Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát nhận thức của một số doanh nghiệp dược về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

/Ồ*o0 o»é>
PHẠM THỊ THÙY LINH
KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA MỘT SÓ
DOANH NGHIỆP Dược VẺ VẤN ĐÈ BẢO Hộ
• • •
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH vực Dược
• • •
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2002 - 2007)
Giáo viên hướng dẫn: <7h&. ^Đẫ <36uãn & h ắ n ạ
Nơi thưc hiên! tJiJtL Q jtiâ n lụ . & 3CÀnh ^ĩê G^uứíí
Thời gian thực hiện: 01/2007- 05/2007
I ■ '■ ■ í ; i
l. : ■Ị ;
\ ^5 lo Of- , /
Hà Nội, Tháng 05/2007
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xỉn gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Th.s Đỗ Xuân Thắng - người thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận, giúp tôi có những phương pháp
nghiên cứu tốt nhắt và đạt hiệu quả cao nhất cho luận văn của mình.
- D .s
Đinh Nguyên Thu Trang
-
người đã đóng góp cho tôi những ý
kiến quỷ báu trong suốt qua trình làm khỏa luận.
Tôi xỉn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cảc thầy cô giáo của trường Đại
học Dược, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Quản ỉỷ và Kinh tế Dược,
những người đã dìu dắt tôi trưởng thành trong suốt năm năm học vừa qua.


Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc, Phòng nghiên cứu
phát triến, Phòng Marketing tại các công ty Dược mà tôi đã được nghiên
cứu trong quá trình làm khóa luận tôt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xỉn gửi lời cảm ơn chân thành nhãt tới gia đình, bạn bè
và người thân, những người đã dành cho tôi sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ
tôi vượt qua những khỏ khăn trong cuộc sống.
Sình viên
Phạm Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
Mục
Trang
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
KẾT CẤU LUẬN VĂN
ĐẢT VẤN ĐÈ

1
Phần 1. TỎNG QUAN
3
1.1. Khái niêm về quyền SHTT
3
1.1.1. Khái niêm về SHTT

.

3
1.1.2. Quyên tác giả
.


.
4
1.1.3. Quyền đối với giống cây trồng

.
4
1.1.4. Quyền SHCN
4
1.2. Các đối tượng của quyền SHCN liên quan đến lĩnh vực Dược
Viêt Nam hiên nay
6
1.2.1. Sảng chế 6
1.2.2. Kiêu dáng công nghỉêp
6
1.2.3. Nhãn hiêu hàng hoá
7
1.3. Tầm quan trong của viêc bảo hô SHCN
.


10
1.3.1. Đổi với sư phát triến chung của các doanh nghỉêp

10
1.3.2. Đối với sư phát triển của các DND Viêt Nam
11
1.4. Hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về SHCN tại Việt
Nam giai đoan sau gia nhâp WTO

.


12
1.4.1. Hê thông pháp luảt hiên hành vê SHCN tai Viêt Nam

12
1.4.2. Thực thỉ pháp luật về bảo hộ SHCN tại Việt Nam hiện nay
15
1.4.3. Hoạt động đăng kỷ bảo hộ SHCN của các doanh nghiệp tại
Vỉêt Nam giai đoan 2000-2005
16
1.5. Môt số nghiên cứu đã có về SHCN tai Viêt Nam
.9
1.6. Thưc trang về bảo hô SHCN trong ngành Dươc tai

9
ơ • o ” • •
Viêt Nam
20
1.6.1. Tổng kết nhận thức của một số DND trong nước về vấn đề
SHTTgiai đoan trước gia nhâp WTO
.
20
1.6.2. Một sô vi phạm về bảo hộ SHCN trong thị trường Dược phâm
Viêt Nam

.

.

.


21
1.6.3. Tỉnh hai mặt của pháp luật bảo hộ SHCN tới thị trường Dược
phâm Viêt Nam .
22
Phần 2. ĐÓI TƯƠNG, NÓI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NG HIÊN CỨU
24
2.1. Đối tương, đia điểm và thời gian nghiên cứu
24
2.1.1. Đổi tương nghiên cứu
24
2.1.2. Đia đỉêm nghiên cứu
24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu

.

24
2.2. Nôi dung nghiên cứu
25
2.3. Phương pháp nghiên cứu

.

26
2.3.1. Phương pháp chon mau

.


26
2.3.2. Phương pháp thu thâp sổ liêu 26
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý sô liêu

28
Phần 3. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
29
3.1. Kết quả nghiên cứu
.

.

.

.
.

29
3.1.1. Kiến thức của một số DND Việt Nam về Pháp luật bảo hộ
SHCN
.
.

.

.

.



.
29
3.1.1.1. Kiến thức của các DND khảo sát về pháp luật bảo hộ
NHHH, KDCN

.

.

.

29
a, Hiểu biết về khái niệm, dấu hiệu được và không được
bảo hô NHHH, KDCN


.

!

.
29
b, Kiến thức về thủ tục xác lập quyền SHCN đổi với
NHHH, KDCN
.

31
c, Hiểu biết về quyền của chủ sở hữu đối với văn bằng
bảo hô KDCN, NHHH



.

32
d, Kiến thức về chuyển giao quyền SHCN đổi với NHHH,
KDCN

.

33
3.1.1.2. Ỷ kiến của các DND khảo sát về pháp luật bảo hộ
SHCN Viêt Nam hiên hành

.
.

.

34
3.1.2. Sự thay đổi trong hoạt động bảo hộ SHCN tại một số
doanh nghiêp Dươc trong nước
36
3.1.2.1. Hoạt động đăng kí bảo hộ SHCN của ngành Dược
phẩm Viêt Nam giai đoan 2002-2006

36
3.1.2.2. Sự thay đỗi trong hoạt động bảo hộ SHCN tại các
DNDkhảo sát

.



.

39
a, Bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động bảo hộ SHCN
của các DND khảo sát
39
b, Cách thức hoạt động của bộ phận bảo hộ SHCN tại
các DND khảo sát

42
c, Chi phỉ sử dụng cho hoạt động đăng kỉ bảo hộ SHCN
của các DND khảo s á t
.

.

49
d, Sổ lượng sản phấm đã đãng kí bảo hộ NHHH, KDCN
tai các DND khảo sá t
.

.

51
3.1.2.3. Định hướng phát triển bộ phận bảo hộ SHCN của
các DND khảo sát trong thời gian tới
55
3.2. Bàn luân


56
Phần 4. KÉT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
KÍ HIỆU VIÉT TẮT
Kí hiệu viết
tầt
Tên được viết tắt
SHTT
Sở hữu trí tuệ
SHCN
Sở hữu công nghiệp
DND Doanh nghiệp Dược
KDCN
Kiểu dáng công nghiệp
NHHH Nhãn hiệu hàng hóa
TRIPS
Hiệp định thương mại về các khía cạnh liên quan đến
quyền sở hữu tài sản trí tuệ (Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights)
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPDP
Cổ phần dược phẩm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
GATT
Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
(The General Agrrrement on Taiff and Trade)

LSHTT
Luật Sở hữu trí tuệ
WIPO
Tô chức sở hữu trí tuệ Thế giới
(World Intellectual Aspects of Organization)
WTO
Tổ chức thương mại Thế Giới (World Trade
Organization)

Cộng đồng chung Châu Âu
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Tổng số lượng đơn đăng ký bảo hộ SHCN trực tiếp tại
Việt Nam từ năm 2000-2005
7
Bảng 1.2
Số lượng đơn đăng kí bảo hộ sáng chế và giải pháp
hữu ích của người Việt Nam từ năm 2000-2005
8
Bảng 3.3
Tỷ lệ số người hiểu biết về khái niệm NHHH, KDCN
tại các DND khảo sát
30
Bảng 3.4
Tỷ lệ phân biệt các dấu hiệu được bảo hộ đối với
NHHH, KDCN
30

Bảng 3.5
Tỷ lệ phân biệt các dấu hiệu không được bảo hộ đối
vơi NHHH, KDCN
30
Bảng 3.6
Tỷ lệ hiếu biết về một số nội dung của thủ tục xác lập
quyền SHCN tại các DND khảo sát
31
Bảng 3.7
Tỷ lệ hiếu biết về một số nội dung của thủ tục xác lập
quyền SHCN đối với NHHH, KDCN tại các DND
khảo sát
31
Bảng 3.8
Tỷ lệ hiểu biết về một số nội dung trong hoạt động
chuyển giao quyền sở hữu đối với KDCN, NHHH tại
các DND khảo sát
34
Bảng 3.9
Số lượng đơn dược phẩm đăng kí bảo hộ SHCN so với
tổng số lượng đơn đăng kí bảo hộ SHCN 2002-2006
37
Bảng 3.10
Bộ phận chức năng chịu trách nhiệm về hoạt động bảo
hộ SHCN tại các DND khảo sát
40
Bảng 3.11
Nhân lực trong hoạt động đăng kí bảo hộ SHCN tại
các DND khảo sát năm 2006, 2007
41

Bảng 3.12
Tỷ lệ các cách thức doanh nghiệp khảo sát thường tiến
hành đặt tên và thiết kế mẫu mã sản phấm
43
Bảng 3.13
Các tiêu chí được quan tâm khi thiết kế KDCN,
NHHH tại các doanh nghiệp khảo sát
45
Bảng 3.14
Các cách thức tiến hành đăng kí bảo hộ SHCN của các
công ty khảo sát năm 2006, 2007
47
Bảng 3.15
Tỷ lệ các trường hợp đăng kí bảo hộ SHCN tại các
doanh nghiệp khảo sát
48
Bảng 3.16
Định hướng mức chi phí cho hoạt động đăng kí bảo hộ
SHCN của các DND khảo sát trong năm 2007-2008
50
Bảng 3.17
Số lượng các sản phẩm đã đăng kí bảo hộ NHHH,
KDCN trong nước của các doanh nghiệp khảo sát năm
2006-2007
51
DANH MỤC HÌNH
Số hình
Tên hình T ran g
Hình 1.1
Các đối tượng của quyền SHCN

5
Hình 1.2
Số lượng đơn đăng kí bảo hộ SHCN trực tiếp tại Việt
Nam từ năm 2000-2005
7
Hình 1.3
Biểu đồ số lượng đơn đăng kí bảo hộ sáng chế và giải
pháp hữu ích của người Việt Nam từ năm 2000-2005
19
Hình 2.4
Nội dung nghiên cứu của đề tài
25
Hình 2.5
Các bước thiết kế bộ câu hỏi
27
Hình 3.6
Biểu đồ sự quản lý của các cơ quan nhà nước đối với
thị trường thuốc
36
Hình 3.7
Biểu đồ số lượng đơn đăng kí bảo hộ SHCN của
ngành dược phấm so với tống số lượng đơn đăng kí
bảo hộ năm 2002-2006
37
Hình 3.8
Biểu đồ tỷ lệ đơn đăng kí bảo hộ NHHH so với số
lượng đơn đăng kí bảo hộ SHCN của ngành dược
năm 2006
38
Hình 3.9

Biếu đồ tỷ lệ các cách thức đặt tên và thiết kế kieu
dáng sản phẩm tại các DND khảo sát năm 2006-2007
43
Hình 3.10
Biểu đồ lượng sản phẩm đăng kí bảo hộ NHHH,
KDCN so với tổng số lượng sản phấm mới của các
DND khảo sát năm 2006-2007
52
KÉT CẤU LUẬN VĂN
ĐẶT VẤN ĐÈ
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập, vấn đề Sở hữu trí tuệ
(SHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay, khi nền kinh tế dựa trên tri
thức đã trở thành yếu tố quyết định khả năng cạch tranh của sản phẩm, dịch
vụ thì vấn đề bảo hộ SHTT ngày càng được đặt ra một cách cấp bách. Vì sự
phát triển của nền kinh tế tri thức phụ thuộc trước tiên vào hiệu quả bảo hộ
các sản phẩm trí tuệ, cho nên Việt Nam gia nhập WTO thì mục tiêu của nền
kinh tế mà Việt Nam đang hội nhập và hướng tới sẽ chỉ trở thành hiện thực
khi có được một cơ chế bảo hộ SHTT hoàn thiện và việc thực thi cơ chế này
có hiệu quả.
Thị trường thuốc đặc biệt và khác biệt so với các thị trường khác ở chỗ:
hiện tượng làm giả, hàng nhái, hàng chứa yếu tố yếu tố vi phạm SHTT đối với
sản phẩm đặc dụng này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà cũng
có thể gây tác hại không nhỏ tới sức khoẻ người tiêu dùng. Bởi vậy, tăng
cường hiệu quả bảo hộ SHTT cho các sản phẩm dược phẩm không chỉ có ý
nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa nhân văn.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tố chức thương
mại thế giới (WTO), khi pháp luật về SHTT của Việt Nam và các điều khoản,
hiệp định Việt Nam cam kết với Thế giới ngày càng chặt chẽ hơn thì mọi
hành vi vi phạm đều bị xử lý triệt để và nghiêm minh. Bởi vậy, việc nắm chắc

các kiến thức về pháp luật SHTT, tổ chức hoạt động hiệu quả cũng như có
những định hướng đúng đắn về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay là rất
quan trọng. Đây là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Dược bảo vệ sản
phẩm hợp pháp của mình, đảm bảo chất lượng thuốc trên thị trưòng Dược
phẩm, đồng thời có đủ cơ sở lý luận để tránh khỏi các cuộc tranh chấp thương
mại tốn kém.
1
Nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại không ít các doanh nghiệp Dược
trong nước còn xem nhẹ việc bảo hộ cho các sản phẩm của mình hoặc còn
chạy theo việc làm hàng giả hàng nhái với mục tiêu lợi nhuận; vẫn còn tồn tại
không ít doanh nghiệp chưa cập nhật đầy đủ các thông tin về SHTT hoặc chưa
có những bước đi đúng đắn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Và đó là một
trong những nguy cơ hạn chế sự hội nhập và phát triển của các doanh nhiệp
Dược trong nước với nền kinh tế mở cửa WTO.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát nhân thức của môt số Doanh nghiêp Dươc về vấn đề bảo hô Sở
hữu trí tuệ trong lĩnh vực Dược” với các mục tiêu sau:
• Đ • * •
1. Khảo sát kiến thức của một số DND Việt Nam về pháp luật bảo hộ
SHCN trong lĩnh vực Dược.
2. Tìm hiểu sự thay đổi trong hoạt động bảo hộ SHCN tại một số DND
trong nước giai đoạn sau gia nhập WTO.
Từ đó đề tài đưa ra một số đề xuất đối với các cấp lãnh đạo, các nhà
quản lý chuyên môn và các DND về vấn đề này.
2
Phần 1. TỎNG QUAN
1.1. Khái niệm về quyền SHTT
1.1.1. Khái niệm về SHTT
Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng
tạo được thừa nhận là tài sản và được gọi là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản

trí tuệ được gọi tắt là SHTT. Khác với các loại tài sản vật chất khác (động sản
hay bất động sản), tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệt, tài sản vô hình, song
trong nhiều trường hợp nó có giá trị vô cùng to lớn. Từ đó,
SHTT thường
được định nghĩa là loại hình sở hữu liên quan đến những mẩu thông tin có
thể kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình xuất hiện trong
cùng một thời gian với số lượng bản sao không giới hạn ở những địa điểm
khác nhau trên thế giới. Quyền SHTT là quyền đối với những mẩu thông tin
đó, song quyên sở hữu này không phải là quyên sở hữu bản thân các bản sao
mà chính là những thông tin chứa trong các bản sao đó. Giông như quyên
động sản hay bất động sản, quyền SHTT cũng bị những hạn chế nhất định
như thời hạn, hiệu lực và lãnh thố. m , [10]
Theo công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) ký
tại Stockholm 14/07/1967, quyền SHTT gồm những quyền liên quan tới: [3]
- Tác phấm văn học nghệ thuật và khoa học.
- Thực hiện việc biếu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền hình.
- Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống.
- Phát minh khoa học.
- Kiểu dáng công nghiệp (KDCN).
- Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH), nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và
các chỉ dẫn.
- Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
3
Như vậy, quyền SHTT theo WIPO bao gồm 2 quyền cơ bản là quyền
SHCN và quyền tác giả.
Bổ xung đầy đủ và chặt chẽ hơn, luật SHTT (LSHTT) Việt Nam qui
định: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên đến quyền tác giả, quyền SHCN và quvền
đối với giống cây trồng”. [8]
1.1.2. Quyền tác giả

Khoản 2 điều 3 và khoản 2, 3 điều 4 trong LSHTT qui định: Quyền tác
giả là quyền của tố chức, cá nhân, đối với tác phấm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu, đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tố chức, cá nhân
đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu
vệ tinh mang chương trình được hóa mã. [8], [2]
1.1.3. Quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được
hưởng quyền sở hữu, đối tượng của quyền này là giống cây trồng và vật liệu
nhân giống. Điều này đã được ghi trong khoản 3 điều 3 và khoản 5 điều 4
trong LSHTT. [8]
1.1.4. Quyền sở hữu công nghiệp
Khoản 4 điều 4 trong LSHTT Việt Nam 2005 ghi rõ: “Quyền SHCN là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiếu dáng công nghiệp, thiết lcế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh”. [2], [8]
Đối tượng quyền SHCN được hiểu là sản phấm của hoạt động trí tuệ
nhưng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và khi áp dụng vào sản
4
xuất kinh doanh thì sẽ mang lại những lợi ích nhất định [14], bao gồm Patent,
giải pháp hữu ích, KDCN, NHHH, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc
tên gọi xuất xứ và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh [4], như vậy ta
có thể chia làm 2 nhóm chính với các đối tượng tiêu biểu như sau: [12], [10]
r 'S
Hình 1.1. Các đôi tượng của quyên SHCN
Bảo hộ quyền SHCN là việc Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật
xác lập quyền của các chủ thế đối với đối tượng SHCN tương ứng và bảo vệ
quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ 3. Việc xác lập quyền

SHCN được thực hiện dưới hình thức cấp văn bằng bảo hộ cho chủ thể có
quyền sở hữu đối tượng SHCN tương ứng. [12]
Trong khuôn khố của luận văn, đề tài chỉ xin được đề cập tới các đối
tượng của quyền SHCN liên quan đến lĩnh vực Dược tại Việt Nam hiện nay.
5
1.2. Các đối tượng của quyền SHCN liên quan đến lĩnh vực Dược tại Việt
Nam hiện nay
Trong các đối tượng của quyền SHCN, sáng chế, giải pháp hữu ích
KDCN và NHHH là các đối tượng liên quan trực tiếp nhất đến lĩnh vực Dược.
Song, với thực tế sản xuất và kinh doanh dược phẩm hiện nay tại Việt Nam,
khi nền kinh tế bước đầu phát triến, kinh phí và trình độ dành cho nghiên cứu
còn hạn chế thì sáng chế chỉ tác động một phần nhỏ tới vấn đề bảo hộ SHCN
của các doanh nghiệp, đối tượng tác động lớn nhất phải nói đến là KDCN và
NHHH.
1.2.1. Sảng chế
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên” (Khoản 12 điều 4- LSHTT) [8], [10]
1.2.2. Kiểu dáng công nghiệp (KDCN)
Theo Tố chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quy định: “Kiếu dáng
công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phấm, được tạo bởi những dấu
hiệu trang trí hay nghệ thuật của đối tượng. Nó có thế bao gồm sự kết hợp các
yếu tố theo không gian 3 chiều như họa tiết, đường nét, màu sắc. Những kiểu
dáng do bản chất của nó, chỉ mang tính giá trị thấm mỹ hoặc chỉ mang đặc
tính kỹ thuật không được bảo hộ với danh nghĩa kiêu dáng công nghiệp” [3]
Mang một số đặc điểm trong định nghĩa về KDCN của WIPO và một
số nước khác, LSHTT Việt Nam 2005 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là
hình dáng bên ngoài của sản phấm được thế hiện bằng hình khối, đường nét,
màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này” (Khoản 13 Điều 4_LSHTT) [8]
Các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là KDCN: [20]

- Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phấm bắt buộc phải
có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
6
- Hình dáng bên ngoài của sản phấm được tạo ra một cách dễ dàng đối
với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Hình dáng của sản phấm không nhìn thấy trong quá trình sử dụng.
- Hình dáng các sản phấm chỉ có giá trị thấm mỹ.
Ngoài ra, Nhà nước không bảo hộ các KDCN trái với lợi ích xã hội, trật
tự công cộng và các nguyên tắc nhân đạo.
^ Thủ tục xác lập quyền sở hữu KDCN: [8], [20], [21]
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, người muốn được cấp bằng
bảo hộ KDCN phải nộp đơn tại Cục SHTT. Cục SHTT sẽ tiến hành xét
nghiệm hình thức đơn là 1 tháng và nội dung là 6 tháng ke từ ngày chấp nhận
đơn hợp lệ. Bằng độc quyền KDCN sẽ được cấp nếu đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu của pháp luật.
> Thời hạn bảo hộ: [8], [20]
Khoản 4 Điều 93-LSHTT quy định : Bằng độc quyền KDCN có hiệu
lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kế từ ngày nộp đơn hợp lệ, có the
gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm. Theo Hiệp định TRIPS quy định: “Thời
hạn bảo hộ theo quy định ít nhất phải là 10 năm”. [17]
1.2.3. Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH)
Theo WIPO, NHHH được hiểu chung là dấu hiệu xuất hiện để phân
biệt, để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể
nào đó và được dùng để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thế khác.
NHHH có thể tạo bởi những từ, những chữ, con số riêng biệt hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó. Nhãn hiệu này có thể gồm cả những hình ảnh, biểu tượng, dấu
hiệu ba chiều, nó cũng có thế là những dấu hiệu âm như âm nhạc, dấu hiệu
mùi hương, màu sắc cũng được sử dụng như những đặc tính phân biệt. [3]
7

Theo Pháp luật Việt Nam “NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”
(Khoản 16 Điều 4-LSHTT) [8]
NHHH thường mang các chức năng sau: [9]
- Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ: chức năng này giúp người
tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ mà mình yêu thích trong sự
đa dạng và phong phú của các loại hàng hóa hiện nay.
- Chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ: đây là chức năng
quan trọng đặc biệt với các sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng li-xăng
- Chức năng thông tin về sản phấm: chủ yếu về số lượng, giá cả
- Chức năng quảng cáo: thông qua vai trò của màu sắc, sự nổi tiếng,
NHHH còn thực hiện chức náng quảng cáo đến người tiêu dùng.
- Chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường: NHHH càng nổi tiếng thì
thị phần càng lớn, khi đó nhà sản xuất có nhiều cơ hội để kiểm tra và tổ chức
thị trường có lợi cho mình.
y Sự khác nhau giữa NHHH và Thương hiệu: [21]
Ta nhận thấy, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, không có quy
định nào đề cập đến thuật ngữ “thương hiệu”. Trái lại, thuật ngữ “NHHH” lại
được chính thức ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp quy. Theo định
nghĩa trên, NHHH chính là các dấu hiệu dưới dạng chữ, logo, biếu tượng
được trình bày bằng một hoặc nhiều màu sắc. Ví dụ: HONDA (xe máy), biếu
tượng ngôi sao 3 cánh của Mercedes dùng cho ô tô đều được gọi là NHHH.
Cũng phải lưu ý rằng thuật ngữ NHHH còn bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ ví
dụ nhãn hiệu McDonal dùng cho các dịch vụ nhà hàng ăn nhanh.
Trong Marketing, thuật ngữ “thương hiệu” lại rất quen thuộc. Trong
tiếng Anh, có sự khác nhau giữa hai thuật ngữ “Trademark” và “Brandname”.
Trademark (NHHH), là một loại đối tượng của quyền SHCN được bảo hộ ở
hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, có nghĩa là tất cả các dấu hiệu dưới
dạng hình, chữ, miễn là có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ
sở sản xuất khác nhau. Như vậy, khái niệm Trademark có ý nghĩa tương

đương như khái niệm NHHH quy định tại điều 785 Bộ luật dân sự đã nêu.
“Brand” (Thương hiệu) là sự biểu hiện tổng hợp tất cả các thông tin liên quan
đến một loại hàng hoá hoặc một loại dịch vụ nào đó. Thương hiệu được biểu
hiện đặc thù thông qua một cái tên (cà phê Trung Nguyên), một mẫu hình
logo (cánh chim của Honda), hay các yếu tố khác có thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Nhưng đặc thù hơn cả ở chỗ nó có thể biểu đạt tất cả niềm mong đợi
trong trí nhớ người tiêu dùng gắn liền với một loại sản phấm hoặc dịch vụ,
chẳng hạn sự trung thành, sự thích thú của người tiêu dùng đối với một nhãn
hiệu nào đó, hoặc niềm tin của khách hàng đối với chất lượng của sản phẩm
mang nhãn hiệu. Như vậy, khái niệm Thương hiệu (Brand) rộng hơn, bao
trùm khái niệm NHHH (Trademark), có nghĩa là thương hiệu cũng được coi
là một đối tượng của quyền SHCN và nó cũng cần thiết phải được bảo hộ.
Tuy nhiên do yếu tố lịch sử và trong ngữ cảnh pháp lý, người ta thường sử
dụng thuật ngữ NHHH hơn là sử dụng thuật ngữ Thương hiệu.
'> Thủ tục xác lập quyền SHCN đổi với NHHH:
Cũng giống như việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế
hay KDCN, hệ thống đăng ký xác lập quyền SHCN đối với NHHH dựa trên
nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên.
Người đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH sẽ phải đăng ký
nhãn hiệu tại Cục SHTT. Cục SHTT sẽ tiến hành xét nghiệm hình thức đơn là
1 tháng và xét nghiệm nội dung đơn là 6 tháng ke từ ngày công bố đơn hợp lệ.
(Khoản 1, 2 Điều 119-LSHTT). [8]
> Thời hạn bảo hộ:
Văn bằng bảo hộ NHHH có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể
từ ngày nộp đơn hợp lệ, được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
9
(Khoản 6 Điều 93-LSHTT) [8]. Quy định này phù hợp với điều 18 của Hiệp
định TRIPS “Đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn NHHH phải có thời hạn
hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng ký một NHHH phải có khả năng
được gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn [4] Theo khoản 7 Điều 13

Hiệp định Geneve về NHHH của WIPO (27/10/1994) thì thời hạn đăng ký
bảo hộ NHHH ban đầu và thời hạn mỗi lần gia hạn sau đó đều là 10 năm. [15]
1.3. Tầm quan trọng của việc bảo hộ SHTT
1.3.1. Đối với sự phát triển chung của các doanh nghiệp
Từ lâu, vấn đề vai trò và ý nghĩa của hoạt động sáng tạo trí tuệ đối với
sự nghiệp phát triến của khoa học, công nghệ, KH-XH đã được nhận thức một
cách tương đối thống nhất và đầy đủ. Tuy nhiên, thái độ của các nước thông
qua hệ thống Pháp luật của từng Quốc gia trong việc điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội liên quan đến các sản phấm sáng tạo trí tuệ còn chưa đạt được sự
thống nhất. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây tình hình đó đã thay đối mạnh,
hầu hết các nước đã chấp nhận quyền tư hữu đối với các tài sản trí tuệ.
[13]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó song nguyên nhân hàng
đầu chính là ở bản chất, ý nghĩa và vai trò của SHTT đối với nền kinh tế và
thương mại. Xu hướng phát triển tỷ trọng SHTT trong sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và thương mại đã thúc đây sự cạnh tranh trong lĩnh vực nghiên cứu và
sử dụng các thành quả sáng tạo trí tuệ, đồng thời đã kích thích khuynh hướng
tự phát giảm chi phí sản xuât băng các biện pháp thiêu trung thực như: sử
dụng kết quả nghiên cứu của người khác, mạo nhận sản phấm, mạo
danh Tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ngay cả những sản
phẩm phức tạp nhất cũng không thoát khỏi nguy cơ bị giả mạo. Tổn thất của
các nhà đầu tư do tình trạng này vô cùng lớn. Bản thân các doanh nghiệp bị
thiệt hại không thể chống lại một cách có hiệu quả các hoạt động xâm hại. Do
đó đòi hỏi Pháp luật và Chính phủ phải có một hệ thống Pháp luật hoàn chỉnh
và các biện pháp hữu hiệu đế giải quyết tình trạng này. Sự đòi hỏi đó của các
10
doanh nghiệp trở thành sức ép đối với Chính phủ nước sở tại và sau đó từ các
Chính phủ này lại gây sức ép đối với các Chính phủ khác-nơi mà các hãng đó
có quyền lợi kinh tế. [12]
Một hệ thống pháp luật về SHTT vững chắc là nền tảng để phát triển

một nền kinh tế ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điều này được
minh chứng rõ ràng nhất qua sự phát triến vượt bậc của một số nước có một
hệ thống pháp luật về SHTT chặt chẽ đồng thời có phương châm phát triển
nền kinh tế chủ yếu dựa vào các sản phẩm trí tuệ. Ví dụ: Tại Mỹ, phần trăm
giá trị sản phấm dịch vụ được tạo ra từ những ngành công nghiệp có hàm
lượng chất xám cao tăng từ 21% tới 27% tong sản phấm quốc nội (GNP) từ
năm 1982 tới 1995. [18], [21]. Ở Nhật Bản, một triệu văn bằng bảo hộ đầu
tiên được cấp trong thời gian 95 năm nhưng chỉ trong 15 năm tiếp theo văn
bằng được cấp cũng tương đương với con số đó. số đơn xin cấp văn bằng bảo
hộ quốc tế và số lượng quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Hiệp ước hợp tác
sáng chế của Tố chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) liên tục tăng, cho đến
nay WIPO đã có 183 quốc gia thành viên. [1], [19]
1.3.2. Đối với sự phát triển của các DND Việt Nam
Quyền SHTT hết sức cần thiết phải được bảo hộ, đặc biệt là đối với sự
phát triển của doanh nghiệp Dược Việt Nam vì những lý do sau:
Một là, cũng giống như đói với các doanh nghiệp khác, quyền SHTT sẽ
khuyên khích các doanh nghiệp dược sáng chê và phát triến các phát minh
tiếp theo. Nếu người phát minh được cấp quyền sở hữu một cách rộng rãi thì
sẽ yên tâm nghiên cứu các phát minh liên hệ. [18]
Hai là, quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp hiệu quả đế thúc đấy
người phát minh đi vào sản xuất. [12] Đặc biệt với thị trường Dược phẩm Việt
Nam, để đáp ứng được nhu cầu thuốc cho các bệnh mới xuất hiện hoặc những
bệnh hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, các sản phấm và
dịch vụ mới phải liên tục được kích thích sản xuất và phát triển.
11
Ba là, nguy cơ chiếm đoạt các sản phẩm trí tuệ là nguy cơ diễn ra
thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong nên sản xuất Dược phâm, rất
nhiều các hành vi vi phạm như sản pham Hatazentel của Công ty CPDP Hà
Tây, Hoạt huyết dưỡng não của công ty CPDP Hải Phòng Neu không áp
dụng các biện pháp ngăn chặn nguy cơ này, mọi nỗ lực chính đáng đều bị hạn

chế phát triển bởi tệ nạn chiếm đoạt hoặc cạnh tranh không lành mạnh. [20]
Bốn là, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ chấp nhận chuyển giao công
nghệ và thực hiện các biện pháp đầu tư nếu nhận thấy đầy đủ cơ hội khai thác
công nghệ đó ở quốc gia dự định đầu tư. Theo thống kê của Cục SHTT, trong
khoảng 10 năm mở cửa trở lại đây, từ khi Việt Nam có chính sách mở cửa
nền kinh tế, hoạt động SHTT bắt đầu phát triển, khoảng 2/3 số li-xăng chuyển
giao quyền sử dụng NHHH là được ký kết giữa một bên là nước ngoài và một
bên là Việt Nam m . Điều đó chứng tỏ hoạt động SHTT đã tác động trực tiếp
đến việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có thị
trường thuốc. Chính vì vậy việc đảm bảo quyền SHTT là điều kiện tiên quyết
để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài phong phú và nhiều lợi nhuận. [14]
Tóm lại, bảo hộ quyền SHTT là việc làm cần thiết hiện nay đối với sự
phát triển của các doanh nghiệp nói chung cũng như các DND Việt Nam nói
riêng. Đây là cơ sở đế xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, tăng thu nhập,
phát triển xuất nhập khẩu, giúp Việt Nam sẵn sàng bước vào nền kinh tế hội
nhập-nền kinh tế WTO.
1.4. Hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về SHCN tại Việt Nam giai
đoạn sau gia nhập WTO
1.4.1. Hệ thống pháp luật hiện hành về SHCN tại Việt Nam
Hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT nói chung và SHCN nói riêng của
Việt Nam tương đối phức tạp. Ngoài hệ thống văn bản chính quy bao gồm các
nghị định, các luật, bảo hộ SHTT còn được quy định trong các hiệp ước, thoả
ước, hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới [4].
12
Năm 2006 có thể coi là một mốc phát triển quan trọng của Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triến kinh tế, được đánh dấu bởi việc trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nỗ
lực gia nhập WTO đã được hiện thực hoá một cách rất căn bản trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chung của Việt Nam. Trong đó,
việc ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT đã góp phần không

nhỏ. Hoàn toàn có thế nhận thấy rằng năm 2006 là một năm bước ngoặt của
hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam với việc Luật SHTT 2005 chính thức có
hiệu lực từ tháng 1/7/2006. Đây là luật chuyên ngành về SHTT đầu tiên của
Việt Nam. Sự ra đời của luật đã thay thế toàn bộ các nghị định và văn bản
hướng dẫn về từng lĩnh vực của SHTT trước đó. [20], [22]
Bên cạnh đó chính phủ đã ban hành một loạt các nghị định hướng dẫn
đảm bảo việc thực thi Luật SHTT, các nghị định tiêu biểu là:
- Nghị định 103/ 2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn thi hành
một số điều của luật SHTT về SHCN, bao gồm việc xác lập quyền, quv định
chi tiết về chủ thể, nội dung, giới hạn, chuyển giao quyền SHCN, về hoạt
động đại diện SHCN và các biện pháp thúc đẩy hoạt động SHCN.
- Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. Một điếm khác biệt quan trọng của
nghị định so với các văn bản trước đây là mức phạt hành chính đối với hành
vi vi phạm quyền SHCN có thể tính đến 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm.
- Ngày 29/11/2006 Quốc hội cũng đã thông qua Luật chuyển giao công
nghệ trong đó có quy định liên quan đến hoạt động thương mại hoá quyền
SHTT nằm trong công nghệ. Luật này có hiệu lực ngày 01/7/2007.
Với số lượng khá đồ sộ các văn bản pháp luật được quy định trong
vòng một năm, năm 2006 có thê coi là một năm thành công trong quá trình
xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về SHTT của Việt Nam. Hy
13
vọng các năm tiếp theo sẽ đánh dấu những thành công của Việt Nam trong
việc thực thi và áp dụng các văn bản pháp luật trên. [22]
Các bộ ngành phối hợp với toà án nhân dân tối cao cũng đang trong
quá trình soạn thảo, lấy ý kiến các chuyên gia và hoàn thiện thông tư quan
trọng liên quan đến giải quyết tranh chấp về SHCN tại toà án theo quy định
tại Bộ luật hình sự, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPS. [20]
Ngoài ra, vấn đề này còn được quy định trong một số các văn bản khác
có liên quan như: [14], [20]

+ Bộ luật hình sự (1999);
+ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2002);
+ Luật thương mại (1997); nay là luật thương mại (2005);
+ Luật đầu tư (2005)
Bên cạnh đó, hoạt động bảo hộ SHCN còn chịu sự tác động của các
hiệp ước song phương, các điều ước Quốc tế về SHCN mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia, trong đó phải kế đến: [20]
+ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền
SHTT (TRIPS)
+ Hiệp ước Quốc tế về Patent (PCT);
+ Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế NHHH;
+ Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế
NHHH;
+ Công ước Paris về bảo hộ SHCN;
Trong đó quan trọng nhất phải kế đến tác động của Hiệp định TRIPS.
Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Đây là Hiệp định đa phương
tổng thể nhất về lĩnh vực SHTT, được áp dụng đối với các nước là thành viên
của WTO. Hiệp định TRIPS cho phép các nước thành viên có một khoảng
14
thời gian chuyến đối thích hợp đế đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ.
Các nước phát triến được phép trì hoãn thực hiện Hiệp định trong vòng 1 năm
kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Thời hạn này đối với các nước đang phát
triến là 5 năm và đối với các nước kém phát triển là 11 năm. [17], [23]
1.4.2. Thực thi pháp luật về bảo hộ SHCN tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tình trạng làm hàng giả đã và đang trở nên ngày càng phổ
biến. Mỗi năm có tới không dưới 3.000 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý
hành chính và hơn 100 vụ phạm pháp hình sự. Việc bùng phát nạn hàng giả
và tỷ lệ vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày càng tăng cao, đặt một thách
thức lớn bên cạnh việc phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật là việc thực thi các
điều khoản ấy sao cho có hiệu quả nhất. [22]

Hoạt động bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ SHCN nói riêng hiện
nay Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của 6 cơ quan có thẩm quyền: [10]
- Cục SHTT (Bộ khoa học công nghệ)
- Cơ quan quản lý thị trường
- Cơ quan hải quan
- Lực lượng cảnh sát kinh tế
- Toà án nhân dân
- Thanh tra Khoa học Công nghệ
Trong đó Cục SHTT đóng vai trò quan trọng. Đây là cơ quan vừa thực
hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa tiến hành các hoạt động bảo đảm phát
triến sự nghiệp trong lĩnh vực SHCN như cụ thê hoá các quy định về cơ câu,
bộ máy, cơ chế tài chính và chính sách lao động tương ứng.
Hiện nay, với nhu cầu về bảo hộ SHCN ngày càng tăng của các doanh
nghiệp, Cục SHTT luôn ở trong tình trạng quá tải, bởi vậy, việc thực hiện
hoạt động đăng ký cũng như giải quyết các tranh chấp, khiếu nại còn hạn chế.
15

×