Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Ngọc Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.87 KB, 83 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

MôC LôC
1.2.4 Cách xác định quỹ tiền lương
1.2.4.1 Xác định quỹ lương kế hoạch
Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức sau: 7
1.4.2 Chế độ tiền lương chức vụ
1.4.2.1 Khái niệm và điều kiện áp dụng
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ chức quản
lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho lao
động quản lý.
- Khác với công nhân, những người lao động trực tiếp, lao động quản lý tuy không trực
tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành
kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lao động quản lý không chỉ thực hiện vấn đề chuyên môn mà còn giải quyết rất nhiều các
quan hệ con người trong quá trình làm việc. Đặc điểm này làm cho việc tính toán xây dựng
thang lương, bảng lương cho lao động quản lý rất phức tạp.
1.4.2.2 Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ
Tiền lương trong chế độ tiền lương chức vụ trả theo thời gian, thưởng trả theo tháng và dựa
vào các bảng lương chức vụ. Việc phân biệt tình trạng trong bảng lương chức vụ, chủ yếu
dựa vào các tiêu chuẩn và yếu tố khác nhau.
Chẳng hạn:
- Tiêu chuẩn chính trị
- Trình độ văn hoá
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với chức vụ đảm nhiệm.
- Trách nhiệm
15
Việc xây dựng chế độ tiền lương chức vụ được thực hiên theo trình tự sau: 16
- Bước 1: Xây dựng chức danh của lao động quản lý
- Bước 2: Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh
- Bước 3: Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay ngạch lương


- Bước 4: Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng lương 16
1.5 Các hình thức trả lương
Trong thực tiễn công tác tổ chức tiền lương tại các doanh nghiệp và thực tiễn quá trình
quan hệ lao động, tồn tại các hình thức trả lương phổ biến sau: 16
- Lương thời gian
- Lương sản phẩm
- Kết hợp trả lương thời gian và lương sản phẩm 16
Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, doanh nghiệp cần lựa
chọn, áp dụng hình thức trả lương nào cho thích hợp, quán triệt được đầy đủ nhất nguyên
tắc phân phối theo lao động và thực sự làm cho tiền lương – tiền công là đòn bẩy kinh tế
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hình 1.1 Các hình thức tiền lương
- Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản xuất, nhưng
hình thức trả lương được lựa chọn phải đảm bảo:
+ Phù hợp với tính chất công việc
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

Khoá luận tốt nghiệp

+ Tác động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả, hiệu quả lao động.
+ Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế.
+ Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian 16
41
2.2.1.2 Nguyên tắc phân phối tiền lương 42
2.2.2.2 Phân bổ quỹ lương của Công ty 43
2.2.3 Hình thức trả lương của Công ty 44
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN 47
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO KHOÁN: CÔNG TY CP ĐTTM & XD NGỌC LINH (Bên A) 47
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (Bên B) 47

PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công ty CP ĐTTM & XD Ngọc Linh:
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại & Xây dựng Ngọc Linh
NSLĐ: Năng suất lao động
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các hình thức tiền lương
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Hình 2.2 Biểu đồ tiền lương lao động trực tiếp các năm 2008 – 2011
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2.2: Tỷ lệ vốn của công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu phòng tài chính – kế toán
Bảng 2.4: Cơ cấu phòng kế hoạch
Bảng 2.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2.6 : Thống kế số lượng lao động của Công ty
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động trong công ty
Bảng 2.8 : Thống kê tiền lương của Công ty giai đoạn 2008 – 2011
Bảng 2.9: Tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương 2008 – 2011
Bảng 2.10: Bảng tính lương khối văn phòng tháng 10/2011
Bảng 2.11: Thống kê số lượng lao động và mức lương ngày
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Nếu một doanh nghiệp không xây dựng và quản lý tốt quỹ tiền lương thì sẽ

làm tăng chi phí sản xuất đầu vào, làm giảm vị thế cạnh tranh của sản phẩm, ảnh
hưởng trực tiếp và lớn lao đến kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong cơ
chế thị trường, mọi yếu tố sản xuất đều trở thành hàng hoá, sức lao động của con
người cũng là một hàng hoá đặc biệt. Do vậy, thông qua việc trả lương doanh
nghiệp sẽ thúc đẩy, nâng cao, động viên tinh thần làm việc, trách nhiệm của người
lao động.
Chính vì tầm quan trọng của tiền lương mà mỗi doanh nghiệp hiện nay cần
phải tổ chức, quản lý tiền lương và lựa chọn áp dụng các hình thức trả lương phù
hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để có
thể thu được hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy mạnh mẽ kích thích đối với người
lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức tiền lương, sau quá
trình học tập tại trường Đại học Công Đoàn và thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Thương mại & Xây dựng Ngọc Linh, em đã chọn đề tài:
“CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG NGỌC LINH”
làm đề tài cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Đề tài có kết cấu 3 phần:
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức tiền lương
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Thương mại & Xây dựng Ngọc Linh
CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền
lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại & Xây dựng Ngọc Linh
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện khoá luận, do khả năng phân tích của
em còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong được các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành bài
và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C


Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Tiền lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa
người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao đồng (bằng
văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị
trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.
- Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách
thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian quy định trong hợp đồng lao động.
1.1.2 Tổ chức tiền lương
Tổ chức tiền lương (còn gọi là tổ chức trả công lao động) là hệ thống các biện
pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ thuộc vào số
lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất
vào kết quả lao động.
Nội dung của tổ chức tiền lương được phân biệt theo hai cấp độ:
- Ở cấp độ vĩ mô, tổ chức tiền lương bao gồm việc thiết lập quan hệ tiền lương và
cơ chế quản lý tiền lương.
- Ở cấp độ vi mô, tổ chức tiền lương được hiểu là hệ thống các biện pháp có liên
quan trực tiếp đến việc hình thành và tạo nguồn để trả lương, phân phối quỹ tiền
lương.
1.1.3 Thu nhập
Khái niệm thu nhập rộng hơn khái niệm tiền lương, cơ cấu của nó bao gồm:
- Tiền lương
- Tiền thưởng
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

1

Khoá luận tốt nghiệp

- Phụ cấp
- Các khoản thu nhập khác của người lao động do tham gia vào kết quả sản xuất
kinh doanh hoặc do đầu tư vốn tạo ra.
1.2 Xây dựng quỹ tiền lương
1.2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doanh
nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương.
Nguồn hình thành quỹ tiền lương (hay tổng quỹ lương) bao gồm:
• Quỹ tiền lương theo theo đơn giá sản phẩm được giao.
Quỹ tiền lương = Tổng doanh thu x ĐG/1000đ DT (1)
Trong đó:
- Quỹ tiền lương: Tổng quỹ tiền lương theo đơn giá sản phẩm được gia theo kế hoạch
- Tổng doanh thu: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (không tính doanh thu luân chuyển nội bộ)
- ĐG/1000đ DT: Đơn giá tiền lương/1000đ doanh thu
• Quỹ tiền lương bổ sung chế độ quy định của nhà nước
• Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác
ngoài đơn giá tiền lương được giao (quỹ tiền lương làm thêm giờ)
• Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
1.2.2 Kết cấu quỹ tiền lương
a. Quỹ lương cơ bản: Quỹ lương cơ bản thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
quỹ lương của doanh nghiệp. Quỹ lương cơ bản có tác dụng đảm bảo cuộc sống
cho người lao động ở mức tối thiểu góp phần tái sản xuất sức lao động của người
lao động.
Cụ thể là:
- Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ số thang bảng lương Nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C


2
Khoá luận tốt nghiệp

b. Quỹ tiền lương biến đổi
Là phần tiền lương tính cho người lao động gắn với kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tại các thời điểm. Quỹ lương biến đổi phụ thuộc chủ yếu vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần quỹ lương này thường
chiếm tỷ trọng ít hơn so với phần quỹ lương cơ bản. Cụ thể là:
- Tiền công nhật cho lao động ngoài biên chế.
- Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong qui định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy
móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi
làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội.
- Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ; theo chế độ Nhà nước.
- Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế.
c. Quỹ phúc lợi
Là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động ngoài phần lương, thưởng, trợ
cấp. Quỹ phúc lợi có tác dụng động viên tinh thần của công nhân làm cho người
lao động gắn bó với doanh nghiệp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
d. Quỹ tiền thưởng: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động
ngoài tiền thưởng, trợ cấp nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động. Cụ thể là:
- Các loại tiền thưởng thường xuyên
- Các phụ cấp theo chế độ qui định và các khoản phụ cấp khác được ghi trong
quỹ lương.
e. Quỹ trợ cấp
Là tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động ngoài tiền lương, thưởng.
Tiền trợ cấp cho người lao động hiện nay gồm: trợ cấp khó khăn, trợ cấp sinh đẻ,
trợ cấp ốm đau .v.v.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C


3
Khoá luận tốt nghiệp

f. Quỹ lương không bao gồm các khoản tiền thưởng không thường xuyên như
thưởng phát minh sáng kiến… các khoản trợ cấp không thường xuyên như trợ
cấp khó khăn đột xuất… công tác phí, học bổng hoặc sinh hoạt phí của học
sinh, sinh viên, bảo hộ lao động.
1.2.3 Các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương tại doanh nghiệp
Theo quy định mới hiện nay, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổng quỹ lương
của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự xây dựng quỹ lương của mình.
1.2.3.1 Phương pháp xác định quỹ lương dựa vào số tiền lương bình quân và
số lao động bình quân kỳ kế hoạch.
Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân cấp bậc chức vụ của kỳ báo cáo
và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương kỳ kế hoạch. Sau đó
dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính ra quỹ lương kỳ kế hoạch:
QTLKH = I
TL1
x T
1
(2)
Trong đó:
QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch (nghìn đồng)
ITL1: Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch.
TL0 : Tiền lương bình quân kỳ báo cáo (nghìn đồng)
TL1 : Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch(nghìn đồng)
T1 : Số lao động bình quân kỳ kế hoạch (ngưòi).
1.2.3.2 Phương pháp xác định quỹ lương dựa vào đơn giá sản phẩm
Phương pháp xây dựng quỹ lương dựa vào đơn giá sản phẩm căn cứ vào số lượng
từng loại sản phẩm để tính tiền lương từng loại đó sau đó cộng toàn bộ tiền lương

của tất cả các loại sản phẩm sẽ có tổng tiền lương .
QTLKH= ∑ ĐGi x SPi (3)
Trong đó:
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

4
Khoá luận tốt nghiệp

QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá (nghìn đồng)
ĐGi :Đơn giá sản phẩm loại i năm kế hoạch (nghìn đồng)
Ưu điểm: Phương pháp này cho ta xác định quỹ lương dựa vào đơn giá, sản lượng
dễ tính, đơn giản. Chỉ cần thống kê sản lượng năm kế hoạch và đơn giá mà doanh
nghiệp xây dựng là có thể xác định được.
Nhược điểm: Chưa tính đến sản phẩm dở dang mà chỉ tính đến sản phẩm đầy đủ.
Do đó, khi số sản phẩm dở dang quá nhiều, số chênh lệch sản phẩm làm dở dang
tăng lên theo kế hoạch, làm cho chi phí lao động cũng tăng lên. Vì vậy quỹ tiền
lương cũng tăng theo.
1.2.3.3 Phương pháp tăng thu từ tổng chi
Thực chất của phương pháp này là lấy tổng thu trừ tổng chi, phần còn lại sẽ được
chia đều làm 2 phần: Quỹ lương và các quỹ khác.
Phương pháp này được dùng phổ biến nhất mà mọi doanh nghiệp có thể làm được:
QTL + K = ( C+V+m ) - (( C1 + C2) + Các khoản nộp) (4)
Trong đó:
QTL + K: Quỹ tiền lương và quỹ khác (nghìn đồng )
C + V + m: Tổng doanh thu của xí nghiệp sau khi bán hàng trên thị trường (nghìn
đồng)
C1: Chi phí khấu hao cơ bản.
C2: Chi phí vật tư, nguyên liệu, năng lượng (nghìn đồng )
1.2.3.4 Phương pháp giao khoán quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Giao khoán quỹ tiền lương thể hiện với một chi phí tiền lương nhất định đòi hỏi

người lao động phải hoàn thành một khối lượng với chất lượng quy định trong
một thời gian nhất định.
Việc giao khoán quỹ lương kích thích người lao động quan tâm đến kết quả sản
phẩm, tiết kiệm lao động sống và tự chủ trong sản xuất:
QTLKH = ĐGTH X SLKH (5)
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

5
Khoá luận tốt nghiệp

Trong đó:
QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch giao cho đơn vị ( nghìn đồng )
SLKH : Sản lượng kế hoạch được giao.
ĐGTH : Đơn giá tổng hợp cuối cùng.
ĐGTH = ĐGi + CFQL + CFPV (6)
Trong đó: ĐGi : Đơn giá bước công việc thứ i.
FPV : Chi phí phục vụ cho một đơn vị sản phẩm.
FQL : Chi phí quản lý tính cho một đơn vị sản phẩm.
Sau đó, quỹ lương được giao cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành chia
lương cho người lao động.
1.2.3.5 Phương pháp phân bố quỹ lương
Quy trình phân bố:
- Trước hết tính tiền lương bình quân cho từng người trong doanh nghiệp.
- Chia tổng lương làm 2 bộ phận: tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp và tiền
lương của bộ phận lao động gián tiếp.
- Chia lương trong khu vực trực tiếp và gián tiếp (tính theo đồng/tháng/người ),
xác định mức tiền lương bình quân từng người ở từng khu vực.
- Cuối cùng là so sánh thu nhập tiền lương giữa lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp, kỳ trước và kỳ sau, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân kỳ sau cao
hơn kỳ trước. Tốc độ tăng năng suất lao động phải đảm bảo cao hơn tốc độ tăng

tiền lương bình quân.
1.2.3.6 Phương pháp chia cho cán bộ công nhân viên
• Đối với lao động gián tiếp:
Lâu nay các doanh nghiệp vẫn áp dụng trả lương theo bảng lương quy định thống
nhất của Nhà nước, tuy giữa các doanh nghiệp có nhiều phương pháp chia lương
khác nhau, song nhìn chung ở nhiều doanh nghiệp về thực chất lương của cán bộ
gián tiếp vẫn thấp. Để khắc phục bộ máy cồng kềnh làm việc kém hiệu quả làm
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

6
Khoá luận tốt nghiệp

cho tiền lương của bộ phận quản lý giảm và không đảm bảo sử dụng lao động có
hiệu quả, người ta áp dụng phương pháp giao khoán quỹ lương cho bộ phận lao
động quản lý theo một đơn giao khoán. Với phương pháp này đã kích thích các
phòng ban giảm bớt số người làm việc và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
hiện có.
• Đối với lao động trực tiếp: có 2 hình thức trả lương hay được áp dụng là:
+Trả lương theo thời gian: Tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào
thời gian thực tế làm việc của người lao động và mức tiền lương cho một đơn vị
thời gian.
+Trả lương theo sản phẩm: tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào
đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Ưu điểm: Kích thích người lao động làm việc, thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến
công nghệ, tổ chức lao động, tổ chức quản lý.
Nhược điểm: Khó xác định đơn giá một cách chính xác, việc tính toán phức tạp.
1.2.4 Cách xác định quỹ tiền lương
1.2.4.1 Xác định quỹ lương kế hoạch
Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức sau:
∑V

KH
= [L
đb
x TL
min DN
x (H
cb
+ H
pc
) + V
vc
] x 12 tháng (7)
Trong đó:

V
KH
Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
L
đb
Lao động định biên: được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp
của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi.
TL
min DN
Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp, do doanh nghiệp lựa
chọn trong khung quy định
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

7
Khoá luận tốt nghiệp


H
cb
Hệ số cấp bậc công việc bình quân: được xác định căn cứ vào tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật, chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động.
H
cp
Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền
lương.
V
vc
Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định
mức lao động tổng hợp.
1.2.4.2 Xác định quỹ lương thực hiện
Quỹ lương thực hiện được xác định theo công thức:
∑V
BC
= (V
DG
x C
SXKD
)

+ V
pc
+ V
BS
+ V
TG
(8)

Trong đó:

V
BC
Tổng quỹ tiền lương năm thực hiện
V
DG
Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao
C
SXKD
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hóa thực hiện
hoặc doanh thu
V
pc
Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không tính trong đơn
giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng với từng chế
độ.
V
BS
Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp được giao đơn giá
tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ này gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép
hàng năm, nghỉ việc riêng, ngày lễ lớn, tết
V
TG
Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số thực tế làm thêm nhưng
không vượt quá quy định của Bộ luật lao động.
1.2.5 Xây dựng đơn giá tiền lương
 Việc xác định đơn giá tiền lương được tiến hành theo các bước:
+ Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanh nghiệp có
thể chọn chỉ tiêu tổng sản phẩm, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận

PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

8
Khoá luận tốt nghiệp

+ Xác định tổng quỹ lương kế hoạch.
+ Xây dựng đơn giá (lựa chọn phương pháp)
 Các phương pháp xây dựng đơn giá: (4 phương pháp):
+ Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm
V
đg
= V
giờ
x T
sp
(9)
Trong đó:
V
giờ
Tiền lương giờ
T
sp
Mức lao động của đơn vị sản phẩm.
+ Đơn giá trên doanh thu là cứ tạo ra 1000 đồng doanh thu thì được bao nhiêu
đồng tiền lương.
+ Đơn giá tính trên tổng thu trừ tổng chi đơn vị tính đồng/1000 đồng tổng
doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương.
+ Đơn giá tính trên lợi nhuận đơn vị tính đồng/1000 đồng lợi nhuận.
1.3 Các nguyên tắc và yêu cầu phân phối tiền lương
1.3.1 Nguyên tắc 1: Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau

- Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc
này dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương.
- Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ … nhưng có
mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương ngang nhau.
- Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được tính công bằng và bình
đẳng trong trả lương. Do đó, có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động.
1.3.2 Nguyên tắc 2: Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải
nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương trung bình trong toàn doanh nghiệp và trong kỳ
kế hoạch.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

9
Khoá luận tốt nghiệp

- Tiền lương bình quân tăng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản do trình độ
tổ chức và quản lý sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.
- Năng suất lao động tăng ngoài những yếu tố gắn liền với việc nâng cao kỹ năng
làm việc và trình độ tổ chức quản lý lao động như trên thì còn do các nguyên nhân
khác tạo ra như: đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật
trong lao động khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên …
Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có điều kiện khách quan để lớn
hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Trong từng doanh nghiệp, tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh
doanh; tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm.
Một doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng
như chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm đi, tức là mức giảm chi phí do tăng
năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân.
Vì vậy, đây là nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lương. Có như vậy mới tạo
cơ sở giảm giá thành, hạ giá cả, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng; từ đó nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người

lao động và phát triển kinh tế.
1.3.3 Nguyên tắc 3: Bảo đảm thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành
nghề khác nhau trong nền kinh tế.
- Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân có tính chất phức tạp về kỹ thuật
khác nhau. Do đó đối với những người lao động lành nghề làm việc trong các
ngành có yêu cầu kỹ thuật phức tạp phải trả lương cao hơn những những người lao
động làm việc trong những ngành không có yêu cầu kỹ thuật cao.
- Tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động, ảnh hưởng đến hao
phí sức lao động, khác nhau cần có sự chênh lệch khác nhau. Công nhân làm việc
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

10
Khoá luận tốt nghiệp

trong điều kiện nặng nhọc có hại đến sự khỏe phải được trả lương cao hơn những
người làm việc trong điều kiện bình thường.
- Đối với những cơ sở sản xuất ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện khí hậu,
giá cả sinh hoạt đắt đỏ, đời sống khó khăn nhân lực thiếu cần phải được đãi ngộ
tiền lương cao hơn hoặc thêm những khoản phụ cấp thì mới thu hút được công
nhân đến làm việc.
- Các ngành được coi là trọng điểm, có tác dụng lớn đến sự phát triển chung của
toàn bộ nền kinh tế cần được ưu tiên phát triển. Trong đó, dùng tiền lương để thu
hút và khuyến khích người lao động với những ngành như vậy là một biện pháp
đòn bẩy về kinh tế và cần được thực hiện tốt.
1.3.4 Yêu cầu tổ chức tiền lương
 Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của
con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái tinh thần, tâm lý, nhận thức kỹ năng
lao động và phương pháp lao động. Sức lao động là một trong 3 yếu tố của quá

trình sản xuất, nó là yếu tố quan trọng nhất và theo quan điểm hiện nay, tiền lương
là giá cả sức lao động do đó nó phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
 Đối với việc trả lương, doanh nghiệp phải tuân thủ theo các điều kiện sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước qui định cho từng vùng, ngành.
- Người lao động làm đêm, làm thêm giờ phải cho nghỉ, trả lương thêm theo quy
định.
- Doanh nghiệp trả lương và các khoản phụ cấp trực tiếp cho từng người lao động
trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc và bằng tiền mặt.
- Khi Doanh nghiệp bố trí lao động tạm thời chuyến sang làm một công việc khác
thì tiền lương không được thấp hơn mức lương của công việc trước.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

11
Khoá luận tốt nghiệp

- Khi Doanh nghiệp phá sản, tiền lương ưu tiên thanh toán cho người lao động
trước.
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu.
1.4 Các chế độ tiền lương
1.4.1 Chế độ tiền lương cấp bậc
1.4.1.1 Khái niệm
Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm toàn bộ những quy định về tiền lương của Nhà
nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công cho người lao
động trực tiếp. Căn cứ vào chất lượng và điều kiện công việc khi họ hoàn thành
một công việc nhất định.
Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng thì phải căn cứ vào cả hai mặt: số
lượng và chất lượng của lao động.
• Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm
trong một khoảng thời gian theo lịch nào đó.

• Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân.
Chất lượng lao động được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các
doanh nghiệp xây dựng, phù hợp với điều kiện tổ chức, kỹ thuật, quản lý và
điều kiện lao động của từng ngành nghề. Chất lượng lao động càng cao thì
năng suất lao động và hiệu quả làm việc càng cao.
1.4.1.2 Đối tượng áp dụng
Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân, những người lao động trực tiếp
và trả lương theo kết quả lao động của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng.
- Đối với công nhân làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng các
quy định Nhà nước về thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật các
mức lương.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

12
Khoá luận tốt nghiệp

- Đối với công nhân làm việc tại các đơn vị kinh tế thuộc các khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh thì tự xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc, phù hợp, áp dụng
cho doanh nghiệp mình.
1.4.1.3 Nội dung chế độ tiền lương cấp bậc
 Thang lương trong chế độ tiền lương cấp bậc
a. Khái niệm.
- Thang lương là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của
các loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một bảng quy định một số bậc lương, các
mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn nghề
nghiệp của công nhân.
- Một thang lương bao gồm một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương
đó. Số bậc và các hệ số của các thang lương khác nhau thì khác nhau.
- Thang lương được thiết kế với nhiều bậc lương phân biệt theo trình độ chuyên
môn khác nhau để áp dụng đối với công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất - kinh

doanh, gằn với tiêu chuẩn kỹ thuật nghề rõ ràng. Các bậc trong thang lương thể
hiện kỹ thuật bậc nghề của công nhân. Việc nâng bậc lương từ thấp lên cao phải
gắn với kết quả mới đảm bảo đạt hiệu quả và đúng theo luật định.
- Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ
thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7…)
- Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó (lao động có trình
độ tay nghề cao), được trả lương cao hơn công nhân bậc 1 (bậc có trình độ lành
nghề thấp nhất - hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần.
- Bộ số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương. Đó là sự
gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc thấp nhất
hoặc so với mức lương tối thiểu. Sự tăng lên của hệ số lương giữa các bậc lương
được xem xét ở hệ số tăng tuyệt đối và hệ số tăng tương đối.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

13
Khoá luận tốt nghiệp

b. Trình tự xây dựng một thang lương
- Xây dựng chức danh nghề của các nhóm công nhân
- Xác định số bậc của thang lương
- Xác định hệ số lương của các bậc
 Mức tiền lương
- Mức tiền lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian
(giờ, ngày hay tháng) phù hợp các bậc trong thang lương.
- Thời gian dùng làm đơn vị tính khi trả lương. Ở một số nước có nền kinh tế phát
triển, người ta có thể trả lương theo giờ (giờ công). Ở Việt Nam, đơn vị tính phổ
biến là tháng.
- Tiền lương tối thiểu được nhà nước quy định theo từng thời kỳ trên cơ sở về
trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu của tái sản xuất sức
lao động xã hội.

 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công
việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự
hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc
nhất định trong thực hành.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao động và
trả lương. Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, mà người lao động có thể được bố trí
làm việc theo đúng yêu cầu công việc, phù hợp với khả năng lao động. Qua đó mà
có thể thực hiện trả lương theo đúng chất lượng của người lao động khi họ làm
việc trong cùng một nghề hay giữa các nghề khác nhau.
 Có hai loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:
* Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chung, thống nhất của các nghề chung: đó là
các nghề có trong nhiều ngành kinh tế kỹ thuật trong nền kinh tế. Chẳng hạn công
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

14
Khoá luận tốt nghiệp

nhân cơ khí, dù họ làm việc ở các ngành khác nhau, nhưng cùng nằm trong bảng
tiêu chuẩn kỹ thuật của công nhân cơ khí nói chung.
* Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật theo ngành: Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật riêng,
áp dụng trong một ngành, nghề mang tính đặc thù mà không thể áp dụng được cho
ngành khác. Ví dụ: công nhân tàu biển.
1.4.2 Chế độ tiền lương chức vụ
1.4.2.1 Khái niệm và điều kiện áp dụng
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các
tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp
áp dụng để trả lương cho lao động quản lý.
- Khác với công nhân, những người lao động trực tiếp, lao động quản lý tuy
không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng lập kế

hoạch, tổ chức, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Lao động quản lý không chỉ thực hiện vấn đề chuyên môn mà còn giải
quyết rất nhiều các quan hệ con người trong quá trình làm việc. Đặc điểm
này làm cho việc tính toán xây dựng thang lương, bảng lương cho lao động
quản lý rất phức tạp.
1.4.2.2 Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ
Tiền lương trong chế độ tiền lương chức vụ trả theo thời gian, thưởng trả
theo tháng và dựa vào các bảng lương chức vụ. Việc phân biệt tình trạng
trong bảng lương chức vụ, chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn và yếu tố khác
nhau.
Chẳng hạn:
- Tiêu chuẩn chính trị
- Trình độ văn hoá
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

15
Khoá luận tốt nghiệp

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với chức vụ đảm
nhiệm.
- Trách nhiệm
Việc xây dựng chế độ tiền lương chức vụ được thực hiên theo trình tự sau:
- Bước 1: Xây dựng chức danh của lao động quản lý
- Bước 2: Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh
- Bước 3: Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay ngạch lương
- Bước 4: Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng
lương
1.5 Các hình thức trả lương
Trong thực tiễn công tác tổ chức tiền lương tại các doanh nghiệp và thực

tiễn quá trình quan hệ lao động, tồn tại các hình thức trả lương phổ biến
sau:
- Lương thời gian
- Lương sản phẩm
- Kết hợp trả lương thời gian và lương sản phẩm
Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, doanh
nghiệp cần lựa chọn, áp dụng hình thức trả lương nào cho thích hợp, quán
triệt được đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động và thực sự làm
cho tiền lương – tiền công là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

16
Khoá luận tốt nghiệp

Hình 1.1 Các hình thức tiền lương
- Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản
xuất, nhưng hình thức trả lương được lựa chọn phải đảm bảo:
+ Phù hợp với tính chất công việc
+ Tác động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả, hiệu quả lao
động.
+ Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế.
+ Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với người làm công tác
quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở những bộ phận lao động
bằng máy móc thiết bị là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định
mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất của sản phẩm sẽ không đảm
bảo được chất lượng của sản phẩm, sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực.
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C


HÌNH THỨC
TIỀN LƯƠNG
Lương thời gian
bao gồm:
- Lương thời gian
giản đơn
- Lương thời gian
có thưởng
Lương sản phẩm
bao gồm:
- Lương sp cá nhân
trực tiếp
- Lương sp cá nhân
gián tiếp
- Lương sp tập thể
- Lương sp luỹ tiến
- Lương sp có
thưởng
- Lương khoán
Kết hợp trả lương thời
gian và lương sp
bao gồm:
- Phần lương trả theo
thời gian
- Phần lương trả theo
sp, doanh thu
17
Khoỏ lun tt nghip

Hỡnh thc tr lng theo thi gian thc hin theo 2 hỡnh thc:

1.5.1.1 Hỡnh thc trả lơng theo thời gian giản đơn
Ch tr lng theo thi gian gin n l ch tr lng m tin lng
nhn c ca mi cụng nhõn do mc lng cao hay thp v thi gian thc t lm
vic nhiu hay ớt quyt nh. Ch tr lng ny ỏp dng nhng ni khú xỏc
nh mc lao ng chớnh xỏc, khú ỏnh giỏ cụng vic chớnh xỏc.
Công thức tính nh sau:
L
TT
= L
CB
x T (10)
Trong ú:
L
TT
Lng thc t ngi lao ng nhn c.
L
CB
Lng cp bc tớnh theo thi gian
T Thi gian lao ng thc t
Cú 3 loi lng theo thi gian gin n l:
- Lng gi: Tớnh theo mc lng cp bc gi v s gi lm vic.
- Lng ngy: Tớnh theo mc lng cp bc ngy v s ngy lm vic thc t.
- Lng thỏng: tớnh theo mc lng cp bc thỏng.
Ch tin lng ny cú nhiu hn ch vỡ tin lng khụng gn vi kt qu
lao ng, nú mang tớnh cht bỡnh quõn, khụng khuyn khớch s dng hp lý thi
gian lm vic, tit kim nguyờn vt liu, tp trung cụng sut ca mỏy múc thit b
tng nng sut lao ng.
1.5.1.2 Hỡnh thc tr lng theo thi gian cú thng
Ch tr lng ny l s kt hp gia ch tr lng theo thi gian v
tin thng khi t c nhng ch tiờu v s lng v cht lng ó quy nh.

Ch tr lng ny thng c ỏp dng i vi cụng nhõn lm cụng vic phc
v nh cụng nhõn sa cha, iu chnh thit b Ngoi ra, cũn ỏp dng i vi
nhng cụng nhõn chớnh lm vic nhng khõu sn xut cú trỡnh c khớ húa, t
ng húa cao hoc nhng cụng vic tuyt i phi m bo cht lng.
PHM THU HNG - QTKD17C

18
Khoá luận tốt nghiệp

Tiền lương của công nhân được tính bằng cách lấy lương theo thời gian đơn giản
(mức lương cấp bậc) nhân với thời gian làm việc thực tế sau đó cộng với tiền
thưởng.
1.5.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
1.5.2.1 Khái niệm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp
vào số lượng và chất lượng của sản phẩm (dịch vụ) mà họ hoàn thành. So với hình
thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm ngày càng
chiếm được ưu thế và sử dụng rộng rãi với nhiều chế độ linh hoạt bởi vì nó mang
lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức trả lương được
áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo
sản phẩm.
1.5.2.2 Nguyên tắc áp dụng
Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó, các
doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:
+ Phải xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học.
+ Đảm bảo phục vụ tốt nơi làm việc.
+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động.
Tiền lương trả theo sản phẩm là một hình thức cơ bản đang được áp dụng
trong các khu vực sản xuất vật chất hiện nay. Việc tính lương cho người lao động
được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm.

L
SP
= ĐG x M
H
(11)
Trong đó:
L
SP
Lương trả theo sản phẩm
ĐG Đơn giá sản phẩm
M
H
Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

19
Khoá luận tốt nghiệp

1.5.2.3 Các Hình thức trả lương của hình thức trả lương theo sản phẩm
a. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương này được áp dụng khi người lao động làm việc mang tính chất
tương đối độc lập, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ
thể.
Tiền công của người lao động được tính theo công thức:
ĐG = L x T (12)
Trong đó:
ĐG Đơn giá sản phẩm
L Lương theo cấp bậc công việc
Q Mức sản lượng
T Mức thời gian

Ưu điểm
- Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ.
- Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng
tiền lương một cách trực tiếp.
- Thể hiện được rõ mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động.
Nhược điểm:
- Công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng của sản phẩm.
- Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt, người lao động sẽ ít quan tâm đến
tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân
cùng thực hiện, mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
• Đơn giá tiền lương tính theo công thức sau:
ĐG = ∑ L x T (13)
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

20
Khoá luận tốt nghiệp

Trong đó:
ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể

L Tổng số tiền lương tính theo cấp bậc công việc
Q Mức sản lượng
T Mức thời gian
• Tổng số tiền lương của cả tổ, đội là
L
tt
= ĐG x Q
tt

(14)
Trong đó:
L
tt
Tiền lương sản phẩm tập thể của cả tổ, nhóm
ĐG Đơn giá một đơn vị sản phẩm tính theo tập thể
Q
tt
Số sản phẩm của cả tổ, nhóm trong tháng.
• Tính lương cho từng người lao động
 Phương pháp dùng hệ số lương (h
i
)
+ Bước 1: Xác định hệ số điều chỉnh
H
đc
=
0
1
L
L
(15)
Trong đó:
H
đc
: Hệ số điều chỉnh
L
1
: Tiền lương thực tế của cả tổ nhận được
L

0
: Tiền lương cấp bậc của tổ
+ Bước 2: Tính tiền lương cho từng công nhân
L
i
= L
1
x H
đc
(16)
Trong đó:
L
i
: Lương thực tế công nhân thứ i nhận được
L
1
: Tiền lương cấp bậc của công nhân i
PHẠM THU HẰNG - QTKD17C

21

×