Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tổng quan hóa sinh về bệnh viêm họng và thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 80 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
EO
NGÔ THỊ THU HẰNG

TỔNG QUAN HOÁ SINH VỂ
BỆNH VIÊM HỌNG VÀ THUỐC ĐlỂU TRỊ
• • •
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC
KHOÁ 2002-2007
Ngưòi hướng dẫn : GVC. Nguyễn Duy Thiệp
Nơi thực hiện : Bộ môn Sinh hoá
Thời gian thực hiện : 2/2007- 5/2007
HÀ NỘI THÁNG 5- 2007
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc GVC. Nguyễn Duy Thiệp (Bộ môn Sinh hoá trường Đại học
Dược Hà Nội) là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, chủ nhiệm bộ
môn Sinh hoá và các thầy cô giáo trong bộ môn đã quan tâm và động viên tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lòi cảm ơn tói ThS. Võ Đại Tùng (Sở Y Tế- Huế), người đã
đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà
trường cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ,
giúp đỡ trong suốt 5 năm học qua.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động
viên cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007


Sinh viên: Ngô Thị Thu Hằng
M Ụ C L Ụ C
Trang
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Bệnh viêm họng
2
1.1 Tình hình mắc bệnh trên thế giới và Việt Nam 2
1.1.1 Tình hình trên thế giới 2
1.1.2 Tình hình ở Vỉệt Nam 2
1.2 Giải phẫu sinh lý họng 3
1.2.1 Giải phẫu họng 3
1.2.2 Giải phẫu vòng Waldayer 5
1.3 Vai trò sinh lý của họng và tổ chức niêm mạc mũi họng

7
1.3.1 Vai trò sinh lý của họng
7
1.3.2 Sinh lý và tổ chức niêm mạc mũi họng

8
1.4 Các bệnh viêm họng thường mắc phải trong cộng đồng

9
1.4.1 Viêm họng cấp 9
1.4.2Viêm họng mạn 14
1.4.3 V.A và amidan

16
1.4.4 Liên quan giữa bệnh viêm họng và toàn thân


18
1.5 Cơ sở hiện tượng viêm họng

.
20
1.5.1 Đại cương 20
1.5.2 Biến đổi sinh hoá học 23
1.5.3 Sự toàn thân hoá hội chứng viêm và thay đổi của các chỉ
sốhoásinh 30
Phần 2: Thuốc điều trị bệnh viêm họng 35
2.1 Hoá dược điều trị bệnh viêm họng
.

35
2.1.1 Thuốc kháng sinh
35
2.1.2 Nhóm chôhg viêm 40
2.1.3 Các chất sát khuẩn
46
2.1.4 Các vitamin và nguyên tố vi lượng

.
46
2.1.5 Cá thuốc phụ trợ 46
2.2 Đông dược điều trị bệnh viêm họng

48
2.2.1 Các vị thuốc 48
2.2.2 Các bài thuốc 51
2.3 Thuốc có nguồn gốc dược liệu trị bệnh viêm họng 53

2.3.1 Tinh dầu và hoạt chất chính trong tinh dầu 53
2.3.2 Chế phẩm từ các dược liệu khác 55
Phần 3 : Phòng bệnh viêm họng 56
3.1 Phòng bệnh viêm họng cấp 56
3.2 Phòng bệnh viêm họng mạn 56
3.2.1 Dự phòng toàn thân

.
56
3.2.2 Chếđộ ăn 57
3.3 Thay đổi thói quen 57
3.4 Dự phòng và điều trị cơ bản 58
3.4.1 Xúc họng 58
3.4.2 Xông họng 59
3.4.3 Khí dung họng 59
3.4.4 Rửa họng 60
3.4.5 Bôi họng 60
3.5 Dự phòng đặc hiệu 60
Phần 4: Bàn luận 61
Phần 5 : Kết luận và đề xuất 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỮVIÊT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
ASTS
Antibiotics Sensitivity Testing Studies
(+)
dương
(-)
âm
BC
Bạch cầu

cox
Cyclooxygenase
CRP
C- reactive protein
đv
đơn vị
ĐHDHN
Đại học dược Hà Nội
GC
glucocorticoid
IFN
interferon
IL
interleukin
NK
nature killer
NSAID
non steroid anti inflammatory drugs
NXB
nhà xuất bản
SAD
huyết thanh kháng bạch hầu
TKTW
thần kinh trung ương
TKTV thần kinh thực vật
V.A
Vegetation Adénoides

vừa đủ
YHCT

y học cổ truyền
ĐẶT VẤN ĐỂ
Viêm họng là một bệnh lý mang tính phổ biến mà con người hay mắc phải.
Hàng năm có rất nhiều người bị mắc căn bệnh này. Bệnh thường gặp ở mọi lứa
tuổi, mọi nơi, mọi mùa, không phân biệt giới tính. Nguyên nhân gây bệnh là
virus (80%), số còn lại là do vi khuẩn, vi năm [3], [21].
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, rất nhiều
thuốc điều trị bệnh viêm họng có nguồn gốc hoá dược đã ra đời và đạt được
những hiệu quả điều trị nhất định trên lâm sàng. Tuy nhiên các thuốc này khi sử
dụng với liều cao và kéo dài sẽ có nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ
miễn dịch, hệ tiêu hoá, hệ cơ xương
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm quanh năm,
động thực vật đa dạng và phong phú đã và đang là nguồn dược liệu quí, cộng
thêm kinh nghiệm sử dụng y học cổ truyền có từ lâu đời mà ngày nay chúng ta
đang kế thừa và phát triển đã điều tn được nhiều bệnh tật trong đó có bệnh viêm
họng. Tuy vậy do thời tiết thay đổi bất thường, môi trường ô nhiễm hiện là những
điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm họng phát sinh và phát triển.
Do tính chất đa dạng của bệnh nến thuốc sử dụng để điều trị bệnh viêm
họng cũng rất phong phú về nguồn gốc, chủng loại và các dạng bào chế. Bên
cạnh đó, nhận thức của người dân về căn bệnh này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy
việc lựa chọn thuốc hợp lý, đủ liều, đúng cách để đạt hiệu quả điều trị cao vẫn
còn đang gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn kháng thuốc ngày càng rộng mà
nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự lạm dụng kháng sinh bừa bãi hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan hoá
sình vê bệnh viêm họng và thuốc điều trị ” nhằm các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu bệnh viêm họng và các vấn đề hoá sinh liên quan.
2. Phân tích các thuốc chính dùng trong bệnh viêm họng.
3. Tìm hiểu biện pháp phòng bệnh viêm họng và một số phương pháp thông
dụng điều trị bệnh viêm họng thường gặp.
1

1. BỆNH VIÊM HỌNG
1.1 Tình hình mắc bệnh viêm họng trên thế giới và Việt Nam
Viêm họng là một bệnh thường gặp, rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới,
mọi nơi, mọi mùa và có xu hướng ngày càng tăng trên thế giói và Việt Nam.
1.1.1 Tình hình mắc bệnh trên Thế giới
Viêm họng cấp là một trong những bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Theo thống kê, 30-50% số người lớn phải nghỉ việc và 60-80% số trẻ em phải
nghỉ học do mắc bệnh virus đường hô hấp cấp. ở Mỹ, hàng năm trung bình có 3-
5,6 lượt người mắc bệnh tính theo đầu người. Bệnh hô hấp cấp do virus chiếm
2/3-3/4 tổng số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp [21], [70].
Mỗi năm, có hàng ngàn trẻ em đến viện vì viêm họng. Theo Hofvander, tần
suất mắc bệnh hàng năm của mỗi trẻ em ở thành phố có thể từ 5- 6 đợt bệnh [38].
Viêm họng do rhino chiếm tỷ lệ cao , do corona chiếm 10-20% viêm họng
do vữus, do adeno chiếm 3-5% các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp ở trẻ
em, ở người lớn ít gặp hơn (dưói 2%) [21].
1.1.2 Tình hình mắc bệnh viêm họng ở Việt Nam
ở nước ta, theo Lương Sỹ Cần và cộng sự, tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
cấp ở trẻ em là 74,45% trong đó ở thành phố 87,65% và miền núi 61,48% [24].
Nghiên cứu của Huỳnh Phương Liên năm 2001 thực hiện với 2347 bệnh
nhân (3- 67 tuổi) bị viêm đường hộ hấp cấp ở Hà Nội đã đưa ra kết quả:
influenzae type B là tác nhân chính gây ra hội chứng cúm với tỷ lệ 74%, type
A/H|N) chiếm 20,78%. Tỉ lệ các chủng virus khác phân lập ở đường hô hấp từ
tháng 1-8/2001 cho thấy: enterovừus là 51,28%, adenovửus chiếm 38,46%,
RSV-B là 10,26%. Như vậy virus đường ruột cũng một trong những nguyên nhân
gây viêm đường hô hấp [24].
Thống kê của bộ Y tế năm 2001 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm họng và
viêm amidan cấp là 291,44 trên 100.000 dân, đứng thứ 2 sau bệnh viêm phổi về
các bệnh mắc cao nhất [78].
2
Thống kê của viện vệ sinh dịch tễ trung ương, trong năm 1996- 2000 bệnh

cúm có tỷ lệ mắc 1627,2 trên 100.000 dân đứng đầu trong 10 bệnh truyền nhiễm
cấp. Tại Hà Nội tỷ lệ là 535,25 và Tây Nguyên là 3485 trến 100.000 dân [24].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thuỷ năm 2003 tại Hải phòng trên trẻ em (0- 15
tuổi) cho thấy bệnh tai mũi họng đứng hàng thứ 3 chiếm 18,09% trẻ em, chỉ sau
bệnh răng miệng và bệnh mắt. Trong đó, viêm amidan chiếm 24,99% (viêm
amidan cấp là 13,52%, viêm amidan mạn là 11,47%), viêm họng chiếm 22,39%
(thể cấp chiếm 12,85%, thể mạn là 9,54%). Kết quả này có thay đổi so vói kết
quả của Nguyễn Hữu Chỉnh đưa ra năm 1997 là viêm họng chiếm 39,3%, viêm
amidan là 30,2% [61].
Tại tỉnh Cà Mau, nghiên cứu của Phạm Thế Hiền năm 2004 về bệnh viêm
amidan mạn ở người lớn (16-70 tuổi) đã đưa ra kết quả sau: tỷ lệ mắc bệnh viêm
amidan mạn cộng đổng là 8,4%. Cũng theo đó, khu vực rừng tràm chiếm 11,3%,
nông thôn là 7,7% và thành thị là 7,2% [45].
Nghiên cứu của Phùng Minh Lương thực hiện tại bệnh viện Dak lack
2000-2004 đưa ra: trong tổng số 63.455 lượt khám, các bệnh lý thuộc về họng
chiếm 21.547 lượt chiếm 33,95%. Trong đó viêm mũi họng cấp chiếm tỷ lệ cao
nhất 11,85%, viêm họng cấp là 9,89%, viêm V.A cấp là 6,62%, viêm amidan
mạn và V.A là 8,25%, phẫu thuật cắt amidan là 1345 ca chiếm 49,55% trong
2174 ca phẫu thuật tai mũi họng [47].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy: tình hình mắc các bệnh về tai- mũi-
họng ở nước ta chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó, bệnh viêm họng là một bệnh rất
phổ biến đang được quan tâm.
1.2 Giải phẫu sinh lý họng
1.2.1 Giải phẫu
Họng là một thuật ngữ phổ biến dùng để mô tả khu vực dẫn vào các đường
hô hấp và tiêu hoá.
Họng giống như một ống dựng đứng đằng sau hốc mũi, miệng và thanh
quản, chạy dọc từ nền sọ (mảnh nền của xương chũm, bờ dưới của thân xương
bướm) đến miệng thực quản (tương ứng với bờ dưới của cột sống thứ sáu). Có thể
3

hình dung họng như một cái phễu với phần trên thì loe rộng, còn phần dưới lại
thu hẹp.
HÌNH 1
Tuyển ỵên
Hạch nhăn
LỔ m i Ewsta.cn
Tỵ háu
Phần
trưdo cúa
'đốts&iig; alias
Máu rárìQ
ũủmm
Knấu hâu
Ttiirror
Thanh
m m
Thanh hãu
Nếp phếu nầp
Sựn nhãn
Thực quán
~ ị
Tffiiy:
K h ẩy hầu
Tháng tưđi
\ * c ơ hàm mòng*
xương
m óng

Sụn glap
Báng thanh thát

Day thanh
Sụn nnẩn
EO tuyen giap
T h a n ti
hẩu
Hình 1.1: Vị trí của hầu- họng
Về giải phẫu, họng được chia làm 3 phần:
> Họng trên: họng mũi (tỵ hầu).
> Họng giữa: họng mồm (khẩu hầu).
> Họng dưới: họng thanh quản (thanh hầu) [38], [54].
1.2.1.1 Họng mũi
> Họng mũi là phần họng trên, tương ứng với hốc mũi ở phía trước, còn gọi
là vòm họng.
4
> Họng mũi có dạng hình hộp có 6 mặt: các mặt thông với cửa mũi sau,
trung thất, vòi nhĩ, khẩu hầu và tập trung nhiều tổ chức bạch huyết (amidan
gerlach, amidan luschka- khi bị viêm quá phát gọi là viêm VA) [38].
1.2.1.2 Họng miệng
> Họng miệng là phần họng giữa tương ứng với miệng ở phía trước, ngã ba
giữa đường ăn và đường thở.
> Hai bên có amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan .
* Điểm khác biệt giữa niêm mạc họng miệng và họng mũi là niêm mạc họng
mũi là niêm mạc đường hô hấp, trong khi họng miệng là niêm mạc đường tiêu
hoá [38].
1.2.1.3' Họng thanh quản
Họng thanh quản là phần tương ứng với thanh quản ở phía trước. Niêm mạc
của họng thanh quản là niêm mạc của đường tiêu hoá cấu trúc bỏi lớp biểu mô lát
tầng [38].
1.2.2 Giải phẫu vòng Waldayer
Các tổ chức lympho bao xung quanh họng tạo thành một vòng gọi là vòng

waldayer bao gồm: amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm (luschks), amidan
vòi (gerlach).
1.2.2.1 Amidati
*> Vài điểm cơ bản về giải phẫu amidan: [10], [48], [57]
> Amidan là một khối tổ chức lympho, bộ phận lớn nhất của vòng bạch
huyết Waldeyer, cơ quan tạo ra kháng thể và nhiều chất đặc biệt có tác dụng kích
hoạt các tế bào và tham gia vào quá trình tạo máu.
> Mỗi người đều có hai amidan ở hai thành bên họng trong hốc amidan,
giói hạn bởi hai trụ: trước và sau của màng hầu. Amidan có hình bầu dục, kích
thước trung bình: cao 2 cm, ngang 1,5 cm, dầy 1 cm.
> Mặt ngoài: dính với thành hầu, được bọc bằng một lớp vỏ xơ. Nửa dưới
của mặt ngoài có cuống amidan là nơi bó mạch thần kinh chạy vào amidan nên
khó bóc tách và dễ chảy máu khi làm phẫu thuật.
> Ngược lại, các phần khác của khoảng quanh amidan chứa tổ chức liên kết
lỏng lẻo dễ bóc tách. Vì vậy trong phẫu thuật cắt amidan thầy thuốc tiêm thuốc tê
5
vào khoảng này, cũng là noi dễ tụ mủ khi amidan bị viêm nặng tạo nên những
viêm tấy hoặc biến chứng áp xe quanh amidan.
> Mặt trong: mặt tự do, không nhẵn đều, có nhiều lỗ.
> Bờ trước, bờ sau: dính vào các trụ và cơ lưỡi, họng- màng hầu.
> Hai cực: đều tự do, đặc biệt cực trên cạnh vòm của hai trụ bởi một hố là
hố trên amidan. Nhiều khi hố này có khe ăn sâu lấn ra phía trước, phía ngoài tới
vỏ bọc amidan. Khe này gọi là khe Tourtual và rất hay bị nhiễm trùng gây ra
viêm và áp xe.
> Mạch và thần kinh: rất phong phú
- Mạch: gồm một phần động mạch mặt đổ về động mạch amidan và hệ tĩnh
mạch liên quan hệ đám rối xoang hang nội sọ, tĩnh mạch cảnh trong và ngoài.
- Bạch mạch: chạy vào các hạch cổ sau, nhất là hạch dưới cằm.
- Thần kinh: tách từ 1 đám rối tạo nên bởi các nhánh của dây thần kinh lưỡi
và dây IX.

Hệ mạch và thần kinh rất phong phú giúp amidan thực hiện chức năng bảo
vệ chống các truyền nhiễm, các chất lạ đi vào họng theo đường miệng- mũi. Thần
kinh IX tác động nhiều đến cảm giác ở họng, thần kinh này cũng liên quan đêh
tai, điều này giải thích tại sao đau tai lại thường xuyên liên quan đến viêm họng
hoặc là hậu phẫu cắt amidan.
6
> Mô học của amidan :
- Là tổ chức mô bạch huyết có nhiều khe do biểu mô niêm mạc miệng lõm
xuống, chứa nhiều hốc nhỏ. Quanh khe amidan và khe phụ của chúng có nhiều tế
bào lympho tụ thành những nang bạch huyết. Trong nang có hai vùng rõ rệt:
+ Vùng giữa sáng: trung tâm mầm chứa những nguyên bào lympho bắt
màu base. Trong viêm nhiễm, đây là vùng xảy ra các phản ứng: số lượng và thể
tích của chúng tăng lên làm amidan sưng to.
+ Vùng ngoại vi: thẫm màu hơn, gồm những tiền lympho bào bắt màu
base mạnh, bạch cầu đơn nhân, tương bào.
1.2.2.2 V.A (Vegetation Adénoides)
Người ta gọi V.A là amidan thứ 3 Luschka, còn gọi là “nấm họng”- tổ chức
tân nang mọc lùi sùi như quả dâu ở nóc vòm họng. V.A được tìm ra bởi một thầy
thuốc Đan Mạch Wilhelm Meyer năm 1870. Khi mới sinh ra, ai cũng có V.A.
Càng lớn, VA càng teo đi khi đến 15 tuổi và YÒm họng trở nến trơn nhẩn [40].
Vai trò:
- Sản sinh kháng thể chủ yếu là IgA tiết dể bảo vệ mũi họng chống các tác
nhân gây bệnh đi vào đường thở của trẻ em.
- V.A có vai trò trong bệnh lý đường hô hấp và cơ quan thính giác, là một
bệnh phổ biến ở trẻ em hay gây ra nhiều biến chứng tại chỗ và phát triển cơ thể,
trí tuệ của trẻ [38].
1.3 Vai trồ sinh lý của họng và tổ chức niêm mạc mũi họng
1.3.1 Vai trò sinh lý của họng
> Chức năng hô hấp: không khí đi qua mũi xuống họng mũi, đi ra phía
trước xuống thanh quản và khí quản để vào phổi.

> Chức năng nuốt: thức ăn vào họng, tới gốc lưỡi, eo họng gây ra phản xạ
nuốt.
> Chức năng phát âm: họng kết hợp vói các cơ quan như mũi xoang miệng
là những cơ quan cấu thành tiếng nói.
> Chức năng bảo vệ và miễn dịch:
- Dịch tiết từ mũi chảy xuống họng gây phản xạ ho, khạc đẩy chất tiết ra
ngoài.
7
- Tổ chức bạch huyết ở họng kết hợp thành vòng Waldayer. Amidan khẩu cái
nằm ngay ngõ cửa đường hô hấp và đường tiêu hoá làm chức năng bảo vệ đặc
biệt ở thời kỳ nhi đồng, cơ quan miễn dịch tích cực nhất (miễn dịch dịch thể và
miễn dịch qua trung gian tế bào).
> Chức năng điều tiết khí áp hòm nhĩ:
Khi nuốt cơ khẩu cái căng ra, đồng thời xiết họng co lại làm mở miệng vòi
nhĩ, nhờ đó cân bằng được khí áp giữa hòm nhĩ và bên ngoài, duy trì được chức
năng truyền âm của tai giữa [38], [41], [57], [73].
1.3.2 Sinh lý và tổ chức niêm mạc mũi họng
Các thuốc dùng trong chuyên khoa theo nguyên tắc: tôn trọng niêm mạc
lành và tác động trực tiếp lên niêm mạc bệnh. Vì vậy cần hiểu rõ sinh lý và tổ
chức niêm mạc họng, đồng thời đó cũng là cơ sở để bào chế các dạng thuốc cũng
như hiệu quả các thuốc dùng tại chỗ.
*> Niêm mạc gồm 2 lớp: [10], [42]
> Lớp đệm (hạ niêm mạc) có nhiều tuyến hình ống, các huyết quản và các
dây thần kinh. Các tuyến tiết ra niêm dịch, gồm 2 tầng: tầng ngoài dịch có độ
quánh cao, bao phủ lớp lông chuyển, giữ và loại trừ các dị vật, tầng trong dịch
loãng hơn, thích hợp cho sự chuyển động của lông chuyển.
- Lượng niêm dịch do các tuyến tiết ra tỷ lệ thuận vói hoạt động của tế bào
lông chuyển. Niêm dịch có tác dụng giữ các vật lạ do lực tĩnh điện và lysozym.
> Lớp liên bào gồm có 3 lớp:
- Tế bào đáy, tế bào ngửi Schultz và tế bào trụ có lông chuyển.

- Hoạt động của lớp liên bào là do các lông chuyển giữ vai trò bảo vệ đường
hô hấp trên, loại trừ các yếu tố gây bệnh ngoại lai: vi khuẩn, kháng nguyên, các
yếu tố sinh lý, hoá học khác Lớp liên bào rất mềm yếu, hoạt động độc lập trong
những điều kiện nhất định của môi trường (nhiệt độ từ 16-33° c, độ ẩm trên 70%,
đẳng trương, pH trung tính). Vì vậy thuốc tác dụng tại chỗ đưa vào phải đảm bảo
những điều kiện trên.
> Khi bị viêm, niêm mạc bắt đầu cương tụ, phù nề, chảy nhầy. Vi khuẩn dễ
xâm nhâp, gây mủ. Tình trang viêm đi viêm tái phát nhiều, niêm mạc sẽ giảm
8
tính đàn hồi, ở lớp đệm sẽ có hiện tượng viêm nề mạn tính, huyết quản giãn ra ở
lớp liên kết, rồi bị vùi lấp trong đám liên kết phù nề và hai lớp đó bị xơ hoá.
> Trong niêm mạc có những chi nhánh của ba loại thần kinh sinh ba, giao
cảm và phó giao cảm nên mỗi khi kích thích sẽ gây ra một số phản xạ: co thắt
họng, thanh quản, hắt hơi, nhức đầu
1.4 Các bệnh viêm họng thường mắc phải trong cộng đồng
1.4.1 Viêm họng cấp
Còn gọi là angina, là loại bệnh khá phổ biến trong chuyên khoa tai mũi
họng, gặp nhiều ở trẻ em lứa tuổi 5-15 tuổi, hiếm thấy ở trẻ dưới 1 tuổi và ngưòi
sau 30 tuổi. Viêm họng cấp có thể xuất hiện riêng biệt nhưng thường xuất hiện
với các bệnh viêm V.A, viêm amidan, phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà .[31],
[38].
1.4.1.1 Viêm họng đỏ thông thường [1], [31], [64], [70]
Thực chất là viêm họng cấp ở họng hoặc ở amidan, thường gặp về mùa
lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, chiếm tới 65% trong tổng số các viêm họng cấp.
Bệnh lây theo đường không khí.
> Nguyên nhân:
- Do virus, thường gặp là virus cúm, á cúm, Rhino, Corona, Adeno, virus
hợp bào đường thở, virus sởi
- Vi khuẩn chỉ là bội nhiễm thêm (sẵn có ở họng).
> Triệu chứng chính:

Đau rát họng, niêm mạc họng đỏ, khô. Ở trẻ nhỏ thường sưng, đau hạch cổ.
- Do virus cúm (họ Orthomyxoviridae): toàn thân ê ẩm, ho, sổ mũi, nhức đầu
khủng khiếp, có thể tiến tới khó thở rồi nghẹt thở, kèm theo rối loạn về thính giác
và thị giác, rát họng, xuất huyết thành họng. Virus cúm A gây nên các dịch cúm
chính, virus cúm B thường gây bệnh nhẹ hơn.
- Có trên 200 loại virus gây nên bệnh cảm lạnh, trong đó Rhino chiếm đến
1/2 các trường hợp cảm lạnh.
+ Do Rhino : rất phổ biến, gây bệnh cảm lạnh với triệu chứng nhẹ sô mũi,
nghẹt mũi, rát họng. Sau khi nhiễm rhino, cơ thể hình thành kháng thể trung hoà
cả trong máu và dịch đường hồ hấp. IgA hình thành trong dịch hô hấp đóng vai
9
trò chính trong chống tái nhiễm. Tuy nhiên, do số lượng serotyp của virus lớn
nên đã làm tăng cơ hội nhiễm mới.
+ Do Adeno: gây bệnh cảm lạnh, sốt, chảy nước mũi, ho, thường gây
viêm họng thể nhẹ. Hầu hết các bệnh do các type từ 1 đến 7 gây nên.
+ Do virus APC (Adeno Pharyngo Conjunctival): thường kèm viêm màng
tiếp hợp, hạch cổ sưng to.
Bảng 1.1 : So sánh triệu chứng cúm và cảm lạnh
Triệu chứng Cảm lạnh Cúm
Sốt Hiếm
Phổ biến và cao 39-
40°c, kéo dài 3- 4 ngày
Đau đầu Hiếm
Phần lớn luôn xuất
hiện
Đau toàn thân
nhẹ nếu xuất hiện đầu tiên
Thường nặng, ê ẩm
Mệt mỏi, Ốm yếu nhẹ nếu xuất hiện đầu tiên
Xuất hiện sớm và dữ

dội
Nghẹt mũi
Gần như thường xuyên
thỉnh thoảng
Hắt hoi Rất phổ biến
thỉnh thoảng
Đau họng Phổ biến
thỉnh thoảng
Ngực khó chịu và ho
nhẹ đến vừa phải, ho khan
Phổ biến, có thể nặng.
> Tiến triển:
- Vài ngày: sốt giảm dần, đau rát họng cũng hết. Nếu không có bội nhiễm
bệnh sẽ khỏi hẳn sau 5-7 ngày.
- Ở trẻ em, không xử lý tốt dễ bội nhiễm gây viêm tai giữa cấp, viêm mũi
xoang cấp hoặc viêm phế quản.
> Xử trí:
- Cơ bản nghỉ ngơi, giữ ấm, nâng cao sức đề kháng bằng vitamin c liều cao.
- Bệnh chủ yếu do virus nên hướng điều trị triệu chứng là chính: dùng
paracetamol. Chống đau rát họng bằng súc họng với dung dịch kiềm ấm: nước
10
muối, dung dịch kali clorid 1%, hoặc pha gói B.B.M, bôi họng bằng glycerin
borat 5%.
Với trẻ em: nhỏ mũi bằng arygol 1% hàng ngày và chỉ dùng kháng sinh
trong trường hợp có bội nhiễm.
- Nếu hay tái phát cần loại trừ ổ viêm: nạo V.A (trẻ nhỏ), cắt amidan.
1.4.1.2 Viêm họng cấp do vi khuẩn
Viêm họng do vi khuẩn có tỷ lệ 20- 30% tổng số các loại viêm họng cấp.
Đứng đầu là liên cầu tan huyết nhóm A, còn lại là các nhóm B, c, G. Đứng thứ
hai là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), não mô cầu (Neisseria meningitidis),

phế cầu (Streptococcus pneumoniae), trực khuẩn Haemophilus influenzae, vi
khuẩn kỵ khí, xoắn khuẩn giang mai [13], [31].
♦♦♦ Viêm họng bạch hầu:
Thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 7 tuổi, cũng có thể gặp ở lứa tuổi thiếu nhi và
người lớn. Bệnh do trực khuẩn Klebs- Loeffler gây ra.
> Cơ chế gây bệnh: [ 13], [28]
- Bạch hầu lây theo đường thở, xâm nhập vào cơ thể bằng các giọt nước bọt,
thường ký sinh ở vùng hầu họng và tạo màng giả ở đây.
- Tính chất màng giả: trắng xám, khó bóc, khi bóc gây chảy máu, không tan
trong nước. Màng giả được tạo thành do fibrin và tế bào viêm.
- Bạch hầu sống và tiết ra ngoại độc tố, thấm vào máu và tác động tới các cơ
quan và toàn thân (tim, thần kinh ngoại biên, tuyến thượng thận và gan).
- Ngoại độc tố: chủ yếu là glycoprotein, gồm 2 phần:
+ Phần B (binding) bám vào màng tế bào cảm thụ, giúp phần tử A (acitve,
mang hoạt tính enzym) chui vào tế bào ngăn cản sự sinh tổng hợp protein của tế
bào, gây nên nhiễm độc toàn thân.
+ Phần A đã ngăn cản giải phóng các ARN vận chuyển, sau khi nó đã đưa
các acid amin đến các polyribosom nên sự tổng hợp protein bị ngăn cản.
> Triệu chứng chính:
- ủ bệnh ngắn 4- 5 ngày, ngày đầu chỉ thấy niêm mạc họng đỏ. Ngày thứ 2,
3 xuất hiện giả mạc bắt đầu từ amidan, lan ra các trụ và màn hầu. Giả mạc tái
xuất hiện nhanh, không tan trong nước, soi cấy thấy vi khuẩn bạch hầu.
11
- Thể ác tính: rầm rộ, sốt cao đến 40°c, bộ mặt nhiễm trùng nhiễm độc, da
tái xanh, chân tay lạnh, hạch cổ sưng to và đau. Đau rát họng rõ rệt, không nuốt
được. Ngạt mũi, chảy mũi mủ hôi, loét cửa mũi. Albumin niệu (+) tính [28], [31].
> Tiến triển và biến chứng:
- Nếu xảy ra ở trẻ đã tiêm chủng phòng bạch hầu thì diễn biến nhẹ, có thể tự
khỏi. Với thể ác tính tỷ lệ tử vong cao.
- Biến chứng:

+ Gần: viêm mũi bạch hầu, bạch hầu thanh quản, ho ông ổng.
+ Độc tố của bạch hầu gây viêm cơ tim, liệt thần kinh [31], [38].
> Xửtrí: [28], [31], [38]
- Điều trị bạch hầu:
+ Tiêm huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) 30.000 đến 80.000 đv thể ác
tính (Lưu ý: SAD tác dụng với độc tố còn lưu hành trong máu, không tác dụng
khi độc tố đã gắn vào mô tế bào).
+ Phối hợp Penicilin 1 triệu đến 3 triệu đv/ ngày.
Vitamin c liều cao 1 g/ ngày.
- Chống biến chứng:
+ Chống liệt: tiêm dưới da strychnin lmg/ lần, 2mg/ 24h. Nếu khó thở và
chưa mở khí quản thì không được dùng. Vitamin BI 50-200mg/ ngày.
+ Chống suy tim: Coramin l-2ml hoặc Spactein 0,1- 0,2 mg/ngày.
❖ Viêm họng liên cầu:
> Nguyên nhân: do liên cầu, đặc biệt liên cầu tan huyết p nhóm A, lây
truyền theo đường nước bọt.
> Cơ chế gây bệnh:
- Một trong những yếu tố giúp cho quá trình lan toả của liên cầu và kháng
lại đại thực bào là acid hyaluronic của vỏ và protein M- protein đặc hiệu kháng
nguyên type của vách tế bào.
- Các yếu tố hỗ trợ khác cho quá trình xâm nhập của liên cầu là enzym và
độc tố tan hồng cầu Streptolysin o (dung huyết tố) SLO và Streptolysin s.
12
- Streptolysin o và hyaluronidase có tính kháng nguyên mạnh nên khi
nhiễm liên cầu, nó kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh kháng thể kháng
là antistreptolysin o (ASLO) thuộc loại globulin và Antistreptohyaluronidase.
- Một số enzym khác Diphospho pyridine nucleotidase (DPNase),
Streptodomase (DNase) cũng kích thích cơ thể sinh kháng thể kháng lại.
Những kháng thể này không có tác dụng bảo vệ cơ thể, chỉ có tác dụng chẩn
đoán trên cận lâm sàng [13], [39].

> Triệu chứng:
- Rầm rộ: sốt cao rét run, luôn sưng hạch góc hàm, đau họng, nuốt đau rõ
rệt. Đặc biệt không kèm các triệu chứng về mũi, thanh quản (ngạt tắc, chảy mũi,
ho, khàn tiếng ). Họng đỏ có các bựa trắng, lấy bỏ dễ dàng, chấm ban đỏ sẫm.
- Cận lâm sàng:
+ Quệt họng soi cấy tìm vi khuẩn : liên cầu tan huyết p nhóm A.
+ Số lượng bạch cầu tăng từ 10.000 đến 12.000/mm3.
+ Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có albumin niệu [55].
> Xử trí:
Dùng penicilin liều cao có kết quả tốt, kết hợp dùng vitamin c liều cao.
Theo dõi ít nhất 10 ngày sau để phát hiện kịp thời các biến chứng [31], [55].
> Biến chứng:
Bệnh kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây biến chứng
viêm thận, bệnh Osler, thấp tim ở tuần 2,3 [2], [20].
❖ Viêm họng do các vi khuẩn khác:
Hầu hết là những vi khuẩn ký sinh ở vùng hầu họng. Khi gặp điều kiện
thuận lợi (nhiễm virus, hoá chất ) chúng trở nên gây bệnh.
> Phế cầu thường gặp ở vùng tỵ hầu của người lành vói tỷ lệ khá cao
(khoảng 40- 70%). Nó thường gây nên viêm đường hô hấp dưới (bội nhiễm sau
nhiễm virus). Ngoài ra còn gây viêm đường hô hấp trên : viêm họng, viêm
tai Phế cầu gây bệnh chủ yếu do vỏ vi khuẩn.
> Não mô cầu ký sinh ở họng mũi. Khoảng 2-8% ngưòi lành mang vi
khuẩn này, ở trạng thái không gây bệnh. Gặp điều kiện thuận lọi, nó gây viêm
13
họng mũi nhẹ. Một số nhỏ lan theo đường, máu, đường bạch huyết gây nhiễm
khuẩn huyết và viêm màng não. Não mô cầu gây bệnh bằng kháng nguyên vỏ và
nội độc tố.
> Haemophilus influenzae: khoảng 75% trẻ lành mang vi khuẩn này ở
họng mũi như là một thành viên của vi khuẩn chí bình thường. Ở người lớn tỷ lệ
này thấp hơn. Bệnh thường thứ phát gồm viêm đường hô hấp trên và dưới, nhiễm

khuẩn huyết, viêm niệu đạo [13]
1.4.2 Viêm họng mạn
1.4.2.1 Nguyên nhân
> Do các kích thích như thuốc lá, rượu, bụi, yếu tố thể trạng; bệnh toàn thân
như cơ địa, dị ứng, suy gan
> Thường do ảnh hưởng của ngạt tắc mũi mạn, thở bằng mồm kéo dài, nhất
là mùa lạnh, do viêm xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy, mủ luôn chảy xuống
họng, viêm họng cấp tái phát nhiều lần [31], [57].
1.4.2.2 Các thể
*** Viêm họng xuất tiết: Niêm mạc họng đỏ, ướt, chất xuất tiết nhầy, trong
dính vào thành sau họng. Thành sau họng không nhẵn, nổi vài tia máu, có ít nang
lympho nổi lên thành các hạt nề, đỏ [31].
❖ Viêm họng quá phát:
Niêm mạc họng dày thành trụ giả ở trụ sau của amidan đỏ, màng hầu và lưõi
gà dày. Các nang lympho ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng
đám nề, màu hồng, lồi cao —*■ thường gọi là viêm họng hạt [31].
❖ Viêm họng teo:
> Niêm mạc trở nên nhẵn, khô, trắng bệch, các trụ giả mất đi, trụ amidan và
màng hầu cũng mỏng đi làm họng giãn rộng ra.
> Thành sau họng không thấy các nang lympho, niêm mạc khô, có các dải
xơ trắng, sau xuất hiện các vẩy mỏng, khô, vàng xám bám thành sau họng [31].
*> Tiến triển và biến chứng:
Thường viêm họng mạn sẽ lần lượt qua các giai đoạn trên nếu để kéo dài
không được điều trị. Viêm họng mạn cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn,
14
viêm thanh khí quản mạn, hoặc các đợt viêm cấp như viêm amidan cấp, áp xe
amidan
Bệnh cũng là yếu tố gây suy nhược cơ thể, thần kinh, gây loạn cảm họng,
cảm giác có dị vật, ngứa họng, nóng rát, khô, nuốt khó, họng tiết dịch nhiều hoặc
ít, dịch đặc khó khạc, thường ho do kích thích, dễ nôn ói khi chạm vào họng [31], [57].

*> Hướng xử trí:
> Tại chỗ:
Sử dụng nhiều phương pháp: súc- bôi- khí dung- rửa họng đối với thể xuất
tiết vói các thuốc dùng tại chỗ như: NaCl 0,9%, Natri hydrocarbonat 15%,
glycerin borat 3%, hydrocortison
Phương pháp đốt họng thường được sử dụng với thể quá phát.
Với viêm họng teo dùng các thuốc làm giảm khô họng, cải thiện tuần hoàn
máu tại chỗ (bôi glycerin 2%, sáp menthol spirit) nhằm thúc đẩy tổ chức tuyến
bài tiết, cải thiện tuần hoàn máu tại chỗ [31], [42].
> Nguyên nhân: Giải quyết các nguyên nhân như cắt amidan (nếu bị viêm
mạn), điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá,
rượu. Nâng cao thể trạng, thay đổi cơ địa: dùng vitamin A, D2, dùng nước suối
khoáng [31], [42].
1.4.3 V.A và amidan
1.4.3.1 Viêm V.A cấp và viêm amỉdan cấp [1], [27], [31], [38], [41].
Viêm V.A cấp thường gặp nhất và hay tái phát ở trẻ nhỏ.
Viêm amidan cấp cũng rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Nguyên nhân: thường do lây nhiễm đường hô hấp trên (liên cầu, tụ cầu )
Bảng 1.2: Bệnh viêm V.A cấp và viêm amỉdan cấp.
Viêm V.A cấp
Viêm amidan cấp
Triệu chứng
- Sốt cao, mệt mỏi, kém chơi,
bỏ ăn, quấy, khóc.
- Ngạt tắc mũi sớm, dịch
nhầy trắng đục, dễ gây sặc,
ho về đêm.
- Sốt cao 39- 40°c (thường
gặp ở trẻ em).
- Đau họng: khô, nóng rát,

đau nhói lên tai, tăng khi
nuốt.
15
- thành sau họng xuất huyết,
vòm và khe nhiều mủ nhầy
bám.
- sưng hạch dưới hàm, góc
hàm.
- Ho: khàn tiếng, hơi thở
hôi, thở khò khè, ngáy to.
- Hai amidan to, đỏ ướt,
mạch máu nổi rõ, hốc mủ,
hoặc có giả mạc dễ lấy, tan
trong nước.
-Thường kèm viêm họng,
thành sau họng có xuất tiết
nhầy.
Tiến triển và
biến chứng
- kéo dài 3- 5 ngày, hay tái
phát.
- áp xe thành sau họng, viêm
tai giữa.
- gây viêm khí phế quản,
viêm phổi trẻ em.
- kéo dài 1 tuần, hay tái phát
- Tại chỗ: áp xe quanh
amidan hoặc thành bên
họng.
- Kế cận: thường gây đường

hô hấp cấp.
- Xa; gây viêm cầu thận cấp
ở trẻ em, thấp khớp cấp,
thấp tim, bệnh Osler.
> Điều trị:
- Đối với V.A cấp, chủ yếu nhỏ mũi thuốc co mạch (ephedrin 1%), thuốc
chống xuất tiết (argyrol 1%), hạ sốt, nếu có biến chứng thì dùng kháng sinh. Thể
tái phát nhiều thực hiện nạo V.A.
- Đối với viêm amidan cấp, điều trị như viêm họng cấp.
1.4.3.2 Viêm V.A mạn và viêm amidan mạn
♦♦♦ Nguyên nhân:
Thường do các đợt viêm V.A cấp và viêm amidan cấp tái phát, không điều trị
triệt để hết các nhiễm khuẩn đợt cấp gặp thêm các yếu tố cơ hội làm tổ chức
amidan luôn ở trạng thái kích thích gây nên tình trạng quá phát, bệnh từ viêm cấp
chuyển sang thể mạn [31].
16
♦♦♦ Triệu chứng:
> V.A mạn: xảy ra đối vói trẻ nhỏ
- Ngạt mũi, khó thở là chính do V.A to che lấp lỗ mũi sau gây ngạt tắc mũi
thường xuyên, tăng về đêm. Thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt
đậu xanh, mũi nhầy chảy từ vòm họng xuống. Khi ngủ trẻ thở khụt khịt, há mồm
để thở, giấc ngủ không sâu, dễ bị sặc, nôn trớ khi bú, ăn.
- Nghe kém: do bán tắc hay tắc hoàn toàn vòi Eustach, hay bị viêm [31].
> Amỉdan mạn:
Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng, đau lan lên tai, hơi thở hôi mặc dù
vệ sinh răng miệng thường xuyên, thỉnh thoảng ho, khàn tiếng.
Bề mặt amidan nhiều khe và hốc, chứa đầy bã đậu và mủ màu trắng.
Các chứng nghiệm amidan:
- Đo ASLO nếu do liên cầu sẽ tăng cao từ 500-1000 đơn vị.
- Test Vigo- Smith: dùng ngón tay xoa trên bề mặt amidan trong 5 phút, thử

lại công thức bạch cầu. Nếu amidan viêm, số lượng bạch cầu tăng.
- Test Lemée: Nếu amidan viêm đã gây các biến chứng, sau khi xoa sát
amiđan có khi thấy khớp đau hơn, xuất hiện phù nhẹ hoặc trong nước tiểu có
hồng cầu [38].
❖ Điều trị:
> V.A còn nhỏ, ít gây viêm tấy: nhỏ mũi bằng dầu gomenol 1%, dung dịch
cloramphenicol 0,4 %.
> Nạo V.A do quá phát hoặc phẫu thuật amidan khi thật sự trở thành lò viêm
gây hại cho cơ thể. Sau đó bồi dưỡng cơ thể, dùng thuốc có iod, vitamin A, D2 và
các chất sắt. Chống chỉ định nạo khi bệnh nhân đang bị viêm nhiễm, khi đang có
dịch viêm, biến chứng do viêm amidan, các bệnh về máu [31], [48].
1.4.4 Mối liên quan giữa bệnh viêm họng và toàn thân
Cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể đều có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Khi bệnh lý xuất hiện ở một cơ quan thì ít nhiều ảnh hường
tới một số các cơ quan khác. Bệnh viêm họng và bệnh lý ở các cơ quan khác đều
không tách rời quy luật trên.
17
1.4.4.1 Liên quan giữa bệnh viêm họng với toàn thán
Chủ yếu là các biến chứng viêm họng do không điều trị kịp thời và điều trị
dứt điểm gây nên.
> Tai, mũi, họng là các hốc thông với nhau và thông vói bên ngoài nên khi
bị mắc bệnh một trong các bộ phận trên sẽ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến
các bộ phận khác. Ví dụ:
- Viêm họng sẽ gây nến viêm mũi, viêm thanh quản vì họng, mũi, thanh
quản thông với nhau, viêm họng- mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang
(các xoang đều có lỗ, ống thông với mũi), viêm tai giữa- xương chũm (thông vói
mũi họng qua vòi tai gọi là vòi Eustach).
- Viêm V.A cấp dễ dẫn đến viêm đường hô hấp cấp, viêm tai giữa cấp
[3],[31].
> Viêm họng do liên cầu khuẩn dễ dẫn đến những biến chứng sau:

- Bệnh thấp tim, thấp khớp do liên cầu tan huyết nhóm A, type M3, 5, 14,
18, 24, 19. Hiện nay, đa số các nhà y học nêu giả thiết bệnh thấp tim là bệnh
nhiễm độc miễn dịch, căn cứ vào một số chất chiết xuất từ liên cầu nhóm A có
độc tính vói mô tế bào của vật chủ. Tỷ lệ thấp tim ở Việt Nam ở một vùng được
điều tra 0,4 %- 0,7%, bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5-16 tuổi [20], [27], [39].
- Viêm cầu thận cấp: cũng do liên cầu tan huyết nhóm A, thường là type 12,
khởi phát sau viêm họng 2- 3 tuần, sốt cao và đau vùng thắt lưng, phù [27].
> Viêm họng mạn là một trong những yếu tố gây suy nhược cơ thể, suy
nhược thần kinh do luôn phải khạc nhổ vì vướng họng, nhất là về đêm [57].
> Amidan hoặc V.A quá phát là một trong những nguyên nhân gây nên hội
chứng ngạt thở khi ngủ và ngáy to do cản trở và làm giắm thiểu năng hô hấp [27].
> Viêm họng do bạch hầu có thể gây biến chứng về tim mạch (viêm cơ tim
và rối loạn nhịp tim) do độc tố gây thoái hoá nhu mô, thoái hoá mỡ ở cơ tim và
gây rối loạn dẫn truyền [12], [18].
1.4.1.2 Liên quan giữa bệnh toàn thân với viêm họng
*> Viêm họng trong bệnh máu: Các bênh của hệ thống bạch cầu trong máu
thường có bệnh tích ở họng và miệng. Nhiều khi bệnh tích ở họng, miệng có sớm
và được coi là những triệu chứng giúp cho phát hiện bệnh [1], [31].
18
> Viêm họng trong bệnh mất bạch cầu hạt:
- Bệnh mất bạch cầu hạt hay bạch cầu đa nhân trung tính gặp do một loại
virus chưa xác định hoặc do độc chất (pyramidon, stovacson, clorocid, tia xạ trị
liệu ).
- Triệu chứng họng- miệng xuất hiện sớm: hai amidan sưng to, hình thành
các vết loét nhưng không có mủ, không có phản ứng viêm quanh vết loét, dễ chảy
máu, không có hạch cổ. Đau họng, nuốt đau, ứ đọng nước bọt, hơi thở hôi.
> Viêm họng trong tăng bạch cầu đơn nhân to:
- Bệnh thường còn gọi là viêm họng Monocyte hay bệnh Pfeiffer, thường
gặp ở trẻ lớn, do virus , dễ lây, tiên lượng tốt.
- Triệu chứng giống các bệnh nhiễm trùng thường gặp (sốt- mệt- kém ăn) và

kèm theo viêm họng xuất hiện sớm, hai amidan to, đỏ, có thể có giả mạc mỏng
và sưng các nhóm hạch cổ, không đau.
> Viêm họng trong bệnh bạch cầu Leucose cấp: là hình thái của ung thư
máu, thường gặp ở người trẻ.
Triệu chứng ở họng- miệng: cảm giác nuốt vướng- khó- đau, nước bọt
nhiều, đục, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to, amidan và niêm mạc họng- miệng sưng
nề, có loét giả mạc dễ chảy máu.
❖ Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus:
> Ngoài các viêm họng do virus thường gặp như cúm, adeno, rhino còn
gặp viêm họng do virus ái thần kinh chủ yếu là: Herpes, Zona họng Đặc trưng
chung là gây đau rát họng và có các mụn nước gây đau khi nuốt.
> Nhiễm giang mai họng: gặp ở mọi thời kỳ của giang mai từ lây trực tiếp,
xuất hiện muộn sau các biểu hiện toàn thân cho đến thể di truyền.
> Nhiễm lao họng: thứ phát sau lao phổi [21].
❖ Các bệnh về răng miệng :
Ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng ở răng miệng là nguyên nhân một số bệnh ở họng
[34].
Một số thoi trùng và xoắn khuẩn ký sinh ở họng miệng gặp điều kiện thuận
lợi (sâu răng, thể trạng suy yếu ) gây rối loạn dinh dưỡng niêm mạc họng và
gây loét (Viêm họng loét Vincent) [1], [31].
19
❖ Ngoài ra một số bệnh khác cũng liên quan đến viêm họng như chứng trào
ngược dạ dày thực quản (làm pH niêm mạc ở họng thấp, niêm mạc họng khô và
rát, dễ gây viêm họng), viêm họng cơ hội do vừus HIV [31].
1.5 Cơ sở hiện tượng viêm họng
1.5.1 Đại cương
1.5.1.1 Đặc điểm của bệnh học chung
Viêm họng là viêm các tổ chức bạch huyết ở họng, nhất là các amidan. Quá
trình viêm ở đây tiến triển rất đa dạng do sự có mặt của các tổ chức tuyến ở niêm
mạc họng. Các tổ chức này bị lôi kéo hoàn toàn hoặc từng phần vào tiến trình

viêm nhiễm có thể chỉ ở bề mặt (tổn thương bề mặt các amidan và các hốc) hoặc
xâm nhập vào tổ chức tuyến, nang trong nhu mô amidan [1].
1.5.1.2 Mô tả chung hiện tượng viêm:
F ~ ■ ~ “ — " -

' '
Cũng như các hiện tượng viêm do nhiễm khuẩn, các giai đoạn của viêm
họng cũng gồm các giai đoạn chính sau:
❖ Giai đoạn cảm ứng: [12], [26], [62]
> Niêm mạc đường hô hấp có tính cản trở tốt do tính đàn hồi cao hơn da,
được bao phủ bởi lớp chất nhầy và một hệ thống vi nhung mao. Chất nhầy (niêm
dịch) tạo nên một màng bảo vệ làm cho vi khuẩn và các vật lạ không bám thẳng
vào tế bào. Sự vận chuyển của vi nhung mao ngoài tác dụng cản bụi có mang
theo vi khuẩn còn đẩy chúng ra xa dần, gây phản xạ ho, hắt hơi và loại hẳn chúng
ra ngoài.
> Do yếu tố thuận lợi, các nhân tố trên xâm nhập vào họng tại một điểm
nào đó gây nên một phản ứng tức khắc từ những tế bào canh phòng tại chỗ và từ
Hình 1.3: Hiện tượng viêm do nhiễm vi sinh vật
20

×