Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại điện lực cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.66 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xác định vai trò quan trọng của ngành Điện lực trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia; …”. Sự khẳng
định của Đảng là có cơ sở vì: Điện năng có tác động trực tiếp đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực, tới sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của nhân dân vì vậy phải luôn duy trì, đảm bảo hệ
thống năng lượng vận hành an toàn và liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng trong
sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng đến khách hàng sử dụng điện.
Là sinh viên chuyên ngành kinh tế thực tập tại Điện lực Cao Bằng, mặc dù
chỉ có thời gian ngắn nghiên cứu về Điện lực Cao Bằng nhưng được sự giúp đỡ tận
tình của các cô chú, anh chị làm việc tại các phòng ban đã cung cấp tài liệu về Điện
lực Cao Bằng và hướng dẫn em để em có thể hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của
ngành Điện lực trong nền kinh tế quốc dân, những thành công đã đạt được của cán
bộ công nhân viên và lãnh đạo Điện lực Cao Bằng trong hiện tại, điều đó sẽ là tiền
đề cho Điện lực Cao Bằng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu về Điện lực Cao Bằng em đã được tìm
hiểu và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác tài chính kế toán đối với quá
trình phát triển của Điện lực trong nền kinh tế thị trường hiện nay và giúp em có
cách nhìn tổng thể hơn về công việc của một kế toán, giúp em làm quen, tiếp cận
với thực tế công tác tài chính kế toán khi thực tập tại phòng kế toán của Điện lực
Cao Bằng đồng thời giúp em có thể chọn được đề tài thích hợp để viết chuyên đề
thực tập cho phù hợp với khả năng của bản thân.
Bài báo cáo thực tập tổng hợp nêu lên 2 nội dung lớn cần đề cập, ngoài lời
mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Điện lực Cao Bằng.
Chương 2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Điện lực Cao Bằng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kế toán của
trường và các cô chú ở Điện lực Cao Bằng đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành tốt
bài báo cáo thực tập này.


Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do thời gian, khả năng và kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế, bài báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi có nhiều thiếu
sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và các cô chú,
anh chị làm việc tại Điện lực Cao Bằng .
Sinh viên thực hiện: Trịnh Minh Thư
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Cao Bằng:
Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và do lịch sử của tỉnh Cao Bằng nên các
yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều tới quá trình hình thành và phát triển của Điện lực
Cao Bằng.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông bắc Bắc
Bộ, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Bộ nói riêng và của cả nước nói
chung. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân cư chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ
dân trí còn thấp và không đồng đều giữa các vùng và các dân tộc, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm địa lý tự nhiên: địa hình bị chia cắt mạnh và phức tạp
bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là sông ngòi và thung lũng hẹp, độ dốc lớn; khí hậu
mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lục địa núi cao, một số vùng có khí hậu ôn đới,
với những đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông bắc.
Ngoài ra do hệ thống giao thông trong tỉnh cả quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường
liên xã rất khó khăn; do lịch sử Cao Bằng trong chiến tranh cơ sở vật chất bị phá
huỷ nhiều. Do những đặc điểm nêu trên nên trong quá trình đổi mới Điện lực Cao
Bằng cũng như các ngành kinh doanh khác đều đi lên với xuất phát điểm thấp.
Điện lực Cao Bằng trong những năm hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế
của đất nước đã ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt
động kinh doanh để góp phần đưa Điện lực Cao Bằng phát triển, không ngừng tăng
trưởng điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên từ đó góp phần vào công
cuộc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của tỉnh Cao Bằng nói riêng và
của đất nước nói chung.

Điện lực Cao Bằng thành lập ngày 09 tháng 03 năm 1968, tên gọi là công ty
Điện lực Cao Bằng. Năm 1975 tách làm hai đơn vị là Xí nghiệp xây lắp điện và Xí
nghiệp Điện lực I, đến tháng 5 năm 1977 sát nhập hai xí nghiệp lại thành Sở Điện
lực Cao Bằng trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tháng 8 năm 1985 chuyển về trực
thuộc công ty Điện lực I - Bộ Năng lượng với tên gọi là Điện lực Cao Bằng. Ngày
30 tháng 6 năm 1993 thành lập lại theo quyết định số 496NL/TCCB-LĐ của Bộ
Năng lượng với tên gọi là Điện lực Cao Bằng, ngành nghề kinh doanh là sản xuất,
quản lý lưới điện, kinh doanh điện năng, xây lắp cải tạo đường dây và trạm điện,
sửa chữa, đại tu thiết bị điện, thiết kế lưới điện phân phối.
Năm 1996 chuyển chức năng quản lý nhà nước sang cho Sở Công nghiệp
quản lý, chức năng sản xuất, kinh doanh, tên gọi không thay đổi.
Giai đoạn đầu mới thành lập cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn chỉ có các tổ
Điêzen nhỏ đặt tại thị xã Cao Bằng và một số thị trấn phục vụ chiếu sáng sinh hoạt
cho nhân dân. Đến cuối những năm thập kỷ 70 (từ năm 1975 đến năm 1978) cơ sở
vật chất kỹ thuật được tăng cường bằng các tổ Điêzen với công suất lớn hơn và xây
dựng một số trạm thuỷ điện tại địa phương đã đáp ứng phần nào việc phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Nhưng đến tháng 2 năm 1979 chiến tranh biên giới Việt – Trung
xảy ra, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật ngành điện bị phá huỷ, sau năm 1979 phải
khôi phục lại từ đầu.
Đến năm 1988 cơ sở vật chất kỹ thuật do Điện lực Cao Bằng quản lý đã xây
dựng tại thị xã có một trạm Điêzen, một trạm thuỷ điện công suất 3000KW, cấp
điện cho khu vực thị xã và huyện Hoà An. Tại các huyện: Quảng Hoà, Trùng
Khánh, Hà Quảng xây dựng trạm thuỷ điện có công suất từ 100 – 500KW. Còn lại 8
huyện dùng nguồn Điêzen nhỏ đặt tại các thị trấn công suất từ 50 – 100 KW.
Một số sự kiện đổi mới làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Cao
BằngCao Bằng: Thực hiện nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá
cho miền núi, công trình đường dây 110KV Thái Nguyên - Cao Bằng và trạm biến
áp 16000KVA,110/35/10KV được khởi công xây dựng và đóng điện quốc gia về
trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương phát
triển. Năm 1991 với việc lưới điện quốc gia đến trung tâm tỉnh Cao Bằng thì đến

năm 1998 hầu hết các trung tâm huyện trong tỉnh đã sử dụng điện lưới quốc gia
Đến nay điện lưới đã được mở rộng đưa điện đến trên 80% số xã và trên 60%
số hộ có điện lưới quốc gia.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày một tăng của xã hội,
Điện lực Cao Bằng đang khẩn trương bước vào nhiệm vụ to lớn về phát triển nguồn
điện, lưới điện, xây dựng, cải tạo hệ thống các trạm biến áp và đường dây điện. Có
chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm. Phát
triển và nâng cấp mạng lưới, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Ngoài sản xuất kinh doanh điện, trong những năm gần đây Điện lực Cao
Bằng còn có thêm các dịch vụ khác như xây lắp điện, thông tin viễn thông, dịch vụ
nhà khách, khách sạn,… Trong đó phải kể đến thông tin viễn thông, theo quyết định
số 66/CP-CN ngày 19/01/2001 của thủ tướng chính phủ, Điện lực Cao Bằng được
đầu tư và tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc
tế. Với sự nỗ lực của công nhân viên trong Điện lực mà năm 2005 Điện lực Cao
Bằng bắt đầu trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật và đến năm 2006
dịch vụ thông tin viễn thông của Điện lực đã đi vào hoạt động và đạt được những
thành tựu đáng kể, và cùng với các dịch vụ khác đã góp phần vào xây dựng Điện
lực Cao Bằng ngày càng phát triển và vững mạnh.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển Điện lực Cao Bằng đã được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và nhiều Cờ thi đua, Bằng khen
của các Bộ ngành trung ương và của tỉnh.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao
Bằng:
1.2.1. Chức năng hoạt động:
Điện lực Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1 - Tổng công ty
Điện lực Việt Nam, Điện lực Cao Bằng có chức năng nhiệm vụ sản xuất, quản lý
vận hành và kinh doanh điện năng đối với hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điện lực Cao Bằng có chức năng kinh doanh chủ yếu:
- Quản lý lưới điện
- Kinh doanh điện năng

- Xây lắp, cải tạo đường dây và trạm điện
- Sửa chữa, đại tu thiết bị điện
- Tư vấn thiết kế xây dựng lưới điện đến cấp điện áp 35KV theo giấy phép
hành nghề
- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp điện
đến cấp điện áp 110KV
- Kinh doanh nhà khách, khách sạn
- Kinh doanh viễn thông.
1.2.2. Nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh:
Là đơn vị thành viên của Công ty Điện lực 1, Điện lực Cao Bằng có nhiệm
vụ chính là kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, cơ sở sản xuất, đồng thời có
hoạt động truyền tải và phân phối điện năng. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn
lực của Điện lực Cao Bằng và chỉ tiêu giao của Công ty; đồng thời chỉ đạo các chi
nhánh trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu
quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Điện lực Cao Bằng
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Công ty,
đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi
quản lý
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ
tài chính đối với Ngân sách Nhà nước
- Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn,
liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong truyền tải và phân phối điện
- Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn, miền núi.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Cao Bằng:
Để hiểu rõ về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao
Bằng thì cần phải xem xét tới số lượng, chất lượng của lao động và tìm hiểu về tổ
chức bộ máy quản lý ban trong Điện lực Cao Bằng.

1.3.1. Tình hình lao động:
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng đến vấn đề tuyển
dụng, đào tạo và nâng cao tay nghề người lao động. Nhận thức được vấn đề này,
mỗi năm phòng tổ chức lao động của Điện lực Cao Bằng luôn chú trọng thực hiện
để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Tình hình số lượng và trình độ chuyên môn lao động của đơn vị được thể
hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2004
Chênh lệch
số lượng
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu +/- %
Tổng lao động 725 100% 668 100% 57 8,53
+ Trực tiếp 624 86,07% 582 87,13% 42 6,28
+ Gián tiếp 101 13,93% 86 12,87% 15 2,25
Trình độ lao động
+ Đại học 132 18,21% 108 16,17% 24 22,22
+ Cao đẳng, trung cấp 181 24,97% 120 17,96% 61 50,83
+ Công nhân kỹ thuật 365 50,34% 397 59,43% -32 8,06
+ Lao động phổ thông 47 6,48% 43 6,44% 4 9,3
Bảng 1.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
- Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động được thể hiện ở bảng
sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2006
Thực hiện

năm 2004
Chênh lệch
+/- %
1. Tổng quỹ tiền lương 18.765.465 13.435.868 5.329.597 39,7
2. Các khoản thu nhập khác 3.106.683 2.701.667 405.016 15
3. Tổng thu nhập 21.872.148 16.137.535 5.734.613 35,5
4. Lao động bình quân năm 725 668 57 8,53
5. Tiền lương BQ người/tháng 2.157 1.676 481 28,7
6. Thu nhập BQ người/tháng 2.514 2.013 501 24,9
Bảng 1.2: TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP
Qua nghiên cứu tình hình lao động thông qua 2 bảng ở trên, cho thấy từ năm
2004 đến năm 2006 Điện lực Cao Bằng đã có sự tăng lên về số lượng, chất lượng
lao động và đời sống của người lao động cũng được cải thiện từ đó cho thấy quy
mô của Điện lực đang được mở rộng, thể hiện thông qua các số liệu cụ thể như sau:
- Về số lượng lao động: Tổng lao động năm 2006 tăng 57 người (tăng
8,53%) so với năm 2004 trong đó số lượng lao động trực tiếp tăng 42 người chiếm
6,28% và lao động gián tiếp tăng 12 người chiếm 2,25%. Trong đó do thành lập mới
2 chi nhánh ở các huyện Phục Hoà, Trà Lĩnh tách từ chi nhánh Quảng Hoà và thành
lập trung tâm viễn thông, lao động trực tiếp tăng lên nhiều hơn lao động gián tiếp
đó là sự tăng lên hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Về chất lượng lao động: Trình độ lao động năm 2006 tăng lên so với năm
2004 thể hiện đó là bậc đại học tăng 24 người (tăng 22,22%), cao đẳng, trung cấp
tăng 61 người (tăng 50,83%), công nhân kỹ thuật thì giảm đi 32 người (giảm 8,06%
do một số lao động đã được đào tạo nâng cao).
- Về thu nhập của người lao động: Cả tiền lương bình quân (BQ) của người
lao động/tháng và thu nhập bình quân người lao động/tháng năm 2006 đều tăng so
với năm 2004 điều đó thể hiện Điện lực đã chú trọng cải thiện, năng cao đời sống
của người lao động trong những năm qua.
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý:
Mỗi doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp

thương mại, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều phải có một bộ máy tổ chức
quản lý để doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục. Điện lực Cao Bằng là một
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó trong nhiều năm hoạt động đã ngày càng
hoàn thiện hơn về bộ máy tổ chức quản lý và với mỗi giai đoạn hoạt động, mỗi cơ
chế quản lý khác nhau thì tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực lại có sự khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Cao Bằng bao gồm
các phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có quan
hệ với nhau.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Điện lực Cao Bằng:
1.3.2.1. Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm 3 người là Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức các hoạt động theo sự phân cấp, uỷ
quyền của công ty Điện lực 1. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước công ty Điện lực 1,
trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực. Quản lý toàn bộ
con người, phương tiện máy móc, tài sản cơ sở vật chất kỹ thuật của Điện lực. Điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc,
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Điện lực, đảm bảo đúng chế độ chính sách
của Nhà nước.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, điều
hành mọi hoạt động kỹ thuật của Điện lực, đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục.
Thay mặt khi giám đốc đi vắng hoặc được uỷ quyền giải quyết các công việc nội
chính để điều hành mọi hoạt động của Điện lực.
1.3.2.2. Khối phòng chức năng:
Khối phòng chức năng bao gồm nhiều phòng và mỗi phòng có chức năng,
nhiệm vụ khác nhau:
* Phòng hành chính quản trị (HCQT):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực Cao Bằng quản lý trong
các lĩnh vực công tác hành chính, văn thư lưu trữ, tổng hợp, theo dõi tình hình hoạt
động công tác và phục vụ các điều kiện làm việc của các phòng ban đơn vị trong

Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ:
+ Lập lịch công tác tuần cho lãnh đạo và các phòng của Điện lực Cao Bằng.
Giúp Giám đốc đôn đốc thực hiện và phối hợp các chương trình, kế hoạch công tác
giữa các đồng chí lãnh đạo và các phòng trong Điện lực Cao Bằng được đồng bộ.
+ Xử lý các văn bản đến, đi của Điện lực Cao Bằng được kịp thời nhanh
chóng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Điện lực
Cao Bằng.
+ Đảm bảo công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, ấn loát, thông tin liên lạc
của cơ quan theo đúng quy chế hành chính, kịp thời, khoa học, nền nếp. Tham gia ý
kiến với các văn bản gửi đi cho đúng pháp chế hành chính và luật pháp hiện hành.
+ Tổ chức tiếp đón, bố trí làm việc, chỗ ăn, ở cho khách trong và ngoài
ngành, các cán bộ lãnh đạo cấp trên đến làm việc tại Điện lực Cao Bằng.
+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc, trang bị các dụng cụ, phương tiện, không
ngừng cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ viên chức của cơ quan.
+ Phối hợp tổ chức thực hiện công tác, đời sống vật chất, tinh thần cho cán
bộ công nhân viên toàn cơ quan. Tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng
năm cho cán bộ nhân viên.
+ Tổ chức phục vụ ăn, nghỉ cho các đối tượng là khách của Điện lực Cao
Bằng và cán bộ công nhân viên của các đơn vị cơ sở trực thuộc đến làm việc tại
Điện lực Cao Bằng. Cho phép Nhà nghỉ phục vụ các đối tượng khác có nhu cầu ăn,
nghỉ tại Nhà nghỉ, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật.
* Phòng kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực Cao Bằng về các công tác
kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, cung ứng và quản lý vật tư, báo
cáo thống kê.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác kế hoạch: Làm đầu mối nghiên cứu, xây dựng, tổng hợp, lập và
trình duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch về sản xuất kinh doanh, sửa
chữa lớn, …; Quản lý và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch; Kịp thời phát

hiện các khâu yếu, không phù hợp, có các biện pháp xử lý hoặc điều chỉnh kịp thời.
+ Công tác cung ứng và quản lý vật tư: Cung ứng vật tư, quản lý vật tư, thiết
bị, tài sản, kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản, sử dụng, kiểm kê và sổ sách
theo dõi vật tư, thiết bị tại các đơn vị trực thuộc.
+ Các công tác khác: Công tác thống kê, báo cáo, công tác hợp đồng, …
* Phòng tổ chức lao động (TCLĐ):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực Cao Bằng quản lý trong
các lĩnh vực công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức lao động
và tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Nhiệm vụ:
+ Về công tác tổ chức quản lý: Nghiên cứu, xây dựng các phương án sắp
xếp tổ chức sản xuất, các mô hinh tổ chức quản lý nhằm hoàn thiện hệ thống tổ
chức quản lý; biên soạn và ban hành hệ thống hoá các văn bản có tính chất quy
phạm quản lý nội bộ, theo dõi kết quả thực hiện; theo dõi, nghiên cứu, phân tích các
hoạt động của các tổ chức quản lý nhằm phát hiện ưu, khuyết điểm của các hoạt
động quản lý, đề xuất cho Giám đốc điều chỉnh, bổ xung sửa đổi, phổ biến kịp thời.
+ Về công tác cán bộ và nhân lực: Lập kế hoạch về tuyển dụng, bố trí sử
dụng, theo dõi nhận xét, đề bạt miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nâng bậc,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chính sách bảo hộ lao động,
bảo hiểm xã hội, chế độ bảo vệ sức khoẻ và các vấn đề xã hội; lập kế hoạch hàng
năm và dài hạn về nhu cầu nhân lực trong toàn Điện lực Cao Bằng.
+ Về công tác tổ chức lao động và tiền lương: Nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, kiểm tra, thống kê và phân tích tình hình thực hiện việc tổ chức lao
động sao cho khoa học, việc trả lương và các hình thức khuyến khích vật chất.
+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Lập kế hoạch, tổ chức việc thực hiện cho
các đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên trong Điện lực Cao Bằng để
nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý,
sản xuất và theo kịp với tiến độ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý.
+ Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật: Nghiên cứu đề xuất các hình thức,
biện pháp thi đua khen thưởng và tổ chức theo dõi phong trào thi đua để tổ chức

việc xét chọn, bình bầu, chấm điểm để kịp thời khen thưởng vật chất, tinh thần cho
các tổ chức, cá nhân theo đúng tiêu chuẩn chung cũng như theo quy định riêng và
có các hình thức, biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động.
* Phòng tài chính kế toán (TCKT):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác kinh tế
tài chính và công tác hạch toán kế toán của toàn Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ:
+ Về công tác tài chính giá cả: Tham gia phối hợp lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, đầu tư xây dựng của Điện lực Cao Bằng, lập kế hoạch cân đối tài chính
tín dụng của Điện lực Cao Bằng trình Công ty Điện lực 1 phê duyệt và triển khai
thực hiện; tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn của Điện lực; làm đầu mối
quản lý việc thực hiện công tác giá cả của Điện Lực; tham gia dự thảo các hợp đồng
kinh tế, tổ chức thực hiện các điều khoản có liên quan đến tài chính, giá cả;…
+ Về công tác hạch toán kế toán: Tổ chức công tác hạch toán, lập báo cáo tài
chính của toàn Điện lực nộp về Công ty đúng thời gian quy định; thực hiện công tác
hạch toán kế toán của toàn Điện Lực đảm bảo việc ghi chép, tính toán, phản ánh
trung thực, chính xác kịp thời tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của Điện lực
theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc; tổ
chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu theo quy định của Nhà nước, cung
cấp thông tin các số liệu tài chính kế toán cho các đối tượng theo quy định.
* Phòng kinh doanh điện năng (KDĐN):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác kinh
doanh điện năng và công tác điện nông thôn trong Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ:
+ Tham gia lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về điện thương phẩm, phát triển
khách hàng, giá bán điện, doanh thu, thu nộp tiền điện và tổn thất để trình Công ty
duyệt và tổ chức thực hiện
+ Tổ chức quản lý và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác phát triển
khách hàng, hợp đồng mua bán điện, quản lý khách hàng, chế độ giao tiếp với
khách hàng của các Chi nhánh điện theo quy định.

+ Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện giá bán điện đảm bảo đúng đối tượng và
chính sách giá cả của Nhà nước. Kiểm tra, theo dõi quản lý việc thu, nộp và công nợ
tiền điện của các Chi nhánh điện và Điện lực Cao Bằng.
* Phòng kỹ thuật (KT):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác kỹ thuật
trong toàn Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác quản lý lưới điện: Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới
điện, đường dây, trạm biến áp, nguồn điezel và thuỷ điện; biên soạn và quản lý các
quy trình, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quá trình vận hành lưới điện, thiết bị, quản
lý các tiêu chuẩn kỹ thuật về nguồn điện, lưới điện cấp Điện Lực; quản lý công tác
nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
+ Công tác sửa chữa lớn: Làm đầu mối lập và hướng dẫn lập danh mục sửa
chữa lớn hàng năm; lập dự toán các hạng mục công trình sửa chữa lớn theo quy chế
phân cấp quản lý; theo dõi tiến độ, chất lượng, khối lượng công việc, kiểm tra, đôn
đốc thực hiện các hạng mục.
+ Công tác khác: Xây dựng, quản lý các định mức tiêu hao nhiên liệu, năng
lượng, chỉ tiêu kỹ thuật, thời gian vận hành cho từng thiết bị phục vụ công tác vận
hành, đại tu sửa chữa; làm đầu mối xây dựng các quy chế, quy định, quy trình liên
quan lĩnh vực công tác do phòng quản lý; thực hiện các lĩnh vực tư vấn, khảo sát
thiết kế, giám sát thi công các công trình điện; tham gia tổ chức thi, sát hạch trình
độ, nâng bậc công nhân kỹ thuật theo quy chế phân cấp quản lý.
* Phòng an toàn lao động (ATLĐ):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác an toàn,
bảo hộ lao động trong toàn Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy
chế, quản lý công tác bảo hộ lao động. Lập kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ đôn đốc các đơn vị, bộ phận thực hiện đúng các
biện pháp đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động. Phối hợp với phòng kỹ thuật,
lãnh đạo các đơn vị xây dựng các quy trình, biện pháp an toàn vệ sinh lao động,

phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin giấy phép sử dụng
phương tiện, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Phổ biến
các chính sách, quy trình quy phạm về an toàn vệ sinh lao động đến các phòng ban,
đơn vị người lao động. Quản lý theo dõi sức khoẻ của cán bộ công nhân viên.
* Phòng điều độ (ĐĐ):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực về công tác vận hành lưới
điện 110/35/10KV khu vực do Điện lực Cao Bằng quản lý; trực tiếp chỉ huy vận
hành lưới điện tỉnh Cao Bằng theo kế hoạch chung của toàn hệ thống điện quốc gia
và kế hoạch riêng của Điện lực Cao Bằng, nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an
toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.
- Nhiệm vụ: Chấp hành sự chỉ huy của cấp điều độ A1 trong việc chỉ huy
điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, chỉ huy vận hành lưới điện
phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm
bảo và kinh tế, lập phương thức vận hành hàng ngày, tính toán tổn thất điện nằn và
đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền
điều khiển, theo dõi tình hình vận hành của lưới điện phân phối, tham gia cùng các
phòng ban chức năng báo cáo với Công ty Điện lực 1 các đường dây, trạm biến áp
bị quá tải để đưa và chương trình chống quá tải, chủ trì hoặc tham gia biên soạn và
chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điều độ lưới điện phân phối.
* Phòng quản lý xây dựng (QLXD):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý đầu tư
xây dựng công trình, quản lý công tác xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng.
- Nhiệm vụ: Tham gia cùng các phòng chức năng của Điện lực lập kế hoạch
và trình duyệt, bảo vệ kế hoạch đầu tư, soạn thảo, ký kết, tổ chức thực hiện, giám
sát và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế về công tác đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn đơn vị thi công xây lắp dự án và tổ chức triển khai, giám sát kỹ thuật
thi công…
* Phòng công nghệ thông tin và viễn thông (CNTT-VT):
- Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Điện lực công tác quản lý, vận hành
kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin.

- Nhiệm vụ:
+ Về công tác công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ về trang thiết bị phần cứng,
các chương trình phần mềm, quản trị mạng của toàn Điện lực Cao Bằng.
+ Về công tác viễn thông: Có nhiệm vụ về công tác quản lý tài sản và kỹ
thuật vận hành, về công tác kinh doanh các dịch vụ viễn thông.
* Phòng thanh tra bảo vệ và pháp chế (TTBV-PC):
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý trong các lĩnh vực:
Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật, chế
độ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của hoạt động thanh tra, bảo vệ,
pháp chế hiện hành. Thanh tra giúp Giám đốc Điện lực trong việc tổ chức công tác
thanh tra, bảo vệ, pháp chế trong nội bộ Điện lực. Bảo vệ quyềdoanh nghiệp, lợi ích
hợp pháp của Điện lực trong các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật Nhà
nước, tư vấn về luật khi có yêu cầu; tham mưu giúp Giám đốc Điện lực trong việc
tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, công tác quân sự, quản lý huấn luyện lực lượng
tự vệ và lực lượng bảo vệ của Điện lực Cao Bằng.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác thanh tra: Giúp Giám đốc giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của
cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại,
tố cáo thuộc trách nhiệm của Điện lực, hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp dân ở các chi
nhánh điện theo đúng quy định của pháp luật
+ Công tác pháp chế: Triển khai tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện pháp
luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành và các văn bản có tính
chất quy phạm quản lý nội bộ, theo dõi kết quả thực hiện trong phạm vi Điện lực.
+ Công tác bảo vệ: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về
công tác bảo vệ an toàn sản xuất, bảo vệ tài sản an ninh trật tự trong các đơn vị của
mình, phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương có biện pháp thực
hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn các khu vực do cơ quan quản lý.
+ Công tác quân sự: Phối hợp với ban chỉ huy quân sự thị xã Cao Bằng tổ
chức thực hiện công tác quân sự địa phương, quản lý, huấn luyện tự vệ và lực lượng
dự bị động viên của Điện lực Cao Bằng.

1.3.2.3. Khối đơn vị sản xuất:
* Phân xưởng quản lý cao thế:
- Chức năng: Phân xưởng quản lý cao thế là đơn vị của Điện lực chịu trách
nhiệm quản lý và sửa chữa đường dây từ cấp điện áp 35KV đến 110KV.
- Nhiệm vụ: Quản lý sửa chữa 84,6km ĐZ 110KV Bắc Cạn - Cao Bằng,
quản lý sửa chữa 211km ĐZ 35 KV.
* Trạm 110KV:
- Chức năng: Nằm trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện của Điện lực
Cao Bằng, đơn vị được giao quản lý vận hành một trạm biến áp có cấp điện áp
110/35/10KV, dung lượng 2 x 16.000KVẠ, nhận điện từ lưới điện quốc gia qua ĐZ
110KV Bắc Cạn - Cao Bằng và phân phối đến các địa phương trong tỉnh Cao Bằng
qua 4 lộ ĐZ 10KV, 4 lộ ĐZ 35KV xuất tuyến từ trạm.
- Nhiệm vụ: Bảo đảm các thiết bị trong trạm vận hành an toàn, liên tục,
đúng quy trình quy phạm, không gây sự cố chủ quan hạn chế và sử lý nhanh sự cố
do khách quan, đảm bảo chất lượng điện năng nhất là về điện áp, tự giác chấp hành
nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất và các quy trình quy phạm về kỹ
thuật vận hành, bảo vệ tốt tài sản, thiết bị, công trình của trạm và giữ vững an ninh
trật tự trong địa bàn trạm.
* Phân xưởng thí nghiệm:
- Chức năng: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện lực giao theo
các lệnh sản xuất.
- Nhiệm vụ: Thí nghiệm định kỳ các thiết bị vận hành trên lưới điện và thí
nghiệm các công trình mới chuẩn bị đóng điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, kiểm
định ban đầu, định kỳ và đột xuất các công tơ điện, thí nghiệm các dụng cụ an toàn.
* Phân xưởng cơ điện:
- Chức năng: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện lực giao theo
các lệnh sản xuất.
- Nhiệm vụ: Thi công xây dựng các công trình nguồn và lưới điện, sửa chữa
lớn các công trình, hạng mục công trình nguồn và lưới, sữa chữa và lắp đặt các thiết
bị điện, thực hiện công tác sữa chữa thường xuyên, gia công cơ khí các cấu kiện sắt

thép, treo, tháo công tơ điện.
* Phân xưởng phát điện Suối củn:
- Chức năng: Thực hiện kế hoạch sản xuất điện được giao, lập phương án
sửa chữa tài sản thiết bị được giao, quản lý kỹ thuật tài sản, thiết bị được giao quản
lý vận hành, thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
Đảm bảo vận hành an toàn và kinh tế bằng các hình thức, bồi huấn cho công nhân
về kỹ thuật và kinh tế, đào tạo, kèm cặp cho công nhân mới, tổ chức bồi huấn, diễn
tập sự cố định kỳ để nâng cao trình độ công nhân, hướng dẫn quy trình khi đưa thiết
bị mới nhận vào vận hành và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo các máy vận hành liên tục, tin cậy hoà lên lưới chung; đảm bảo
an toàn cho người, thiết bị, tài sản được giao quản lý; đảm bảo trật tự an toàn khu
vực được giao quản lý.
+ Duy trì công suất phát tốt đa, hiệu quả và kinh tế, duy trì chất lượng điện
năng sản xuất ra về tần số, điện áp, vệ sinh công nghiệp cảnh quan môi trường tốt.
1.3.2.4. Khối chi nhánh điện:
Gồm các chi nhánh điện: Chi nhánh thị xã, chi nhánh Hoà An, Quảng Uyên,
Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Phục Hoà,
Trà Lĩnh.
- Chức năng: Các chi nhánh điện có chức năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh điện năng và các hoạt động dịch vụ điện lực khác trên địa bàn một
huyện, thị xã (hoặc liên huyện); trực tiếp bán điện cho mọi đối tượng khách hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chung: Là đầu mối liên hệ giữa địa phương và Điện Lực thực
hiện sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ trong công tác điện khí
hoá tại địa phương; chịu sự kiểm tra của chính quyền địa phương theo pháp luật,
phát triển mở rộng lưới điện tại địa phương.
+ Nhiệm vụ sản xuất và quản lý kỹ thuật: Thực hiện việc quản lý vận hành
lưới điện phân phối tại địa bàn được giao quản lý; bảo đảm cấp điện an toàn, liên
tục và chất lượng cho khách hàng; quản lý thiết bị trong gianh giới lưới điện được

giao; đảm bảo công tác an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, đề xuất với
Điện Lực về giải pháp cải tiến kỹ thuật, phát triển và cải tạo lưới điện;…
+ Nhiệm vụ kinh doanh điện năng: Nắm chắc số lượng, loại, địa chỉ, tình
hình sử dụng điện của khách hàng trong địa bàn; quản lý chặt chẽ điện năng nhận
đầu nguồn, không được để mất cắp và mất mát khác, tổ chức việc thu, nộp tiền điện
theo phân cấp của Điện lực;
+ Các nhiệm vụ khác: Sử dụng, bảo vệ tài sản, vật tư thiết bị được giao; thực
hiện chế độ hạch toán nội bộ, tổng hợp và thống kê báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng
kỳ hạn các số liệu ban đầu theo quy định của Điện lực;
Như vậy mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng lại
có một mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
và Phó giám đốc đã tạo nên một chuỗi mắt xích trong luồng máy hoạt động sản xuất
kinh doanh của Điện lực. Vị trí, vai trò của mỗi phòng ban khác nhau nhưng mục
đích cuối cùng vẫn là sự sống còn và phát triển của Điện lực Cao Bằng trong nền
kinh tế thị trường.
Thể hiện mối quan hệ giữa các phòng ban, các đơn vị sản xuất và các chi
nhánh điện trong Điện lực Cao Bằng thông qua sơ đồ sau:
Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như vậy sẽ tạo điều kiện quản lý về
kinh tế kỹ thuật tới từng đội công trình, từng đội sản xuất. Như vậy có thể thấy bộ
máy sản xuất của Điện lực nhìn chung rất gọn nhẹ linh hoạt giúp Giám đốc thu
được các thông tin từ các phòng ban và nhân viên.
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình
công nghệ của Điện lực Cao Bằng:
1.4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Điện lực Cao Bằng là sản xuất điện,
quản lý lưới điện, kinh doanh điện năng, xây lắp cải tạo đường dây và trạm điện,
sửa chữa, đại tu thiết bị điện, tư vấn thiết kế lưới điện đến 35KV, ngoài ra còn có
kinh doanh nhà khách, khách sạn và kinh doanh viễn thông.
Với sự nỗ lực của Điện lực Cao Bằng nên trong những năm gần đây Điện lực
ngày càng phát triển và lớn mạnh, cụ thể đã đạt được những kết quả trong hoạt động

sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Đv
tính
Thực hiện
năm 2004
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
Chênh lệch
2005 -
2004
(%)
2006 -
2005
(%)
1. Điện sản xuất Kwh 13.606.218 13.574.447 14.002.490 -0,23 3,15
2. Điện thương
phẩm
Kwh 61.225.761 70.395.538 81.063.438 14,98 15,15
3. Tỷ lệ tổn thất % 7,55 7,50 8,48 -0,66 13,07
4. Giá bán điện
BQ
đ/kwh 734,423 740,773 744,781 0,86 0,54
5. Doanh thu tiền
điện
1000đ 49.799.165 57.765.439 66.909.371 16 15,83
6. Khách hàng K.H 40.398 48.982 54.259 21,25 10,77
Bảng 1.3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN

Qua bảng kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh điện của Điện lực Cao Bằng
đã cho thấy rõ hơn về quy mô sản xuất kinh doanh đang tăng lên của Điện lực, điều
đó được thể hiện cụ thể trong các chỉ tiêu tăng lên trong năm 2005 so với năm 2004,
năm 2006 so với năm 2005:
Điện sản xuất của Điện lực năm 2005 có giảm đi đôi chút so với năm 2004
(do phụ thuộc nguồn nước) nhưng không đáng kể chỉ (giảm 0,23%), còn đến năm
2006 tăng lên đến 3,15% so với năm 2005. Về điện thương phẩm thì cả 3 năm đều
tăng lên. Sự tăng lên này là hợp lý vì số khách hàng sử dụng điện trong 3 năm đều
tăng từ đó làm cho doanh thu tiền điện tăng lên trung bình mỗi năm là trên 15%.
1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Điện năng là một dạng năng lượng thứ cấp được sản xuất ra từ nhiều dạng
năng lượng sơ cấp khác như than, dầu lửa, khí đốt, thuỷ năng, nguyên tử, gió, ánh
sáng mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều, sóng biển … Không những vậy, điện năng còn là
một loại hàng hoá đặc biệt, không thể tích trữ được trong kho như các loại hàng hoá
khác. Do quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng
điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang
năng… để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống.
Các Công ty trực thuộc Tổng Công ty mua điện từ Tổng Công ty và một số ít
nhà máy điện ngoài ngành tới các đơn vị điện lực trực thuộc thông qua công ty
truyền tải khu vực. Các điện lực nhận điện từ lưới điện của Công ty sau đó phân
phối theo các đường dây đến tận người tiêu dùng thuộc địa bàn quản lý. Theo quy
định của Tổng Công ty thì việc phân phối điện tại mỗi điện lực trực thuộc công ty
được hạch toán phụ thuộc, tập hợp trên Công ty. Sau đó Công ty hạch toán để xác
định kết quả truyền tải và phân phối điện.
Điện lực Cao Bằng là đơn vị hạch toán báo sổ trong công ty Điện lực 1 trực
thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Việc truyền tải và phân phối điện của Tổng
Công ty điện lực Việt Nam (EVN) được thể hiện thông qua mô hình sau:
Mô hình 1.1: MÔ HÌNH MUA BÁN ĐIỆN CỦA EVN

Ghi chú:

Dòng công suất, điện năng
Hợp đồng có thời hạn
Giao giá hạch toán và cấp kinh phí
Nộp hoặc thanh toán tiền.
Nhà máy điện của EVN Nhà máy điện ngoài EVN
Dự báo nhu cầu điện
Giao giá hạch toán nội bộ
Đo đếm và hạch toán
Truyền tải điện
Khách hàng sử dụng điện
Bán lẻ
Các đơn vị điện lực trực thuộc
Tổng Công ty điện lực Việt Nam
E
V
N
1.5. Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua và các chỉ
tiêu đề ra trong năm tới:
1.5.1. Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua:
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của ngành điện cũng như của
tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên Điện lực Cao Bằng,
Điện lực Cao Bằng đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là:
- Lưới điện trong tỉnh đã được đầu tư xây dựng, tất cả các huyện thị của tỉnh
đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện trong tỉnh cũng ngày càng phát triển, hoàn
thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn, đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để
đưa điện phục vụ cho những vùng sâu, vùng xa.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị lưới điện theo đúng quy trình, quy
phạm kỹ thuật, có các phương án để xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra đảm bảo
lưới điện được vận hành an toàn ổn định, thường xuyên liên tục, giảm thời gian mất
điện thấp nhất. Với việc thực hiện tốt công tác quản lý nên suất sự cố hàng năm đều

giảm, tuy nhiên sự cố thoáng qua còn nhiều nhưng không có sự cố chủ quan và
không có sự cố lớn.
- Do việc tổ chức bố trí lao động hợp lý, có đủ trình độ năng lực nên đã đạt
được hiệu quả trong công việc và thu nhập bình quân của người lao động năm sau
luôn cao hơn năm trước.
- Công tác an toàn bảo hộ lao động luôn được Điện lực Cao Bằng chú trọng
quan tâm đảm bảo khi sản xuất phải tuyệt đối an toàn lao động và thực hiện tốt vệ
sinh công nghiệp cho công nhân làm việc.
- Việc thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đã thúc đẩy phong trào thi
đua lao động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng ngày càng phát triển,
khuyến khích động viên người lao động nhiệt tình công tác, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao, phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mỗi người để đóng
góp có hiệu quả vào quá trình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh.
1.5.2. Các chỉ tiêu đề ra của Điện lực Cao Bằng trong năm tới:
Để tiếp tục duy trì hoạt động, ngày càng đưa Điện lực phát triển trong những
năm tiếp theo, năm 2006 Điện lực đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2007:
- Chỉ tiêu về kinh doanh điện:
+ Điện thương phẩm : 93.000.000 Kwh
+ Tỷ lệ tổn thất : 7,70%
+ Giá bán điện bình quân : 740,77 đ/Kwh
+ Tổng doanh thu bán điện : 68.892.000 (1000đ)
+ Tổng số khách hàng dùng điện : 65.982 Khách hàng.
- Chỉ tiêu về lao động và tiền lương:
+ Tổng số lao động : 823 lao động.
+ Tổng quỹ tiền lương : 16.094.546.921 đ
+ Lương bình quân/tháng : 1.629.348
- Chỉ tiêu về kinh doanh viễn thông và nhà khách, khách sạn:
+ Lãi từ kinh doanh viễn thông : 280.000.000 đ
+ Lãi từ kinh doanh nhà khách : 72.000.000 đ
CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CỦA ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Điện lực Cao Bằng :
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó cần phải tổ chức bộ máy kế toán thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được giao, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong nền
kinh tế thị trường. Do đó, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chức năng hạch toán kế
toán của Điện lực là do bộ máy kế toán đảm nhận.
Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của phòng tài chính kế toán, năng lực của
cán bộ, kế toán viên và trên cơ sở định hình khối lượng công tác kế toán cũng như
chất lượng cần phải đạt được về hệ thống thông tin kế toán để thực hiện việc đáp
ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng, tổ chức theo dõi
hạch toán được kịp thời, chính xác đảm bảo cung cấp thông tin cho Ban giám đốc
nắm, chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Điện lực gồm 11
người: Kế toán trưởng, phó phòng tài chính kế toán và các kế toán viên. Kế toán
trưởng phòng tài chính kế toán đã thống nhất phân công như sau:
- Kế toán trưởng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về hoạt động
công việc kế toán, là người đứng đầu bộ máy kế toán và là người phụ trách chung,
chịu trách nhiệm toàn bộ các phần hành kế toán, các mối quan hệ liên quan đến
công việc của phòng và thực hiện đúng chức năng quyền hạn của kế toán trưởng do
Nhà nước ban hành. Cụ thể kế toán trưởng trực tiếp giải quyết các công việc:
+ Công tác tài chính của Điện lực: Lập kế hoạch thu chi tài chính trình Giám
đốc, điều hành công tác thu, chi tài chính, tham gia xây dựng và kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện các quy chế quản lý tài chính của Điện lực.
+ Chỉ đạo công tác về đầu tư xây dựng cơ bản về thanh toán, quyết toán,
thanh lý các hợp đồng kinh tế, các quy định giao khoán nội bộ, công tác thanh, xử
lý tài sản cố định, vật tư thu hồi, công nợ,
- Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc
cho kế toán trưởng, giải quyết các công việc sau:
+ Giải quyết một số công việc về tài chính khi trưởng phòng đi công tác:

Tiền lương tháng, tiền lương tạm ứng các công trình đã có quyết định giao khoán,
tiền mua xăng dầu và vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ký hoá đơn bán hàng
theo uỷ quyền của Giám đốc cho phòng tài chính kế toán khi trưởng phòng đi vắng.
+ Trực tiếp phụ trách công tác kế toán: Theo dõi chỉ đạo các kế toán viên
đảm bảo công tác hạch toán báo cáo sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công tác theo dõi
ghi nhận doanh thu, xác định chi phí của nhà khách, khách sạn, theo dõi phối hợp
với phòng kinh doanh xác định các khoản phải nộp, phải thu công ty, trực tiếp chỉ
đạo công tác cấp phát, quyết toán vật tư cho các đơn vị, trực tiếp lập báo cáo tổng
hợp tài chính sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng hợp toàn Điện lực.
+ Phụ trách thẩm tra quyết toán các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên, thẩm tra giá vật tư.
- Kế toán tiền mặt: Theo dõi thanh toán, hạch toán vốn bằng tiền trên tài
khoản 1111.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng(TGNH): Theo dõi thanh toán, hạch toán vốn
bằng tiền trên tài khoản 1121.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi, hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tổng hợp lập báo cáo danh sách người chịu thuế thu
nhập cá nhân theo tháng chuyển cho kế toán theo dõi thuế, công nợ từ tiền lương.
- Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Theo dõi, hạch toán tài sản cố định. Quản
lý trên phần mềm quản lý tài sản cố định, thực hiện chương trình Quản lý tài sản cố
định trên máy vi tính.
- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ của từng đối tượng phải thu, phải
trả khách hàng.
- Kế toán vật tư: Theo dõi chi tiết và phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của
từng nguyên liêu, vật liệu và công cụ, dụng cụ và thực hiện chương trình Quản lý
vật tư trên máy vi tính.
- Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi và hạch toán các công trình xây dựng
cơ bản của Điện lực Cao Bằng, lập báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán theo
dõi, thanh toán giải ngân vốn xây dựng cơ bản, thực hiện chi trả tiền đền bù hoa
màu, tham gia thẩm tra giá công trình quyết toán hoàn thành.

- Thủ quỹ: Làm thủ quỹ, văn thư phòng.
Dựa vào việc phân công cụ thể, chi tiết các công việc cho các cán bộ công
nhân viên cho thấy sự phân công này làm cho các nhân viên phòng tài chính kế toán
có thể thực hiện tốt công việc theo đúng quy định đề ra.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Điện lực Cao Bằng được thể hiện:
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán xây dựng
cơ bản
Kế toán
tiền lương
Kế toán
công nợ
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
vật tư
Kế toán
tiền mặt
Kế toán
TGNH
Thủ
quỹ
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu
2.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán:
Điện Lực Cao Bằng là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Hình thức sở hữu vốn là

của Nhà nước và giá bán điện do Nhà nước quy định, khi có quyết định của Nhà
nước mới được phép thay đổi hệ thống giá. Vì vậy tình hình vận dụng chế độ kế
toán tại Điện lực Cao Bằng là tuân thủ theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt
Nam. Cụ thể như sau:
2.2.1. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Niên độ kế toán của Điện lực bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
năm tài chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng khi ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.
2.2.2. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp
- Về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Báo cáo tài chính
được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
2.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
+ Đối với sản xuất kinh doanh: Giá bình quân gia quyền
+ Đối với xây dựng cơ bản: Giá đích danh
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình là theo nguyên giá
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình là theo đường thẳng
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước là theo phương pháp đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lãi sau khi trừ đi
thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản điều chỉnh
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
+ Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện được quy định tại chuẩn mực
kế toán số 14
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tuân thủ 4 điều kiện được quy định tại
chuẩn mực kế toán số 14
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ 2 điều kiện được quy định tại
chuẩn mực kế toán số 14.

- Điện lực nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.2.4. Danh mục tài khoản kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán:
Điện lực Cao Bằng là doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống tài khoản kế toán áp
dụng là hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định của Bộ tài chính và có
chi tiết các tài khoản để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Điện lực.
Danh mục các tài khoản (TK) sử dụng trong Điện lực Cao Bằng:
TK 111 - Tiền mặt
TK 1111 - Tiền mặt - Tiền Việt Nam
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng - Tiền Việt Nam
TK 131 - Phải thu khách hàng
TK 1311- Phải thu khách hàng - Điện
TK 1312 - Phải thu khách hàng - Viễn thông và công nghệ thông tin
TK 1313 - Phải thu khách hàng - Sản xuất khác
TK 1314 - Phải thu khách hàng - Dịch vụ
TK 1315 - Phải thu khách hàng - Nhượng bán vật tư hàng hoá
TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
TK 1331 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
TK 13311- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ - Sản phẩm điện
TK 13312 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của dịch vụ viễn thông
TK 13313 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của sản phẩm sản xuất khác
TK 13314 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của dịch vụ
TK 136 - Phải thu nội bộ
TK 1363 - Phải thu nội bộ - Phải thu nội bộ giữa công ty với các đơn vị trực
thuộc

TK 1364 - Phải thu nội bộ - Phải thu nội bộ giữa công ty với các đơn vị trực
thuộc trong nội bộ đơn vị cơ sở
TK 1368 - Phải thu nội bộ - Phải thu nội bộ giữa công ty với các đơn vị trực
thuộc
TK 138 - Phải thu khác
TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
TK 141 - Tạm ứng
TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
TK 1521 - Nguyên liệu, vật liệu - Nhiên liệu
TK 1522 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu phụ
TK 1523 - Nguyên liệu, vật liệu - Phụ tùng
TK 1524 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
TK 1525 - Nguyên liệu, vật liệu - Phế liệu
TK 1528 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu khác
TK 153 - Công cụ dụng cụ
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí sản xuất kinh
doanh điện
TK 1542 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí sản xuất kinh
doanh viễn thông và công nghệ thông tin
TK 1543 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí sản xuất kinh
doanh khác
TK 1544 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí sản xuất kinh
doanh dịch vụ
TK 155 - Thành phẩm
TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
TK 2111 - Tài sản cố định hữu hình - Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112 - Tài sản cố định hữu hình - Máy móc thiết bị
TK 2113 - Tài sản cố định hữu hình - Phương tiện vận tải, truyền dẫn

TK 2114 - Tài sản cố định hữu hình - Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
TK 2413 - Xây dựng cơ bản dở dang - Sửa chữa lớn tài sản cố định
TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
TK 331 - Phải trả người bán
TK 3311 - Phải trả người bán - Phải trả người bán vật tư, hàng hoá
TK 3312 - Phải trả người bán - Phải trả cho người nhận thầu đầu tư xây dựng
TK 3313 - Phải trả người bán - Phải trả cho người nhận thầu về sửa chữa lớn
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Thuế giá trị gia tăng phải
nộp
TK 33311 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Thuế giá trị gia tăng
phải nộp - Thuế giá trị gia tăng đầu ra
TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
TK 3336 - Thuế tài nguyên
TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
TK 3338 - Các loại thuế khác
TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
TK 334 - Phải trả người lao động
TK 335 - Chi phí phải trả
TK 336 - Phải trả nội bộ
TK 3363 - Phải trả nội bộ - Phải trả nội bộ giữa công ty và các đơn vị
TK 3364 - Phải trả nội bộ - Phải trả trong nội bộ đơn vị cơ sở
TK 3369 - Phải trả nội bộ - Tài sản cố định tạm tăng
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
TK 3382 - Phải trả, phải nộp khác - Kinh phí công đoàn
TK 3383 - Phải trả, phải nộp khác - Bảo hiểm xã hội
TK 3384 - Phải trả, phải nộp khác - Bảo hiểm y tế

TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác - Phải trả khác
TK 3389 - Phải trả, phải nộp khác - Phải trả dịch vụ viễn thông và công nghệ
thông tin
TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
TK 411 - Vốn chủ sở hữu
TK 4111 - Vốn chủ sở hữu - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
TK 41111 - Vốn chủ sở hữu - Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Vốn ngân sách
TK 41112 - Vốn chủ sở hữu - Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Vốn góp
TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
TK 431 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
TK 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 6271 - Chi phí sản xuất chung - Điện
TK 6272 - Chi phí sản xuất chung - Viễn thông và công nghệ thông tin
TK 632 - Giá vốn hàng bán
TK 641 - Chi phí bán hàng
TK 6411 - Chi phí bán hàng - Điện
TK 6412 - Chi phí bán hàng - Viễn thông và công nghệ thông tin
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 6421 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Điện
TK 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Viễn thông và công nghệ thông tin
TK 711 - Thu nhập khác
TK 811 - Chi phí khác
TK 911 - Kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.5. Danh mục các chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán:
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Điện lực Cao Bằng cũng vận dụng

các chứng từ theo đúng mẫu chứng từ kế toán mà Nhà nước quy định: các chứng từ
kế toán về lao động tiền lương, hàng tồn kho, tiền tệ, tài sản cố định, chứng từ khác.
- Lao động tiền lương:
+ Bảng chấm công
+ Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Bảng tổng hợp các khoản phải nộp bảo hiểm xã hội
- Hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
+ Bảng kê mua hàng
- Tiền tệ:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+ Bảng kê chi tiền
- Tài sản cố định:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định

+ Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản kiểm kê tài sản cố định
+ Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Các chứng từ khác:
+ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
+ Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
2.2.6. Danh mục sổ sử dụng trong quá trình hạch toán:
Do đặc thù của ngành Điện lực khác biệt so với các ngành kinh tế khác nên
để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Điện lực mà áp dụng hình thức
chứng từ ghi sổ phù hợp cho việc áp dụng kế toán trên máy vi tính vào công tác kế
toán của Điện lực, và thực hiện các chương trình là Quản lý vật tư, Quản lý tài sản
cố định phục vụ cho công tác quản lý trong Điện lực. Vì vậy hệ thống sổ của Điện
lực Cao Bằng bao gồm các sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo quy định của Tổng Công
ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1:
2.2.6.1. Danh mục sổ tổng hợp:
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký chung
- Nhật ký đặc biệt của các tài khoản:
+ Tài khoản 111- Tiền mặt
+ Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
+ Tài khoản 1521 - Nguyên liệu, vật liệu - Nhiên liệu
+ Tài khoản 1522 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu phụ
+ Tài khoản 1523 - Nguyên liệu, vật liệu - Phụ tùng
+ Tài khoản 1524 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản
+ Tài khoản 1525 - Nguyên liệu, vật liệu - Phế liệu
+ Tài khoản 1528 - Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu khác
+ Tài khoản 153 - Công cụ dụng cụ
- Sổ tổng hợp của các tài khoản
- Sổ cái của các tài khoản

- Bảng cân đối số phát sinh
2.2.6.2. Danh mục sổ chi tiết:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Thẻ kho
- Sổ tài sản cố định
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng
- Thẻ tài sản cố định
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)
- Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng
- Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoãn lại
- Các sổ chi tiết của các tài khoản.
2.2.6.3. Trình tự ghi sổ kế toán:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ 2.2: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiếtSổ quỹ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
<1> Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp
lý, hợp pháp của chứng từ, kế toán nhập dữ liệu vào máy vi tính, theo chương trình
đã cài đặt.
<2> Các chứng từ liên quan đến tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ sau đó

chuyển cho kế toán nhập dữ liệu vào máy.
<3> Máy sử lý theo chương trình đã lập
<4> Cuối tháng kế toán in bảng cân đối số phát sinh và các sổ cái tài khoản
<5> Kế toán đối chiếu, kiểm tra các số liệu đã nhập.
2.2.7. Danh mục các báo cáo quyết toán:
- Các báo cáo tài chính sử dụng bắt buộc theo chế độ và chuẩn mực kế toán
Việt Nam quy định:
+ Mẫu sổ B 01-DN: Bảng cân đối kế toán
+ Mẫu sổ B 02-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Mẫu sổ B 03-DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Mẫu sổ B 09-DN: Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Các báo cáo khác theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Mẫu sổ 01/THKT: Báo cáo sản lượng điện
+ Mẫu sổ 02/THKT: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện
+ Mẫu sổ 02B/THKT: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông
+ Báo cáo chi phí bán hàng
+ Báo cáo chi phí quản lý
+ Mẫu sổ 04/THKT: Bảng tổng hợp tiêu thụ điện
+ Mẫu sổ 05B/THKT: Báo cáo các khoản phải thu công ty
+ Mẫu sổ 06B/THKT: Báo cáo các khoản phải nộp công ty
+ Mẫu sổ 07/THKT: Báo cáo thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Mẫu sổ 08/THKT: Báo cáo khấu hao tài sản cố định
+ Mẫu sổ 09/THKT: Báo cáo tăng giảm tài sản cố định
+ Bảng chi tiết tăng giảm tài sản cố định
+ Mẫu sổ 09B/THKT: Báo cáo tăng,giảm tài sản cố định theo nhóm tài sản
+ Mẫu sổ 10/THKT-1: Báo cáo các công trình sửa chữa lớn
+ Mẫu sổ 11/THKT: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo loại hình
+ Mẫu sổ 12/THKT: Báo cáo thu chi các quỹ
+ Mẫu sổ 13/THKT: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện theo yếu tố
+ Mẫu sổ 13B/THKT: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông theo

yếu tố
+ Mẫu sổ 13C/THKT: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh khác và dịch vụ
theo yếu tố
+ Mẫu sổ 16/THKT: Báo cáo tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh.
2.3. Hạch toán một số phần hành chủ yếu của Điện lực Cao Bằng:
Trong một doanh nghiệp thì bất cứ phần hành kế toán nào cũng quan trọng vì
mỗi phần hành phụ trách một nhiệm vụ khác nhau nhưng các phần hành có mối
quan hệ với nhau và tạo nên một hệ thống kế toán hoàn chỉnh trong doanh nghiệp.
Điện lực Cao Bằng có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn thị xã Cao Bằng nên
có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, liên quan tới nhiều phần hành. Nhưng do
giới hạn của bản báo cáo thực tập nên em chỉ trình bày một số phần hành kế toán
chủ yếu trong Điện lực Cao Bằng là các phần hành: Kế toán tiền mặt, kế toán tiền
gửi ngân hàng, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương.
Mỗi phần hành kế toán nêu trên sẽ trình bày về các phần chủ yếu: Chứng từ
sử dụng, tài khoản sử dụng, trình tự ghi sổ.
2.3.1. Phần hành kế toán tiền mặt:
2.3.1.1. Chứng từ sử dụng:
Từ các chứng từ là giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề
nghị thanh toán, bảng kê chi tiền do nhu cầu của cán bộ công nhân viên hoặc do nhu
cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh đã được cấp trên duyệt chi kế toán tiền mặt
viết phiếu chi, có chữ ký của kế toán trưởng và những người có liên quan sau đó
chuyển phiếu chi cho thủ quỹ chi tiền.
Dựa vào hoá đơn giá trị gia tăng và nhu cầu nộp tiền của khách hàng kế toán
tiền mặt viết phiếu thu, thủ quỹ thu tiền.
Phiếu thu và phiếu chi là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2.3.1.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 111 - Tiền mặt: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu,
chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp.
- Tài khoản 111 - Tiền mặt có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111 - Tiền mặt
- Tiền Việt Nam.

- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 - Tiền mặt:
+ Bên nợ: Các khoản tiền mặt nhập quỹ
Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
+ Bên có: Các khoản tiền mặt xuất quỹ
Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
+ Số dư bên nợ: Số tiền mặt còn tồn quỹ
- Một số quy định của Điện lực khi hạch toán tài khoản 111:
+ Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất
quỹ tiền mặt.
+ Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có
đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy
định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập,
xuất quỹ đính kèm.
+ Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở số kế toán quỹ tiền mặt, ghi
chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ
tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
+ Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày
thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt
và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để
xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
2.3.1.3. Trình tự ghi sổ kế toán:

×