Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.84 KB, 28 trang )

Lời mở đầu
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu hợp tác với
nước ngoài để đưa nền kinh tế nước ta ngày một đi lên, phát triển hơn ; là một
nước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, như chủ tịch
Hồ CHí MINH đã nói. Để được như vậy thì phát triển kinh tế xã hội luôn là
nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước ta ; chóng ta cần phải nhanh
chóng thực hiện tốt vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh
vực, trong đó tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng,
nã ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới các ngành khác. Điều đó phải kể đến
chức năng của các ngân hàng thương mại, là một kênh huy động vốn có hiệu
quả ; các NHTM có chức năng là kinh doanh tiền tệ, đồng thời làm nhiệm vụ
ổn định thị trường tiền tệ, cung cầu vốn, cung cấp nguồn vốn cho các doanh
nghiệp, tập thể, cái nhân có nhu cầu cần vốn, để phục vụ mục đích hoạt động
sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống của người dân .
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, sù xuất hiện của các công ty,
doanh nghiệp, nhà máy ngày càng nhiều và nhu cầu đời sống của ngừoi dân
ngày càng cao. Vì vậy nhu cầu về vốn là rất lớn, vốn được coi nh là dòng
máu lưu thong trong các doanh nghiệp . Để đáp ứng được một phần nhu cầu
đó các NHTM đã có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm huy động vốn
có hiệu quả từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Trước đây huy động
vốn chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư ; trong thời gian gần đây TTCK
phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, nên sẽ có một số lượng không
nhỏ người dân chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán, dẫn đến
huy động vốn của các NHTM sẽ bị ảnh hưởng. Để giữ chân khách hàng và
phát triển khách hàng ngày một đông hơn, các ngân hàng đã có những chính
sách nhằm thu hót nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các chính sách như : tăng
lãi suất huy động vốn, các chương trình khuyễn mãi, chăm sóc khách hàng
Trong thời gian vừa qua em được thực tập tại NHNo&PTNT huyện Tân
Kỳ tỉnh Nghệ An, trong mấy tháng đầu thực tập, nhờ có sự giúp đỡ tận tình
chỉ bảo của các cô chú nơi em thực tập và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn, em đã học tập được rất nhiều và rót ra được những kinh nghiện cho bản


thân

Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú trong cơ quan nơi em thực
tập, và thầy giáo hướng dẫn em trong quá trình thực tập và viết đề tài thực tập
sau này, em mong được sự giúp đỡ của của các cô, các chú trong cơ quan để
em làm quen với công việc được nhiều hơn, để đựợc áp dụng thực tế những gì
em đã đựợc học khi còn ở trường .
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về ngân hàng nông nghiệp huyện
Tân Kỳ tỉnh Nghệ An
I – Quá trình hình thành ngân hàng nông nghiệp huyện Tân Kỳ
Công cuộc đổi mới đòi hỏi chúng ta phải phát huy tiềm năng mọi mặt
của xã hội, mọi thành phần kinh tế. Đứng trước đòi hỏi khách quan đó ngày
26/3/1998 NHNo&PTNT HuyệnTân Kỳ ra đời tiền thân là NHNN Tân Kỳ có
trụ sở chính tại khối 7 thị trấn Lạt. Từ một NH nhỏ, chập chững bước vào thương
trường NH đã nhanh chóng trưởng thành sau 17 năm hoạt động.
Từ khi bước vào kinh doanh NH gặp không Ýt khó khăn, vốn liếng nhỏ
bé, cở sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, đường sá giao thông khó khăn,
năng lực sản xuất của người dân còn có nhiều hạn chế, trình độ đội ngò cán
bộ CNV chưa đồng đều Nhưng nhờ biết phát huy được lợi thế, khắc phục
hậu quả khó khăn, kiên trì bám sát định hướng của NHNo Tỉnh, nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Thường xuyên được sự quan tâm của
lãnh đạo, chỉ đạo NHNo Tỉnh và sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa
phương, phối kết hợp có hiệu quả của các ngành, đoàn thể và sự phấn đấu
không ngừng của cán bộ công nhân viên. Cùng với tính chủ động sáng tạo
trong điều hành của Ban Giám Đốc. Đến nay NH đã hoạt động có xu hướng
đi lên, kinh doanh có lãi, phát huy tốt vai trò là công cụ đòn bẩy của nền kinh
tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường NHNo&PTNT HuyệnTân Kỳ hoạt động luôn bám sát định hướng của
ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp

với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, NH đã tạo được
lòng tin với khách hàng, kinh doanh có hiệu quả trong chương trình phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với sự phấn đấu không ngừng nhiều năm liền
NH HuyệnTân Kỳ là đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh, nghành và được nhiều
cơ quan hữu quan cấp trên biết đến
Hiện nay, NH đóng vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp càc dịch vụ NH,
đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn góp
phần thực hiện các mục tiêu chương trình, giải pháp, góp phần vào công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
II- Cơ cấu tổ chức, nhân sự của ngân hàng
1- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng :
Ngân hàng có một ngân hàng cấp 2 Lạt và ba chi nhánh cấp 3, đó là :
NH Cừa, NH Tân An, NH Nghĩa Dũng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thể hiện ở sơ đồ sau:

oo
Ban giám đốc bao gồm : 1 giám đốc của ngân hàng cấp 2 và 3 giám đốc
của ba chi nhánh ngân hàng cấp III
ở ngân hàng cấp 2 Lạt có các phòng ban :

NH cÊp 2
L¹t
NH cÊp 3 Cõa NH cÊp 3 T©n An
NH cÊp 3 NghÜa
Dòng
Gi¸m §èc
Phßng kinh
doanh
Phßng kÕ to¸n
– ng©n quü

Phßng hµnh
chÝnh
2- Chức năng nghiệp vụ của các phòng ban:
-ở ngân hàng cấp 2 Lạt :
Phòng kinh doanh:
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn
tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh; cân đối nguồn vốn, sử dụng
vốn và điều hoà vốn kinh doanh trên địa bàn.
- Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm
định, đề xuất các biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết
của Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Tân Kỳ và NHNo &PTNT tỉnh Nghệ
An .
- Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn
bản nghiệp vụ tín dông,
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và
ngoài nước.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các Chi
nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngõa và xử lý rủi ro tín dụng
đồng thời tổng hợp viết báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ
quy định .
Phòng kế toán- ngân quỹ :
- Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại
hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán
kinh doanh, thanh toán theo quy định của Ngân hàng Tỉnh .
- Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Chi nhánh, giao chỉ tiêu kế
hoạch tài chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các Chi nhánh trên địa bàn,
thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nép ngân sách theo luật.
- Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán, kế toán và thực hiện báo cáo
theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn kho quỹ.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh

doanh theo quy định của NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An.
Phòng Hành chính:
- Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách
đến làm việc.
- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành
chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản theo yêu cầu của
Ban giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan.
- Thực hiện công tác sữa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn
phòng phẩm quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
*- ở các ngân hàng cấp 3
Hoạt động của NH cấp 3 trên địa bàn cũng giống nh hoạt động của NH
trung tâm bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền nhanh.
Tuy nhiên về tổ chức các NH này chỉ bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc và
các nhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, kinh doanh Quyền hạn của các
chi nhánh này còng thu hẹp hơn so với NH trung tâm
Phần 2 : Tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp huyện
Tân Kỳ
I – Các điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động
của ngân hàng
Tân Kỳ là một huyện miền núi nằm ở miền tây Nghệ An, có tổng diện
tích tự nhiên 27556,75ha, đất nông nghiệp 13528,92ha trong đó mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản, hải sản là 266,11ha.Đất lâm nghiệp 18844,77ha, đất
chuyên dùng 3257,65ha, đất ở 796,76ha, đất chưa sử dụng 36128,62ha. Với
134.319 số người trong độ tuổi lao động, 69.820 người và có 28.454 hé. Qua
số liệu thống kê trên có thể thấy rằng Huyện Tân Kỳ rất có tiềm năng về phát
triển kinh tế, rất thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi với lực lượng lao
động khá dồi dào. Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế là rất lớn
Trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 15.4%, tổng giá trị sản lượng đạt
775.475 triệu tăng 12,7% và bằng 87% kế hoạch, cơ cấu kinh tế có bước
chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nông nghiệp là 328.205 triệu, tăng

24,7% bằng 85% kế hoạch, công nghiệp và xây dựng 233.746 triệu tăng 0,6%
bằng 80% kế hoạch, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 23,8%, các
nghành dịch vụ đạt 108.554 triệu, tăng 11,6%
Về hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh hơn, giá cả biến động, lãi
suất huy động tăng lên, chênh lệch đầu vào đầu ra thu hẹp, song nhờ biết phát
huy được lợi thế, khắc phục khó khăn, kiên trì bám sát định hướng của ngành
và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, được sù quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An và sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính
quyền địa phương, phối kết hợp có hiệu quả của các nghành đoàn thể và sự
phấn đấu tích cực của cán bộ công nhân viên, đã chủ động sáng tạo trong điều
hành và biết phát huy những lợi thế nên trong năm qua hoạt dộng kinh doanh
của ngân hàng Tân Kỳ tiếp tục đạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực .
II- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
1. Công tác huy động vốn
Trong những năm vừa qua NHNo&PTNT HuyệnTân Kỳ Tỉnh Nghệ An
đã chủ động bám sát mục tiêu định hướng của nghành, mở rộng khơi tăng
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế huyện nhà. Trong năm 2006
NHNo đã xác định nguồn vốn là trọng tâm nhất trong năm, với các biện pháp
chủ động vận dụng đa dạng hoá các hình thức huy động, giao chỉ tiêu cụ thể
cho từng NH cấp 3, phòng, địa bàn và cho từng cán bộ. Đồng thời động viên
kịp thời cho những cán bộ, các vùng bằng việc khen thưởng cho các tập thể và
cá nhân có nhiều thành tích trong huy động vốn. Tổ chức thông tin quảng bá
trên truyền hình cũng như trên báo chí, đặc biệt là cố gắng tiếp cận các doanh
nghiệp, cá nhân có nguồn vốn lớn, nhất là huy động đợt gửi có thưởng, tiết
kiệm dư thưởng bằng vàng 3 chữ A do NHNo&PTNT Việt Nam phát động.
Nhờ những cố gắng đó mà tính đến cuối năm 2006 nguồn vốn huy động của
toàn Huyện ( cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi VNĐ) là 109.647 triệu đồng tăng
so với năm trước 24.425 triệu đồng, tốc độ tăng 28,6% và bằng 104,6% kế
hoạch. Trong đó nguồn vốn nội tệ là 105.479 triệu đồng, tăng hơn so với năm
trước là 22.351 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 26,8% bằng 104,7% so với kế

hoạch. Nguồn vốn quy đổi ngoại tệ là 4.168 triệu đồng, tăng hơn so với năm
trước 2.074 triệu đồng, tốc độ tăng 99% và bằng 102% kế hoạch.
Trong năm 2006 các chi nhánh đã quan tâm nhiều tới việc tạo nguồn vốn
kinh doanh với lãi suất hợp lý nên đã tìm và huy động được một số doanh
nghiệp, cơ quan, trường học về mở tài khoản và gửi tiền nên nguồn vốn tăng
trưởng khá, tạo tiền đề thuận lợi cho kinh doanh
Bảng 1: Tình hình biến động nguồn vốn nội tệ của NH tại địa phương.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
NH
2004 2005 2006
2006/2004 2006/2005
Số tiền % Số tiền %
NH cấp 2 49.751 56.238 62.990 +13.239 26,61 +6.752 12,00
NH cấp 3 Cừa 14.020 19.143 27.013 +12.993 92,67 +7.870 41,11
NH cấp 3 Tân An 6.072 7.422 9.835 +3.763 61,97 +2.413 23,51
NH cấp 3 Nghĩa Dũng 2.419 5.641 +3.222 133,16
Tổng nguồn vốn 69.843 85.222 105.479 +35.636 51,02 +20.257 23,77
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn của các NH chi nhánh đều tăng
trong đó nhuồn vốn cấp3 Cừa là tăng mạnh. điều này cũng dễ hiểu vì ở đây có
nền kinh tế phát triển sầm uất trong mọi ngành sản xuất đặc biệt là sản xuất
gạch ngãi, một sản phẩm nổi tiếng của tỉnh. Vì thế, tốc độ tăng trưởng vốn
hoạt động của năm 2006 so với năm 2004 là 92,67% và năm 2005 là 41,11%
ở NH trung tâm do nền kinh tế tăng trưởng ổn định nên tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn cũng tăng nhưng chậm. Tuy vậy, so với hai chi nhánh còn
lại thì tổng phần trăm nguồn vốn vẫn cao nhất. Năm 2004 chiếm 71,23%, năm
2005 chiếm 65,99%, năm 2006 chiếm 59,72%.
ở NH cấp 3 Tân An do điềukiện SXKD không thuận lợi kinh tế gặp

nhiều khó khăn. Trước đây có các nông trường cam công nhân có thu nhập
nhưng hiện nay vườn cam không trồng nhiều như trước đây nên các hộ nông
dân đều tự sản xuất lấy các mặt hàng khác, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nghèo
nàn đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Tuy vậy, tổng nguồn vốn huy động vẫn
tăng lên đáng kể năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2006 tăng
61,97% so với năm 2004 và 23,51% so với năm 2005 chiếm 8,69% tổng
nguồn vốn năm 2004; 8,71% năm2005; 9,32% năm2006 .
ở NH cấp 3 Nghĩa Dũng là chi nhánh mới thành lập nhưng đã có tốc độ
tăng trưởng tăng mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng vốn hoạt động của năm
2006 so với năm 2005 là 133,16 %
Có được kết quả đó là nhờ cán bộ công nhân toàn thể cơ quan đã cố gắng
bằng mọi biện pháp tiếp cận vận động người dân cũng như các doanh nghiệp
có nguồn vốn nhàn rỗi để gửi vào NH vừa an toàn vừa sinh lời.
Trong hai nguồn vồn huy động thì tỷ trọng các nguồn của ba năm gần
đây 2004, 2005, 2006, còng có sự biến động khá lớn, điều đó được thể hiện ở
bảng số liệu sau:
Bảng 2: Nguồn vốn huy động phân theo nguồn hình thành
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nguồn hình thành
2004 2005 2006 2006/2004 2006/2005
ST
%/∑
NV
ST
%/∑
NV
ST
%/∑
NV

ST % ST %
TG của các TCKT 10.832 10,06 7.439 6,50 10.036 7,16 -796 -7,35 +2.597 +34,91
TG của TCTD, KBNN 14.226 13,22 13.872 12,12 10.479 7,47 -3.747 -26,34 -3.393 -24,46
TG tiết kiệm 45.839 42,6 61.817 54 89.132 63,57 +43.293 +94,45 +27.315 +44,19
Kỳ phiếu 887 0,82 810 0,71 780 0,57 -107 -12,06 -30 -3,7
Vay và tiền gửi khác 35.860 33,3 30.562 26,69 29.784 21,24 -6.076 -16,94 -778 -2,5
Tổng nguồn vốn 107.644 100 114.500 100 140.21
1
100 +32.567 +30,25 +25.711 +22,46
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm mà cơ cấu nguồn vốn của NH
biến động rất lớn. Nguồn vốn tiền gửi đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn vốn thể hiện năm 2004 chiếm 65,88% năm 2005 chiến 72,62% năm 2006
chiếm 78,2%. Ta thấy so với những năm sau đều tăng hơn so với năm trước ; nhìn
chung nguồn vốn cũng chiếm tỷ trọng khá cao.điều này, chứng tỏ NH có lợi thế về
huy động vốn đây là một thuận lợi lớn trong kinh doanh mà NH cần phát huy.
Trong đó: Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế năm 2004
là 10.832 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,06% ; năm 2005 là 7.439 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 6,5% và năm 2006 là 10.036 triệu đồng chiếm 7.16% ;trong đó
so với năm 2004 giảm 796 triệu đồng tốc độ giảm là 7,35%, so với năm 2005
tăng về tuyệt đối là 2.597 triệu đồng với tốc độ tăng là 34,91%.Qua số liệu
này cũng có thể thấy rằng uy tín của NH ngày được nâng cao, sử dụng chính
sách lãi suất linh hoạt từ đó thu hót được khối lượng khách hàng khá lớn
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước đều giảm trong
các năm ; mưc giảm của năm 2006 so với năm 2004 là 3.747 triệu đồng với
tốc độ giảm 26,34 %, so với năm 2005 giảm 3.393 triệu đồng với tốc độ giảm
24,46% ; điều này là vì năm 2004 do cuối năm Nhà nước thay thổi chính
sách tiền lương nên số tiền lương phải trả cho các cơ quan ban ngành tăng lên,
kho bạc phải rút về một lượng tiền lớn để chi trả lương nên tiền gửi bị giảm
xuống

Tiền gửi tiết kiệm tăng lên mét cách mạnh mẽ với tốc độ tăng so với
năm 2004 là 94,45% so với năm 2005 là 44,19% ; điều này chứng tỏ uy tín
của NH ngày một nâng cao, mối quan hệ giữa NH và khách hàng có những
bước phát triển tốt vì trên địa bàn có tiết kiệm bưu điện có sức cạnh tranh rất
lớn vì họ chào với mức lãi suất hấp dẫn hơn NHNo. Nhưng khách hàng vẫn
giữ mỗi quan hệ bền chặt với NH mình vì vậy đây là một thành công lớn
trong công tác chăm sóc khách hàng của NH
Kỳ phiếu giảm mạnh ở năm 2005 từ 887 triệu đồng năm 2004 xuống còn
810 triệu đồng. Sở dĩ giảm như vậy là vì trước đây NH được phép huy động
kỳ phiếu 12 tháng và 24 tháng do tính chất ổn định của chúng và lãi suất
mang lại nên khách hàng đầu tư vào kỳ phiếu nhiều hơn. Riêng năm 2004
theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam chỉ cho phép các NH cấp 2
huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu với thời hạn là 3 tháng và 6
tháng. Do thời gian bị co hẹp mức lãi từ việc đầu tư này không cao nên khách
hàng Ýt quan tâm vào lĩnh vực này.
Vốn đi vay giảm theo từng năm với tốc độ giảm so với năm 2004 là
16,94%, năm 2006 là 2,5 %, Vì NH có lợi thế trong huy động vốn nên số
lượng tiền phải đi vay có giảm trong các năm, điều này chứng tỏ NH đang
gặp huy động có hiệu quả về nguồn vốn .
Nh vậy có thể thấy rằng về mặt cơ cấu nguồn vốn của NH đã có sự biến
động rõ rệt trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Đối tượng tập trung chủ yếu là các
tổ chức kinh tế, cá nhân, giảm phát hành giấy tờ có giá. Tuy số vốn mà NH
huy động được tại địa phương đã tăng lên nhưng vẫn không đáp ứng được
nhu cầu vay của khách hàng những kết quả đó là do NH đã quan tâm chú
trọng đến công tác huy động vốn của mình, thu hót được một lượng tiền nhàn
rỗi khá lớn trong dân cư.
Nếu như trước đây, nguồn vốn chính của NH là lấy từ NS NN và chỉ có
một phần nhỏ tự huy động từ các tổ chức kinh tế, các khách hàng truyền
thống quen thuộc thì bước sang giai đoạn mới theo pháp lệnh 90-
NHNo&PTNT Tân Kỳ đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của

mình kết hợp với tự huy động tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Hoạt động huy
động được mở rộng.
Nh vậy, trong 2 năm qua bằng nhiều hình thức phong phú như cải tiến
nghiệp vụ, đổi mới phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới chi nhánh, xây dựng
cơ sở hạ tầng trang thiêt bị như máy tính, cải tiến mẫu mã giấy tờ giao dịch.
Nên nguồn vốn huy động của NH không ngừng tăng lên. NH đã tập trung chỉ
đạo các phòng ban tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cái nhân mở tài
khoản và hướng dẫn thủ tục tận tình, chu đáo, đồng thời cử cán bộ đi xuống
các doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiên mặt như séc, ngân phiếu,
không ngừng thu hót mọi khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng.
2. Tình hình sử dụng vốn
Các NHTM đều hoạt động theo phương thức “Nhận gửi để cho vay” tức
là huy động vốn từ các nguồn khác nhau và sử dụng nguồn vốn đó hoạt động
kinh doanh có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi có dòng
tiền rót ra. Vì vậy sử dụng nguồn vốn là khâu mẫu chốt quyết định hiệu quả
kinh doanh của NH, việc sử dụng triệt để có hiệu quả nguồn vốn sẽ dẫn đến
tối đa hoá lợi nhuận cho NH còng nh góp phần vào sự phát triển chung của
nền kinh tế.
Diễn biến tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Tân Kỳ Nghệ An qua 3
năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3: Tình hình dư nợ của các NH chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
NH
2004 2005 2006
2006/2004 2006/2005
Số tiền % Số tiền %
NH cấp 2 40.178 28.755 33.786 -6.392 -15,91 +5.031 +17,5
NH cấp 3 Cừa 33.213 40.019 46.748 +13.535 +40,75 +6.729 +16,81
NH cấp 3 Tân An 29.937 33.582 39.833 +9.896 +33,06 +6.251 +18,61

NH cấp 3 Nghĩa Dũng 21.600 25.921 +4.321 20
Tổng nguồn vốn 103.327 123.956 146.288 +42.961 +41,58 +22.332 +18,02
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ có ở NH cấp 2 Lạt năm 2005 có giảm,
từ 40.178 triệu đồng năm 2004 xuống còn 28.755 triệu đồng ở năm 2005 ; còn
lại số dư nợ qua các năm của các NH đều tăng, cụ thể năm 2006 tăng so với
năm 2004 là 42.961 triệu đồng với tốc độ tăng là 41,58% so với năm 2005 là
22.332 triệu đồng với tốc độ tăng là 18.02%. Nguyên nhân là do NH đã làm
tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương,
bám sát mục tiêu định hướng của Tỉnh, Huyện, theo chương trình phát triển
kinh tế địa phương, tìm kiếm các phương án, dự án khả thi, tăng suất đầu tư,
mở rộng diện đầu tư cho những địa bàn dư nợ còn thấp, chủ động đến với
khách hàng. Công tác điều hành tín dụng luôn được quán triệt tinh thần cho
vay phải đảm bảo an toàn hiệu quả trong việc mở rộng tín dụng. điều tra khảo
sát cho vay kịp thời, nên mở rộng tín dụng có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng dư
nợ đều, đây cũng chính là nguyên nhân để NHNo&PTNT Tân Kỳ vượt mức
kế hoạch
Trong đó NH cấp 3 Cừa có mức dư nợ cao nhất với mức tăng của năm
2006 so với năm 2004 là 13.535 triệu đồng tốc độ tăng 44,75%. Đây là địa
bàn có nền kinh tế phát triển khá sôi động nguồn nhân lực dồi dào có nghề thủ
công truyền thống là sản xuất gạch, ngãi Nên nhu cầu về vốn rất cao. ở
trung tâm và cấp 3 Tân An dư nợ cũng tăng đáng kể. Như vậy, chứng tỏ nhu
cầu về vốn của khách hàng còn rất lớn, vì thế NH phải có chính sách cho vay
hợp lý nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả vừa mở rộng vừa chuyên sâu đáp ứng
tố đa mọi nhu cầu của khách hàng dữ cơ cấu nhu cầu hợp lý. Trong hoạt động
tín dụng NH cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là
cho vay đối với các hộ SXKD. Còn các thành phần kinh tế khác thì cho vay
khá đồng đều thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Tình hình dư nợ theo các chỉ tiêu

Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
2006/2004 2006/2005
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh sè cho vay 162.700 135.985 137.668 -25.032 -15,39 +1.683 +1,24
2. Doanh sè thu nợ 143.400 124.462 129.783 -13.617 -9,5 +5.321 +4,26
3. Tổng dư nợ 103.327 123.956 146.288 +42.961 +41,58 +22.332 18,02
4. Theo thời gian
Dư nợ ngắn hạn 44.154 48.687 60.423 +16.269 +36,85 +11.736 +24,1
Dư nợ trung và dài hạn 59.173 75.269 85.865 +26.692 +45,11 +10.596 +14,08
5. Theo thành phần kinh tế
DNNN 1.236 1.450 2.150 -1.212 -98,01 +700 +48,28
DNNQD & các thành phần
KT #
102.091 122.506 144.742 +42.651 +41,78 +22.236 +18,15
6. Theo cơ cấu ngành
Nông, lâm nghiệp 54.862 62.920 83.523 +28.661 +52,24 +20.603 +32,74
CN, tiểu thủ CN 2.643 8.237 9.526 +6.883 +260,4 +1.289 +15,65
Thương nghiệp và dịch vụ 1.952 6.753 10.278 +8.326 +426.53 +3.525 +52,19
(Nguồn: Bảng kê tình hình sử dụng vốn tại NHNo& PTNT Tân Kỳ Tỉnh Nghệ An)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh sè cho vay năm 2006 đạt 137.668 triệu
đồng giảm 25.032 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ giảm là 15,39%, so với
năm 2005 tăng 1.683 triệu đồng với tốc độ tăng là 1,24%. Ngoài việc duy trì
quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống chi nhánh đã mạnh dạn đa dạng
hóa các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng. Mở rộng cho vay
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NH đã tích cực nắm bắt tìm kiếm
các dự án đầu tư để mở rộng cho vay, tăng doanh sè cho vay và dư nợ trung và
dài hạn. Bên cạnh đó công tác thu hồi nợ không được tốt lắm, ngân hàng cần

phải có các biện pháp để xử lý nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng thẩm
định khách hàng để giảm rủi ro trong các món cho vay. Doanh sè thu nợ năm
2006 đạt 129.783 triệu đồng giảm 13.617 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ
giảm 9,5% và tăng 5.321 triệu đồng với tốc độ tăng 4,26% triệu đồng so với năm
2005. Nh vậy, cả doanh sè cho vay và doanh sè thu nợ đều giảm, NQH vẫn duy
trì ở mức cho phép .
Dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 60.423 triệu đồng tăng 16.269 triệu
đồng với tốc độ tăng 36,85% so với năm 2004, và tăng 11.736 triệu đồng với
tốc độ tăng 24,1% so với năm 2005. Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm
2006 là 85.865 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 26.692 triệu đồng với tốc
độ tăng 45,11%. Tăng so với năm 2005 là 10.596 triệu đồng với tốc độ tăng là
14,08%. Nh vậy dư nợ trung dài hạn năm 2005 và năm 2006 đều tăng.
Phân theo thành phần kinh tế ta thấy tỷ trọng cho vay DNNN tăng dần
qua các năm : Năm 2006 dư nợ 2.150 triệu đồng chiếm 1.47% tổng dư nợ,
năm 2005 là 1.17% và năm 2004 là 1,2% mà gần đây nhà nước tăng cường
cho vay đối với các DNNQD và thành phần khác năm 2006 là 144.742 triệu
đồng tăng 42.651 triệu đồng với tốc độ tăng 41,78% so với năm 2004 ; và
tăng 22.236 triệu đồng với tốc độ tăng 18,15 % so với năm 2005. Như vậy
nếu chia theo thành phần kinh tế thì NHNo&PTNT Tân Kỳ cho vay chủ yếu ở
hai khu vực DNNQD và doanh nghiệp khác. Hạn chế cho vay DNNN vì đang
trong thời kỳ bao cấp, hầu hết các DNNN làm ăn không có hiệu quả không tự
lập, tù chủ trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây NH nhận
thấy cho vay các DNNQD và thành phần kinh tế khá hiệu quả mặc dù vẫn để
xẩy ra tình trạng NQH nhưng so với cho vay các DNNN thì hiệu quả kinh tế
cao hơn. Nếu chia theo ngành kinh tế thì NHNo&PTNT Tân Kỳ Nghệ An chủ
yếu cho vay đối với ngành nông, lâm nghiệp. Như đã nói ở phần đầu, địa bàn
Tân Kỳ rất phù hợp với việc trồng trọt chăn nuôi. Đồi núi rộng, đất trồng phù
sa màu mỡ nên việc đầu tư cho vay đối với các ngành nghề này rất phù hợp
với đường lối chủ trương phát triển kinh tế của huyện nhà năm 2006, dư nợ
đối với ngành này là 83.523 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 28.661 triệu

đồng với tốc độ tăng là 52,24%. Tăng so với năm 2005 là 20.603 triệu đồng
với tốc độ tăng là 32,74%. Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp NH cũng chú trọng tăng dư nợ đối với khu vực này vì ở Tân Kỳ
có các ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển như nhà máy đường, phân vi
sinh, sản xuất gạch ngãi và điềunày thể hiện rất rõ qua các số liệu sau: Tổng
dư nợ đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2006 là 9.526 Triệu
đồng tăng 6.883 triệu đồng với tốc độ tăng là 260,4%, so với năm 2004 tăng
1.289 triệu đồng với tốc độ tăng là 15,65% so với năm 2005
3- Chất lượng tín dụng:
Đến 31.12.2006 nợ quá hạn còn 583 triệu đồng, giảm so với đầu năm
118 triệu.
Trong đó : - Nợ cơ cấu 254 triệu, giảm so với đầu năm 191 triệu đồng
- Nợ quá hạn thực sù : 329 triệu tăng hơn so với đầu năm 83 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 0,22% / tổng dư nợ .
- Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là : 11 triệu, do làm tốt công tác thẩm
định quản lý khách hàng từ đó tỷ lệ nợ quá hạn đã phản ánh chất lượng
tín dụng ngày càng được nâng cao.
Nợ quá hạn phân theo các ngân hàng
Vùng Tổng
NQH
Trong đó Nợ xấu
Nhóm 3-
5
Cơ cấu QH thực sự
Số dư % DN ( +/ - )
NH Cấp 2 272 85 187 0,55 +174 5
NH Cừa 213 150 63 0,14 -39 0
NH Tân An 34 15 19 0,05 -49 1
NH Nghĩa Dũng 64 4 60 0,23 -3 5
Cộng 583 254 329 0,23 +83 11

• Công tác trích lập và xử lý rủi ro
Chỉ tiêu Cộng Cấp 2 Cừa Tân An
N Dòng
Trích lập trong năm 353 66 159 50 78
Đã xử lý RR 222,8 24,5 109,1 33 56
4-Kết quả tài chính :
- Tổng thu đến 31/12/2006 : 19.696 triệu, tăng hơn so với đầu năm
4.243 triệu và bằng 102% kế hoạch. Trong đó thu trên cân đối 17.853
triệu, thu giảm lãi 1.843 triệu
- Tổng chi : đến 31/12/2006 : 14.596 triệu .
• Thu chi tài chính từng ngân hàng
chỉ tiêu Cộng Cấp 2 Cừa Tân An Nghĩa Dòng
TH %HT TH %HT TH %HT TH %HT
1.Tổng thu 19.696 5.105 106 5.975 98 5.083 95 3.533 101
Thu dịch vụ 165 127 95 19 54 14 53 5 45
Thu rủi ro 161 26 43 73 91 43 53 19 23
2.Tổng chi 14.596 3.965 4.431 109 3.747 105 2.453 101
Kết quả tài chính rất khá mặc dù là năm chi lớn nh khấu hao, sửa chữa
thường xuyên, mua sắm công cụ chi dự phòng rủi ro nhưng vẫn đảm bảo chi
lương tăng lên theo quy định của nhà nước và có tiền thưởng.
5. Công tác chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối
Trong năm đã chi trả qua ngân hàng 511 món tăng 291 mãn, với số tiền
649.906 USD, tăng 401.794 USD, tốc độ tăng 169% ( quy đổi ra 10.457 triệu
)
Chi trả qua WESTERN 561 món tăng 405 mãn, với số tiền 473.155 USD
tăng 359.973 USD, tốc độ tăng 318% ( quy đổi ra 7.613 triệu ).
Là năm thành công trong công tác kinh doanh ngoại hối có tốc độ tăng
trưởng khá cao so với các huyện trong toàn tỉnh .
6. Công tác thu chi tiền mặt :
- Tổng thu tiền mặt : 609.287 triệu đồng

Trong đó :
+ Thu tiền gửi : 427.087 triệu đồng
+ Thu nợ :133.752 triệu đồng
+ Thu khác :48.448 triệu
- Tổng chi tiền mặt : 608.892 triệu đồng
Trong đó :
+ Chi tièn gửi : 427.885 triệu đồng
+ Chi cho vay : 156.084 triệu đồng
+ Chi khác : 24.923 triệu đồng
Đảm bảo đủ tiền mặt cho nhu cầu các ngành, đảm bảo an toàn tuyệt đối
phát hiện tiền giả thu về 49 tờ với 4,5 triệu đồng, trả tiền thừa cho khách 94
mãn, số tiền là 41.193 ngàn đồng, mặc dù khối lượng thu chi lớn nhưng vẫn
đảm bảo an toàn tuyệt đối và trả tiền thừa cho khách hàng .
III. Đánh giá những mặt làm được :
A.Những kết quả đạt được :
Hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Tân Kỳ trong năm qua đã đạt
được khá toàn diện trên các mặt công tác .
1/ Đã chủ động thực hiện đề án kinh doanh, đặc biệt là tập trung cho huy
động tiền gửi dân cư, đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư từ 74,8% lên 81%, thành
công công tác nguồn vốn là ai cũng chăm lo cho công tác nguồn vốn .
2/ Đầu tư tín dụng đã bám sát chương trình phát triển kinh tế của địa
phương, tìm kiếm các dự án khả thi và tập trung vốn cho những vùng có điều
kiện phát triển kinh tế, điều hành tín dụng, quán triệt tinh thần cho vay phải
đảm bảo an toàn vốn, giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm .
3/ Chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, việc gia hạn
và điều chỉnh kỳ hạn nợ đã giảm dần, xử lý kịp thời nợ không sinh lời, nợ xấu
.
4/ Công tác tài chính tin học chấp hành tốt chế độ, kết quả thu tài chính
vượt kế hoạch, thu rủi ro bước đầu đã có kết quả, vì vậy mặc dù chi trả tiền
lãI cao, trích lập và xử lý rủi ro lớn, chi mua sắm công cụ lao động nhiều

nhưng vẫn đảm bảo tiền lương, doanh sè thanh toán, chuyển tiền qua ngân
hàng ngày càng nhiều hơn, kể cả dịch vụ chuyển tiền nhanh bằng kiều hối
cũng như dịch vụ WESTER N, chương trình thông tin báo cáo, giao dịch trực
tiếp đã có nhiều tiến bộ, vì vậy đã rút ngắn được thời gian làm việc và cán bộ
đỡ vất vả hơn.
5/Công tác cán bộ thực hiện đúng quy trình từ quy hoạch thăm dò đào tạo
đề bạt thuyên chuyển và viết nhận xét, nhìn chung các đồng chí được giao
nhiệm vụ đã có chiều hướng phấn đấu hoàn thành nhiệm vô .
6/ Công tác kiểm tra nội bộ đã được chú trọng : Tổ chức kiểm tra chất
lượng tín dụng và công tác kế toán – ngân quỹ theo đề cương của NHNo Việt
Nam, kiểm tra định kỳ đột xuất được tăng cường, triển khai chỉnh sửa sau
kiểm tra bài bản, sớm phát hiện và xử lý kịp thời những vụ việc tiêu cực nhằm
đẩy lùi và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh .
7/ Công tác tổ chức hành chính : trong năm đã có sự chuyển biến đáng kể
từ trực cơ quan, vệ sinh cảnh quan môi trường, đưa đón tiếp khách, tổ chức
các ngày lễ, mua sắm công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Lập hồ sơ,
quyết toán xây dựng trụ sở nhà làm việc NH Cấp 3 Cừa .
8/ Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, từ việc công khai hoá
từ khâu kế hoạch, tài chính tiền lương, tiền thưởng hợp đồng lao động, càng
làm cho nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tập trung xây dựng đơn vị ngày càng
vững mạnh
B-Tồn tại :
Bên cạnh những kết quả đạt được song còn có một số tồn tại .
1/ Nguồn vốn tuy vượt kế hoạch nhưng chưa vững chắc, cá biệt có ngân
hàng, các địa bàn hoàn thành kế hoạch còn thấp, nguyên nhân là chưa thực sự
quan tâm và chưa có các biện pháp hữu hiệu đến công tác huy động vốn .
2/ mét số cán bộ chưa giám làm, giám chịu trách nhiệm, trong công việc
còn nhiều hạn chế .
3/ Chất lượng tín dụng tuy tỷ lệ đạt thấp nhưng, nợ không sinh lời còn ở
chỗ này chỗ khác, phải trích lập dự phòng đến 353 triệu, một số vùng chất

lượng tín dụng chưa đảm bảo và còn có những phản ánh khách hàng ở một số
vùng .
4/ Tài chính tuy thu vượt kế hoạch nhưng thu rủi ro chưa mạnh, có trường
hợp chưa thu lãi triệt để. Thu dịch vụ chưa cao đặc biệt là dịch vụ thanh toán
chi trả kiều hối .
5/ Trình độ cán bộ còn hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định
quản lý khách hàng còn buông lỏng. Cán bộ còn để sai phạm trong cho vay,
thu nợ, ý thức trách nhiệm chưa cao còn hạn chế một số mặt trong các nghiệp
vô .
IV. Mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2007
Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2006-2010. Đây là năm có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho việc
hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVIII. Do đó các
chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2007 của huyện nhà phấn đấu, tốc độ tăng
trưởng 15-16%
• Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1/ Tập trung nâng cao năng lực toàn diện các mặt hoạt động, phát huy
mạnh mẽ tinh thần đồng bộ và hiệu lực của công cụ điều hành, để chủ động
thích ứng trước những thay đổi cơ chế, chính sách vĩ mô có tác động đến kết
quả hoạt động của chi nhánh, trên cơ sở đẩy mạnh quy mô và tốc độ tăng
trưởng cao nguồn vốn huy động, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý
trên cơ sở kiểm soát được, xây dựng tài chính vững mạnh đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh bền vững, trước mắt xây dựng đề án kinh doanh năm 2007
có căn cứ thật khoa học, các phòng và ngân hàng cơ sở xây dựng đề án kinh
doanh chương trình hoạt động, đồng thời đăng ký thi đua, mục tiêu phấn đấu
cho tập thể và cá nhân .
2/ Về nguồn vốn được xác định là nền tảng, vì vậy cần xác định huy động
vốn là nhiệm vụ hàng đầu tập trung lãnh đạo, đảy mạnh công tác tuyên truyền
tiếp thị huy động vốn nội ngoại tệ tại địa phương, vốn huy động đa dạng, lãi
suất thị trường có khuyến mãi phù hợp, giao chỉ tiêu sát, đúng cho các phòng,

ngân hàng cấp 3 và cho tong cán bộ, trên cơ sở đó quan tâm đến công tác thi
đua và thưởng cho những tập thể và cái nhân có thành tích trong công tác huy
động vốn làm cơ sở để đánh giá cán bộ, đưa nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt
84% trên tổng nguồn vốn, chú trọng huy động vốn trên 12 tháng .
Mở rộng giao dịch ở các điểm kinh tế phát triển, tăng cường cơ sở vật chất
đủ máy móc phương tiện làm việc, đổi mới phong cách giao dịch tinh thần
thái độ phục vụ để thu hót khách hàng, làm tốt quan hệ với khách hàng truyền
thống .
3/ Về tín dụng đầu tư cho các dự án có hiệu quả bao gồm cả doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hộ sản xuất cụ thể :
Thực hiện đúng quy trình thể lệ để cho vay, hướng đầu tư vào trang trại,
cây con, vùng kinh tế hàng hoá tập trung theo chương trình kinh tế trọng
điểm, đối với doanh nghiệp nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng,
tái thẩm định của phòng và tổ thẩm định với các dự án vượt quyền, đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức xếp loại khách hàng để xem xét trong quá
trình cho vay, trong cho vay kết hợp, trình độ quản lý khách hàng để xác định
kỳ hạn nợ cho phù hợp, không gây khó khăn cho khách hàng đủ điều kiện vay
vốn .
Gắn cho vay xuất khẩu lao động với huy động ngoại tệ, yêu cầu khách hàng
mở tài khoản mới cho vay, cho vay đời sống, mạnh dạn cho vay các phương
tiện vận tải trên cơ sở có sự thoả thuận giữa NHNo với cung ứng. Tăng cường
dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn và phải kiểm soát chất lượng, thực
hiện quản lý hạn mức sử dụng vốn hàng ngày đến từng ngân hàng cấp 3, tăng
cường công tác kiểm tra phát hiện rủi ro để xử lý, đôn đốc nợ đến hạn, nợ quá
hạn, nợ đã xử lý rủi ro đảm bảo chất lượng tín dụng từ đó đánh giá năng lực
cán bộ tín dụng và cán bộ điều hành, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoai tệ
nâng cao chất lượng chi trả kiều hối tại NH cấp 3 .
4/ Tập trung nâng cao năng lực tài chính trên cơ sở mở rộng quy mô kinh
doanh có hiệu quả, thu lãi trong hạn, tận thu nợ xử lý rủi ro, mở rộng các hoạt
động dịch vụ như : Dịch vụ thanh toán, dịch vô mua bán ngoại tệ chi trả kiều

hối và từ đó vận động khách hàng gửi tiềm tiết kiệm để tăng các khoản thu,
thực hành tiết kiệm vừa đảm bảo trang trải kinh phí kinh doanh, vừa tăng thu
nhập cho người lao động và có lợi nhuận cao.
5/ Quán triệt quan điểm hướng về cơ sở tạo mọi điệu kiện thuận lợi cho cơ
sở giải quyết mọi khó khăn vướng mắc để cho các phòng và ngân hàng cơ sở
chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh .
6/ Thực hiện triển khai chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ, chủ động
xây dựng kế hoạch kiểm tra, phối hợp các phòng chuyên đề thực hiện kiểm tra
ngăn chặn tiêu cực, xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm, thực hiện tốt
quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, tích cực chống tham nhòng, chống lãng
phí thực hành tiết kiệm .
7/ Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại ; phấn đấu cán bộ làm việc gì
phảI giỏi nghiệp vụ đó, tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện cho cán bộ
công nhân viên làm việc, chủ động phương tiện xe ô tô chuyển hàng đặc biệt
thật an toàn, làm tốt công tác đối ngoại, tiếp khách lịch sự văn minh, xử lý tốt
mối quan hệ nhằm tạo hình ảnh đẹp với bạn bè, bạn hàng và địa phương .
8/ Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh,
thi đua hai giỏi : giỏi nghệp vụ và giỏi ứng dụng tin học, tích cực phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ, biểu dương những điển hình tiên tiến, phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức quần chúng, công đoàn, đoàn thanh niên, làm tốt công tác
chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, duy trì tốt thể dục thể thao
văn hoá văn nghệ quần chúng, xây dựng cuộc sống lành mạnh, giữ vững đơn
vị văn hoá cấp tỉnh điển hình.
Nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch 2007 là rất nặng nề, với nhiều thách thức và
khó khăn, phát huy truyền thống NHNo Việt Nam đơn vị anh hùng thời kỳ
đổi mới và thành tích đã đạt được trong năm qua chi nhánh NHNo huyện Tân
Kỳ chúng ta phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện mục tiêu nhiệm vụ năm
2007


×