Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

thực trạng và giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.71 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
= = = = = = = = =




ONG THỊ THÚY






THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG,

TỈNH BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành :

Khoa học môi trường
Mã số :



60.85.02


Người hướng dẫn khoa học


:



TS. TRẦN DANH THÌN





HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn



Ong Thị Thúy



ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình ñiều tra, nghiên cứu ñể hoàn thành luận văn, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận ñược sự hướng dẫn nhiệt tình, chu ñáo
của các nhà khoa học, các thày cô giáo và sự giúp ñỡ nhiệt tình của các cơ
quan, ñồng nghiệp và nhân dân ñịa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS. Trần Danh Thìn ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân thành tới lãnh ñạo và các cán phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài
nguyên và Môi trường, khoa sau ñại học trường ðại học Nông Nghiệp Hà
Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này./.
Tác giả luận văn


Ong Thị Thúy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC

1. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu 2

1.2.1. Mục ñích: 2
1.2.2. Yêu cầu: 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 3

2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Nguồn gốc 3
2.1.3. Phân loại 4
2.1.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh 4
2.1.3.2. Phân loại theo mức ñộ nguy hại 4
2.1.3.3. Phân loại theo thành phần 4
2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 5
2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt ñến môi trường và con người 7
2.1.5.1. Tác ñộng ñến kinh tế xã hội 7
2.1.5.2. Tác ñộng ñến môi trường 8
2.1.5.3. Tác ñộng ñến cảnh quan và sức khỏe của con người 9
2.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 10

2.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn 10
2.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 12

2.2.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting) 13
2.2.2.2. Phương pháp thiêu ñốt 14
2.2.2.3. Phương pháp chôn lấp 15
2.2.2.4. Các phương pháp xử lý khác 15
2.3. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Châu Á 16

2.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Châu Á 16
2.3.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Châu Á 18
2.4. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 22

2.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 22
2.4.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 23
2.4.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 23
2.4.2.2. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 28
2.5. Một số công nghệ xử lý rác thải ñược sử dụng ở Việt Nam 28
2.5.1. Công nghệ phân loại rác thải 30
2.5.2. Công nghệ CDW 281
iv

2.5.3. Công nghệ ASC 30
2.5.4. Công nghệ Seraphin 32
2.5.5. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh 33
2.5.6. Công nghệ xử lý rác thải nông thôn 33
2.5.6.1. Ủ phân kết hợp 34
2.5.6.2. Công nghệ biogas 34
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1. ðối tượng nghiên cứu 35

3.2. Phạm vi nghiên cứu 35


3.3. Nội dung nghiên cứu 35

3.4. Phương pháp nghiên cứu 35

3.4.1. Phương pháp khảo sát thực tế 35
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn hộ gia ñình 35
3.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 36
3.4.4. Phương pháp chuyên gia 36
3.4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 38

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên 38
4.1.1.1. Vị trí ñịa lý 38
4.1.1.2. ðịa hình, ñịa mạo 39
4.1.1.3. Khí hậu 39
4.1.1.4. Thuỷ văn 40
4.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội 41
4.1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 41
4.1.2.2 Tình trạng cơ sở hạ tầng 42
4.1.2.3 Các lĩnh vực văn hoá xã hội 42
4.1.2.4 Dân số, lao ñộng, việc làm 43
4.1.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng ñất ñai 44
4.1.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về ñất ñai 44
4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng ñất 44
4.1.4. Thực trạng môi trường 45
4.2. Tình hình quản lý và xử lý CTRSH tại tỉnh Bắc Giang 46


4.2.1. Tình hình chung về quản lý chất thải rắn ở Bắc Giang 46
4.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Bắc Giang 46
4.3. Hiện trạng khối lượng, thành phần, nguồn phát sinh, tỷ lệ thu gom
chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Dũng, huyện Bắc Giang 48

4.3.1. Nguồn gốc phát sinh 48
4.3.1.1. Từ các hộ dân 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.3.1.2. Nguồn thải nông nghiệp 48
4.3.1.3. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ (11 chợ, 552 nhà hàng…) 48
4.3.1.4. Các nguồn khác 48
4.3.2. Phân loại rác thải sinh hoạt 49
4.3.3. Khối lượng và tỷ lệ thu gom CTRSH qua các năm 2006-2011 tại huyện Yên
Dũng 49
4.3.4. Kết quả ñiều tra tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên
Dũng 52
4.3.4.1.Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia ñình 52
4.3.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngoài hộ gia ñình 57
4.3.5. Tỷ trọng rác thải sinh hoạt 58
4.4. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Giang 58

4.5. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt và ý thức của người
dân về bảo vệ môi trường trên ñịa bàn huyện Yên Dũng 60

4.5.1. Phương thức quản lý rác thải sinh hoạt 60
4.5.1.1. Nhân sự và thiết bị 61

4.5.1.2. Tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt 62
4.5.1.3. Các quy ñịnh quản lý, các quy ñịnh về phí VSMT ñang áp dụng ở ñịa
phương và công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường 65
4.5.2. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Yên Dũng 68
4.5.2.1. ðiểm chứa rác (bãi rác tập trung) 68
4.5.2.2. Phương pháp xử lý CTRSH tại các bãi rác tập trung huyện Yên Dũng 71
4.5.3. ðánh giá ưu, nhược ñiểm trong quá trình triển khai thực hiện ðề án số 03-
ðA/HU ngày 16/01/2009 của Huyện ủy Yên Dũng về “Xây dựng nông thôn
mới” tại huyện Yên Dũng 73
4.5.3.1. Ưu ñiểm: 75
4.5.3.2. Nhược ñiểm: 75
4.5.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường và ý kiến ñánh giá, ñóng góp của người dân ñịa
phương trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 76
4.6. ðánh giá công tác tuyên truyền, phân loại và thu gom rác thải sinh
hoạt 78

4.6.1. ðánh giá công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường 78
4.6.2. Công tác phân loại rác thải 79
4.6.3. Công tác thu gom 80
4.7. Ưu, nhược ñiểm, những thuận lợi và khó khăn của công tác quản
lý và xử lý rác thải tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 80

4.7.1. Ưu ñiểm, nhược ñiểm 80
4.7.1.1. Ưu ñiểm: 80
4.7.1.2. Nhược ñiểm: 81
4.6.2. Thuận lợi và khó khăn 82
vi

4.7.2.1. Thuận lợi: 82
4.7.2.2. Khó khăn: 83

4.8. Dự tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai 83

4.8.1. Dự báo lượng thải và thành phần chất thải rắn tỉnh Bắc Giang 83
4.8.2. Dự báo lượng thải và thành phần chất thải rắn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang 84
4.9. ðề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử
lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 85

4.9.1. Giải pháp ñầu tư 85
4.9.2. Giải pháp về quy hoạch 85
4.9.3. Giải pháp về cơ chế - chính sách 86
4.9.3.1. Về phía chính quyền: 86
4.9.3.2. Về phía các tổ chức ñoàn thể xã hội: 87
4.9.3.3. Quản lý tổng hợp các loại chất thải rắn 87
4.9.4. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường 89
4.9.4.1. Mô hình thôn (xóm) tự quản 89
4.9.4.2. Mô hình BVMT do các chi hội phụ nữ, hội nông dân thành lập 89
4.9.4.3. Mô hình hợp tác xã dịch vụ môi trường 90
4.9.4.4. Mô hình truyền thông môi trường 90
4.9.5. Giải pháp công nghệ 90
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 93

5.1. Kết luận 93

5.2. Kiến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
EM Chế phẩm vi sinh vật
MPS Mức phát sinh
RTSH Rác thải sinh hoạt
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT Tài nguyên & Môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
URENCO Công ty môi trường ñô thị
VSMT Vệ sinh môi trường
3R Phân loại rác tại nguồn















viii




DANH MỤC SƠ ðỒ

Sơ ñồ1: Nguồn phát sinh chất thải rắn
4

Sơ ñồ 2: Các nguồn phát sinh rác thải và phân loại chất thải
5

Sơ ñồ 3: Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 10

Sơ ñồ 4: Các phương pháp xử lý chất thải rắn 13


Sơ ñồ 5: Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện
16

Sơ ñồ 6: Tổ chức quản lý CTR tại Singapore 19

Sơ ñồ 7: Sơ ñồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản 22

Sơ ñồ 8: Tổ chức hành chính cấp quốc gia về quản lý chất thải rắn tại
Việt Nam 24

Sơ ñồ 9: Sơ ñồ hệ thống tổng thể quản lý chất thải sinh hoạt ñô thị tại
Việt Nam 25

Sơ ñồ 10: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ CDW 30

Sơ ñồ 11: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ Seraphin 32

Sơ ñồ 12: Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Bắc Giang 46

Sơ ñồ 13: Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 60

Sơ ñồ 14: Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 63

Sơ ñồ 15 : Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 92



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: ðịnh nghĩa thành phần của CTRSH 6
Bảng 2: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
7
Bảng 3: Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước 16
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về khí hậu trong giai ñoạn từ năm 2005 - 2010 40
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng 41
Bảng 6: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm 42
Bảng 7: Diện tích cơ cấu ñất ñai huyện Yên Dũng năm 2011 44
Bảng 8: Tỷ lệ các thành phần rác thải theo nguồn phát sinh 47

Bảng 9: Nguồn gốc và thành phần rác thải sinh hoạt huyện Yên Dũng 49
Bảng 10: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn ñô thị 49
Bảng 11: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn nông thôn 50
Bảng 12: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn huyện Yên Dũng 51
Bảng 13: Khối lượng thành phần và tỷ lệ phần trăm khối lượng CTRSH tại
các ñiểm ñiều tra . 54
Bảng 14: Tỷ lệ khối lượng trung bình (X) và ñộ lệch chuẩn (SD) tại các
ñiểm ñiều tra 55
Bảng 15: Khối lượng CTRSH phát sinh tại huyện Yên Dũng 57
Bảng 16: Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh ngoài hộ gia ñình tại
huyện yên Dũng. 57
Bảng 17: Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR tại các huyện từ năm 2006-2009 59
Bảng 18: Nhân sự và thiết bị của ñơn vị ñảm nhận thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên ñịa bàn huyện Yên Dũng 61
Bảng 19: Các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 65
Bảng 20: Mức thu phí VSMT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 66
Bảng 21: Bãi chứa rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 68
Bảng 22: Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại các ñiểm ñiều tra 72
Bảng 23: Ý kiến của công nhân và người dân về công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 76
Bảng 24: Ý kiến ñánh giá của người dân về mức ñộ ảnh hưởng của RTSH
ñến môi trường, mỹ quan ñường phố 76
Bảng 25: Dự báo lượng thải, thành phần các chất thải rắn (Tấn/năm) 83
Bảng 26: Dự báo khối lượng RTSH Huyện Yên Dũng ñến năm 2020 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xi

DANH MỤC BIỂU ðỒ



Biểu ñồ 1: Tỷ lệ sử dụng ñất huyện Yên Dũng 44

Biểu ñồ 2: Lượng chất thải rắn trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2008 47

Biểu ñồ 3: Tỷ lệ thành phần rác thải khu vực nông thôn 47

Biểu ñồ số 4: Lượng phát sinh CTR ñô thị và nông thôn huyện yên Dũng 50

Biểu ñồ số 5: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ñô thị và nông thôn huyện
Yên Dũng 50

Biểu ñồ số 6: Mức phát sinh CTRSH bình quân theo ñầu người tại huyện
Yên Dũng 2006 – 2011 51

Biểu ñồ số 7: Thành phần rác thải sinh hoạt huyện Yên Dũng 56

Biểu ñồ số 8: Tỷ lệ CTRSH ñược thu gom trên ñịa bàn huyện Yên Dũng
năm 2006 - 2011. 64

Biểu ñồ số 9: Tỷ lệ các hình thức xử lý RTSH của các hộ gia ñình tại
huyện Yên Dũng 73

Biểu ñồ số 10: Ý kiến ñánh giá của người dân về mức ñộ ảnh hưởng của
RTSH ñến môi trường, mỹ quan ñường phố 77

Biểu ñồ số 11: Khối lượng CTRSH huyện Yên Dũng ñến năm 2020 85

















\



xii


DANH MỤC HÌNH


Hình 1: Thu gom, xử lý rác thải tại Singapo 20
Hình 2: Bản ñồ hành chính huyện Yên Dũng 38
Hình 3: Xe thu gom rác thải thôn ðình Phú, xã Xuân Phú 62
Hình 4: Xe công nông thu gom rác thải thị trấn Neo 62
Hình 5: Xe ngựa thu gom rác thải thị trấn Neo 63
Hình 6: Công nhân VSMT thu gom rác, xe Cải tiến 63

Hình 7: Công nhân VSMT thu gom rác, xe ñẩy tay 63
Hình 8: Thùng ñựng rác thải tại hộ gia ñình 63
Hình 9: Bãi rác tập trung thị trấn Neo, huyện Yên Dũng 70
Hình 10: Bãi rác tập trung thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn, huyện
Yên Dũng 70
Hình 11: Bãi rác tập trung thôn Bò, xã ðức Giang, huyện Yên Dũng 70
Hình 12: Bãi rác tại thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng 70
Hình 13: Bãi rác tại thôn Xuân An, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng 70
Hình 14: Bãi rác tại xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng 71
Hình 16: Bể rác trung chuyển tại thôn 74
Hình 17: Quy ước bảo vệ môi trường thôn Minh ðạo, xã Tân An 74
Hình 18: Tuyên truyền trực quan về bảo vệ môi trường 74
Hình 19 : Bể rác trung chuyển bị phá bỏ 75
Hình 20 : Bể rác trung chuyển không sử dụng 75
Hình 21: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn 87


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết
Hiện nay, vấn ñề rác thải ñang là mối quan tâm hàng ñầu ở cả ñô thị lẫn
nông thôn. ðặc biệt, lượng rác thải nông thôn ngày một gia tăng và ngày càng
nghiêm trọng. Tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân vào khoảng
0,5 – 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân ñang sống ở các vùng
nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30 – 35 ngàn tấn rác thải cần ñược
thu gom, xử lý. Khối lượng chất thải ngày càng tăng lên do tác ñộng của sự gia

tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển về trình ñộ và tính chất
tiêu dùng của người dân.
Tại Việt Nam, rác thải sinh hoạt (RTSH) hằng ngày ở các khu ñô thị, kể
cả thành thành phố lớn, ñặc biệt là khu vực nông thôn việc xả rác của mọi
người không tuân thủ theo một quy ñịnh nào và gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi
trường. Thói quen gom tất cả các loại rác, ñồ phế thải vào chung một chỗ từ lâu
ñã trở thành mối nguy hại lớn cho môi trường và ñe dọa cuộc sống của con
người. ðiều ñó cũng ñồng nghĩa với việc chúng ta ñã vô tình lãng phí những
loại rác có thể tái sử dụng ñược. Việc ñưa tất cả rác thải vào môi trường hàng
ngày ñang vượt quá sức chứa của môi trường. Hậu quả tất yếu con người phải
gánh chịu là phải sống chung với rác thải và sống trong một môi trường ô
nhiễm do chính con người tạo nên.
Một trong những vấn ñề ñặt ra cần giải quyết tại các cộng ñồng dân cư là
phân loại rác tại nguồn và tái chế, tái sử dụng rác thải. Với việc phân chia các
loại rác thải thành từng loại riêng biệt (rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, rác thải
ñộc hại) sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, chúng ta sẽ tiết kiệm ñược thời gian, chi
phí phân loại, xử lý rác thải, tái sử dụng ñược một số chất thải, hạn chế ñược
khối lượng rác thải ñổ vào môi trường và loại bỏ ngay từ ñầu một số loại rác
thải khó, không phân hủy. Việc lựa chon biện pháp xử lý rác thải cũng là một
vấn ñề nan giải với từng ñịa phương, tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hiện
nay rác thải sinh hoạt chủ yếu ñược thu gom, lưu giữ tại các bãi rác tạm bợ hoặc
vứt bỏ ven ñường, ao, hồ, ñồng ruộng, hầu hết ñều chưa ñược thu gom, xử lý,
chôn lấp theo quy ñịnh và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu ñến môi trường,
nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Mặt khác thiết bị thu gom và vận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

chuyển còn lạc hậu, thiếu thốn, quy trình thu gom chưa ñúng kĩ thuật, không
ñáp ứng ñược nhu cầu thu gom hiện tại. Huyện Yên Dũng hiện có 93 bãi rác

thải tập trung , rác thải ñược thu gom, vận chuyển ñến bãi rác tập trung không
ñược xử lý, quy hoạch, xây dựng các bãi rác thải không phù hợp, ảnh hưởng
ñến các khu vực ruộng canh tác của nhân dân xung quanh do rác thải và nước rỉ
rác gây nên. Tình trạng ô nhiễm ngày một thêm nghiêm trọng, mùi hôi thối từ
bãi rác lan toả ra khu vực xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ ñến môi trường và
sức khoẻ của người dân sinh sống gần ñó. Vì vậy vấn ñề ñược ñặt ra hiện nay là
phải nhận thức rõ ñược sự nguy hại của rác thải sinh hoạt, ñể từ ñó có những
biện pháp quản lý, xử lý kịp thời nhằm quản lý và xử lý tốt loại chất thải này.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường và
ñịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương, tôi ñã chọn ñề tài tốt
nghiệp: “Thực trạng và giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích:
Tìm hiểu thực trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, từ ñó ñề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
rác thải sinh hoạt trên ñịa bàn, bảo vệ môi trường.
1.2.2. Yêu cầu:
1. Tìm hiểu ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
2. Nghiên cứu hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Yên Dũng, Bắc Giang.
3. ðánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Yên Dụng, Bắc Giang.
4. Dự báo khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Yên Dũng, Bắc Giang.
5. ðề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại Yên Dũng, Bắc Giang.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
2.1.1. Khái niệm
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, ñược thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt ñộng khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [11].
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gồm những chất thải có liên quan ñến các
hoạt ñộng của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần
bao gồm vỏ hộp, chai lọ, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương ñộng vật, xác ñộng vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói
vỡ, ñất ñá, cao su, chất dẻo,…[1]
Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt ñộng quy hoạch quản lý, ñầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt ñộng phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác ñộng có hại ñối với môi trường và sức khoẻ con người [11].
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật ñể xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Nguồn gốc
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui
chơi, ñường phố…);
- Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ , khu du
lịch, bệnh viện, trạm y tế …);
- Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn hoá
thể thao…);
-
Từ các hoạt ñộng công nghiệp;
- Từ các hoạt ñộng nông nghiệp.
-

Từ các hoạt ñộng xây dựng ñô thị.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ñường cống thoát nước của thành
phố, khu, cụm dân cư [1].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

Sơ ñồ1: Nguồn phát sinh chất thải rắn [1]

2.1.3. Phân loại

2.1.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các ñô thị, làng mạc, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, ña dạng, trong ñó chủ yếu
là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như ñất ñá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi
vữa, ñồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt ñộng xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt ñộng nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
2.1.3.2. Phân loại theo mức ñộ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn ñộc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này
tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm ñộc, ñe doạ sức khoẻ con người
và sự phát triển của ñộng thực vật, ñồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm
môi trường ñất, nước và không khí
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia ñình, ñô thị….

2.1.3.3. Phân loại theo thành phần
Cơ quan
trư
ờng học

Nông nghiệp,
hoạt ñộng xử
lý rác thải

Chất thải rắn

Nơi vui chơi,
giải trí

B
ệnh viện, c
ơ
sở y tế

Khu công
nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp

Nhà dân, khu
dân cư.

Chợ, bến xe,
nhà ga



Giao thông,
xây dựng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, ñồ dùng
thải bỏ gia ñình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho ñến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và
các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Sơ ñồ 2: Các nguồn phát sinh rác thải và phân loại chất thải [2]










2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Bùn ga
cống
Chất dầu
lỏng

Hơi ñộc hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công nghiệp
Các loại
khác
Các hoạt ñộng kinh tế xã hội của
con người
Các quá
trình sản
xuất
Các quá
trình phi
sản xuất
Ho
ạt ñộng sống v
à
tái sinh sản của con
người
Các ho
ạt
ñộng
quản lý
Các ho
ạt ñộng
giao tiếp và ñối
ngoại
CHẤT THẢI
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn ñô thị rất khác nhau tùy thuộc
vào từng ñịa phương, vào các mùa khí hậu, vào ñiều kiện kinh tế xã hội và
nhiều yếu tố khác [9].
Bảng 1: ðịnh nghĩa thành phần của CTRSH [22]
Thành phần ðịnh nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy ñược
a. Giấy
Các vật liệu làm từ giấy và bột
giấy
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh,…
b. Hàng dệt
Các vật liệu và sản phẩm có nguồn
gốc từ sợi
Vải, len, nilon,
c. Thực phẩm Các chất thải từ ñồ ăn thực phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây,…
d. Cỏ, gỗ, củi,
rơm rạ
Các vật liệu và sản phẩm ñược chế

tạo từ gỗ, củi, rơm
ðồ dung bằng gỗ như bàn,
ghế, vỏ dừa,…
e. Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm ñược chế

tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, dây
ñiện…
f. Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm ñược chế
tạo từ da và cao su
Bóng, giầy, ví, băng cao
su…
2. Các chất không cháy
a. Các kim loại
sắt
Các vật liệu và sản phẩm ñược chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây ñiện, hàng rào,
dao, nắp lọ…
b. Các kim loại
phi sắt
Các vật liệu không bị nam châm
hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, ñồ
ñựng…
c. Thủy tinh
Các vật liệu và sản phẩm ñược chế
tạo từ thủy tinh
Chai lộ, ñồ ñựng bằng thủy
tinh, bóng ñèn
d. ðá và sành
sứ
Bất kỳ các vật liệu không cháy

khác ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
ñá, gốm
3. Các chất
hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại này
có thể chia thành hai phần: kích
thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ
hơn 5mm
ðá cuội, cát, ñất, tóc
* Thành phân hoá học của chất thải rắn
Thành phần của rác thải chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro. Tùy
thuộc vào các thành phần hữu cơ mà hàm lượng của nguyên tố trên dao ñộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

khác nhau xem bảng 2.
Các thành phần trong rác thải sinh hoạt chủ yếu là Cacbon và Oxy. Tỷ lệ
cacbon rất lớn, dao ñộng từ 41,0% - 78,0%, còn Oxy 11,6% - 42,7%, còn lại là các
thành phần khác. Các chất khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau. ðộ trơ
của chất dẻo, cao su, da là cao nhất (10%), ñộ trơ của gỗ là thấp nhất (1,5%) [6].
Bảng 2: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải [6]
Thành phần các nguyên tố(%)
Các loại chất thải
C H O N S
Nguyên
tố trơ
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0

Giấy vụn 34,4 6,0 44 0,3 0,2 6,0
Bìa cac-ton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 2,8 0 0 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 0
Cao su 78,0 10,0 0 2,0 0 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 3,8 3,4 0,3 4,5
Gỗ vụn 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
Như vậy, chúng ta thấy rằng các chất thải sinh hoạt là một hỗn hợp không
ñồng nhất và mỗi thành phần trong ñó có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác
nhau. Do ñó, việc xử lý chúng cũng rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại
rác thải sinh hoạt là khâu quan trọng ñể tiết kiệm kinh phí cho vấn ñề xử lý rác và
qua ñó cho thấy nếu rác thải sinh hoạt không ñược quản lý, xử lý tốt.
2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt ñến môi trường và con người
2.1.5.1. Tác ñộng ñến kinh tế xã hội
+ Rác sinh hoạt không ñược thu gom, xử lý hợp vệ sinh là một trong
những nguyên nhân chính dẫn ñến phát sinh các ổ dịch bệnh, có nguy cơ ñe dọa
ñến ñời sống, sức khỏe con người. Ở vùng nông thôn Việt Nam hiện nay,
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là từ chất thải rắn sinh hoạt, rác
thải nông nghiệp. Các ñối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực
rác tồn ñọng là dân cư sống gần các bãi rác tập trung, ñiểm tập kết rác thải và
những người ñi nhặt rác bán phế liệu,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

+ Việc thu gom không hết, trong quá trình vận chuyển ñể rơi vãi dọc
ñường, những khu vực tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển hay
những khu vực tập kết rác thải không ñược thu gom, xử lý ven ñường, sông
suối, ao hồ, ñều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh

hưởng ñến vẻ mỹ quan ñường làng, thôn xóm.
+ Những ñiểm ñổ rác thải phát sinh gây ô nhiễm môi trường nằm ven
ñường, rác rơi vãi làm tăng mức ñộ xảy ra tai nạn giao thông trên ñường phố,
gây cản trở hoặc làm ách tắc giao thông.
+ Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác không ñồng bộ, thống nhất
cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội.
+ Tại các bãi rác tập trung, nếu không áp dụng các quy ñịnh, kỹ thuật chôn
lấp và xử lý thích hợp, cứ ñổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có
lớp lót, lớp phủ, thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan
truyền dịch bệnh, chưa kể ñến các chất thải ñộc hại tại các bãi rác có nguy cơ
gây ra các bệnh hiểm nghèo ñối với cơ thể người tiếp xúc.
+ Nếu công tác quản lý, thu gom, xử lý rác sinh hoạt không hợp lý sẽ gây
trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội.
2.1.5.2. Tác ñộng ñến môi trường
* Tác ñộng ñến môi trường không khí:
- Tại những khu vực chất thải không ñược thu gom, các ñiểm tập kết rác
xen kẽ khu vực dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi
hôi thối từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải ñộc hại
từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp rác sinh hoạt, vấn ñề ảnh hưởng ñến môi trường khí
là mùi hôi thối một số khí như: H
2
S, CH
4
…và các khí ñộc hại khác từ các chất
thải nguy hại tác ñộng xấu ñến môi trường và sức khỏe người dân.
- ðốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau trong quá trình
ñốt có thể chứa các chất ñộc hại như dioxin, khói từ những nơi ñốt rác có thể làm
giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn
những vùng lân cận.

* Tác ñộng ñến môi trường nước:
- Rác tồn ñọng trên ñường phố, kênh rạch, ao hồ, bãi rác lộ thiên khi
gặp trời ñiều kiện thích hợp (nước mưa, nước mặt, nước ngầm) sẽ hình thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

nước rác và rò rỉ ra môi trường. Nước trong rác di chuyển sẽ làm tăng khả năng
phân hủy sinh học trong rác ñồng thời làm tăng quá trình vận chuyển các chất ô
nhiễm ra môi trường xung quanh.
- Lượng rác sinh hoạt không ñược thu gom, ứ ñọng lâu ngày, khi có mưa
rác sẽ theo dòng nước chảy, các chất ñộc hòa tan trong nước, qua cống rãnh ra
sông, suối, ao hồ, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Rác sinh hoạt không thu gom hết ứ ñọng ở các ao, hồ là nguyên nhân
gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm ñặc biệt
là có chứa nhiều rác thải nguy hại thì có nguy cơ ảnh hưởng ñến các loài thủy
sinh vật, do hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các
tầng nước cũng giảm, các hoá chất ñộc hại… dẫn ñến ảnh hưởng khả năng
quang hợp của thực vật thủy sinh, và làm giảm sinh khối của các thủy vực, ñe
doạ ñến các hoạt ñộng sống của các loài cá trong thuỷ vực.
* Tác ñộng ñến môi trường ñất:
- Các chất ô nhiễm tạo thành từ quá trình phân hủy rác thải thấm vào ñất
làm thay ñổi tính chất hóa học của ñất, vi sinh vật ñất thay ñổi theo hướng vi
sinh vật có hại truyền bệnh cho cây, năng suất và chất lượng cây trồng giảm ñi,
ñất dần mất ñi khả năng sản xuất.
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không ñược thu gom ñều ñược lưu
giữ lại trong ñất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, kim loại
nặng, hydrocacbon nằm trong ñất làm ảnh hưởng ñến môi trường ñất, thay ñổi
kết cấu ñất, ñất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong ñất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa ñổ xuống ñất làm cho ñất bị

ñóng cứng, khả năng hút nước, thấm nước kém, ñất bị thoái hóa.
* Tác ñộng ñến cảnh quan và sức khỏe của con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu ñô thị, khu dân cư nếu không ñược thu
gom và xử lý ñúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, rác thải là nơi cơ trú của
các ñộng vật có hại như: chuột, rán, ruồi, muỗi…là vật chung gian chuyền các
dịch bệnh cho người dân xung quanh gây tác ñộng xấu lên sức khoẻ người dân,
ảnh hưởng xấu ñến sức khỏe cộng ñồng dân cư và làm mất mỹ quan.
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước ñất nói trên cũng ảnh
hưởng trực tiếp ñến sức khỏe con người, ñặc biệt ñối với khu dân cư quanh khu
vực có chứa chất thải. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

vì các chất ô nhiễm có trong ñất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực
phẩm của con người qua lưới thức ăn; những loại chất ô nhiễm này tác ñộng
xấu tới sức khỏe con người.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao ñối với cộng
ñồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm
cũ có thể là mối ñe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải
hoặc cào xước vào tay chân. Các loại hóa chất ñộc hại và nhiều chất thải nguy
hại khác cũng là mối ñe dọa rất lớn ñối với những người làm nghề này. Các
ñộng vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của những
người tham gia bới rác. Các bãi rác cũng làm thay ñổi thẩm mỹ theo hướng tiêu
cực, làm ảnh hưởng ñến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó
chịu cho khu vực xung quanh [20].
2.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn
Hệ thống quản lý chất thải rắn là một cơ cấu quản lý chuyên trách về CTR
trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về

môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, ñơn vị sản xuất…). Hệ thống
quản lý CTR (sơ ñồ 3) có vai trò kiểm soát các vấn ñề liên quan ñến CTR bao
gồm: sự phát sinh; thu gom, lưu trữ và phân loại tại nguồn; thu gom tập trung;
trung chuyển và vận chuyển; phân loại, xử lý và chế biến; thải bỏ CTR, một
cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khoẻ cộng ñồng, kinh
tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn ñề môi trường và dựa trên
thái ñộ của cộng ñồng [4].
Sơ ñồ 3: Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR [4].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


Quản lý CTR liên quan ñến các vấn ñề như quản lý hành chính, tài chính,
luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Do vậy, ñể giải quyết các vấn ñề liên quan ñến
CTR, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
quy hoạch vùng, ñịa lý, sức khoẻ cộng ñồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học và
các vấn ñề khác.
Mục ñích của quản lý CTR là: Bảo vệ sức khoẻ cộng ñồng; Bảo vệ
môi trường; Sử dụng tối ña vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; Tái
chế và sử dụng tối ña rác hữu cơ; Giảm thiểu CTR tại các bãi ñổ [4].
* Công tác thu gom, vận chuyển CTR
Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở
Việt Nam có hai phương hướng thu gom chính.
Thu gom rác từ ñường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét ñường.
Các công nhân dùng phương tiện xe ñẩy ñể thu gom rác. Rác ñược mang ñến
một ñiểm tập trung rồi có xe chở rác ñến mang ñến ñiểm xử lý. Hiện nay tại các
thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng ñể thu gom rác theo giờ qui ñịnh.
Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một ñịa ñiểm ñổ rác
hay bể ñựng rác. Các gia ñình hoặc cơ quan mang rác ñến ñổ vào ñiểm tập kết

rồi sau ñó có xe chở rác ñi.
Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty
vệ sinh môi trường ñảm nhận. Công việc này thường ñược thực hiện vào ban ñêm.
Phân bùn từ các bể phốt ñịnh kỳ có các xe hút phân ñến hút chở ñi xử lý [22].
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng
tại nguồn
Trung chuyển và vận
chuyển
Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý và
tái chế
Thải bỏ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

* Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến quá trình thu gom chất thải
rắn: Yếu tố ñịa hình; quy hoạch ñô thị, quy hoạch nông thôn; ñường làng,
ngõ, xóm; thời tiết; lực lượng, kinh phí; phương tiện thu dọn chất thải rắn;
ý thức, thái ñộ công chúng; quy ñịnh, luật lệ về vệ sinh nơi công cộng [5].
Công cụ và phương tiện thu gom và vận chuyển CTR [5]:
- Công cụ thu gom rác bao gồm: Thùng ñựng rác; Chổi quét rác; Xẻng hót rác;
Giày, ủng, găng tay, khẩu trang, kính, mũ, quần áo; Xe ñẩy tay.
- Phương tiện vận chuyển rác: Các phương tiện vận tải như ô tô, công nông,
máy kéo, xe cải tiến, xe ngựa,… chuyên sử dụng ñể chở rác ñến khu vực xử lý, tái
chế, bãi thải. Xe vận chuyển sử dụng nhiều loại khác nhau về trọng tải, kiểu dáng
thiết kế, chủng loại, thiết bị kèm theo ñể thu gom rác từ các ñiểm trung chuyển lên
xe dễ dàng hơn.
2.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Cho mãi tới tận gần ñây, chất thải rắn vẫn ñược ñổ ñống ngoài bãi rác,
chôn, ñốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng ñược sử dụng làm thức ăn
cho ñộng vật. Cộng ñồng vẫn chưa nhận thức ñược mối liên hệ giữa chất thải rắn
với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm ñất, nước và không khí. Mọi người
không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một số loại
véc - tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt rét, tả v.v
Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận tiện
nhất ñã ñược sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng các bãi
rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò ñốt nhỏ. Mãi
sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn ñược
nhiều nơi lựa chọn. Tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang biện pháp xử lý rác chủ
yếu là ñổ ñống vào bãi rác, ñể lộ thiên, chôn lấp và ñốt rác [20].
* Các phương pháp xử lý CTR bao gồm:
1. Công nghệ phân loại rác thải
2. Công nghệ ñốt rác tạo nguồn năng lượng.
3. Công nghệ chế biến phân hữu cơ.
4. Công nghệ chế biến khí biogas.
5. Công nghệ xử lý nước rác.
6. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.
7. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.

×