Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty xi măng hoàng mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.68 KB, 27 trang )

GIỚi THIỆU VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI
TÊN : CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI
TÊN TIẾNG ANH: HOANGMAI CEMENT COMPANY
TÊN VIẾT TẮT: HMCC
ĐỊA CHỈ: THỊ TRẤN HOÀNG MAI- HUYỆN QUỲNH LƯU- TỈNH
NGHỆ AN
ĐIỆN THOẠi: 0383866752
FAX: 0383661176
SỐ TÀI KHOẢN: 710A- 0009
TẠi NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẶC NGHỆ AN
MÃ SỐ THUẾ: 2900329295- 1
WEBSIDE: WWW.CONGTYXIMANGHOANGMAI
Công ty Xi măng Hoàng Mai là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở tại Thị trấn Hoàng Mai-huyện Quỳnh Lưu -
tỉnh Nghệ an.
Công ty xi măng Hoàng Mai ngày nay tiền thân là Công ty xi măng Nghệ
An, được thành lập theo quyết định số 198 ngày 7/10/1995 của UBND tỉnh
nghệ an căn cứ quyết định số 216/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai
- Nghệ An với công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi
măng/năm).
Qua quá trình xây dựng đến tháng 4/2002 công ty bắt đầu đi vào sản xuất
kinh doanh, cùng với quá trình phát triển công tác tiêu thụ được đặt lên hàng
đầu. Với sự “đi tắt đón đầu” Công ty xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên
của Tổng Công ty xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua
nhà phân phối chính, xi măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã
hội và xác lập lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hiện nay
công ty có tới 33 nhà phân phối chính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân
phối dự án.
Công ty xi măng Hoàng Mai đã cung cấp xi măng xây dựng công trình
các tầng lớp dân cư và các dự án lớn như: Cầu Vình Tuy (Hà Nội), Thủy điện


Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị quốc
gia (Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Hố
Hô (Quảng Bình), Thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc) v v.
Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, lấy việc phục vụ khách hàng làm tiêu
chí tiên quyết HMCC đã được người tiêu dùng chấp nhận và đạt được nhiều
danh hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996. Sản
phẩm của Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tổ
chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, giải
thưởng sao vàng đất Việt năm 2004, giải thưởng chất lượng Việt Nam năm
2004, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn năm 2005, giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với sự phấn đấu bền bỉ trong những năm qua, Công ty xi măng
Hoàng Mai đã được Tỉnh Nghệ An; Bộ xây dựng, Tổng Công ty xi măng Việt
Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua. Với nhiều thành tích đã đạt được trong
công tác cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo
vệ Tổ quốc, ngày 21/09/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
993/QĐ.TTg tặng bằng khen cho Công ty xi măng Hoàng Mai.
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HMCC
1. LỊCH SỬ RA ĐỜi CỦA HMCC
Nghệ an là tỉnh có nguông khoáng sản, các nguyên liệu để phục vụ cho các
nghành công nghiệp trong đó có công nghiệp xi măng. Ở vùng “nam thanh
bắc nghệ” nguồn nguyên liệu là rất lớn. Để khai thác thế mạnh trên địa bàn,
đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, tạo việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách. Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có chủ trương xây
dựng một nhà máy xi măng với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, công
suất lớn.

Ngày 07 tháng 10 năm 1995, Công ty xi măng Nghệ An (tiền thân của
Công ty xi măng Hoàng Mai ngày nay) được thành lập. Sau các bước triển
khai theo quy định về đầu tư xây dựng, ngày 15 tháng 4 năm 1996, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 216/TTg phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi
măng Hoàng Mai - Nghệ An công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương
1,4 triệu tấn xi măng/năm).
Sau 32 tháng (từ tháng 6/1999) khởi công xây dựng đồng loạt những hạng
mục công trình chính, chạy thử đơn động, liên động với sự hướng dẫn,
chuyển giao công nghệ của chuyên gia hãng FCB (Cộng hòa Pháp) và sự
giám sát của Tư vấn quốc tế Jurong (Singapo). Ngày 06 tháng 3 năm 2002,
ngay từ lần đốt lò đầu tiên, những tấn Clinker chính phẩm đã ra lò, đánh dấu
một chặng đường mới trên con đường phát triển của Công ty xi măng Hoàng
Mai.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HMCC
Ngay từ khi sản phẩm đầu tiên ra lò vào tháng 4/2002 thì sản xuất kinh
doanh chính thức đi vào hoạt động, và với những khó khăn của thời kỳ đầu
công ty đã khắc phục qua từng tháng, từng quý, từng năm.Đây là giai đoạn có
thể nói là nhiều cam go nhất vì nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan.
Chủ quan bởi công ty chỉ mới bắt đầu nên hầu các cán bộ lãnh đạo, công
nhân viên chưa thích nghi được với hệ thống cả về sản xuất lẫn bán hàng. Bên
cạnh đó một lực lưỡng người lao động mới được đào tạo chưa có kinh nghiệm
trong sản xuất, chưa ăn nhập được với các yêu cầu kỹ thuật. Chung nhất là
bản thân công ty đang từng bước điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng rất lớn đến công ty trong thời kỳ đầu.
Là DNNN trực thuộc TCT xi măng việt nam nên tính chủ động của công ty
còn có phần hạn chế. Điều kiện tự nhiên- xã hội tại vùng đứng chân chưa
thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Hơn nữa tâm lý người tiêu dùng chưa
quen dùng những sản phẩm mới, thị phần mới được xác lập nên sản phẩm
chưa rộng rãi, thưong hiệu thì chưa mạnh và sự cạnh tranh rất khốc liệt của
các sản phẩm xi măng khác đã tồn tại lâu trên thương trường.

Tất cả trở thành cản trở khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, nhưng với sức sống của một doanh nghiệp mới HMCC đang
từng bước hoàn chỉnh để tạo ra một nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.
Trong 5 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm của Công ty không những
tham gia xây dựng công trình của các tầng lớp dân cư mà còn tham gia các dự
án lớn như: cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện
Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội), dự án thủy lợi
- thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), thủy điện Hố Hô (Quảng Bình), thủy điện
Buôn Kơup (Đắc Lắc) Sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty năm sau cao
hơn năm trước, năm 2005 dự kiến tiêu thụ 90% công suất thiết kế (chưa kể
đến sản lượng tiêu thụ clinker) trong đó sản lượng tiêu thụ ở những địa bàn có
hiệu quả đạt mức tăng trưởng cao. Từ tháng 8 năm 2004, Công ty đã được
Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO
14001. Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các Hội chợ,
Triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành Phố Hồ Chí
Minh; Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004; giải thưởng chất lượng Việt
Nam năm 2004; giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu
dùng bình chọn năm 2005; giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự phấn đấu bền bỉ trong những năm qua, Công ty xi măng Hoàng
Mai đã được Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh Nghệ An; Bộ Xây dựng, Tổng
công ty xi măng Việt Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua. Ngày 21 tháng 9
năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 993/QĐ.TTg tặng bằng
khen cho Công ty xi măng Hoàng Mai vì đã có nhiều thành tích trong công
tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HMC
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.1. SƠ ĐỒ
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Công ty xi măng hoang mai có hai nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh và bình ổn giá cả trên thị trường.
2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG CỦA HMCC
2.1. VĂN PHÒNG
Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ, tài sản được giao, mua sắm trang
thiết bị văn phòng phục vụ công tác hành chính các phòng, ban, xưởng đúng
theo quy định của nhà nước. Quản lý thông tin tuyên truyền, thi đua, công tác
phục vụ hội nghị, hội thảo, khách đến giao dịch, nơi làm việc và phục vụ lãnh
đạo Công ty.
Quản lý công tác tiếp đoàn khách đến làm việc và các tài liệu, văn bản
liên quan đến Công ty.
Quản lý, tổ chức nhà ăn, phục vụ ăn ca cho cán bộ công nhân viên. Quản
lý nhà khách phục vụ nơi ăn nghỉ. Quản lý các khu tập thể, quản lý điện, nước
sinh hoạt để phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên.
Quản lý, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, cấp cứu ốm đau,
tai nạn lao động cho cán bộ công nhân viên theo khả năng chuyên môn và
phân cấp của ngành y tế
2.2. PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
Là phòng nghiệp vụ, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quản lý,
tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động tiền lương, tiền thưởng, định
mức lao động và các chế độ chính sách khác. Thực hiện công tác hợp đồng
lao động, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, thanh tra pháp chế bảo vệ
bí mật nội bộ
2.3. PHÒNG KẾ HOẠCH
Tham mưu cho Ban giám đốc định hướng, dự báo kế hoạch lâu dài, xây
dựng tổng hợp và cân đối toàn bộ hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn về sản xuất kinh doanh, về công tác quản lý, xây dựng và đầu tư cơ bản,
sửa chữa các thiết bị công trình kiến trúc mới, đầu tư chiều sâu cải tạo hiện
đại hoá thiết bị và các kế hoạch về cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên vật
liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Xây dựng các biện pháp

thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trực tiếp với các phòng,
ban, xưởng trong Công ty và các đơn vị ngoài để giải quyết các công việc
chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.4. PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
Giúp giám đốc Công ty tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán trong
toàn Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty xi măng Việt nam
(chức năng tổ chức hạch toán kế toán).
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính, đảm
bảo việc bảo toàn và phát triển vốn tại đơn vị, Thực hiện việc đảm bảo nhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối chi phí và nguồn thu để
đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay trong và ngoài nước.
Kiểm soát, kiểm tra, giám sát quá trình phân phối sử dụng vốn, tài sản
đảm bảo đúng chế độ quản lý hiện hành của nhà nước và của Tổng công ty Xi
măng Việt Nam (chức năng tài chính); giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh
doanh kịp thời và có hiệu quả kinh tế cao
2.5. PHÒNG ĐIỀU HÀNH TRUNG TÂM
Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo vận hành liên động
đồng bộ toàn bộ hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng hoặc cục
bộ từng công đoạn: nguyên liệu, lò nung, nghiền than, nghiền xi măng.v.v
Đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo việc điều độ kế hoạch sản xuất giữa các
đơn vị phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty có hiệu quả cao nhất.
Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành trung tâm đảm
bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn.
2.6. PHÒNG TIÊU THỤ
Phòng Tiêu thụ thực hiện các công tác liên quan đến tiêu thụ, bán sản
phẩm do Công ty sản xuất.
Phòng Tiêu thụ là đơn vị tham mưu có trách nhiệm chính trong việc giúp
Giám đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán hàng tại nhà
máy và cung ứng cho các nhà phân phối.

Phòng Tiêu thụ có trách nhiệm chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các nhà
phân phối, các đại diện tiêu thụ và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng
Thị trường Tổng công ty.
Tiếp thị thu nhận xử lý thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường
qua từng thời gian kế hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao
nhất và mở rộng thị phần tiêu thụ.
2.7. PHÒNG VẬT TƯ
Thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên liệu đáp
ứng kịp thời phục vụ sản xuất và các nhu cầu khác liên quan đến sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Nhập, cấp phát, bảo quản toàn bộ vật tư, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên
liệu phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty
2.8. PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
bao gồm: Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các chi tiết, hạng mục
công trình của các đơn vị trong Công ty, nhằm đảm bảo đúng quy trình quản
lý đầu tư xây dựng hiện hành.
Trực tiếp kiểm tra, theo dõi, quản lý việc vệ sinh công nghiệp và môi
trường, duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình. Cùng các xưởng liên
quan sớm phát hiện những hư hỏng để kịp thời sửa chữa, cải tạo nhằm đảm
bảo quá trình vận hành sản xuất an toàn cho nhà máy
2.9. PHÒNG CÔNG NGHỆ
Tham mưu cho Giám đốc quản lý và chỉ đạo chuyên sâu kỹ thuật công
nghệ để tổ chức chỉ đạo sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên nhiên liệu: đá
vôi, sét, xỷ fỉyt, bô xít, thạch cao, dầu, than, các loại phụ gia xi măng và vật tư
khác đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tham mưu cho Giám đốc Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa
học công nghệ vào thực tế sản xuất tại Công ty nhằm tăng năng suất, chất
lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường
3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC XƯỞNG

3.1. XƯỞNG NGUYÊN LIỆU
Xưởng Nguyên liệu là đơn vị có chức năng gia công các nguyên liệu đá
vôi, đất sét đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; vận chuyển và đồng nhất
sơ bộ các nguyên liệu trên.
Nghiền mịn hỗn hợp các nguyên liệu đá vôi, đất sét, xỉ pyrit hoặc
quặng sắt và phụ gia điều chỉnh khác (nếu có), đảm bảo cung cấp đủ nguyên
liệu theo yêu cầu hoạt động của Lò nung.
3.2.XƯỞNG LÒ NUNG
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động của xưởng; đồng
thời xưởng trực tiếp tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị của các công đoạn
lò thuộc phân xưởng quản lý đảm bảo cho các thiết bị hoạt động liên tục,
đồng bộ, an toàn nhằm sản xuất ra clinker với chất lượng cao nhất; phối hợp
với phòng điều hành trung tâm để thực hiện nhiệm vụ trong quá trình vận
hành lò.
3.3.XƯỞNG KHAI THÁC MỎ
Khai thác và bốc xúc đá vôi, đá sét trong địa bàn quản lý đảm bảo chất
lượng và khối lượng theo kế hoạch Công ty giao một cách có hiệu quả nhất.
Quản lý tài nguyên mỏ và hồ sơ lý lịch mỏ (nếu có) được giao,
Quản lý tài sản, vật tư, thiết bị máy móc được giao phục vụ khai thác mỏ.
3.4.XƯỞNG ĐIỆN - TỰ ĐỘNG HOÁ
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, vận hành, sữa chữa và
bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống khu cấp điện, thiết bị điện trong phạm
vi quản lý của đơn vị được Công ty giao.
3.5.XƯỞNG CƠ KHÍ
Thực hiện công việc sửa chữa, thay thế, lắp đặt hiệu chỉnh thiết bị cơ khí.
Gia công chế tạo, phục hồi các thiết bị cơ khí trên hệ thống công nghệ của
Nhà máy.
Tham gia công tác quản lý kỹ thuật vận hành, kỹ thuật bảo dưỡng sửa
chữa, đảm bảo tiến độ và an toàn trên hệ thống công nghệ.
Quản lý lao động, trang thiết bị được giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.6.XƯỞNG XI MĂNG
Tham mưu cho Giám đốc quản lý, chỉ đạo và tổ chức vận hành hệ
thống nghiền, đóng bao xi măng, đảm bảo khai thác công suát thiết bị cao
nhất và an toàn. Phối hợp với phòng kế hoạch, phòng tiêu thụ để xuất clinker,
xi măng theo kế hoạch.
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý con người, thiết bị, nhà
xưởng, tài sản, vật tư, vật liệu, sản phẩm có trong công đoạn nghiền xi măng
và đóng bao cũng như sản phẩm đầu vào, đầu ra của xưởng.
2. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM
2.1.1. SẢN PHẨM PCB30
Sản phẩm PCB 30 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công trình
như: cầu đường, nhà cao tầng, xây dựng thủy điện, với giá thành thấp,
chống xâm thực trong các môi trường, độ bền cao, có hệ số dư mác cao, độ
dẻo lớn, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
* Tỷ lệ cấp phối
Vật liệu Đơn vị
Bê tông
mác 200
Vữa xây
mác 50
Xi măng Kg 100 100
Cát vàng Lít 125 540
Đá dăm cỡ 1x2 Lít 240
Nước ngọt Lít 54
- Lưu ý khi bảo quản
1. Xi măng để nơi khô ráo, chống ẩm ướt.
2. Không xếp xi măng trực tiếp xuông nền kho.
3. Lô hàng nào sản xuất trước, xuất kho sử dụng trước.

- Lưu ý khi sử dụng
1. Dùng cát, đá, sỏi, nước phải sạch, không nhiễm mặn.
2. Trộn khô xi măng với cát đá trước rồi cho nước vào trộn sau.
3. Che chắn mưa nắng trong 10 giờ đầu khi mới đổ bê tông, sau đó thực
hiện chế độ dưỡng ẩm 20 ngày.
2.1.2.SẢN PHẨM PCB40
Sản phẩm PCB 40 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công
trình như: cầu đường, nhà cao tầng, xây dựng thủy điện, và các công trình đặc
biệt, chống xâm thực trong các môi trường, có cường độ nén cao, cường độ
uốn uốn, độ bền hóa học cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
* Tỷ lệ cấp phối
Vật liệu Đơn vị
Bê tông
mác 250
Vữa xây
mác 100
Xi măng Kg 100 100
Cát vàng Lít 130 370
Đá dăm 1x2 Lít 250
Nước ngọt Lít 56
- Lưu ý khi bảo quản
1. Xi măng để nơi khô ráo
2. Không xếp xi măng trực tiếp xuống nền kho.
3. Lô hàng nào sản xuất trước, xuất kho sử dụng trước.
- Lưu ý khi sử dụng
1. Dùng cát, đá, sỏi phải sạch, không nhiễm mặn.
2. Trộn khô xi măng với cát đá trước khi trộn nước.
3. Che chắn mưa nắng trong 10 giờ đầu khi mới đổ bê tông, sau đó thực hiện
chế độ dưỡng ẩm 20 ngày.
2.1.3. SẢN PHẨM PC40

Sản phẩm PC 40 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công trình như:
cầu đường, nhà cao tầng, xây dựng thủy điện, và các công trình đặc biệt,
chống xâm thực trong các môi trường, có cường độ nén cao, cường độ uốn,
độ bền hóa học cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
* Tỷ lệ cấp phối
Vật liệu Đơn vị
Bê tông
mác 250
Vữa xây
mác 100
Xi măng Kg 100 100
Cát vàng Lít 141 374
Đá dăm cỡ 1 x 2 Lít 266
Nước ngọt Lít 57
- Lưu ý khi bảo quản
1. Xi măng để nơi khô ráo
2. Không xếp xi măng trực tiếp xuống nền kho.
3. Lô hàng nào sản xuất trước, xuất kho sử dụng trước.
- Lưu ý khi sử dụng
1. Dùng cát, đá, sỏi phải sạch, không nhiễm mặn.
2. Trộn khô xi măng với cát đá trước khi trộn nước.
3. Che chắn mưa nắng trong 10 giờ đầu khi mới đổ bê tông, sau đó thực hiện
chế độ dưỡng ẩm 20 ngày
2.1.4. SẢN PHẨM CLINKER
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG
Sau khi nghiên cứu, xem xét các hình thái vận động của thị trường xi
măng trong cả nước, công ty xi măng hoàng mai đã trình tổng công ty xi
măng việt nam cho phép lựa chọn theo 3 khu vực chính
Khu vực phía bắc gồm các tỉnh từ thanh hoá trở ra HÀ NỘi, HÀ TÂY,
HOÀ BÌNH,các tỉnh thuộc bắc sông hồng như BẮCNINH, BẮC GIANG,

THÁI NGUYÊN, VĨNH PHÚC, các tỉnh nam phía bắc như THANH HOÁ,
HÀ NAM, THÁI BÌNH, NINH BÌNH
Khu vực nhà máy gồm các tỉnh như NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG
BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ. ở đây hình thành 3 tổ thị trường
là NGHỆ AN, HÀ TĨNH, BÌNH THỊ THIÊN
Khu vực miền trung gồm các tỉnh duyên hải miền trung từ ĐÀ NẶNG đến
BÌNH THUẬN và khu vực tây nguyên. ở đây có 1 tổ thị trường và có 4 kho là
kho đà nặng, nha trang, cam ranh, bình định.
Trong đó thị trường các tỉnh miền trung là thị trường tiềm năng của
HMCC, vì đây là khu vực có nhiều công trình xây dựng trong thời gian tới
như thuỷ điện, nhà máy công nghiệp.
3. ĐẶC ĐIỂM NVL
Nguyên liệu sử dụng ở nhà máy xi măng hoàng mai được lấy từ mỏ đá
vôi hoàng mai, và mỏ sét ở xã quỳnh vinh, ngoài ra HMCC cón sử dụng
quặng sắt và bô xít để làm nguyên liệu điều chỉnh
Đá vôi ỏ mỏ đá HOÀNG MAI với trữ lượng 123646000tấn đủ nguyên
liệu cho nhà máy hoạt động trong 70 năm có hàm lượng caco3 cao, chất
lượng ổn định, các tạp chất có hại nhỏ, và tương đối thuận tiện cho việc khai
thác.
Mỏ sét ở xã quỳnh vinh có thành phần sét cao, các tạp chất ít và chất
lượng đảm bảo, với trữ lượng khoảng 246520000 đủ để cho nhà máy hoạt
động trong vòng 70 năm.
4.LAO ĐỘNG
“Nam thanh bắc nghệ” là vùng đất có bề dày truyền thống, lích sử lâu đời.
Người dân cần cù, chịu khó, và chủ yếu là làm nông nghiệp nên thời gian rỗi
nhiều, tận dụng điều kiện đó HMCC đã đào tạo và tuyển chọn người lao động
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó các cán bộ lãnh đạo được tổng công ty xi măng việt nam tuyển
chọn đưa về điều hành công ty, các cán bộ công nhân viên, kỹ sư, đựoc chọn
từ các trường đại học trên cả nứoc có trình độ cao để hoàn thành công việc,

ngoài ra công ty con có sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài.
5.VỐN
Nguồn vốn chủ yếu là từ chính phủ theo quyết định của thủ tướng về việc
phê duyệt dự án đầu tư, bên cạnh đó còn có nguồn nước ngoài theo hiệp định
dự án đầu tư giữa tỉnh nghệ an và quỹ cô-oét phát triển kinh tế ARAP với số
tiền là 6100000KD (đi na co-oet). Và các nguồn khác đựoc vay từ các ngân
hàng trên cả nước.
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ
1.CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét, ngoài ra
người ta còn dùng quặng sắt và Bôxít để làm nguyên liệu điều chỉnh.
Đá vôi khai thác tại mỏ đá Hoàng Mai B bằng phương pháp khoan nổ
mìn cắt lớp được bốc xúc lên ô tô có trọng tải lớn để vận chuyển tới máy đập.
Mỏ đá Hoàng Mai B với trữ lượng 132.646.000 T đủ nguyên liệu cho nhà
máy hoạt động hơn 70 năm có hàm lượng CaCO
3
cao chất lượng ổn định
thành phần các tạp chất lẫn có hại nhỏ.
Máy đập đá vôi là loại máy đập thanh do hãng Kupp Hazemag SA cung
cấp có năng suất 600T/h có thể đập được vật liệu có kích thước ≤ 1000mm và
cho ra sản phẩm với kích thước ≤70mm. Sau khi đập nhỏ, đá vôi được vận
chuyển bằng hệ thống băng tải cao su đưa về kho đồng nhất sơ bộ và rải thành
2 đống, mỗi đống 17.500 tấn theo phương pháp rải dọc kho thành các lớp
hình mái nhà bằng máy đánh đống loại BAH 17,3-1,0-6,00 với năng suất rải
là 780T/h, mức độ đồng nhất sơ bộ là 8:1. Cầu xúc đá vôi dạng BKA 30.10 -
600 có năng suất 300 tấn/h.
Quặng Sét khai thác tại mỏ sét Quỳnh Vinh bằng phương pháp ủi xúc,
vận chuyển bằng ô tô có tải trọng lớn tới máy cán trục có vấu (răng) năng suất
200T/h. (Với trữ lượng Mỏ sét 4.297.000 T đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt
động liên tục >80 năm chất lượng ổn định ). Loại máy này cho phép cán được

những vật liệu có kích thước tới 500mm, độ ẩm ≤ 14% và cho ra sản phẩm có
kích thước ≤ 70mm. Sau đó đất sét được vận chuyển tới kho đồng nhất sơ bộ
và rải thành 2 đống, mỗi đống 8.000T, theo phương pháp rải lớp luống với
mức độ đồng nhất là 10:1. Tại kho đất sét có hệ thống cầu rải liệu với năng
suất 220T/h và có 1 cầu xúc liệu với năng suất 150T/h để cấp nguyên liệu cho
máy nghiền
2. MÁY NGHIỀN LIỆU
Đá vôi, Sét, và phụ gia điều chỉnh được đưa vào các két chứa trung gian.
Từ đó, qua hệ thống cân băng định lượng, nguyên liệu được cấp vào máy
nghiền qua băng tải chung.
Máy nghiền nguyên liệu là loại máy nghiền đứng do hãng Pfeiffer AG
cung cấp dạng MPS 5000B có năng suất 320T/h (năm 2006 cải tạo và nâng
công suất lên 340T/h). Tỷ lệ cấp liệu cũng như chất lượng bột liệu được điều
khiển tự động qua hệ thống QCX Bột liệu đạt yêu cầu Theo bài phối liệu
được tính toán trước, được vận chuyển tới Silô đồng nhất qua hệ thống máng
khí động và gầu nâng. Silô đồng nhất bột liệu có sức chứa 20.000T với hệ
thống sục khí được điều khiển tự động.
Việc đồng nhất phối liệu được thực hiện trong quá trình nạp và tháo
liệu ra khỏi Silô, với mức độ đồng nhất là 10:1. Với độ đồng nhất cao bột liệu
trước khi đưa vào nung luyện luôn đồng đều và ổn định
3. LÒ NUNG
Lò nung của nhà máy xi măng Hoàng Mai có kích thước 4,5m x 70m, với hệ
thống Cyclon trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng cùng hệ thống Canciner kiểu đặc
trưng dễ vận hành và dễ hiệu chỉnh nhiệt, năng suất Lò 4000T Clinker/Ngày
(năm 2006 cải tạo nâng công suất lên 4.400T clinker/ngày). Lò được thiết kế
sử dụng vòi phun than đa kênh ROTAELAM của hãng PILAR cung cấp đốt
100% than Antraxit, dầu chỉ được sử dụng trong trường hợp sấy và khi lò
chưa ổn định.
Đây là loại vòi đốt hiện đại nhất thế giới hiện nay với tính năng ưu việt là dễ
vận hành nhiên liệu dễ bắt cháy và cháy tốt. Lượng nhiên liệu đốt trong

Canciner là 55/60% trong tổng lượng nhiên liệu, phần còn lại đốt trong lò.
Clinker sau khi ra khỏi lò được đưa vào giàn làm nguội kiểu ghi BMH SA.
Hiệu suất thu hồi nhiệt cao (nhiệt độ gió 3 >900
0
C) khả năng làm nguội
nhanh, làm cho chất lượng Clinker luôn ổn định. Clinker sau khi qua thiết bị
làm nguội đến nhiệt độ 85
0
C thì được vận chuyển tới silô với sức chứa 2 x
20.000T Clinker. Bột tả hoặc Clinker thứ phẩm đổ vào silô thứ phẩm sức
chứa 1.538T được tháo ra ngoài.
4. NGHIỀN XI MĂNG
Clinker từ các Silô, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận
chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng. Từ két máy
nghiền, Clinker được cấp vào máy nghiền sơ bộ CKP 200 bằng các cân cấp
liệu được điều chỉnh tự động. Máy nghiền sơ bộ xi măng là loại máy nghiền
đứng của hãng TECHNIP. Xi măng ra khỏi máy nghiền đứng được cấp vào
máy nghiền bi cùng với thạch cao và phụ gia.
Máy nghiền xi măng là loại máy nghiền bi 2 ngăn làm việc theo chu trình kín
có hệ thống phân ly hiệu suất cao với năng suất 240T/h, độ mịn xi măng đạt
3.200cm
2
/g. Xi măng thành phẩm được vận chuyển tới 4 silô chứa xi măng
bột có tổng sức chứa 4 x 10.000T bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng
4. ĐÓNG BAO & XUẤT HÀNG
Từ đáy các Silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển
tới các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng rời.
Hệ thống xuất xi măng rời gồm 2 vòi xuất cho ô tô năng suất 150T/h. Hệ
thống máy đóng bao gồm 4 máy đóng bao BMH kiểu quay 8 vòi với cân định
lượng tự động, năng suất 120T/h. Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ

được vận chuyển tới các máng xuất xi măng cho tàu hoả và ô tô với năng suất
120T/h.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUNG CỦA HMCC
1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Với sản phẩm tương đối đa dạng HMCC chủ trương ổn định sản phẩm xi
măng rời và xi măng bao pcb30, pcb40, pc40, ở tất cả các địa bàn. đặc biệt
công ty chú ý sản phẩm pc40 ở thị trường miền bắc. bên cạnh đó công ty xi
măng hoàng mai chú trọng đến sản phẩm clinker đây là nguồn thu hiệu quả.
Để có thể cạnh tranh trên thị trường HMCC không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, xem khách hàng là thượng đế, lấy
việc phục vụ khách hàng làm cơ sở cho hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Với hệ thống sản xuất của nhà máy tương đối phức tạp công nghệ lò quay
hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao HMCC đã chủ động xây dựng và tổ
chức thực hiện các kế hoách sản xuất, định mức từng tháng, quý, năm, được
thiết lập cụ thể để có mục tiêu phấn đấu. tất cả hệ thống sản xuất luôn vận
hành theo một quy trình sản xuất đồng bộ nhằm đạt năng suất cao.
3. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Xây dựng hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế là điều mà
HMCC luôn hướng đến. Để đạt được hiệu quả cao trong công việc, từ năm
2002, Công ty xi măng Hoàng Mai đã triển khai xây dựng, tổ chức thực hiện
hơn 200 quy trình quản lý, vận hành theo yêu cầu của Hệ thống quản lý chất
lượng. Qua nhiều lần đánh giá, tháng 8 năm 2004, Trung tâm chứng nhận
Quacert thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cấp Giấy chứng
nhận phù hợp TCVN ISO 9001:2000.
Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty xi măng Hoàng Mai là công cụ
cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh;
giúp cho cán bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng
và công việc một cách nhất quán. Mỗi cán bộ công nhân viên khi được giao

thực hiện nhiệm vụ ở bất cứ vị trí công tác nào đều được phổ biến để nhận
thức được rằng công việc mà họ thực hiện ảnh hưởng đến Chính sách và Mục
tiêu chất lượng. Công ty áp dụng các hình thức kiểm tra thực hành để đánh
giá chất lượng, công tác đào tạo, quy trình vận hành; duy trì thường xuyên
việc cải tiến theo các yêu cầu của Hệ thống ISO 9001:2000 nhằm ngày càng
nâng cao công tác quản lý chất lượng và tổ chức sản xuất có hiệu quả. Hàng
năm Ban lãnh đạo Công ty có trách nhiệm hoạch định, cung cấp đủ nguồn lực
cho các hoạt động quản lý, xây dựng Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất
lượng. Theo định kỳ tổ chức Quacert đánh giá về việc quản lý và vận hành hệ
thống.
Việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 cùng với dây chuyền công nghệ tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công
nhân vận hành có kinh nghiệm đã đưa ra thị trường những
4. QUẢN TRỊ TIÊU THỤ
Tiêu thụ luôn là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nó ảnh hưởng và có tính quyết định đến nguồn thu nhập của doanh nghiệp.
Nhận thức được điều đó HMCC đã xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể
theo từng tháng, quý, năm. việc thiết lập các con số sẽ là cơ sở cho việc phấn
đấu đạt mục tiêu theo kế hoạch, hoạch định chỉ tiêu sẽ là nền tảng cho việc
đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty. từ đó để rút ra những bài học kinh
nghiệm, đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nằm trong khâu tiêu thụ, hệ thống kênh phân phối có vai trò rất lớn. chính
vì thế công ty đã nghiên cứu và trình tổng công ty hình thức nhà phân phối
chính. Đây là mô hình tận dụng đựoc năng lực của xã hội và doanh nghiệp.
kênh phân phối được tự do lựa chọn,các nhà phân phối thì độc lập với nhà
máy và chỉ liên hệ bằng liên kết tài chính. Đây là mô hình hiện đại, đang được
tổng công ty xi măng vietnam lấy làm mô hình cho tất cả các công ty xi măng
trong cả nước
5.QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔi

Trước xu thế hội nhập, HMCC luôn chú trọng cải cách, thay đổi để phù
hợp với cơ chế thị trường. từ việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức đến việc hoàn
thiện hệ thống sản xuất, phân phối, bán hàng. tất cả được chỉ đạo sát sao nhằm
đạt mục tiêu đề ra. đặc biệt trong bối cảnh chính sách cổ phần hoá đang diễn
ra mạnh mẽ công ty xi măng hoàng mai đang phấn đấu đến năm 2008 sẽ cổ
phần hoá công ty.
V. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA HMCC
1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
năm 2002 2003 2004 2005 2006
chỉ tiêu
sản xuất(nghàn tấn) 646 1003 1122 2480 4250
clinker 1320 1300
xi măng 1250 2950
tiêu thụ(nghàn tấn) 1410 1680
clinker 220 180
xi măng 1190 1500
tài chính(tỷ đồng)
doanh thu 224 676 756 810 965.85
lợi nhuận lỗ 124 lỗ 80 lỗ 80 hoà vốn lãi 16.156
nộp ngân sách nhà nước 45.6 56.84
(bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2002-2006)
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500

4000
4500
clinker
clinker
doanh thu
n
ă
m
2002
2003
2004
2005
2006
(đồ thị hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm2002-2006)
1.1. ƯU ĐIỂM
Trong suốt 5 năm kể từ năm 2002 đến 2006 sản lượng sản xuất không
ngừng tăng lên từ 646000 tấn lên 4250000 tấn và tăng tương đối ổn định qua
từng năm, năm sau cao hơn năm trước. năm 2005 sản lượng clinker đạt
1230000/1230000tấn đạt 100% chỉ tiêu, bằng 109% so với năm 2004. sản
lượng xi măng đạt 1190000 tấn bằng 135% so với năm 2004. năm 2006 sản
lượng clinker đạt 1300000tấn, xi măng đạt 2950000tấn.
Tiêu thụ còn đạt mức khá hơn, trong nhiều năm liền từ năm 2002 đến
2004 vượt mức sản xuất, năm 2005 sản lượng tiêu thụ clinker 220000tấn. xi
măng pcb30, pcb40, đạt 105.9% so với năm 2004, tổng sản lượng tiêu thụ
năm 2006 là 1680000 tấn.
Về tài chính HMCC đã khắc phục được tình hình tài chính qua các
năm, năm 2002 lỗ 124 tỷ đồng thì năm 2006 lãi hon 16 tỷ đồng, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 là 224 tỷ năm 2003 là 676 tỷ, đến năm
2005 là 810 tỷ, năm 2006 là 968 tỷ. nộp ngân sách nhà nước tăng lên theo tiến
trình của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2. HẠN CHẾ
Tuy đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận nhưng HMCC vẫn gặp
nhiều hạn chế cần khắc phục. trong suốt những năm hoạt động tuy mức tiêu
thụ cao hơn sản xuất nhưng lợi nhuận chưa tương xứng.
Năm 2005 tiêu thụ 92.5% chỉ tiêu phấn đấu và chỉ đạt 97.3% kế hoạch tổng
công ty giao. Trong đó clinker đạt 78.6%, xi măng đạt 92.86%, điều này thể
hiện sự khó khăn của công ty vào thời điểm hiện tại , nếu không có sự điều
chỉnh hợp lý thì công ty khó có thể cạnh tranh trong xu thế ngày nay
2. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA HMCC
2.1. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1.1. MẶT TÍCH CỰC
Bộ máy tổ chức vừa là bộ não, vừa là cơ thể của công ty, với mô hình quản
lý theo quá trình HMCC đã có một bộ máy tương đối đồng bộ, gọn nhẹ nhưng
vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở mỗi chuyên nghành đều có các phó giám đốc chuyên trách, các
phòng làm việc đều có các trưởng, phó phòng điều hành sát sao. Như vậy việc
điều hành sẽ thuận lợi hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. hệ thống quản lý
cũng được vận hành thông suốt và có tính ưu việt cao.
Việc sắp xếp lại các cán bộ công nhân viên có trình độ kém cũng là
điểm đáng ghi nhân của công ty trên con đường phát triển của mình.
2.1.2. MẶT HẠN CHẾ
Tuy có những điểm nổi bật song bên cạnh đó còn có những thiếu sót.
Việc quản lý ở các phòng nhiều khi không có sự liên lạc cần thiết, bổ
trợ cho nhau, việc sắp xếp các cán bộ nhiều lúc chưa hợp lý dẫn đến sự chồng
chéo trong quá trình giải quyết công việc, gây hậu quả xấu cho công ty.
2.2 VỀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH
DOANH
2.2.1. MẶT TÍCH CỰC
Trong những năm qua công ty xi măng hoàng mai đã thể hiện được sức
mạnh của một doanh nghiệp mới. HMCC đã xây dựng kế hoạch xây dựng

chiến lược đúng đắn. mỗi tháng, quý, năm đều có những kế hoạch cụ thể cả
về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. công ty luôn chủ trương phát triển sản
phẩm theo thị trường, theo yêu cầu của khách hàng.
Xây dựng hình ảnh công ty trên nền tảng là sự thoả mãn của khách
hàng, lấy việc phục vụ khách hàng làm tiêu chí hàng đầu cho sự phát triển của
doanh nghiệp.
2.2.2. MẶT HẠN CHẾ
Do sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác
mà việc lập kế hoạch bị ảnh hưởng, nhiều khi rơi vào trình trạng không chính
xác, khi thì vượt chỉ tiêu, khi thì không đạt do chỉ tiêu quá lớn so với khả
năng của doanh nghiệp.
Trong những năm qua công ty vẫn chưa có một chiến lược lâu dài, ổn
định, các chiến lược đưa ra thường mang tính ngắn hạn là nhiều, dẫn đến sự
bị động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. CÁC MẶT QUẢN TRỊ KHÁC
Hoà chung với sự phát triển mạnh mẽ của công ty, các hoạt động quản trị
ngày càng được quan tâm, nâng cao cả về chất lẫn về lượng. quản trị sản xuất,
quản trị chất lượng sản phẩm, quản trị tiêu thụ, quản trị sự thay đổi … bước
đầu đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, góp phần vào thắng lợi của công ty. Cơ
cấu sản xuất, hệ thống chất lượng sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ… được chuẩn
bị kỹ lưỡng, vừa phát triển, vừa khắc phục để hoàn thiện.
3. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘi
Cùng với sự phát triển, HMCC đã quan tâm đến các hoạt động xã hội, đây
là chủ trương xuyên suốt của công ty nhằm góp phần vào sự nghiệp chung
của đất nước, góp phần vào công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
nhiều tấn xi măng được ủng hộ trong công cuộc phát triển nông thôn, ủng hộ
đồng bào lũ lụt, gia đình khó khăn, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa… với
tổng số tiền lên hàng tỷ đồng. Trong các năm tới công ty tiếp tục đóng góp
nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày

càng giàu mạnh.

×