Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo quảng nam luận văn ths du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN ĐÔNG NHỰT



NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
QUẢNG NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN ĐÔNG NHỰT



NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
QUẢNG NAM


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRƯƠNG HOÀNG



Hà Nội, 2015

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Bố cục của luận văn 11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO 12
1.1. Các khái niệm 12

1.1.1. Du lịch biển đảo 12
1.1.2. Sản phẩm du lịch 12
1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo 14
1.2.1. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch 14
1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch 14
1.2.3. Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm
du lịch 15
1.2.4. Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch…17
1.2.5. Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo 20
1.2.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo 25
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN
ĐẢO QUẢNG NAM 32
2.1. Thực trạng về du lịch Quảng Nam 32
2.2. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 36
2.2.1. Điều kiện cung 37
2.2.2. Điều kiện cầu 47
2.3. Thực trạng các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 50
2.3.1. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo 50
2.3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo 55
2.3.3. Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo 58

2
2.3.4. Sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô 60
2.3.5. Sản phẩm du lịch thể thao biển đảo 63
2.3.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo khác 65
2.4. Đánh giá các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 66
2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra 66
2.4.2.

Đánh giá về tài nguyên du lịch biển đảo

70
2.4.3. Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường 72
2.4.4. Đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch 76
2.4.5. Đánh giá về hình thức tuyên truyền quảng bá về du lịch 78
2.4.6. Tổng kết đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam 80
2.5. Nguyên nhân của thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 83
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 89
3.1.

Cơ sở đề xuất giải pháp

89

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch biển đảo Việt Nam 89
3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, du lịch Quảng Nam 93
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam 95
3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch biển đảo hiện có 95
3.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch biển đảo mới 102
3.2.3. Các giải pháp khác 104
3.3. Kiến nghị 106
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du
lịch: 106
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Quảng Nam: 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 113


3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

TÊN BẢNG TRANG

01
Bảng 2.1: Số lượng khách và doanh thu của du lịch
Quảng Nam từ năm 2011 – 2013
35
02
Bảng 2.2:
Số lượng khách sạn và số phòng tại Quảng Nam
qua các năm
42
03
Bảng 2.3:
Các thông thông về cá nhân của khách du lịch
đến biển đảo Quảng Nam
68
04
Bảng 2.4:
Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
của tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam
71
05
Bảng 2.5:
Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
với tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam
72

06
Bảng 2.6: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường…
74
07
Bảng 2.7:
Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng về
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường…
75
08
Bảng 2.8:
Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
của các sản phẩm du lịch biển đảo
76
09
Bảng 2.9:
Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
với các sản phẩm du lịch biển đảo
77
10
Bảng 2.10: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan
trọng của tuyên truyền quảng bá du lịch
78
11
Bảng 2.11: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
với tuyên truyền quảng bá du lịch
80
12
Biểu đồ 2.1:
Lượng khách du lịch biển đảo Quảng Nam từ

năn 2010 – 2013
49
13
Biểu đồ 2.2:
Doanh thu

từ du lịch biển đảo Quảng Nam từ
năn 2010 – 2113
50

4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiên nay, du lịch đã và đang
phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Càng ngày, các loại hình du
lịch có những liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường càng thu hút
được sự quan tâm của nhiều khách du lịch hơn bởi sự thông qua các sản phẩm
du lịch, khách du lịch sẽ tự cảm nhận được dưới nhiều góc độ khác nhau về
các giá trị tự nhiên, môi trường và nền văn hóa ở những nơi họ có cơ hội đặt
chân đến du lịch.
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên
thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương
lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du
lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch,
giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. Không chỉ vậy, du lịch biển
đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với 125km bờ biển đẹp kéo dài từ
Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh
Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My

(huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng
Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi
Thành) Bên cạnh đó, còn có đảo Cù Lao Chàm – một khu dự trữ sinh
quyển thế giới được UNESCO công nhận đã tạo cho Quảng Nam nhiều tiềm
năng cho việc phát triển du lịch biển đảo, tạo ra sự đa dạng của các loại hình
du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Mặc dù Quảng Nam có tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch biển
đảo, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng, chưa có nhiều sản phẩm

5
phù hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch… Hơn nữa, việc
nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo để nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm du lịch là yêu cầu cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Nam
vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này… Vì vậy, tác giải đã chọn
đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam” để nghiên cứu
hiện trạng các sản phẩm du lịch biển đảo, đồng thời đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Du lịch biển đảo là một vấn đề không mới đối với việc nghiên cứu phát
triển du lịch trên thế giới và tại Việt Nam.
Về các khái niệm, tại điều 121 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982, đã nêu rõ những định nghĩa về: đảo, vùng nội thủy, vùng lãnh
hải, vùng nước quần đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế…
qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc trưng của biển đảo.
Hiện nay, đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện
nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo
Việt Nam. Cụ thể Viện khoa học xã hội Việt Nam (năm 2005) đã triển khai đề
tài cấp Bộ “Điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam”.
Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn của các
vùng ven biển trên cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển

bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam.
Đối với du lịch biển đảo Việt nam nói chung và biển đảo Quảng Nam
nói riêng, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới. Cụ thể như:
Tác giả Phạm Trung Lương (2008), đã nghiên cứu đề tài: “Những điều
kiện để và cơ sở khoa học để phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc
Trung Bộ”. Từ đó định hướng những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch
biển đảo cho vùng Bắc Trung Bộ.

6
Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), cũng đã quan tâm, nghiên cứu và đề
xuất những giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch
bắc Trung Bộ qua đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch
biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”.
Tác giả Phạm Trung Lương (2008), cũng đã quan tâm đến những vấn
đề về: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham
gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải
Phòng”. Từ đó đưa ra các biện pháp và định hướng để du khách và cộng đồng
cùng thực hiện những biện pháp để phát triển du lịch lịch bền vững trên đảo
Cát Bà.
Tác giả Võ Quế cũng đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện phát triển
du lịch biển đảo bền vững tại vịnh Bái Tử Long”. Từ đó nêu ra những thực
trạng và giải pháp cho việc phát triển du lịch biển đảo tại vùng này.

Tác giả Trần Thị Lan cũng đã quan tâm đến các điều kiện phát triển du
lịch đảo Lý Sơn cùng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia qua việc nghiên cứu
đề tài: “Các điều kiện để phát triển du lịch Lý Sơn để khẳng định chủ quyền
biển đảo Việt Nam”.
Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã dựa trên những điều kiện, tiềm năng du
lịch của vùng Bắc Trung Bộ, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những định hướng
để phát triển sản phẩm du lịch và quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc

Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Từ đó đưa ra những mục
tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể cho việc phát triển du lịch vùng Bắc
Trung Bộ.
Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã quan tâm đến những điều kiện, tiềm năng
phát triển du lịch vùng duyên hải Miền Trung với việc nghiên cứu đề tài:
“Những vấn đề và điều kiện để tạo những bước đột phá trong thu hút đầu tư
phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung”.


7
Ngoài ra, nhiều luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến các vấn đề về nghiên
cứu du lịch biển đảo của các địa phương khác như:
Tác giả Thân Trọng Thụy (2012), đã triển khai đề tài: “Du lịch Khánh
Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã nêu lên những điều kiện
và tiềm năng du lịch Khánh Hòa, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển
du lịch ở địa phương này.
Tác giả Trần Thị Kim Bảo (2009), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu
điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”. Từ đó, tác
giả đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái tại
Quảng Trị.
Tác giả Ngô Quang Duy (2008), đã triển khai đề tài “Phát triển du lịch
biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh”. Tác giả đã hệ thống hóa được những cơ
sở lý luận và đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển đảo của Vân
Đồn – Quảng Ninh.
Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2012), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu
phát triển du lịch biển Đà Nẵng”. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển du
lịch biển Đà Nẵng, nêu ra các thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng và đưa ra
các giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong tương lai.
Tác giả Trần Xuân Mới (2012), đã quan tâm đến những điều kiện phát
triển du lịch sinh thái và đã đề xuất được những giải pháp cho việc phát triển

loại hình du lịch này tại Quảng Nam với đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái
biển đảo Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam”.
Tác giả Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), đã triển khai đề tài “Hoạt
động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận”.
Tác giả đã tổng hợp những thông tin, dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ môi
trường và đưa ra các giải pháp cho việc bảo vệ môi trường du lịch ven biển
Bình Thuận.

8
Mặc dù tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam là rất lớn, nhưng tình
hình khai thác tài nguyên biển đảo chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có
sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các ban ngành và chính quyền địa phương,
dưới góc độ khoa học nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là
một đề tài thiết thực cho du lịch Quảng Nam.
Ngoài những đề tài trên đây, cho đến nay, chưa có công trình nghiên
cứu nào khác về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam một cách có hệ
thống. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch biển
đảo Quảng Nam là cần thiết, khách quan, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành
du lịch địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch, thu hút cộng đồng tham
gia vào hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng biển
đảo. Cụ thể là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản các sản
phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu,
công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch
biển đảo, về hệ thống dịch vụ du lịch, về khách du lịch…
Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn

khách du lịch và nhà cung cấp sản phẩm du lịch… điều tra xã hội học để bổ
sung thông tin.
Đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự
tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm
du lịch biển đảo Quảng Nam.

9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những sản phẩm du lịch
được giới hạn trong phạm vi mực nước biển tác động vào đất liền và các khu
vực ven bờ biển, trên biển, vịnh biển, hải đảo thuộc các huyện Điện Bàn,
Thăng Bình, Thành phố Hội An, Thành phố Tam Kỳ, Huyện Núi Thành của
tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo
trong vùng biển đảo trên địa bàn, giới hạn trong phạm vi khu vực mực nước biển
tác động vào đất liền của các đơn đơn vị hành chính ven biển từ Huyện Điện
Bàn đến Huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam
Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này
được giới hạn từ năm 2009 đến năm 2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đã được sử dụng:
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Các thông tin này được
thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu giảng dạy như giáo trình, bài
báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan
đến sản phẩm du lịch biển đảo.
Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho
tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành đi

thực tế 4 đợt, được chia đều vào 4 mùa trong năm tại các vùng biển đảo như:
Cửa Đại (Hội An), Hà My (Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Biển Rạng
(Núi Thành)… và đảo Cù Lao Chàm (Hội An). Các ngày được lựa chọn gồm
1 ngày vào xuân – khi đó khách du lịch đang tham gia trẩy hội và tham gia

10
vào các hoạt động du lịch, 1 ngày vào mùa hè – đây là mùa cao điểm của du
lịch nên khách tham gia vào hoạt động du lịch rất nhiều, 1 ngày mùa thu – khi
đó các vùng biển đang đón lượng khách du lịch nước ngoài nhiều, 1 ngày vào
mùa đông – mùa thấp điểm của hoạt động du lịch.
Phương pháp điều tra xã hội học (hay phương pháp phỏng vấn): Để có
được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng
vấn bằng bảng hỏi với khách du lịch đang tham gia du lịch tại các vùng biển
đảo trên địa bàn. Vì điều kiện hạn chế về thời gian và khoảng cách (khảo sát
khách du lịch trong 3 đợt: đợt 1 vào cuối tháng 10/2014, đợt 2 vào đầu tháng
11/2014, và đợt 3 vào giữa tháng 11/2014), và hơn nữa lại vào mùa thấp điểm
của du lịch nên tác giả chỉ phát được 120 phiếu cho khách du lịch. Mặc dù số
phiếu phát ra ít, nhưng kết quả thu lại cũng rất khả quan và thông tin thu thập
được cũng khá chính xác, từ đó giúp cho tác giả có những sự phân tích thực
trạng và đề xuất vào việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.
- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:
Từ yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua thảo luận ý kiến
với một số chuyên gia, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo
sát thử 15 du khách, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức
dùng để khảo sát. Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước (Phụ
lục 1) và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài (Phụ lục 2).
Nội dung của bảng câu hỏi theo chiều dọc gồm 2 phần chính:
Phần thứ 1, đánh giá của du khách về mức độ quan trọng và mức độ hài
lòng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với các
tiêu chí: Tài nguyên du lịch biển đảo; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,

dịch vụ, môi trường; Trải nghiệm các sản phẩm du lịch biển đảo; Chính sách
quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo…

11
Phần thứ 2, thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch tại vùng biển
đảo Quảng Nam.
Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, phía bên trái bảng câu hỏi là
đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch
biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không quan trọng, ít quan trọng, bình
thường, quan trọng và rất quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá
của du khách về mức độ hài lòng của các yếu tố về sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam với 5 mức độ: không hài lòng, ít hài lòng, bình thường, hài lòng
và rất hài lòng.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu đề tài này là
phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Đối tượng khảo sát
bao gồm khách du lịch trong nước và quốc tế đang sử dụng các sản phẩm du
lịch biển đảo trên địa bàn Quảng Nam (Điện Bàn, Hội An, Cù Lao Chàm,
Tam Kỳ, Núi Thành). Tổng số phiếu điều tra phát ra 120 phiếu cho các khách
du lịch ngẫu nhiên, trong đó có 80 phiếu dành cho khách du lịch trong nước
và 40 phiếu dành cho khách du lịch nước ngoài.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch
biển đảo Quảng Nam





12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Du lịch biển đảo
Du lịch có rất nhiều loại hình khác nhau, dựa trên đặc điểm tài nguyên,
sự phân bố… du lịch được chia thành nhiều loại hình như: du lịch miền núi,
du lịch đô thị, du lịch đồng quê, du lịch biển đảo…
Từ đặc điểm đó, có thể hiểu rằng: du lịch biển đảo là loại hình du lịch
được phát triển dựa trên những tiềm năng về biển đảo, diễn ra trong các vùng
có tài nguyên về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về nghỉ
dưỡng biển đảo, tham quan, vui chơi giải trí, tắm biển, nghiên cứu, học tập…
tại khu vực bờ biển, ven biển, vịnh biển và đảo.
Từ khái niệm về du lịch biển đảo, có thể hiểu rằng: sản phẩm du lịch
biển đảo là các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho khách du lịch, được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở các
vùng có tiềm năng về biển đảo, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch mang
đặc trưng và màu sắc riêng chỉ có thể hình thành và phát triển ở vùng biển
đảo nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ
dưỡng, tham quan, tắm biển, lặn biển, nghiên cứu… tại khu vực bờ biển, vịnh
biển và đảo.
Cũng như các sản phẩm du lịch khác, sản phẩm du lịch biển đảo là tập
hợp các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên,
sản phẩm du lịch biển đảo có những đặc trưng riêng bởi những đặc thù của tài
nguyên du lịch biển đảo. Du lịch biển đảo còn có tính chất mùa vụ rõ rệt, phụ
thuộc vào thời tiết, nhiệt độ…
1.1.2. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một thuật ngữ có rất nhiều quan niệm định nghĩa

và cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Các khái niệm về sản phẩm

13
du lịch rất đa dạng tùy theo các hướng tiếp cận khác nhau. Sản phẩm du lịch
là một khái niệm rộng, là tổng thể các yếu tố hữu hình hoặc vô hình, kết hợp
với nhau, tạo thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu
cho du khách trong hoạt động du lịch.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được
tạo nên bới sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó [8, tr. 31].
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [Điều 4, chương 1, Luật Du
lịch, 2005].
Có thể thấy rằng, sản phẩm du lịch luôn là mối quan tâm của không chỉ
khách du lịch mà cả các nhà quản lý, kinh doanh và cộng đồng địa phương.
Nói tới sản phẩm du lịch là nói tới các dịch vụ (hoặc hàng hóa như đồ lưu
niệm…) có thể đem bán cho du khách.
Sản phẩm du lịch có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và được hiểu ở
nhiều phạm vi khác nhau:
Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch được gắn liền với một điểm đến
cụ thể, đó là: biển, đảo, núi, sông, hồ, di tích, danh thắng, công trình, lễ hội,
làng nghề… phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch được gắn liền với những dịch vụ
cụ thể, đó là những dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi
giải trí, mua sắm, các dịch vụ bổ sung khác…
Ở phạm vi của tour, sản phẩm du lịch được gắn liền với những sản
phẩm cụ thể, đó là những chương trình du lịch, nhưng dịch vụ trọn gói hoặc
từng phần bán ra phù hợp với nhu cầu của khách du lịch…
Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là các tài nguyên du lịch và dịch

vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, là tổng thể những

14
yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ
chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu của
các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề
nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị đặc trưng bản
địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá
nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch.
1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo

1.2.1. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Cũng như tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố
kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du
khách. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, biển đảo, sông,
suối, hồ, thác…
- Tài nguyên nhân văn, các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc
nghệ thuật, di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: nhà hàng, khách sạn,
khu vui chơi giải trí…
- Hệ thông phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa,
xe ô tô, tàu thuyền…
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu
chính viễn thông, y tế…
- Môi trường kinh tế và xã hội: giá cả liên quan đến du lịch, an toàn xã
hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị…
1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch mang đặc tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được.
Các yếu tố nhìn thấy được, chủ yếu là: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ

tầng, vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, đặc sản, hàng lưu niệm… Và các
yếu tố không nhìn thấy được bao gồm: các dịch vụ du lịch; các yếu tố tâm lý…

15
Sản phẩm du lịch mang tính đa dạng của các bên tham gia: thông
thường, sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật, các loại dịch vụ…
Sản phẩm du lịch mang tính đặc thù: Sản phẩm du lịch không thể tồn
kho; sản phẩm du lịch đồi hỏi phải có sự tham gia của du khách để tồn tại, là
điều kiện cần thiết để thực hiện dịch vụ; tính không co giãn của cung so với
cầu; sản phẩm du lịch không di chuyển đến thị trường tiêu thụ.
1.2.3. Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản
phẩm du lịch
Giai đoạn đầu
Động cơ du lịch
Cơ bản
Tổ chức quản lý
Tài nguyên du lịch
Quá trình tạo
dựng
Cơ sở hạ tầng Vật chất kỹ thuật Dịch vụ
Hoạt động và kinh nghiệm
Nguồn cung cấp sản phẩm du lịch
Truyền thông
Hình ảnh và bố trí

Truyền thông và
quảng bá
Kinh doanh và
thương mại hóa

Kết quả
Văn hóa tiêu thụ
- Giai đoạn đầu: động lực để du lịch là yếu tố cơ bản và tiên quyết để
hình thành việc xây dựng các sản phẩm du lịch.
- Cơ bản: Là giai đoạn cần có tài nguyên du lịch và tổ chức quản lý,
để xây dựng cấu trúc và khai thác đúng giá trị các tài nguyên hình thành nên
những sản phẩm cần thiết.
- Quá trình tạo dựng: yêu cầu cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, và
dịch vụ có sẵn hoặc được tạo dựng lẫn phát triển hoạt động và kinh nghiệm.
Quá trình này mang lại kết quả là một bộ sản phẩm, có thể được hiểu là nguồn
cung cấp sản phẩm của điểm du lịch.

16
- Truyền thông: một khi đã có nguồn cung cấp sản phẩm, những lợi
ích thiết thực và về tinh thần phải được giới thiệu cho khán giả mục tiêu của
điểm du lịch nhằm kích thích nhận thức, và tất yếu, mong muốn hướng đến
tiêu thụ. Việc tạo ra hình ảnh, bố trí mạnh mẽ và liền mạch, liên quan đến sản
phẩn du lịch rất quan trọng để giới thiệu và quảng bá thành công điểm du lịch
để kích thích tiêu thụ sản phẩm tại điểm du lịch.
- Kết quả: là sự tiêu thụ sản phẩm du lịch, từ đó đánh giá được mức
độ hài lòng của khacsh du lịch và có những điều chinrht hích hợp cho sự phát
triển sản phẩm tiếp theo.
Việc phát triển sản phẩm du lịch mới thường gặp phải nhiều khó khăn
bởi vấn đề quyền lợi khác nhau giữa thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.
Do đó, trong hoàn cảnh này, cần có một tổ chức quản lý để xây dựng cấu trúc,
phối hợp và đạt được sự nhất trí cần thiết giữa các thành phần kinh tế khác
nhau để đảm bảo sự phát triển sản phẩm du lịch.
Quảng bá sức phát triển của sản phẩm du lịch mới dựa trên tài nguyên
du lịch mang nhiều lợi ích, việc phát triển nguồn sản phẩm du lịch đa dạng vô
cùng quan trọng để đảm bảo một sự đa dạng hóa và phân biệt lâu dài cho

điểm du lịch. Việc phát triển sản phẩm du lịch có thể hiểu là:
- Cải tạo và nâng cấp tài nguyên du lịch đã có: tài nguyên tự nhiên, tài
nguyên nhân tạo và các tài nguyên khác.
- Nâng cao các công trình công cộng phục vụ du lịch và điểm du lịch,
các tour du lịch, các hành trình du lịch…
- Đưa dân cư địa phương vào việc bảo tồn và duy trì tài sản du lịch.
Tăng tính tự tôn của dân cư địa phương, có ý thức gìn giữ môi trường du lịch.
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân cư địa phương: các làng
nghề truyền thống thủ công, các lễ hội, các sản phẩm và dịch vụ liên quan
giúp củng cố hình ảnh chân thực của điểm du lịch.

17
- Tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển
kinh doanh.
1.2.4. Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch
1.2.4.1 Nhà cung cấp
Sản phẩm du lịch muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ
của các nhà cung cấp. Bởi chính các nhà cung cấp bảo đảm cung ứng những
yếu tố đầu vào để tạo thành dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và làm tăng giá trị sử
dụng của chúng để quảng bá cho khách du lịch với mức giá phù hợp yêu cầu,
mức giá phải thấp hơn so với giá mà khách du lịch mua từng dịch vụ đơn lẻ
gộp lại, tiết kiêm được thời gian, dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin, lựa
chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm tiêu đùng du lịch của họ.
Nhà cung cấp (dịch vụ và hàng hoá) giữ một vai trò lớn trong quá trình
phát triển sản phẩm du lịch như sau:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để thoả mãn nhu cầu đi lại của
khách từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch (khu du lịch) tại nơi đến và
ngược lại. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bao gồm: vận chuyển hàng
không,vận chuyển đường sắt,vận chuyển đường bộ,vận chuyển đường thuỷ
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú bao gồm các thể loại (khu nghỉ

dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch,…) nhằm thoả mãn nhu cầu lưu trú
của khách trong thời gian đi du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ lưu ăn uống
như (nhà hàng, cửa hàng đặc sản…) phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách
và các loại dịch vụ khác như: quầy bar, phòng hội họp, cửa hàng lưu niệm
Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan,vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe…
tại các điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, thể thao,
hàng thủ công mỹ nghệ nhằm để thoả mãn nhu cầu đặc trưng trong tiêu
dùng du lịch, nhu cầu cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của khách ở nơi đến du
lịch.

18
Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dịch vụ mang tính chất chung cho tất
cả các hoạt động kinh tế xã hội như là: các nhà cung cấp dịch vụ bưu điện và
bưu chính viễn thông; các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm… cũng
góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng và bổ sung vào các dịch vụ chính.
1.2.4.2 Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du
dịch đóng một vai trò rất lớn vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch, từ đó
tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm phụ vụ nhu cầu
của khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, học tập,
nghiên cứu…
Khách du lịch bao gồm hai đối tượng là: khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế, họ có những nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán cũng
khác nhau. Từ đó góp phần vào việc định hướng phát triển cho sản phẩm du
lịch đa dạng hơn, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch khác nhau.
Khách du lịch nội địa là thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn, là thị
trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát
triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được
nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn.

Khách du lịch quốc tế trong thời gian gần đây là các thị trường Châu
Âu và Bắc Mỹ vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất. Bên cạnh đó thị trường
khách Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một thị trường đầy tiềm năng của
du lịch biển đảo, và đặc biệt lượng du khách đến từ các nước đang phát triển
tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung
Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ…
Với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì du lịch không phải là
nhu cầu đặc biệt mà là xu hướng gia tăng của toàn cầu. Người đi du lịch

19
không chỉ đi thăm quan giải trí, mua sắm mà họ còn đi du lịch để tìm hiểu văn
hoá lịch sử, nghiên cứu thị trường, hợp tác kinh tế, do vậy du lịch đã phát
triển rộng. Với chính sách mở cửa đầu tư và phát triển kinh tế- xã hội- du lịch
phù hợp với điều kiện hiện có sẽ thu hút khách du lịch ngày càng tăng. Hơn
nữa, dù du lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai, dịch bệnh, khủng
hoảng kinh tế, chính trị nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn hiện nay
được du khách lựa chọn.
1.2.4.3 Cơ quan quản lý du lịch địa phương
Quá trình tham gia của cơ quan quán lý du lịch địa phương nhằm tạo điều
kiến phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế tài nguyên du
lịch, thúc đẩy hình thành và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch …
Ngoài ra, cơ quan quản lý du lịch địa phương chủ động đề xuất những
chiến lược để thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành
các hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí sân golf…
cao cấp ở khu vực đô thị lớn và những khu vực có tài nguyên thuận lợi
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ khác và công
nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất
hàng thủ công – mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý khách sạn; dịch vụ
mua sắm, ăn uống; tài chính – ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin;
văn hóa; vận chuyển hàng không, hàng hải… ), đẩy mạnh phát triển công

nghiệp sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt
chẽ với du lịch.
Tổ chức liên kết chặt chẽ với các địa phương khác, với các vùng trọng
điểm kinh tế để khai thác các tuyến du lịch mới, tạo ra các sản phẩm du lịch
mới, hấp dẫn. Tạo những điều kiện để hội nhập quốc tế, liên kết với các nước
để mở rộng thị trường quốc tế… góp phần vào việc nâng cao và hoàn thiện
sản phẩm du lịch biển đảo ngày càng đa dạng, chất lượng.

20
1.2.5. Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển ở những nơi có
tài nguyên về biển đảo, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành
du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch. Không chỉ vậy, du
lịch biển đảo còn góp phần giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho
người dân ven biển, bảo vệ phát triển môi trường bền vững.
Du lịch biển đảo hiện đang chiếm tỉ trọng lớn hoạt động của ngành du
lịch. Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, cần phải xác định du lịch biển
đảo là bước đột phá để phát triển kinh tế biển và là một trong những định
hướng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ
quyền quốc gia. Để xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo, cần phải có
những điều kiện cụ thể: Điều kiện cung (để xây dựng sản phẩm phù hợp với
điều kiện tài nguyên), điều kiện cầu (để xây dựng những sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch).
1.2.5.1 Điều kiện cung
Để xây dựng những sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp với điều kiện
tài nguyên và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, ngoài những yếu tố
về hệ thống dịch vụ du lịch cần phải dựa vào yếu tố chính là tài nguyên du
lịch biển đảo. Đây là yếu tố tiên quyết để hình thành nên những sản phẩm du
lịch biển đảo đặc trưng của từng vùng miền.
- Tài nguyên du lịch biển đảo:

Điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo nên tiềm
năng du lịch biển đảo phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch biển
đảo tự nhiên và tài nguyên văn hóa biển đảo. Những nơi có điều kiện thuận
lời với bờ biển dài và sạch, nhiều đảo và quần đảo, vịnh biển đẹp, các hang
động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa đặc trưng,
nhiều làng nghề, lễ hội miền biển đặc sắc… là những điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch biển đảo.

21
Trong các vùng biển đảo, bên cạnh tiềm năng lớn về hải sản, rong
biển, khoáng sản, dầu mỏ, còn có nhiều vũng, vịnh, hang động trên đảo, bãi
tắm…tạo ra những nét đặc trưng riêng, thu hút khách du lịch thích khám phá
đại dương, tham quan, học tập và tìm hiểu hiểu… đó là điều kiện thuận lợi
để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển, đảo.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường
Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… đã góp phần vào việc hoàn thiện những sản
phẩm du lịch biển đảo phong phú, tạo nên sự an toàn và hoàn thiện và nâng
cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách du lịch về nhu cầu du lịch biển đảo.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện của hệ thống
mạng lưới giao thông như: đường bộ (quốc lộ chính, đường đẹp ven biển, cửa
khẩu), đường sắt, đường hàng không (các sân bay quốc tế lớn), đặc biệt là
đường thủy (những cảng biển lớn)… và quá trình đầu tư và sự phát triển của
các đô thị ven biển, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch
biển đảo.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay như hệ thống cơ sở lưu trú ven
biển (khách sạn, khu nghỉ dưỡng) cũng được đầu tư phát triển, các cơ sở lưu
trú vùng biền đảo không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, vùng ven
biển chủ yếu tập trung các khu nghỉ dưỡng quốc tế tiêu chuẩn cao cấp, các
nhà hàng phục vụ ăn uống đa dạng với nhiều loại hình ẩm thực đặc trưng

vùng biển đảo phong phú và chất lượng (chủ yếu là nhà hàng hải sản), các khu
vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với nhiều hình thức vui chơi giải trí trên cạn,
trên mặt nước, dưới nước, trong lòng biển ngày càng đa dạng hơn… đó là những
động lực để thúc đẩy phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển đảo.
Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở y tế và các cơ sở vật chất
khác cũng được đầu tư và nâng cấp nhằm giúp cho du lịch biển đảo có những
điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển…

22
- Giá cả dịch vụ du lịch:
Giá cả cũng giữ một vai trò thiết yếu trong kinh doanh du lịch và
quyết định vòng đời của sản phẩm du lịch. Dù trong nền kinh tế phát triển
của thế giới cạnh tranh về giá cũng đã nhường chỗ cho cạnh tranh về chất
lượng, nhưng các quyết định về giá là quan trọng cho việc xác định giá trị
cho khách hàng và giữ vai trò trong việc tạo dựng một hình ảnh của dịch vụ
và cũng bởi vì việc định giá thu hút doanh lợi trong kinh doanh. Việc áp
dụng chính sách về giá trong các cơ sở kinh doanh du lịch, đưa đến cho cơ
sở những điều kiện mới, những nhân tố mới để mở rộng sản phẩm du lịch
của mình.
Việc hình thành giá cả của sản phẩm du lịch chịu sự tác động của nhiều
yếu tố như: luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước; những yêu cầu bắt
buộc về thị trường du lịch; đặc tính của tài nguyên du lịch; chất lượng sản
phẩm du lịch; cơ cấu chi phí của sản phẩm; sự tác động của các chính sách
khác trong marketing… Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm du lịch còn chịu sự tác
động của yếu tố bắt buộc về thị trường đó là quan hệ cung – cầu, mức độ cạnh
tranh trên thị trường, hai yếu tố này sẽ điều chỉnh mức giá trên thị trường. Đó
là mức giá để lựa chọn xác định chính sách giá cho phù hợp.
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực để phát triển du lịch biển đảo là lao động trong du lịch
bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao

động làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí
và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp là lao động có liên quan đến
ngành du lịch. Với mục đích tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề
cao trong hoạt động du lịch, cần khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ
năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước
phục vụ cho đào tạo du lịch biển đảo; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương

23
trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di
chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ở các
cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.
- Chính sách quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo:
Chính sách phát triển du lịch biển đảo cần phải đầu tư tập trung cho các
khu du lịch biển đảo trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực
và quốc tế, đặc biệt ưu tiên những vùng có thế mạnh về tài nguyên biển đảo,
với những ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ
trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm…
Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng vùng,
quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị
trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính
chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương
hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái
và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia.
Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du
lịch biển đảo: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi
phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương
hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch…
Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng
cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài
chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và

ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá những
thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh
quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện
du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường
trọng điểm.

×