố cấu
thành năng suất, chất lượng của giống chè PH10 giai đoạn chè KTCB.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến lý, hoá tính đất, vi
sinh vật đất trồng chè.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa vật liệu che phủ đến giống PH10 giai đoạn
chè kiến thiết cơ bản.
3. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đánh giá một cách có cơ sở khoa học về ảnh hưởng của kỹ thuật che phủ
đất (loại vật liệu che phủ) đến các chỉ tiêu lý, hóa tính đất, sinh trưởng, năng suất,
chất lượng và sâu bệnh của giống chè PH10 giai đoạn chè kiến thiết cơ bản tại Viện
Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học
nghiên cứu về cây chè phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất.

4. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa ra được biện pháp kỹ thuật che phủ hợp lý, áp dụng
cho giống chè PH10 giai đoạn chè kiến thiết cơ bản. Góp phần bảo vệ đất, phát triển
bền vững nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, nâng cao năng suất, chất lượng
chè. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để bổ sung và hoàn thiện quy
trình kỹ thuật chăm sóc cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản.




4

PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
Nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản do cây chè chưa khép tán để lại khoảng
đất trống rất lớn giữa hai hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về nhiệt độ, ánh
sáng làm cho lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm đất bị suy giảm,
đặc biệt trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, đất trống tạo điều kiện rất tốt cho các
loài cỏ dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, làm giảm hiệu quả sử dụng
phân bón. Đặc biệt ở những nương chè có độ dốc lớn, việc tạo những khoảng đất trống
rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác động cơ học của nước mưa
Biện pháp che phủ cho nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, đặc biệt che
phủ bằng các loại vật liệu là tàn dư thực có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì độ ẩm
đất (nhất là trong giai đoạn khô hạn), hạn chế cỏ dại phát triển và giảm xói mòn rửa
trôi (ở những vùng đất có độ dốc lớn). Mặt khác, các tàn dư thực vật tủ trên đất
trồng chè còn có tác dụng cải thiện lý, hóa tính đất do hoạt động của các vi sinh vật
phân giải, làm tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn của đất, đồng thời bổ sung thêm
dinh dưỡng cho cây từ nguồn dinh dưỡng sẵn có trong các tàn dư thực vật sau khi bị

phân hủy.
1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc
Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt
những yêu cầu sau: Đất tốt, nhiều mùn và thoát nước. Độ PH thích hợp cho chè phát
triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải
dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim
Phong, 1979) [13].
Quan hệ giữa đất và chất lượng chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố
quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì
điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của

5

Trung Quốc cho thấy chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp
cho việc chế biến chè xanh, mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng
trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu
hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít (Đoàn Hùng Tiến, Đỗ Văn Ngọc,
1998 [17].
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được
phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất
feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất
này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu
hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các
vùng trồng chè cũ. Vì vậy vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè
và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón
đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu
cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã gây
hại cho cây chè. Bởi thế người ta không dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ khi
đất có độ pH quá thấp, dưới 4 (Đỗ Ngọc Quỹ, 1989) [14].

1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật che phủ đất đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất, chất lượng búp và sâu hại trên chè.
Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều cho thấy được tác dụng rất
tốt của việc che phủ đất tới sinh trưởng phát triển cây chè, làm tăng năng suất và
giảm sâu bệnh hại trên chè.
Trong vụ đông hiện tượng khô hạn thường xảy ra tương đối phổ biến vào
tháng 12, tháng 1 đến tháng 3, độ ẩm đất vùng đồi Phú Hộ thường đạt mức 13% –
17%. Dùng biện pháp che phủ, tủ gốc giữ ẩm dưới tán chè đều làm tăng độ ẩm đất
và năng suất búp chè: Che phủ cho chè bằng nilon hoặc các phế phụ phẩm (cỏ khô,
rơm rạ) đã có tác dụng làm tăng độ ẩm từ 5 - 7%, năng suất chè tăng trung bình
28% – 30%, cây chè trồng mới có tỷ lệ sống cao (Nguyễn Thị Dần,1976) [5].
Từ những thí nghiệm và thực nghiệm sản xuất chè tại Tân Cương Thái
Nguyên cho thấy: Tủ chè có tác dụng giữ ẩm tốt, giảm nhiệt độ đất vườn chè, chống

6

xói ṃòn và tăng năng suất chè, với nguyên liệu tủ như cây cỏ dại Nếu như đất
được che phủ, thì sẽ giảm được cường độ ánh sáng trực tiếp chiếu xuống mặt đất,
quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm hãm lại, chất hữu cơ dự trữ
được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất không ngừng được bồi dưỡng (Ngô
Xuân Cường, Nguyễn Văn Toàn, 2005) [4].
Trồng cây che phủ bằng cây họ đậu không chỉ có vai trò chống xói mòn đất
mà còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính đất. Đất được che phủ luôn
luôn ẩm, ngoài ra nguồn hữu cơ từ cây che phủ khi phân huỷ làm tăng độ mùn, tăng
hoạt động của hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất. Một mặt đất sẽ tơi xốp hơn nên
dung tích hấp thu lớn, mặt khác độ phì của đất cũng được cải thiện nhanh (Lê Quốc
Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2005) [8].
Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và sự ổn định của
hệ thống nông nghiệp là độ phì đất. Theo Hoàng Minh Tâm (2005), độ phì nhiêu
đất, đặc biệt là việc bù đắp dinh dưỡng dường như là động lực chủ yếu của tính bền

vững trong nông nghiệp. Độ phì nhiêu đất của các hệ canh tác đang bị đe doạ bởi sự
thoái hoá đất do con người cũng như môi trường gây nên. Ở Việt Nam, gần 15 triệu
hecta, tức 75% tổng diện tích đất đồi núi bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người thông
qua xói mòn (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm và Trần Đức Toàn,1997) [11].
Sử dụng các loại vật liệu che phủ đất phục vụ sản xuất ngô bền vững trên đất dốc
ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã chứng minh tính ưu việt của việc che tủ đất: Che tủ
đất dốc bằng xác thực vật có tác dụng tích cực đến sinh trưởng phát triển của ngô, đồng
thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ 8,9% lên
54,42%; tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương mà có thể sử dụng các vật liệu khác
nhau như thân ngô, xác cỏ dại hoặc vật liệu hỗn hợp để che tủ. Khối lượng tủ 10 tấn/ha
cho năng suất cao nhất, tuy nhiên trong trường hợp hiếm vật liệu thì lượng phủ 7 tấn/ha
cũng có thể chấp nhận được vì hiệu quả đầu tư cao. Che phủ bằng xác hữu cơ là một
biện pháp canh tác trên đất dốc hiệu quả tăng thu nhập cho người nông dân từ 782.000
đ/ha đến 1.245.000 đ/ha tuỳ từng loại vật liệu và mức độ che phủ. Từ đó góp phần cải

7

thiện đời sống của người dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên
(Nguyễn Quang Tin, Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, 2005) [18].
Khi nghiên cứu trên nhiều thí nghiệm che phủ bằng tàn dư thực vật như rơm
rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ, và thực vật sống như lạc dại, đậu nho nhe, các loại
cây họ đậu hoang dại ở các địa điểm khác nhau như: Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La,
Bắc Kạn đã có các kết quả tổng hợp sau
Thí nghiệm ảnh hưởng của kĩ thuật che phủ đất đến năng suất cây trồng trên đất
dốc. Các cây trồng trong thí nghiệm gồm: ngô, lúa, sắn, lạc củ và chè giống Phúc Vân
Tiên tuổi 2; các vật liệu được sử dụng để che phủ như: rơm rạ, thân lá ngô, mía; thân lá
cây đậu đỗ; công thức đối chứng là không che phủ. Che phủ đất là một biện pháp hữu
hiệu trong việc tăng suất cây trồng, năng suất tăng thấp nhất là 13,9% đối với lạc đồi và
cao nhất 278% đối với giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 2, trung bình là 62,6%, 83,3% và
46,2% tương ứng với ngô, lúa, sắn.

Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ đất đến độ xói mòn đất. Thí nghiệm tiến
hành che phủ bằng tàn dư thực vật cho ngô, lúa và che phủ bằng thảm thực vật cho
cây ăn quả. Các ô che phủ mức độ xói mòn đất giảm từ 73% đến 94% so với các ô
không che phủ.
Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ đất đến độ ẩm đất: ngô, chè tuổi 1 và 2
được che phủ bằng tàn dư thực vật, vườn cây ăn quả được che phủ bằng lạc dại. Tất
cả các ô có che phủ độ ẩm đất luôn luôn cao hơn so với ô đất trống. Lý do là nước
do mao dẫn đưa lên mặt đất được lớp che phủ bảo vệ khỏi bốc hơi do tác động của
nhiệt độ và gió.
Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ cho ngô trên đất dốc đến khối lượng cỏ
dại. Các công thức thí nghiệm gồm: khối lượng che phủ tăng dần từ 5 tấn, 7 tấn và
10 tấn trên 1 ha. Số công làm cỏ giảm đáng kể: Số công làm cỏ giảm đáng kể từ 60
ngày/ha/vụ xuống còn 20, 10, 5 ngày tương ứng cho các vật liệu 5, 7, 10 tấn khô/ha.
Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ cho ngô trên đất dốc đến độ phì của
đất: chỉ sau 1 vụ áp dụng, che phủ đất đã tăng độ pH, hàm lượng các chất
hữu cơ đặc biệt là lân và kali dễ tiêu tăng 262% và 89% so với đối chứng

8

là không che phủ, trong khi đó hàm lượng nhôm di động giảm được 71%
so với đối chứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và cộng sự (1991) [6], về mô hình
canh tác ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả của một số
mô hình canh tác đất dốc như sau:
Ở công thức trồng băng xanh lâu năm trên đường đồng mức (để cắt dòng
chảy và chống xói mòn), trồng xen lạc với sắn và sử dụng phân hoá học là 60kg N +
60kg P
2
0
5

+ 120kg K
2
0 / ha (công thức I) cho cả tổ hợp cây trồng đã cho hiệu quả
so với đối chứng. Trồng cây phân xanh không xen lạc và không bón phân hoá học:
Mức độ che phủ là 85,6% còn đối chứng chỉ là 11,7% (tăng 7,3 lần). Xói mòn đất
giảm 4,5 lần, lượng chất xanh thu được làm phân bón là 8,24 tấn/ha. Sau 3 năm
nghiên cứu, ở công thức thí nghiệm tăng C tổng số, tăng dung tích hấp thụ của keo
đất, tăng độ pH lên 0,5 đơn vị, giảm ion AL
3+
, giảm dung trọng đất tăng độ xốp so
với đối chứng và so với đất trước khi thí nghiệm. Năng suất chất khô ở công thức I
tăng dần qua các năm so với công thức đối chứng. Năng suất Lạc củ đạt 6,43 tạ/ha,
năng suất Sắn củ đạt 66,1 tạ/ha còn đối chứng chỉ là 36 tạ/ha. Từ đó cho thấy hiệu
quả của công thức thí nghiệm là rất lớn, lãi thuần tăng 1,9 lần so với công thức đối chứng.
Khi nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ che phủ cho một số loại hình chè Trung
Quốc nhập nội đã đưa ra những kết quả cho thấy lợi ích của việc tủ gốc (Nguyễn Thị
Ngọc Bình, Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2006) [3].
Chiều cao cây trung bình và mức tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức
che phủ đều lớn hơn khác biệt so với đối chứng. Mức tăng trưởng 3 năm của các
công thức che phủ đạt từ 36,0 – 38,4cm trong khi đó ở công thức đối chứng chỉ đạt
28,3cm. Đạt mức cao nhất là công thức 3 (che phủ tế) và công thức 4 (che phủ cỏ
Ghi-nê), công thức 1 (che phủ rơm) và công thức 5 (che phủ cỏ dại tổng hợp) có
mức tăng tương đương nhau.
Chiều rộng tán và mức tăng trưởng chiều rộng tán ở các công thức che phủ
cao hơn so với đối chứng. Ở các công thức che phủ, mức tăng trưởng đạt từ 53,6 –
60,9cm, còn công thức đối chứng chỉ đạt 46,6cm thấp hơn rất nhiều. Tương tự như
chỉ tiêu chiều cao cây, mức tăng độ rộng tán cao hơn ở hai công thức: công thức 3

9


(tế) và công thức 4 (cỏ Ghi-nê), tiếp đến là công thức 1 (rơm rạ) và công thức 5 (cỏ
dại tổng hợp).
Tổng sản lượng búp cả năm thu được ở các công thức che phủ đạt cao hơn hẳn
so với công thức đối chứng. Cụ thể: công thức tủ rơm rạ tăng sản lượng gần 30%,
công thức tủ cỏ dại tổng hợp tăng 40,7%, công thức tủ tế tăng 59% và tăng cao nhất
là công thức tủ cỏ Ghi-nê tăng 72,5%, trong khi công thức đối chứng tổng sản lượng
chỉ đạt xấp xỉ 1,1 tấn/ha - Số liệu năm 2006. Kết quả năng suất và sản lượng ở các
năm tiếp theo cũng diễn ra tương tự luôn đạt trị số cao ở các công thức che phủ.
Năng suất búp ở các công thức che phủ so với công thức đối chứng tăng từ 22,7% -
58,8%. Năng suất đạt cao nhất là công thức tủ tế và công thức tủ cỏ ghi nê - Số
liệu năm 2007. Ở năm thứ 3 (2008) mức chênh lệch năng suất và sản lượng
giữa các công thức che phủ và công thức đối chứng giảm hơn so với các năm
trước do lúc này cây chè ở công thức đối chứng phần nào đã khép tán do vậy
yếu tố đất trồng được đảm bảo giúp cây chè sinh trưởng phát triển tốt hơn
trước. Tuy nhiên sản lượng ở công thức che phủ vẫn cao hơn, tăng từ 21,9 –
29,8% so với công thức đối chứng.
Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến mật độ sâu hại chè: Công thức che
phủ bằng cỏ dại tổng hợp có mật độ rầy xanh cao nhất, tiếp đến là công thức che
phủ bằng cỏ ghi nê, công thức che phủ bằng tế guột có mật độ rầy xanh thấp nhất.
Đây là một nguyên nhân mà người trồng chè Thái Nguyên rất thích dùng tế guột
che phủ cho chè mặc dù rơm rạ cũng là một nguyên liệu có mật độ sâu hại ít hơn
nhưng rơm rạ rất nhanh hoai mục và xuất hiện mạt rơm sau tủ gốc 1 – 2 tháng.
Công thức che tủ bằng cỏ dại tổng hợp có mật độ bọ cánh tơ cao nhất. Công thức
che phủ bằng tế guột có mật độ ít nhất. Công thức che phủ bằng rơm rạ có mật độ
bọ cánh tơ so với công thức đối chứng không cao nhưng có nhược điểm xuất hiện
nhiều mạt rơm trong khoảng 1 – 2 tháng sau tủ gốc.
Hiệu quả kinh tế của các loại vật liệu che phủ: Công thức che phủ bằng
tế guột cho lãi 3,544 triệu/ha/năm và cỏ Ghi-nê cho lãi 3,336 triệu/ha/năm,
tiếp đến là cỏ dại tổng hợp lãi 2,775 triệu/ha/năm và thấp hơn là rơm rạ lãi 2,404
triệu/ha/năm.


10

Canh tác ngô trên đất dốc với biện pháp tạo tiểu bậc thang kết hợp với che
phủ đất có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của cây ngô (tăng chiều
cao cây từ 8,4cm (đối chứng) lên 11,3cm và 13,3cm (tiểu bậc thang và che phủ đất),
đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ
14,1 – 31,8% so với đối chứng. Tạo tiểu bậc thang kết hợp với che phủ đất là biện
pháp canh tác đất dốc có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân từ 20,87 – 32,64
triệu đồng/ha (Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và Nguyễn Quang Tin, 2008) [20].
Che phủ đất có tác dụng tích cực trong việc làm cho cây chè Kim Tuyên
sing trưởng mạnh và làm tăng năng suất, phẩm chất của cây chè so với việc không
che phủ. Hiệu quả nhất là che phủ bằng nilon, tiếp đến là che phủ bằng cỏ Ghine
và che phủ bằng lặc dại (Lê Thị Quyên, 2009) [15].
Vai trò không thể thay thế của cây phủ đất trong việc bảo vệ đất:
Tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ đất, chống xói mòn và dòng chảy trên
mặt đất;
Giữ chất dinh dưỡng và nước bớt trôi theo chiều sâu, kéo chất dinh dưỡng ở
dưới sâu lên tầng đất canh tác;
Bổ sung đáng kể vào đất nguồn dinh dưỡng cây trồng, đặc biệt là đạm (cây
phân xanh họ đậu có thể cung cấp từ 200 đến 300 kg N/ha) và kali (300 đến 350 kg
K
2
O/ha), chống lại sự giữ chặt lân và góp phần giải phóng lân dễ tiêu;
Tạo cấu trúc đất làm cho đất tới xốp, tăng độ thấm nước và giữ nước;
Điều hòa tiểu khí hậu khu vực và môi trường đất chung quanh hệ rễ cũng
như trong cả quần thể cây trồng;
Tăng cường điều hòa chất hữu cơ trong môi trường, do vậy tăng tính đệm
đối với tác động ô nhiễm (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 1982) [10].
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ đất đến tính chất vật lí và vi sinh

vật đất
Theo các nhà thổ nhưỡng, hàng năm trên đất rẫy trồng lúa, ngô lượng đất mất
đi từ 119 – 276 tấn/ha; nếu tính cứ 1 tấn đất bị trôi mất đi 1,2 - 2,1 kg đạm (N), 1-
1,5 kg lân (P
2
O
5
), 15 - 35 kg kali (K
2
O), và 75 kg mùn thì trên 1 ha bị trôi 100 tấn
đất trong một năm thực tế mất đi 120 - 216 kg đạm (N) tương đương 300 - 500 kg
đạm urê, 100 - 150 kg lân (P
2
O
5
) tương đương 600 - 1000 kg lân supe, 1500 - 3000

11

kg kali (K
2
O) tương đương 5 - 11 tấn kali sun phát, 7500 kg mùn tương đương 50
tấn phân chuồng; đồng thời trị số pH
KCL
bình quân trong 5 năm giảm 1 đơn vị (Tủ
sách kiến thức gia đình, 2004) [25].
Trên đất nương rẫy Tây Bắc cho thấy tầng đất mặt bị bào mòn hàng năm từ
1,5 – 3 cm, tương đương với lượng đất mất đi là 200 – 300 tấn đất/ha; canh tác theo
kiểu đốt nương làm rẫy hàm lượng mùn bị giảm đi đáng kể, giảm lượng lân dễ tiêu,
giảm hàm lượng kiềm trao đổi, tăng độ chua và các chất độc gây hại cho cây trồng.

Canh tác trên đất dốc có nhiều hạn chế mà hầu hết những hạn chế này là kết quả của
quá trình canh tác bất hợp lý. Vì vậy cần phải có sự quan tâm chăm sóc tới đất dốc
nhiều hơn nữa để sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng cao, giúp vừa ổn
định, tăng năng suất cây trồng lại vừa bảo tồn được tài nguyên đất, tài nguyên nước
theo hướng nông nghiệp bền vững. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả
Bùi Quang Toản đã đưa ra giải pháp cơ bản để sử dụng tốt đất đồi dốc đó là: phải có
những hệ thống cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp. Các hệ thống canh tác trên
đất dốc ở miền núi rất đa dạng và mang tính bản địa; các hệ thống cổ truyền đơn
giản nhưng không đảm bảo phát triển; các hệ thống chuyển tiếp tiến bộ hơn nhưng
không ổn định và có xu hướng dễ bị phá vỡ để trở về hệ thống cổ truyền; các
hệ thống hiện đại mang tính chất sản xuất hàng hoá và yêu cầu đầu tư cao kể
cả vốn và kỹ thuật. Cũng theo tác giả dù hệ thống nào cũng đạt yêu cầu về độ
che phủ tối đa, nhiều tầng và che phủ liên tục quanh năm, đồng thời cây trồng
có bộ rễ khoẻ nhiều tầng thì sẽ là hệ thống tối ưu nhất và bền vững nhất (Bùi
Quang Toản (1991) [19].
Phát triển hệ thống cây trồng trên đất dốc phải gắn liền với sự giữ gìn và
quản lý đất, nước, dinh dưỡng. Công tác quản lý này không chỉ ảnh hưởng đến
sản lượng cây trồng mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường sống của
con người một cách lâu dài. Để canh tác trên đất dốc cần có những biện pháp
kỹ thuật thích hợp kèm theo để hạn chế xói mòn rửa trôi, giữ ẩm, hạn chế cỏ
dại gây hại cây trồng (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm,2002) [12].

12

Đất nông nghiệp vùng Tây Bắc có nhiều hạn chế và sử dụng chưa hiệu quả,
cây hàng năm chiếm đến 67,4% trong cơ cấu cây trồng nên lượng đất bị xói mòn,
rửa trôi rất lớn (Theo Lê Thái Bạt, 1996) [1].
Cây chè chủ yếu được trồng trên đất dốc ở nước ta, biện pháp nâng cao độ
phì của nương chè là một trong những nội dung trong thâm canh tăng năng suất
cây chè. Lý tính đất trồng chè có vai trò đặc biệt quan trọng khi canh tác chè trên

đất dốc, quá trình đi lại chăm sóc và việc cạn kiệt chất hữu cơ làm cho đất chặt
cứng, bởi vậy biện pháp cải tạo lý tính đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất
chè là quan trọng hơn hóa tính và những chỉ tiêu hóa tính được quy định bởi lý
tính đất. Quá trình khai hoang trồng mới đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt đất
hoang hóa. Phân tích đất tại điểm cố định sau khi trồng chè cho thấy: hàm lượng
mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng chè còn 2,09% (giảm 0,74%), sau
11 năm trồng chè hàm lượng mùn giảm còn 0,73%. Nguyên nhân là do chất hữu
cơ trong đất trồng chè có xu hướng tích lũy lại trong đất khi cây chè bước vào giai
đoạn sản xuất kinh doanh, do tăng lượng tàn dư rơi rụng và cây chè đã phát triển
khép tán trên 40 – 50 %, nên bề mặt đất đi vào ổn định làm giảm tác động của xói
mòn rửa trôi (Nguyễn Văn Tạo, 1998) [23].
Phần lớn cây chè ở nước ta được trồng trên đất đỏ vàng, tập chung ở các khu
vực mưa nhiều và mưa tập chung, có mùa khô hạn kéo dài 5 – 6 tháng; địa hình
dốc nên lượng mưa chảy trên bề mặt nhiều hơn so với lượng mưa thấm xuống đất;
mùa khô có lượng nước bay hơi bao giờ cũng lớn hơn mùa mưa nên cây trồng nói
chung và cây chè nói riêng thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Vấn đề đặt ra là cần phải tìm biện pháp để giữ lại lượng nước mưa trong đất, hạn
chế lượng nước bốc hơi. Một trong những biện pháp phải kể đến là tủ gốc giữ ẩm
cho cây (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1982)[10].
Hiệu quả của một số mô hình canh tác trên đất dốc ở vùng trung du miền núi
phía Bắc như sau: ở công thức trồng băng phân xanh lâu năm theo đường đồng
mức, để cắt dòng chảy, chống xói mòn và lấy thân lá làm vật liệu che phủ; kết hợp
trồng xen và sử dụng phân hoá học đã cho hiệu quả cao hơn so với đối chứng, cụ

13

thể là: mức độ che phủ đạt 85,6% còn đối chứng chỉ đạt 11,7% (tăng 7,3 lần). Xói
mòn đất giảm 4,5 lần, lượng chất xanh thu được để làm phân đạt 8,24 tấn/ha. Sau 3
năm nghiên cứu ở công thức thí nghiệm đã làm tăng hàm lượng hữu cơ (OM), tăng
dung tích hấp thu của keo đất, tăng độ pH lên 0,5 đơn vị và giảm ion AL

3+
, giảm
dung trọng đất, tăng độ xốp đất so với đối chứng. Hiệu quả kinh tế của công thức thí
nghiệm rất lớn: lãi thuần tăng 19 lần so với đối chứng (Nguyễn Đậu, 1991) [6].
Trong báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu của kĩ thuật tủ rác, tưới
nước đến năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên” với
thí nghiệm trên giống chè Trung du trồng bằng hạt tuổi 7 đã kết luận: Che phủ gốc
chè có tác dụng giữ ẩm tốt, giảm nhiệt độ đất vườn chè, chống xói ṃòn và
tăng năng suất chè, với nguyên liệu tủ gốc là cây cỏ dại, phế liệu thực vật
Nếu như đất được che phủ thì sẽ giảm được cường độ ánh sáng trực tiếp chiếu
xuống mặt đất, quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm hãm lại,
chất hữu cơ dự trữ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất không
ngừng được bồi dưỡng (Nguyễn Thị Ngọc Bình và Nguyễn Văn Toàn, 2005) [2].
Khi nghiên cứu các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền
vững với vật liệu che phủ là tàn dư thực vật như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ,
cỏ Stylo, lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại cho rằng: các kỹ thuật
nâng cao độ che tủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối thiểu trên đất dốc có thể hạn
chế được xói mòn rửa trôi và cỏ dại; cải tạo độ phì và các đặc tính của đất, đồng
thời làm tăng năng suất cây trồng; tiết kiệm chi phí lao động (Hà Đình Tuấn, Lê
Quốc Doanh và CTV. 2006) [23].
Tóm lại: Canh tác đất dốc, nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ dẫn đến
xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất. Chính vì vậy, nghiên cứu về kỹ thuật canh tác đất
dốc đã được sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước. Các công trình nghiên cứu trên hầu hết tập chung vào nghiên cứu các loại vật
liệu dùng để che phủ đất như: rơm rạ, thân ngô, cỏ, than bùn và một số tàn dư cây
trồng khác Một số công trình nghiên cứu khác đi vào nghiên cứu thời gian che tủ
(Z.A.Firoz, M.M.Zaman, M.S.Uddin và M.H.Akand ,2009) [36]…Đối tượng

14


nghiên cứu chủ yếu là cây rau, hoa màu, lương thực và cây chè. Nội dung nghiên
cứu chủ yếu là đánh giá ảnh hưởng của các loại vật tủ đến một số chỉ tiêu lý, hóa
tính đất, sinh vật đất, nhiệt độ đất và sinh trưởng, năng suất của cây trồng.
Nhiều kỹ thuật canh tác đã được nghiên cứu, đúc kết và mở rộng trong sản
xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất dốc, hạn chế xói mòn,
bảo vệ và cải thiện độ phì đất. Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu
được trồng trên đất dốc. Các công trình nghiên cứu về che phủ cho đất trồng
chè ở ngoài nước chủ yếu tập chung vào vật liệu tủ. Ở trong nước, đã có một
số công trình nghiên cứu đề cập đến cả vật liệu tủ và khối lượng tủ cho chè giai
đoạn kiến thiết cơ bản trên giống Phúc vân tiên, Keo am tích, Kim tuyên. Giống
PH10 là giống được chọn bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ tập đoàn giống chè
nhập nội có nguồn gốc Trung Quốc, mới được công nhận giống tạm thời cho phép
sản xuất thử năm 2010. Mỗi giống có những đặc tính sinh lý, tính thích nghi với
điều kiện sinh thái riêng. Do đó để khuyến cáo kỹ thuật che tủ cho giống chè này
giai đoạn chè kiến thiết cơ bản cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp.
1.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu che phủ trong sản xuất chè
1.2.1. Tác dụng của che phủ thực vật
Để canh tác bền vững trên đất dốc cần phải có những biện pháp canh tác có
tác dụng cải thiện và bảo vệ đất trồng, trong đó biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất
hiện nay là sử dụng tàn dư cây trồng, trồng các cây cải tạo đất làm vật liệu che tủ.
Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ là hai yếu tố cơ bản để giữ ẩm
đất, chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng cường các quá trình tái
tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm
lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ pH; giảm độ độc nhôm, sắt.
Việc che tủ cho nương chè đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khi
cây chè chưa khép tán là rất cần thiết. Che phủ có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất và
đặc biệt là làm tăng ẩm độ đất có tác dụng tốt tới sự phát triển tốt của bộ rễ cây, làm
thay đổi tiểu khí hậu dưới tán cây, thông qua đó làm tăng sinh trưởng của cây nhất

15


là trong thời điểm nắng hạn và ở những nơi không có điều kiện tưới nước. Ngoài ra
che phủ đất cũng giúp làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón cho cây chè.
Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ thực vật là hai yếu tố cơ
bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng các quá trình tái tạo
dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như: cấu tượng đất, độ xốp, hàm
lượng mùn, hoạt tính sinh học, độ pH, giảm độ độc nhôm, sắt. Hướng đi cơ bản để
canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng cao nhiệt đới là cải thiện và giữ gìn đất, biện
pháp rẻ tiền và đa dụng nhất là tái sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ (Lê
Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2005) [7]. Che phủ bề mặt đất bằng
xác thực vật có những lợi ích sau:
Giảm xói mòn đất do mưa gió, đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước, giảm dòng
chảy bề mặt, giảm bốc hơi nước, tăng độ ẩm đất. Trung hoà nhiệt độ bề mặt đất (ấm
trong mùa đông, mát trong mùa hè). Tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống
kết vón và đóng váng, tạo độ thông thoáng cho đất. Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân
bón. Tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố gây hại cho
cây trồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khoẻ, cây
sinh trưởng tốt. Tăng và ổn định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững.
Hạn chế du canh du cư, tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất, nước và
rừng. Giảm ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cận, việc không đốt tàn dư thực vật sẽ
giảm nguy cơ cháy rừng, giảm lượng CO2 thải vào không khí. Giảm nhu cầu sử
dụng phân vô cơ, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải
gây hiệu ứng nhà kính.
Đất và nước ít hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật giảm, sức khoẻ cộng đồng
được cải thiện. Hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững
hơn. Nhìn chung, khi áp dụng các biện pháp che phủ đất đã mang lại nhiều lợi ích
và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong canh tác đất dốc bền vững góp phần xoá
đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường.




16

1.2.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che phủ cho chè
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Một trong
những yếu tố quan trọng có khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất là
nâng cao hàm lượng mùn trong đất thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ cho đất
(Robert, 1992) [34]. Tàn dư thực vật sau thu hoạch nếu được vùi trả lại đất trở thành
nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ quan trọng cho các cây trồng vụ sau
(Nguyễn Kim Vũ, 1995) [26]. Việc sử dụng biện pháp che tủ đối với các cây trồng
nhiệt đới như chè, cà phê đã được khuyến cáo từ lâu với rất nhiều lý do khác nhau,
trong đó lý do quan trọng nhất là bảo toàn đất và nguồn nước. Mặt khác che tủ cũng
dẫn đến việc làm tăng hay giảm nhiệt độ đất và ngăn chặn cỏ dại. Che tủ trên bề mặt
giúp duy trì độ ẩm đất bằng cách làm chậm quá trình bốc hơi nước và làm giảm tỷ
lệ hấp thụ nhiệt của đất. Nhiệt độ cao thường tăng quá trình bốc hơi nước, đồng thời
làm giảm tỷ lệ di chuyển hơi nước từ đất. Các vật liệu che tủ hữu cơ cũng có thể
làm tăng khả năng cung cấp nước của đất bằng cách tăng tính thấm của những loại
đất có cấu trúc bề mặt kém (Othieno, 1994) [33].
Thông thường dòng chảy bề mặt là nguyên nhân quan trọng nhất gây xói mòn
và thoái hoá đất. Song với cách nhìn mới thì chính năng lượng va đập của hạt mưa
với mặt đất trống mới là nguyên nhân quan trọng nhất, vì nó tách các hạt đất khỏi
nền đất. Sau đó các hạt đất này mới bị dòng chảy bề mặt cuốn trôi đi (Theo Nye
P.H. and Green Land D. J,1960) [30].
Độ ẩm đất và hàm lượng nước của cây chè vô tính bị tác động khác nhau khi
che phủ bằng 5 loại vật liệu tủ: mảnh nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ Eragrostic
Curvula, cỏ Napier và cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, độ ẩm đất
nhìn chung đạt cao nhất ở diện tích che tủ bằng cỏ Napier và mảnh nhựa đen. Tất cả
các công thức nói chung đều tốt hơn so với công thức không được che phủ khi đánh
giá độ ẩm đất ở độ sâu 90 cm. Vào thời điểm bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo
dài bất thường, tính thấm nước của đất nhanh hơn khi che tủ bằng các loại cỏ. Sau 4

năm liên tục áp dụng biện pháp che tủ bằng cỏ cho thấy hầu hết đều có tác dụng về
khả năng giữ nước (Othieno, 1988) [38].

×