Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo tổng hợp thực tập kế toán tại cơ quan BHXH việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.31 KB, 30 trang )

PHẦN 1: Vài nét về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trên thế giới, bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Ngày
nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp con người vượt qua
những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động
như bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm,
mất khả năng lao động, già cả hoặc thậm chí bị chết, bằng việc lập ra các quỹ
BHXH từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH để trợ giúp cho họ khi
gắp các rủi ro trên. Vì thế BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an
sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở
hầu hết các nước trên thế giới.
Ở nước ta, Đảng và Chính phủ luôn xác định chính sách BHXH là chính
sách quan trọng có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống của
người lao động, là hạt nhân của hệ thống an sinh xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng
và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển sự nghiệp
BHXH. Cho đến nay trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển BHXH
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần ổn định cuộc sống cho
người lao động ở nước ta
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH ở nước ta.
Chính sách BHXH là một chủ trương đã được Đảng ta ngay từ khi thành
lập (năm 1929) đã nêu trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông
Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), đó là: “Tổ chức tất
cả vô sản giai cấp vào công hội thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền thất
nghiệp…”. Sau đó, tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã ra Nghị quyết
sẽ đặt ra Luật BHXH khi thiết lập được chính quyền cách mạng và tạo lấp
quỹ hưu bổng cho người già.
Để cụ thể hoá chủ chương này, năm 1941 trong Chương trình Việt
Minh đã đề ra chính sách xã hội đối với những người làm công ăn lương: đối
với công nhân thực hiện cứu tế thất nghiệp, công nhân già có lương hưu trí…
Đây chính là một trong những chủ chương thực hiện tầm nhìn chiến lược sâu
sắc của Đảng ta. Chính sách BHXH đã hình thành và ngày càng phát triển


theo nhiều giai đoạn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử nước nhà
Giai đoạn từ năm 1945- 1960
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã thay
mặt Chính phủ lâm thời ký một loạt sắc lệnh liên quan đến BHXH. Những sắc
lệnh này đã từng bước được thực hiện. Tuy nhiên do cuộc kháng chiến chống
Pháp kéo dài. Vì vậy đã làm hạn chế phần nào sự thực hiện những sắc lệnh
đó. Phải nói đến là: Sắc lệnh số 105-SL ký ngày 14/6/1946 ấn định những
điều kiện cho công chức về hưu; Sắc lệnh số 54-SL ký ngày 03/11/1945; Sắc
lệnh số 76-SL ngày 20/5/1950 và nhiều văn bản khác nhằm đảm bảo quyền
lợi cho người lao động.
Giai đoạn 1961-1995
Năm 1961, nhằm mục đích phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức
Nhà nước với số lượng ngày càng tăng lên và thực hiện Hiến pháp năm 1959,
ngày 27 tháng 12 năm 1961, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số
218/CP, ban hành “Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân
viên chức Nhà nước” và ngày 30/10/1960, ký Nghị đính số 161/CP, ban hành
“Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân ốm đau, bị thương,
mất sức lao động, về hưu hoặc chết; đối với nữ quân nhân khi có thai và khi
đẻ; đối với quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoắc chết
trong khi làm nhiệm vụ quân sự”. Như vậy cho đến những năm đầu của thập
kỷ 60, lần đầu tiên ở Việt Nam đã có hệ thống BHXH cũng như hệ thống
pháp lý tương đối đầy đủ quy định về BHXH. Theo các Nghị định này số
lượng các chế độ BHXH bao gồm 6 chế độ gọi tắt là chế độ ốm đau; thai sản;
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mất sức lao động; hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, nguồn hình thành quỹ, đối tượng tham gia, đối tượng được hưởng
đã được xác lập trên thực tế.
Trong giai đoạn này, việc chăm sóc y tế cho nhân dân cũng được Nhà nước
hết sức chý ý, quan tâm. Ngay sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) Nhà
nước ta đã triển khai xây dựng hệ thống bệnh viện, bệnh xá, trạm xá và trung

tâm y tế từ trung ương đến địa phương để chăm sóc y tế cho nhân dân và cán
bộ công nhân viên chức Nhà nước theo phương thức khám chữa bệnh không
mất tiền.
Có thể nói, chính sách BHXH tuy mới ban hành tạm thời và quán triệt
quan điểm chỉ đạo theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp của Nhà nước,
nhưng cũng đã bao hàm những phương châm, nguyên tắc và nội dung cốt lõi
của BHXH mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Thế nhưng cuộc kháng chiến
chống Mĩ kéo dài Nghị định 218/CP dần tỏ ra không phù hợp, nhưng việc cải
cách, điều chỉnh cũng không thể tiến hành một cách kịp thời. Nó chỉ được bổ
xung bằng một số Thông tư, Nghị định có liên quan: năm 1976 sau khi đất
nước thống nhất, để đảm bảo quyền lợi cho những người chiến đấu và công
tác ở miền Nam Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-76 ngày 18/6/1976
để vận dụng thực hiện chế độ mất sức lao động, hưu trí và tử tuất đối với công
nhân viên chức và quân nhân ở miền Nam. Như vậy, đến năm 1976, chính
sách BHXH được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, góp phần giải quyết
những hậu quả của chiến tranh để lại và ổn định cuộc sống cho cán bộ, công
nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Ngày 8/2/1982 Hội đồng Bộ
trưởng ban hành Nghị quyết 16/HĐBT quy định giảm điều kiện nghỉ hưu,
Nghị định số 236- HĐBT bổ xung, sửa đổi một số quy định về chế độ BHXH

Năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP của Chính phủ ngày
22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH. Đây là một trong các Nghị định
làm thay đổi về cơ bản nội dung của chính sách BHXH ở Việt Nam trong
điều kiện nền kinh tế thị trường. So với Nghị định 218/HĐBT trước đây nội
dung của Nghị định 43/CP có những thay đổi
- Số lượng các chế độ BHXH thay đổi: 5 chế độ BHXH thay cho 6 chế
độ trước đây bỏ chế độ mất sức lao động
- Nguồn hình thành quỹ và mức đóng góp cũng thay đổi
- Nôi dung trong từng chế độ cũng có sự thay đổi
- Cơ chế tổ chức quản lý ngành BHXH cũng có sự thay đổi

Tháng 7 năm 1994 lần đầu tiên Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Bộ luật lao động. Trong đó có một chương về BHXH. Vì
Bộ luật này ra đời cho nên 1995 Chính phủ ban hành cùng một lúc hai Nghị
định về BHXH
- Nghị định 12/CP về việc ban hành điều lệ BHXH. Cơ bản Nghị định
này giống Nghị định 43/CP trước đây. Nó chỉ khác một số quan điểm
liên quan tới Bộ luật lao động.
- Nghị định 19/CP, theo Nghị định này toàn bộ khâu tổ chức của ngành
BHXH VN thay đổi. Trước Nghị định này, ngành BHXH VN được tổ
chức theo hai nhánh: nhánh 1do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
quản lý toàn bộ chế độ BHXH ngắn hạn; nhánh 2 do Bộ lao động
thương binh xã hội quản lý toàn bộ chế độ BHXH dài hạn. Sau Nghị
định 19/CP BHXH VN được hình thành trên thực tế. Cụ thể cơ quan
quản lý nhà nước về BHXH do BLĐTB-XH đảm nhiệm. Còn BHXH
VN được tổ chức theo 3 cấp tách riêng:
Sơ đồ. Mô hình tổ chức quản lý hệ thống BHXH Việt Nam
Nhìn lại chính sách BHXH trong giai đoạn từ 1961 đến 1995 dù điều kiện
kinh tế nghèo nàn, lại trải qua một thời gian chiến tranh kéo dài, đầy gian nan
thử thách nhưng nước ta vẫn thực hiện các chế độ BHXH. Đó là một sự quan
tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội
nên chế độ chính sách BHXH phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên còn chắp
vá, thiếu đồng bộ và xa dần các nguyên tắc, nội dung cốt lõi của BHXH vốn
đã được xác định ngay từ khi ra đời.
Giai đoạn từ sau 1995 đến nay
Năm 2002 theo Quyết định 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chuyển
BHYT Việt Nam vào BHXH VN, đồng thời Chính phủ ban hành Nghị định
số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 quy định tổ chức của BHXH Việt
Nam.và từ đó đến nay BHXH cứ theo mô hình quản lý như trên để hoạt động
phát triển (Bộ y tế cùng Bộ lao động thương binh và xã hội cùng tổ chức,
quản lý sự nghiệp BHXH, BHYT).

Năm 2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã
thông qua Luật BHXH số 71/2001/QH11 và Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết đã ký lệnh số 13/2006/L-CTN ban hành ngày 12/7/2006.
Với 11 chương 141 điều Luật BHXH quy định về chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã
hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã
hội.
Điểm mới của văn bản Luật này là, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, việc
mở rộng hình thức BHXH tự nguyện và hình thức BH thất nghiệp, đã được
quy định tại Chương IV và Chương V . Đây là đổi mới quan trọng trong chính
sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta để tiến tới BHXH cho mọi người lao
động ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng đều có nghĩa vụ tham gia và thụ
hưởng những quyền lợi về chế độ BHXH đáp ứng được yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
Như vậy các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
• Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ ốm đau; Thai sản; Tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
• Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ: Hưu trí; Tử tuất.
• Bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học
nghề; Hỗ trợ tìm việc làm
Nếu hiệu lực chung của Luật này là thi hành từ ngày 1/1/2007, thì BHXH
tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008 còn BHXH thất nghiệp có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Luật BHXH này không áp dụng đối với
bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
Trong thời điểm Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc ban hành Luật
BHXH là cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội, nhằm điều chỉnh quan hệ xã
hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và
trong tương lai.
Như vậy, chính thức ra đời từ năm 1995 BHXH Việt Nam trong quá trình

hoạt động, từng bước vừa xây dựng vừa học hỏi, vừa từng bước hoàn thiện
cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, đảm bảo công bằng và an
sinh cho xã hội, cuối cùng sau hơn 10 năm một bộ luật về BHXH đã được
thông qua đó là một kết quả xứng đáng cho toàn thể bộ máy hoạt động về
BHXH. Hiện nay đã có hành lang pháp lý cho sự nghiệp BHXH hoạt động, có
sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ và các Bộ Ngành trong thời gian tới
BHXH Việt Nam sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu BHXH cho người lao
động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, củng cố vai trò là hạt
nhân của hệ thống an sinh xã hội của quốc gia.
1.1.2. Thành tựu qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI vạch ra, chúng ta đã thu được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa rất
quan trọng cả về kinh tế, xã hội, chính trị đối nội, đối ngoại. Tình trạng đình
đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông đã được khắc phục; kinh tế tăng
trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng
năm thời kỳ1991-1995cao xấp xỉ 8,2%. Số việc làm tạo ra hàng năm cao. Đời
sống vật chất của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện, ổn định; chính trị-
xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại
ngày càng mở rộng và phát triển.
Với những thuận lợi đó chính sách BHXH, BHYT vừa được ban hành
càng có điều kiện thực hiện tốt hơn.Kỷ niệm 10 năm thành lập BHXH VN đã
tổng kết thành tựu đạt được như sau:
Giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia
BHXH, BHYT. Giai đoạn 1995-2004 thực hiện, toàn ngành thực hiện đầy đủ,
kịp thời, đúng chế độ chính sách cho 517600 người hưởng chế độ hàng
tháng.Giải quyết hưởng các chế độ trợ cấp một lần về hưu trí, tử tuất, tai nạn
lao động- bệnh nghề nghiệp cho 1,1 triệu người. Thực hiện giải quyết trên
53000 trưởng hợp tồn đọng về chế độ BHXH trước năm 1995 theo đúng quy
trình, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và thực hiện giải quyết
hưởng tiếp trợ cấp mất sức lao động sau khi hết hạn hưởng cho trên 100000

trường hợp đúng quy định. Đến cuối 2004, toàn ngành đang quản lý trên 1,8
triệu người hưởng chế độ BHXH hàng tháng.
Đảm bảo chi kịp thời, đúng, đủ, thuận tiện trợ cấp cho đối tượng tham gia
BHXH, BHYT. Một trong những mục tiêu cơ bản, quan trọng hàng đầu của
BHXH là quản lý quỹ BHXH và thực hiện chi trả trợ cấp BHXH và chi phí
khám chữa bệnh kịp thời, đúng quy định của pháp luật nhằm giúp người lao
động và đối tượng hưởng chính sách nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn
khi gặp phải rủi ro, góp phần ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Mặt khác, trong công tác chi BHXH, mặc dù hoàn toàn sử dụng tiền mặt với
số lượng tiền mặt với số lượng rất lớn( bình quân mỗi tháng khoảng 800 tỷ
đồng) để chi trả, trong điều kiện các phương tiện vận chuyển, bảo quản tiền
mặt chuyên dùng không có, điều kiện đi lại khó khăn, nhất là các tỉnh miền
núi…Hiện nay ngành đang chi trả gần 2 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động và tiền tuất thường xuyên. Đối tượng được chi trả rất thuận
tiện và đảm bảo tuyệt đối an toàn về tiền mặt thông qua đại lý chi trả hoặc
trực tiếp do cán bộ BHXH chi trả. Tổng số tiền mặt đã chi trả cho các đối
tượng hưởng BHXH trong 10 năm là 76819106 triệu đồng trong đó chi từ
nguồn ngân sách nhà nước là 60785664 triệu đồng; từ nguồn quỹ BHXH là
16033442 triệu đồng, đảm bảo tuyệt đối an toàn, không bị mất mát, thất thoát.
Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hình thành
quỹ bảo hiểm xã hội, độc lập với Ngân sách Nhà nước.
Mở rộng đối tượng, tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT là
một trong những mục tiêu hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong
nội dung đổi mới chính sách BHXH, BHYT nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững hệ thống an sinh xã hội, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi
người lao động và thực hiện BHYT cho toàn dân.
Đến cuối năm 2004 đã cấp được hơn 5 triệu sổ BHXH và gần 18,9 triệu
người được cấp phiếu khám chữa bệnh. Trước đó năm 1995 số đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc là 2,8 triệu người thì đến cuối năm 2004 số lao
động tham gia BHXH đã tăng đến trên 5,7 triệu người.

Năm 2002 trước khi chuyển vào bộ máy quản lý của BHXH VN số đối tượng
tham gia BHYT tự nguyện có trên 4 triệu người, đến cuối năm 2004 đối
tượng tham gia BHYT tự nguyện có trên 6,2 triệu người.
Đến nay theo Luật BHXH mới thì đối tương tham gia BHXH là công
dân Việt Nam như vậy đối tượng tham gia đã bao trùm toàn xã hội đáp ứng
cho người lao động có nhu cầu.
Một nhân tố quan trọng nữa góp phần vào sự hoạt động của cơ quan
BHXH là tổ chức công tác thu BHXH, BHYT. Trước 1995 không phải tổ
chức công tác thu BHXH, mà nghiệp vụ này do cơ quan thuế và tài chính thực
hiện. Nhưng từ năm1995 ngay sau khi thành lập, cơ quan BHXH đã thực hiện
nhiệm vụ thu BHXH. Thời gian qua với phương châm thu đúng, đủ, kịp thời
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quỹ BHXH phát triển mạnh, đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh. Tổng số tiền thu BHXH 10 năm
qua đạt 58671 tỷ đồng và tăng liên tục qua các năm…
Xây dựng, kiện toàn và phát triển hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ đảm
bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm được giao.
Đạt được những kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Nội dung đổi mới chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quá trình chuyển đổi của nước ta từ bao cấp
sang nền kinh tế thị trường.
+ Các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm chỉ đạo công
tác BHXH, BHYT.
+ BHXH VN luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp cảu Thủ
tướng Chính phủ; sự phối hợp chắt chẽ của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể…
+ Sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công chức,
viên chức trong toàn ngành.
+ Toàn ngành thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, hoạt động của ngành trong 1
năm qua còn những hạn chế sau:
+ Việc triển khai thực hiện chính sách BHXH trong các đơn vị, tổ chức,

các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế chưa đáp ứng được yều cầu đề ra.
+ Năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc của một số cán bộ công
chức trong ngành còn hạn chế, hành chính cứng nhắc, chưa đạt mục tiêu phục
vụ người lao động, phục vụ đối tượng làm đích phấn đấu trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao.
+ Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, thụ động sang tác
phong phục vụ còn chậm chạp, hiệu quả chưa cao và chưa đồng đều trong
toàn ngành; có nơi, có lúc còn gây những khó khăn phiền hà cho đối tượng
tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT.
1.2.Đặc điểm mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam.
1.2.1. Đặc điểm:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có
chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ
BHXH theo quy định của pháp luật. Hệ thống BHXH VN được tổ chức thống
nhất từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương là BHXH VN với chức
năng là quản lý sự nghiệp về BHXH ở Việt Nam do vậy đứng đầu là Hội
đồng quản lý BHXH thay mặt Thủ tướng Chính phủ quản lý hệ thống BHXH,
ở dưới được tổ chức theo cơ cấu Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc bao
gồm: 1 Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc, và 18 phòng ban trung tâm hay
còn gọi là các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam.
1.2.2 Mô hình tổ chức:
BHXH Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ quản lý tổ chức hoạt động
BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH cho nên để thực hiện được chức năng,
nhiệm vụ đó BHXH đã được tổ chức theo mô hình như sau:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của cơ quan BHXH Việt Nam
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.
- Hội đồng quản lý:
+ Cơ cấu: gồm đại diện lãnh đạo của Bộ tài chính, Bộ lao động thương
binh- xã hội, Bộ y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Tổng giám đốc

(TGĐ) BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và
các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
+ Nhiệm vụ: chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thu chi quản lý Quỹ BHXH;
thông qua dự toán và quyết toán hàng năm về thu, chi Quỹ BHXH; thông qua
chiến lước phát triển ngành BHXH VN, kế hoạch dài hạn, năm năm về thực
hiện chính sách, chế độ BHXH và các đề án bảo tồn và tăng trưởng quỹ
BHXH do TGĐ BHXH VN xây dựng để TGĐ trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, giám sát, kiểm tra TGĐ thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án khi
được phê duyệt; đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ và
các Phó TGĐ BHXH Việt Nam
- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: là đại diện pháp nhân của
BHXH VN, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng
quản lý, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lý về
thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý Quỹ BHXH theo quy định của
pháp luật
Giúp TGĐ có các Phó TGĐ; các Phó TGĐ được TGĐ phân công chỉ đạo
một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước TGĐ về nhiệm vụ được phân
công. Khi TGĐ vắng mặt, một Phó TGĐ được TGĐ uỷ quyền lãnh đạo công
tác của BHXH VN. Các Phó TGĐ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiêm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý và TGĐ
- Mười tám đơn vị trực thuộc BHXH VN:
Một là: Ban Chế độ, chính sách BHXH;
Ban Chế độ, chính sách BHXH là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức
năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN tham gia xây dựng chính sách pháp luật
về BHXH và hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của pháp
luật.
Ban Chế độ, chính sách BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Tổng giám đốc.
Ban Chế độ, chính sách BHXH không có tư cách pháp nhân đầy đủ,

không có dấu và tài khoản riêng
Về cơ cấu tổ chức có hai phòng chức năng đó là phòng chế độ và phòng
thẩm định, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do Trưởng ban
Chế độ, chính sách BHXH xây dựng trình TGĐ quyết định.
Hai là: Ban Kế hoạch- Tài chính;
Ban Kế hoạch- Tài chính là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN quản lý công tác kế hoạch tài chính, đầu tư
phát triển, quản lý quỹ xây dựng cơ bản và thống kê hạch toán, kế toán trong
hệ thống BHXH VN.
Ban Kế hoạch- Tài chính chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc.
Ban Kế hoạch- Tài chính không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có
dấu và tài khoản riêng
Cơ cấu tổ chức có bốn phòng chức năng đó là phòng kế hoạch- tổng hợp,
phòng quản lý tài chính, phòng kế toán, phòng quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do Trưởng ban Kế
hoạch- Tài chính xây dựng trình TGĐ quyết định.
Ba là: Ban Thu bảo hiểm xã hội;
Ban Thu bảo hiểm xã hội là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực thực hiện
công tác thu BHXH, quản lý đối tượng tham gia BHXH theo quy định của
pháp luật.
Ban Thu bảo hiểm xã hội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc.
Ban Thu bảo hiểm xã hội không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có
dấu và tài khoản riêng
Cơ cấu tổ chức của ban bao gồm: phòng Kế hoạch- Tổng hợp thu; phòng
Quản lý thu; phòng quản lý sổ, thẻ bảo hiểm, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của các phòng do Trưởng ban Thu BHXH xây dựng trình TGĐ quyết
định

Bốn là: Ban Chi bảo hiểm xã hội;
Ban Chi bảo hiểm xã hội là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chi
trả các chế độ BHXH bắt buộc( trừ chế độ khám chữa bệnh) theo quy định
của pháp luật.
Ban Chi bảo hiểm xã hội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc.
Ban Chi bảo hiểm xã hội không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có
dấu và tài khoản riêng.
Cơ cấu tổ chức có hai phòng chức năng là phòng kế hoạch tổng hợp và
phòng nghiệp vụ chi; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do
Trưởng ban Chi BHXH xây dựng trình TGĐ quyết định.
Năm là: Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức
năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật;
Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Tổng giám đốc.
Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện không có tư cách pháp nhân đầy đủ,
không có dấu và tài khoản riêng.
Cơ cấu tổ chức của ban bao gồm: phòng chế độ, phòng Khai thác, phòng
Kế hoạch Tổng hợp; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do
Trưởng ban BHXH tự nguyện xây dựng trình TGĐ quyết định.
Sáu là: Ban Giám định y tế;
Ban Giám định y tế là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp
Tổng giám đốc BHXH VN chỉ đạo và quản lý công tác giám định, đảm bảo
quyền lợi cho đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.
Ban Giám định y tế chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám
đốc
Ban Giám định y tế không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và

tài khoản riêng.
Cơ cấu tổ chức của ban bao gồm phòng Nghiệp vụ và phòng Tổng hợp
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do Trưởng ban Giám định y
tế xây dựng trình TGĐ quyết định;
Bảy là: Ban Tuyên truyền BHXH;
Ban Tuyên truyền BHXH là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công
tác tuyên truyền về BHXH theo quy định của BHXH VN.
Ban Tuyên truyền BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc
Ban Tuyên truyền BHXH không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có
dấu và tài khoản riêng.
Cơ cấu tổ chức của ban bao gồm phòng kế hoạch tổng hợp và phòng
nghiệp vụ tuyên truyền.
Tám là: Phòng Hợp tác quốc tế;
Phòng Hợp tác quốc tế là đơn vị trực thuộc BHXH VN có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN về lĩnh vực hợp tác quốc tế theo quy định của
pháp luật và của BHXH VN
Phòng Hợp tác quốc tế chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc
Phòng Hợp tác quốc tế không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu
và tài khoản riêng.
Cơ cấu của ban: không có cơ cấu trực thuộc, cán bộ viên chức của ban
làm việc theo chế độ chuyên viên, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng
nhiệm vụ được giao theo chức danh.
Chín là: Ban Tổ chức cán bộ;
Ban Tổ chức cán bộ là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp
Tổng giám đốc BHXH VN quản lý, tổ chức cán bộ, công chức, viên chức,
biên chế tiền lương và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức,
viên chức thuộc hệ thốg BHXH theo quy định.

Ban Tổ chức cán bộ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám
đốc
Ban Tổ chức cán bộ không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và
tài khoản riêng.
Ban Tổ chức cán bộ không có cơ cấu các phòng chức năng trực thuộc.
Cán công chức, viên chức, của ban làm việc theo chế độ chuyên viên. Công
chức, viên chức của Ban chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng nhiệm vụ
được giao theo chức danh.
Mười là: Ban Kiểm tra;
Ban Kiểm tra là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp Tổng
giám đốc BHXH VN hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chế độ chính sách thu, chi
BHXH theo quy định.
Ban Kiểm tra chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc
Ban Kiểm tra không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và tài
khoản riêng.
Cơ cấu của Ban bao gồm: phòng giải quyết khiếu tố, và phòng nghiệp vụ
kiểm tra.
Mười một là: Văn phòng BHXH VN;
Văn phòng BHXH VN là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng
giúp Tổng giám đốc BHXH VN trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của
hệ thống BHXH VN đồng thời trực tiếp quản lý công tác hành chính, tổng
hợp, pháp chế, thi đua, tài chính, quản trị của cơ quan BHXH. Tham gia về
xây dựng luật, các văn bản pháp luật của các bộ ban và ngành, rà soát hệ
thống hoá các văn bản quản lý của ngành, thẩm định về mặt pháp lý, dự thảo
văn bản trước khi trình lãnh đạo ký. Kiểm tra đôn đốc các hoạt động nội vụ
trong cơ quan BHXH
Văn phòng BHXH VN chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của TGĐ.
Văn phòng BHXH VN là đơn vị dự toán cấp hai, có tư cách pháp nhân
đầy đủ, có dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại Hà Nội

Cơ cấu tổ chức bao gồm phòng văn thư, phòng pháp chế tổng hợp, phòng
tài vụ, phòng quản trị.
Mười hai là: Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội;
Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội là đơn vị trực thuộc
BHXH VN, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN tổ chức quản lý
các hoạt động nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào hoạt động của ngành
BHXH
Trung tâm nghiên cứu khoa học quản lý trực tiếp, toàn diện của TGĐ.
Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội là đơn vị dự toán cấp
hai, có con dấu và tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại Hà Nội
Cơ cấu bao gồm phòng quản lý khoa học công nghệ và phòng hành chính
tổng hợp.
Mười ba là: Trung tâm Công nghệ thông tin;
Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức
năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN tổ chức quản lý ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin trong toàn ngành BHXH VN.
Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị dự toán cấp hai, có dấu và tài
khoản riêng
Cơ cấu bao gồm phòng hành chính tổng hợp và phòng công nghệ thông
tin.
Mười bốn là: Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là đơn vị
trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức viên chức là
công tác BHXH
Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là đơn vị dự
toán cấp hai, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại Hà Nội
Cơ cấu bao bồm phòng đào tạo, phòng hành chính tổng hợp.
Mười lăm là: Trung tâm Lưu trữ;
Trung tâm Lưu trữ là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp

Tổng giám đốc BHXH VN hướng dẫn quản lý kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ
của đối tượng trong toàn ngành và trực tiếp quản lý hồ sơ của đối tượng và tài
liệu lưu trữ của cơ quan BHXH VN theo quy định của pháp luật.
Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc
Trung tâm không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và tài
khoản riêng.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: phòng hồ sơ đối tượng và phòng hồ sơ tổng
hợp.
Mười sáu là: Báo BHXH;
Báo BHXH là đơn vị trực thuộc BHXH có chức năng giúp Tổng giám
đốc BHXH VN tổng hợp hoạt động BHXH, BHYT nói chung trong toàn n
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH (bao
gồm cả BHYT) nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác BHXH; phổ
biến kính nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức viên chức
ngành BHXH.
Báo BHXH là sự nghiệp có thu hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán,
có tư cách pháp nhân đầu tư, có dấu và có tài khoản riêng, có trụ sở làm việc
tại Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức bao gồm phòng biên tập- phóng viên; phòng hành chính -
trị sự; phòng thư ký toà soạn; chi nhánh phía Nam
Báo BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc
BHXH VN
Mười bảy là: Tạp chí BHXH;
Tạp chí BHXH là đơn vị trực thuộc BHXH VN, có chức năng giúp Tổng
giám đốc BHXH VN tổng hợp đưa ra những vấn đề được và chưa được trong
toàn ngành, nghiên cứu trao đổi đưa ra những phương hướng trong thời gian
tới của BHXH VN…
Tạp chí BHXH chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng giám đốc
BHXH VN.
Tạp chí BHXH là sự nghiệp có thu hoạt động theo nguyên tắc tự hạch

toán, có tư cách pháp nhân đầu tư, có dấu và có tài khoản riêng, có trụ sở làm
việc tại Hà Nội
Mười tám là: Đại diện BHXH VN tại thành phố Hồ Chí Minh;
Đại diện BHXH VN tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc
BHXH VN có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH VN theo dõi, tổng hợp,
kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, thu, chi BHXH, khám chữa bệnh,
việc chấp hành chế độ kế toán của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ở phía Nam.
Chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng giám đốc và sự hướng
dẫn của các ban, trung tâm và văn phòng BHXH VN về chuyên môn, nghiệp
vụ có liên quan.
Là đơn vị dự toán cấp hai có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở đặt tại
thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Tình hình hoạt động của BHXH Việt Nam năm 2006
1.3.1. Các hình thức BHXH đang được triển khai
Trong năm 2006 BHXH VN triển khai hai loại hình BHXH là BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện.
BHXH, BHYT bắt buộc bao gồm các đối tượng sau:
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước;
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 1 lao động trở lên;
+ Người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu
chế xuất hoặc khu công nghiệp, trong các tổ chức, cơ quan nước ngoài
hoắc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Người lao động trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng, Đoàn thể
từ Trung ương đến cấp huyện;
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ
thuộc lực lượng vũ trang;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn;

+ Xã viên hợp tác xã làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động;
- Bảo hiểm tự nguyện bao gồm đối tượng sau:
+ Đối tượng BHXH tự nguyện: người lao động làm việc trong các hợp tác
xã không thuê mướn hoặc người lao động làm việc theo thời vụ với thời
gian dưới 3 tháng
+ Đối tượng BHYT tự nguyện: học sinh, sinh viên; thân nhân người lao
động; hộ gia đình; hội viên hội, đoàn thể.
- Nhà nước cấp tiền: đối tượng BHYT do Nhà nước cấp tiền bao gồm:
+ Người nghèo;
+ Những người có công với cách mạng (thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt
Nam anh hùng);
+ Người già từ 90 tuổi trở lên;
+ Thân nhân sỹ quan quân đội.
1.3.2. Các chế độ BHXH triển khai
+ Chế độ bảo hiểm y tế;
+ Chế độ trợ cấp ốm đau;
+ Chế độ trợ cấp thai sản;
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ hưu trí;
+ Chế độ tử tuất;
+ Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2007 áp dụng Luật BHXH áp dụng 5 chế độ, không tách
riêng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ mà lồng vào các chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
PHẦN 2: Tìm hiểu về tình hình hoạt động của cơ quan BHXH
Việt Nam
2.1. Đặc điểm tình hình
Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2006, toàn
ngành đã có những điều kiện thuận lợi, có những khó khăn sau:
- Thuận lợi

Trong năm 2006, với khí thế của cả nước trông chờ sự kiện nước ta
gia nhập tổ chức thương mại thế giời WTO, mục tiêu đặt ra là xây dựng được
Luật BHXH, BHYT và chiến lược phát triển BHXH VN đến năm 2020 trên
cơ sở Luật BHXH được Quốc hội thông qua, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc
đẩy toàn thể cán bộ, công chức viên chức trong Ngành phát huy tính năng
động sáng tạo, trong chỉ đạo, thực thi công việc với năng suất, chất lượng hiệu
quả.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, BHXH VN luôn
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và của
Hội đồng quản lý; sự phối hợp, tạo điều kiện của cấp Uỷ đảng, chính quyền,
địa phương và các Bộ, Ngành. Đây là những điều kiện thuận lợi để các đơn vị
trong toàn Ngành hoàn thành nhiệm vụ năm 2006 và các năm tiếp theo.
- Khó khăn
Việc triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về tiền lương,
trợ cấp BHXH và Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 ban hành Điều
lệ BHYT làm phát sinh một khối lượng công việc rất lớn liên quan trực tiếp
đến việc đảm bảo quyền lợi cho khoảng 2 triệu người hưởng BHXH và hàng
triệu người đang tham gia BHXH, BHYT.
Một số văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ
về BHXH, BHYT ban hành chậm nên cũng gây khó khăn cho việc thực hiện
chính sách và chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành.
Sự thay đổi về quy chế quản lý tài chính của Ngành, trong đó việc
giảm chí phí bộ máy phần nào tác động đến tâm tư của cán bộ, công chức,
viên chức, và một số mặt hoạt động của Ngành.
2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của ngành.
2.2.1. Công tác kế hoạch tài chính
Căn cứ vào số dự toán thu, chi năm 2006 do Bộ Tài chính và Hội đồng
quản lý giao, BHXH VN đã sớm xây dựng và giao số dự toán cho các đơn vị
dự toán cấp hai để chủ động triển khai thực hiện, với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Thu BHXH, BHYT : 20.788,362 tỷ đồng

- Chi BHXH, BHYT : 28.222,944 tỷ đồng, trong đó
+ Chi từ NSNN : 14.296,576 tỷ đồng
+ Chi từ quỹ BHXH : 13.926,368 tỷ đồng
Trên cơ sở các chỉ tiêu được giao, việc tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn
đốc kiểm tra và điều chính kế hoạch cũng kịp thời, chính xác và khách quan
hơn, tạo điều kiện để BHXH các tỉnh, thành phố hoàn thành tốt các chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên còn có những hạn chế trong công tác quản lý tài chính như:
- Còn nhiều đơn vị chưa thật sự công khai, dân chủ trong việc giao chỉ tiêu
kế hoạch còn áp đặt, hành chính.
- Chưa chú trọng tính pháp lý của các hợp đồng khám, chữa bệnh khi ký
với các cơ sở y tế; một số hợp đồng còn do cấp phòng ký mà không có giấy
uỷ quyền của Giám đốc…
2.2.2. Công tác mở rộng đối tượng đăng ký cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và thu
BHXH.
- Kết quả đạt được trong năm 2006 của toàn Ngành là tăng so với năm 2005:
tổng số thẻ BHYT phát hành tăng, số lao động tham gia BHYT, BHXH tiếp
tục tăng
- Đạt được kết quả này là do sự cố gắng nỗ lực của toàn Ngành, mặt khác
công tác kiểm tra, đôn đốc các đơn vị đóng chậm, nợ đọng kéo dài được tăng
cường
- Hạn chế trong công tác mở rộng đối tượng: chưa chủ động đi sâu nắm sát
đối tượng lao động thuộc diện BHXH bắt buộc cả ở khu vực Nhà nước và
ngoài Nhà nước; mức lương tối thiểu mới được áp dụng nhưng còn nhiều
doanh nghiệp chưa chuyển xếp lương xong nên chỉ nộp BHXH, BHYT cho
người lao động theo mức lương cũ…
2.2.3.Công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH.
Năm 2005 BHXH VN thực hiện phân cấp giải quyết chế độ, chính sách
cho BHXH các tỉnh, thành phố. Sự thay đổi tạo lên bước đột phá trong cải
cách hành chính các hoạt động của Ngành và nó đã tiếp tục đem lại kết quả

tích cực trong năm 2006.
Ngoài việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho người
lao động, BHXH các tỉnh thành phố đã tập trung thực hiện nhanh chóng và
chính xác việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH. Đây là một khối
lượng công việc rất lớn, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của gần 2 triệu người
hưởng BHXH.
Những hạn chế trong công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH như
sự phối hợp giữa các bộ phận; về các bước thực hiện quy trình xét duyệt còn
có sự lúng túng hay công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ dài hạn thiếu
chặt chễ tình trạng cắt giảm chậm (chết, tuất, mất sức lao động…)
2.2.4.Công tác BHYT tự nguyện.
Ban BHXH tự nguyện BHXH VN đã phối hợp chặt chễ với các ban
BHXH tự nguyện ở các tỉnh theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai BHYT
tự nguyện do vậy tính đến 30/11/2006 kế hoạch thu BHYT tự nguyện cho
thấy 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành và vượt kế
hoạch được giao. Ngoài ra còn tham gia giảng bài nghiệp vụ BHYT, BHXH
cho các lớp do Trung tâm đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ BHXH tổ chức…
2.2.5.Hoạt động hợp tác quốc tế về BHXH, BHYT
Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu
theo các dự án, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện chế độ, chính sách
BHXH, BHYT. Ngoài việc giữ mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với các
tổ chức quốc tế đã có quan hệ, trong năm BHXH VN đã tiếp tục thiết lập mối
quan hệ với các tổ chức hoạt động về BHXH nước ngoài khác. Song một
vướng mắc lớn gặp phải trong quá trình hợp tác quốc tế đó là trình độ ngoại
ngữ của hầu hết cán bộ, công chức trong các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan
BHXH VN còn yếu. Chưa vận dụng học hỏi được những ưu điểm của các
nước đi trước trong hoạt động BHXH vào sự nghiệp BHXH ở nước ta.
2.2.6.Các công tác khác.
Là đơn vị hoạt động sự nghiệp của Nhà nước, nhiệm vụ trong năm của
các công tác là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và hầu hết tất cả

các công tác đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Nhưng phải thấy rằng hoạt động của cơ quan BHXH VN là chưa chủ động
sáng tạo, và do vậy hiệu qủa công việc chưa được phát huy hết, gây lãng phí.
2.2.7.Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Mặc dù có nhiều thay đổi về chế độ chính sách liên quan đến tiền lương,
trợ cấp BHXH, Điều lệ BHYT, làm phát sinh một khối lượng công việc rất
lớn công việc song BHXH VN đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó BHXH VN còn có nhiều hạn chế như: sự phối hợp giữa các đơn
vị trong việc xây dựng văn bản chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ vẫn chưa theo
kịp yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng trong tình hình mới, nhất là việc trao
đổi, tiếp thu ý kiến giữa các đơn vị chuyên môn chưa đảm bảo đúng quy trình.
Vì vậy, chất lượng một số văn bản chưa cao, còn chồng chéo, trùng lặp giữa
các đơn vị và thậm chí không thống nhất với nhau khi cùng giải quyết một
vấn đề. Việc sơ kết tổng kết thực tiễn nhất là tổng kết nội dung các văn bản đã

×