Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TẠO PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG THỜI KỲ EOXENOLIGOXEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.16 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HOÀNG NGỌC ĐÔNG
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KIẾN TẠO
PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG
TRONG THỜI KỲ EOXEN-OLIGOXEN
Chuyên ngành: Địa Kiến tạo
Mã số: 62.44.55.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
Hà Nội – 2011
1
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất
Khoa Địa Chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Thanh Hải, Đại học Mỏ - Địa chất
2. TS Hoàng Ngọc Đang, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, vào
hồi … giờ…ngày … tháng … năm 2012.
Luận án có thể được tham khảo tại Thư viện Quốc gia hoặc Thư
viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bồn trũng Cửu Long, ngoài hai đối tượng chứa dầu quan trọng là
đá móng trước Kainozoi và các thành tạo Mioxen dưới, các thành tạo
Eoxen-Oligoxen bao gồm các hệ tầng Cà Cối? Trà Cú và Trà Tân là các


đối tượng thăm dò dầu khí rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, đặc
điểm địa tầng, cấu trúc địa chất, lịch sử tiến hóa địa chất và tiềm năng
dầu khí của các thành tạo Eoxen-Oligoxen này chưa được nghiên cứu
thỏa đáng. Để phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, đánh giá tiềm năng
và dự báo rủi ro cho các đối tượng này trong phần Đông Bắc Bồn trũng
Cửu Long, việc làm sáng tỏ bản chất địa tầng, cấu trúc kiến tạo, lịch sử
tiến hóa địa chất trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen đã trở thành vấn đề
cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, NCS chọn đề tài nghiên cứu “Đặc
điểm địa chất kiến tạo phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long trong thời
kỳ Eoxen-Oligoxen” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu của luận án
Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng, cấu trúc của các thành tạo Eoxen-
Oligoxen phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long để làm cơ sở khôi phục
lịch sử tiến hóa địa chất khu vực, phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng
dầu khí trong các đối tượng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Là các thành tạo địa chất có tuổi Eoxen-Oligoxen ở phần Đông Bắc
của bồn trũng Cửu Long trong phạm vi phần Đông Bắc bồn trũng Cửu
Long, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 10
o
00’ 09” vĩ độ Bắc đến 11
o
00’ 01” vĩ độ Bắc và từ 107
o
41’ 22” kinh độ Đông đến 109
o
19’ 46”
kinh độ Đông.
4. Nhiệm vụ của luận án

3
1) Nghiên cứu chi tiết đặc điểm địa tầng của các thành tạo Eoxen-
Oligoxen
2) Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc, phân chia các giai đoạn kiến tạo
chính và khôi phục lịch sử tiến hóa địa chất trong Eoxen-Oligoxen
3) Đánh giá vai trò của các yếu tố địa chất Eoxen-Oligoxen đối với hệ
thống dầu khí ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở giải đóan chi tiết đặc điểm địa tầng và
cấu trúc biến dạng của khu vực nghiên cứu cũng như thiết lập lại lịch sử
tiến hóa địa chất trong Eocence – Oligocence, kết quả nghiên cứu đóng
góp thêm những hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa địa chất của một phần
thềm lục địa Đông nam Việt Nam trong Kainozoi sớm.
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu này góp phần xác định
mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen với các hệ
thống dầu khí, làm cơ sở dự báo triển vọng và định hướng công tác tìm
kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực.
6. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Các thành tạo trầm tích Eoxen-Oligoxen phần Đông bắc
Bồn trũng Cửu Long được xếp vào các hệ tầng Trà Cú có tuổi Eoxen?-
Oligoxen sớm và Trà Tân tuổi Oligoxen muộn. Các hệ tầng này có đặc
điểm trầm tích và thành phần thạch học phức tạp. Hệ tầng Trà Cú gồm
cả các trầm tích vụn và phun trào bazan với sự biến thiên đa dạng về
thành phần và đặc điểm trầm tích theo không gian khác với đặc điểm
của hệ tầng này được ghi nhận trước đây.
Luận điểm 2: Trong giai đọan Eoxen-Oligoxen khu vực nghiên cứu đã
trải qua ít nhất 4 pha kiến tạo: Pha 1 diễn ra trong Eoxen-Oligoxen sớm
liên quan tới sự tách giãn vỏ lục địa và tạo nên các địa hào phương
Đông bắc-Tây nam. Pha 2 phát triển trong giai đoạn cuối Oligoxen sớm
và tạo ra sự nghịch đảo kiến tạo các địa hào hình thành trong Pha 1 và

4
tạo nên mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ tầng Trà Cú. Pha 3 là pha tái
tách giãn trong Oligoxen giữa-muộn, gây lên sự tái sụt lún và liên thông
các địa hào có trước tạo thành một bồn trầm tích dạng hồ. Pha 4 đặc
trưng bởi hệ thống đứt gãy trượt bằng cặp đôi phương á vĩ tuyến và á
kinh tuyến, nghịch đảo bồn trầm tích và tạo mặt bất chỉnh hợp trên nóc
của Hệ tầng Trà Tân. Bối cảnh kiến tạo của khu vực trong Eoxen-
Oligoxen liên quan chặt chẽ với sự tương tác giữa tách giãn sau cung
magma và sự phiêu trượt của các địa khối rìa lục địa Đông Nam Á trong
Kanozoi sớm.
Luận điểm 3: Hệ thống dầu khí trong các thành tạo Eoxen-Oligoxen ở
phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long bị chi phối bởi các cấu tạo địa chất
được hình thành trong các pha kiến tạo Eoxen-Oligoxen. Các trầm tích
giàu vật chất hữu cơ trong các địa hào và hồ lục địa tạo nên các tầng
sinh triển vọng. Các tầng trầm tích vụn độ hạt trung bình và có chiều
dày lớn là các cấu tạo chứa thuận lợi trong khi đó các tập sét mịn phát
triển khá rộng rãi trong các hệ tầng Trà Cú và Trà Tân là những tầng
chắn quan trọng. Sự giao thoa của các cấu trúc phương Đông bắc-Tây
nam, á kinh tuyến, Tây bắc-Đông nam và á vĩ tuyến đã tạo nên các cấu
trúc chứa dạng vòm bao gồm các nếp lồi hoặc các cấu tạo nâng phát
triển khá rộng rãi trong khu vực nghiên cứu.
7. Các điểm mới trong luận án
1) Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng và thành phần vật chất của các phân
vị địa tầng Eoxen-Oligoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long.
Đặc biệt là làm rõ đặc điểm thành phần vật chất, hình thái, và nguồn
gốc của hệ tầng Trà Cú và chứng minh được đây là một thành tạo địa
chất đa dạng về thành phần gồm cả trầm tích và phun trào với lịch sử
phát triển phức tạp và được hình thành trong giai đoạn sớm của chế
độ tách giãn vỏ lục địa dọc rìa lục địa Đông nam Việt Nam.
5

2) Đã xác định được nguồn gốc của các cấu tạo cơ bản liên quan tới sự
hình thành và biến cải các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen trong
phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long là hậu quả của 4 pha kiến tạo
khác nhau. Các pha này phản ánh chế độ kiến tạo phức tạp ở thềm
lục địa Đông nam Việt Nam trong giai đoạn Kainozoi sớm.
3) Đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen-
Oligoxen phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long với các hệ thống dầu
khí trong khu vực này và nhận dạng được một số cấu trúc có triển
vọng, trong đó có các dạng bẫy địa tầng trong hệ tầng Trà Tân, các
bẫy dạng nêm phân bố ở rìa bồn trũng, từ đó làm tiền đề cho việc đề
xuất các giải pháp nghiên cứu hoặc phương án thăm dò dầu khí có
hiệu quả.
8. Kết cấu cuả luận án
Luận án được trình bày trong 170 trang, 3 biểu bảng, 63 hình, 1 ảnh
và 121 tài liệu tham khảo ngoài mở đầu và kết luận, gồm các chương :
Chương 1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm địa tầng các thành tạo Eoxen – Oligoxen của phần
Đông Bắc bồn trũng Cửu Long
Chương 4. Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo và lịch sử tiến hóa địa chất của
phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ Eoxen - Oligoxen
Chương 5. Mối quan hệ giữa cấu trúc - kiến tạo với hệ thống dầu khí.
9. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính NCS thu thập,
xử lý về các vấn đề địa tầng, kiến tạo ở phần Đông Bắc bể Cửu Long từ
năm 2006 đến nay. Nghiên cứu sinh (NCS) đã phân tích, xử lý và minh
giải trên 570 tuyến địa chấn 2D và khoảng 1350 km
2
địa chấn 3D cho
các lô: 15-2/01, 15-1, 15-1/05, 01, 02, 01/97 và 02/97, phân tích, xử lý

tài liệu địa vật lý giếng khoan, các tài liệu thạch học và các tài liệu cổ
6
sinh của các giếng HSN-1X, HSD-4X, SN-1X, SN-2X, SN-3X, ST-1X,
ST-2X, DM-1X, DM-2X, TL-1X và TL-2X. Ngoài ra NCS còn thu thập
các tài liệu liên quan đến các báo cáo từ các nhà thầu, các luận án, các
công trình công bố trên các Tạp chí Khoa học, Hội nghị khoa học v.v.
(xem tài liệu tham khảo)
10. Nơi thực hiện đề tài
Luận án được thực hiện tại Bộ môn Địa Chất, Trường Đại học Mỏ -
Địa chất Hà Nội và Công ty Liên doanh Điều hành Chung Thăng Long
thuộc Tổng công ty Thăm Dò và Khai thác Dầu khí.
11. Lời cảm ơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS. Trần
Thanh Hải và TS. Hoàng Ngọc Đang đã hướng dẫn tận tình NCS trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo và phòng Địa chất
- Mỏ Công ty Điều hành chung Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả hoàn thành luận án này…và rất nhiều đồng nghiệp khác đã
chia sẻ động viên, giúp đỡ và khích lệ trong nhiều năm qua. Tác giả xin
chân thành cảm ơn các Thầy Cô bộ môn Địa chất, khoa Địa chất, Phòng
Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà
Nội đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tác giả xin
bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với người thân, gia đình, bạn bè đã
khích lệ và chia sẻ khó khăn trong nhiều năm qua
Chương 1 - TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí kiến tạo và đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí kiến tạo
Khu vực nghiên cứu chiếm phần Đông Bắc bồn trầm tích
Kainozoi sớm Cửu Long. Nhiều nhà địa chất (Nguyễn Xuân Bao, Phạm
Huy Long, Ngô Thường San) đều cho rằng, vào thời kỳ Eoxen –

Oligoxen, đây là một bồn rift phát triển trên vi mảng Đông Dương. Do
7
ảnh hưởng của quá trình tách giãn Biển Đông và sự húc trồi của mảng
Ấn Úc vào mảng Âu Á. Từ Kainozoi muộn, Bồn trũng Cửu Long là một
phần của thềm lục địa Việt Nam có chế độ kiến tạo bình ổn.
1.1.2 Đặc điểm địa chất
1.1.2.1 Địa tầng : Tham gia vào cấu trúc địa chất phần Đông
Bắc bồn trũng Cửu Long gồm phân vị địa tầng thạch học: hệ
tầng Biển Đông(N
2
- Qbd)- tập A, Đồng Nai (N
1
3
đn)-tập BIII,
Côn Sơn (N
1
2
cs)-tập BII, Bạch Hổ (N1
1
bh)-tập BI, Trà Tân
(E
3
2
tt)-tập C và D, Trà Cú (E
3
1
tc)-tập E, Cà Cối(E
2
cc)-tập F?.
1.1.2.2 Tiềm năng dầu khí : Cho đến nay, trong khu vực nghiên cứu đã

được phát hiện và khai thác trong đối tượng chứa móng trước Kainozoi,
cát kết Mioxen dưới; bên cạnh đó có một số phát hiện gặp trong các
thành tạo Eoxen-Oligoxen, và vài chỗ gặp trong cát kết của Mioxen
giữa.
1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất-dầu khí và các tồn tại
- Giai đoạn 1- trước năm 1975: Một số công tác từ, trọng lực và địa
chấn đã được khảo sát để đánh giá tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa
Nam Việt Nam trong đó có vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã
xác lập được các phân vị địa chấn địa tầng ở bồn trũng Cửu Long bao
gồm các tập A, BIII, BII, BI, C, D, E.
- Giai đoạn 2 (1975-1979): Năm 1976, 1.210,9 km địa chấn 2D được
khảo sát bởi CGG; minh giải tầng phản xạ chính: từ CL20 đến CL80,
khẳng định sự tồn tại của bể trầm tích Kainozoi Cửu Long. Lô 15 đã
được khảo sát 3.221,7 km địa chấn 2D (3,5 x 3,5 km) bởi Deminex và
Geco và 4 giếng được khoan bao gồm 15-A-1X, 15-B-1X, 15C-1X và
15-G-1X.
- Giai đoạn 3 (1980-1988): Các tác giả Ngô Thường San và Lê Văn
Cự đã nghiên cứu chi tiết địa tầng của 4 giếng khoan nói trên để xác lập
các hệ tầng Trà Tân (tại 15-A-1X), Côn Sơn (tại 15-B-1X), Biển Đông
8
và Đồng Nai (tại 15-G-1X). Tập E được xác định bởi tài liệu địa chấn
và được đối sánh với hệ tầng Trà Cú của giếng khoan CL-1.
- Giai đoạn 4 (1989 đến nay): Hàng loạt hợp đồng tìm kiếm thăm dò
được ký kết và triển khai trong khu vực ở các lô 01&02 , 15-1/01, 15-2,
15-2/01 với hàng loạt giếng được tiến hành khoan và kết quả đã khống
chế được các hệ tầng Trà Tân, khoan qua các thành tạo tập E, móng
granite trước Kainozoi.
1.3 Các tồn tại:
Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu nêu trên,NCS đánh giá những tồn
tại cần phải tiếp tục nghiên cứu về địa tầng,về lịch sử phát triển địa chất

và hệ thống dầu khí, đồng thời cũng nhấn mạnh chưa có một công trình
nào nghiên cứu chi tiết về một khu vực cụ thể, như khu vực Đông Bắc
bồn trũng. Vì vậy NCS đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các thành
tạo địa chất Eoxen-Oligoxen trong phạm vi Đông Bắc bồn trũng Cửu
Long cho luận án của mình.
Chương 2 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cách tiếp cận
2.1.1 Tiếp cận truyền thống kết hợp với hiện đại
2.1.2 Tiếp cận tổng hợp
2.1.3 Tiếp cận hệ thống
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nhóm phương pháp phân tích địa tầng
2.2.1.1 Phương pháp địa chấn-địa tầng.
Để phục vụ cho việc nhận diện các tầng thạch học và luận giải môi
trường lắng đọng trầm tích ở quy mô khu vực, NCS đã sử dụng phương
pháp địa chấn địa tầng dựa trên các đặc điểm phản xạ và tướng địa
chấn. Nhờ đó đã phân chia các tầng thạch học có đặc tính vật lý riêng
biệt. Trên mặt cắt địa chấn ta cũng xác định được các hệ thống đứt gẫy
theo các đặc trưng gián đoạn và dịch chuyển của các bề mặt phản xạ
9
Kết quả chi tiết thu được từ việc minh giải địa chấn được trình bày
trong chương 4
2.2.1.2 Phương pháp thạch địa tầng
Phương pháp thạch-địa tầng là phương pháp phân chia chi tiết các
phân vị địa tầng theo đặc điểm thạch học. NCS đã sử dụng thang thạch-
địa tầng địa phương theo Quy phạm địa tầng năm 1994 với đơn vị phân
chia cơ bản là hệ tầng. Để phân chia chi tiết địa tầng Eoxen-Oligoxen,
NCS đã chia vùng nghiên cứu thành các khối cấu trúc: Phan Thiết, Hải
Sư Đen-Hổ Đen, Hải Sư Nâu-Agate, Phương Đông-Jade- Thăng
Long . Trong mỗi khối, NCS đã chọn các giếng khoan đại diện để

nghiên cứu và mô tả chi tiết, phân chia đến các tập thuộc các phân vị
thạch địa tầng trong Eoxen-Oligoxen.
2.2.2 Phương pháp phân tích địa vật lý giếng khoan
Trong luận văn NCS đã sử dụng tài liệu địa vật lý giếng khoan của
các giếng HSĐ-4X, HSN-1X, HST-1X kết hợp với kết quả phân tích-
mô tả thạch học từ các mẫu vụn, mẫu sườn, mẫu lõi (nếu có) để phục vụ
cho việc phân chia các tầng thạch học khác nhau.
2.2.3 Nhóm các phương pháp phân tích
2.2.3.1 Phương pháp phân tích thạch học
Tác giả đã tiến hành thu thập các mẫu đá bao gồm mẫu vụn, mẫu lõi và
mẫu sườn trong các giếng khoan HSĐ-4X, HSN-1X, HST-1X, Emaral,
Diamond, Ruby, STĐ, STV, LĐV-1X, LĐN-1X, RĐ.và thực hiện các
bước nghiên cứu như sau: Mô tả bằng mắt thường các mẫu đã được thu
thập ; gia công lát mỏng thạch học cho các mẫu ;Phân tích các mẫu lát
mỏng dưới dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử.
10
2.2.3.2 Phương pháp phân tích thạch địa hóa:Tại giếng khoan HSD-
4X, tác giả đã gửi 4 mẫu sườn của đá phun trào tại tập phun trào dày
nhất nơi đã lấy mẫu gửi phân tích thạch học.Việc gia công và phân tích
mẫu địa hóa này đã được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt tại
Phòng phân tích của Liên đoàn Bản Đồ Địa chất Miền Nam.
2.2.4 Nhóm phương pháp giải đoán cấu trúc địa chất
2.2.4.1. Phương pháp phân tích hình thái cấu trúc:
Phương pháp giải đoán các cấu tạo. Các kiến trúc đứt gãy, nếp uốn,
bề mặt bất chỉnh hợp được NCS nhận diện trên các mặt cắt địa chấn,
trên các tài liệu log, trên các bản đồ nóc các tầng trầm tích với việc sử
dụng các dấu hiệu trong luật giải đoán cấu tạo như hình thái và hướng
của cấu tạo, mối quan hệ xuyên cắt, Pumpelly.
Phương pháp phân tích bề mặt bất chỉnh hợp và gián đoạn trầm
tích. Dựa vào sự thay đổi của đặc điểm trường sóng trên các mặt cắt địa

chấn, tác giả đã phân tích mối quan hệ phủ và bị phủ của các thành tạo
Kainozoi lên tầng móng trước Kainzoi, giữa các thành tạo của hệ tầng
Trà Tân lên hệ tầng Trà Cú (tập D lên tập E), giữa các thành tạo của hệ
tầng Bạch Hổ lên hệ tầng Trà Tân (tập B1 lên tập C) trên các mặt cắt
địa chấn.Nhờ đó NCS đã xác định được các bề mặt bất chỉnh hợp và
gián đoạn trầm tích.
Phương pháp phân tích bề dày : Phương pháp phân tích bề dày
được tác giả áp dụng vào nghiên cứu như sau:
- Đo đạc bề dày của từng tập địa chấn địa tầng (tập E+F?, D và C) để
đối sánh quy luật biến đổi bề dày ở hai bên cánh của đứt gãy.
- Khôi phục bề dày lúc mới trầm tích (có tính độ bóc mòn-nếu có), khi
biết độ dày thật lúc mới thành tạo sẽ tính toán biên độ sụt lún và tốc độ
sụt lún của quá trình trầm tích của tập. Ngoài ra, tác giả còn tính toán
gradient sụt lún của bể bằng cách lấy chiều dày trầm tích chia cho chiều
rộng của bể.
11
- Thành lập các bản đồ đẳng dày cho các hệ tầng Trà Cú và Trà Tân ở
vùng nghiên cứu.
2.2.4.2. Phương pháp phân tích động học (Kinematic analysis).
Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xác định bản chất của
các đứt gãy, biên độ dịch chuyển và sự tái hoạt động của các đứt gãy
này theo thời gian.
2.2.4.3 Phân tích động lực học (Dynamic analysis) Phương pháp này
xác định mối quan hệ giữa các cấu tạo và các trường lực gây nên sự
hình thành các đứt gãy, nếp uốn trên cơ sở luật Anderson và Riedel về
mối quan hệ ứng suất-cấu tạo và sử dụng phương pháp thống kế trên
mạng chiếu lập thể để xác định phương của trường ứng suất khu vực
liên quan đến chúng.
2.2.4.4 Phương pháp cân bằng mặt cắt: Nội dung cơ bản của phương
pháp này là đưa các tầng đá trầm tích về trạng thái ban đầu trước lúc bị

biến dạng và được biểu diễn trên các mặt cắt và trên bình đồ khôi
phụcTrên mặt cắt địa chấn, tác giả đã tiến hành đo đạc chiều dài của
từng tầng dọc theo bề mặt nóc tầng sau khi đã khôi phục ở những vị trí
đã bị bóc mòn, sau đó kéo phẳng chúng ra và đưa về cùng 1 độ sâu cho
mỗi tầng. Việc khôi phục này đã tính đến cự ly ngang đối với đứt gãy
thuận và cự ly chờm phủ đối với đứt gãy nghịch.
2.2.5 Phương pháp xây dựng mô hình địa chất: Đây là phương pháp
tổng hợp các số liệu, các kết quả của các phương pháp nghiên cứu trên ,
xây dựng thành mô hình địa chất thể hiện mối quan hệ không gian, thời
gian, lịch sử phát triển kiến tạo cho các đối tượng địa chất thuộc khu
vực nghiên cứu trong thời kỳ Eoxen-Oligoxen.
Chương 3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG CÁC THÀNH TẠO EOXEN-
OLIGOXEN CỦA PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG
3.1. Khái quát chung
12
3.2 Khái quát đặc điểm các khối cấu trúc
Tác giả đã khái quát đặc điểm của 5 khối cấu trúc có ranh giới là các
đứt gãy đồng trầm tích phương ĐB-TN F1, F2, F3, F5:1- Phan Thiết
(I);2- Hải Sư Đen-Hổ Đen (II) ;3- Hải Sư Nâu-Agate (III) ;4-Phương
Đông-Jade-Thăng Long (IV) ;5- Tây Bắc Nâng Côn Sơn (V)
3.3. Đặc điểm địa tầng Eoxen-Oligoxen phần ĐB bồn Cửu Long
3.3.1. Giới thiệu chung
Các thành tạo Eoxen-Oligoxen được Lê Văn Cự, Nguyễn Giao và
Ngô Thường San chia ra các hệ tầng Cà Cối, Trà Cú và Trà Tân theo
thang địa tầng tạm thời. Hệ tầng Cà Cối có tuổi Eoxen tương ứng với
tập địa chấn F?; hệ tầng Trà Cú có tuổi Oligoxen sớm tương ứng với tập
địa chấn E; hệ tầng Trà Tân có tuổi Oligoxen muộn ứng với 2 tập địa
chấn D và C.
3.3.2. Các thành tạo Eoxen-Oligoxen khối Hải Sư Đen-Hổ Đen
Các thành tạo Eoxen-Oligoxen gặp tại các GK HSD-4X, LDN-1X,

LDV-1X, STN-1X, DM-1X đã được lựa chọn để mô tả và đối sánh để
phân tích đặc điểm địa tầng của khối cấu trúc này.
Thống Oligoxen, phụ thống dưới, Hệ tầng Trà Cú (E
3
1
-tc)
Trong phạm vi khối, hệ tầng Trà Cú gặp ở các lỗ khoan HSĐ-4X,
LĐN-1X, LĐV-1X, STN-1X, DM-4X. Hệ tầng Trà Cú được đặc trưng
bằng cát kết, bột kết,sét kết xen kẹp với các đá phun trào. Đá phun trào
được gặp ở cấu tạo Hải Sư Đen, Diamond . Kết quả phân tích hóa silicat
các mẫu phun trào bazan ở GK HSD-4X cho thấy đá có thành phần
mafic với hàm lượng silic khá thấp (SiO2<50%), khá giàu TiO
2
,MgO
và được cho là đá phun trào bazan kiếm.
Bề dày của hệ tầng trong vùng nghiên cứu thay đổi rất nhanh: trên
đới nâng từ TN đến ĐB ở đới Hải Sư Đen-Hổ Đen (II) bề dày có có xu
thế tăng dần (tại HSD-4X: 340m, SN-1X: 845m, SN-3X: 745m). Các
13
bào tử phấn hoa gặp trong các lớp sét kết ở độ sâu 3387-3727m định
tuổi Oligoxen sớm.
Thống Oligoxen, phụ thống trên, hệ tầng Trà Tân (E
3
2
-tc)
Hệ tầng phân bố rộng rãi và liên tục khắp bồn trũng.Trầm tích của hệ
tầng Trà Tân có đặc trưng biến đổi từ từ về môi trường trầm tích, thành
phần thạch học. Tại khối Hải Sư Đen, hệ tầng Trà Tân gồm chủ yếu sét
kết (40-70%), xen kẽ bột kết và cát kết. Tỷ lệ cát /sét thấp, song cao dần
về phía đông bắc của khối. Bề dày của hệ tầng tại GK thay đổi từ 450m

đến gần 1000m. Tuổi Oligoxen muộn của hệ tầng Trà Tân được xác
định nhờ vào hóa thạch Cicatricosis-porites, Verrucatosporites
pachydermus và Florschuetzia Trilobeta. .
3.3.3. Các thành tạo Eoxen-Oligoxen khối Hải Sư Nâu-Agate
Thống Oligoxen, phụ thống dưới, hệ tầng Trà Cú (E
3
1
tc)
Hệ tầng Trà Cú trên khối Hải Sư Nâu-Agate có thành phần thạch
học đa dạng thay đổi mạnh mẽ theo không gian. Ở khu vực TN của
khối, bề dày của hệ tầng rất lớn với thành phần chủ yếu là cát kết xen
kẹp sét kết, bột kết. Tại cấu tạo Ruby và Emerald bề dày nhỏ hơn và
gồm cát kết, bột kết và sét kết xen kẹp ít lớp phun trào. Trầm tích có độ
hạt rất mịn. Các thành tạo phun trào đã gặp ở các GK tại Emeral-Ruby
với dạng các tập đá rất dày, trung bình là 55m, lớn hơn ở khối Hải Sư
Đen. Tại GK HSN-1X, gặp các phức hệ bào tử phấn hoa
đặc trưng cho
tuổi Oligoxen sớm.

Bề dày của hệ tầng Trà Cú tại GK HSN-1X là
408m, ở cấu tạo Ruby và Emerald khỏang 250m. Song, theo tài liệu địa
chấn ở đới Hải Sư Nâu bề dày thay đổi lớn từ 200-1000m, có nơi đạt
trên 2200m (phần TN của đới).
Thống Oligoxen, phụ thống trên, hệ tầng Trà Tân (E
3
2
-tt)
Tại mặt cắt GK HSN-1X, Hệ tầng Trà Tân đặc trưng là cát kết hạt
nhỏ đến vừa màu xám trắng, xi măng carbonat, chuyển dần lên trên có
14

nhiều lớp bột kết, sét kết màu nâu và đen, xen các lớp mỏng than, có
chỗ chứa glauconit. Đá biến đổi ở giai đọan catagenez muộn.
Mặt cắt chung của hệ tầng Trà Tân là sét kết (50-80%) xen kẽ bột
kết, cát kết và nhiều nơi gặp phun trào ở phần trên. Bề dày của hệ tầng
thường mỏng ở các bán địa lũy (ở đầu cuối đông bắc) và dày đến rất
dày có thể đến 2000m hoặc cao hơn ở trung tâm của bán địa hào (phía
tây nam của đới).
3.3.4. Các thành tạo Eoxen-Oligoxen khối Phương Đông-Jade-
Thăng Long
Thống Oligoxen, phụ thống dưới, Hệ tầng Trà Cú (E
3
1
-tc)
Tại khối này, mặt cắt của hệ tầng Trà Cú rất tương đồng với mặt cắt
chuẩn đã mô tả tại giếng khoan Cửu Long-1, có thành phần thạch học
chủ yếu cát kết phân lớp khá dày xen kẽ với sét kết, bột kết. Cát kết có
độ hạt từ rất mịn đến trung bình và rất thô, đôi nơi còn gặp các sạn cuội
kết. Sét có màu xám nhạt, xám thường, thường chứa các vảy mica. Bề
dày của hệ tầng Trà Cú thay đổi từ 200m đến 600-800m, có nơi đạt
1000-1600m.
Thống Oligxen, phụ thống trên, Hệ tầng Trà Tân (E
3
2
tt)
Trầm tích của hệ tầng Trà Tân phân bố trên diện rộng, bề dày khá lớn,
song thường mỏng ở các cấu tạo Thăng Long và khá dày ở cấu tạo
Phương Đông và Jade. Hệ tầng Trà Tân tại đới này có thành phần chủ
yếu là sét kết giàu vật chất hữu cơ xen kẹp ít lớp mỏng bột kết và cát
kết. Tập hợp bào tử phấn hoa tìm thấy đã định tuổi Oligocen muộn cho
hệ tầng này.

3.3.5. Liên kết địa tầng Eoxen-Oligoxen ĐB bồn trũng Cửu Long.
3.3.5.1 Hệ tầng Trà Cú
Hệ tầng Trà Cú được đặc trưng bởi thành phần mịn-thô và chiều
dày khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của chúng trong từng đới kiến tạo
và trong nội bán địa hào. Hệ tầng có độ hạt mịn lớn nhất, bề dày cao
15
nhất ở khối Hải Sư Nâu-Agate (III), thô nhất và bề dày mỏng hơn ở
khối Phương Đông-Jade-Thăng Long (IV) và trung bình ở khối Hải Sư
Đen-Hổ Đen (II). Ngoài ra, còn gặp các đá phun trào bazan kiềm xen kẽ
với các lớp, hệ lớp của trầm tích hạt vụn. Chúng phân bố ở khối Hải Sư
Đen-Hổ Đen và Hải Sư Nâu-Agate, Diamond, Ruby-Diamond và có thể
có trong các bán địa hào là chủ yếu.
3.3.5.2. Hệ tầng Trà Tân
Hệ tầng Trà Tân phân bố rộng rãi và liên tục khắp bồn trũng, không
còn tính phân dị cao giữa các khối cấu trúc. Trầm tích của hệ tầng Trà
Tân chủ yếu là sét kết, bột kết và cát kết, có đặc trưng biến đổi từ từ về
môi trường trầm tích, thành phần thạch học trên toàn bồn trũng. Các
thành tạo phun trào cũng gặp trong hệ tầng này.
3.3.6. Bối cảnh trầm tích và phun trào của các thành tạo Eoxen-
Oligoxen phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long
3.3.6.1 Hệ tầng Trà Cú được lắng đọng trong bối cảnh năng lượng rất
cao, nguồn cung cấp trầm tích rất gần với vị trí lắng đọng. Đó là các đới
móng nâng bị phong hóa. Các đá phun trào chủ yếu là bazan kiềm được
thành tạo trong bối cảnh tách giãn vỏ lục địa tương ứng với giai đọan
đầu của tách giãn kiểu rift. Các magma phun trào được phun lên khỏi
mặt đất chủ yếu theo các đứt gãy thuận tách giãn trên các bán địa hào
Diamond, Ruby và Emerald của khu vực .
3.3.6.2. Hệ tầng Trà Tân được lắng đọng trong bối cảnh mực nước hồ
dâng cao, các nguồn cung cấp vật liệu không còn mang tính địa phương.
Vật liệu trầm tích có nguồn từ lục địa được vận chuyển ra bờ hồ. Cả khu

vực bồn trũng Cửu Long trong giai đọan này phần lớn đã được liên
thông với nhau không còn phân cách bởi các đới nâng như trong giai
đọan trầm tích của hệ tầng Trà Cú. Môi trường lắng đọng của hệ tầng
Trà Tân là môi trường đầm hồ, hạt mịn là chủ yếu, chứa nhiều vật chất
hữu cơ.
16
Chương 4 - ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC-KIẾN TẠO VÀ LỊCH SỬ
TIẾN HÓA ĐỊA CHẤT CỦA PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG
CỬU LONG TRONG EOXEN-OLIGOXEN
4.1. Giới thiệu chung.
4.2. Các pha kiến tạo : NCS đã phân chia lịch sử kiến tạo khu vực
nghiên cứu ra thành 4 pha kiến tạo
4.2.1. Pha kiến tạo I, tách dãn trong Eoxen-Oligoxen sớm
Đây là pha tách dãn phương TB-ÐN xảy ra trong thời kỳ Eoxen-
Oligoxen sớm. Di chỉ của pha này là các thành tạo trầm tích phun trào
bazan kiềm có tuổi Eoxen-Oligoxen sớm của hệ tầng Trà Cú và các cấu
trúc nếp uốn và đứt gãy đồng trầm tích có phương ĐB-TN. Hai bề mặt
BCH khống chế không gian của hệ tầng Trà Cú thành tạo trong Eoxen-
Oligoxen sớm gồm:1-Bề mặt BCH nóc tầng móng là bề mặt phân cách
giữa thành tạo móng trước Kainozoi và các thành tạo trong KZ. 2-Bề
mặt BCH nóc của hệ tầng Trà Cú (nóc tập E)- BCH giữa hệ tầng Trà Cú
và Trà Tân.
Các di chỉ về cấu trúc gồm các đứt gãy phương ÐB-TN có tính chất
thuận đồng trầm tích phát sinh và phát triển trong quá trình thành tạo
trầm tích phun trào của hệ tầng Trà Cú và Cà Cối (tập E và F?) .Chúng
còn tái họat động nhiều lần do tác động ở các pha kiến tạo về sau. Có 2
loại đứt gãy: Các đứt gãy có quy mô lớn F1.1, F1.2, F2.1, F2.2, F2.3,
F3.1, F3.2, F4, F5 và các đứt gãy sinh cùng có quy mô nhỏ từ Ft1, đến
Ft17. Các hệ đứt gãy chính (F1 đến F5) đóng vai trò tạo các cấu trúc
móng nâng và các đới trũng bán địa hào. Các đứt gãy có quy mô nhỏ từ

Ft1 đến Ft17 nằm nội trong khối cấu trúc và đóng vai trò tạo hình dáng
các cấu tạo và làm phức tạp cấu tạo. Pha kiến tạo I có phương tách dãn
tây bắc-đông nam.
17
4.2.2. Pha kiến tạo II, nén ép cuối Oligoxen sớm
Đây là pha nén ép xảy ra cuối Oligoxen sớm, tác động lên các thành
tạo trầm tích phun trào Eoxen-Oligoxen sớm của hệ tầng Trà Cú và di
chỉ là mặt BCH giữa các thành tạo trầm tích phun trào hệ tầng Trà Cú
và các thành tạo trẻ hơn của hệ tầng Trà Tân. Các di chỉ cấu trúc của
pha kiến tạo này rất khó xác định,vì chúng bị giao thoa với các cấu trúc
thành tạo ở các pha khác, hoặc đây là một pha kiến tạo không đủ mạnh,
nên NCS tạm thời xếp vào pha kiến tạo II.
4.2.3. Pha kiến tạo III, tách dãn trong Oligoxen muộn
Đây là pha tách dãn có phương TB-ĐN xẩy ra trong Oligoxen muộn.
Di chỉ thành phần vật chất là các thành tạo trầm tích phun trào của hệ
tầng Trà Tân tuổi Oligoxen muộn. Các di chỉ về cấu trúc đặc trưng cho
pha kiến tạo này (III) gồm các đứt gãy thuận đồng trầm tích có phương
ĐB-TN : F1.1, F1.2, F1.3, F2.1, F2.2, F3.1, F4 và F5. Các đứt gẫy này
đã hình thành đồng trầm tích trong Eoxen-Oligoxen sớm, tái họat trong
pha kiến tạo III với tính chất thuận, đồng trầm tích với các thành tạo của
hệ tầng Trà Tân. Pha kiến tạo này có phương tách giãn là TB-ĐN.
4.2.4. Pha kiến tạo IV, nén ép cuối Oligoxen muộn
Đây là pha nén ép có phương TB-ÐN xẩy ra cuối Oligoxen muộn, và
được đặc trưng bởi mặt bất chỉnh hợp nóc hệ tầng Trà Tân với các hệ
thống đứt gãy sau trầm tích trượt bằng phải á vĩ tuyến (f5, f6, f7, f8, f9,
f10, f11 và f12) và trượt bằng trái á kinh tuyến (f1, f2, f3 và f4). Các đứt
gãy này hầu hết cắt qua tất cả các thành tạo có tuổi Eoxen-Oligoxen của
hệ tầng Trà Tân và Trà Cú. Ngòai các đứt gãy trượt bằng, còn có các
đứt gãy có phương ĐB-TN (F1.3) đã hình thành vào các pha kiến tạo
trước tái họat động với tính chất nghịch và một số nếp uốn sau trầm tích

N1, N2, N3 và N4.
18
4.3. Lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen
Tác giả chia lịch sử phát triển địa chất trong giai đọan Eoxen-
Oligoxen thành 2 thời kỳ: thời kỳ Eoxen-Oligoxen sớm (T1) và thời kỳ
Oligoxen muộn (T2). Mỗi thời kỳ được bắt đầu bởi pha tách dãn và kết
thúc bởi pha nén ép.
Thời kỳ Eoxen-Oligoxen sớm (T1): Đây là thời kỳ phát triển địa
chất từ Eoxen đến cuối Oligoxen sớm. Đặc trưng của thời kỳ này là khu
vực bị tách dãn kiểu Rift liên quan đến quá trình tách dãn tạo biển Đông
trẻ. Tại khu vực nghiên cứu xẩy ra quá trình lắng đọng trầm tích của hệ
tầng Cà Cối và hệ tầng Trà Cú (tập F? và E). Pha kiến tạo này đã tạo
nên các đứt gãy thuận đồng trầm tích chủ yếu có phương ĐB-TN, như
đứt gãy F1, F2, F3, F4 và F5. Nhờ đó, trong khu vực này hình thành các
bán địa hào và bán địa lũy có phương trùng với phương ĐB-TN. Đây là
giai đoạn đầu của quá trình tạo rift. Kết thúc thời kỳ này, khu vực
nghiên cứu xảy ra quá trình nghịch đảo kiến tạo, các trầm tích được
lắng đọng trước đây bị uốn nếp, vò nhàu, nhiều cấu trúc nghịch đảo
kiến tạo được sinh thành, khu vực nhiều nơi được nâng lên, ngừng nghỉ
lắng đọng trầm tích, bị phong hóa bào mòn tạo nên BCH.
Thời kỳ Oligoxen muộn (T2): Thời kỳ T2 là thời kỳ phát triển địa
chất từ cuối Oligoxen sớm đến cuối Oligoxen muộn, dưới tác động của
2 pha kiến tạo: tách dãn trong Oligoxen muộn, nén ép cuối Oligoxen
muộn .
Toàn khu vực nghiên cứu chịu tác động của lực tách dãn của pha kiến
tạo III với phương tách dãn TB-ĐN. Dưới tác động đó, các đứt gãy
thuận phương ĐB-TN tái họat động làm mở rộng các địa hào cũ phương
ĐB-TN. Ngoài sự lún do tách dãn, khu vực còn chịu ảnh hưởng lún
chìm vì nhiệt nên lúc này toàn bộ các bán địa hào được liên thông lại
với nhau bởi mực nước hồ phát triển rộng rãi. Nhờ đó, các thành tạo

trầm tích của hệ tầng Trà Tân được lắng đọng rộng rãi, liên thông và
19
liên tục trong tòan bồn trũng; vật liệu trầm tích mang tính ổn định hơn,
thành phần hạt mịn chiếm tỷ phần rất cao.
Kết thúc quá trình tách dãn và sụt lún, vùng chịu ảnh hưởng của quá
trình nén ép vào pha kiến tạo cuối Oligoxen muộn. Dưới tác động của
lực nén ép, các thành tạo của trầm tích phụ hệ tầng Trà Tân và cổ hơn bị
uốn nếp và đứt gãy xẩy ra từ từ và lâu dài hình thành mặt BCH giữa hệ
tầng Trà Tân và hệ tầng Bạch Hổ.
Chương 5 - MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC-KIẾN TẠO VỚI
HỆ THỐNG DẦU KHÍ
5.1 Khái quát chung hệ thống dầu khí trong khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có hệ thồng dầu khí rất phong phú. Các tầng sinh
là các tập sét của của hệ tầng Trà Tân và Trà Cú với độ giàu vật chất
hữu cơ rất cao. Các đối tượng chứa là móng nứt nẻ granit, cát kết
Mioxen dưới, Oligoxen trên và một số ít là các tập cát kết, phun trào nứt
nẻ trong các thành tạo có tuổi Eoxen-Oligoxen dưới. Các đối tượng
chắn là tầng chắn khu vực sét kết của hệ tầng Bạch Hổ, các tập sét địa
phương thuộc phần dưới của hệ tầng Bạch Hổ, các tập sét của hệ tầng
Trà Tân và Trà Cú. Các dạng bẫy bao gồm các bẫy cấu trúc khép kín 3
và 4 chiều kể cà các bẫy dạng mũi nhô.
5.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc kiến tạo với hệ thống dầu khí
Cấu trúc bán địa hào, địa lũy- sản phẩm của các pha kiến tạo là nền tảng
thành tạo các hệ tầng trầm tích phun trào trong Eoxen-Oligoxen liên
quan đến các thành tạo sinh, chứa và chắn.
Trong vùng nghiên cứu, đá sinh dầu chủ yếu là các tập sét thuộc hệ tầng
Trà Tân và hệ tầng Trà Cú được chôn vùi chủ yếu trong cấu trúc bán địa
hào. Dầu sinh ra được di cư qua các trầm tích hạt thô và một phần đi
qua các đứt gãy để nạp vào cấu trúc đá móng, cát kết Oligoxen và
Mioxen dưới. Khi tập hợp cấu trúc bẫy, các vỉa chứa, các tầng sinh dầu,

20
các kênh dẫn dầu khí, quá trình nạp dầu (thời gian) cùng tồn tại, thì các
tích tụ dầu khí được tồn tại.
Lịch sử tiến hóa địa chất kiến tạo trong Eoxen-Oligoxen đã chi phối, qui
định các thành phần vật chất của các thành tạo trong khu vực nghiên
cứu liên quan đến các đối tượng sinh, chứa và chắn và chi phối cấu trúc
nếp uốn và đứt gãy liên quan đến hình thái cấu trúc bẫy dầu khí của các
tích tụ trong khu vực này.
5.3.Các dạng bẫy trong khu vực và quan hệ của chúng với cấu trúc
kiến tạo
5.3.1 Các dạng bẫy trong móng: Các phát hiện dầu khí của tầng móng
trong khu vực nghiên cứu bao gồm các cấu tạo như mỏ Sư Tử Đen, Sư
Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Hải Sư Đen, Lạc Đà Nâu, Lạc Đà Vàng, Ruby,
Diamond, Thăng Long, Đông Đô, Topaz, Topaz Bắc và Hồ Xám Nam
là các khối móng nâng địa lũy khép kín 4 chiều bị chôn vùi và bao phủ
bởi các tập trầm tích hạt mịn Eoxen-Oligoxen.
Tính hiệu quả, mức độ hòan chỉnh của bẫy dầu khí trong tầng móng
được tùy thuộc vào các yếu tố sau: Thành tạo đá chắn trực tiếp trên đá
móng của hệ tầng Trà Cú hay Trà Tân; Độ sâu của cấu trúc móng ;
Các hệ thống đứt gãy xuyên cắt qua cấu trúc móng ; Biên độ thẳng
đứng của cấu trúc khép kín ;Vị trí tương đối của cấu tạo trong bồn
trũng;Thành phần thạch học của đá.
5.3.2 Các dạng bẫy trong tầng chứa của hệ tầng Trà Cú :Cho đến
nay, đối tượng này đã được phát hiện dầu khí ở các cấu tạo: Sư Tử
Trắng, Sư Tử Nâu, Diamond, Thăng Long, Emerald, Hải Sư Đen và
Jade. Chúng hầu hết được tích tụ ở dạng bẫy cấu trúc khép kín 3 hoặc 4
chiều. Các cấu trúc khép kín 3 chiếu với 1 chiều kề áp với tầng móng
bao gồm như như cấu tạo Hải Sư Đen, hoặc một chiều dựa vào đứt gãy
như cấu tạo của Sư Tử Trắng. Các khép kín 4 chiều phần lớn được
thành tạo kế thừa từ cấu trúc của khối móng nâng.

21
5.3.3 Các dạng bẫy của phần dưới hệ tầng Trà Tân: Cho đến thời
điểm hiện nay, chưa có phát hiện nào trong các tập cát kết thuộc phần
dưới của hệ tầng Trà Tân được mang tính thương mại. Tuy nhiên các
tích tụ trong các tập cát kết này vẫn thường xuyên được phát hiện ở
trong khu vực nghiên cứu có những dạng bẫy khác nhau. Về cơ bản
chúng là các dạng bẫy cấu trúc khép kín 3 họặc 4 chiều có yếu tố đứt
gãy. Ngoài các bẫy cấu trúc, trong khu vực nghiên cứu còn có tiềm
năng bẫy địa tầng rất cao đặc biệt là các thân cát dày lắng đọng trong
bối cảnh hồ sâu.
5.3.4 Các dạng bẫy của phần trên hệ tầng Trà Tân: Trầm tích của
phần trên hệ tầng Trà Tân chủ yếu được thành tạo giai đọan nén ép cuối
Oligoxen muộn nên chúng có các dạng cấu trúc khép kín như sau: Cấu
trúc khép kín 4 chiều dạng nếp uốn sau trầm tích ;cấu trúc khép kín 4
chiều được thành tạo trên các đới nâng cổ hơn( dạng bẫy này bắt gặp
hầu hết ở các cấu tạo đã phát hiện dầu khí như: Sư Tử Đen , Hải Sư Đen
và Pearl) và cấu trúc khép kín 3 chiều dạng nêm, chiều còn lại được kề
áp với thành tạo trầm tích cổ hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này đã đem lại những hiểu
biết mới quan trọng về đặc điểm trầm tích cũng như lịch sử địa chất của
một phần của rìa lục địa Đông nam Việt Nam. Một số kết luận chính
được trình bày dưới đây.
1. Các thành tạo trầm tích Eoxen-Oligoxen phần Đông bắc Bồn trũng
Cửu Long bao gồm Hệ tầng Trà Cú có tuổi Eoxen-Oligoxen sớm và
hệ tầng Trà Tân có tuổi Oligoxen muộn. Hệ tầng Trà Cú phủ bất
chỉnh hợp trên các đá móng trước Kainozoi trong các địa hào và
được đặc trưng bởi các trầm tích lục địa xen kẹp các lớp phun trào
bazan kiềm có nguồn gốc tách giãn vỏ lục địa. Chúng có đặc điểm
trầm tích và thành phần vật chất khác biệt với mặt cắt chuẩn được

22
xác lập trước đây. Hệ tầng Trà Tân phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng
Trà Cú, phân bố rộng rãi với thành phần vật chất đồng nhất và có
tính phân dị yếu ớt về tướng trầm tích. Chúng đặc trưng bởi sự biến
đổi từ từ về môi trường trầm tích hồ, đầm lầy phát triển chồng lên
các địa hào cổ hơn.
2. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo khu vực trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen
khá phức tạp, đặc trưng bởi các hệ thống đứt gãy, nếp uốn được hình
thành trong nhiều pha kiến tạo khác nhau trong đó nhiều cấu tạo hoạt
động lặp lại đa kỳ. Pha kiến tạo sớm nhất xảy ra trong Eoxen-
Oligoxen sớm, được đặc trưng bởi các đứt gãy thuận đồng trầm tích
hình thành trong giai đọan đầu của quá trình tách giãn lục địa và tạo
nên các bán địa hào phương Tây bắc – Đông nam trong khu vực
nghiên cứu. Pha 2 là pha ép nén được phát triển trong giai đoạn cuối
Oligoxen sớm, được đặc trưng bởi quá trình không trầm tích, nghịch
đảo kiến tạo, bào mòn tạo nên bề mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ
tầng Trà Cú. Pha 3 là pha tái tách giãn xảy ra trong Oligoxen muộn,
được đặc trưng bởi sự hình thành các đứt gãy đồng trầm tích hoặc tái
hoạt động các đứt gãy hình thành trong Pha 1, dẫn tới sự sụt lún rộng
rãi của toàn khu vực nghiên cứu tạo bồn trầm tích dạng hồ, đầm lầy.
Pha 4 xảy ra cuối Oligoxen muộn, được đặc trưng bởi các đứt gãy
trượt bằng phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến cũng như các đứt gãy
nghịch theo phương đông bắc-tây nam. Đây là pha là pha nén ép
theo phương Tây bắc - Đông nam và dẫn đến sự hình thành mặt bất
chỉnh hợp nóc của Hệ tầng Trà Tân.
3. Lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen của phần
Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long được chia thành 2 thời kỳ. Thời kỳ
sớm (T1) liên quan tới quá trình tách giãn sau cung do sự tiến hóa
của một cung magma núi lửa dọc rìa đông nam của Đông Nam Á,
dẫn tới sự dập vỡ và tách giãn vỏ lục địa và theo sau là sự lắng đọng

23
trầm tích và phun trào Hệ tầng Trà Cú trong các địa hào nội lục. Kết
thúc thời kỳ này là pha nghịch đảo kiến tạo để hình thành bất chỉnh
hợp nóc của hệ tầng Trà Cú. Thời kỳ phát triển địa chất thứ 2 (T2)
bắt đầu với quá trình gia tăng tách giãn và sụt lún sau cung dẫn tới sự
tái hoạt động, mở rộng và liên thông các địa hào có trước tạo bồn
trầm tích mới dạng hồ kín và trong đó các trầm tích Hệ tầng Trà Tân
lắng đọng rộng khắp toàn vùng. Kết thúc thời kỳ này là quá trình
nghịch đảo do sự phiêu trượt về phía đông nam của khối lục địa
Đông Dương làm cho các trầm tích trong bị biến vị, đứt gãy và bào
mòn tạo ra bề mặt bất chỉnh hợp nóc Oligoxen.
4. Hệ thống dầu khí trong Eoxen-Oilgoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng
Cửu Long bị chi phối bởi tất cả các sự kiện kiến tạo diễn ra trong
giai đoạn này. Các pha kiến tạo tách giãn (trong Eoxen-Oligoxen
sớm và trong Oligoxen muộn) tạo nên các trũng trầm tích là tiền đề
hình thành các tầng sinh, tầng chứa và tầng chắn cho hệ thống dầu
khí ở đây. Các sự kiện nghịch đảo kiến tạo góp phần tạo nên các bẫy
chứa, trong đó điển hình nhất là các hệ thống bẫy cấu trúc 4 chiều
cho hệ thống dầu khí, cả trong nội bộ các tập trầm tích Eoxen-
Oligoxen lẫn trong các cấu tạo móng trước Kainozoi nằm dưới các
thành tạo này. Ngoài ra, các pha nén ép kiến tạo còn làm cho các
thành tạo địa chất bị đứt gãy, phá hủy và nứt nẻ, làm gia tăng độ
rỗng của đá và cải thiện chất lượng chứa của các tập chứa tiềm năng.
5. Một số tồn tại và kiến nghị
Bên cạnh những thành công nói trên, kết quả nghiên cứu ở đây còn
làm bộc lộ một số tồn tại, đòi hỏi cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn
để giải quyết trong thời gian tới. Một số tồn tại chính bao gồm.
1. Sự tồn tại của hệ tầng Cà Cối trong khu vực nghiên cúu chưa được
xác định. Các dấu hiệu trầm tích từ nghiên cứu ở đây cho thấy có sự
chuyển tiếp liên tục trầm tích từ mặt bất chỉnh hợp trước Kainozoi

24
tới nóc của Hệ tầng Trà Cú và các dấu hiệu trầm tích ở các phần nghi
ngờ là Hê tầng Cà Cối đều tương dồng với Hệ tầng Trà Cú. Để
khẳng định sự có mặt của hệ tầng Cà Cối trong khu vực nghiên cứu
và Bồn Cửu Long nói chung và vai trò của nó trong bình đồ cấu trúc
của khu vực, cần có các nghiên cứu sâu hơn nhưng các nghiên cứu
mới này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các công trình khoan sâu tới
móng trong các bồn trầm tích sâu ở đây.
2. Tuổi cổ nhất của Hệ tầng Trà Cú chưa được xác định chính xác do
thiếu các hóa đá đặc trưng. Viêc định tuổi phần thấp của Hệ tầng Trà
Cú có thể được thực hiện bằng các nghiên cứu đồng vị các tập bazan
kiềm khá phổ biến trong thành phần của đá, đặc biệt là ở phần thấp
của hệ tầng này. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác tuổi của bazan
còn có ý nghĩa trong việc xác định chính xác thời gian tách giãn vỏ
lục địa của khu vực Bồn trũng Cửu Long và rìa lục địa Đông nam
Việt Nam.
3. Trong bối cảnh các cấu trúc chứa dầu truyền thống trong khu vực
nghiên cứu như tầng móng nứt nẻ trước Kainozoi và cát kết Mioxen
dưới được nhận dạng trước đây ngày càng khó phát hiện, các đối
tượng chứa dầu khí trong các thành tạo Eoxen-Oligoxen sớm và quy
luật phân bố của chúng cần phải được quan tâm nghiên cứu, không
chỉ trong phạm vi nghiên cứu ở đây mà còn đối với toàn Bồn trũng
Cửu Long. Ngoài ra, các bẫy địa tầng tiềm năng trong Hệ tầng Trà
Tân, đặc biệt là ở phần sâu của các trũng nơi có khả năng tồn tại các
tập cát kết dày cần được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
25

×