Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CTY CP DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

Bài tập nhóm
Phân tích và định giá công ty Cổ Phần
Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
GVHD: Th.S Trần Tuấn Vinh
Nhóm thực hiện:
Đinh Thị Kiều Dung 030128120140
Ngô Châu Quỳnh Như 030128120765
Lê Thị Mỹ Yến 060114140102
Nguyễn Ngọc Thanh 040124100183
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
I. Tổng quan về công ty
1. Thông tin khái quát
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0300483037. Đăng ký lần đầu ngày 09
tháng 12 năm 1997, số ĐKKD: 064075. Đăng ký thay đổi lần thứ 7: ngày 03 tháng 11
năm 2009, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
Vốn điều lệ (VĐL): 93,325,730,000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Địa chỉ: 367 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (08) 38 375 300 – 39 200 300
Số fax: (08) 39 200 096
Website: />Mã cổ phiếu : PMC
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC tiền thân là Công Ty Xuất
Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX được thành lập theo Quyết Định số 126/QĐ-
UB ngày 30/06/1981 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đây là một Công Ty Công Tư
Hợp Doanh đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và của cả nước có huy động vốn của


Trang 2/ 39
quần chúng (chủ yếu là của cán bộ công nhân viên ngành Y tế) và hoạt động theo cơ chế
Công Ty Cổ Phần trong đó vốn Nhà nước 50% và tư nhân 50%.
Đến năm 1983, Công Ty PHARIMEX đã chuyển thể thành Xí nghiệp dược phẩm
dược liệu PHARMEDIC theo quyết định số 151/QĐ-UB ngày 24/09/1983 của Ủy Ban
Nhân Dân Thành Phố. Đến năm 1997, Xí nghiệp đã được chuyển thể thành Công Ty Cổ
Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC theo quyết định số 4261/QĐ-UB ngày
13/08/1997.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064075 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 09/12/1997. VĐL ban đầu của
Công Ty là 13.068.456.012 đồng, trong đó phần vốn Nhà Nước tại Công Ty chiếm tỷ lệ
61%, còn lại là phần vốn góp của cán bộ công nhân viên và các cổ đông bên ngoài.
Ngày 09/10/2009 Công ty chính thức niêm yết thực hiện giao dịch chứng khoán đầu
tiên theo Quyết định số 606/QĐ-SGDHN ngày 23/9/2009 của Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội. Trải qua nhiều lần thay đổi, đến nay VĐL của công ty là 93.325.730.000 đồng.
Nhà máy sản xuất: 1/67 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Nhà
máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn: GMP (WHO), GLP, GSP.
Nhờ đạt được những thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh, Công Ty đã vinh
dự được Nhà Nước trao tặng các danh hiệu cao quý như Huân Chương Lao Động hạng
III ngày 12/05/1995, Huân Chương Lao Động hạng II ngày 15/01/2003. Ngoài ra, Công
Ty liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng cao do người tiêu dùng bình chọn
từ năm 2003 đến 2014.
3. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư y tế và các sản phẩm
khác thuộc ngành y tế. Liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.
Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất dược phẩm, dược liệu. Trong đó sản phẩm do
công ty thực hiện được năm 2014 là 363,476 tỷ; năm 2013 là 357,362 tỷ đồng.
Bảng 1: Địa bàn hoạt động kinh doanh
Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Tp. HCM 42,98% 43,82% 46,03% 46,47%

Khu vực miền Tây 24,14% 25,38% 24,01% 24,19%
Khu vực miền Đông 8,28% 8,15%
Khu vực miền Bắc 10,55% 8,19% 7,98%
Khu vực miền Trung 9,61% 9,57% 8,61%
Trang 3/ 39
4. Sản phẩm của công ty
100% sản phẩm của Công Ty đều được Bộ Y Tế xét cấp số đăng ký lưu hành. Sản
phẩm của Công Ty có chất lượng cao do được sản xuất trên những dây chuyền đảm bảo
chất lượng nghiêm ngặt, trong nhà máy đạt tiêu chuẩn Thực Hành Sản Xuất Thuốc Tốt
của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (GMP - WHO). Tất cả sản phẩm xuất xưởng đều phải qua
kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Thực Hành Kiểm Nghiệm Thuốc Tốt (GLP), được
bảo quản và tồn trữ theo tiêu chuẩn Thực Hành Tồn Trữ Thuốc Tốt (GSP).
4.1. Tính đặc thù của sản phẩm
Là sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên dược phẩm được
chia ra nhiều phân khúc khác nhau, đa dạng sản phẩm đáp ứng cho từng nhu cầu của
khách hàng. PMC cũng thực hiện chia sản phẩm của mình ra nhiều phân khúc khác nhau
như: thuốc giảm sau- hạ sốt – kháng viêm; thuốc kháng sinh; thuốc ngoài
da, thuốc tim mạch, thuốc trị đường tiêu hóa, vitamin – khoáng…
Các sản phẩm tiêu biểu của công ty như:
Gastrogen, Carbomint, Vitamin C, dầu khuynh diệp,
các loại thuốc đặc trị… đáp ứng nhu cầu sử dụng
hàng ngày của khách hàng. Trong đó, PMC tập trung
sản xuất một số mặt hàng có tính chất truyền thống,
các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với chất
lượng tốt, tao sự tin tưởng cho khách hàng.
Tuy danh mục sản phẩm chưa đa dạng nhưng PMC đã xây dựng được thương hiệu và
được tin tưởng sử dụng trên thị trường. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao do được
sản xuất trên những dây chuyền đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, trong nhà máy đạt tiêu
chuẩn Thực Hành Sản Xuất Thuốc Tốt của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (GMP – WHO). Tất
cả sản phẩm xuất xưởng đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Thực Hành

Kiểm Nghiệm Thuốc Tốt (GLP), được bảo quản và tồn trữ theo tiêu chuẩn Thực Hành
Tồn Trữ Thuốc Tốt (GSP).
Đặc biệt là BAR rất được sự tiêu dùng của khách
hàng nhờ là sản phẩm thuốc được chiết xuất hoàn
toàn từ dược thảo thiên nhiên, B.A.R được nhiều
người tin dùng từ nhiều năm qua. Thuốc được bào
Trang 4/ 39
chế trên dây chuyền công nghệ tiên tiến thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn Tổ
chức Y tế thế giới (GMP-WHO).
4.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường của PMC hiện nay là DHG – CTCP Dược
Hậu Giang, OPC – CTCP Dược phẩm OPC, TRA – CTCP Dược phẩm Traphaco,… Hiện
nay, PMC đang phải đối mặt với khó khăn chung của ngành với thay đổi thông tư đấu
thầu 01, cạnh tranh gay gắt ở kênh nhà thuốc. Kết quả kinh doanh Q1/2015 đi đúng theo
kế hoạch của năm với doanh thu tăng nhẹ 2,23% so với cùng kỳ; đồng thời lợi nhuận
giảm 3,52%.
Pharmedic hiện chiếm khoảng 2% thị phần thuốc sản xuất trong nước do phần lớn
danh mục là thuốc thông thường. Tuy chỉ được đánh giá hạng trung về doanh số trong
toàn ngành nhưng Pharmedic được đánh giá hàng đầu về chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, Pharmedic liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ngành
dược phẩm trong nhiều năm từ 2003-2014. Điều này góp phần củng cố niềm tin của
khách hàng vào thương hiệu, tin dùng các sản phẩm của Pharmedic, gia tăng sức cạnh
tranh của Pharmedic trên thị trường.
Pharmedic có nhà máy sản xuất thuốc đạt
tiêu chuẩn chất lượng; đã được cục quản lý
dược cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản
xuất thuốc. Nhờ đó, giúp gia tăng sự đảm bảo
cho chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu
dùng.
Công ty đang cố gắng nâng cao doanh số

thông qua việc tập trung đầu tư vào một số
nhóm sản phẩm đặc trị với sản lượng lớn, nổi
bật trong ngành.
Ngành dược có tính đặc thù cao, không có sản phẩm thay thế. Do đó, khi đã sử dụng
sản phẩm của công ty mà muốn thay đổi thì chi phí chuyển đổi sẽ rất lớn. Bên cạnh đó,
có thể do thói quen sử dụng sản phẩm thuốc của công ty nên người tiêu dùng sẽ e ngại
khi chuyển sang sử dụng sản phẩm dược của một doanh nghiệp khác.
4.3. Tiềm năng phát triển của sản phẩm công ty trong tương lai
Trang 5/ 39
Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa
nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Sự quan tâm
của người tiêu dùng chưa đủ để định rõ một thị trường. Những khách hàng tiềm năng đó
còn phải có thu nhập đủ để mua món hàng đó. Giá cả càng cao, lượng người có thể có đủ
thu nhập dành cho việc mua món hàng đó càng ít. Quy mô của một thị trường là hàm số
của cả sự quan tâm lẫn thu nhập.
Khi đời sống phát triển, con người càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó xu hướng sử dụng các sản phẩm chức năng cũng như các dược mỹ phẩm
nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe con người. Đây là cơ hội cho các công
ty sản xuất những sản phẩm để đáp ứng khách hàng. Pharmedic cũng đang đầu tư nhiều
cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để có thể tận dụng cơ hội này.
5. Hệ thống kinh doanh của công ty
5.1. Hoạt động Marketing
5.1.1. Quảng bá thương hiệu
Thương hiệu và truyền thống sản phẩm có chất lượng của Pharmedic đã quen thuộc
trên thị trường và trong các đơn vị ngành y tế từ hon 25 năm qua. Lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên Pharmedic vẫn không ngừng đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu.
Công ty đã lập phòng Tiếp thị Quảng cáo để chuyên trách hoạt động marketing. Công ty
đã và đang triển khai các hoạt động marketing sau:
- Tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin thị trường.
- Ðưa các thông tin sâu về thuốc và điều trị đến các cơ quan và cán bộ y tế qua các

buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với sự tham dự của hàng ngàn lượt Y Bác sĩ mỗi năm.
- Tổ chức các đội quảng cáo đi đến các địa bàn, nhất là vùng sâu vùng xa, đưa thông
tin đến cơ sở và tìm hiểu nhu cầu Dược phẩm khắp các vùng miền cả nước, mỗi tháng từ
8 – 10 chuyến, bình quân 41 tỉnh – thành phố/tháng .
- Tổ chức các sự kiện, tham dự 7-8 hội chợ/năm, các cuộc giao lưu, hội thảo để quảng
bá thương hiệu và sản phẩm.
- Ðưa thông tin lên báo, đài, nhất là các báo chuyên ngành.
- Bản tin Pharmedic phát hành nội bộ đều đặn mỗi năm 4 kỳ với số luợng 2.000 –
2.550 bản mỗi kỳ.
Trang 6/ 39
- Ðặt các pa-nô quảng cáo trên các trục lộ giao thông chính của các đô thị lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ
- Tham gia đấu thầu cung cấp thuốc vào các đơn vị diều trị.
- Soạn thảo, cập nhật và phát hành các tài liệu y – Dược học, tư liệu quảng cáo theo
đúng luật pháp và quy định của ngành.
- Chăm sóc khách hàng, thực hiện các chế độ hậu mãi.
- Ðiều tra, phân tích xu hướng thị trường để định hướng phát triển các nhóm sản
phẩm.
5.1.2. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm được Công ty định hướng như sau:
- Ðầu tư khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận công nghệ, chọn
nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm vừa đáp ứng chính xác yêu cầu điều trị trong nước,
vừa phù hợp xu hướng thế giới và nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tiềm năng.
- Vừa mở rộng sản xuất thuốc thông thường (OTC) phục vụ đại chúng, vừa đầu tư
chiều sâu sản xuất thuốc đặc trị chuyên khoa (tim mạch, tiểu đường, tâm thần, )
- Chăm chút từng sản phẩm để đạt mức sản luợng tối ưu (giảm giá thành và đáp ứng
nhu cầu thị trường). Nhanh chóng loại bỏ các thuốc lạc hậu.
- Nâng mức tăng truởng thị phần trong nước lên 0,6 – 0,8% mỗi năm. Bước đầu thực
hiện tỷ lệ hàng xuất khẩu bằng 3 – 5% giá trị hàng hóa tiêu thụ trong nước.
5.1.3. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Pharmedic chủ yếu là thị trường nội địa. Việc xuất
khẩu sản phẩm Pharmedic ra bên ngoài chỉ mới dừng lại ở mức độ thăm dò, gồm thị
trường Nhật Bản, Lào, Campuchia và các nước Châu Phi. Công ty dựa vào các báo cáo
phân tích tình hình sử dụng thuốc, các xu hướng biến động của thị trường – bệnh tật và
điều trị để xây dựng chiến lược phối hợp 4P phù hợp nhất.
Ðối với thị trường trong nước, sản phẩm của Pharmedic đã được tiêu thụ tại các bệnh
viện và qua mạng luới phân phối thuốc trong nước tại 48/64 tỉnh – thành phố.
Ðịa bàn tiêu thụ chủ lực các sản phẩm của Công ty là thành phố Hồ Chí Minh và miền
Tây. Mặc dù địa bàn này tập trung nhiều doanh nghiệp Dược lớn, tính cạnh tranh trên địa
Trang 7/ 39
bàn nhưng do những thuận lợi về vị trí địa lý (thành phố Hồ Chí Minh là nơi đặt trụ sở và
nhà máy của Công ty) và phương thức bán hàng hiệu quả nên thành phố Hồ Chí Minh là
địa bàn đóng góp nhiều nhất vào doanh số bán của Công ty. Thị trường lớn thứ 2 là miền
Tây Nam Bộ do đây là phân khúc người tiêu dùng bình dân và trung lưu mà Công ty
muốn nhắm đến. Các thị trường miền Bắc và Cao Nguyên là những thị trường mới được
Công ty khai thác, nơi mà Công ty chưa đặt hệ thống phân phối vì những hạn chế về vị trí
địa lý nên tỷ lệ đóng góp trong doanh số còn thấp. Trong tương lai Công ty tiếp tục đẩy
mạnh khai thác hai thị trường này bằng cách mở rộng thêm kênh phân phối và hệ thống
phân phối đến các thị trường này.
Khách hàng của Công ty bao gồm các đối tượng: các Công ty kinh doanh Dược phẩm;
các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, nhà thuốc bệnh viện; các nhà thuốc,
hiệu thuốc lẻ, phòng khám tư; các trung tâm bán sỉ; các nhà bảo sanh tư, bệnh viện tư và
nhà thuốc bệnh viện; các đơn vị hành chánh sự nghiệp (y tế cơ quan); và các đơn vị hoạt
động từ thiện.
Trong các đối tượng khách hàng trên, các Công ty kinh doanh Dược phẩm là các
khách hàng chính của Pharmedic. Mặc dù số luợng khách hàng thuộc đối tượng này chỉ
chiếm 5,1% trên tổng số 4.330 khách hàng nhưng doanh số bán cho đối tượng khách
hàng này chiếm tới 63,1% doanh số bán của Công ty.
5.1.4. Chính sách bán hàng
Công ty chịu trách nhiệm giao hàng đến kho của khách hàng. Công ty chỉ nhận đổi

hoặc trả lại hàng trong vòng ba tháng kể từ ngày khách hàng nhận hàng. Công ty cho
khách hàng chậm trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Giá bán sản phẩm dược xác định căn cứ vào chính sách chiết khấu cơ bản và chiết
khấu đặc biệt được Công ty xây dựng, ban hành và định kỳ xem xét lại cho phù hợp mục
tiêu sản xuất kinh doanh từng giai đoạn. Theo chính sách này, giá bán được áp dụng linh
hoạt cho từng nhóm đốitượng khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được
huởng mức chiết khấu cơ bản khác nhau. Mức chiết khấu cơ bản này cao hay thấp phụ
thuộc vào doanh số mua hàng của từng khách hàng. Ngoài việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu
cơ bản, Công ty còn áp dụng tỷ lệ chiết khấu đặc biệt khi xác định giá bán trong một số
trường hợp sau:
- Các khách hàng tự nhận hàng tại kho của Công ty sẽ được hưởng thêm chiết khấu vận
chuyển hoặc thanh toán ngay tiền hàng.
Trang 8/ 39
- Các khách hàng được xem là các Ðiểm Tựa (dược Ban Giám đốc duyệt) được huởng
thêm tỷ lệ chiết khấu đặc biệt.
- Thuốc cho các chương trình quốc gia được Công ty hỗ trợ thêm một khoản chiết khấu
5.2. Hoạt động nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản phẩm mới.
5.2.1. Trình độ công nghệ
Nhà máy của Pharmedic được thiết kế cho các dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc
bột, thuốc mỡ kem, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài và thuốc nhỏ mắt. Ðây là
các dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại và khép kín, với các máy móc thiết bị trang bị
mới 100%, phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài (80%), chủ yếu là nhập khẩu từ Châu
Âu, Trung Quốc và Ðài Loan.
Công ty đang sử dụng quy trình sản xuất với công nghệ hiện đại, phù hợp với các tiêu
chuẩn GMP (WHO)-GLP-GSP, ISO 9001:2000. Quy trình sản xuất của Công ty bao gồm
các giai đoạn sau:
Hình 1: Quy trình sản xuất thuốc của công ty
5.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Công ty đã lập phòng Nghiên Cứu Phát Triển với một trong các chức năng là nghiên
cứu, phát triển các dạng bào chế, công thức thuốc và thiết kế mẫu bao bì.

Trang 9/ 39
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Công ty
được tiến hành theo định hướng nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường và xu hướng
bệnh mắc phải.
Công tác đăng ký thuốc được quan tâm và cập nhật, thực hiện đăng ký lại 15 sản
phẩm, đăng ký mới 4 sản phẩm.
Nâng cấp chất lượng và mẫu mã bao bì với hình thức cuốn chiếu theo lộ trình với việc
đăng ký lại sản phẩm, đồng thời với việc cải tiến sản phẩm.
Nghiên cứu sản phẩm mới với những dạng bào chế là thế mạnh của Pharmedic.
Trong năm 2014, Công ty đã triển khai sản xuất và đưa ra thị trường 3 sản phẩm mới:
• Mặt hàng thuốc kem bôi da vùng ngoài (giảm đau).
• Mặt hàng thuốc viên nén uống kháng virus.
• Mặt hàng thuốc viên bao phim uống giảm đau.
5.3. Phản ánh qua những thay đổi chiến lược nhằm thích nghi với những thay đổi
thực tế
5.3.1. Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ.
Với mục đích tăng doanh số, duy trì tốc độ phát triển hàng năm trong những năm tới
và chiếm vị trí số 1 trong số các Công ty sản xuất kinh doanh Dược phẩm trực thuộc
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty đã có một số chiến lược cụ thể để phát triển thị trường
tiêu thụ như sau:
- Dự kiến hàng năm Công ty sẽ đưa ra thị trường từ 6 đến 10 mặt hàng mới.
- Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất luợng hơn nữa đối với các sản phẩm đã có vị trí
cao trên thị trường.
- Ðẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất các mặt hàng có trong danh mục thuốc thiết
yếu của Bộ Y tế và các sản phẩm phục vụ giới bình dân và trung lưu.
- Nhờ có nhà máy đạt GMP – WHO, Công ty sẽ tiến tới hợp tác sản xuất gia công một
vài mặt hàng đang lưu hành tại Việt Nam của một số Công ty Dược nước ngoài.
- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, tăng cường các đội giao hàng thu nợ
đi xuống nông thôn và đặc biệt là phát triển, đẩy mạnh chương trình “Thuốc về nông
Trang 10/ 39

thôn, về miền núi“. Ngoài các khách hàng quan trọng tại các thành phố, thị xã, Công ty sẽ
phát triển thêm các khách hàng điểm tựa tại các vùng sâu, vùng xa.
- Thường xuyên củng cố các mối quan hệ và uy tín với các nhà cung cấp và các khách
hàng là bạn hàng truyền thống của Công ty trong những năm qua.
- Mở rộng thị trường, ưu tiên danh mục sản phẩm chủ lực và có doanh thu, lợi nhuận
cao. Doanh thu xuất khẩu được gia tăng (năm 2014 tăng 1.9% so với 2013)
5.3.2. Phát triển nguồn nhân lực.
Pharmedic luôn xem nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mang lại thành công cho
Công ty và vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vị trí ưu tiên hàng đầu.
Nhận thức được rằng lĩnh vực sản xuất kinh doanh Dược phẩm là lĩnh vực đòi hỏi đội
ngũ lãnh dạo, cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm,
Pharmedic đã có chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới như sau:
- Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên tham gia các khoá
đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; thực hiện khám sức khỏe hàng năm cho toàn bộ
người lao động.
- Thực hiện trẻ hóa đội ngũ, tuyển dụng các nhân viên có tuổi đời thấp, có trình độ và
sức khoẻ. Lựa chọn những nhân viên trẻ, có trình độ, năng lực, đạo đức để đào tạo chuẩn
bị cho đội ngũ quản lý kế thừa của Công ty.
- Cung cấp điều kiện làm việc tốt, thực hiện chế độlương tạo động lực thúc đẩy sự
đóng góp tích cực của người lao động và thực hiện chế độ khen thuởng kịp thời đối với
các nhân viên, tập thể phòng ban có thành tích xuất sắc, có sáng kiến tạo lợi nhuận cho
Công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực của mình.
5.3.3. Các chiến lược phát triển khác.
Triển khai áp dụng hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp (E.R.P: Enterprise
Resources Planning) nhằm chuẩn hóa các quy trình hoạt động, tăng lượng thông tin quản
lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kiểm soát và thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh.
- Mua thêm đất để xây dựng thêm kho, nới rộng phân xuởng sản xuất thuốc nhỏ mắt
và nhỏ mũi do nhu cầu ngày càng tăng.
- Xây dựng thêm phân xuởng sản xuất thuốc bổ cao cấp duới dạng ống uống.
- Ðầu tư và đổi mới một số trang thiết bị.

Trang 11/ 39
5.4. Văn hóa của công ty
5.4.1. Chính sách đối với người lao động
Chế độ làm việc.
 Thời gian làm việc:
- Tại trụ sở: Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
Buổi chiều: từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
Ngày nghỉ hàng tuần: thứ bảy và chủ nhật.
- Tại nhà máy: Buổi sáng: từ 6 giờ 15 đến 11 giờ 15.
Buổi chiều: từ 12 giờ 15 đến 15 giờ 15.
Ngày nghỉ hàng tuần: thứ bảy và chủ nhật.
- Giữa mỗi buổi làm việc có giải lao 15 phút.
- Thời gian làm việc hàng ngày được giảm 1 giờ cho:
+ Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7.
+ Phụ nữ nuôi con duới 12 tháng tuổi, kể cả con nuôi hợp pháp, và giảm 2 giờ cho
phụ nữ sinh đôi.
 Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết:
- Người lao động được nghỉ phép 12 ngày không kể ngày đi đường. Riêng bộ phận sản
xuất có độc hại được nghỉ 14 ngày. Phép của nam được nghỉ chậm nhất vào cuối tháng 5
nam sau. Số ngày nghỉ hàng nam dược tang theo thâm niên làm việc tại co quan, cứ dủ 5
nam được tăng thêm 1 ngày. Tùy theo thời gian công tác trong năm, người lao động được
hưởng số ngày phép tương ứng, mỗi tháng công tác được huởng 1 ngày phép.
- Nhân viên được nghỉ lễ, tết 09 ngày theo quy định của bộ Luật Lao động.
 Nghỉ khác:
- Ngoài ngày phép năm, người lao động còn được nghỉ 3 ngày hưởng đủ lương trong các
trường hợp kết hôn; tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con qua đời; gia đình bị thiên tai,
hỏa hoạn. Riêng trường hợp con lập gia đình, cha mẹ được nghỉ 1 ngày.
Trang 12/ 39
- Mỗi năm người lao động được huởng chế độ ngày đi đuờng để về thăm tứ thân phụ mẫu
theo quy định như sau: (đi và về)

+ Từ 151 km đến 500 km: 1 ngày.
+ Từ 501 km đến 1000 km: 2 ngày.
+ Trên 1000 km: 3 ngày.
Chính sách tuyển dụng, đào tạo.
 Tuyển dụng: Công ty rất chú trọng tới công tác tuyển dụng những người có
chuyên môn và tay nghề cao.
 Ðào tạo:
Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi duỡng, kỹ năng về
nghiệp vụ chuyên môn, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ công tác
và đạo đức nghề nghiệp. Công ty có chính sách hỗ trợ từ 50% đến 100% kinh phí cho
cán bộ công nhân viên tham gia các đợt tập huấn, các khóa học.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi.
 Chính sách lương:
Cơ cấu tiền lương gồm hai phần:
- Lương chính: được tính bằng lương tối thiểu nhân với hệ số lương. Lương chính được
tính căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng và các quy định về lương của Nhà nước.
Lương chính dược lãnh vào tuần đầu của tháng sau.
- Lương sản phẩm: huởng theo doanh số bán hàng tính theo sản phẩm; tính theo mức
lương và ngày công; được lãnh 2 kỳ vào ngày 15 và 25 của tháng sau.
Cuối tháng 6 hàng năm, Công ty xét nâng lương cho những người đủ 36 tháng giữ bậc
lương và các trường hợp đặc cách.
Người tiếp xúc với độc hại trong Công ty (bụi, tiếng ồn, hóa chất, thủ quỹ, thủ kho,
làm việc với máy vi tính) được huởng phụ cấp 5%, 7%, 10% mức lương cơ bản tùy công
việc đảm nhận.
 Chính sách thưởng:
Trang 13/ 39
Hàng năm Công ty xét khen thưởng theo tiêu chuẩn bình bầu A,B,C. Ngoài ra, Công
ty còn quyết định khen thưởng đặc biệt sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xét khen
thưởng trong các trường hợp sau:
- Sáng tạo công nghệ mới hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mang lại

hiệu quả kinh tế lớn.
- Tìm được biện pháp đặc biệt đẩy mạnh doanh số bán ra.
 Bảo hiểm và phúc lợi:
Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy
định của pháp luật. Công ty thực hiện các chế độ phúc lợi, các chế độ về thai sản, bảo
hiểm tai nạn lao động theo Luật lao động .v.v Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức
cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, tham quan du lịch trong và ngoàinước.
5.4.2. Khả năng thực hiện những mục tiêu đặt ra của bộ máy quản trị
Bảng 2: Khả năng thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Kế hoạch
(Tr.đ)
Thực hiện
(Tr.đ)
So sánh
So với kế hoạch So với cùng kỳ
Tổng doanh thu 365,000 362,476 99.6% 101.7%
LN trước thuế 60,000 80,212 133.7% 107.9%
LN sau thuế 46,800 62,329 133.2% 112.6%
TS LNST/DTT 12.8% 17.1% Tăng 4.3% Tăng 1.6%
% cổ tức 24% 24% 100% 100%
EPS 6,679 95.88%
Khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là rất cao. Xét trong năm 2014, ta thấy
tổng doanh thu đạt 363,476 tỷ đồng; đạt 99,6% so với kế hoạch và tăng trưởng 1,7% so
với năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế đạt 60,329 triệu đồng, vượt so với kế hoạch 33.2% và tăng 12.6%
so với năm 2013.Tỷ suất LNST trên doanh thu vượt so với kế hoạch và đạt mức 17.1%.
Tổng sản lượng sản xuất của các nhà máy tăng 2% so với kế hoạch và tăng 4% so với
năm 2013. Đồng thời các mặt hàng tiêu thụ cũng vượt so với kế hoạch đề ra: thuốc viên
kháng sinh 116%; thuốc nước khác 105%; thuốc cốm bột 102%

Như vậy, bộ máy quản trị của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, đạt được giá trị
cao hơn so với kế hoạch đã đề ra.
5.4.3. Mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty.
Trang 14/ 39
Các thành viên bộ máy quản trị cấp cao đa phần đều gắn bó với công ty từ những năm
đầu mới thành lập và có mức độ trung thành với công ty khá cao.
Bảng 3: Danh sách cổ đông lớn của công ty
ST
T
Tên Cổ Đông CP Nắm Giữ
Tỉ Lệ
%
Ngày Cập
Nhật
1 Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn 4,054,309 43.44% 2013-12-31
2 Trần Văn Nhiều 60,948 0.65% 2014-12-31
3 Mai Thị Bé 23,947 0.26% 2014-12-31
4 Ngô Minh Trí (TV HĐQT miễn nhiệm) 23,420 0.25% 2013-12-31
5 Phan Xuân Phong 23,186 0.25% 2014-12-31
6 Lâm Bình Lễ (TV HĐQT miễn nhiệm) 22,576 0.24% 2013-12-31
7 Nguyễn Hữu Đức (TV HĐQT miễn nhiệm) 19,317 0.21% 2013-12-31
8 Cao Tấn Tước 18,364 0.20% 2014-12-31
9 Đặng Văn Giáp (TV HĐQT miễn nhiệm) 11,540 0.12% 2013-12-31
10 Nguyễn Thị Thúy Vân 10,019 0.11% 2014-12-31
11 Phạm Thị Hoàng 9,102 0.10% 2014-12-31
12 Huỳnh Văn Hóa (TV HĐQT miễn nhiệm) 5,853 0.06% 2013-12-31
13 Trần Văn Hiếu 5,107 0.05% 2014-12-31
14 Trần Việt Trung 3,686 0.04% 2014-12-31
Với giá trị tài sản tương đối lớn tại công ty, các cổ đông này sẽ ra sức để bảo vệ tài
sản của mình thông qua việc cố gắng tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty. Từ đó có thể

mang lại nguồn thu nhập an toàn, ổn định cho bản thân. Bên cạnh đó, việc giao dịch cổ
phiếu của các cổ đông này cũng diễn ra rất ít, không thường xuyên; khối lượng giao dịch
thấp. Điều này cho thấy mức độ trung thành của các cổ đông với công ty là rất cao; cho
thấy khả năng tập trung cho hoạt động công ty sẽ tốt hơn, giúp công ty phát triển ổn định.
Bảng 4: Giao dịch của các cổ đông trên thị trường
STT Ngày Tên cổ đông Chức vụ Loại giao dịch Khối lượng
1 08/08/2012
Công ty Cổ phần Dược phẩm
dược liệu Pharmedic (Cổ
phiếu quỹ)
Đăng ký bán 6240
2 14/06/2010
Trần Văn Hiếu
Thành viên
HĐQT
Đăng ký bán 7,000
3 02/06/2010 Mua 3,500
4 24/05/2010 Đăng ký mua 3,500
5 17/05/2010 Bán 6,000
6 22/03/2010 Đăng ký bán 9,500
Trang 15/ 39
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
II. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2014 (phân tích các
chỉ số tài chính)
1. Nhóm tỷ số thanh khoản
Bảng 5: Các chỉ tiêu thanh khoản của công ty
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vốn lưu động thuần 67,704,343,467 80,964,282,549
93,688,045,71

1
125,600,845,82
5
143,986,788,991
TS lưu động phi tiền 61,452,132,548 85,457,200,229
87,650,699,46
1
108,918,651,20
7
107,285,297,557
TSLĐ phi tiền/Tổng TS 49.41% 56.35% 51.95% 52.13% 45.79%
VLĐ thuần/ Tổng TS 54.44% 53.38% 55.53% 60.12% 61.45%
Hệ số thanh toán hiện thời 4.54 3.47 3.25 3.50 3.75
Hệ số thanh toán nhanh 2.49 1.61 1.79 2.09 2.51
1.1. Vốn lưu động thuần trên tổng tài sản.

Vốn lưu động thuần là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Qua tính toán
chúng ta có thể thấy rằng, trong 5 năm từ 2010 đến 2014, vốn lưu động ròng của
Pharmedic luôn dương và tăng đều qua các năm. Điều này có nghĩa, nguồn vốn dài hạn
của Công ty không những đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ vào tài
sản ngắn hạn. Hay nói cách khác, toàn bộ tài sản dài hạn của Công ty được tài trợ bằng
các nguồn vốn ổn định.
Tỷ số vốn lưu động thuần trên tổng tài sản là tương đối cao, điều này cho thấy Công
ty đang có cơ cấu tài chính ổn định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản thấp.
1.2. Tỷ số thanh khoản hiện thời
1. Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Hệ số thanh toán hiện thời cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với
toàn bộ nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong kỳ.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Pharmedic trong 5 năm đều lớn hơn 1 và có
xu hướng giảm ở ba năm đầu và tăng lên ở 2 năm tiếp theo. Cụ thể là:

Năm 2010 tỷ số thanh khoản của công ty là 4.54. Điều này có nghĩa là với mỗi đồng
nợ ngắn hạn, công ty có tới 4.54 đồng TSLĐ có thể sử dụng để thanh toán.
Trang 16/ 39
Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Năm 2011 tỷ số thanh toán hiện thời giảm xuống 3.47. Điều này có nghĩa là với mỗi
đồng nợ ngắn hạn, công ty có tới 3.47 đồng TSLĐ có thể sử dụng để thanh toán
Tỷ số này tiếp tục giảm ở năm 2012 và 2013 với tỷ số lần lượt là 3.5 và 3.25. Nguyên
nhân giảm là do nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh. Mặc dù tài sản lưu động của Công
ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng của nó nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Điều này
làm cho tỷ số thanh khoản hiện thời của Công ty giảm mạnh.
Năm 2014 tỷ số thanh khoản hiện thời tăng từ 3.5 lên 3.75. Nguyên nhân là do tài sàn
lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng.
1.3. Tỷ số thanh toán nhanh
Hình 2: Hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng Công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn
hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành
tiền cao nhất.
Qua kết quả tính toán ta có thể thấy được, khả năng thanh toán nhanh của Pharmedic
ở các thời điểm đều lớn hơn 1 và ổn định. Cụ thể là:
Năm 2010 công ty là 2.49 đồng tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.
Năm 2011 giảm xuống còn 1.61 đồng tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến
hạn Giai đoạn 2012- 2013 tình hình được cải thiện hơn khi tỷ số này tăng lên từ 1.79
đến 2.51. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty là không ổn định.
Năm 2011 tỷ số này là thấp nhất trong 5 năm. nguyên nhân là do hàng tồn kho của
công ty tăng và nợ ngắn hạn cũng tăng cao. Mặc dù vậy, tỷ số này cho thấy trong 2 năm
2011 và 2012, công ty đã chiếm dụng được nhiều vốn.
Năm 2014 tỷ số tăng cao là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng
cao, hàng tồn kho giảm so với năm 2013.
Mặc dù hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng của nó trong công
ty còn khá cao qua các năm. Nếu hàng hóa trong công ty vẫn ứ đọng dài sẽ làm cho hàng

hóa bị giảm giá trị dẫn đến những khó khăn về tài chính không đủ chi trả các khoản nợ
đến hạn.công ty cần đầy mạnh công tác bán hàng để giảm lượng hàng tồn kho, nâng cao
khả năng trả nợ cho công ty.
Trang 17/ 39
2. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vòng quay các khoản phải thu 11.86 12.95 12.98 12.88 11.00
Vòng quay hàng tồn kho 3.81 3.25 3.06 3.16 2.96
Vòng quay tài sản 1.95 1.91 1.89 1.89 1.64
Tỷ lệ TSCĐ&ĐTDH trên tổng
TS
30.17% 25.04% 19.79% 15.81% 16.22%
Hệ số tạo doanh thu của TSCĐ 6.15 7.04 8.57 10.76 10.30
2.1. Vòng quay các khoản phải thu bình quân.
Năm 2010, vòng quay các khoản phải thu luân chuyển được 11.86 vòng. Điều này có
nghĩa bình quân khoản 360/11.86 = 30 ngày Công ty thu hồi được nợ
Năm 2011,tỷ số trên tăng lên 13.98 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm
từ30 ngày xuống 26 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm này tốt hơn
so với 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ này liên tục giảm qua các năm 2012- 2014, từ 13.98 vòng
xuống còn 11 vòng năm 2014.
Mặc dù năm 2014 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn nhưng
so với tỷ sốVòng quay khoản phải thu của ngành là 6.53 vòng tương ứng với kỳ thu tiền
bình quân là 55 ngày thì rõ ràng Pharmedic đạt hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với mặt
bằng chung của ngành dược phẩm Việt Nam.
2.2. Vòng quay hàng tồn kho
Năm 2014, hàng tồn kho của công ty luân chuyển được 2.96 vòng tương ứng 122
ngày. Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2010- 2014 giảm
từ 3.81 vòng xuống còn 2.96 vòng; tương ứng số ngày tồn kho sản phẩm công ty tăng từ
94 ngày lên 122 ngày. Nguyên nhân giảm là do công ty có sổ lượng hàng tồn kho tăng

cao. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng thấp hơn
tốc độ tăng của hàng tồn kho.
Ngoài ra, vòng quay hàng tồn kho của Pharmedic cũng thấp hơn vòng quay hàng tồn
kho của ngành. Vòng quay hàng tồn kho ngành dược phẩm năm 2014 là 11.11 vòng
Trang 18/ 39
tương đương là 32 ngày. Điều này cho thấy công ty đang có một chính sách quản lý hàng
tồn kho kém hiệu quả.
2.3. Vòng quay tổng tài sản :
Hình 3: Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của
công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao
nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với
việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Năm 2014, vòng quay tổng tài sản của Pharmedic là 1.64 vòng. Điều này có nghĩa cứ
một đồng tài sản sẽ tạo ra được 1.64 đồng doanh thu
Giai đoạn 2010-2014 hệ số vòng quay tổng tài sản giảm từ 1.95 vòng xuống còn 1.64
vòng. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tống tài sản bình quân lớn hơn tốc độ tăng
của doanh thu. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty
ngày càng giảm.
Mặc dù năm 2014 công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn những năm trước nhưng
so với tỷ số vòng quay tổng tài sản của ngành 1.26 vòng, PMC có hệ số vòng quay tổng
tài sản cao hơn ngành thể hiện mức độ sử dụng tài sản của Công ty là hiệu quả hơn.
3. Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính
3.1. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu và Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản
Giai đoạn 2010-2014, Pharmedic không có nợ dài hạn. Vì vậy, tỷ số nợ dài hạn trên
vốn chủ sở hữu và tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản bằng không.Như vậy, công ty chủ
yếu hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu và phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn.
Điều này cho thấy công tycó khả năng tự chủ về tài chính tốt. Tuy nhiên công ty sẽ không
tận dụng được đòn bẩy tài chính để gia tăng khả năng sinh lợi.
Trang 19/ 39

3.2. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tổng nợ trên VCSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta
biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và VCSH) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ
cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ
giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hình 4: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Theo số liệu tính toán ở trên ta có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong
giai đoạn 2010-1014 nhỏ và bé hơn 1. Điều này có nghĩa tài sản của Pharmedic được tài
trợ hầu hết từ nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn. Vì vậy công ty sẽ ít gặp khó khăn hơn trong vấn đề tài chính.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng trong giai đoạn 2010-2012 và giảm xuống trong
giai đoạn 2013-2014. Nguyên nhân tỷ lệ này tăng trong giai đoạn 2010-2013 là trong giai
đoạn này công ty mở rộng sản xuất và phân phối , trích lập các quỹ làm tăng nợ phải trả.
Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc
độ tăng của tổng nợ. Đến năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống là do năm 2013 Pharmedic
phát hành thêm cổ phiếu làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao làm tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hửu giảm.
3.3. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ
cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty được tài
trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.
Hình 5: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty vào năm 2014 là 22.23%. Tức là nợ phải trả
tài trợ 22.23 % vào tổng tài sản của công ty. Tương tự như tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu,
tỷ số này cũng tăng ở giai đoạn 2010-2013 và giảm ở giai đoạn 2013-2014.
Trang 20/ 39
So với ngành dược phẩm, năm 2014 tỷ sổ nợ trên tổng tài sản của công ty thấp hơn 2
lần. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của ngành là 45%
3.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
Hình 6: Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn

Từ biểu đồ ta có thể thấy vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của
công ty, cho thấy Công ty Pharmedic là một công ty có tự chủ về tài chính tốt.
3.5. Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
Hình 7:Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
Nhìn chung, tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty giảm đều qua các năm.
Giảm từ 30.17% năm 2010 xuống còn 16.03% năm 2014. Nguyên nhân giảm là do tốc độ
tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản cố định.
4. Các chỉ tiêu chi phí
Bảng 7: Các chỉ tiêu chi phí của công ty
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu
thuần
223,873,001,550 263,805,672,269 303,043,145,742 357,361,789,790 363,475,886,117
Giá vốn
hàng bán
139,885,713,130 162,528,683,145 186,660,963,257 208,241,206,543 200,660,329,492
Chi phí bán
hàng
22,694,430,713 28,143,106,909 30,490,089,165 41,444,354,599 45,600,353,702
Chi phí
QLDN
21,055,197,249 24,958,156,624 29,614,115,024 36,039,182,144 39,489,326,326
4.1. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu
Trang 21/ 39
Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tính được tỷ suất giá vốn
hàng bán trên doanh thu. Nhìn chung, tỷ suất này giảm qua các năm trong giai đoạn
2010-2014. Tuy nhiên mức độ giảm không nhiều.
Tỷ suất này năm 2014 bằng 55.21% thấp hơn so với những năm gần đây. Điều này
cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra 55.21đồng giá

vốn hàng bán.
Tỷ suất chi phí giá vồn hàng bán trên doanh thu giảm cho thấy công ty đang có chính
sách quản lý thu chi đầu vào hợp lý nhưng chưa thực sự hiệu quả vì tốc độ giảm không
cao.
4.2. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu
Thông qua kết quả tính toán ta có thể thấy tỷ lệ chi phí bán hàng của công ty tăng qua
Các năm. Năm 2010 tỷ số này đạt 10,14% nhưng đến năm 2014 tỷ số này tăng lên
12.55%. Nguyên nhân tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tốc
độ tăng của doanh thu thuần. điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng của
công ty không tốt.
4.3. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu
Tương tự với tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu, tỷ suất chi phí QLDN cũng tăng
đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2010-2014. Tăng từ 9.4% năm 2010 đến 10.86%
năm 2014. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí QLDN của công ty không tốt.
5. Các chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động
Bảng 8: Các chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên
doanh thu
37.52% 38.39% 38.40% 41.73% 44.79%
Tỷ suất LNHĐKD trên DT 17.97% 18.26% 18.57% 20.05% 21.38%
Tốc độ tăng trưởng D. Thu 15.40% 17.84% 14.87% 17.92% 1.71%
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 32.19% 23.81% 14.81% 25.31% 12.04%
ROS 13.95% 14.66% 14.65% 15.57% 17.15%
BV 16,235 18,350 19,605 16,997 19,501
Trang 22/ 39
EPS 4,823 5,971 6,855 6,966 6,679
ROA 27.23% 28.02% 27.72% 29.46% 28.12%
ROE 32.40% 34.50% 36.09% 38.95% 36.60%
P/E 2.41 1.46 2.63 5.64 6.45

P/B 0.71 0.47 0.92 2.31 2.21
Cổ tức (%) 18% 24% 24% 24% 24%
Cổ tức (đ) 1,800 2,400 2,400 2,400 2,400
Tỉ lệ lợi nhuận giữ lại 63% 60% 65% 66% 64%
Tốc độ tăng trưởng (g) nội tại 20.31% 20.63% 23.46% 25.53% 23.45%
5.1. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu
Dựa vào bảng báo cáo, ta tính được tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng
ổn định qua các năm. Tuy nhiên tỷ suất này không cao.
Năm 2014là tỷ suất này đạt 21.38%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần
thì ta thu được về 21.38 đồng lợi nhuận. Cũng nói lên rằng chi phí và các khoản khác
cũng chiếm gần như 70%. Đây là một con số báo hiệu doanh nghiệp cần phải có biện
pháp để cải thiện vấn đề trong việc quản lý và thu chi.
Với kiến nghị, doanh nghiệp nên loại bỏ một số khoản chi phí không cần thiết trong
quá trình hoạt động kinh doanh: chi phí thuê nhân công cần được cắt giảm, chi phí quảng
cáo cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý hơn,…. Với tình hình khủng hoảng tài chính trong
năm 2011 cũng là một rào chắn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp nên củng cố lại thị trường trong nước và yêu cầu các nhà chiến
lược của công ty phải hoạch định một chiến lược vững chắc và lâu dài.
5.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2010-2014
Năm Doanh thu (VND) Tốc độ tăng trưởng so
với năm 2010
Tốc độ tăng trưởng so
với năm trước
2010 223,873,001,550 0% 15.4%
2011 263,805,672,269 17.84% 17.84%
2012 303,043,145,742 35.36% 14.87%
2013 357,361,789,880 59.63% 17.92%
2014 363,475,886,117 62.36% 1.71%
Trang 23/ 39

Qua bảng tính, ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng qua các năm tăng giảm không
ổn định. Giai đoạn năm 2010-2011 tốc độ tăng từ 15.4 % lên 17.84%. Tuy nhiên đến năm
2012, tốc độ tăng trưởng này giảm xuống còn 14,87% so với 2011. Qua năm 2013, tốc độ
này tăng lên 17.92 % và tiếp tục giảm xuống mạnh vào năm 2014 chỉ còn 1.71 %
Nguyên nhân dẫn đến tốc độ doanh thu giảm mạnh trong năm 2014 có thể là do chính
sách bán hàng của công ty chưa phù hợp làm giảm doanh thu bán hàng của công ty. Vì
vậy, cần có một chiến lược bán hàng, marketing sản phẩm …. mới nằm tăng doanh số
bán ra để có thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành (12.82%).
5.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng LNST
Năm Doanh thu (VND) Tốc độ tăng trưởng so
với năm 2010
Tốc độ tăng trưởng so
với năm trước
2010 223,873,001,550 0% 15.4%
2011 263,805,672,269 17.84% 17.84%
2012 303,043,145,742 35.36% 14.87%
2013 357,361,789,880 59.63% 17.92%
2014 363,475,886,117 62.36% 1.71%
Hình 8: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
Qua biều đồ, ta có thể thấy rõ được tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế qua
từng năm.
Giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ 32.19%
xuống còn 14.81%. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm là do hiệu
quả tiết kiệm chi phí của công ty trong giai đoạn này tương đối thấp,chi phí tăng làm
giảm lợi nhuận sau thuế.
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của công ty dần được hồi phục,
nguyên nhân tăng là do doanh thu của công ty tăng cao do công ty mở rộng sản xuất và
sử dụng chính sách bán hàng hiệu quả. Mặc dù chi phí trong năm này tăng nhưng tốc độ
tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.kết quả là lợi nhuận sau thuế của

công ty tăng cao so với năm 2012.
Năm 2014, tốc độ tăng trường lợi nhuân sau thuế của công ty sụt giảm mạnh còn
12.04%. nguyên nhân của sự sụt giảm là do doanh thu của công ty tăng trưởng chậm
Trang 24/ 39
trong khi đó tốc độ tăng của chi phi vẫn tăng đều. làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty
tăng nhưng không cao.điều này làm tốc độ tăng trưởng lợi nhuân sụt giảm mạnh
5.4. Giá trị sổ sách (book value)
Trong giai đoạn 2010- 2013, giá trị vốn hóa của công ty tăng lên. Nguyên nhân tăng
là do vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận giữ lại của công ty tăng qua các năm.
Năm 2013. Giá tại vốn hóa của công ty giảm xuống còn 16,997 đ/cp. Nguyên nhân
giá trị vốn hóa của công ty giảm là do công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn làm
tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.tuy vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp
hơn tốc độ tăng số lượng cp.
Năm 2014, vốn chủ sở hữu của công ty tăng cao từ lợi nhuận giữ lại làm tăng giá trị
vốn hóa của công ty.
5.5. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS)
Qua tính toán chúng ta thấy rằng, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần liên tục tăng trong
giai đoạn 2010-2013 từ 4,823đ/cp đến 6,855đ/cp. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế
của công ty liên tuc qua các năm.
Bước qua năm 2014, tỷ số này giảm xuống đạt 6,679 đ/cp. Nguyên nhân giảm là do
công ty phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu
hành, bên cạnh đó là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm. Kết quả làm EPS giảm
so với năm 2013.
5.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROA thể hiện mức tương quan của mức sinh lợi của công ty so với tổng tài sản của
nó. ROA cho biết hiệu quả sử dụng tài sản để kiếm lời.Qua tính toán ta nhận thấy rằng,
ROA của Công ty luôn lớn hơn không và ổn định qua các năm. Điều này có nghĩa doanh
nghiệp làm ăn có lãi nhưng vẫn còn thấp.
Cụ thể, năm 2010 ROA của công ty đạt 27.23%. Điều này có nghĩa cứ 100 đồng tài
sản làm ra được 27.23 đồng lợi nhuận sau thuế.

Trang 25/ 39

×