Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty truyền tải điện i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.79 KB, 48 trang )

Lời mở đầu
Ngành điện là một ngành không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và từ khi ra đời đến nay nó đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động truyền tải điện là một khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất -
truyền tải - phân phối điện năng, đảm bảo cung cấp điện cho mọi miền đất nước.
Trước đây vai trò của Truyền tải điện vẫn còn mờ nhạt đối với công nghiệp điện
Việt Nam. Song với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực, phấn đấu không nghỉ của cán bộ CNV ngành
điện, Truyền tải điện đã ngày càng vững mạnh và khẳng định được tầm quan trọng
của mình, đảm bảo cho dòng điện truyền tải liên tục và an toàn cho xứng đáng là
một ngành mũi nhọn của đất nước.
Công ty Truyền tải điện I ra đời từ năm 1995, là một đơn vị hạch toán phụ
thuộc Tổng công ty điện lực Việt nam. Đã hơn 10 năm qua công ty đã luôn kề vai
sát cánh cung các đơn vị khác trong ngành điện không ngừng phân đấu, lao động
chuyên cần vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa ngành điện của nước ta ngày
càng vững mạnh và phát triển. Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế đầu
tư, được thực tập tại công ty em rất mong muốn tìm hiểu về hoạt động của đầu tư
của công ty để thu thập thêm kiến thức cho mình trước khi ra trường. Sau gần 5
tuần thực tập tổng hợp với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ tại công ty và Thạc sỹ
Nguyễn Thị Ái Liên em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình, có
được những hiểu biết cơ bản về công ty Truyền tải điện I.
Bản báo cáo gồm những nội dung cơ bản sau:
Phần I: Tổng quan về công ty Truyền tải điện I
Phần II: Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của công ty
Phần III: Nhận xét, đánh giá và kết luận chung

Phần I: Tổng quan về công ty Truyền tải điện I:
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty truyền tải điện I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công
ty điện lực Việt Nam. Công ty bao gồm một số đơn vị trực thuộc hoạt động trong
nghành truyền tải trên phạm vi các tỉnh phía Bắc Việt Nam ( từ Hà Tĩnh trở ra )


Trụ sở đặt tại: 15 Cửa Bắc- Ba Đình – Hà Nội
Tên viết tắt là: PTC 1
Công ty có nhiệm vụ quản lý vận hành an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng
điện năng, phấn đấu giảm lượng điện tiêu hao trong truyền tải; sửa chữa lưới điện
và thiết bị trong lưới điện; Xây lắp các công trình điện; Thí nghiệm, hiệu chỉnh các
thiết bị điện sau hiệu chỉnh và lắp đặt; thực hiện một số lĩnh vực sản xuất-dịch vụ
liên quan đến nghành điện.
Tổ chức tiền thân của công ty là sở Truyền tải điện Miền Bắc được thành lập
ngày 1/5/1981, trực thuộc Công ty Điện lực miền Bắc ( hiện nay là Công ty Điện
lực I) Bộ năng lượng. Sau 14 năm hoạt động Sở tách khỏi Công ty Điện lực 1 và đổi
tên thành Công ty truyền tải điện 1, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Sự
kiện này đánh dấu bước trưởng thành của công ty, thể hiện niềm tin của cấp trên đối
với thế hệ cán bộ CNV của công ty, đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên toàn
diện của mỗi người. Nhìn chung quá trình phát triển của công ty được thể hiện qua
các giai đoạn sau:
1.1: Giai đoạn trước năm 1981:
Giai đoạn này hoạt động truyền tải điện vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của
tổng cục điện lực Việt Nam. Hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng
đều do Tổng cục Điện lực Việt Nam quản lý và điều hành. Do hậu quả của hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ điện lực Việt Nam chỉ đủ cung cấp cho một
số tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp lớn vì thế nhiệm vụ truyền tải điện cũng
chỉ gói gọn trong các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp đó. Nói chung vai trò
của truyền tải điện giai đoạn này vẫn còn mờ nhạt chưa có vai trò quan trọng đối
với công nghiệp điện Việt Nam.
1.2: Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985:
Trong giai đoạn này công nghiệp điện Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể, sản xuất, phân phối điện năng đã mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác. Tổ chức
tiền thân của công ty truyền tải điện 1 là Sở truyền tải điên Miền Bắc được thành
lập, tách ra khỏi hoạt động của Sở điện lực Việt Nam. Tổ chức này sau đổi tên
thành Sở điện lực 1 trực thuộc công ty điện lực Miền Bắc. Sở truyền tải điện Miền

Bắc được thành lập theo quyết định số 06/LD/ TTCB ngày 1/5/1981 có trụ sở tại số
53 phố Lương Văn Can, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Khi mới thành lập sở truyền
tải điện Miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn, thiếu lao động có tay nghề, cơ sở vật chất
kĩ thuật còn thiếu thốn, đời sống của công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Trong 2
năm liên tiếp ( 5/1981 dến 5/1983) sở chủ yếu quản lý và vận hành lưới 110 KV
trên các tỉnh từ Hà Nội đến Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, Vĩnh
Phúc, Bắc Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đồng thời Sở được giao nhiệm vụ phục
hồi những lưới điện 110 KV đã bị chiến tranh tàn phá và lắp đặt một số trạm, đường
dây mới nhằm mở rộng hoạt động của nghành. Đến tháng 2/1984 Sở được công ty
giao nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình 220KV Hà Đông bao gồm đường dây
220KV Phả Lại- Hà Đông và trạm 220KV Hà Đông. Đây là công trình 220KV đầu
tiên của Miền Bắc đặt nền móng cho thời kì phát triển mới của điện lực Việt Nam.
1.3: Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995:
Từ tháng 10/1986 theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Sở truyền tải điện
Miền Bắc chuyển giao toàn bộ lưới điện 110KV cho các truyền tải điện địa phương
quản lý đồng thới tiếp nhận mới toàn bộ lưới điện 220KV của toàn miền thực hiện
nhiệm vụ truyền tải điện từ 3 nhà máy Hoà Bình, Phả Lại, Uông Bí đến các tỉnh,
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh
phần còn lại chuyển cho các tỉnh Miền Trung. Đến tháng 4/1994 Sở truyền tải điện
Miền Bắc tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hànhhệ thống truyền tải điện Bắc Nam
500KV đoạn từ Hoà Bình đến Đèo Ngang. Giai đoạn này cơ sở truyền tải điện vẫn
là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc công ty điện lực Miền Bắc.
1.4: Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:
Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước về đổi mới cơ chế quản lý, hình
thành các tập đoàn kinh tế lớn, ngày 27/1/1995 Bộ Năng Lượng ra nghi định số 14-
CP thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam theo đó Sở điện lực Miền Bắc được
tách ra khỏi công ty điện lực I hình thành Công ty truyền tải điện I theo quy định số
112/NL/TCCB- LĐ ngày 4/3/1995 của Bộ Năng Lượng. Công ty truyền tải I là đơn
vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam. Ý thức được vai trò trách
nhiệm cùng những đòi hỏi quản lý nghiêm ngặt của nghành và truyền tải an toàn,

liên tục, chất lượng điện ổn định với sản lượng ngày càng tăng công ty phải nhanh
chóng giải quyết những vấn đề sau:
- Củng cố, nâng cấp toàn bộ lưới điện 220KV đảm bảo vận hành an toàn lưới
điện 500KV
- Đổi mới cơ chế quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thực hiện quy chế dân chủ triệt để
Từ những vấn đề được xác định trên, các năm qua công ty đã từng bước triển
khai:
* Củng cố lưới điện:
-Trong 4 năm từ 1997 đến 2000, đã tổ chức tổng kiểm tra, thống kê chi tiết và
xử lý triệt để tất cả các khiếm khuyết tồn tại trong thi công, phát sinh trong vận
hành với hàng vạn công lao động. Nhờ vậy sự cố đường dây do chủ quan đã giảm
từ 4 lần năm 1996 xuống còn 0 lần năm 2000.
- Đường dây 500KV được quan tâm đặc biệt, trong đó việc chống xói lở móng
cột, xử lý sạt sườn, bảo đảm không cách pha- đất theo quy phạm và tăng cường cơ
học một số phụ kiện dây dẫn được làm thường xuyên. Đường dây được bảo đảm an
toàn tuyệt đối
- Đã tập trung thực hiện chương trình củng cố nền nếp quản lý vận hành, nâng
cao chất lượng duy tu, bảo dưỡng, thí nghiệm định kì, sửa chữa nâng cao thiết bị.
Từng bước bổ sung thay thế thiết bị cũ, hoàn thiện sơ đồ đấu nối ở một số trạm.
Một mặt tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân nắm chắc thiết bị, đủ khả năng xử
lý mọi tình huống diễn biến trên lưới điện. Nhờ vậy các năm qua tất cả các trạm đã
đảm bảo an toàn cấp điện an toàn cho các phụ tải.
Năm 1998, được Tổng công ty điện lực Việt Nam đầu tư thiết bị và giao nhiệm
vụ thi công, lắp đặt chương trình chống quá tải tất cả các trạm được năng cấp, mở
rộng đã khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị không đồng bộ, sơ đồ không hoàn
thiện và quá tải kéo dài.
* Đổi mới cơ chế quản lý:
Việc đổi mới cơ chế quản lý cũng cấp bách như việc củng cố lưới điện để
giảm và ngăn chặn sự cố các mặt quản lý được phân cấp từng bước. Đầu năm 1997,

quy chế phân cấp tài chính và hạch toán, khâu quyết định mọi hoạt động của công
ty được ban hành. Tiếp theo việc phân cấp các mặt kỹ thuật, lao động, vật tư được
thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyển dụng, bố trí lao động được
triển khai. Các quy chế xây dựng được bổ sung, hoàn chỉnh chế độ kiểm tra thực
hiện nghiêm túc. Với những giải pháp này hiệu quả quản lý của công ty tăng lên rõ
rệt.
* Thực hiện quy chế dân chủ:
Cuối năm 1998, việc tiếp cán bộ CNV của GĐ, Thủ trưởng đơn vị được thực
hiện, việc đặt mở thùng thư góp ý xây dựng mọi lĩnh vực hoạt động của công ty;
việc đảm bảo bí mật người tham gia xây dựng, việc xử lý thông tin và giải quyết vụ
việc đơn thư phản ánh được thực hiện đúng luật, khẩn trương, thoả đáng. Những
hoạt động thiết thực này đã củng cố được niềm tin, khai thác được tinh thần, trí tuệ
xây dựng chân chính của người lao động.
* Đổi mới công nghệ, đào tạo chuyên sâu, chuyên môn, kỹ thuật:
Việc đổi mới hệ thống truyền tải được Tổng công ty hết sức quan tâm đầu tư.
Năm 1992, một vài máy cắt 220KV thế hệ mới sử dụng khí SF6 của Ý lần đầu tiên
được trang bị cho trạm 220KV Mai Động, sau đó thiết bị 550KV cùng loại được lắp
cho trạm Bù 500KV Hà Tĩnh. Từ năm 1997 các loại máy cắt sử dụng khí SF6 hiện
đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới lần lượt lắp đặt thay thế cácloại máy cắt
không khí, máy cắt nhiều dầu…cho các trạm khác. Các loại rơle bảo vệ điện tử
cũng thay thế dần bằng rơle kĩ thuật số. Các trạm biến áp xây dựng gần đây được
lắp đặt đồng bộ thiết bị vận hành thông qua hệ thống máy tính. Bên cạnh đó, việc
đào tạo chuyên sâu lĩnh vực kĩ thuật được tiến hành khẩn trương bằng nhiều hình
thức như: gửi thư tham quan học tập theo chỉ tiêu của Tổng công ty tại các hãng sản
xuất thiết bị cho cán bộ đầu nghành, mở các lớp huấn luyện tại chỗ cho các đối
tượng kỹ thuật, cán bộ quản lý…Trong tuyển dụng công nhân vận hành trạm và
đường dây mới , chú ý trình độ toàn diện từ kỹ thuật, ngoại ngữ, vi tính. Được Tổng
công ty tạo điều kiện, công ty đã hợp đồng đào tạo và mua trang thiết bị sửa chữa
điện “ nóng” đường dây 220KV của UKRAINA. Ba năm qua lược lượng này đã
hơn 20 lần xử lý, sửa chữa, thay sứ trên các đường dây, giảm được hơn 100h không

phải cắt điện. Tất cả các thiết bị thay mới đồng bộ ở các trạm cũng như các thiết bị
được thay thế, đan xen với thiết bị cũ đều làm việc ổn định, tin cậy.
Những năm qua những phong trào thi đua đột xuất, thường xuyên, chuyên đề,
chuyên nghành được tổ chức liên tục và được công nhân lao động hưởng ứng sâu
rộng. Một yếu tố tích cực nữa là cơ chế khuyên khích vật chất, trọng dụng nhân tài,
đánh giá đúng mức cống hiến của những người thực sự mang lại hiệu quả sản xuất
và công tác. Để có bước trưởng thành như ngày nay, trong những năm qua các thế
hệ cán bộ CNV của Công ty truyền tải điện I đã không ngừng phấn đấu học hỏi, lao
động chuyên cần vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhiều bước thăng trầm để
đứng vững và phát triển. Từng đường đi nước bước của công ty luôn có sự lãnh đạo
của Bộ năng lượng (cũ), Bộ công nghiệp, Đảng uỷ khối công nghiệp Hà Nội; sự chỉ
đạo sát sao của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, công ty điện lực I, sự chỉ đạo và
động viên kịp thời của Công đoàn công nghiệp, Công đoàn điện lực Việt Nam, sự
quan tâm chỉ đạo động viên của các đồng chí lãnh đạo các cấp, sự hỗ trợ của các
công ty, đơn vị bạn.
Đó là những thành tích chung của hơn 1400 cán bộ CNV trong công ty dưới sự
lãnh đạo hiệu quả của BGĐ cùng với đội ngũ cán bộ quản lý. Các tổ chức Công
đoàn, Đoàn thanh niên cũng đã phát huy tích cực vài trò và luôn là nòng cốt trong
sản xuất và phong trào. Kết quả của cả quá trình phấn đấu hoạt động và phát triển
của công ty đã được thể hiện qua những thành tích lớn lao của tập thể cũng như cá
nhân trong công ty. Đó là những tấm huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và
những phần thưởng khác như bằng khen của Chính phủ, cờ thi đua xất sắc của
Chính phủ, của Tổng Liên Đoàn lao động Việt nam…Và gần đây nhất công ty
truyền tải điện đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba vào
tháng 12/2001.
Tất cả sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo cấp trên là niềm
vinh dự, nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với công ty truyền tải điện 1.Tập thể
cán bộ CNV công ty sẽ luôn sát cánh cùng nhau lao động, sản xuất và xây dựng tập
thể ngày càng vững mạnh; thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước đã đề ra, nhằm giữ vững và phát triển hơn nữa truyền thống tốt đẹp của công

ty, đảm bảo dòng điện truyền tải liên tục và an toàn cho xứng đáng với sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, với danh hiệu là một nghành mũi nhọn của đất nước.
Bảng 1: Danh sách các trạm biến áp công ty truyền tải điện I
TBA 500KV Thường Tín TBA 220KV Quảng Ninh TBA 220KV Thái Bình
TBA 500KV Ninh Bình TBA 220KV Việt Trì TBA 220KV Ba Trề
TBA 500KV Hà Tĩnh TBA 220KV Yên Bái TBA 220KV Nghi Sơn
TBA 220KV Mai Động TBA 220KV Thái Nguyên TBA 220KV Hưng Đông
TBA 220KV Phố Nối TBA 220KV Bắc Giang TBA 220KV Hà Đông
TBA 220KV Bắc Ninh TBA 220KV Sóc Sơn TBA 220KV Chèm
TBA 220KV Hải Phòng TBA 220KV Xuân Mai TBA 220KV BaLa
TBA 220KV Tràng Bạch TBA 220KV Ninh Bình TBA 220KV Nam Định
TBA 220KV Vượt Cách
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
* Chức năng: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng quản lý, vận hành,
sửa chữa lưới truyền tải có cấp điện áp từ 220KV đến 500KV trên phạm vi miền
Bắc
* Theo đăng kí kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của Uỷ ban kế hoạch
Nhà nước cấp, công ty truyền tải điện I là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ
tư cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc Tổng công ty
điện lực Việt nam, có những nhiệm vụ sau:
- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp điện áp 220KV- 500KV
- Quản lý vận hành các trạm biến áp 220KV- 500KV
- Sủa chữa, đại tu các thiết bị điện, trạm điện ở các cấp điện áp
- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơle bảo vệ, các
thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp
- Lắp đặt, cải tạo các thiết bị điện trong trạm điện, các đường dây tải điện ở các cấp
điện áp.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành trạm biến
áp và đường dây tải điện.
- Sửa chữa đường dây 220KV trong tình trạng có điện.

Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính Công ty truyền tải điện I còn được Tổng
công ty Điện lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng
hiện đại của Đức, Ytaly…để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm
chống quá tải trong chương chương trình ở các trạm biến áp 220KV Miền Bắc.
3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Truyền tải điện I:
Sản phẩm chính của công ty là sản phẩm dịch vụ - dịch vụ truyền tải điện
năng. Đây là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh điện nối liền giữa
sản xuất và tiêu thụ ( sản xuất - truyền tải – tiêu thụ ). Do đặc điểm riêng biệt của
nghành điện quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ luôn đi liền với nhau không có
khả năng dự trữ, tồn kho nên hoạt động nê hoạt động truyền tải điện luôn có nhiều
biến động, nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp của các nhà
máy. Sản lượng điện truyền tải có thể có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa đông – hè,
ngày – đêm, giờ cao điểm - thấp điểm.
Về công nghệ sản xuất: Công nghệ truyền tải điện chủ yếu là hệ thống đường
dây và máy biến áp. Quá trình truyền tải phải đảm bảo hai yêu cầu: giảm tối đa tỷ lệ
hao phí điện năng và nâng cao năng suất truyền tải để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng nên truyền tải điện hết sức phức tạp. Đường dây truyền tải (đặc biệt là
đường dây cao áp) phải cách xa khu vực dân cư và cao so với mặt đất để tránh từ
trường lên rất dễ bị phá huỷ. Các rơle bảo vệ điện tử cũng rất phức tạp tuy đã được
thay bằng rơle kỹ thuật số nhưng quá trình sử dụng vẫn đòi hỏi sự điều chỉnh linh
hoạt, nhạy bén, yêu cầu công nhân có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm
trong làm việc. Về hệ thống mày biến áp mà doanh nghiệp đang sử dụng chủ yếu là
các máy biến áp cũ do Liên Xô sản xuất, thời gian sử dụng lớn hơn 30 năm, công
nghệ lạc hậu, quá trình sử dụng hay bị hỏng hóc làm ngưng các lưới điện vừa gây
tổn thất điện năng. Tuy nhiên công ty lại không đủ khả năng để trang bị hệ thóng
máy biến áp công nghệ cao hiện đại do nguồn lực tài chính và trình độ của CNV.
4. Cơ cấu tổ chức của công ty:
4.1: Sơ đồ tổ chức:
Mô hình tổ chức của công ty theo mô hình phức hợp đứng đầu là Ban Giám
đốc (1 Tổng Giám đốc và 3 Phó Giám đốc) sau là 3 trạm biến áp 500KV, đội vận

tải cơ khí, xưởng thí nghiệm, xưởng sửa chữa thiết bị và 10 truyền tải điện. Nhìn
chung mô hình tổ chức của công ty hơi cồng kềnh, quá nhiều phòng ban, quá trình
truyền tải thông tin dài qua nhiều phòng ban nên có thể gặp nhiều trở ngại, nhiều
phòng ban có nhiệm vụ trùng lặp nhau… nhưng mô hình nhiều phòng ban có lợi thế
là dễ kiểm soát, phân chia công việc phù hợp cho các phòng ban nên chất lượng
công việc được đảm bảo hơn tránh được sự thâu tóm quyền lực vào tay của một
nhóm người, hoạt động của công ty được rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên hiện tại và
trong tương lai công ty phải sắp xếp lại các phòng ban, giảm bớt một số phòng bằng
cách ghép các phòng có chức năng tương tự nhau hình thành bộ máy gọn nhẹ hơn
nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong toàn công ty và các đơn vị trực thuộc. Hiện
tại ở địa chỉ 15 Cửa Bắc chỉ tập trung một số phòng của công ty như phòng CBĐT,
TCKT, KH, LĐTL… còn một số phòng khác lại ở địa điểm khác như phòng Quản
lý đấu thầu, Vật tư, Bảo vệ pháp chế… lại ở trụ sở Hàng bún.

Sơ đồ tổ chức của công ty

P.GĐ phụ trách
trạm (QMR )
P.GĐ phụ trách
ĐZ
PGĐ phụ trách đầu tư
xây dựng
Giám Đốc Công Ty
Kỹ
thuật
an toàn
BHLĐ
Kỹ
thuật
đường

dây
Văn
phòng
Vật tư Tổng
hợp thi
đua
Kế
hoạch
Tài
chính
kế toán
TCCB
và ĐT
CB
ĐT
QL
Đấu
thầu

TL
Thanh
tra bảo
vệ
Kinh
tế dự
toán
Viễn
Thông
Quản
lý xây

dựng
Điều
độ
máy
tính
Kỹ
thuật
trạm
TTĐ
Thái
Nguyên
TTĐ Hải
Phòng
TTĐ Hà
Nội
TTĐ Hoà
Bình
TTĐ Ninh
Bình
TTĐ Thanh
Hoá
Xưởng thí
nghiệm
Xưởng
SCTB điện
Đội
vận tải
cơ khí
TBA
220KV


Đông
TBA
220KV
Chèm
TBA
500KV
Thường
Tín
TTĐ
Nghệ
An
TTĐ

Tĩnh
TTĐ
Quảng
Ninh
4.2: Chức năng, nhiệm vụ các phòng:
4.2.1:Ban Giám Đốc:
Giám đốc :Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, là người có quyền
điều hành cao nhất công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng
Giám Đốc Tổng công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất của công ty; liên đới chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám Đốc Tổng công ty về các phần việc
cụ thể do các Phó GĐ và các bộ phận trực thuộc khác thực hiện theo chủ trương của
GĐ.
- PGĐ Công ty: Là người giúp việc cho GĐ được GĐ uỷ nhiệm quản lý, điều hành
một số lĩnh vực theo sự phân công cụ thể; thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hoặc
chủ trương đã được duyệt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước GĐ công ty
trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

* Nhiệm vụ của GĐ công ty
- Kí nhận các nguồn lực của Nhà nước được Tổng GĐ giao cho công ty bao gồm:
quỹ đất, nguồn vốn nợ và nguồn lực để quản lý, sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ,
mục tiêu kế hoạch của công ty đã được Tổng công ty giao
- Chủ trì việc xây dựng định hướng, chủ trương, chính sách…có liên quan tới công
ty, các chương trình phát triển lưới truyền tải điện theo từng giai đoạn trên địa bàn
công ty quản lý.
- Chủ trì việc chỉ đạo xây dựng, trình tổng công ty duyệt kế hoạch phát triển 5 năm
và hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án đã được duyệt; tổ chức thực
hiện, kiểm tra các đơn vị trực thuộc; chỉ đạo xây dựng trình tổng công ty phê duyệt
số lao động và biên chế bộ máy quản lý của công ty; chỉ đạo công tác thanh tra bảo
vệ nội bộ theo phân cấp; chỉ đạo thực hiện chế độ hạch toán tài chính, công tác lập
báo cáo quyết toán tài chính năm; công tác trích nộp các loại thuế phát sinh…
- Chỉ đạo các dự án đầu tư liên doanh, liên kết về kiinh tế với các đơn vị trong và
ngoài ngành; chủ trì việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ hoạt động của công ty và phân
cấp quản lý
- Được ra các quyết đinh vượt quá thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp
và chịu trách nhiệm về quyết định đó
Giúp việc cho GĐ gồm một PGĐ phụ trách đường dây, một PGĐ kỹ thuật phụ
trách các trạm biến áp điện, một PGĐ phụ trách đầu tư xây dựng và kế toán trưởng
phụ trách từng khối công việc được chuyên môn hoá cụ thể.
4.2.2: Văn phòng ( VP ):
* Chức năng: Thay mặt GĐ quản lý cán bộ công nhân viên của phòng, thực hiện tốt
nhiệm vụ của phòng và của công ty giao.Tổng hợp, hành chính,quản trị và tham
mưu giúp GĐ chỉ đạo quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền, lưu trữ trong
công ty.
* Nhiệm vụ:
- Phụ trách công tác hành chính, văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu, thông tin liên lạc của
công ty
- Phục vụ công tác lễ tan, phục vụ hội nghị, nhà khách của công ty

- Tổ chức phổ biến, truyền đạt chủ trương, chính sách, nghị quyết, các văn bản pháp
luật, pháp quy trong toàn công ty.
4.2.3: Phòng kế hoạch ( KH ):
* Chức năng: Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo, quản lý công tác kế hoạch, thống kê các
hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng của công ty.
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch trung và ngăn hạn của công ty trình Tổng công ty duyệt và tổ chức
thực hiện
- Tham gia cùng các phòng xây dựng kế hoạch tài chính, vật tư thiết bị, lao động
tiền lương…Là đầu mối tổng hợp các kế hoạch trên.
- Quản lý tài sản cố định, làm quyết định điều động tài sản cố định trong nội bộ
công ty, làm các thủ tục về các quyết định điều động tài sản cố định của Tổng công
ty đối với công ty
- Quản lý và cân đối kế hoạch của công ty
- Thống kê và lập báo cáo thực hiện kế hoạch SCL, ĐTXD, công trình nhận thầu
theo yêu cầu định kì và đột xuất của tổng công ty. Lập báo cáo tổng kết quý và năm.
- Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn về lĩnh vực kế hoạch
4.2.4: Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo ( TCCB – ĐT ):
* Chức năng: chịu trách nhiệm tham mưu giúp GĐ quản lý công tác tổ chức bộ
máy, quản lý cán bộ, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CNVC; hướng dẫn
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiên tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước; thay mặt GĐ quản lý cán bộ CNV của phòng, thực hiện tốt kế hoạch của
phòng và của công ty giao.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng công tác tổ chức, sản xuất kinh doanh từ công ty đến các
đơn vị trực thuộc phù hợp với trình độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty,
nghành theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Tham mưu giúp GĐ công ty chuẩn bị nguồn lực và quản lý nhân sự đội ngũ cán
bộ quản lý, kĩ sư, viên chức quản lý chuyên môn- nghiệp vụ phục vụ. Bảo đảm đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác, trình

độ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ quản lý để hoàn thành nhiệm vụ của công ty phù
hợp với chiến lược con người theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và của nghành.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của
công việc.
4.2.5: Phòng lao động tiền lương ( LĐTL ):
* Chức năng: chịu trách nhiệm tham mưu giúp GĐ quản lý các lĩnh vực công tác về
kế hoạch lao động tiền lương, BHXH, bảo đảm nguồn lao động và đời sống xã hội
của công ty, tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động trong toàn công ty
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng các hình thức, phương pháp tổ chức lao động khoa học
trong công ty, các hình thức và phương pháp trả lương, thưởng, các hình thức
khuyến khích tăng năng suất lao động. Tổ chức thực hiện sau khi được duyệt.
- Lập kế hoạch dài hạn và hàng năm về nhu cầu lao động của công ty trình tổng
công ty duyệt. Lập và trình duyệt kế hoạch về lao động- tiền lương.
- Thẩm định chi phí nhân công trong công trình sửa chữa lớn, nhận thầu…hướng
dẫn, giám sát, kiểm tra việc phân phối tiền lương, công tác bảo hộ lao động, vệ sinh
công nghiệp, môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ CNV.
- Thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; công tác đời sống xã hội,
công tác y tế cho toàn công ty.
4.2.6: Phòng kĩ thuật trạm ( KTTr ):
* Chức năng: là cơ quan tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo điều hành công tác
quản lý kĩ thuật liên quan đến thiết bị trạm biến áp; thay mặt GĐ quản lý cán bộ
CNV của phòng , thực hiện kế hoạch của phòng và của công ty, thực hiện đúng các
đường lối của Đảng và Nhà nước, nội quy của cơ quan.
* Nhiệm vụ:
- Là khâu đổi mới giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật,
vận hành, sửa chữa thiết bị trạm biến áp do công ty quản lý.
- Theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc và chất lượng kĩ thuật của các thiết bị trạm
biến áp do công ty quản lý

- Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp để theo dõi thiết bị theo chế độ quản lý kĩ
thuật; lập các phương án kỹ thuật sửa chữa thí nghiệm các thiết bị, các công trình
liên quan đến trạm biến áp theo phân cấp
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển các trạm biến áp của công
ty, tham gia lập các kế hoạch năm, 5 năm của công ty về công tác quản lý kế hoạch
thiết bị trạm
- Điều hành công tác vận hành, sửa chữa, xử lý sự cố thiết bị trạm biến áp đảm bảo
sự vận hành an toàn, liên tục và kinh tế.
4.2.7: Phòng kĩ thuật đường dây ( KTĐZ ):
* Chức năng: tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo, quản lý điều hành công tác vận
hành, đại tu, sửa chữa và nghiệm thu các đường dây truyền tải 220KV-500KV;
công tác quản lý ô tô, xe máy và công tác xây dựng các công trình phụ trợ khác;
thay mặt GĐ quản lý cán bộ CNV của phòng, thực hiện tốt các kế hoạch của phòng
và của công ty.
* Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước GĐ của công ty kĩ thuật vận hành, đại tu sửa chữa đường
dây của công ty, là đầu mối giải quyết công tác quản lý vận hành, sủa chữa hệ thống
đường dây truyền tải điện trong công ty.
- Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra công tác sửa chữa các đường dây truyền tải; theo dõi,
tham gia chỉ đạo về chuyên mộn các hoạt động thuộc lĩnh vực ô tô, xe máy chuyên
dùng; đào tạo, bồi huấn, kiểm tra chuyên môn của lực lượng quản lý vận hành
đường dây.
- Tham gia thẩm định, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ
bản theo sự phân công của công ty, lập phương án kĩ thuật, sửa chữa, cải tạo.
- Tham gia các hoạt động của công ty, kết hợp với các phòng ban liên quan an toàn;
đảm bảo chất lượng dụng cụ thi công và thí nghiệm.
4.2.8: Phòng tài chính kế toán ( TCKT ):
* Chức năng: tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo, quản lý công tác kế toán tài chính
và hạch toán kế toán kinh doanh của công ty và chế độ tài chính kế toán của Nhà
nước ban hành; tham mưu giúp GĐ tổ chức thực hiện thống nhất công tác kế toán

và thống kê, quản lý cán bộ CNV của phòng, thực hiện tốt ké hoạch của phòng và
công ty giao.
* Nhiệm vụ:
- Lập và trình tổng công ty phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm cho công ty, căn
cứ vào kế hoạch được duyệt phân bổ kế hoạch tài chính hàng quý, năm cho công ty;
tham mưu cho GĐ phê duyệt, cấp phát chi phí sản xuất theo định kì kế hoạch.
- Tổ chức công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế ở đơn vị
- Nghiên cứu, đề xuất tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, có hiệu quả
kinh tế cao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN theo quy định; thực hiện chế độ kiểm
tra tài chín; là thường trực hội đồng thanh xử lý tài sản và hội đồng kiểm kê công ty.
- Phối hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện tốt công tác quan rlý vật tư,
cân đối tiền hàng, ứng dụng công nghệ thônh tin vào công tác hạch toán kế toán;
phân phối tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ CNV toàn công ty.
4.2.9: Phòng vật tư ( VT ):
* Chức năng: chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị, các nguồn
trong và ngoài nước; quản lý việc sử dụng vật tư; đảm bảo vận hành an toàn lưới
truyền tải điện; quảm lý cán bộ CNV của phòng, hoàn thành tốt kế hoạch của phòng
và công ty giao.
* Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực về vật tư thiết bị phụ tùng và vật tư nhiên liệu,
phục vụ hai mảng quản lý đường dây và trạm thuộc lưới truyền tải điện Miền bắc.
- Xây dựng kế hoạch vật tư: một năm, 5 năm và xây dựng mới theo phân cấp của
công ty
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty làm nhiệm vụ đầu mối và thời gian xét
duyệt kế hoạch vật tư của các đơn vị trực thuộc công ty; tổng hợp nhu cầu vật tư
của các đơn vị…
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, cung ứng, bảo quản, hướng dẫn, giám sát kiểm tra
việc sử dụng vật tư thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu trong và ngoài nước theo phân cấp
của Tổng công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc công ty về kế hoạch phát triển, củng cố kho công ty, các
đợn vị phụ thuộc trong công ty.
4.2.10. Phòng Thanh tra, bảo vệ pháp chế ( TTBV ):
* Chức năng: Giúp GĐ chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thanh tra -
bảo vệ - pháp chế, công tác quân sự- tự vệ trong công ty.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng nội quy bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn đơn vị, bảo vệ bí mật
quốc gia, an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng các phương án bảo vệ mục tiêu quan trọng của công ty và tổ chức thực
hiện sau khi được giải quyết.
- Phối hợp cùng cơ quan pháp luật điều tra những vụ việc vi phạm an ninh trật tự và
tài sản xã hội chủ nghĩa trong công ty.
4.2.11. Phòng Kinh tế dự toán ( KTDT ):
* Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ về
dự toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị sản xuất, sửa chữa lớn, sửa
chữa thường xuyên các công trình của công ty và nhận thầu; quản lý CBCNV của
phòng, thực hiện tốt kế hoạch của phòng và của công ty.
* Nhiệm vụ:
- Lập dự toán các công trình mà phương án thiết kế kĩ thuật do công ty lập, theo
phân cấp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Tổ chức bảo vệ các dự toán đã trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán, trình duyệt dự toán theo hướng dẫn
của Tổng công ty và Công ty Truyền tải điện I.
- Thẩm tra dự toán các đơn vị theo phân cấp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
chất lượng dự toán đã phê duyệt; chuyển các dự toán đã thẩm định cho các phòng
ban chức năng triển khai thực hiện, theo dõi kiểm tra thực hiện.
4.2.12. Phòng Điều độ máy tính (ĐĐMT ):
* Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức quản lý công tác điều độ các hoạt
động truyền tải điện và hoạt động công nghệ thông tin của công ty.
* Nhiệm vụ:

- Thu thập, xử lý thông tin về các hoạt động truyền tải và phối kết hợp các nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lý kĩ thuật vận hành do các đơn vị chức năng trong và ngoài
công ty thực hiện trên hệ thống lưới Truyền tải điện I, nhằm đảm bảo lưới điện vận
hành ổn định, an toàn, tin cậy, kinh tế phù hợp với quy trình, quy phạm ngành điện.
- Quản lý hệ thống máy tính trong toàn công ty, đề xuất kế hoạch phát triển công
nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật các kĩ thuật ứng dụng tin học nhằm nâng cao
hiệu quả của mạng máy tính.
4.2.13: Phòng kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động ( KTAT ):
* Chức năng: Là phòng tham mưu trực tiếp cho GĐ giúp GĐ chỉ đạo, quản lý và
thực hiện công tác kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ
* Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước GĐ về công tác an toàn, BHLĐ và PCCN trong toàn công
ty trong quá trình sản xuất.
- Phòng phải tự đào tạo nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về
chuyên môn, chủ động trong công việc.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về trang thiết bị an toàn, PCCC, kiểm định thiết bị
nghiêm ngặt, trang bị bảo hộ lao động cá nhân; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và
kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty.
4.2.14: Phòng Quản lý xây dựng ( QLXD ):
* Chức năng: Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo, quản lý các hạng mục công trình xây
dựng thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản trong phạm vi công ty
Truyền tải điện I.
* Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các hoạt động đầu tư xây dựng trong toàn công ty.
- Phối hợp với các phòng chức năng lập kế hoạch dài, trung, ngắn hạn về đầu tư của
công ty trình Tổng công ty duyệt và triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo, điều hành việc thực hiện dự án theo kế hoạch, tổ chức giám sát công trình
đảm bảo trình tự, khối lượng, chất lượng, tiến độ, giá thành.
4.2.15: Phòng Chuẩn bị đầu tư ( CBĐT )
* Chức năng: Là phòng chức năng của công ty chịu trách nhiệm tham mưu giúp GĐ

công ty chỉ đạo, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư trong qúa trình hoạt động đầu tư
của công ty theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng công ty, quản lý cán bộ
CNV của phòng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của phòng và công ty.
* Nhiệm vụ:
- Là đầu mối thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án trong toàn công ty.
- Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo đúng quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được công ty giao
Ngoài ra còn tham gia các hoạt động: Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công
trình, tham gia lựa chọn các thành viên lập dự án, khảo sát và thiết kế, tham gia lập
hồ sơ mời thầu, hợp đồng đấu thầu…
4.2.16: Phòng viễn thông ( VTH ):
* Chức năng: Thực hiện công tác quản lý vận hành, điều hành hệ thống thiết bị
thông tin viễn thông thuộc công ty Truyền tải điện I, quản lý theo cơ chế quản lý
của tổng công ty điện lực Việt nam.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức bộ phận quản lý vận hành, bộ phận tham gia bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống viễn thông trong toàn công ty theo quy chế phân cấp, nhằm đảm bảo an toàn,
liên tục và thông suốt 24/24.
- Tổ chức bộ phận trực ca điều hành và vận hành các hệ thống thông tin tại các
Truyền tải điện.
- Tham mưu cho các lãnh đạo công ty xây dựng và trình duyệt tổng công ty các kế
hoạch phát triển, nâng cấp, sửa chữa lớn, bảo dưỡng các hệ thống viễn thông.
- Phối hợp với các phòng liên quan trong việc điều hành, xử lý sự cố, sửa chữa đột
xuất, đại tu sửa chữa và kiểm tra định kì các hệ thống viễn thông.
4.2.17: Phòng Quản lý đấu thầu ( QLĐT ):
* Chức năng: Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo, quản lý công tác đấu thầu trong công ty
và một số công việc khác được giao.
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch mời thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu để lựa chọn các nhà thầu.

- Tham gia xây dựng kế hoạch năm, trung, dài hạn của công ty.
- Tham gia việc triển khai thực hiện hợp đồng với nhà thầu và giải quyết tranh chấp
hợp đồng.
- Tham gia ban quản lý dự án công trình, hội đồng nghiệm thu, quyết toán công
trình đầu tư xây dừng và đầu tư phát triển
4.2.18: Phòng Tổng hợp thi đua ( TH – TĐ ):
* Chức năng: Tham mưu cho GĐ công ty về công tác tổng hợp, thi đua, áp dụng và
cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
* Nhiệm vụ:
- Theo dõi và tổng hợp các thông tin chính về tình hình hoạt động chung của công
ty,báo cáo của các phòng ban, đơn vị trực thuộc để báo cáo cho lãnh đạo công ty.
- Là đầu mối theo dõi, tổng hợp, truyền đạt, đôn đốc ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
công ty tới các phòng ban đơn vị.
- Chỉ đạo công tác tổng hợp thi đua, tuyên truyền và đánh giá công tác; áp dụng, cải
tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty và đơn
vị trực thuộc
- Tham gia xây dựng nội quy, quy chế, mô hình tổ chức sản xuất của công ty; chỉ
đạo công tác tổ chức các hội nghị, lễ kỉ niệm, lễ phát động thi đua…
4.2.19: Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên:
* Xưởng thí nghiệm: Là một đơn vị thành viên có chức năng tiến hành các thí
nghiệm đặc trưng của nghành điện, các thí nghiệm về công nghệ sản xuất mới, các
giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, phát minh, sáng kiến cải tiến kĩ thuật của
công nhân.
* Xưởng sửa chữa thiết bị: Sửa chữa, phục hồi mọi thiết bị thuộc quyền sở hữu
của công ty, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
* Đội vận tải cơ khí: Chuyên chở các phương tiện, thiết bị điện cũng như người lao
động đến các công trình, trạm biến áp hay nơi xảy ra sự cố điện nhằm đáp ứng
nhanh nhất nhu cầu về người, phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố điện.
* Các trạm biến áp: Theo dõi tổ chức quản lý, vận hành các máy biến áp mà công
ty trực tiếp quản lý đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, chất lượng cao.

* Các Truyền tải điện : Là đơn vị hoạt động chuyên nghành truyền tải điện trêm
phạm vi một số tỉnh, thành phố có chức năng quản lý, vận hành cung cấp lưới điện
an toàn, liên tục, tin cậy đảm bảo chất lượng điện, phấn đấu giảm tổn thất điện năng
lưới truyền tải điện theo kế hoạch được giao.
5. Dây chuyền sản xuất điện năng:
5.1: Dây chuyền sản xuất - truyền tải – phân phối điện năng

Hình 1: Dây chuyền sản xuất - truyền tải – phân phối điện năng


M¸y ph¸t ®iÖn
M¸y biÕn ¸p t¨ng ¸p
HÖ thèng
truyÒn t¶i ®iÖn
M¸y biÕn ¸p gi¶m
¸p

thèng
l íi
ph©n
phèi
HÖ thèng
truyÒn t¶i ®iÖn
HÖ thèng tiªu thô
®iÖn n¨ng
5.2: Các yếu tố cần thiết để đạt hiệu quả truyền tải điện năng:
Đặc điểm của điện năng khác với các sản phẩm khác là có khả năng đáp ứng
nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu và không dự trữ được. Do đó các dây
chuyền sản xuất, truyền tải, phân phối phải luôn ở tình trạng đáp ứng mọi nhu cầu
của phụ tải. Công tác truyền tải điện phải đảm bảo được:

- Độ tin cậy cung cấp điện là cao nhất
- Tổn thất trên đường dây truyền tải là nhỏ nhất.
- Thiệt hại do việc mất điện là nhỏ nhất.
Cùng vận trong cơ chế đó, Công ty Truyền tải điện I là một doanh nghiệp nhà
nước có nhiệm vụ vận hành hệ thống mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực
miền Bắc luôn luôn đảm bảo truyền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết
kiệm chi phí sản xuất, góp phần cùng toàn nghành điện giảm giá thànhcủa sản
phẩm.
6: Đặc điểm về lao động:
Công ty quản lý 1880 lao động với trình độ và vị trí khác nhau. Theo cơ cấu lao
động tính theo tính chất công việc lao động quản lý chiếm 19,84 %, công nhân sản
xuất chiếm 80,16%, trong đó 60% là công nhân công nghệ, 20,16% là công nhân
phục vụ.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo công việc 31/12/2005
Chỉ tiêu Tổng số Lao động quản lý
Công nhân sản xuất
Công nhân công
nghệ
Công nhân phục vụ
Số lượng người 1880 373 1128 379
Tỷ lệ phần trăm 100 19,84 60 20,16
Qua bảng ta thấy trung bình cứ 3 công nhân công nghệ có một nhân viên quản lý
1 công nhân phục vụ. Tỷ lệ này là quá cao so với xu thế chung, đặc biệt là trong
điều kiện Đảng và Nhà nước đang có chủ trương đơn giản hoá bộ máy quản lý,
tránh cồng kềnh,quan liêu, bao cấp. Một trong những lý do quan trọng dẫn đến hiện
tượng lao động quản lý chiếm tỷ trọng cao là do trình độ chuyên môn của cán bộ
quản lý còn thấp; số lao động quản lý Đại học và Sau đại học chỉ chiếm 42,09%
( trong đó Sau đại học 3,48% tương đương với 13 người) ( tính đến thời điểm tháng
6/2006 – sau đại hội công nhân viên chức 2005). Tỷ lệ này là quá thấp so với một
nghành kinh tế trọng điểm như nghành điện hiện nay. Để nâng cao trình độ cho cán

bộ CNV của toàn bộ công ty hàng năm công ty thường tổ chức các chương trình tập
huấn, nâng cao trình độ tay nghề đồng thời cử nhân viên đi học trong các trường
Đại học, Cao đẳng. Trung bình mỗi năm công ty có chủ trương tạo điều kiện cho 10
nhân viên đi học.

Bảng 3: Trình độ chuyên môn của lao động quản lý
Chỉ tiêu Tổng số Trên Đại học Đại học CĐ/ THCN Sơ học
Số lượng người 373 13 144 199 17
Tỷ lệ phần trăm 100 3,48 38,61 53,36 4,55

Đối với công nhân công nghệ, số công nhân có trình độ bậc 1+ 2 là 25% ( 282
công nhân ), bậc 3+4 là 35,017% ( tương đương với 395 công nhân ); công nhân
bậc 5+6 là 19,96% ( 338 công nhân ) còn lại là công nhân bậc 7.
Xét về trình độ lành nghề của công nhân kỹ thuật thì tỷ lệ công nhân có trình độ
từ bậc 5 trở lên cao ( 40%) tuy nhiên số công nhân này lại đang ở độ tuổi cao ( trên
45 tuổi ) nên ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động. Đặc điểm sản xuất kinh
doanh có nhiều sự cố đòi hỏi phải làm thêm ca, giờ liên tục mà cjông nhân có tuổi
cao thường khó đảm bảo sức khoẻ và khả năng thích ứng môi trường làm việc. Do
vậy để nâng cao chất lượng hoạt động của công ty cần chú ý đến việc đào tạo và
tuyển dụng.
7: Đặc điểm về môi trường làm việc:
Truyền tải điện là hoạt động nguy hiểm, điều kiện lao động khó khăn, sức ép
công việc lớn và hay có sự cố đột xuất ngoài kế hoạch. Lưới Truyền tải điện thường
trú đóng tại vùng sâu, vùng xa, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện sống và sinh hoạt rất
khó khăn, thiếu thốn. Các trạm biến áp xa khu vực dân cư, xa chợ, về mùa nóng thì
thiếu nước, mưa lũ thì lụt lội phải bơi thuyền đi làm. Đặc biệt có nhiều khi trong
điều kiện mưa lũ các đường dây bị hư hỏng công nhân phải làm thêm để khắc phục
sự cố mà trong điều kiện như vậy thì rất nguy hiểm.
Lực lượng lao động quản lý, vận hành trạm biến áp, môi trường làm việc lại
khó khăn vất vả hơn, mức độ nguy hiểm cao hơn. Đó là sự đòi hỏi tập trung cao độ

vào công việc trong các ca vận hành, điều kiện môi trường độc hại, ảnh hưởng của
điện từ trường cao; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, của khí độc, xác xuất xảy ra tai
nạn cao…Mặc dù hao phí về lao động cơ bắp không cao nhưng lại hao phí về chất
xám, tinh thần lại lớn, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người lao động, gây mệt mỏi buồn
ngủ, cắu bẳn. Do vậy lãnh đạo công ty phải luôn quan tâm chú ý tạo điều kiện tốt
nhất cho lao động, cải tạo môi trường làm việc ngày càng tốt hơn nhằm khuyến
khích tinh thần của người lao động, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của công ty.
Phần II : Nội dung quản lý hoạt động đầu tư
của công ty
1.Tình hình đầu tư chung của công ty:
1.1: Về bố trí kế hoạch đầu tư :
Công ty Truyền tải điện I là công ty hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty
điện lực Việt Nam ( EVN ). Hàng năm các đơn vị đã phải có các dự kiến kế hoạch
phát triển của đơn vị do mình quản lý. Vào tháng 7 hàng năm phòng kế hoạch sẽ ra
văn bản yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch đầu tư xây dựng của đơn vị mình gửi công
ty để có cơ sở lập báo cáo kế hoạch đề nghị Tổng công ty giao kế hoạch đầu tư cho
năm sau. Kế hoạch đầu tư xây dựng của các đơn vị bao gồm:
+Kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án có lắp đặt
+ Kế hoạch mua sắm trang thiết bị không cần lắp đặt sử dụng vốn khấu hao của
Tổng công ty và của công ty.
+ Kế hoạch mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo hình thức dự án sử dụng
vốn đầu tư xây dựng.
Các đơn vị lập kế hoạch và trình công ty duyệt để đưa vào kế hoạch đề nghị.
Phòng kế hoạch kết hợp với các phòng quản lý xây dựng, phòng kĩ thuật trạm,
phòng kĩ thuật đường dây, phòng kinh tế dự toán và một số phòng liên quan khác
tuỳ theo từng lĩnh vực. Công ty sẽ xem xét trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ các văn bản đề nghị của các đơn vị, sau đó gửi lên Tổng công ty.
Tổng công ty sẽ cân đối nguồn vốn và ra văn bản giao kế hoạch đầu tư xây dựng
năm cho tất cả các công ty trong nghành. Thời gian hoàn thành theo kế hoạch của
công ty. Sau khi nhân được văn bản gửi từ Tổng công ty xuống công ty sẽ triển khai

thực hiện. Vào ngày 13 hàng tháng, các phòng liên quan thông báo tình hình thực
hiện kế hoạch đầu tư xây dựng:
+: Phòng Quản lý xây dựng: Báo cáo tiến độ thực hiện các công trình, giá trị ước
tính thực hiện trong tháng, giá trị thực hiện cộng dồn từ đầu năm và giá trị đã
nghiệm thu.
+: Phòng Quản lý đấu thầu: Báo cáo tình hình thực hiện các công tác chuẩn bị
đầu tư, quản lý tiến độ thực hiện các gói thầu thuộc các công trình trong kế hoạch
+: Phòng Kinh tế dự toán: Báo cáo giá trị quyết toán giá trị đã lên phiếu giá các
công trình.
+: Phòng Tài chính kế toán: Báo cáo tình hình thực hiện cấp vốn, giá trị vốn đã
thanh toán, giá trị đã giải ngân.
Vào ngày 15 hàng tháng phòng kế hoạch phải có tổng hợp báo cáo Tổng công ty
tiến độ thực hiện khối lượng kế hoạch đầu tư xây dựng.
Lưu đồ lập và theo dõi kế hoạch đầu tư xây dựng:
1.2: Về huy động vốn:
Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu phụ thộc vào Tổng công ty vì kế hoạch
đầu tư được Tổng công ty duyệt và phân bổ vốn. Nguồn vốn của công ty bao gồm:
Yêu cầu các đơn
vị lập kế hoạch
đầu tư xâu dựng
Đơn vị lập và trình công ty duyệt để đưa vào kế
hoạch đề nghị
Công ty
xem xét
Gửi TCT văn bản đề nghị giao kế hoạch đầu tư xây
dựng đầu tư cho năm
TCT duyệt
Triển khai tổ chức thực hiện
Báo cáo thực hiện
Lưu trữ

hồ sơ
+: Nguồn vốn chủ sở hữu: Của Tổng công ty, của công ty, của đơn vị trực thuộc
+: Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh được để lại
+: Nguồn vốn khấu hao: của Tổng công ty, của công ty
+: Nguồn vốn vay: Tổng công ty vay cấp cho các đơn vị, công ty vay, đơn vị vay
+: Nguồn vốn khác.
Chúng ta có thể xem qua một số ví dụ về tình hình nguồn vốn đầu tư của công
ty giai đoạn 2003 – 2006:
Bảng 4: Nguồn vốn chủ sở hữu:
Đơn vị: VND
Nguồn vốn chủ sở hữu 2003 2004 2005
1.NV kinh doanh 821.549.342.429 662.533.362.951 454.108.582.239
2.Quỹ đầu tư phát triển 136.640.549.466 22.881.817.042 58.642.235.541
3.Quỹ dự phòng tài chính 224.194.966 221.937.775 229.846.219
4.Quỹ khen thưởng và
phúc lợi
6.046.115.532 872.540.592 10.406.279.156
Vốn chủ sở hữu hàng năm một phần là do Ngân sách cấp xuống, một phần là do
công ty bổ sung hàng năm đó có thể là quỹ đầu tư phát triển cấp để mua sắm tài sản
mới, do Tổng công ty cấp bổ sung vốn khấu hao cơ bản, nhận TSCĐ tù các đơn vị
trong Tổng công ty, lợi nhuận để lại…Vốn chủ sở hữu hàng năm được công ty sử
dụng để mua sắm tài sản cố định mới cho công ty, sửa chữa các đường dây gặp sự
cố, mua máy móc thiết bị phục vụ cho công tác truyền tải điện …Năm 2005 công ty
gặp nhiều khó khăn cần một nguồn vốn lớn nên hầu như huy động hết các loại
nguồn vốn trong công ty.
* Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có: Năm 2004 là 139.187.762.977 VND, năm
2005 là 286.019.653.824 VND, năm 2006 là 310.023.425 VND
* Nguồn vốn vay: Đối với công ty Truyền tải điện I thì nguồn vốn hàng năm do
Tổng công ty cấp xuống nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư hàng năm
của công ty do đó công ty còn phải đi vay của các đơn vị khác. Năm 2005 công ty

phải vay của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Tây là 15.588.000.000 VND, của
Quỹ hỗ trợ phát triển Hải Dương là 966.000.000 VND, của Sở giao dịch Quỹ hỗ trợ
phát triển là 5.577.473.114 VND, của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Sở
giao dịch III là 2.641.450.505 để mua máy móc thiết bị trang bị cho các đường dây
cũng như các phụ tải để đảm bảo cho quá trình mua điện từ Trung Quốc cũng như
Truyền tải điện đến các khu vực dân cư.
Năm 2006 là năm công ty bắt tay vào tiến hành công việc mua điện từ Trung
Quốc. Năm 2006 Việt Nam mua của Trung Quốc gần 1 tỷ KWh điện, ngày 26-9
Tập đoàn điện lực Việt Nam và công ty lưới điện Vân Nam Trung Quốc tổ chức
đóng điện đường dây 220KV mua điện Trung Quốc hướng Lào Cai. Giá mua điện
từ Trung Quốc sang đắt cộng với quá trình truyền tải điện khó khăn, phức tạp đây
thực sự là một công việc khó khăn đặt ra cho các đơn vị trực thuộc EVN trong đó có
công ty Truyền tải điện I. Năm 2006 công ty Truyền tải điện I vay của Chi nhánh
Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội và Sỏ giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển là 2.730.000
EURO, mục đích sử dụng là mua 2 máy biến áp dự phòng, thời hạn vay là 11 năm
trong đó 15 tháng ân hạn kể từ ngày rút vốn đầu tiên; vay Sở giao dịch III Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là 2.716.875,86 EURO với mục đích nhập thiết
bị cho các trạm hỗ trợ truyền tải điện. Trong năm công ty đã sủ dụng khá hiệu quả
nguồn vốn vay và kết quả đạt được đã khẳng định điều đó: máy móc thiết bị ở các
tram biến áp được cải tạo, nâng cấp; các công việc chuẩn bị cho việc Truyền tải
điện từ Trung Quốc được chuẩn bị kĩ lưỡng, hoàn thành cải tạo, sửa chữa mạng
LAN của cơ quan, cung cấp điện cho hội nghị APEC thành công…
* Nguồn vốn để lại kinh doanh thì rất ít vì công ty hoạt động theo phương thức hạch
toán phụ thuộc nên mọi nguồn lãi lỗ đều phụ thuộc vào sự tổng hợp của Tổng công
ty. Kế hoạch đầu tư hàng năm được EVN phân bố đều cho các đơn vị trực thuộc.
Sau khi hoàn thành kế hoạch các đơn vị tổng hợp và chuyển lên EVN, từ đó EVN
sẽ tổng hợp lại toàn bộ kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Vì vậy lợi
nhuận để lại kinh doanh của công ty cũng phụ thuộc vào sự phân bổ từ trên xuống
của EVN và công ty sẽ sử dụng nguồn vốn đó theo kế hoạch được đưa xuống.
Như vậy nguồn vốn chủ yếu của công ty vẫn là do Tổng công ty cấp xuống.

Nguồn vốn khấu hao và đi vay trên thực tế vẫn là thuộc nguồn vốn của Tổng công
ty bởi vì tất cả các nguồn vốn của công ty đều được Tổng công ty xem xét, phê
duyệt rồi mới ra quyết định có cấp xuống hay cho phép công ty đi vay hay không.
Trường hợp công ty tự đứng ra vay vốn là rất ít mà thường là do Tổng công ty đứng
ra vay rồi cấp xuống cho công ty. Công ty có nhiệm vụ tổ chức,huy động các loại
vốn cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời quản lý
và sử dụng vốn sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, trên cơ sở chấp hành chính
sách về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, thường xuyên phân tích và cung cấp
những thông tin để nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên
nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để
nâng cao hiệu quả của đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực
hiện tốt kế hoạch đề ra của Tổng công ty.
1.3: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư:
1.3.1: Tổ chức và quản lý nguồn vốn chuẩn bị sản xuất:
Hàng năm công ty nhận quyết định của Tổng công ty, phòng kế hoạch sẽ tổng
hợp tài liệu, lập khối lượng và tổng dự toán. Phòng kế hoạch là đầu mối chủ trì triển
khai công tác chuẩn bị sản xuất đồng thời sẽ phối hợp với các phòng chức năng
khác. Sau khi Tổng công ty duyệt phòng kế hoạch sẽ chủ trì thương thảo hợp đồng,
lập dự thảo hợp đồng với ban quản lý dự án A. Nếu được chấp nhận sẽ trình giám
đốc kí kết hợp đồng. Khi hợp đồng được kí kết phòng kế hoạch ra quyết định giao
nhiệm vụ trình giám đốc kí và gửi kèm theo hợp đồng cùng các tài liệu khác cho các
phòng ban và các đơn vị trong công ty thực hiện.
- Đối với các công trình công ty tự thực hiện thi công, triển khai thực hiện như
cách quản lý các hợp đồng trong trường hợp làm B (TT720 – 01/KH )
- Đối với các công trình phải thuê ngoài hoặc mua sắm hàng hoá, triển khai thực
hiện như cách quản lý các hợp đồng trong trường hợp làm A ( TT751 – 02/ KH )
Phòng chuẩn bị đầu tư sẽ theo dõi hợp đồng và có nhiệm vụ báo cáo cho lãnh đạo
công ty về tình hình thực hiện hợp đồng và kết quả thu được.
Về việc lập hồ sơ quyết toán: Các đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công, quyết

toán theo các mẫu đã quy định và chuyển phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch chủ trì
và phối hợp với các phòng liên quan kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, quyết
toán. Sau đó phòng kế hoạch sẽ trình giám đốc công ty duyệt hồ sơ quyết toán và
chuyển hồ sơ quyết toán sang phòng tài chính kế toán. Và khi hợp đồng đã hết thời
hạn thực hiện hơặc hợp đồng bị huỷ bỏ, đình chỉ hay không tiếp tục được thực
hiện… thì sẽ thanh lý hợp đồng.


×