Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị trong giai đoạn tấn công và nồng độ rifampicin huyết tương bệnh nhân lao phổi AFB (+)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 55 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI






TỐNG^^



:uẤN

u .ĩo

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIA KẾT QUẢ ĐlỂU TRỊ
TRONG GIAI ĐOẠN TÂN CÔNG
VÀ NỔNG ĐỘ RIFAMPICIN HUYẾT TƯƠNG
BỆNH NHÂN LAO PHỔl AFB (+)
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC s ĩ KHOÁ 2000 - 2005)

Người hướng dẫn

: ThS. Lê Thị Luyến

Nơi thực hiện: Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : 07/2004 - 03/2005

HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2005


.......................-

...........................

.............

'


M eảm ổn
ời
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Th.s Lê Thị Luyến -Trường Đại
học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành khố luận tốt
nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị:
• Bộ mơn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội
• Ban giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội
• Phịng kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội
• Phòng khám lao các quận huyện trên địa bàn Hà Nội
• Khoa nội 1- Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội
đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện
đề tài này.
Khố luận thực hiện khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2005
Sinh viên
Tống Văn Tuấn



MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ........................................................................................... 1
PHẨN 1: TỔNG QUAN........................................................................ 3
1.1.TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ ở VỆT NAM.... 3
1.1.1.

Trên thế giới.............................................................................3

1.1.2. ở Việt Nam ................................................................................. 4
1.2. CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐlỀU TRỊ LAO................................... 5
1.2.1. Cơ sở vi khuẩn.............................................................................. 5
1.2.2. Cơ sở dược lý học......................................................................... 7
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lao.........................16
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN c ứ u VÊ KÊT QUẢ ĐlÊU TRỊ SAU 2 THÁNG

TẤN CÔNG VÀ NỒNG ĐỘ RIFAMPICIN HƯYÊT TƯƠNG BỆNH
NHÂN LAO..........................................................................................18

PHẦN 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .......21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ú u ..........................................................21
2.1.1. Số lượng bệnh nhân....................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân............................... 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ ư ................................................... 21
2.2.1. Loại hình nghiên cứu và nội dung nghiên cứu..........................21
2.2.2. Phương pháp tiến hành..............................................................22
2.2.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu............................................. 24


PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀNLUẬN......................25
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐỂM CỦABỆNH NHÂN NGHIÊN c ứ u ...........25


3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu................25
3.1.2. Phân bố theo giới tính............................................................... 26
3.1.3. Thể lao...........................................................................................27
3.1.4. Phác đồ điều trị lao.......................................................................27
3.2.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG SAU 2 THÁNG ĐlỀU TRỊ

TẤN CÔNG............................................................................................. 28
3.2.1. Sự cải thiện về các triệu chứng lâm sàng..................................... 28
3.2.2. Sự cải thiện về vi sinh...................................................................29
3.2.3. Những tác dụng không mong muốn biểu hiện trên lâm sàng...30
3.3. NỒNG ĐỘ RIFAMPICIN TRONG HUYÊT TƯƠNG BỆNH NHÂN.. .30
3.3.1. Nồng độ rifampicin trên bệnh nhân ở thời điểm 2 giờ................ 31
3.3.2. Nồng độ rifampicin ở thời điểm 3 giờ.......................................... 32
3.3.3. So sánh nồng độ rifampicin ở thòi điểm 2 giờ và 3 giờ............... 34
3.3.4. Sơ bộ khảo sát sự liên quan giữa nồng độ rifampicin huyết tương
bệnh nhân với một số yếu tố ...............................................................36
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT.................................................40
4.1. KẾT LUẬN.....................................................................................40
4.2. ĐÊ XUẤT........................................................................................41
TÀI LỆU THAM KHẢO
PHU LUC


n h ủ N g c h ữ v iế t t ắ t

AFB


: Acid-fast bacilli (vi khuẩn kháng acid)

AIDS

: Acquired immunodeficiency syndrome

CTCLQG

: Qiưcttig trình chống lao quốc qia

DOTS

: Directly observed treatment short-course

E,EMB

: Ethambutol

fflV

: Human immunodeficiency virus

H,INH

: Isoniazid

R, RMP

: Rifampicin


s, SM

: Streptomycin

TCYTTG, WHO

: Tổ chức y tế thế giới

Z,PZA

: Pyrazinamid


ĐẬT VẤN ĐỂ

Cuối thế kỷ thứ XX, đầu thế kỷ thứ XXI, bệnh lao vẫn là bệnh có tỷ lệ
mắc và tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Vói sự ra
đời của hàng loạt các thuốc chống lao, y học hồn tồn có khả năng chống lại,
khống chế và thanh toán bệnh lao. Tuy nhiên hiện nay bệnh lao vẫn khơng
giảm mà cịn có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ không chỉ ở các nước đang
phát triển mà còn quay trở lại cả ở những nước tưởng chừng đã thanh toán
được bệnh lao. Trong cuộc chiến chống lại bệnh lao, hố trị liệu đóng vai trị
hết sức quan trọng. Năm 1995, phác đồ hố trị liệu ngắn ngày được phổ biến
trong phạm vi toàn cầu cho phép rút ngắn thời gian điều trị, âm hoá nhanh vi
khuẩn trong tổn thương, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ tái phát giảm, hạn chế phát
sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm tăng thuận lợi cho người bệnh và
những cơ hội hợp tác giữa thầy thuốc và người bệnh sẽ tốt hofn.
Theo báo cáo “Kiểm soát lao tồn cầu năm 2003” của WHO, có
155/210 nước trên thế giới thực hiện DOTS, 61% dân số thế giới được cung
cấp dịch vụ của DOTS, ở Việt Nam, đến năm 2000, 100% dân cư đã được bao

phủ bởi DOTS. Thực tế hiện nay vấn đề giám sát sử dụng thuốc của bệnh nhân
chưa tưoỉng xứng với tầm quan trọng của nó. Việc đánh giá kết quả điều trị
trong hai tháng tấn cơng có vai trị trong việc dự đốn sófm nguy cơ thất bại
điều trị. [13]
Rifampicin là một trong các thuốc chống lao thiết yếu, nhiều ưu thế
nhất trong hoá trị liệu bệnh lao [9]. TCYTTG và Hiệp hội bài lao và bệnh phổi
quốc tế (lUATLD) khuyến cáo nên dùng rifampicin dưới dạng thuốc chống
lao kết hợp do các ưu điểm đơn giản hóa được cơng tác kê đơn và điều trị lao,
làm bệnh nhân dễ tuân thủ yêu cầu điều trị và giảm phát triển chọn lọc chủng
Mycobacterium tuberculosis kháng rifampicin. Tuy nhiên, rifampicin có đặc


điểm là khác biệt rất lớn về nồng độ hấp thu được giữa các cá thể và nguy cơ
giảm sinh khả dụng trong những chế phẩm thuốc viên hỗn hợp cố định liều.
Nguy cơ nồng độ rifampicin thấp sẽ dẫn tới tỷ lệ tái phát và đcfn kháng cao
[15].
Một số nghiên cứu trên thế giới [15], [16], [18], [19], [20] đã tiến hành
định lượng rifampicin huyết tương bệnh nhân. Cho đến nay ờ Việt Nam, có
một số nghiên cứu [7], [11] về nồng độ rifampicin huyết tương trên bệnh nhân
lao đã được công bố, nhưng những nghiên cứu này chỉ đo nồng độ rifampicin
huyết tưofng ở thời điểm 2 giờ. Từ đó chúng tơi chọn đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị trong giai đoạn tấn công và
nồng độ rifampicin huyết tương bệnh nhân lao phổi AFB (+)” với các mục
tiêu:
L Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tháng tấn công trên bệnh nhân lao phổi
AFB(-\-).
2. Khảo sát nồng độ rifampicin huyết tương trên bệnh nhân lao phổi
AFB ị +) ở thời điểm 2 và 3 giờ sau khi uống thuốc và tìm hiểu một số yếu tố
liên quan tới nồng độ rifampicin trên bệnh nhân lao.



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 .TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THÊ' GIỚI VÀ ở VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh lao được lồi người biết đến từ trước thịd cơng ngun và ở nước ta
được xếp vào “tứ chứng nan y” là lao, phong, cổ, lại. Cuối thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI, bệnh lao vẫn là một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao
trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển
[2], [13].
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, 1/3 dân số thế giód hiện đã phát
hiện nhiễm lao (khoảng 2,2 tỷ người), trong đó có khoảng 16 triệu người bị
bệnh lao, theo số liệu công bố của WHO, thì hàng năm có khoảng 3 triệu
người chết vì lao và có khoảng 9 triệu người mắc lao mới và khoảng 2 triệu
người chết do lao [1], [2]. Nếu khơng kìm chế được thì cho tới 2020 sẽ có 70
triệu sẽ chết vì lao. Khoảng 80% số người mắc lao trên tồn cầu thuộc 22 quốc
gia có bệnh lao cao, 75% số người mắc lao đang ở độ tuổi lao động [2]. Tỷ lệ
điều trị thành công bệnh lao trên toàn thế giới đã đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát
hiện mới chỉ đạt khoảng 37%, cho nên còn nhiều người bệnh chưa được phát
hiện đang tiếp tục lây cho cộng đồng. Theo ước tính của WHO cho thấy mỗi
năm có thêm khoảng 65 triệu người trên thế giói nhiễm lao (1% dân số thế
giới). Bệnh lao là bệnh của người nghèo, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng
có điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh, thơng khí và dinh dưỡng kém. [2]
Do đó khoảng 95% số bệnh nhân mới và 98% số người chết do bệnh lao thuộc
các nước nghèo, các nước đang phát triển. Mức độ nặng nề của bệnh lao đã
ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc
gia. [2]
Hơn 33% số bệnh nhân lao trên thế giới thuộc các nước Đơng Nam Á. Dự
báo tình hình dịch tễ lao tồn cầu sẽ tăng nhanh nếu công tác chống lao chỉ ở
mức độ hiện thời. Đặc biệt, bệnh lao có xu hướng tăng nhanh do ảnh hưởng
của đại dịch HIV/AIDS và tình trạng lao kháng thuốc như hiện nay [2].



TCYTTG đã đưa ra bốn nguyên nhân cho tình trạng bệnh lao quay trở lại
trên tồn cầu:
• Do đại dịch HIV: Một người bình thường nếu bị nhiễm lao sẽ có nguy
cơ 5 - 10% mắc bệnh lao trong cuộc đời. Nhưng một người nhiễm lao đồng
thời nhiễm HIV thì nguy cơ đó là 20 - 30%.
• Đối với các nước cơng nghiệp phát triển, có ngun nhân do từ những
nơi có lưu hành lao cao tới.
• Do tình hình bùng nổ dân số thế giới khiến cho số lượng bệnh nhân
tuyệt đối không ngừng gia tăng, mặc dù tỷ lệ mắc lao tỷ đối có thể giảm.
• Sự lơ là của xã hội và chính phủ nhiều quốc gia, kèm vód việc tổ chức
CTCLQG kém cỏi ít hiệu quả [1].
Đại dịch HIV và bệnh lao là hai người bạn đồng hành và có tác động hỗ
trợ rất đắc lực cho nhau. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng ở các nước
đang phát triển, do khả năng khống chế hai căn bệnh này là vơ cùng khó
khăn.[l], [2]
1.1.2. ở Việt Nam
Theo thống kê của WHO, Việt Nam là nước đứng thứ 13 trong 22 nước
có số người mắc bệnh lao cao trên ũiế giới. Trong khu vực Tây Thái Bình
Dương, Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng bệnh nhân lao sau Trung Quốc (hofn
450.000 bệnh nhân) và Philippin (hcfn150,000 bệnh nhân) [2], [13].
Qua nhiều đợt điều tra nguy cơ nhiễm lao ở một số địa phương trên
toàn quốc, CTCLQG phi hỗfp vi TCYTTG phõn tớch v c tớnh nguy cơ
nhiễm lao hàng năm ở nước ta là 1,7%. Hàng năm trong cả nước có thêm
154.000 bệnh nhân lao các thể (189/100.000 dân), Tổng số bệnh nhân lao xuất
hiện mắc tại một thời điểm là 232.000 người và cũng tại một thời điểm trong
cả nước có 81.900 người ho khạc ra vi khuẩn lao. Mỗi ngày ở nước ta bệnh lao
cướp đi sinh mạng của 57 người và làm cho 470 người mắc lao phổi trong đó
có 189 người mắc lao ho khạc ra vi khuẩn làm lây lan ra cộng đồng. Tình hình

lao kháng thuốc và bệnh lao phối họfp với HIV có xu hướng gia tăng. [2]


1.2. CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐlÊU TRỊ LAO
1.2.1. Cơ sở vi khuẩn
1.2.1.1. Nguyên nhân gây bệnh lao

Vi khuẩn lao {Mycobacterium tuberculosis), thuộc họ Mycobateriaceae
là nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người. Ngồi ra cịn có những vi khuẩn
khơng lao như M. kansasii, M. aỷricanum, M. ỷortuitum và M. avium complex
cũng gây bệnh lao ở người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người
HIV (+).
Mycobacteria là những vi khuẩn phát triển và sinh sản chậm và ái khí,
đa số các chủng Mycobacteria phát triển chậm (thời gian phân chia khoảng 24
giờ, trong khi các vi khuẩn khác là 20 - 40 phút).
Phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao trong mẫu bệnh phẩm bằng phương
pháp nhuộm soi trực tiếp là phương pháp đơn giản rẻ tiền có thể cho kết quả
dương tính khi có > 10.000 vi khuẩn/ml mẫu bệnh phẩm nhưng không phân
biệt chủng vi khuẩn nào cũng như không xác định được vi khuẩn trong mẫu
bệnh phẩm đã chết hay còn sống [21].
L2.1.2. Số lượng vi khuẩn

Số lượng vi khuẩn lao thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại tổn thương.
Trong một hang lao có kích thước trung bình 2 cm có thơng với phế quản có
khoảng 10* vi khuẩn lao, trong khi một nốt lao có vỏ bọc cùng kích thước chỉ
có 10^ vi khuẩn lao. Trong quá trình phát triển, khi số lượng vi khuẩn lao tăng
đến một mức nhất định thì có một số vi khuẩn lao phát triển khác thưòỉng đột
biến và trở nên kháng thuốc. Những vi khuẩn này gọi là vi khuẩn lao đột biến
kháng thuốc. Quần thể vi khuẩn lao càng lớn thì khả năng đột biến kháng
thuốc tự nhiên càng lófn. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc lao tự nhiên khác nhau

tuỳ theo từng loại thuốc chống lao: RMP (1.10'*), INH (1.10'^), SM (1.10'®),
EMB (I.IO '^). Sự hiện diện của vi khuẩn lao kháng thuốc tự nhiên có ý nghĩa


quan trọng trong điều trị lao, đây là nguyên nhân của thất bại điều tri và lý do
cần phải phối hợp thuốc trong điều trị lao [3], [12].
1,2,13, Các quần thể vi khuẩn lao

Vi khuẩn lao là những vi khuẩn ái khí, chúng phát triển mạnh và tích
cực chuyển hố trong mơi trưịỉng có áp lực oxy và pH thích hợp. Điều kiện lý
tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn lao là pH = 7,4 và áp lực oxy 110 - 140
mmHg [8]. Đặc điểm trong môi trường mà vi khuẩn lao tồn tại là cơ sở để
thiết lập phác đồ điều trị phối hợp các thuốc chống lao và thời gian điều trị.
Các quần thể lao gồm:
• Quần thể A: các vi khuẩn chuyển hố tích cực và phát triển nhanh
Quần thể này có số lượng nổi bật nhất là 10^- 10®vi khuẩn. Các vi khuẩn này
dễ được phát hiện do được bài tiết ra ngoài (bằng ho khạc đờm). Những vi
khuẩn này nằm ngoài tế bào và cư trú ở vách hang lao, có pH và áp lực oxy lý
tưởng, thuận lợi cho phát triển của vi khuẩn. Quần thể này bị tiêu diệt nhanh
bởi thuốc chống lao RMP, INH, SM. Độ mạnh của phác đồ điều trị để loại trừ
quần thể vi khuẩn này liên quan đến tác dụng diệt khuẩn của thuốc, được đánh
giá bằng kết quả ni cấy âm tính sau 2 tháng tấn cơng.
• Quần thể B: các vi khuẩn trong mơi trường acid
Gồm những vi khuẩn lao bị đại thực bào thôn tính, vi khuẩn nằm trong tế bào
có pH toan do đó vi khuẩn phát triển chậm. Chỉ có pyrazinamid có tác dụng
trong mơi trường toan mới có tác dụng diệt vi khuẩn, RMP cũng có tác dụng,
INH rất ít tác dụng, SM khơng có tác dụng vói loại vi khuẩn này.
• Quần thể C: các vi khuẩn phân chia khơng thường xuyên
Gồm những vi khuẩn lao nằm trong ổ bã đậu, mơi trường yếm khí nên vi
khuẩn sinh sản rất chậm, chỉ chuyển hố trong đợt ngắn. Qiỉ có RMP mới có

tác dụng diệt vi khuẩn này.
• Quần thể D: các vi khuẩn ngủ kéo dài hoặc hoàn toàn


Gồm những vi khuẩn nằm trong tổn thưcỉng xơ, vôi, những vi khuẩn này khơng
chuyển hố, khơng phát triển gọi là trực khuẩn ‘ngủ’. Khơng có một thuốc lao
nào có tác dụng. [3], [8]
Qua cách phân chia trên cho thấy cần phải áp dụng các công thức điều trị
phối hợp nhiều thuốc và điều trị trong thời gian dài để tiêu diệt chủ yếu quần
thể B và c đảm bảo khỏi bệnh cao và hạn chế tái phái. [3]
,
INH(RMP, SM)

Cao

PZA

RMP

Phát triển
liên tuc
Tốc độ phát triển
của vi khuẩn

B

c

Mơi trường
acid


Sinh sản tường
đợt

A
Thấp
Hình 1.1 Quần thể lao và vị trí tác dụng của các thuốc chống lao
1.2.2. Cơ sở dược lý học
1.2.2.1.

Phân loại thuốc chống lao
Hiện nay, thuốc chống lao được chia thành hai nhóm chính:

• Nhóm 1: là những thuốc chống lao thường dùng (thuốc chống lao thiết
yếu), có chỉ số điều trị cao, ít tác dụng khơng mong muốn hơn :
isoniazid, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol và streptomycin.
• Nhóm 2: là những thuốc ít dùng hơn, chỉ dùng để thay thế khi vi khuẩn
lao kháng thuốc, phạm vi điều trị hẹp và có nhiều tác dụng không mong
muốn: ethinamid, para-amino salicylic (PAS), cycloserin, amikacin,
kanamycin, capreomycin, thioacetazone, quinolon, rifabutin...


I.2.2.2. Các đặc điểm của thuốc kháng lao tốt

Một thuốc kháng lao tốt khi có các đặc điểm sau đây:


Khả năng diệt khuẩn mạnh.

• Thuốc có nồng độ ức chế tối thiểu thấp.

• Có tỷ lệ đột biến kháng tíiuốc thấp.
• Nồng độ đạt được trong huyết thanh cao (đặc biệt là trong tổ chức).
• ít có tác dụng khơng mong muốn khi dùng riêng và khi phối hợp với
các thuốc khác.
• Rẻ tiền dễ sử dụng.
1.2.23. Các thuốc chống lao chủ yếu

Hiệu lực của thuốc chống lao
Hiệu lực của thuốc chống lao được tính theo mức độ sinh sản của vi
khuẩn. Theo Grosset (1995) hiệu lực của thuốc chống lao được thể hiện ở bảng
1. 1.

Bảng 1.1 : Hiệu lực của thuốc chống lao

Thuốc
chống lao

Sinh sản
mạnh

Streptomycin
Isoniazid
Riffampicin
Ethambutol
Pyrazinamid

+++
++
++
+/0


Tác dụng diệt khuẩn
Sinh sản chậm
Vi khuẩn
pH trung
ngủ
pH acid
tính
0
0
0
+
0
0
+
+
+/0
0
+/++
0
0

+; ++; +++: Hiệu lực nhẹ, vừa, nặng
+/-: Hiệu lực kìm khuẩn.
0 : Khơng có tác dụng


Đây là cơ sở để phối hợp nhiều loại thuốc chống lao trong một
phác đồ điều trị trong đó cần có các thuốc diệt khuẩn mạnh.
Bảng 1.2 ; Tác dụng của các loại thuốc chống lao chủ yếu [1]

Thuốc chống
lao

Tác dụng

Isoniazid

Diệt khuẩn

Rifampicin

Diệt khuẩn
Tiệt khuẩn

Pyrazinamid
Streptomycin

Diệt khuẩn
Tiểt khuẩn
Diệt khuẩn

Ethambutol

Kìm khuẩn

Vị trí tác dụng
Vi khuẩn trong tế bào
Vi khuẩn ngoai tế bào
Vi khuẩn trong các chất cặn bã
Vi khuẩn trong tế bào

Vi khuẩn ngoai tế bào
Vi khuẩn trong các chất cặn bã
Vi khuẩn trong tế bào
Vi khuẩn ngoài tế bào
Vi khuẩn trong tế bào
Vi khuẩn ngoai tế bào

Hiêụ quả
Mạnh
Mạnh
Yếu
Yếu
Yếu

Sơ đồ hoá tác dụng của các thuốc trên ta có:
Khả năng diệt khuẩn [13]
Manh
Rifampicin
Isoniazd
Pyrazinamid
Streptomycin
Ethambutol
Yếu
Liều lượng của các thuốc chống lao thiết yếu:
Theo hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia của
TCYTTG (2003), liều lượng của các thuốc chống lao thiết yếu được quy
định như trong bảng 1.3


Bảng 1.3 ; Liều lượng của các thuốc chống lao thiết yếu [1].

Liều ngắt quãng
21ần/tuần
31ần/tuần
Tên thuốc
(mg/kg)
(mg/kg)
10 (8 - 12) 15 (13 - 17)
5 (4 -6 )
Isoniazid
10 (8 - 12)
10 (8 - 12) 10 (8 - 12)
Rifampicin
Pyrazinamid 25 (20 - 30) 35 (30 - 40) 50 (40 - 60)
Ethambutol
15 (15 - 20) 30 (25 - 35) 45 (40 - 50)
Streptomycin 15 (12-18) 15 (12-18) 15(12-18)
Liều lượng
hàngngày
(mg/kg)

1.2..2.4 Rifampicin ti'ong hoá trị liệu bệnh lao
a) Lịch sử phát triển và đặc điểm
Năm 1957, hãng lepetit đã phân lập được 1 chủng Streptomyces ký hiệu
ME/83, sau đó đặt tên là Streptomyces medỉterranei từ mẫu đất lấy từ một
vưòỉn cây thân gỗ gần vùng Saint Raphael (Pháp). Từ loại nấm này, Oppolzer
và cộng sự đã chiết xuất ra một vài loại rifamycin, trong đó có rifamycin s và
rifamycin SV. Rifamycin SV chỉ được sử dụng theo đường tiêm truyền vì hấp
thu kém khi dùng theo đường uống. Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp,
dẫn chất của rifamycin B. Rifampicin dạng bột tinh thể có màu nâu đỏ, ít tan
trong nước [4, 14], ổn định trong dimethyl sulfoxid, tương đối ổn định trong

nước. Dễ tan trong cloroform, dimethylsulfoxid, tan trong ethyl acetat,
methanol,

tetrahydrofuran,

tan it trong nước

(pH < 6),

aceton,

carbontetraclorid, dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và ánh sáng. Các chế phẩm
thường dùng dạng viên đơn hoặc viên hỗn họfp với isoniazid và pyrazinamid
ngoài ra trên thị trường cịn có thể có dạng bột pha tiêm có chứa natri
formaldehyd sulfoxylat.


b)Tác dụng, cơ chế tác dụng và cơ chế đề kháng
i) Tác dụng
Rifampicin có hoạt tính với các Mycobacteria, đặc biệt là M.
tuberculosis, M. leprae và các Mycobacterium khác như M. avium, M. bovis.
Nồng độ ức chế tối thiểu invitro đối với vi khuẩn lao là 0,1 - 2 |Lig/ml [4].
Rifampicin có tác dụng với những vi khuẩn lao nội bào và ngoại bào đặc biệt
có tác dụng với những vi khuẩn lao phát triển chậm.
Rifampicin còn là một kháng sinh phổ rộng, có tác dụng tốt với vi
khuẩn gram dương như s. aureus. Bacillus anthracis và gram âm như N.
megingitidis, H. influenzae, Brucella melỉtensỉs, Legionella pneumophyla,
riêng với các cầu khuẩn ruột chưa khẳng định chắc chắn hiệu quả lâm sàng.
Rifampicin có tác dụng rất tốt đối với tụ cầu (cả s. aureus, và s. epidermỉdỉs),
kể cả các chủng đã kháng penicillin. Nồng độ ức chế tối thiểu của tụ cầu là

l|Lig/ml. ở nồng độ rất cao, rifampicin cịn có tác dụng invitro với Chamydỉa
trachomatis, poxvirus vầ Adenovirus.Ị4J
L
ii) Cơ chế tác dụng
Không giống các kháng sinh khác, rifampicin ức chế hoạt tính enzym
tổng hợp mRNA phụ thuộc vào DNA (DNA - dependent RNA polymerase)
của vi khuẩn Mycobacteria và các vi khuẩn khác bằng cách tạo phức hợp bền
vững thuốc - enzym. Vị trí tác động chính là tiểu đơn vị p của RNA polymerase. Tác dụng của rifampicin đối với các vi khuẩn đang phân chia chủ
yếu nhưng thuốc còn có tác dụng với các vi khuẩn ở trạng thái khơng chuyển
hố.[4]
iii) Cơ chế đề kháng
Mycobacteria đề kháng rifampicin bằng cách đột biến vùng gen chịu
trách nhiệm tổng hợp tiểu đơn vị p của RNA - polymerase. Đột biến gen rpoB
của vi khuẩn là chủ yếu, chiếm 97% các chủng kháng thuốc.
Rifampicin khơng kháng chéo vói các kháng sinh và các thuốc lao khác,
tuy nhiên những chủng kháng thuốc phát triển nhanh đặc biệt khi dùng


rifampicin đơn độc và lạm dụng. Do đó cần sử dụng rifampicin rất nghiêm
ngặt để đảm bảo thành công. [14] ở Việt Nam, khoảng 3,6% bệnh nhân lao có
trực khuẩn kháng rifampicin.
c) Dược động học
Rifampicin được hấp thu qua đưòfng tiêu hố, khi uống lúc dạ dày rỗng,
nó được hấp thu gần như hoàn toàn. Nồng độ thuốc trong huyết tương dao
động lớn giữa các cá thể và khác nhau giữa các tài liệu đã công bố, khi uống
liều 600 mg sau 2 - 4 giờ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tưcỉng 4 - 3 2 ịig/m\.
Dược động học của rifampicin bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng phụ thuộc
nhiều hơn vào thành phần thức ăn. Nếu thức ăn có thành phần chủ yếu là
carbonhydrat và protein thì ít bị ảnh hưởng hơn, nếu uống thuốc cùng bữa ăn
có nhiều mỡ thì nồng độ Cmax rifampicin huyết tương bị giảm và Tmax (thời

gian đạt Cmax) chậm lại [4].
Rifampicin liên kết với protein huyết tương 84 - 91 %[14]. Thuốc phân
bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, khuếch tán vào dịch não tuỷ khi màng
não bị viêm. Thuốc vào cả nhau thai và sữa mẹ. Nồng độ trong thành hang lao,
nhu mô phổi và thận cao hơn so với trong huyết tương, nồng độ trong màng
phổi, xưoỉng thấp hơn trong huyết tương. Khả năng thấm vào dịch não tuỷ và
chất bã đậu rất kém chỉ đạt 20% so với trong huyết tương [4, 14]. Nồng độ
rifampicin huyết tương phụ thuộc nhiều vào quá trình sản xuất chế phẩm. Nếu
thay đổi kích thước phân tử hay tá dược, mặc dù cùng hàm lượng như nhau
nhưng nồng độ thuốc hấp thu vào máu khác nhau. Sự giảm sinh khả dụng hay
xảy ra với dạng chế phẩm hỗn hợp cố định liều.
Rifampicin chuyển hoá ở gan, thuốc bị khử acetyl nhanh thành chất
chuyển hố có hoạt tính 25-0-desacetyl-rifampicin. Các chất chuyển hố khác
khơng cịn hoạt tính là: rifampin quinon, desacetyl rifampin quinon và 3formyl-rifampin. Rifampicin thải trừ qua mật, nước tiểu dưới dạng khơng
chuyển hố, chất chuyển hóa và trải qua chu trình ruột - gan. 60-65 % liều


dùng thải trừ qua mật và được bài tiết qua phân, 10% thuốc thải trừ ở dạng
không biến đổi trong nước tiểu, 15% chất chuyển hố cịn hoạt tính
25-0-desacetyl-rifampicin và 7% dẫn chất 3-formyl-rifampin khơng hoạt tính.
Thời gian bán thải của rifampicin là 3 - 5 giờ sau khi uống liều đầu, khi uống
lặp lại là 2 - 3 giờ. Thời gian bán thải kéo dài ở người suy gan.[4]
d) Tác dụng không mong muốn
Bảng 1.4: Các tác dụng không mong muốn của rifampicinl4]
Thường gặp
(>5%)

ít gặp (>1%0 - 1%)

Hiếm g ặ p


(< l% o )

* Gan:
tăng
transaminase,
phosphatase
kiềm,
bilirubin huyết thanh.
* Tiêu hoá: buồn
nôn, chắn ăn, đau
bụng nhẹ, ỉa chảy.
* Da đỏ và ngứa,
kèm theo ban đỏ hoặc
không.
* Rối
nguyệt

loạn

* Sốt, rét run
* Máu: giảm tiều cầu, giảm bạch cầu,
* Viêm gan
* Hội chứng cúm: đau tăng bặch cầu ưa eosin, thiếu máu tan
đầu, chóng mặt, mệt máu
* Viêm đại tràng giả mạc
mỏi.
* Ngủ gà khó tập * Ban xuất huyết trên da
trang ý nghĩ.
* Khó thở

* Viêm kết mạc mắt
* Suy thận nặng
* Yếu cơ
kũih

Viêm gan ít xảy ra với liều điều trị, thường xảy ra với bệnh nhân có tiền
sử bệnh gan hoặc nghiện rượu, nhiễm HIV, mang kháng nguyên viêm gan, đặc
biệt là viêm gan c. Rifampicin kích ứng men thuỷ phân isoniazid, do đó làm
tăng hình thành hydrazin, đó là cơ chế tăng độc tính với gan của isoniazid khi
dùng phối hợp với rifampicin. Viêm gan là tác dụng không mong muốn trầm
trọng nhất khi dùng phối hợp rifampicin và isoniazid, hay xảy ra hơn ở người
lớn so với trẻ em

Tăng bilirubin huyết thanh cao hơn giới hạn bình thưcmg ngay trong
những ngày đầu điều trị nhưng sẽ trở về bình thường trong vịng 2 tuần.


Phản ứng miễn dịch toàn thân như sốt, rét run hiếm gặp trong thời gian
điều trị liên tục. Nếu có ban hoặc xuất huyết hoặc đột ngột giảm chức năng
thận thì cần dùng rifampicin ngay (hay gặp trong điều trị cách nhật).
Giảm chức năng thận trước khi dùng rifampicin không cản trở việc điều
trị (tuy nhiên cần giảm liều hoặc tăng khoảng cách đưa thuốc).
Với bệnh nhân cao tuổi hoặc nghiện rượu hoặc bị các bệnh gan sẽ tăng
nguy cơ độc với gan nhất là khi rifampicin phối họfp với isoniazid
e) Chỉ định
Rifampicin tác dụng với rất nhiều loại vi khuẩn, nhưng hiện nay
sử dụng ưu tiên trong điều trị lao phong. Qiỉ sử dụng rifampicin để điều trị các
nhiễm khuẩn khác khi thật cần thiết
- Điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não và nhiễm
M. avium thường phải phối hợp với các thuốc chống lao khác như isoniazid,

pyrazyamid, ethambutol, Streptomycin để phòng trực khuẩn đột biến kháng
thuốc.
- Điều trị phong: đối vód thể phong ít vi khuẩn theo phác đồ kết
hợp 2 thuốc, phối hợp rifampicin với dapson. Đối với thể phong nhiều vi
khuẩn, theo phác đồ 3 thuốc phối họfp rifampicin vói dapson và clofazimin
- Một số chỉ định khác: Phòng viêm não do H. influenzae, N.
meningitidis cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân chắc chắn
mắc bệnh đó.
- Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các chủng Staphyloccocus, kể
cả các chủng đã kháng methicillin và đa kháng (phối hợp với các thuốc chống
tụ cầu) như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tuỷ
xương. [4]


f)

Chống chỉ định và thận trọng

- Chống chỉ định
* Mẫn cảm với rifampicin
* Rối loạn chuyển hoá porphyrin ở những người nhạy cảm do cơ chế
liên quan gây cảm ứng enzym cytochrom p 450 ở gan.
- Thận trọng
* Với người suy gan phải theo dõi chức năng gan trong quá trình điều
trị. Vì rifampicin gây cảm ứng enzym cytochrom P450 nên phải đặc biệt thận
trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có rối loạn chuyển hố porphyrin
tiềm tàng do q trình hoạt hố acid đ -amino-levulinic synthetase. Cũng do
hệ thống enzym ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên chỉ dùng
rifampicin cho những người này khi cần thiết.
* Khi tiêm tĩnh mạch cần phải cẩn thận, tránh thoát mạch.

* Phải báo trước cho bệnh nhân biết, phân, nước tiểu, nước bọt, nước
mắt, mồ hôi và các dịch khác của cơ thể sẽ có màu đỏ trong khi đang dùng
thuốc để tránh lo lắng không cần thiết. Kính áp trịng có thể bắt màu vĩnh viễn.
- Thời kỳ mang thai:
* Nếu dùng cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối có thể gây xuất huyết
do giảm prothrombin máu ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy để tránh xuất huyết
cần dùng thêm vitamin K dự phòng cho người mẹ mang thai sau khi sinh và
trẻ sơ sinh.
* Các thí nghiệm trên súc vật cho rifampicin có khả năng gây dị tật ở
xương. Vì vậy rifampicin dùng cho phụ nữ có thai khi cân nhắc cẩn thận hiệu
quả và nguy cơ.
- Thời kỳ cho con bú: rifampicin đào thải qua sữa mẹ nhưng hầu như
không xảy ra nguy cơ với trẻ.[4]


g) Tương tác thuốc:
Rifampicin gây cảm ứng enzym cytochrom P450 làm tăng chuyển hố
và bài tiết vì vậy tưng tác vód nhiều thuốc
* Các thuốc nên tránh dùng đồng thời với rifampicin: nifedipin,

nimodipin...
* Các thuốc bị giảm tác dụng điều trị khi phối hợp với rifampicin, vì vậy
phải

điều

chỉnh

liều:


estrogen,

diazepam,

phenytoin,

ketoconazol,

erythromycin, cloramphenicol, haloperidol...
* Các thuốc bị giảm hấp thu gồm: co —
trimoxazol...
* Một số thuốc dùng cùng với rifampicin sẽ làm giảm hấp thu của
rifampicin: Các kháng acid, clofazimin. Khắc phục bằng cách uống cách nhau
8 -1 2 giờ.
* Ngoài ra isoniazid và các thuốc độc với gan dùng phối họfp với
rifampicin sẽ làm tăng nguy cơ gây độc tính với gan, nhất là người đã bị suy
gan.[4]
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lao
Dựa trên cơ sở vi khuẩn học và dược lý học để đưa ra các nguyên tắc
điều trị lao:
1) Phối hợp các thuốc chống lao: ít nhất là 3 loại thuốc trở lên trong
giai đoạn tấn cơng. Những nơi có bệnh nhân kháng thuốc ban đầu cao cần
phối hợp 4 loại thuốc trong giai đoạn tấn cơng sau đó dùng 2 hoặc 3 loại thuốc
trong giai đoạn duy trì.
2) Thuốc phải dùng đúng liều trong ngày và cả trong quá trình điều trị:
các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác
dụng nhất định, nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra chủng vi


khuẩn kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến đặc biệt là đối với gan và

thận.
3) Thuốc phải dùng đều đặn: các thuốc phải được tiêm và uống cùng
một lúc, cố định giờ trong ngày để có thể đạt được nồng độ đỉnh trong huyết
thanh, thuốc phải được uống xa bữa ăn (trước hoặc sau) để đạt được hấp thu tối
đa.
4) Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát
5) Điều trị theo 2 giai đoạn duy trì và tấn công
* Giai đoạn tấn công kéo dài 2 - 3 tháng: mục đích giảm nhanh số
lượng vi khuẩn lao trong các vùng tổn thương để ngăn chặn đột biến kháng
thuốc.
* Giai đoạn duy trì kéo dài 4 - 6 tháng: mục đích tiêu diệt các vi khuẩn
lao trong tổn thương để tránh tái phát. Giai đoạn này không cần dùng nhiều
loại thuốc nhưng ít nhất phải có một loại thuốc có tính diệt khuẩn và địi hỏi
phải đủ thời gian quy định.
6) Điều trị có kiểm sốt nhằm mục đích theo dõi việc dùng thuốc của
bệnh nhân, xử lý kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng không mong
muốn của thuốc. [1]
Phác đồ điều trị thường bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công vàgiai
đoạn duy trì. Giai đoạn tấn cơng, thường kéo dài 2 tháng, trực khuẩnlao bị
tiêu diệt nhanh chóng. Bệnh nhân mắc lao chuyển sang trạng thái không lây
bệnh (thường sau khoảng 2 tuần điều trị). Hầu hết các bệnh nhân soi đờm
dưoĩng tính chuyển thành âm tính sau khoảng 2 tháng điều tri. Trong giai đoạn
duy trì, số thuốc dùng ít hofn, thời gian điều trị dài hơn. Giai đoạn này vi khuẩn
còn lại sẽ bị tiêu diệt, tránh bệnh tái phát.
Phác đồ điều trị lao do WHO khuyến cáo được thể hiện ở bảng 1.5.


Bảng 1.5: Phác đồ điều trị lao theo khuyến cáo của WHO [8]
Phác đồ điều trị
Loại


I

Bệnh nhân lao
Bệnh nhân soi đờiĩi dương túih m
ới;
Bệnh nhân có tổn thương nhu mơ rộng
mới; Bệnh nhân mắc đồng thời HIV
hoặc các thể bệnh lao ngồi phổi khác

Giai đoạn
tấn cơng *

Giai đoạn
duy trì *
4HR hoặc 6
HE dùng hàng

2 HRZE

ngày

Bệnh nhân lao phổi có kết quả soi đờm

II

dương tính đã từng được điều trị:
- bị tái phát

2 HRZES/1HRZE


5HRE

- điều trị bị gián đoạn
- điều trị thất bại

III

Bệnh nhân lao phổi, kết quả soi đờm
âm túih (trừ bệnh nhân nhóm 1)
Bệnh nhân lao ngồi phổi mức độ nhẹ
Bệnh nhân lao đa kháng thuốc (kết quả

IV

soi đờm dương túứi sau khi điểu trị lại
có kiểm sốt)

4 HR hoặc 6
HE

2HRZE

dùng hàng
ngày

Phác đồ được thiết kế phù hợp cho
từng bệnh nhân

Dùng hàng ngày hoặc 3 lần/tuần


1.3.

MỘT SỐ NGHIÊN c ú u VÊ KẾT

quả

ĐIỀU

t r ị sa u

THÁNG TẤN CÔNG VÀ NồNG ĐỘ RIFAMPICIN HUYẾT TƯƠNG
BỆNH NHÂN LAO
Một số nghiên cứu trên thế giới theo dõi kết quả điều trị sau 2 tháng tấn
cơng bằng 2SHRZ/6HE, kết quả âm hố đờm cao, dao động từ 64,1 - 98% [7].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam [6], [11], [12] về kết quả điều trị sau 2
tháng tấn công điều trị bằng SHRZ, kết quả cho thấy tỷ lệ âm hoá đờm cao,
dao động từ 86,3 - 96,5%, tuỳ theo từng tác giả.

2


Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về nồng độ thuốc rifampicin huyết
tương trên bệnh nhân.
Nồng độ rifampicin tối ưu trong điều trị là từ 8 - 24 |xg/ml. Bệnh nhân có
nồng độ rifampicin huyết tương dưói 6 |Lig/ml đã phải hiệu chỉnh liều [23].
Tác giả J. Ray và cộng sự [18] tại bệnh viện St Vincent và bệnh viện
Westmead, Sydney, Australia đã nghiên cứu giám sát trên 90 bệnh nhân thấy
nồng độ rifampicin huyết tương bệnh nhân dao động lớn giữa các cá thể, trong
đó 46% bệnh nhân có nồng độ rifampicin huyết tưcỉng ờ thời điểm 2 giờ nằm

dưới nồng độ điều trị (8 - 24íxg/ml) và 2 bệnh nhân có nồng độ cao hcín nồng
độ điều trị.
Jayant B. Mehta và cộng sự [16] ở Mỹ nghiên cứu nồng độ rifampicin
trong điều trị trên bệnh nhân lao chậm đáp ứng với phác đồ cơ bản của DOTS.
Nghiên cứu được thực hiện trên 124 bệnh nhân lao, trong số đó 6 bệnh nhân
biểu hiện đáp ứng chậm với điều trị, Sáu bệnh nhân này đều có nồng độ
rifampicin huyết tương tại thòỉi điểm 2 giờ sau khi uống thuốc thấp hơn nồng
độ điều trị, 3 trong số 6 bệnh nhân có nồng độ rifampicin huyết tương dưới 1
fig/ml. Rifampicin huyết tương đạt nồng độ điều trị ở 5/6 bệnh nhân khi tăng
liều rifampicin lên 900 mg/ngày. ở 1 bệnh nhân, phải tăng liều lên 1500mg
rifampicin /ngày mới đạt nồng độ điều trị. Tình trạng lâm sàng được cải thiện
rõ rệt khi nồng độ rifampicin huyết tương đạt nồng độ điều trị. Khơng có bệnh
nhân nào thể hiện có tác dụng phụ khi tăng liều rifampicin.
R van Crevel và cộng sự [19] tại Khoa Y Trường Đại Học Tổng Hợp
Indonesia nghiên cứu nồng độ rifampicin trên 62 bệnh nhân lao tại Jakarta,
Indonesia thấy có tới 70 % bệnh nhân có nồng độ rifampicin ở thời điểm 2 giờ
uống thuốc có nồng độ dưói 4 ịig/mì. Khơng có bệnh nhân nào tói nồng độ
độc.
Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả [15], [16], [18], [19], [20] ừên
thế giói cho thấy kết quả nồng độ rifampicin dao động lớn giữa các cá thể và
một số nghiên cứu lại cho thấy nồng độ của thuốc thấp trên đa số bệnh nhân
nghiên cứu.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về nồng độ rifampicin huyết
tương đã được công bố.


Lê Thị Luyến và cộng sự [10] nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng của
rifampicin trong viên hỗn hợp 2 và 3 thành phần đang sử dụng tại Việt Nam,
được tiến hành trên 12 người tình nguyện lấy máu tại 13 điểm cho kết quả như
sau:

Bảng 1.6; Sinh khả dụng tương đối của rỉýampỉcin trong viên RH, RHZ
so với viên đơn lẻ và các thơng số dược động học [10]
Cmax

Tmax

Sình khả dụng

(ng/ml )

(giờ)

tương đối (%)

Viên đơn lẻ

10,44 + 2,10

1,04 ±0,30

100

RH

6,48 ± 1,85

2,38 ± 0,93

63,3


RHZ

5,59 ± 1,86

3,33 ± 0,98

76,7

Chế phẩm

Từ kết quả cho thấy trong các thuốc phối hợp hiện đang dùng, sinh khả
dụng của rifampicin thấp hofn so với trong viên chuẩn đom lẻ.
Lê Thị Luyến và cộng sự [11] nghiên cứu nồng độ rifampicin huyết
tương trên 50 bệnh nhân lao AFB (+) bằng thuốc viên hỗn họfp cố định liều
cho kết quả 14% số bệnh nhân đạt khoảng nồng độ rifampicin huyết tưoĩng >
8 í^g/ml
86% số bệnh nhân đạt nồng độ ở thời điểm 2 giờ < 8 )Lig/ml, đặc biệt có
74% có nồng độ < 6 |Lig/ml, 40% bệnh nhân có nồng độ rất thấp (< 4 )Lig/ml), 5

bệnh nhân có nồng độ < 1 |Lig/ml.
Nguyễn Anh Đào [5] nghiên cứu trên 72 bệnh nhân lao AFB(+) ở Viện
lao và bệnh phổi trung ương, cho kết quả nồng độ riíampicin huyết tương
trung bình ở thời điểm 2 giờ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 4,41 ±
3,83|Lig/ml, thấp hơn nhiều so với nồng độ điều trị (8 - 24fig/ml). Chỉ có 11,7%
bệnh nhân đạt nồng độ điều trị, cịn lại 88,3% bệnh nhân khơng đạt nồng độ
8fj.g/ml, có tới 80,6% bệnh nhân có nồng độ trong huyết tưng ở thời điểm 2
giờ dưới 6)Lig/ml là nồng độ cần hiệu chỉnh liều và cá biệt có tói 49,4% bệnh
nhân có nồng độ rất thấp (< 4 |J.g/ml).



×