Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.5 KB, 66 trang )

Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
MỤC LỤC
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
1
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty ............................................................8
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua các năm ........................................13
Biểu đồ 1: Số lượng nhân viên của công ty qua các năm ...................................14
Bảng 2: Danh sách cơ sở vật chất có giá trị lớn trong công ty ...........................15
Bảng 3: Danh sách khách hàng của công ty tính đến hết năm 2007 ..................17
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây ........................................................................................................18
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty qua những
năm gần đây ........................................................................................................19
Bảng 5: Kế hoạch tuyển dụng nhân viên bảo vệ trong năm 2006, 2007 ............22
Sơ đồ 2: Quy trình tuyển dụng nhân viên bảo vệ ...............................................28
Bảng 6: Số lượng tuyển dụng nhân viên văn phòng của công ty
qua các năm ........................................................................................................29
Biểu đồ 3: Số lượng nhân viên bảo vệ kế hoạch và thực tế qua các thời kỳ ......29
Bảng 7: Thống kê điểm của học viên tháng 3/2008............................................31
Bảng 8: Báo cáo kinh phí đào tạo tháng 3/2008 .................................................32
Bảng 9: Cơ cấu lao động theo giới tính trong công ty tính đến tháng 3/2008 ....35
Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo trình độ của nhân viên bảo vệ qua các năm ...36
Bảng 10: Cơ cấu lao động theo trình độ của nhân viên bảo vệ qua các năm .....36
Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của bộ phận văn phòng năm 2007 ....37
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các bộ phận tính đến
tháng 3/2008 .......................................................................................................39
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty ...........................................46
Bảng 13: Hệ số mức lương đối với ban quản lý .................................................48
Bảng 14: Hệ số lương của nhân viên bảo vệ và lái xe ........................................49


Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
2
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong những năm vừa qua đang phát triển với tốc độ nhanh, cơ
chế thị trường đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hiệu
quả đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam một khuôn mặt thực sự đổi mới. Trong
số đó, dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt liên quan đến trật
tự, an ninh của xã hội. Với cơ chế thị trường hiện nay, dịch vụ bảo vệ đã dần trở
thành một ngành nghề không thể thiếu, đóng góp một phần vào thành công của
các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo vệ Việt Á là một
doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực đào tạo, cung cấp
dịch vụ bảo vệ - vệ sỹ. Cùng với quá trình tiến hành các hoạt động kinh, tái cơ
cấu lại bộ máy quản lý, công ty ngày càng được mở rộng, uy tín ngày càng tăng,
khẳng định được tên tuổi của mình.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã học hỏi và nắm bắt được nhiều
về công tác quản trị nhân sự trong công ty. Vì thế em đã chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương
Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á”
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về công ty
Phần II: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty
Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị
nhân sự tại công ty
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có được
hướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực tế vấn đề nghiên cứu. Em xin chân
thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thảo đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
thực tập của mình.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A

3
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT Á
I. Những thông tin chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ BẢO VỆ VIỆT Á
Tên tiếng Anh: VIET A INTESTMENTTRADING AND SECURITY
SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIET A SECURITY., JSC
Trụ sở chính: Số 54/115 - Đường Hồng Hà - Phường Phúc Xá - Quận Ba
Đình – Hà Nội
Điện thoại: 04.7172493 Fax: 04.7172494
E-mail:
Mã số thuế: 0102592115
II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á được
thành lập dựa trên nền tảng kinh nghiệm tổ chức, quản lý điểu hành dịch vụ cung
cấp bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp của cán bộ, sỹ quan có nhiều năm làm việc
trong Tổng Cục Hậu Cần, Tổng cục Cảnh Sát trực thuộc Bộ Công An. Sau nhiều
năm hoạt động trong lĩnh vực này, Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc điều hành,
Ban cố vấn Công ty đã đúc rút xây dựng lên đề án thành lập Công ty Cổ phẩn
Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo vệ Việt Á với tiêu chí quản lý chất lượng
dịch vụ tốt nhất, tin cậy nhất cho lĩnh vực cung cấp bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp
tại Việt Nam. Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
số 0103015042 cấp ngày 14 tháng 1 năm 2003 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
thành phố Hà Nội cấp với tên ban đầu là “Công ty Dịch vụ Bảo vệ Việt Á” do
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
4

Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
ông Nguyễn Mạnh Tuệ làm Tổng Giám Đốc. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
của công ty là:
o Đào tạo nhân viên bảo vệ, tư vấn, huấn luyện và dạy nghề bảo vệ;
o Dịch vụ bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá, cơ sở vật chất, các cơ quan, tổ
chức cá nhân và gia đình;
o Sản xuất, lắp ráp, gia công, tân trang và buôn bán thiết bị phòng cháy chữa
cháy, thiết bị bảo vệ như: camera quan sát, thiết bị báo động, hàng rào điện tử và
các thiết bị bảo vệ khác;
o Dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, các cơ quan, tổ
chức trong nước;
2. Quá trình phát triển
Năm 2003:
Ngày 14 - 01 Công ty Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á chính thức cung cấp dịch vụ
bảo vệ chuyên nghiệp ra thị trường.
Tháng 12: Bảo vệ thành công giải Seagame 22, Paragames 2 tại Sân vận
động Quốc Gia Mỹ Đình và thủ đô Hà Nội.
Năm 2004:
Chi nhánh Tuyên Quang – Công ty Dịch vụ Bảo vệ Việt Á chính thức ra đời
và đi vào hoạt động với nhiệm vụ trọng trách là đào tạo, tuyển dụng lực lượng
bảo vệ.
Năm 2005:
Bước đầu nghiên cứu và hợp tác về lĩnh vực dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam
và Châu Ấu
Năm 2006:
Khởi đầu xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nâng vốn điều lệ của công ty lên
thành 16.000.000.000 VNĐ
Năm 2007:
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
5

Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Công ty tiến hành cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đổi tên thành “Công ty Cổ
phần Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo vệ Việt Á”, bảo vệ thành công giải
Asian Cup 2007.
III. Cơ cấu tổ chức của công ty
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty
(Ở trang bên)
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
6
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
7
P.GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH
ĐÀO TẠO
PHÒNG HÀNH CHÍNH –
NHÂN SỰ
BAN
PHÁP
CHẾ
BAN
NHÂN SỰ
TIỀN
LƯƠNG
BAN TÀI
CHÍNH
KẾ TOÀN
PHÒNG NGHIỆP VỤ –

ĐÀO TẠO
BAN
QUẢN LÝ
MỤC
TIÊU
BAN
ỨNG
DỤNG
CÔNG
NGHỆ
BAN
ĐẦO TẠO
TẬP
HUẤN
PHÒNG KINH DOANH
BAN PHÁT
TRIỂN THỊ
TRƯỜNG
BAN CHĂM
SÓC KHÁCH
HÀNG
ĐỘI BẢO VỆ
MỤC TIÊU
ĐỘI BẢO VỆ
MỤC TIÊU
ĐỘI BẢO VỆ
MỤC TIÊU
ĐỘI BẢO VỆ
MỤC TIÊU
ĐỘI BẢO VỆ

MỤC TIÊU
P.GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH
KINH DOANH
P.GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
ĐỘI BẢO VỆ
MỤC TIÊU
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trong hệ thống tổ chức của công ty
a. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của công ty và có toàn quyền quyết định cao nhất, bao
gồm các sáng lập viên của công ty, được biểu quyết tương đương với số vốn
đóng góp. Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch
HĐQT có thể kiêm giám đốc công ty, cũng có thể HĐQT cử một thành viên
trong HĐQT hoặc thuê người khác làm Giám đốc Công ty
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT:
- Thông qua Điều lệ của Công ty
- Sửa đổi Điều lệ của Công ty, quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển
trung hạn và kế hoạch kinh doanh của công ty;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định.
b. Ban giám đốc
Tổng Giám Đốc: Đứng đầu và trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động hàng
ngày của công ty, có nghĩa vụ đề cao và thực thi có hiệu quả phương án kinh
doanh do HĐQT của công ty đề ra, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Sử dụng đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công
ty. Có quyền hành động nhân danh công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT và

pháp luật Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới trách nhiệm với người cùng quản
lý trước HĐQT về những thiệt hại do quyết định của mình.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, các dự án kế
hoạch kinh doanh, phương án đầu tư,… của công ty.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
8
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
- Quyết định về tổ chức cán bộ, sắp xếp nhân sự, quy định chức năng,
nhiệm vụ bộ máy tổ chức của công ty, điều hành hoạt động tài chính kế toán,
kinh doanh, thị trường của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
(trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức).
- Tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với người lao động. Quyết định
lương và các phụ cấp đối với người lao động và người quản lý thuộc quyền của
Giám đốc điều hành trên cơ sở quy định của HĐQT.
- Xây dựng lề lối, tác phong làm việc cho mọi cán bộ, nhân viên trong
công ty.
Phó Giám Đốc phụ trách hành chính nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho
giám đốc và công tác hành chính nhân sự, làm các công việc do giám đốc uỷ
quyền; trực tiếp chỉ đạo công tác hành chính – nhân sự và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, quản trị hành chính, lễ tân, đối ngoại, hậu
cần, tài chính kế toán, chế độ chính sách, lao động tiền lương và công tác tổng
hợp, phân tích tài chính, hiệu quả kinh doanh và tình hình kết quả công tác được
phân công cho giám đốc công ty.
Phó Giám Đốc phụ trách đào tạo: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về
nghiệp vụ bảo vệ - đào tạo; làm các công việc do giám đốc uỷ quyền; trực tiếp
chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nghiệp vụ bảo vệ; bồi
dưỡng tập huấn, bố trí lực lượng nhân viên bảo vệ đảm bảo thực hiện các hợp
đồng đã ký kết với khách hàng; thường xuyên và định kỳ báo cáo với giám đốc

về tình hình, kết quả công tác thuộc phạm vi mình phụ trách.
Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh: Tham mưu giúp việc cho giám đốc
về hoạt động kinh doanh và làm các công việc do giám đốc uỷ quyền; trực tiếp
chỉ đạo và chịu trách nhiệm xây dựng đề án, dự án, kế hoạch marketing phát
triển kinh doanh theo đúng chức năng, ngành nghề của công ty; nghiên cứu thị
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
9
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
trường và nhu cầu phát triển, đề xuất chiến lược kinh doanh; xây dựng quan hệ
đối tác, soạn thảo các hợp đồng kinh doanh, lập báo cáo tổng hợp, phân tích tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự là phòng chức năng của công ty được coi như là
bộ phận văn phòng nên có những chức năng sau:
- Chức năng tổng hợp tham mưu: là nơi thu thập, xử lý thông tin giúp lãnh
đạo công ty điều hành, tổng hợp mọi hoạt động của các phòng, ban cũng như
hoạt động kinh doanh của công ty; phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các
phòng chức năng và cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo
mọi thông tin thông suốt trong nội bộ công ty và giữa công ty với bên ngoài.
- Chức năng quản lý nhân sự: Quản lý toàn bộ cán bộ nhân viên khối văn
phòng và lực lượng bảo vệ thuộc sự quản lý của công ty; đảm bảo các chế độ,
chính sách cho cán bộ nhân viên công ty theo quy định của Luật lao động; các
vấn đề tuyển dụng và sa thải nhân sự của công ty.
- Chức năng hậu cận: Tổ chức đối nội, đối ngoại đảm bảo hài hoà các mối
quan hệ trong và ngoài công ty, lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng,
đảm bảo các hoạt động, sinh hoạt đoàn thể cho cán bộ nhân viên công ty.
d. Phòng Nghiệp vụ đào tạo
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về nghiệp vụ bảo vệ và công tác
đào tạo của công ty:
- Chỉ đạo trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng bảo vệ của công ty.

- Tham mưu cho giám đốc và trực tiếp xây dựng kế hoạch tuyển sinh,
tuyển dụng theo định kỳ và chỉ tiêu được ban giám đốc phê duyệt.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác tuyển sinh, tuyển dụng. Tổ
chức các khoá đào tạo theo kế hoạch đề ra, đảm bảo đạt yêu cầu về số lượng và
chất lượng.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
10
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
- Phát triển và quản lý mạng lưới cộng tác viên, đầu mối tuyển sinh.
- Chủ trì và chịu trách nhiệm xây dựng, chỉnh lý hệ thống giáo trình.
e. Phòng kinh doanh
Tham mưu giúp việc cho Phó Giám Đốc công ty khai thác và phát triển thị
trường sản xuất kinh doanh:
- Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty, xây dựng
phương án, định hướng phát triển thị trường ngắn hạn, dài hạn trình Ban giám
đốc phê duyệt; giám sát đôn đốc và phối kết hợp để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Thiết lập và duy trì các kênh marketing dịch vụ, marketing sản phẩm; tạo
các kênh thông tin hai chiều nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ, chất lượng sản
phẩm cung cấp cho khách hàng và thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Thương thảo với khách hàng về giá trị hợp đồng, tổ chức khai thác hợp
đồng.d
- Quản lý theo dõi các hợp đồng đã ký kết.
- Phối hợp với Phòng nghiệp vụ bảo vệ khảo sát, lập hợp đồng bảo vệ và
triển khai phương án.
- Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất và trình Ban Giám Đốc việc mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm mở rộng lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ và các dự án sản xuất khả thi.
IV. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1999, hiện nay có hàng trăm doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên cả nước. Đây là một ngành kinh doanh
dịch vụ khá đặc biệt và “nhạy cảm”. Đối tượng quản lý kinh doanh ở đây là các
nhân viên bảo vệ làm việc tại các vị trí được phân công trước tức là quản lý con
người. Hoạt động kinh doanh này được công an cấp giấy phép đảm bảo đủ điều
kiện an ninh trật tự. Trong tương lai ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ này sẽ mở
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
11
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
rộng đối tượng khách hàng, không chỉ chú trọng tới việc bảo vệ nhà hàng, khách
sạn như hiện nay mà có thể cả bảo vệ con người, sự kiện,….
2. Đặc điểm về nhân sự
Công ty đi vào hoạt động được 5 năm, lúc đầu xuất hiện trên thị trường với
việc quản lý gần 100 nhân viên, tính đến cuối năm 2007 con số này gần 300
nhân viên bảo vệ là sự phát triển đáng kể về quy mô của công ty. Nhân sự của
công ty có sự thay đổi đáng kể qua các năm, số nhân viên bảo vệ còn lại hiện nay
gắn bó với công ty từ lúc bắt đầu thành lập là những thành viên giữ chức vụ chủ
chốt trong công ty (thanh tra cơ động, đội trưởng, tổ trưởng) về nghiệp vụ bảo
vệ.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua các năm
(Đơn vị: Người)
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số lao động 123 183 242 265 341
Số bỏ việc 25 20 37 40 56
Số còn lại 98 163 205 225 285
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Qua biểu đồ ta thấy số lượng nhân viên của công ty tính đến thời điểm hiện
nay đã tăng gần gấp 3 qua 5 năm hoạt động. Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn
trong công tác quản lý nhân sự của các cấp trong công ty Việt Á. Nhân viên bảo

vệ trong công ty hầu hết do tự công ty tuyển dụng và đào tạo, mỗi năm có đào
tạo thêm từ 50 – 70 học viên có trình độ nghiệp vụ tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ
của công ty bất cứ lúc nào. Trong thời gian tới, công ty vẫn có kế hoạch mở rộng
quy mô, số lượng nhân viên hơn nữa.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
12
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Biểu đồ 1: Số lượng nhân viên của công ty qua các năm

Mặt khác, số lượng nhân viên bỏ việc của công ty còn khá lớn, tập trung chủ
yếu vào các nhân viên bảo vệ đang trong thời gian thử việc. Những nhân viên
này đa phần không thích nghi được với điều kiện làm việc của một ngành nghề
đặc trưng, làm theo ca (sáng, chiều, đêm), nhiều khi phải làm trong những môi
trường khác nhau như công trường xây dựng, tòa nhà cao tầng, ngân hàng,....
Mỗi lần đổi vị trí bảo vệ, nhân viên sẽ lại phải thích nghi với cuộc sống sinh hoạt
nơi đó, đây là điều không phải nhân viên nào cũng làm được.
3. Đặc điểm về cơ sở vật chất
a. Số lượng, chủng loại và tình hình sử dụng cơ sở vật chất của công ty
Do đây là một công ty kinh doanh thương mại - dịch vụ nên cơ sở vật chất
của công ty chủ yếu là các thiết bị văn phòng phục vụ quá trình quản lý và quân
tư trang cấp cho nhân viên bảo vệ.
Bảng 2: Danh sách cơ sở vật chất có giá trị lớn trong công ty
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
2003 2004 2005 2006 2007
Năm
0
50
100
150
200

250
300
Người
13
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Ô tô 8 chỗ Chiếc 1
2 Biển công ty Chiếc 1
3 Máy vi tính Chiếc 7
4 Máy in lazer Chiếc 2
5 Điện thoại cố định Chiếc 10
6 Bàn làm việc Chiếc 10
7 Bàn họp Chiếc 3
8 Máy FAX Chiếc 1
9 Máy ép Platic Chiếc 1
10 Quạt cây Chiếc 5
11 Điều hoà Chiếc 4
12
Quân tư trang (quần, áo khoác,
áo sơ-mi, giầy, mũ)
Bộ 500
13 Bộ đàm Chiếc 30
14 Sạc bộ đàm Chiếc 5
Việc bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị trong công ty được giao nhiệm vụ
cho các phòng ban quản lý. Riêng đối với quân tư trang được phát cho các nhân
viên bảo vệ, khi xảy ra mất mát, hỏng hóc sẽ bị trừ vào lương tháng của người
tiếp nhận quân tư trang đó.
b. Vấn đề đổi mới công nghệ trong công ty
Công ty luôn tìm hiểu và đổi mới những trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho
quá trình bảo vệ tại các cơ sở, mục tiêu của mình. Việc giám sát, báo cáo từ xa

dựa vào các yếu tố công nghệ như đường truyền internet, mạng điện thoại di
động, camera mạng,… có độ chính xác và tính tiện dụng cao, bổ sung cho công
tác bảo vệ trực tiếp tại hiện trường đang được công ty từng bước ứng dụng.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
14
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Ngoài ra, công ty còn thuê các kỹ sư điện tử lắp đặt các mạch điện tử siêu nhỏ
(chip) gắn trên các phương tiện vận tải để có thể nắm bắt chi tiết lộ trình của xe
trong suốt quá trình vận chuyển hàng hoá.
Hiện nay, một số thiết bị an ninh, an toàn hiện đại nhập ngoại như mini
camera, báo trộm, báo cháy trực tiếp vào các số điện thoại cố định hoặc di động
do người dùng quy định,…cũng được công ty cử người đi tìm hiểu và đặt hàng ở
nước ngoài. Và trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng đối với loại dịch vụ này của
công ty vẫn còn tăng mạnh.
4. Đặc điểm về thị trường
Tập trung chủ yếu vào các nhà máy, khu công nghiệp, chế xuất. Có thể nói
khi kí được các hợp đồng bảo vệ tại các khu công nghiệp, nhà máy lớn chứng tỏ
công ty đã phát triển mạnh mẽ vì các hợp đồng này có giá trị sử dụng lớn, sử
dụng nhiều nhân viên và thời hạn hợp đồng dài. Tuy nhiên, các hợp đồng này đòi
hỏi phải đầu tư lớn về công cụ, dụng cụ, tài sản và đỏi hỏi chất lượng cán bộ,
nhân viên bảo vệ đồng đều.
Các văn phòng đại diện, ngân hàng,… cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo
vệ lớn. Tuy giá trị các hợp đồng này thường không cao, thời hạn hợp đồng ngắn
nhưng có thể khai thác với số lượng nhiều và đầu tư vào các hợp đồng này có thể
coi đó là một điểm quảng cáo cho công ty.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
15
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Bảng 3: Danh sách khách hàng của công ty tính đến hết năm 2007
TT Tên mục tiêu Địa điểm

Quân số
làm việc
Thời gian
điều hành
1
Công ty TNHH Dệt SY Vina
KCN Biên Hoà - TP. HCM
11 2003
2
Công ty nước Giải khát Delta
Long An – Tp. HCM
12 2003
3
Cao ốc Thiên Sơn
TP. Hồ Chí Minh
8 2003 - 2004
4
Siêu Thị Nguyễn Hoàng
TP. Hồ Chí Minh
8 2003
5
Công ty TNHH Daso
Đồng Nai – TP. HCM
24 2004
6
Trung Tâm Y tế Hoà Hảo
TP. Hồ Chí Minh
16 2004
7
Nhà Máy Xi măng Nghi Sơn

Thanh Hoá
12 2003-2005
8
Công ty TNHH Yamaha Motor VN
Sóc Sơn, Hà Nội
16 2005
9
Nhà máy ôtô Ford Việt Nam
Hưng Yên
16 2005
10
Ngân Hàng PT Nhà ĐBSCL
Hà Nội
7 2005
11
Ngân Hàng ĐT và PT Việt Nam
Hà Nội
9 2005
12
Ngân hàng Chính sách Xã hội VN
Hà Nội
9 2006
13
Bệnh viện tỉnh Phú Thọ
Phú Thị
14 2004 - 2007
14
Công ty TNHH Dây & Cáp điện SH
KCN Khai Quang – Vĩnh Phúc
12 2006

15
Công ty Kobelco Việt Nam
KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh
7 2005-2007
16
Công ty TNHH Shinwon Ebenezer
KCN Khai Quang – Vĩnh Phúc
18 2004 - 2007
17
Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì
Hà Nội
12 2006 - 2007
18
Công trường xây dựng Nhà máy nhiệt
điện Uông Bí
Quảng Ninh
30 2003 - 2007
19
Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy
Quảng Ninh
5 2003 – 2007
20
Công ty Sudico
Hà Nội – Hà Tây
28 2007 - 2008
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
16
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ bảo vệ hiện nay chưa phải quyết liệt,
lượng khách hàng tiềm năng còn rất lớn. Hầu hết các hợp đồng bảo vệ đều được
ký kết dựa trên quan hệ cá nhân của hai bên. Hiện nay có một số doanh nghiệp
dùng phương thức cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ dẫn đến làm giảm giá cả dịch
vụ bảo vệ trên thị trường, tổn hại đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo
vệ.
6. Đặc điểm về nguồn vốn
Nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được
thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi doanh nghiệp thì
nguồn vốn đều được bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
% % %
Vốn CSH 8.077 75,66 14.149 87,26 15.378 83,34
Vốn vay 2.598 24,34 2.064 12,74 3.075 16,66
Tổng 10.675 100,00 16.213 100,00 18.453 100,00
(Nguồn: Ban Tài Chính – Kế Toán)
Qua bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty ta
thấy vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh qua các năm, nhất là năm 2006. Vốn chủ sở
hữu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chứng tỏ công ty có thế
mạnh về huy động tài chính. Điều này sẽ giúp cho công ty không bị phụ thuộc
quá nhiều vào vốn vay mà có thể tự mình huy động được. Trong khi đó sự chênh
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
17
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
lệch của về vốn vay qua các năm là chưa đáng kể, công ty ít sử dụng nguồn vốn

này vì sự rủi ro cao hơn.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
qua những năm gần đây
Công ty cần đa dạng hóa nguồn vốn của mình, không nên quá chú trọng vào
vốn chủ sở hữu mà cần nâng cao hơn nữa nguồn vốn vay bên ngoài. Đây cũng là
thực trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nước không tạo
niềm tin cho các đối tác tín dụng cho vay. Nếu làm được điều này, nguồn vốn
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
18
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
của công ty sẽ được huy động đáng kể, phục vụ hiệu quả hơn quá trình kinh
doanh của mình.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG
CÔNG TY
I. Công tác lập kế hoạch nhu cầu nhân sự và tình hình thực hiện
1. Căn cứ lập kế hoạch nhu cầu nhân sự
Với bất kỳ một công ty vừa mới thành lập xong, nhà quản lý cần tuyển toàn
bộ nhân viên cũng như quản lý các cấp để có thể đưa công ty vào khai thác kinh
doanh.
Đối với công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo vệ Việt Á là
một đơn vị hoạt động tương đối lâu năm trong lĩnh vực bảo vệ, tùy theo từng
thởi điểm kinh doanh mà Công ty vẫn phải tiến hành tuyển lao động bổ sung.
Kế hoạch lập nhu cầu nhân sự của công ty thường dựa vào các yếu tố sau:
- Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới
- Thực tế tình hình kinh doanh và mục tiêu của công ty trong năm tới trong
kỳ kế hoạch. Căn cứ vào nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty,
công ty liên tục bổ sung đội ngũ nhân viên bảo vệ qua hình thức tuyển dụng và
đào tạo. Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo phải có kế hoạch bổ sung nhân viên bảo vệ
để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Tình hình chính trị văn hóa, xã hội của đất nước, khu vực và trên thế giới.

Nói chung tình hình chính trị ở Việt Nam là tương đối ổn định nên tác động tới
nhu cầu nhân sự của dịch vụ bảo vệ nói chung, công ty nói riêng là không đáng
kể.
2. Phương pháp lập kế hoạch
Để xác định nhu cầu tuyển nhân viên của toàn công ty, thủ trưởng từng bộ
phận rà soát lại nhu cầu công việc và tình hình nhân lực của bộ phận mình sau đó
chỉ ra được bộ phận đó hiện đang thừa, thiếu hay đủ lượng nhân viên. Kết hợp
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
19
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
kết quả đánh giá đó với kế hoạch của công ty trong một giai đoạn (thường là 6
tháng hay 1 năm) sẽ cho ra kế hoạch về nhân lực của toàn bộ phận trong giai
đoạn kinh doanh đó. Đối với nhân viên khối văn phòng, kế hoạch nhân sự không
có gì đáng kể bởi tính chất ổn định, chỉ bổ sung khi có nhân viên nghỉ công tác.
Còn với nhân viên bảo vệ, việc lập kế hoạch còn phải dựa trên kế hoạch kinh
doanh của Phòng Kinh Doanh xây dựng.
Sau khi kế hoạch về lao động của mỗi bộ phận được các trưởng bộ phận
đề ra sẽ được gửi lên Phòng Hành chính – Nhân sự. Phòng này sẽ cân đối lại nhu
cầu về nhân lực trong phạm vi toàn công ty. Trước tiên là những biện pháp khả
thi mang tính nội bộ như: thuyên chuyển lao động từ bộ phận thừa sang bộ phận
thiếu, đào tạo lại những nhân viên chưa đủ trình độ hay tăng giảm thời gian hoặc
định mức lao động… Sau cùng, nếu các giải pháp nội bộ không thể đáp ứng
được nhu cầu nhân lực trong giai đoạn đó thì phòng nhân lực mới tiến hành
tuyển thêm lao động mới.
Để lập kế hoạch cho việc tuyển chọn nhân viên mới, bộ phận tuyển dụng
phải trả lởi được các câu hỏi sau đây: Tuyển bao nhiêu? Tuyển cho công việc gì?
Tuyển ai?
MẪU DỰ BÁO NGUỒN NHÂN SỰ
Bộ phận: ……………………………………………………
Thời kỳ: …………………………………………………….

Số lượng: …………………………………………………...
Yêu cầu tuyển dụng: ……………………………………….
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
20
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Tuyển bao nhiêu? Là số lượng chính xác lao dộng đang thiếu, phải là con
số khách quan và hữu ích nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty trong giai
đoạn tiếp theo chứ không phải ý kiến chủ quan của bất cứ ai.
Tuyển cho công việc gì? Đây là công việc đã được xác định và mô tả cụ
thể. Từ công việc sẽ suy ra được yêu cầu về người cần tuyển để trả lời cho câu
hỏi thứ ba: Tuyển ai?
Tuyển ai? Người được tuyển phải đáp ứng được yêu cầu mà công việc đòi
hỏi như: sức khỏe, độ tuổi, trình độ, học vấn, kinh nghiệm, ngoại hình, năng lực,
phẩm chất,…
Bảng 5: Kế hoạch tuyển dụng nhân viên bảo vệ trong năm 2006, 2007
(Đơn vị: Người)
STT Thời gian
Số lượng
tuyển
Nơi làm việc Ghi chú
1 6 tháng đầu năm 2006 35 Hà Nội, Yên Bái
2 6 tháng cuối năm 2006 50
Hà Nội, Quảng
Ninh, Phú Thọ
3 6 tháng đầu năm 2007 30
Hà Nội, Ninh
Bình
4 6 tháng cuối năm 2007 70

Hà Nội, Tuyên
Quang, Vĩnh
Phúc, Nam Định
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Trong bảng kế hoạch trên ta thấy số lượng nhân viên bảo vệ những tháng
cuối năm bao giờ cũng cao hơn những tháng đầu năm. Điều này là dễ hiểu bởi
những tháng cuối năm các hợp đồng bảo vệ ký kết được nhiều, nhu cầu của các
doanh nghiệp thường lớn trong những dịp lễ Tết. Và hơn thế nữa, nguồn tuyển
chủ yếu của công ty là học sinh, người học nghề vừa tốt nghiệp trong dịp hè nên
lượng tuyển sẽ cao hơn.
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
21
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
Khi kế hoạch nhu cầu nhân sự đã được đề ra rõ ràng, công ty bắt đầu tiến
hành tuyển dụng lao động.
II. Công tác tuyển dụng nhân sự
1. Tiêu chuẩn tuyển dụng
Sau khi lập kế hoạch nhu cầu nhân sự, công ty sẽ có công tác tuyển dụng
nhân sự đối với các vị trí còn khuyết. Đối với nhân viên bảo vệ sẽ có những tiêu
chuẩn tuyển dụng chung sau đây:
Là công dân Việt Nam đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau:
- Đối với Nam:
Chiều cao: 1m67 trở lên Cân nặng: 52 kg trở lên Tuổi từ 18 – 40
- Đối với Nữ:
Chiều cao: 1m57 trở lên Cân nặng: 45 kg trở lên Tuổi từ 20 - 30
Ngoài ra, công ty còn ưu tiên các đối tượng là:
- Bộ đội, công an xuất ngũ khi làm việc cho công ty sẽ được giảm 1 tháng
thử việc (thông thường sẽ áp dụng theo Luật Lao Động là 2 tháng thử việc)
- Các đối tượng đã trải qua công tác bảo vệ chuyên nghiệp, có giấy chứng
nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ được miễn đào tạo mà sẽ được sắp xếp việc

làm ngay.
- Con thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách, hộ nghèo công ty
có những chính sách hỗ trợ riêng.
Đối với nhân viên văn phòng, tuỳ thuộc vào vị trí công tác, nhiệm vụ được
giao mà có những tiêu chuẩn riêng như sau:
- Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự:
+ Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, Quản trị kinh doanh loại khá, giỏi
trở lên.
+ Tiếng Anh giao tiếp trình độ B trở lên
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, lưu file, xử lý hồ sơ
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
22
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
+ Có kỹ năng làm việc độc lập và làm theo nhóm
+ Ưu tiên các ứng viên nam có hiểu biết về công việc kế toán lao động tiền
lương.
- Nhân viên phòng Nghiệp vụ - Đào tạo:
+ Có kiến thức am hiểu về lĩnh vực bảo vệ, đã qua công tác bảo vệ tại các
công ty khác.
+ Có giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Cục Công An cấp.
+ Khả năng thuyết phục, thuyết trình trước đám đông, có khả năng sư phạm.
+ Có sức khoẻ đảm bảo công tác, biết võ thuật là một lợi thế.
- Nhân viên phòng kinh doanh:
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành khối kinh tế, thương mại, ngoại
thương.
+ Có mối quan hệ rộng, giao tiếp tốt, trình độ Tiếng Anh bằng B trở lên, tin
học văn phòng khá.
+ Có phương tiện, sẵn sang đi công tác tại các tỉnh.
+ Ưu tiên các ứng viên nam đã có kinh nghiệm bảo vệ, có thể tự viết các
phương án bảo vệ tại các vị trí khác nhau.

2. Quy trình, phương pháp tuyển
Sau khi kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt, các bộ phận cần phối hợp
với nhau thực hiện các công việc sau đây:
a. Tuyển dụng cán bộ nhân viên văn phòng
Phòng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển
dụng:
- Đăng thông báo tuyển dụng
- Tiếp nhận hồ sơ tham gia dự tuyển
- Sàng lọc hồ sơ để chọn ra những hồ sơ tiêu biểu và phù hợp nhất trình
Tổng Giám Đốc ký duyệt
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
23
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
- Thông báo cho những hồ sơ đạt yêu cầu tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp
tại công ty.
- Thành lập Hội đồng xét tuyển nhân viên (Tổng Giám Đốc, Trưởng phòng
Hành chính – Nhân sự, Trưởng bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, thư ký tổng
hợp).
- Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, Hội đồng xét tuyển đưa ra kết luận và báo
cáo kết quả trình Hội đồng quản trị xét duyệt.
- Danh sách nhân viên trúng tuyển được thông báo tại Văn phòng công ty và
thông báo trực tiếp cho người dự tuyển thông qua điện thoại.
Bảng 6: Số lượng tuyển dụng nhân viên văn phòng của công ty qua các năm
(Đơn vị: Người)
Phòng Ban Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
Tài chính - Kế toán 0 1 0
Pháp chế 0 2 1
Nhân sự tiền lương 2 1 2

NGHIỆP VỤ
ĐÀO TẠO
Đào tạo tập huấn 0 1 0
Quản lý mục tiêu 0 0 2
Ứng dụng công nghệ 1 0 0
KINH DOANH
Phát triển thị trường 1 1 0
Chăm sóc khách hàng 2 3 1
TỔNG CỘNG 6 9 6
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Ta thấy được số lượng nhân viên văn phòng tuyển dụng nhiều vào năm
2006, khi mà công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp, bước đầu cải cách bộ máy
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
24
Giáo viên hướng dẫn……………………………………………….. GVC Nguyễn Thị Thảo
quản lý hành chính, nâng cao trình độ cho nhân viên. Phòng Kinh Doanh là
phòng có có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất qua các năm vì yêu cầu cao trong
công việc như đi công tác dài ngày, liên hệ ký các hợp đồng, xác định giá trị hợp
đồng,…. các nhân viên mới tuyển dụng khó thích nghi ngay được. Mặt khác, một
số ban có ít sự thay đổi về nhân sự như ban Tài chính - Kế toán, Đào tạo - Tập
huấn, Ứng dụng công nghệ,…
b. Tuyển dụng nhân viên bảo vệ
- Được tuyển dụng dưới các hình thức sau: Cán bộ công ty trực tiếp đi tuyển
dụng; đăng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi,
website quảng cáo; từ các đầu mối tuyển dụng đặt tại các tỉnh như Tuyên Quang,
Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ,…
- Phòng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm trong việc đăng tuyển nhân
viên bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời tiếp nhận hồ sơ
từ các đầu mối tuyển dụng.
- Tiếp theo, phòng Hành chính – Nhân sự tiếp nhận hồ sơ nhân viên bảo vệ

sau khi đã hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu (hồ sơ theo mẫu riêng công
ty phát hành).
- Hồ sơ tuyển dụng sau khi phát hành và người lao động đã hoàn thiện được
tập hợp về phòng Hành chính – Nhân sự kiểm tra lần cuối để kịp thời bổ sung
đầy đủ.
- Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ tổ chức khám tuyển kiểm tra sức khỏe cho
nhân viên tuyển dụng theo tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty. Nếu đạt tiêu
chuẩn sẽ được phòng Nghiệp vụ - Đào tạo xác nhận qua vòng kiểm tra và đến
vòng phỏng vấn.
- Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, phòng Hành chính – Nhân sự sẽ phỏng vấn
trực tiếp để xác định nhân thân, cách thức giao tiếp, trình độ, học thức của ứng
viên. Nếu qua được vòng này, từ phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ cấp giấy tiếp
Phạm Minh Thắng………………………………………………………...Công Nghiệp 46A
25

×