Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ BẪY CHỨA DẦU KHÍ DẠNG ĐỊA TẦNG TUỔI MIOCENE GIỮA MUỘN PLIOCENE KHU VỰC TRUNG TÂM BỂ NAM CÔN SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 27 trang )


B GIÁO D O
I H C M - A CH T


PH M THANH LIÊM


NGHIÊN C M, PHÂN B B Y CH A D U KHÍ

D A T NG TU I MIOCENE GI A/MU N-
PLIOCENE

KHU V C TRUNG TÂM B

Ngành: K thu a ch t
Mã s : 62520501



TÓM T T LU N ÁN TI A CH T





Hà N i 2014

c hoàn thành t i:
B môn Tìm ki a ch t
i h c M - a ch t Hà N i



ng d n khoa h c:
1. TS. Hoàng Ng u khí;
2. PGS. TS. Lê H i An i h c M - a ch t Hà N i.

Ph n bi n 1: PGS. TS. Ph m Huy Ti n
T ng h a ch t Vi t Nam;
Ph n bi n 2: TS. Cù Minh Hoàng
T ng công ty u khí;
Ph n bi n 3: TS. Phan Ti n Vi n
T u khí Vi t Nam.


Lu n án s c b o v c H n án c
ng,
h p t i h c M - a ch t, c Th ng, qu n B
c
T Liêm, Hà N i, vào 08h30 ngày tháng .

Có th tìm hi u lu n án t i: n Qu c gia, Hà N i
ho i h c M - a ch t Hà N i.
MỞ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của luận án
Thực tế kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí thời gian qua ở
Việt Nam cho thấy tiềm năng dầu khí của Việt Nam cần phải được đầu tư
nghiên cứu chuyên sâu hơn. Các mỏ, các phát hiện dầu khí phần lớn tập
trung ở bể Cửu Long, các mỏ dầu khí đã và đang được khai thác trong các
đối tượng chủ yếu là móng granite phong hóa nứt nẻ trước Đệ Tam, các
trầm tích clastics tuổi Miocen, Oligocen, trầm tích cacbonat Việc triển
khai công tác nghiên cứu TKTD nhằm tìm kiếm các đối tượng mới (các

dạng bẫy địa tầng, phi cấu tạo…) trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam là
nhiệm vụ được đặt ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn
phát triển tiếp theo ở trong nước, nằm trong kế hoạch 2011-2015 và chiến
lược phát triển ngành dầu khí trong giai đoạn tiếp theo.
Đề tài luận án “Nghiên cứu đặc điểm, phân bố bẫy chứa dầu khí
dạng địa tầng tuổi Miocene giữa/muộn - Pliocene khu vực trung tâm
bể Nam Côn Sơn” với mục tiêu nghiên cứu đối tượng bẫy chứa dầu khí
dạng địa tầng ở bể Nam Côn Sơn, có ý nghĩa thiết thực trong công tác
nghiên cứu điều tra cơ bản về đánh giá tiềm năng và triển vọng dầu khí
của đối tượng này, nằm trong mục tiêu đề ra của ngành dầu khí trong giai
đoạn phát triển tiếp theo: “…gia tăng trữ lượng giai đoạn 2012-2015 và về
sau được cho rằng sẽ dựa vào nguồn tài nguyên của bể Nam Côn Sơn”
(trích nội dung Báo cáo định hướng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí
giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tháng 12/2009).
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Các bẫy chứa địa tầng thành tạo sau giai đoạn tách giãn (sau thời gian
hình thành bất chỉnh hợp khu vực vào cuối Miocen giữa) khu vực trung
tâm bể là các quạt turbidite có tuổi Miocen muộn - Pliocen nên mục đích
nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc điểm thành tạo, khả năng hình
thành và quy luật phân bố bẫy chứa địa tầng dạng quạt turbidite tuổi
Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể, từ đó xây dựng và đề xuất
quy trình và tổ hợp phương pháp nghiên cứu đối tượng quạt turbidite tuổi
Miocen muộn - Pliocen ở khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn nói riêng và
ở các khu vực, bể lân cận có điều kiện địa chất tương tự.

2

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là khu vực trung tâm bể Nam Côn
Sơn (lô HĐDK 04-1, 04-3, 05-1bc, 05-2, 05-3, 06-1, 06/94…). Đối tượng

nghiên cứu của luận án là bẫy chứa dầu khí địa tầng dạng quạt turbidite
tuổi Miocen muộn-Pliocen khu vực trung tâm bể.
4. Nội dung và nhiệm vụ của luận án
a. Nội dung của luận án
- Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển bể trầm tích Nam Côn
Sơn trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý khu vực bể
Nam Côn Sơn;
- Nghiên cứu đặc điểm thành tạo, quy mô phân bố bẫy địa tầng dạng
quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam
Côn Sơn:
o Minh giải tài liệu ĐVLGK các giếng khoan thăm dò, thẩm
lượng và khai thác khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn;
o Minh giải tài liệu địa chấn 3D và phân tích các thuộc tính địa
chấn trên tài liệu địa chấn 3D, minh giải tài liệu ĐVLGK xác
định tính chất tầng chứa;
o Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo tích hợp kết quả phân tích
thuộc tính địa chấn và phân tích ĐVLGK để xác định phân bố
bẫy địa tầng dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen
khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn;
- Xây dựng và đề xuất quy trình nghiên cứu đối tượng bẫy địa tầng dạng
quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen ở khu vực trung tâm bể
Nam Côn Sơn.
b. Nhiệm vụ của luận án
- Làm sáng tỏ đặc điểm thành tạo (hình thái, các yếu tố khống chế…),
khả năng tồn tại, quá trình hình thành và quy luật phân bố của bẫy
chứa dầu khí địa tầng dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen
ở khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn;
- Lựa chọn tổ hợp phương pháp địa chất - địa vật lý để nghiên cứu đối
tượng bẫy địa tầng dạng quạt turbidite;
3


- Xây dựng và đề xuất quy trình nghiên cứu đối tượng bẫy địa tầng dạng
quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen ở khu vực trung tâm bể
Nam Côn Sơn nói riêng và ở các khu vực, bể lân cận có điều kiện địa
chất tương tự;
- Xác định diện phân bố của đối tượng bẫy địa tầng dạng quạt turbidite
và sơ bộ đánh giá về triển vọng dầu khí của đối tượng bẫy địa tầng
tuổi Miocen muộn - Pliocen ở khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn.
5. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Cơ sở tài liệu
Tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm tài liệu tổng hợp về địa
chất, tài liệu địa vật lý: tài liệu địa chấn 3D lô 04-1 và 05-1bc, tài liệu
ĐVLGK của các giếng thăm dò, thẩm lượng và khai thác khu vực trung
tâm bể Nam Côn Sơn.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu ĐVLGK các giếng khoan trong khu vực nghiên cứu
để đưa ra các chỉ tiêu về định lượng (bề dày, tỷ lệ cát/sét, độ rỗng, độ
thấm…) của đối tượng nghiên cứu;
- Phương pháp địa tầng phân tập và địa chấn địa tầng nghiên cứu đặc
điểm, phân bố bẫy chứa dầu khí dạng quạt turbidite;
- Phân tích, minh giải các thuộc tính địa chấn trên tài liệu địa chấn 3D;
- Sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network) để khoanh
định diện phân bố của đối tượng nghiên cứu là bẫy chứa dầu khí địa
tầng dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung
tâm bể Nam Côn Sơn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a. Ý nghĩa khoa học:
- Luận án làm rõ hơn về đặc điểm và phân bố không gian các dạng bẫy
địa tầng ở bể Nam Côn Sơn, đặc điểm và phân bố bẫy địa tầng dạng
quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen ở khu vực trung tâm bể

Nam Côn Sơn;
- Luận án góp phần hoàn thiện phương pháp luận tìm kiếm thăm dò và
đánh giá khả năng chứa dầu khí của bẫy địa tầng dạng quạt turbidite
4

tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn nói
riêng và ở các bể tương tự ở lân cận như Tư Chính – Vũng Mây, Phú
Khánh… nói chung.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu tìm kiếm thăm dò ở
bể Nam Côn Sơn trong giai đoạn tới;
- Những kết quả nghiên cứu là tài liệu có giá trị tham khảo về công tác
định hướng tìm kiếm thăm dò đối tượng chứa bẫy địa tầng dạng quạt
turbidite ở bể Nam Côn Sơn và ở các bể trầm tích tương tự khác của
Việt Nam.
7. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Bẫy địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen ở bể Nam Côn
Sơn là các trầm tích dạng dòng chảy rối (quạt turbidite) được thành
tạo sau giai đoạn tách giãn, trong môi trường biển sâu; quạt turbidite
thành tạo trong thời kỳ Miocen muộn có độ hạt thô hơn, tỷ lệ cát/sét
cao hơn, bề dày trầm tích dày hơn (có khả năng chứa tốt hơn) so với
các quạt turbidite hình thành trong thời kỳ Pliocen;
- Luận điểm 2: Các quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen phân bố
ở phần chuyển tiếp giữa thềm và sườn khu vực trung tâm bể, nằm
ngay chân sườn thềm thuộc đới chuyển tiếp; quạt turbidite hình thành
trong thời kỳ Miocen muộn có diện phân bố hẹp hơn, nằm gần chân
sườn thềm hơn so với các quạt turbidite hình thành trong thời kỳ
Pliocen.
8. Những điểm mới của luận án
- Làm sáng tỏ đặc điểm, phân bố đối tượng bẫy chứa dầu khí địa tầng

dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể
Nam Côn Sơn;
- Xây dựng được các luận cứ khoa học nhằm lựa chọn tổ hợp các thuộc
tính địa chấn phù hợp kết hợp đồng thời với sử dụng mạng nơ-ron
nhân tạo để xác định và khoanh định diện phân bố bẫy chứa dầu khí
địa tầng dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn – Pliocen. Trên cơ sở
đó đề xuất phương pháp nghiên cứu turbidite phù hợp với điều kiện
địa chất ở bể Nam Côn Sơn.
5

9. Bố cục của luận án
Luận án gồm 03 chương chính chưa kể phần mở đầu và phần kết luận,
kiến nghị, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và các công trình khoa
học. Toàn bộ nội dung luận án được trình bày trong 133 trang A4, trong
đó phần nội dung gồm 114 trang, 83 hình vẽ, 11 biểu bảng, 9 danh mục
các công trình khoa học, các bài viết, các đề tài của nghiên cứu sinh đã
được công bố và 55 đầu mục tài liệu tham khảo.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỂ NAM CÔN SƠN
1.1. Địa chất khu vực
Nghiên cứu sinh theo
quan điểm cho rằng bể NCS
và các bể Đệ Tam ở Việt
Nam nằm trong đới nén ép
do va chạm (collision-
extrusion area) giữa mảng
Úc ở phía Tây Nam bị hút
chìm từ Miến-điện đi xuống
phía Nam dọc theo cung
đảo Sumatra-Java. Đới hút
chìm này phát triển từ Miến

Điện qua vòng cung đảo
Indonesia (H.N.Đang,
2005; N.Hiệp, N.V.Đắc,
2007) (Hình 1).

Hình 1. Các yếu tố kiến tạo khu vực ĐNA
ảnh hưởng đến quá trình hình thành bể NCS
1.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc
Phần lớn được trích dẫn từ đề án NCKH cấp Nhà nước “Đánh giá tiềm
năng dầu khí bể Nam Côn Sơn” của Viện Dầu khí Việt Nam (Nguyễn
Trọng Tín, Lê Chi Mai và nnk, 2012).
1.2.1. Đặc điểm hệ thống đứt gãy:
Gồm 3 hệ thống đứt gãy chính, có phương: (i) Bắc-Nam (BĐB-NTN,
á kinh tuyến); (ii) Đông-Tây (á vĩ tuyến); (iii) Đông Bắc-Tây Nam.
6

1.2.2. Các đơn vị cấu trúc:
Theo N.T.Tín (2012), bể NCS gồm các đơn vị cấu trúc sau (Hình 2):


Hình 2. Hình dạng bể trầm tích NCS và các hệ thống đứt gãy chính
- Đới phân dị phía Tây: phụ đới rìa Tây; phụ đới phân dị phía Tây;
- Đới trũng Trung tâm:
Phụ đới rìa ĐN đới
nâng Côn Sơn; Trũng
Trung tâm (Phụ đới
trũng phía Bắc, phụ
đới rìa Đông Nam,
phụ đới trũng Trung
tâm, dải nâng Đại

Hùng - Mãng Cầu);
- Đới nâng Hồng -
Natuna.
1.3. Đặc điểm địa tầng
Là một bể trầm tích có
tuổi Đệ Tam điển hình, bể
Nam Côn Sơn gồm các
phân vị địa tầng: (i) Móng
trước Kainozoi; (ii) Hệ
tầng Cau; (iii) Hệ tầng

Hình 3. Cột địa tầng bể NCS
7

Dừa; (iv) Hệ tầng Thông - Mãng Cầu; (v) Hệ tầng Nam Côn Sơn; (vi) Hệ
tầng Biển Đông (Hình 3).
1.4. Lịch sử phát triển địa chất
Lịch sử
phát triển địa
chất bể NCS
gắn liền với
quá trình tách
giãn Biển
Đông đã được
nhiều nhà
khoa học
nghiên cứu
(Hình 4). Chia
làm 3 giai
đoạn chính: (i)

trước tách

Hình 4. Tổng hợp lịch sử phát triển địa chất bể NCS
giãn; (ii) đồng tách giãn; (iii) sau tách giãn.
1.5. Các loại bẫy chứa dầu khí ở bể NCS
Luận án đã thống kê các dạng bẫy cấu trúc có mặt ở bể NCS, giới
thiệu sơ bộ đặc điểm của từng dạng bẫy chứa, bao gồm:
(i) Bẫy chứa móng
phong hóa nứt nẻ
trước Đệ Tam; (ii)
Bẫy chứa trầm tích
vụn tuổi Oligocen;
(iii) Bẫy chứa trầm
tích vụn tuổi
Miocen đến
Pliocen; (iv) Bẫy
chứa cacbonat tuổi
Miocen giữa-muộn;
(v) Bẫy chứa
turbidite (Hình 5).

Hình 5. Các dạng bẫy chứa ở bể NCS
8

1.6. Các loại bẫy chứa dầu khí dạng địa tầng ở bể NCS
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thống kê, phân chia các dạng
bẫy địa tầng theo đặc điểm hình thái: (i) Bẫy địa tầng chỉnh hợp (dạng
thấu kính, dạng doi cát lòng sông); (ii) Bẫy vát nhọn địa tầng; (iii) Bẫy địa
tầng kiểu thành đá; (iv) Bẫy kề áp mặt bất chỉnh hợp (kề áp trên, kề áp
dưới, độc lập, liên tục).

Cách thống kê, phân loại trên mới chỉ theo đặc điểm về hình thái, chưa
phản ánh được bản chất hình thành các bẫy chứa địa tầng theo đặc điểm
lịch sử phát triển địa chất của khu vực.
Có thể phân chia các dạng bẫy địa tầng có mặt ở bể NCS theo đặc
điểm môi trường trầm tích và theo thời gian thành tạo như sau:
1.6.1. Dạng bẫy thành tạo trong môi trường lục địa (Oligocen)
Thời kỳ Oligocen toàn bộ bể NCS là môi trường lục địa. Hệ tầng Cau
(E
2
c) thành tạo trong thời kỳ đầu hình thành bể, giai đoạn đầu phát triển
trầm tích tướng lục địa bao gồm lũ tích xen kẽ trầm tích đầm hồ, sông
ngòi, vũng vịnh.
Đến cuối Oligocen, môi trường tích tụ trầm tích thay đổi mạnh từ tây
sang đông: từ nón alluvi chuyển sang môi trường đồng bằng, phát triển
rộng môi trường tam giác châu (delta), đầm hồ, vũng, vịnh ở phần Đông
Bắc. Ở khu vực phía Tây và Nam, trầm tích Oligocen vắng mặt do hoạt
động nâng, bào mòn.
1.6.2. Dạng bẫy thành tạo trong môi trường ven bờ (Miocen sớm-
giữa)
Các trầm tích ven bờ được tích tụ trong nhiều môi trường khác nhau:
môi trường tam giác châu (delta), đồng bằng ven biển (delta plain, tidal
flat), vùng bờ và thềm biển (shoreface), cửa sông (estuarines).
Trầm tích Miocen dưới thuộc hệ tầng Dừa (N
1
1
d) tích tụ trong môi
trường ven bờ, sông hồ, cửa sông, ven bờ nước lợ, đôi khi còn xen kẹp bởi
các trầm tích biển hở. Thời kỳ này đã xảy ra cùng lúc cả hai quá trình lún
chìm và tốc độ tích tụ trầm tích cao.
Trầm tích Miocen giữa của hệ tầng Thông-Mãng Cầu (N

1
2
tmc) được
thành tạo chủ yếu trong điều kiện thềm nông (riêng phía Tây, Tây Nam
gặp trầm tích sườn delta) đến thềm sâu (outer-sublitoral: deep marine).
9

Phía Tây bể là trầm tích vụn (clastic) tướng thềm lục địa được phát triển
thành tạo các tập đá trầm tích cacbonat dạng thềm, có tướng trầm tích ven
bờ phát triển, càng về phía Tây tướng lục địa càng phát triển. Phía Đông
bể trầm tích là tướng cacbonat thềm phát triển cùng với sét tướng biển.
1.6.3. Dạng bẫy thành tạo trong môi trường biển sâu (Miocen muộn-
Pliocen)
Vào giai đoạn giữa của Miocen giữa, do ảnh hưởng bởi thời kỳ phát
triển rift muộn, toàn vùng bị nâng lên và bị bào mòn mang tính khu vực.
Sau giai đoạn này, các pha biển tiến và ngập lụt khống chế trên diện tích
toàn bể. Hầu hết các đứt gãy kết thúc hoạt động vào cuối Miocen giữa.
Phía Tây của bể là trầm tích vụn (clastic) tướng sườn (slope), thềm (shelf)
và carbonate; phía Đông là sét biển sâu xen kẹt lớp cát kết turbidite, bao
quanh bởi các khối xây cacbonat (build-up). Môi trường trầm tích chuyển
tiếp từ biển nông, sườn trên, sườn giữa đến biển sâu.
Hệ tầng Nam Côn Sơn (N
1
3
ncs) phân bố rộng rãi toàn bể. Ở rìa phía
Bắc và Tây – Tây Nam chủ yếu là lục nguyên; ở vùng Trung tâm gồm các
trầm tích lục nguyên và cacbonat xen kẽ.
Hệ thống turbidite của hệ tầng Nam Côn Sơn được hình thành ở vị trí
tích tụ khu vực chân của sườn thềm. Do ảnh hưởng của quá trình vận
chuyển vật liệu trầm tích, độ không đồng nhất của vỉa chứa, thể tích bùn

của trầm tích turbidite, độ lớn của tích tụ… mà các quạt turbidite có thể
nằm gần sát, xa hoặc rất xa chân sườn thềm. Các quạt sườn (slope fan) và
quạt ngầm đáy biển (basin floor fan) ở vùng bản lề chân sườn thềm có
quan hệ rất chặt chẽ và bền vững với nguồn trầm tích, bao gồm: (i) thành
phần và nguồn trầm tích; (ii) quá trình trầm tích – hiệu quả của vận
chuyển; (iii) dạng phân lớp trầm tích và sự phân bố các tướng hạt thô và
mịn bên trong quạt turbidite – cho biết thể tích và đặc trưng tướng bên
trong quạt.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẪY CHỨA
ĐỊA TẦNG DẠNG QUẠT TURBIDITE TUỔI MIOCEN MUỘN -
PLIOCEN KHU VỰC TRUNG TÂM BỂ NAM CÔN SƠN
2.1. Cơ sở lý thuyết
10

Để xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu bẫy chứa dầu khí dạng địa
tầng ở bể NCS nói chung và bẫy địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen khu
vực trung tâm bể nói riêng, cần thiết phải nắm rõ cơ sở lý thuyết về: (i) địa
tầng phân tập và địa chấn địa tầng; (ii) đặc điểm hình thành bẫy chứa dầu
khí dạng quạt turbidite trên cơ sở nghiên cứu địa tầng phân tập; (iii) cơ sở
lựa chọn thuộc tính địa chấn phân tích; (iv) phổ biên độ SpecDecomp và
ứng dụng trong nghiên cứu phân bố bẫy địa tầng dạng quạt turbidite.
2.1.1. Địa tầng phân tập và địa chấn địa tầng
- Hệ thống trầm tích biển thấp (LST)
- Hệ thống trầm tích biển tiến (TST)
- Hệ thống trầm tích biển cao (HST)

Hình 6. Mô hình thành tạo turbidite trong hệ thống trầm tích biển thấp
Liên quan đến việc hình thành các thành tạo turbidite là hệ thống trầm
tích biển thấp (Hình 6) với các dạng trầm tích là quạt đáy bể (basin floor

fans), quạt sườn lục địa (slope fans), nêm phủ chồng lấn (prograding
wedge/lowstand wedge).
2.1.2. Cơ sở hình thành turbidite theo lý thuyết địa tầng phân tập
Vùng thềm lục địa (continental shelf) được định nghĩa là nơi mực
nước biển sâu từ 10 - 200m. Qua điểm chuyển tiếp từ thềm sang sườn
(shelf break), độ sâu nước biển >200m, địa hình đáy biển thay đổi đột ngột
với góc dốc trên 30
0
là phần sườn thềm (slope, shelf-slope) (Hình 7).
11

Với độ sâu nước
biển thay đổi đột ngột
(có nơi lên đến
>5000m) hình thành
các kênh dẫn phân
phối vật liệu
(distribution channel),
các dòng chảy lắng
đọng do trọng lực và
dòng chảy rối
(turbidite) (Hình 7).

Hình 7. Mô hình thành tạo quạt turbidite
Ngay chân sườn dốc là nơi tích tụ các quạt ngầm đáy biển (deep-sea
fan / basin floor fan) trong đó được phân chia ra quạt trong (inner fan) và
quạt ngoài (outer fan).
Các yếu tố
ảnh hưởng đến
việc hình

thành quạt
turbidite gồm:
(i) Địa hình
đáy biển; (ii)
Dòng chảy;
(iii) Nguồn
trầm tích; (iv)
Sự lên xuống
của mực nước
biển (Hình 8).

Hình 8. Mô hình thành tạo quạt turbidite
và ảnh hưởng của dòng chảy
2.1.3. Thuộc tính địa chấn và ứng dụng
Thông tin địa chấn được biểu diễn bằng tần số và biên độ, các số liệu
địa chấn được tổng hợp, phân tích bằng các thuật toán, gọi là thuộc tính
địa chấn (seismic attributes). Những thuộc tính địa chấn phức hợp có khả
năng phản ảnh những thông tin có ý nghĩa địa chất như độ dày lớp, thành
phần chất lỏng, độ liên tục của các lớp đất đá mà sóng địa chấn đi qua. Có
12

nhiều cách phân loại thuộc tính địa chấn: (i) Nhóm thuộc tính địa chấn
theo bề mặt; (ii) Nhóm thuộc tính địa chấn theo khối: Envelope, Chaos,
Local Flatness, RAI…
2.1.4. Phân tích phổ Special Decomposition
Bản chất của phương pháp là các mặt phản xạ từ các vỉa mỏng với
những biểu hiện đặc trưng riêng biệt trong miền tần số sẽ thể hiện phân dị
với chiều dày của vỉa trong miền thời gian. Một vỉa mỏng đồng nhất đơn
giản sẽ có những đặc trưng riêng về biên độ, sẽ tạo ra một miền tần số duy
nhất cho đối tượng cần nghiên cứu. Các phổ pha phản ảnh tính bất liên

tục, biểu hiện qua tính bất ổn định của pha trong khu vực nhất định. Dựa
vào những thay đổi về biên độ và pha cho phép minh giải cũng như xây
dựng được bản đồ biến đổi của đất đá trong khu vực nghiên cứu địa chấn
3D một cách hiệu quả.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Quy trình (Work Flow) cho công tác nghiên cứu

Hình 9. Quy trình nghiên cứu của Luận án (Work Flow)
2.2.2. Tổng hợp các nghiên cứu địa chất/địa vật lý
- Cổ địa lý tướng đá
13

- Cổ cấu tạo
- Thạch học, môi trường trầm tích…
2.2.3. Phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan
Tài liệu địa vật lý 04 giếng khoan thăm dò trong khu vực lô 04-1 (A-
1X, A-2X) và lô 05-1bc (B-1X, B-2X) được sử dụng trong minh giải định
tính, phần mềm IP được sử dụng để phân tích tài liệu (Hình 10). Tài liệu
ĐVLGK và tài liệu mudlog của giếng A-1X cho thấy có 2 vỉa chứa:
- Vỉa 1 (2264 - 2270m) dày 6m, điện trở suất trung bình 1,67 ohmm.
Độ rỗng đạt 27,5%, độ bão hòa nước trung bình 53,4%;
- Vỉa 2 (2244 - 2248m) dày 4m, điện trở suất trung bình 1-2 ohmm.
Độ rỗng đạt 27,2%, độ bão hòa nước trung bình 47,2%.

Hình 10. Tài liệu ĐVLGK vỉa chứa turbidite Pliocen giếng A-1X, A-2X
Kết quả phân tích ĐVLGK của các giếng khoan khu vực mỏ Hải
Thạch, Mộc Tinh và Đại Nguyệt đã được sử dụng để nghiên cứu, tính toán
định lượng.
2.2.4. Phân tích tài liệu địa chấn
Nghiên cứu sinh đã sử dụng phần mềm Petrel, OpendTect phân tích

tài liệu địa chấn 3D khu vực lô 04-1 và 05-1bc để: (i) minh giải các tầng
phản xạ chính; (ii) phân tích thuộc tính địa chấn; (iii) phân tích phổ
SpecDecomp; (iv) thành lập bản đồ phân bố turbidite khu vực nghiên cứu.
14


(i)

(ii)

(iii)
Hình 11. Các mặt phản xạ chính theo không gian 3 chiều: (i) nóc Miocen giữa;
(ii) nóc Miocen trên; (iii) mặt Bright Spot trong Pliocen
2.2.4.1. Phân tích thuộc tính địa chấn
Hình 12 và Hình 13 là hình ảnh kết quả phân tích thuộc tính địa chấn
và phân tích phổ SpecDecomp trên tài liệu địa chấn 3D lô 04-1.

(a)

(b)
Hình 12. Thuộc tính RMS: (a) nóc Miocen trên, (b) mặt Bright Spot
2.2.4.2. Phân tích phổ SpecDecomp

(a)

(b)
Hình 13. Thuộc tính Chaos: (a) nóc Miocen trên, (b) mặt Bright Spot
15

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ BẪY ĐỊA TẦNG

TUỔI MIOCEN MUỘN - PLIOCEN
KHU VỰC TRUNG TÂM BỂ NAM CÔN SƠN
3.1. Các nghiên cứu bẫy chứa địa tầng trên thế giới và ở Việt Nam
Bằng việc kết hợp nghiên cứu đặc điểm môi trường trầm tích và tướng
đá cổ địa lý, cổ cấu tạo… trong chương này sẽ đi sâu vào nghiên cứu,
phân tích điều kiện thành tạo bẫy địa tầng dạng quạt turbidite tuổi Miocen
muộn-Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn, trong đó giới thiệu 3
yếu tố chính ảnh hưởng đến việc hình thành quạt turbidite, đó là: (i) kiến
tạo; (ii) môi trường trầm tích; (iii) sự lên xuống của mực nước biển.
3.2. Đặc điểm bẫy chứa dạng địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen
3.2.1. Đặc điểm kiến tạo
Vào cuối Miocen giữa, ở bể NCS hình thành mặt bất chỉnh hợp khu
vực (MMU), hoạt động kiến tạo toàn khu vực sau đó khá bình ổn, mực
nước biển dao động ở những chu kỳ nhỏ (có xu hướng biển tiến), ngập lụt
khống chế trên diện tích toàn bể, chế độ kiến tạo mang tính chất oằn võng
và lún chìm nhiệt. Các đứt gãy kết thúc hoạt động vào giai đoạn cuối
Miocen, ranh giới giữa các trũng gần như đồng nhất trên toàn khu vực.
Bẫy địa tầng turbidite hình thành sau giai đoạn tách giãn của bể, bắt
đầu vào thời kỳ cuối Miocen giữa, trong giai đoạn kiến tạo bình ổn, do vậy
đặc điểm hình thái và không gian phân bố của các quạt turbidite trong toàn
bộ thời kỳ Miocen muộn đến Pliocen hầu như không bị ảnh hưởng của
kiến tạo.
3.2.2. Đặc điểm trầm tích
Ở khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn, độ sâu đáy biển tăng cao,
nguồn vật liệu trầm tích được vận chuyển đến từ phần phía Tây của bể,
với mặt địa hình đáy biển thay đổi đột ngột, tốc độ lắng đọng trầm tích
cao, các thành tạo trầm tích môi trường biển sâu đã được hình thành và
bảo tồn.
Quá trình bào mòn, vận chuyển và tích tụ trầm tích trong môi trường
nước sâu thời kỳ sau Miocen giữa ở bể Nam Côn Sơn (thời kỳ sau thành

tạo MMU) nằm trong hệ thống trầm tích biển thấp (LST), được khống chế
16

chủ yếu bởi các dòng chảy do trọng lực tạo nên các quá trình có cùng
nguồn gốc như sụp đổ, trượt các khối trầm tích bùn, bột… liên quan đến
các sườn dốc (shelf-slope) và dòng chảy rối (turbidite).
3.2.2.1. Địa tầng, trầm tích và môi trường
Trên tài liệu mô tả địa tầng trầm tích, các thành tạo turbidite thuộc hệ
tầng Nam Côn Sơn (N
1
3

ncs) phân bố ở khu vực trung tâm bể NCS thuộc
môi trường biển sâu, nằm ở đới chuyển tiếp thềm/sườn thềm.
Quá trình hình thành các thành tạo turbidite môi trường biển sâu cho
thấy bề dày phân bố các tập cát turbidite có đặc trưng khác nhau đối với
từng khu vực (quạt trong và quạt ngoài) (Hình 14).
Phân tích đặc tính chứa cho thấy thành phần cát có độ lựa chọn và mài
tròn từ trung bình đến tốt, chứa hóa thạch động vật biển và glauconit.
3.2.2.2. Dòng chảy
Thời kỳ Miocen muộn ở bể Nam
Côn Sơn quá trình bào mòn, vận
chuyển và tích tụ trầm tích trong môi
trường nước sâu được khống chế chủ
yếu bởi các dòng chảy do trọng lực
tạo nên các quá trình sụp đổ, trượt các
khối trầm tích bùn, bột… Vật liệu
trầm tích được đưa đến từ môi trường
lục địa chuyển tỉếp sang biển nông
(phần Tây - Tây Nam), thành phần cát

có độ hạt đều nhau và thường có
nguồn gốc từ cát bờ biển hoặc tái sàng
lọc từ các tàn tích rìa thềm, tích tụ
ngay ở chân sườn dốc. Các quạt
turbidite được thành tạo trong giai
đoạn này (Miocen muộn-Pliocen) đặc
trưng bởi hệ thống trầm tích biển thấp.


Hình 14. Đặc trưng bề dày
turbidites phân bố theo khu vực
Các dòng chảy hình thành trong thời kỳ này đa phần đổ về hướng
Đông, Đông Bắc. Các kênh dẫn (channel) mang theo các vật liệu trầm tích
có nguồn gốc lục địa, châu thổ, cửa sông… những khu vực đã được trầm
17

tích vào các giai đoạn về trước, vận chuyển chúng về hướng biển (khu vực
trung tâm bể trầm tích) và sau đó lắng đọng tại khu vực chân sườn thềm.
Do ảnh hưởng của địa hình đáy biển và xu hướng dịch chuyển của
đường chuyển tiếp ranh giới thềm/sườn thềm về phía Đông (shelf-break),
các quạt turbidite hình thành thời kỳ Miocen muộn thường nằm ngay chân
sườn thềm với tỷ lệ cát/sét cao, độ hạt thô do độ dốc của địa hình lớn, các
vật liệu trầm tích không có khả năng vận chuyển đi xa được, bề dày thân
chứa lớn. Đây chính là điểm khác biệt với các quạt turbidite được hình
thành trong thời kỳ muộn hơn (trong Pliocen), khi tốc độ hạ thấp mực
nước biển giảm dần, chuyển sang trạng thái dừng, không gian trầm đọng
ổn định, góc dốc của địa hình đáy bể thoải hơn, vật liệu trầm tích có khả
năng vận chuyển đi xa hơn, độ mài tròn của hạt tuy tốt hơn song tỷ lệ
cát/sét thấp hơn, độ hạt mịn hơn, bề dày thân chứa mỏng hơn, đồng nghĩa
với khả năng chứa của turbidite kém hơn.

3.2.2.3. Sự lên xuống của mực nước biển
Trong cột địa tầng tổng hợp của bể
Nam Côn Sơn có bằng chứng chứng tỏ
sự lên xuống của mực nước biển tương
đối có ảnh hưởng đến quá trình hình
thành và phát triển của quạt trầm tích
đáy biển sâu (Hình 15). Mô phỏng các
tầng chứa dầu khí của bể Nam Côn
Sơn được tổng hợp (Hình 5), trong đó
đối tượng chứa dầu khí là trầm tích
dạng quạt turbidite tuổi Miocen muộn-
Pliocen được thành tạo sau cùng, vào
giai đoạn bình ổn kiến tạo của bể, là
thời kỳ sau tách giãn (post-rift), được

Hình 15. Biểu đồ lên xuống
của mực nước biển
bắt đầu tính từ phía trên mặt bất chỉnh hợp Miocen giữa MMU (nóc
Miocen giữa - nóc tập T65 về sau).
3.2.3. Đặc điểm thạch học
Qua nghiên cứu, phân tích đặc điểm thạch học của mẫu vụn, mẫu lõi
18

lấy từ các thân turbidite UMA15 của mỏ Hải Thạch, UMB20 của mỏ Mộc
Tinh, thân turbidite Pliocen mỏ Đại Nguyệt và đặc điểm thạch học của hệ
tầng Nam Côn Sơn (N
1
3
ncs), hệ tầng Biển Đông (N
2

-Q bd) cho thấy thành
phần thạch học của các quạt turbidite chủ yếu là các lớp cát kết, bột kết,
sét kết xen kẽ nhau, được thành tạo trong điều kiện biển sâu đặc trưng của
vùng thềm lục địa, thuộc đới giữa - ngoài thềm đến sườn thềm. Theo thời
gian và không gian lắng đọng trầm tích ở khu vực trung tâm bể, quạt
turbidite thành tạo trong thời kỳ Miocen muộn (Mộc Tinh, Hải Thạch) có
độ hạt thô hơn, tỷ lệ cát/sét cao hơn, bề dày trầm tích dày hơn (có khả
năng chứa tốt hơn) so với các quạt turbidite hình thành trong thời kỳ
Pliocen (Đại Nguyệt). Điều này phản ánh qua các kết quả phân tích thạch
học từ mẫu vụn và mẫu lõi lấy từ các giếng khoan, tài liệu ĐVLGK và ví
dụ cụ thể ở 3 mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh, Đại Nguyệt.
Bảng 1. Đặc điểm thạch học đá chứa turbidite tuổi Mio. muộn-Pliocen

3.3. Phân bố bẫy chứa dạng địa tầng tuổi Miocen muộn-Pliocen
Trên cơ sở nghiên cứu tổ hợp một (và nhiều) thuộc tính địa chấn, bản
đồ dự báo khả năng phân bố bẫy chứa dầu khí dạng địa tầng (quạt
turbidite) tuổi Miocen muộn-Pliocen đã được xây dựng và kiểm chứng
thông qua việc chạy các phần mềm chuyên dụng Petrel, OpendTect. Các
thuộc tính đã được phân tích cho 2 mặt chính là nóc Miocen trên và
Pliocen tại khu vực lô 04-1, sau đó nghiên cứu áp dụng cho khu vực trung
tâm bể.
3.3.1. Phân bố bẫy chứa dạng địa tầng tuổi Miocen muộn-Pliocen
phạm vi khu vực lô 04-1
Tại lô 04-1, hình dạng thân cát với hướng đổ trầm tích từ phía Tây tới,
bề dày thân cát được kiểm chứng qua tài liệu giếng khoan A-1X và A-2X
(Hình 16). Theo mô hình của C. Cremez (2006) và E. Mutti (2011) (Hình
12), đối chiếu với tài liệu phân tích ĐVLGK giếng A-1X và A-2X cho
19

thấy các thân chứa turbidite kéo dài về hướng Đông, chiều dài quạt lên

đến >10km, diện tích khoảng 5 - 15km
2
, chiều dày của các vỉa chứa từ
<1m đến vỉa dày nhất ở trên cùng lên đến 5m.

(i)

(ii)
Hình 16. Kết quả phân tích thuộc tính sử dụng mạng ANN
thành lập bản đồ turbidite (i) nóc Miocen trên; (ii) mặt
Bright Spot trong Pliocen, khu vực lô 04-1
3.3.2. Phân bố bẫy chứa địa tầng tuổi Miocen muộn-Pliocen khu vực
trung tâm bể Nam Côn Sơn
Hình ảnh các mặt nóc Miocen trên, nóc Pliocen dưới và nóc Pliocen
(Hình 17) cho thấy: (i) có sự dịch chuyển trầm tích theo hướng Đông,
Đông Bắc vào khu vực trung tâm bể theo từng thời kỳ; (ii) dịch chuyển
đường bờ và đường chuyển tiếp sườn/thềm (shelf break) đều có hướng
chạy dần về phía biển (phía Đông, Đông Bắc khu vực trung tâm bể); (iii)
độ dốc (thoải) của địa hình thay đổi theo từng thời kỳ: dốc vào thời kỳ
Miocen muộn, thoải hơn vào các thời kỳ Pliocen dẫn đến diện tích vùng
sườn/thềm cũng thay đổi.
Đối với các thành tạo turbidite hình thành trong thời Miocen muộn (từ
T85-T90) cho thấy phân bố của vùng sườn (slope) là khá dốc, diện phân
bố hẹp, phân tích kết quả mẫu vụn, mẫu lõi cho thấy vật liệu trầm tích có
độ hạt khá sắc cạnh, tỷ lệ cát/sét lớn, bề dày thân chứa lớn… chứng tỏ vật
liệu được vận chuyển trong khoảng cách vừa phải (Mộc Tinh, Hải Thạch).
20

Trong khi đó, các thành tạo turbidite hình thành trong giai đoạn Pliocen
phân bố thoải hơn, các vật liệu trầm tích có thành phần hạt có độ mài tròn

tốt hơn, độ chọn lọc tuy tốt hơn song độ hạt mịn hơn, tỷ lệ cát/sét thấp
hơn, bề dày thân chứa mỏng hơn… chứng tỏ vật liệu trầm tích được vận
chuyển qua một khoảng cách xa hơn, chất lượng chứa kém hơn (Đại
Nguyệt). Từ Miocen muộn đến Pliocen có sự dịch chuyển đường chuyển
tiếp sườn/thềm theo hướng về phía biển (Đông, Đông Bắc) (Hình 17).
Hình ảnh các thân chứa turbidite được thể hiện trên các bản đồ môi
trường trầm tích khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn qua từng thời kỳ,
phản ánh đặc trưng của phân bố turbidite môi trường biển sâu, cụ thể là:
(i) hướng dòng chảy (kênh dẫn vật liệu trầm tích turbidite); (ii) quy mô
phân bố theo diện của các quạt turbidite.

(i)

(ii)

(iii)
Hình 17. Sơ đồ môi trường trầm tích và phân bố quạt turbidite khu vực
trung tâm bể: (i) nóc Miocen trên; (ii) nóc Pliocen dưới; (iii) nóc Pliocen
Hình 17 cho thấy các bẫy địa tầng tuổi Miocen muộn-Pliocen có phân
bố ở trung tâm bể, phần chuyển tiếp giữa thềm và sườn; các quạt turbidite
nằm ngay chân sườn thềm thuộc đới chuyển tiếp. Xu hướng dịch chuyển
của đường chuyển tiếp ranh giới sườn/thềm về phía Đông/Đông Bắc và
địa hình đáy bể (ngày càng thoải hơn) theo thời gian (từ Miocen muộn đến
hết Pliocen) tương ứng với dao động của mực nước biển tương đối vào
thời kỳ cuối của hệ thống trầm tích biển thấp (LST) gắn liền với tốc độ hạ
thấp mực nước biển giảm dần (trong Miocen muộn) và chuyển sang trạng
thái dừng (Pliocen) để sau đó chuyển sang đầu thời kỳ dâng cao của mực
nước biển (sau Pliocen), dẫn đến những đặc trưng về diện phân bố của các
21


thân turbidite tuổi Miocen muộn (Mộc Tinh, Hải Thạch) thường hẹp hơn
so với các thân turbidite hình thành trong Pliocen (Đại Nguyệt).
Thời kỳ sau Pliocen, địa hình đáy biển khá thoải, mặc dù vẫn có thể
tồn tại các quạt turbidite song không còn khả năng chứa do thành phần là
bột, sét hạt mịn, mặc dù độ mài tròn của hạt từ tốt đến rất tốt, độ chọn lọc
tốt song tỷ lệ cát/sét thấp, thành phần cát rất ít, vật liệu được vận chuyển
xa nguồn cung cấp.
Căn cứ vào các ví dụ cụ thể đã được trình bày tại chương 2, diện phân
bố của các quạt turbidite khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn có thể dao
động từ vài km
2
đến vài chục km
2
với bề dày từ vài chục cm đến < 5m
(khu vực lô 04-1), cá biệt đến 35 - 40m (Mộc Tinh).
3.4. Đánh giá triển vọng dầu khí
Sơ bộ đánh giá trữ lượng, tiềm năng dầu khí của bể Nam Côn Sơn và
của đối tượng bẫy địa tầng (các mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh, Đại Nguyệt,
Sông Tiền), tỷ lệ phân bổ trữ lượng của đối tượng quạt turbidite với tổng
thể trữ lượng của bể cho thấy mặc dù đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ trữ
lượng và tiềm năng của đối tượng đối tượng turbidite chưa phải là cao so
với tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí của bể (17,5% trữ lượng dầu khí
tại chỗ; 21% trữ lượng dầu khí thu hồi dự kiến), song trong thời gian tới,
công tác tìm kiếm thăm dò ở bể Nam Côn Sơn được đẩy mạnh, các kết
quả minh giải địa chấn mới ở những khu vực mới sẽ cho phép khoanh
định được thêm những đối tượng turbidite mới, các giếng khoan thăm dò
sẽ được triển khai, cho phép có những nhận định mới khả quan về trữ
lượng và tiềm năng đối tượng bẫy địa tầng nói chung và đối tượng quạt
turbidite tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn
nói riêng.

Bảng 2. Thông số vỉa chứa turbidite mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh, Đại Nguyệt


22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu tổng hợp dẫn đến một số nhận định như sau:
Các quạt turbidite thành tạo trong thời kỳ Miocen muộn - Pliocen
được hình thành sau giai đoạn tách giãn (cuối Miocen giữa) trong môi
trường biển sâu. Nguồn vật liệu được vận chuyển đến từ phía Tây của bể
với thành phần là môi trường lục địa chuyển tiếp sang biển nông, gặp dạng
địa hình đáy biển thay đổi đột ngột về độ sâu, tốc độ lắng đọng trầm tích
cao, hình thành các trầm tích dòng chảy rối dạng quạt turbidite ở khu vực
chân của sườn thềm, phần chuyển tiếp giữa thềm và sườn thềm.
Theo thời gian và không gian lắng đọng trầm tích ở khu vực trung tâm
bể, quạt turbidite thành tạo trong thời kỳ Miocen muộn có độ hạt thô hơn,
tỷ lệ cát/sét cao hơn, bề dày trầm tích dày hơn (có khả năng chứa tốt hơn)
so với các quạt turbidite hình thành trong thời kỳ Pliocen.
Xu hướng dịch chuyển của đường chuyển tiếp ranh giới sườn/thềm về
phía Đông của bể và dộ dốc địa hình đáy bể ngày càng thoải hơn theo thời
gian, tương ứng với dao động của mực nước biển tương đối vào thời kỳ
cuối của hệ thống trầm tích biển thấp (LST) gắn liền với tốc độ hạ thấp
mực nước biển giảm dần (trong Miocene muộn) và chuyển sang trạng thái
dừng (Pliocen) để sau đó chuyển sang đầu thời kỳ dâng cao của mực nước
biển (sau Pliocen), dẫn đến những quạt turbidite hình thành trong thời kỳ
Miocen muộn sẽ có diện phân bố hẹp hơn, nằm gần chân sườn thềm hơn
so với các quạt turbidite hình thành trong thời kỳ Pliocen.
Các thân chứa turbidite thành phần cát kết hạt thô nằm ngay chân
sườn thềm thuộc đới chuyển tiếp, cát có độ mài tròn đa phần từ bán sắc

cạnh đến bán tròn cạnh, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, diện phân bố
các thân chứa turbidite từ một vài km
2
đến nhỏ hơn 20km
2
, bề dày mỗi tập
chứa thay đổi từ một vài chục cm đến vài m (lô 04-1), có khi lên đến hơn
23m (Mộc Tinh).
Diện phân bố các quạt turbidite đã được nghiên cứu sinh khoanh định
cho lô 04-1 nói riêng và khu vực trung tâm bể NCS nói chung trên cơ sở
phân tích thuộc tính địa chấn kết hợp với tài liệu phân tích ĐVLGK. Đặc
điểm thân chứa turbidite cũng đã được thống kê định lượng về chiều dày
23

hiệu dụng (1,8 - 23,1m), tỷ lệ cát/sét (1 - 30%, cá biệt có tập chứa lên đến
89% ở Mộc Tinh), độ rỗng (15 - 34%), độ thấm (vài chục mD đến
850mD) trên cơ sở tài liệu phân tích ĐVLGK và tài liệu phân tích mẫu lõi.
Với bề dày trầm tích không lớn (từ vài mét đến nhỏ hơn 25m), diện
phân bố <20km
2
, được bảo toàn do không bị ảnh hưởng của kiến tạo cho
thấy các thân chứa turbidite tuổi Miocen muộn-Pliocen khu vực trung tâm
bể NCS thuộc các phát hiện Hải Thạch, Mộc Tinh, Đại Nguyệt, Sông Tiền
có trữ lượng thu hồi dự kiến khoảng 21% tổng trữ lượng dầu khí bể Nam
Côn Sơn, cho thấy đây là một đối tượng chứa tốt (đặc biệt đối với các quạt
turbidite nằm gần nguồn trầm tích, sát chân sườn dốc) cần quan tâm
nghiên cứu trong hệ thống dầu khí của bể Nam Côn Sơn trong thời gian
tới.
Quy trình nghiên cứu đối tượng bẫy chứa dầu khí dạng quạt turbidite
tuổi Miocen muộn-Pliocen với các bước triển khai như sau (Hình 9 và

Hình 18):
- Trên cơ sở kết hợp với các tài liệu tổng hợp nghiên cứu về địa chất/địa
vật lý của khu vực, tài liệu địa chấn (2D/3D) được minh giải và sẽ
phân tích thuộc tính cho đối tượng là dạng bẫy địa tầng:
o Các thuộc tính bề mặt (RMS, MPA, SPA, RAI, P2N… ), đặc biệt
là thuộc tính RMS và RAI;
o Các thuộc tính khối xác định thạch học (Envelope, Chaos, Local
Flatness, Sweetness…) đặc biệt là thuộc tính Chaos và Sweetness;
o Phân tích phổ SpecDecomp ở các dải tần số từ thấp đến cao (5-
100Hz) cho những tầng trên và dưới tầng chuẩn, tùy theo phân bố
bề dày thân chứa (được kiểm chứng qua tài liệu giếng khoan).
- Công tác minh giải và phân tích tài liệu ĐVLGK được tiến hành trên
cơ sở lý thuyết địa tầng phân tập, nhằm xác định:
o Hình thái các đường cong ĐVLGK của đối tượng turbidite;
o Bề dày tầng chứa;
o Các đặc điểm về tính chất vỉa chứa (độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa
nước), được xác định trên cơ sở phân tích các đường cong điện trở

×