Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.08 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC
RẠNG ĐÔNG
Giáo viên hướng dẫn:Ths.Lê Tô Minh Tân Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Thái
Nguyễn Tiến Nhật
Trần Thị Thanh Phương
Trần Tiến Việt
Lớp: K40TCNH
Huế, 11/2009
1
TÓM TẮT
Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông là một trong những doanh nghiệp
có tiềm lực mạnh trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếu sáng.
Những năm qua với sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như các bộ của các phòng ban, công
ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên thị trường tiêu thụ dặc biệt là miền Bắc
- Lợi nhuận qua các năm có xu hướng gia tăng, các chỉ số tài chính của công ty khá tốt so
với đối thủ cạnh tranh là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang. Có được những thành tựu
đó là nhờ công ty đã có chiến lược phát triển đúng đắn: tập trung vào ngành kinh doanh cốt
lõi, phát triển các sản phẩm mũi nhọn là các loại nguồn sáng tiết kiệm điện, thân thiện với
môi trường, xem nội địa là thị trường mục tiêu của của mình
Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm soát
dòng tiền. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục, đây là dấu hiệu không tốt
đối với các cổ đông cũng như các ngân hàng mà công ty đang có quan hệ giao dịch. Vấn đề
mà doanh nghiệp đang mắc phải là lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ


trọng lớn trong tổng tài sản khiến cho vốn bị ứ đọng. Nguyên nhân: do hạn chế của bộ phận
kinh doanh trong việc đàm phán các hợp đồng ngoại thương, của bộ phận sản xuất trong
khâu dự báo mức tiêu thụ, dự trữ nguyên vật liệu tồn kho sử dụng trong sản xuất, của bộ
phận marketing trong chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến công chúng.
Trên cơ sở nhận biết được ưu và nhược điểm của doanh nghiệp, nhóm đề ra một số
các giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tín nhiệm cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên do còn hạn chế về mặt kiến thức, cũng như kinh nghiệm nên những phân tích, nhận
định và giải pháp mà nhóm đưa ra có thể chỉ mang ý kiến chủ quan.
Cấu trúc báo cáo gồm 3 chương
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Kết luận chung và giải pháp
Mục lục
2
CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 7
1.1. Mục đích ..................................................................................................................................... 7
1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 7
1.3. Nguồn thông tin sử dụng ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp ........................................................................................................ 8
2.2. Môi trường kinh doanh ............................................................................................................. 9
2.2.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................................... 9
2.2.2. Môi trường vi mô .............................................................................................................. 11
2.3. Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính: ............................................................. 14
2.4. Phân tích tình hình tài chính công ty ....................................................................................... 15
2.4.1. Phân tích khái quát cấu trúc tài sản và nguồn vốn ........................................................... 15
2.4.2. Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động ........................................................................ 18

2.4.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................. 22
2.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính ............................................................................................ 27
a. Chỉ số về khả năng thanh toán ............................................................................................ 27
b. Tỷ số hoạt động ................................................................................................................... 30
c. Tỷ số đòn bẩy ..................................................................................................................... 33
d. Tỷ số sinh lời ....................................................................................................................... 34
e.Chỉ số giá trị thị trường ........................................................................................................ 37
2.4.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ .......................................................................... 38
2.5. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ..................... 41
2.5.1. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng ...................................................................................... 41
2.5.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ...................................................................................... 42
Chấm điểm qui mô doanh nghiệp ........................................................................................... 42
Chấm điểm đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ........................................... 44
Chấm điểm dòng tiền .............................................................................................................. 45
Chấm điểm chất lượng quản lý ............................................................................................... 46
Chấm điểm uy tín trong giao dịch .......................................................................................... 49
Chấm điểm các yếu tố bên ngoài ............................................................................................ 51
Chấm điểm các yếu tố khác .................................................................................................... 52
Tổng hợp điểm tín dụng .......................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ....................................................................................... 54
3.1. Kết luận chung về tình hình công ty ........................................................................................ 54
3.2. Giải pháp đề xuất đối với công ty ............................................................................................ 55
3
CHỮ VIẾT TẮT
DT Doanh thu
KPT Khoản phải thu
HTK Hàng tồn kho
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
GVHB Giá vốn hàng bán

BCTC Báo cáo tài chính
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CCDV Cung cấp dịch vụ
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.4.1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty RAL
Bảng 2.4.2.1 Bảng cấn đối kế toán rút gọn công ty RAL
Bảng 2.4.2.2 Bảng vốn lưu động và vốn lưu đồng ròng của công ty
Bảng 2.4.3.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty RAL
Bảng 2.4.4.1 Chỉ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.4.4.2. Bảng tỷ số hoạt động
Bảng 2.4.4.3 Bảng tỷ số đòn bẩy
Bảng 2.4.4.4. Bảng tỷ số sinh lời
Bảng 2.4.5.1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt của công ty RAL
Bảng 2.4.5.2 Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT ròng từ hoạt động kinh
doanh
Bảng 2.5.1 Bảng phân tích dấu hiệu khủng hoảng
Bảng 2.5.2.1 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
Bảng 2.5.2.2. Chấm điểm các tỷ số tài chính
Bảng 2.5.2.3 Chấm điểm dòng tiền
Bảng 2.5.2.4 Chấm điểm chất lượng quản lý
Bảng 2.5.2.5. Chấm điểm uy tín trong giao dịch
Bảng 2.5.2.6 Chấm điểm các yếu tố bên ngoài
Bảng 2.5.2.7 Chấm điểm các yếu tố khác
Bảng 2.5.2.8 Bảng tổng hợp điểm các yếu tố phi tài chính
Bảng 2.5.2.9 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
5
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.4.1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp

Hình 2.4.1.2 Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu RAL
Hình 2.4.2.1 Biểu diễn vốn lưu động ròng dương của công ty RAL
Hình 2.4.2.2 Giá trị vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty RAL
Hình 2.4.3.1 Doanh thu của RAL và DQC qua 3 năm (2006-2008
Hình 2.4.3.2 Lợi nhuận trước thuế của RAL và DQC
Hình 2.4.4.1. Hệ số khả năng thanh toán
Hình 2.4.4.2 Hệ số vòng quay HTK, KPT
Hình 2.4.4.3 Hệ số ROE
Hình 2.4.4.4 Chỉ tiêu EPS
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Mục đích
-Tìm hiểu chung về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Trên cơ sở các
thông tin thu thập được tiến hành phân tích để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt
động và xếp hạng tín nhiệm của công ty.
- Củng cố và nâng cao việc vận dụng lý thuyết các môn học: tài chính doanh nghiệp, phân
tích hoạt động kinh doanh... trong thực tế phân tích.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: Dựa trên số liệu thu thập được, tiến hành tính toán các chỉ số để
đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Dựa trên các số liệu đã tính toán tiến hành so sánh đối
chiếu sự biến động qua các thời kỳ, cũng như so sánh với đối thủ cạnh tranh.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng văn bản: Dựa trên các thông tin từ BCTC, BCTN,
thông tin kinh tế thu thập được để tiến hành phân tích
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu từ BCTC công ty RAL trong 3 năm
1.3. Nguồn thông tin sử dụng
Báo cáo sử dụng các nguồn thông tin sau: Bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo cáo tài
chính trong 3 năm từ 2006 đến 2008 ( bao gồm: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, thuyết
minh BCTC) của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ( xem phần phụ lục)
1.4. Cấu trúc báo cáo Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 3: Kết luận chung và giải pháp
1.5. Hạn chế báo cáo
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tìm hiểu do công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện
nên độ tin cậy chưa cao.
- Kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích tài chính vẫn còn nhiều hạn chế.
- Một số thông tin về công ty trong trường hợp không khai thác được nhóm đã đưa ra các
giả định, tuy nhiên các giả định này có thể không đúng với thực tế.
7
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, thành lập năm 1961
- Trụ sở chính: 87- 89 phố Láng Hạ, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà
Nội.
- Website: .
- Ngày 30/4/2004 công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông tiến hành cổ phần hóa
-Ngày 6/12/2006 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm GDCK Tp HCM, mã chứng
khoán niêm yết RAL
- Vốn điều lệ: 115.000.000.000 đồng
 Đặc điểm ngành và lĩnh vực kinh doanh
- Ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất trong lĩnh vực đồ gia dụng.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bóng đèn, vật tư thiết bị điện, dụng cụ chiếu sáng.
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp
+ Tư vấn và thiết kế chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp
+ Sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng công nghiệp
+ Dịch vụ quảng cáo thương mại
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
 Các nhóm sản phẩm chính: Sản phẩm của RAL được chia thành 2 nhóm

+ Nhóm sản phẩm Nguồn sáng & Thiết bị chiếu sáng
Bóng Đèn tròn
Bóng đèn Huỳnh Quang
Bóng đèn Huỳnh quang Compact
Phụ kiện của các thiết bị chiếu sáng.
+ Sản phẩm Phích nước
8
2.2. Môi trường kinh doanh
2.2.1. Môi trường vĩ mô
* Kinh tế
- 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nhiều hãng nước ngoài đã xâm nhập vào
thị trường, họ xây dựng các cơ sở lắp ráp, sản xuất tại nước ta cạnh tranh với sản phẩm của
công ty.
- Trong năm 2008 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đặc biệt vật tư linh kiện công ty nhập
khẩu từ Trung Quốc. Giá đầu vào tăng cao trong khi đó giá bán sản phẩm trong nước không
tăng được ngay do thuế xuất nhập khẩu các sản phẩm cùng loại theo lộ trình cắt giảm thuế
quan CEPT-AFTA năm 2007 đã giảm xuống mức thấp 0-5% (trong những năm đầu là
40-50%)
1
- Cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới thị
trường xuất khẩu gặp khó khăn, bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng. Đây là thời kỳ mà doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc
tiêu thụ hàng hóa cũng như việc thu hồi các khoản nợ từ việc bán hàng xuất khẩu cho Cuba
- Lạm phát: Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 lạm phát gia tăng nhanh chóng
2
làm giá
nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng như hạn chế sức tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp. Vì vậy, để đối phó với tình hình đó công ty cần phải có kế hoạch dự trữ hàng tồn
kho thích hợp, mặt khác phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí, dự báo chính xác khả năng
tiệu thụ của thị trường để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

- Lãi suất : Lạm phát gia tăng ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản
tăng khiến cho lãi suất vay của các ngân hàng cũng tăng cao. Cụ thể trong năm 2008 ngân
hàng nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản,cao nhất lên đến 14% làm cho lãi
1
Nguồn: Theo báo cáo thường niên 2008 của cồn ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông ( />bao-cao-tai-chinh/RAL-cong-ty-co-phan-bong-den-phich-nuoc-rang-dong.chn#taichinh)
2
Lạm phát năm 2007 ở mức 12,63%, và đến 12/2008 là 22,3%
( />9
suất cho vay có lúc lên đến 21% khiến cho việc sử dụng vốn vay của công ty gặp nhiều khó
khăn.
* Văn hóa - Xã hội
- Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chiếu sáng phụ thuộc vào tốc độ đô thị hoá của
một đất nước. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn chậm so với các nưóc
khác trong khu vực châu Á (26,7% dân số là dân thành thị). Thêm vào đó, xu thế phát triển
chung của thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới là tiêu thụ những sản phẩm đạt
các tiêu chuẩn quốc tế về tính năng tiết kiệm điện, tính năng thẩm mỹ, an toàn cho người
tiêu dùng và xã hội (về môi trường, sức khỏe). Vì vậy, tiềm năng phát triển của ngành chiếu
sáng trong những năm tới là còn rất lớn. Hơn nữa, xu hướng các tập đoàn chiếu sáng, thiết
bị điện trên thế giới đang chuyển dịch hướng sang các nước đang phát triển, có nhiều lợi
thế quốc gia về nguyên liệu, về chi phí nhân công.v.v...; trong đó Việt Nam đang là một
đối tượng tiếp nhận đầu tư mới, do đó công ty cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài xuất hiện ở thị trường Việt Nam
- Cùng với quá trình phát triển rất nhanh của các đô thị Việt Nam, nhu cầu về chiếu sáng đô
thị nói riêng và chiếu sáng công cộng nói chung có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như
đầu những năm 90, chỉ một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Huế và Đà Nẵng được đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng với quy mô còn hết sức khiêm
tốn thì đến nay, hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) đã được đầu tư xây dựng trên 646
đô thị trong cả nước, trong đó có 4 thành phố lớn, 82 thành phố, thị xã và trên 560 thị trấn
3
Với 2 nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng và

các sản phẩm phích nước (những sản phẩm thiết yếu của sản xuất, đời sống, phục vụ cho
mọi đối tượng) đây là cơ hội để công ty có nguồn đầu ra ổn định.
* Chính trị - Pháp luật
- Trong năm 2006 theo lịch trình ưu đãi thuế quan CEPT-AFTA thuế suất thuế nhập khẩu
các mặt hàng cùng loại sản phẩm của công ty đều giảm 0%-5% do đó có rất nhiều sản
3
Nguồn: />10
phẩm của các hãng nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta như GE, National, Philip,
Toshiba... khiến cho việc giữ vững thị phần của công ty rất khó khăn. Tuy nhiên công ty
vẫn có lợi thế là am hiểu được thị trường trong nước hơn hẳn các đối thủ nước ngoài mới
gia nhập.
- Trường hợp Công ty RAL thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định
tại điểm 2 Điều 36 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22-12-2003 của Chính phủ, được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (năm 2005 và năm 2006), được giảm 50% số
thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo (năm 2007, năm 2008 và năm 2009) do công ty tiến
hành cố phần hóa. Mặt khác, công ty có chứng khoán niêm yết lần đầu vào ngày
25-12-2006 thì Công ty được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo,
tổng hợp lại, Công ty được miễn thuế TNDN 100% trong ba năm (năm 2006, 2007, năm
2008).
2.2.2. Môi trường vi mô
* Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu của công ty sử dụng do các doanh nghiệp trong nước cung cấp, ngoài
ra có một số các nhà cung cấp nước ngoài do có một số nguyên liệu trong nước chưa sản
xuất được. Tuy nhiên từ khi dây chuyền công nghệ sản xuất thủy tinh không chì đi vào hoạt
động , công ty đã tự chủ được về thủy tinh dùng trong sản xuất, giảm chi phí nhập khẩu từ
nước ngoài đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Malaysia,
các nước Trung Đông
4
Các nguyên liệu đầu vào của Công ty được cung cấp theo hình thức lựa chọn nhà cung cấp
với mức giá hợp lý nhất. Một số nhà cung cấp chính và lớn đều là các đối tác có mối quan

hệ lâu năm và ổn định với Công ty. Do đó, nguồn nguyên liệu đầu vào là tương đối ổn
định, kéo theo sự ổn định của sản lượng đầu ra.
Một số nhà cung cấp chủ yếu của công ty:
STT TÊN NHÀ CUNG CẤP MẶT HÀNG CUNG CẤP
1 Công ty Hữu hạn Shell Gas Hải Phòng Gas
4
Nguồn: />vung.htm
11
2 Công ty Xăng dầu khu vực I Dầu
3 Công ty TNHH Tân Thanh Quyền Thép
4 Công ty Hoá chất Bộ Thương mại Các loại hoá chất
5 Công ty cát Vân Hải Cát
6 Công ty TNHH Thành Công Bao bì
7 Công ty TNHH Nhựa Tây Hà Nhựa
9 GE HUNGARY RT-Hungari Dây tóc, bột điện tử
10 TAEYANG METAL INDUSTRY CO -
Korea
Nguyên liệu SX đầu đèn
huỳnh quang
11 SEOKWANG ELECTRONIC.CO - Korea Dây tóc đèn tròn
12 NICHIA CORPORATION - Japan Bột thuỷ tinh NP-970-11
13 FEDERAL MACHINERY CO.LTD -
Taiwan
Phụ tùng dây chuyển SX đèn
huỳnh quang
* Khách hàng
Bên cạnh việc cung cấp cho khách hàng trong nước, để gia tăng doanh thu, công ty
cũng hướng đến thị trường nước ngoài. Trong năm 2006, công ty đã ký được 5 hợp đồng
xuất khẩu 61 triệu đèn huỳnh quang Compact sang Cuba trong 5 năm 2006-2010. Tuy
nhiên trong năm 2007 phía Cuba đã thông báo giãn tiến độ giao hàng của hợp đồng 2007 và

đơn phương huỷ bỏ các hợp đồng từ năm 2008-2010 gây khó khăn cho công ty trong việc
hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên do đã có tính đến khả năng biến
động, nên khi hợp đồng xuất khẩu chấm dứt đột ngột, số sản phẩm và linh kiện dư đã
chuyển sang điện thế 220V.
Bên cạnh đó công ty hiện đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường nước ngoài
như Hàn Quốc, Australia, Srilanka, Anh Quốc, Pháp, Ai Cập, Mỹ Latin...
12
- Công ty đã thực hiện một số các dự án trong và ngoài nước góp phần tăng doanh thu cho
công ty như: cải tạo hệ thống chiếu sáng 6 665 lớp học thuộc 625 trường của 56 tỉnh thành ;
145 doanh nghiệp, siêu thị, khách sạn văn phòng và thí điểm ở 9 ngõ xóm thuộc 7 thành
phố, trong đó UBND Thành phố Đà Nẵng đã quyết định cho triển khai đại trà chiếu sáng
ngõ xóm bằng đèn Compact 50w của Rạng Đông. Rạng Đông đang là đối tác dự án chiếu
sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP/GEF tài trợ, trúng gói thầu của Ngân
hàng Thế giới WB trình diễn chiếu sáng 405 lớp học trên 27 tỉnh của cả nước theo mô hình
chiếu sáng chất lượng cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường .
* Đối thủ cạnh tranh
- Rạng Đông là công ty duy nhất ở Việt Nam tự sản xuất được ống phóng điện để dùng
trong sản xuất các sản phẩm đèn huỳnh quang compact của mình. Đối với bóng đèn tròn,
Rạng Đông đã vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường với sản lượng tiêu thụ khoảng 45-50 triệu
sản phẩm. Thị trường phích nước, sản phẩm của công ty chiếm 85% thị phần tiêu dùng
trong nước, tuy nhiên vẫn có đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường nội địa của doanh
nghiệp là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang đang không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm cũng như các chính sách khuyến mãi đã lấn dần thị trường của RAL.
5
Ngoài ra còn có một số đối thủ nước ngoài như: GE, National, Philip, Toshiba..., đây là một
thách thức không nhỏ đối với công ty trong thời gian tới.
* Nguồn nhân lực
Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành,
bên cạnh đó với lực lượng lao động trên 2000 người là một nhân tố quan trọng quyết định
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để khuyến khích nhân viên lao động tốt

công ty đã có nhiều chính sách khen thưởng như chính sách thưởng cổ phiếu với giá sổ
sách mà ĐHĐCĐ 2006.
* Chiến lược kinh doanh: Công ty luôn bám sát ngành kinh doanh cốt lõi, chú trọng đầu
tư vào khoa học kỹ thuật, đầu tư nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện tốt chiến lược về sản
phẩm trong đó chiến lược mũi nhọn là các nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chất lượng
5
Nguồn: BCTN công ty RAL năm 2008
13
cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, do đó tạo nên thế đứng vững chắc
trên thị trường.
* Cơ sở vật chất hạ tầng
- Để cung cấp sản phẩm cho khách hàng trong nước, một trong những khách hàng mục tiêu
của công ty, RAL đã có một hệ thống với 5.000 của hàng bán và giới thiệu sản phẩm phủ
khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Công ty hiện có 04 văn phòng phía Bắc có chức năng hỗ
trợ tiêu thụ, chăm sóc khách hàng và thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi thị trường
cũng như tìm hiểu về thông tin của các đối thủ cạnh tranh; 04 chi nhánh tại khu vực miền
Trung và Nam ngoài các chức năng tương tự như những văn phòng khác còn kiêm thêm
chức năng bán hàng và phân phối sản phẩm.
- Trong năm 2006 công ty triển khai đầu tư cở sở hạ tầng và thiết bị tại Cơ sở II Quế Võ
Bắc Ninh, việc đầu tư này đã giúp giảm được chi phí tiêu hao nhiên liệu, góp phần giảm giá
thành sản phẩm, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng chật hẹp ở Hà Nội do đó giảm được chi
phí thuê mặt bằng kho bãi.
- Các sản phẩm chiến lược mũi nhọn được đầu tư các dây chuyền mới hiện đại, lò thủy tinh
bóng ống mới xây dựng trong năm 2007 giúp giảm chi phí sử dụng dầu FO, từ đó giúp
công ty có thể giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc xây dựng xưởng sản xuất ống thủy tinh không chì đi vào hoạt động
trong năm 2008, giúp giảm nhập khẩu mỗi năm hàng trăm tấn thủy tinh trị giá hàng trăm
ngàn USD. Thủy tinh không chì còn là loại vật liệu mới nên giúp cho một số loại nguồn
sáng Rạng Đông sản xuất đạt hiệu quả cao hơn tăng sức cạnh tranh với các công ty khác
cùng ngành.

2.3. Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính trong năm 2006-2008 của công ty cổ phần bóng đèn phích nước
Rạng Đông được công ty kiểm toán bởi công ty kiểm toán AASC với ý kiến của kiểm toán
viên đối với BCTC là ý kiến chấp nhận toàn phần ( chi tiết xem phụ lục)
14
2.4. Phân tích tình hình tài chính công ty
2.4.1. Phân tích khái quát cấu trúc tài sản và nguồn vốn
Tỷ trọng So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 75,13% 81,27% 76,98% 6,14% -4,29%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7,81% 21,20% 5,55% 13,39% -15,65%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
III. Các khoản phải thu 25,37% 31,29% 21,08% 5,92% -10,21%
1. Phải thu của khách hàng 24,31% 26,24% 14,37% 1,93% -11,87%
2. Trả trước cho người bán 0,77% 4,84% 6,50% 4,07% 1,66%
3. Các khoản phải thu khác 0,39% 0,26% 0,25% -0,13% -0,01%
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) -0,10% -0,05% -0,04% 0,05% 0,00%
IV. Hàng tồn kho 40,66% 28,19% 49,65% -12,47% 21,46%
1. Hàng tồn kho 40,66% 28,19% 49,65% -12,47% 21,46%
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,29% 0,59% 0,69% -0,70% 0,10%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 24,87% 18,73% 23,02% -6,14% 4,29%
II. Tài sản cố định 24,61% 18,61% 22,92% -6,00% 4,32%
1. Tài sản cố định hữu hình 18,14% 9,96% 19,74% -8,18% 9,77%
- Nguyên giá 53,69% 29,53% 39,56% -24,16% 10,03%
- Giá trị hao mòn lũy kế -35,55%
-19,57
% -19,17% 15,98% 0,40%
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6,47% 8,64% 2,67% 2,18% -5,97%
V. Tài sản dài hạn khác 0,26% 0,12% 0,10% -0,14% -0,02%

1. Chi phí trả trước dài hạn 0,26% 0,12% 0,10% -0,14% -0,02%
VỐN CHỦ SỠ HỮU
A. NỢ PHẢI TRẢ 68,38% 51,55% 53,40% -16,83% 1,85%
I. Nợ ngắn hạn 51,24% 44,79% 48,46% -6,45% 3,68%
1. Vay và nợ ngắn hạn 40,00% 38,60% 40,79% -1,41% 2,20%
2. Phải trả người bán 5,91% 2,07% 3,25% -3,85% 1,19%
II. Nợ dài hạn 17,14% 6,76% 4,93% -10,38% -1,83%
Vay và nợ dài hạn 17,00% 6,76% 4,93% -10,24% -1,83%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 31,62% 48,45% 46,60% 16,83% -1,85%
I. Vốn chủ sở hữu 30,90% 47,49% 45,27% 16,59% -2,22%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17,97% 14,33% 12,85% -3,64% -1,48%
2. Thặng dư vốn cổ phần 0,00% 21,81% 19,56% 21,81% -2,25%
3. Quỹ đầu tư phát triển 5,51% 4,86% 5,89% -0,65% 1,03%
4. Quỹ dự phòng tài chính 0,80% 0,67% 0,80% -0,12% 0,13%
5. Lợi nhuận chưa phân phối 6,63% 5,82% 6,18% -0,81% 0,36%
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0,72% 0,96% 1,33% 0,24% 0,37%
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,72% 0,96% 1,33% 0,24% 0,37%
Bảng 2.4.1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty RAL
Qua bảng, so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong 3 năm từ 2006 đến 2008,
15
ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2007 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài
sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. TSNH tăng lên chủ yếu là do tăng các
khoản phải thu và trả trước cho người bán. Nguyên nhân là trong năm 2007, cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của RAL, phía
Cuba đơn phương chấm dứt hợp đồng, chưa trả tiền cho lô hàng đã nhập khẩu và thị
trường tiêu thụ trong nước cũng gặp nhiều khó khăn khiến cho khoản phải thu tăng lên
đáng kể. Bên cạnh đó, do dự báo giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng cao, nhằm ổn
định cho khâu sản xuất, công ty đã tiến hành ứng tiền trước cho đối tác để đảm bảo
cung cấp nguồn nguyên vật liệu sản xuất. Tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty có xu
hướng giảm chủ yếu do sự sụt giảm tỷ trọng của tài sản cố định và khấu hao. Việc

giảm tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là do dự án di dời nhà máy ở Bắc Ninh
đã được tiến hành trong năm 2006, sang năm 2007 công ty đã ổn định và giảm chi phí
đầu tư vào TSCĐ.
Trong năm 2008 tỷ trọng TSNH và TSDH lại có sự đảo ngược. Tuy tình hình kinh tế
có nhiều biến động, hàng hóa không thể tiêu thụ như trước, mặt khác với việc thị
trường xuất khẩu bị thu hẹp làm gia tăng lượng hàng tồn kho đáng kể từ 226,287 tỷ lên
đến 444,488 tỷ, nhưng tỷ trọng TSNH giảm là do việc thu hồi một phần nợ từ hợp
đồng xuất khẩu đã giúp giảm khoản phải thu khách hàng từ 210,575 tỷ xuống còn
128.632 tỷ.
Điểm đáng lưu ý là tuy gia tăng hàng tồn kho nhưng công ty không tiến hành
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, có thể do sản phẩm bóng đèn phích nước là
những sản phẩm dễ bảo quản hơn so với các mặt hàng thực phẩm, và nó ít bị lỗi thời
do đó mà giá gốc hàng tồn kho không lớn hơn giá trị thuần ( nguyên tắc lập dự phòng
hàng tồn kho).
Cơ cấu tài sản không có sự chênh lệch nhiều qua 3 năm và thay đổi theo hướng
này phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ
trọng tài sản ngắn hạn vẫn còn lớn so với TSDH, đặc biệt là các khoản mục HTK và
KPT, do đó doanh nghiệp cần cải thiện chính sách quản lý đối với các khoản mục này.
16
75,13%
24,87%
81,27%
18,73%
76,98%
23,02%
0%
10%
20%
30%
40%

50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008
Cơ cấu tài sản
Tỷ trọng tài sản dài hạn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Hình 2.4.1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nợ phải trả và tăng tỉ
trọng vốn chủ sở hữu. Do nhu cầu vốn lưu động của công ty lớn do đó mà nợ ngắn hạn chiếm
tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 50% tổng nguồn
vốn và cao hơn so hẳn so với nợ dài hạn. Nguyên nhân là do đến năm 2007, 2008 tình hình
nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã làm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh
hưởng rất nhiều, chủ yếu nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong đó phần lớn nằm trong
khỏan mục hàng tồn kho (bao gồm cả thành phẩm và nguyên vật liệu) và khoản phải thu. Mặc
dù công ty vẫn tiến hành đầu tư dài hạn nhưng nợ dài hạn lại có xu hướng giảm trong các
năm, cho thấy công ty đã dùng một phần vốn chủ sở để tài trợ cho hoạt động này. Trong năm
2007 VCSH tăng lên đáng kể là do công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường để
huy động thêm vốn. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty có nguồn tài chính ổn định
17
thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.Mặt khác sử dụng VCSH đầu tư cho
TSDH thay cho vốn vay dài hạn cũng có tác động tích cực là tạo sức ép đối với ban giám đốc
cần phải sử dụng vốn hợp lý tạo ra hiệu quả cao.
68,38%
31,62%
51,55%
48,45%

53,40%
46,60%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
100,00%
2006 2007 2008
Cơ cấu nguồn vốn
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Tỷ trọng nợ phải trả
Hình 2.4.1.2 Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Như vậy, việc công ty thay đổi cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các tài sản tương đối hợp lý.
2.4.2. Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động
18
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
So sánh
2007/2006 2008/2007
Tài sản
1.Tài sản ngắn hạn
330.936.735.75
8
652.306.381.51

6
689.078.102.822
321.369.645.758 36.771.721.306
2.Tài sản dài hạn
109.539.798.79
0
150.340.720.51
3
206.081.875.348
40.800.921.723 55.741.154.835
Tổng tài sản
440.476.534.54
8
802.647.102.02
9 895.159.978.170 362.170.567.481 92.512.876.141
Nguồn vốn
1.Các khoản ptnh 49.495.742.865 49.701.750.076 68.658.023.975 206.007.211 18.956.273.899
2. Nợ vay ngắn hạn
176.195.679.03
7
309.790.398.80
7
365.167.749.314
133.594.719.770 55.377.350.507
3.Nợ dài hạn 75.507.929.942 54.251.832.066 44.152.816.572 (21.256.097.876) (10.099.015.494)
4.Vốn chủ sở hữu
139.277.182.70
4
388.903.121.08
0

417.181.388.309
249.625.938.376 28.278.267.229
Tổng nguồn vốn
440.476.534.54
8
802.647.102.02
9 895.159.978.170 362.170.567.481 92.512.876.141
Bảng 2.4.2.1 Bảng cấn đối kế toán rút gọn công ty RAL
Chỉ tiêu

Tỷ trọng So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
VLĐ
281.440.992.89
3 602.604.631.440 620.420.078.847
321.163.638.54
7 17.815.447.407
VLĐ ròng
105.245.313.85
6 292.814.232.633 255.252.329.533
187.568.918.77
7 -37.561.903.100
VLĐ ròng/VLĐ 37,40% 48,59% 41,14% 11,20% -7,45%
VLĐ ròng/TSNH 31,80% 44,89% 37,04% 13,09% -7,85%
Bảng 2.4.2.2 Bảng vốn lưu động và vốn lưu đồng ròng của công ty RAL
19
Vốn lưu động ròng
0
50000000000
100000000000

150000000000
200000000000
250000000000
300000000000
350000000000
400000000000
450000000000
500000000000
TSNH+TSDN NVNH+NVDH
Hình 2.4.2.1 Biểu diễn vốn lưu động ròng dương của công ty RAL
Hình 2.4.2.2 Giá trị vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty RAL
Vốn lưu động của RAL tăng qua các năm, từ 281 tỉ năm 2006 lên 603 tỉ năm 2007
và 620 tỉ năm 2008 do công ty tăng mạnh tài sản ngắn hạn ( khoản phải thu và hàng tồn kho
đều tăng nhanh) trong lúc đó các khoản phải trả ngắn hạn không tăng ở 2007 và chỉ tăng
nhẹ ở 2008.
Năm 2006, vốn lưu động ròng 105 tỉ đã tài trợ 32% tài sản ngắn hạn, các khoản phải
trả tài trợ 15% còn lại 53% được tài trợ bởi nợ vay ngắn hạn. Cơ cấu tài chính này tuy giảm
20
TSNH
NVNH
TSDH
NVDH
VLĐ ròng
Vốn lưu động - Vốn lưu động ròng
281.44
602.60
620.42
105.25
292.81
255.25

0.00
100.00
200.00
300.00
400.00
500.00
600.00
700.00
2006 2007 2008
Vốn lưu động
Vốn lưu động ròng
được chi phí sử dụng vốn (do nguồn vốn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn vốn dài hạn),
việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt và tiết kiệm nhưng rủi ro thanh toán là rất lớn.
Sang năm 2007, vốn lưu động ròng đã tăng 188 tỉ, từ mức 105 lên 293 tỉ. Nguyên
nhân do trong năm 2007 nguồn vốn dài hạn của công ty tăng thêm 229 tỉ ( nguồn vốn chủ
sở hữu tăng thêm 250 tỉ do phát hành thêm cổ phiếu trong tháng 12/2007, nợ dài hạn giảm
21 tỉ) trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng 41 tỉ. Vốn lưu động ròng tăng, độ an toàn và khả
năng thanh toán của RAL trở nên tốt hơn.Tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho tài sản ngắn
hạn đã tăng lên từ 32% năm 2006 lên 45% năm 2007, đây là một tỉ lệ khá an toàn. Bằng
cách tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ dài hạn, RAL đã tăng vốn lưu động ròng nhằm giảm
rủi ro thanh toán đồng thời công ty vẫn duy trì một tỉ lệ tài trợ của nợ vay ngắn hạn cho tài
sản ngắn hạn hợp lí là 47% để tiết kiệm chi phí.
Đến 2008, tài sản ngắn hạn của công ty là 689 tỉ, vốn lưu động là 620 tỉ. Ở đây,
công ty chiếm dụng vốn ở các khoản phải trả 69 tỉ cao hơn hai năm trước đó. Lúc này vốn
lưu động ròng giảm 38 tỉ và chỉ tài trợ 37% tài sản ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn tài trợ 53%
tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của việc giảm vốn lưu động ròng trong giai đoạn này là tài
sản dài hạn tăng 56 tỉ do RAL mở thêm nhà máy tại Bắc Ninh trong khi đó nguồn vốn dài
hạn chỉ tăng 18 tỉ. Đồng thời, với tình hình kinh tế đầy biến động trong giai đoạn này thì
RAL thay đổi cơ cấu tài chính tăng nợ vay ngắn hạn để giảm chi phí sử dụng vốn đã làm
tăng rủi ro trong thanh toán so với năm 2007.

So với RAL thì DQC có vốn lưu động và vốn lưu động ròng lớn hơn và tăng đều
qua các năm, tỉ lệ tài trợ cho tài sản ngắn hạn của vốn lưu động ròng qua 3 năm lần lượt là
5%, 37% và 48%. Điều này chứng tỏ cơ cấu tài chính của DQC có độ an toàn và khả năng
thanh toán tốt hơn.
Dựa vào kết quả phân tích trên, có thể kết luận trong cơ cấu tài chính của RAL
nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho các tài
sản ngắn hạn. Độ an toàn và khả năng thanh toán tốt nhất trong 2007, tuy có giảm trong
2008 và không ổn định bằng DQC nhưng tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả sử
dụng vốn lại tốt hơn.
21
2.4.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
% tăng, giảm % so với doanh thu
2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008
1. Doanh thu thuần 36,54 6,40
2. Giá vốn hàng bán 38,38 3,83 79,34 80,41 72,67
3. Lợi nhuận gộp 29,49 48,43 20,66 19,59 27,33
4. Chi phí bán hàng 34,29 63,84 6,59 6,48 9,97
5. Chi phí quản lý 28,75 97,32 3,07 2,89 5,36
6. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 26,82 24,84 11,00 10,22 11,99
7. Doanh thu hoạt động tài chính 125,48 71,86
8. Chí phí hoạt động tài chính 83,36 87,03
Trong đó: Chi phí lãi vay 87,63 41,87
9. Lợi nhuận hoạt động tài chính 80,73 88,20
10. Lợi nhuận hoạt động tài chính
(không tính lãi vay) 306,74 611,68
11. EBT của hoạt động kinh doanh 9,74 8,23
12. Lợi nhuận khác 148,77 56,53
13. Tổng EBIT 34,30 9,00
14. Tổng EBT 16,17 9,05

15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
16. Lợi nhuận sau thuế 16,17 9,05
Bảng 2.4.3.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty RAL
Căn cứ vào số liệu trên bảng, ta có thể nhận xét như sau:
- Xét về con số tuyệt đối, doanh thu thuần của công ty qua ba năm 2006, 2007, 2008
tăng khá nhanh. Tuy nhiên xét về số tương đối thì tốc độ tăng trưởng doanh thu có xu
hướng giảm.
Doanh thu 2005 2006 2007 2008
RAL
441.216.767.16
1
576.406.932.227 787.039.768.530 837.444.994.058
DQC
444.322.441.316 1.111.337.684.825 353.333.255.170
22
0
200
400
600
800
1.000
1.200
Billions
2005 2006 2007 2008
RAL
DQC
Hình 2.4.3.1 Doanh thu của RAL và DQC qua 3 năm (2006-2008)
Tăng trưởng doanh thu 2006 2007 2008
RAL 30,64% 36,54% 6,40%
DQC 150,12% -68,21%

Năm 2007 các sản phẩm cùng loại của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt
Nam như Philip, Toshiba… với mức thuế nhập khẩu giảm còn 0-5% và sự cạnh tranh gay
gắt của các đối thủ cạnh tranh trong nước như công ty cổ phần Điện Quang, nhưng RAL
vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn năm 2006 đó là nhờ chủ động nổ lực
tập trung vào những sản phẩm tiết kiệm điện và sự đóng góp từ khoản doanh thu của đơn
hàng xuất khẩu sang thị trường CuBa.
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường
xuất khẩu bị thu hẹp, cụ thể là Cuba đã đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu đã ký
kết trong thời gian 5 năm (2006-2010) làm cho doanh thu sụt giảm đáng kể.Tuy nhiên, sự
sụt giảm đó vẫn đảm bảo cho RAL có mức tăng trưởng doanh thu dương, có được điều này
là nhờ công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa, và xác định đây là thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp. Một lý do nữa giúp Rạng Đông vượt qua được khó khăn
khi thị trường Cuba không còn và vẫn giữ được tăng trưởng doanh thu đó là chiến lược về
23
cơ cấu sản phẩm. Năm 2008, riêng dòng hàng phích nước đã mang lại cho Rạng Đông
doanh thu 227 tỷ, doanh thu từ mặt hàng này luôn chiếm trên 30% tổng doanh thu
So sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành là công ty cổ phần bóng đèn Điện
Quang, mặc dù tốc độ tăng trưởng của RAL không ấn tượng bằng nhưng lại ổn định hơn so
với DQC. Có thể nói, việc doanh thu DQC tăng trưởng đột biến, tăng hơn 150% trong năm
2007 cho thấy sự bứt phá của DQC so với RAL. Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độ này lại
đảo ngược ở mức -68,21%. Điều này được giải thích là do DQC tập trung vào thị trường
xuất khẩu, do đó trong năm 2007 nhờ kí kết được hợp đồng với các nước như: Trung Đông,
Nam Mỹ,Châu Phi đã làm cho doanh thu 2007 rất lớn. Ngoài ra, DQC cũng triển khai các
chương trình như “hái lộc đầu xuân”, “truy tìm bóng đèn vàng Điện Quang”… đã góp
phần tạo nên tốc độ tăng trưởng cao đến như vậy. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó nhanh
chóng bị đẩy lùi trong năm 2008. Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, doanh thu của DQC
đã bị ảnh hưởng, trong khi đó RAL với chiến lược thông minh và an toàn của mình, cùng
với việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm đã có thể vượt qua được khó khăn đó. Như vậy, đối
với RAL ngoài sản phẩm chính là đèn chiếu sáng các loại, còn có thêm mặt hàng phích
nước nóng, chính nhờ sự đa dạng hóa này đã làm giảm thiểu được rủi ro, đây cũng chính là

thế mạnh của RAL so với DQC cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành
sản xuất mặt hàng đèn chiếu sáng.
- Lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 29,49%, năm 2008 tăng 48,43%. Mặc dù năm 2008 là
một năm gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng lợi nhuận gộp lại cao hơn nhiều so với năm
2007. Mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu thuần tăng từ 79,34 đồng lên 80,41
đồng ở năm 2007 nhưng lại giảm xuống 72,67 đồng ở năm 2008. Lý do là trong năm 2008,
công ty đã có những nổ lực trong việc kiểm soát chi phí nguyên liệu, yếu tố quan trọng nhất
của chi phí sản xuất.
Trước hết, sự đi vào hoạt động của các thiết bị mới đã giúp nâng cao hiệu suất hoạt
động, giảm tỷ lệ phế phẩm. Thứ hai, bằng việc sử dụng công nghệ mới của Nhật, chi phí
nguyên liệu dầu gas đã giảm đáng kể, điều này có ý nghĩa lớn khi giá dầu có thời điểm tăng
rất cao. Hơn nữa, trong cơn bão giá 2008, công ty vẫn thực hiện ứng trước tiền hàng cho
24
nhà cung ứng vật tư để bình ổn giá nguyên liệu đầu vào. Do vậy, chi phí nguyên vật liệu
được giữ ở mức ổn định hơn. Cuối cùng, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm đi một cách
tương đối. Nhờ có những biện pháp quản lý chi phí sản xuất như vậy mà giá vốn hàng bán
của Rạng Đông trong năm 2008 đã giảm rõ rệt từ 80,41 đồng xuống còn 72,67 đồng góp
phần làm lợi nhuận gộp được cải thiện tương ứng.
- Chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm 2008: 63,84%.Chi phí bán hàng trên 100
đồng doanh thu năm 2006 là 6,59 đồng, giảm xuống còn 6,48 đồng năm 2007 và tăng lên
9,97 đồng năm 2008. Mặc dù lợi nhuận gộp của công ty năm 2008 tăng cao so với năm
2007 nhưng sự gia tăng quá cao của chi phí bán hàng là một trong các tác nhân làm giảm
lợi nhuận bán hàng của công ty. Lý do của việc tăng chi phí bán hàng như vậy là bởi khi
lạm phát đã giảm nhưng Rạng Đông vẫn không hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy để giữ chân
khách hàng, Rạng Đông buộc phải tăng chi phí bán hàng như khuyến mại, hỗ trợ chi phí
vận chuyển cho các đại lý.
- Chí phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 28,75% và năm 2008 tăng 97,32%, gấp
hơn 3 lần tốc độ tăng ở năm 2007. Chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu năm 2006 là
3,07 đồng, giảm xuống 2,89 đồng ở năm 2007, nhưng năm 2008 lại tăng đáng kể lên 5,36
đồng.Tăng chi phí quản lý đã làm giảm lợi nhuận bán hàng của công ty. Chi phí quản lý

tăng lên chủ yếu là do các chi phí có liên quan đến nhà máy 2 tại Bắc Ninh, các chi phí
tường rào bảo vệ, đưa đón chuyên gia từ Hà Nội sang Bắc Ninh để nghiên cứu giải pháp
thay cho việc mua Know-how của lò thuỷ tinh không chì, chi phí nhân công tăng lên làm
chi phí quản lý tăng tương ứng. Tuy nhiên trong năm 2009, khi các hoạt động đã ổn định
thì chi phí quản lý sẽ giảm xuống.
- Lỗ từ hoạt động tài chính tăng nhanh qua 3 năm, năm 2006 lỗ hơn 15 tỷ, năm 2007
lỗ hơn 27 tỷ, năm 2008 lỗ gần 52 tỷ. Nguyên nhân là do lãi tiền vay tăng. Nếu loại trừ lãi
vay khỏi chi phí hoạt động tài chính thì năm 2006 hoạt động tài chính lãi hơn 480 triệu,
năm 2007 lãi gần 2 tỷ, năm 2008 lỗ hơn 10 tỷ. Cơ cấu vốn tự có và vốn vay của công ty
Rạng Đông không cân bằng. Vốn vay dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, còn lại là vốn
vay ngắn hạn. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa tạo ra
25

×