Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN NGÀNH TOÁN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.82 KB, 8 trang )

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC LÀ NHÂN TỐ QUAN
TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO
SINH VIÊN NGÀNH TOÁN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÓM TẮT
Bài viết này phân tích nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học và sự cần thiết
của việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của sinh viên đại học nói chung và sinh viên toán học nói riêng. Đồng
thời đề xuất một số hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá có ưu thế
trong việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học
và tự nghiên cứu cho sinh viên.
1. Đặt vấn đề
Việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của sinh viên có vai trò rất
quan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học, nó lại vừa có
vai trò bánh lái, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy và giúp sinh viên
thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra
nhằm đạt kết quả cao. Thập niên gần đây, để đáp ứng với nhu cầu của thời kì
mới, giáo dục đại học đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp
đào tạo. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nghiên cứu một cách
đúng mức, nhiều khi còn tùy tiện, chủ quan, thiếu chính xác, hình thức chủ
nghĩa, nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thực chất và còn nhiều vấn đề
bất cập trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội. Điều đó cho thấy việc
thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo mà không thay đổi
hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt được mục đích mong muốn.
1
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cùng với việc đổi
mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo
thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên. Vấn đề đặt ra là phải xác định cho được những cơ sở lí luận, thực
tiễn của việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó


xác định các hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá cho phù
hợp. Về bản chất, đây là những nghiên cứu của việc đổi mới dạy học theo quan
điểm của lí luận dạy học hiện đại.
2. Cơ sở khoa học của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra
đánh giá
- Để đáp ứng với nhu cầu CNH, HĐH đất nước, hòa nhập vào trào lưu
chung của thế giới, mục đích chung của nền giáo dục nước ta là tạo nên nhân
cách Việt Nam: Đào tạo ra lớp thanh niên có văn hóa, có khoa học kỹ thuật, tích
cực, năng động, sáng tạo, có khả năng lao động với năng suất cao trong một nền
công nghệ tiên tiến, có ý chí vươn lên vì sự thành đạt, tiến bộ của bản thân và sự
phồn vinh của đất nước. Từ mục đích chung này, mỗi cấp học, ngành học đều
phải xác định mục đích cho mình nhằm đạt được mục đích chung.
- Mục đích của giáo dục đại học hiện nay là: Đào tạo ra lớp sinh viên có
trình độ chuyên môn và kĩ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát
hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn đào tạo. Điều
đó đòi hỏi sinh viên phải có các năng lực chủ động, sáng tạo, có óc phê phán, có
tính nhạy cảm với thực tiễn. Do đó nhiệm vụ của giáo dục đại học phải tập trung
vào 3 lĩnh vực:
+) Thứ nhất, là dạy nghề: giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn
và kĩ năng thực hành về một ngành nghề nhất định.
2
+) Thứ hai, là dạy phương pháp: giúp sinh viên phát triển năng lực trí tuệ
(tư duy, nhận xét, di chuyển các hành động trí tuệ, tổ chức lao động trí óc
một cách khoa học ), năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp
tự học và tự nghiên cứu.
+) Thứ ba, là dạy thái độ: bồi dưỡng cho sinh viên trở thành người có phẩm
chất chính trị, có đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân.
Sự thay đổi về mục đích, nhất thiết đòi hỏi phải thay đổi về nội dung và

phương pháp dạy học, vì thế trong hệ thống các thành tố của quá trình dạy học,
với sự tương quan nhất định cần phải có cách kiểm tra, đánh giá phù hợp với sự
thay đổi của mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh
giá ở đại học cũng phải nhằm vào các hướng trên, để các thành tố của quá trình
dạy học mới có thể tác động tương hỗ và thúc đẩy cả hệ thống phát triển, có như
thế chất lượng giáo dục mới được nâng cao.
- Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế đặc trưng
bằng sự đổi mới kiến thức liên tục với sự bùng nổ thông tin phát triển mạnh mẽ
trên các lĩnh vực liên ngành và đa ngành. Khối lượng thông tin lớn, hiện đại,
được truyền tải dưới nhiều loại hình và trên nhiều phuơng tiện, chúng ta có thể
tiếp cận thông tin và lấy thông tin ở mọi nơi, mọi lúc. Trong bối cảnh này, việc
đào tạo sinh viên ở bậc đại học cần phải thay đổi. Người dạy không hướng chủ
yếu vào cung cấp kiến thức, tích lũy kiến thức và cũng không nên chú trọng vào
kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ kiến thức và tích lũy được bao nhiêu kiến thức,
mà phải dạy cho sinh viên phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin vào
những trường hợp cụ thể một cách sáng tạo, phải bồi dưỡng cho sinh viên khả
năng thích ứng, mềm mại nhằm phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đáp ứng
với nhu cầu của xã hội. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi: kiểm tra,
đánh giá phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin, cách vận dụng thông tin
3
để giải quyết những vấn đề cụ thể một cách sáng tạo. Đây chính là nhu cầu mà
xã hội đòi hỏi ở giáo dục đại học trong việc cung cấp nguồn nhân lực.
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm
tra đánh giá
Từ gần nửa thế kỉ trước đây, thế giới đã đưa ra 3 mục tiêu dạy học là:
nhận thức (cognitive), kĩ năng (psychomotor) và cảm xúc (affective) hay còn gọi
là phẩm chất nhân văn, [Bloom, 1956]. Ở nước ta, hơn nửa thế kỉ qua, việc dạy
học mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhận thức, còn các mục tiêu khác bị xem nhẹ
hoặc không chú ý tới. Ngay trong mục tiêu nhận thức vốn có 8 bậc: biết, hiểu,
ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo, thì chúng ta

cũng chỉ chú ý và cố gắng đạt các mục tiêu ở bậc thấp là biết và hiểu. Hay trong
mục tiêu kĩ năng có 5 bậc: bắt chước, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự động
hóa, giáo viên nếu có chú ý tới thì cũng chỉ ở mức bắt chước mà chưa hướng tới
các mục tiêu ở mức độ cao hơn. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong chế độ thi cử
và kiểm tra đánh giá kết quả của nước ta. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên từ nhiều năm nay được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ
GD - ĐT hoặc của các trường qua các kì thi học phần, thi tốt nghiệp.
- Về hình thức kiểm tra, thi: hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức như:
viết, vấn đáp, trắc nghiệm.
Đề thi viết thời gian có thể từ 60 phút đến 180 phút, các vấn đề nêu ra
trong đề nhiều nhất cũng chỉ là 5 câu hỏi.
Thi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhưng thời lượng kiến thức và thời
gian kiểm tra cho sinh viên càng eo hẹp hơn, mỗi sinh viên được hỏi một vấn đề
nhỏ trong thời gian từ 5 đến 10 phút.
Trắc nghiệm có thể có từ vài chục đến trăm câu hỏi với nhiều cách khác
nhau như: lựa chọn, đúng sai, sóng đôi, tự luận
4
Nhưng tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằm
mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên
lí mà sinh viên đã được học. Cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đã được học,
có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận được.
Ví dụ: Đối với khoa Toán- Công nghệ, các đề thi, kiểm tra thường là:
Trình bày khái niệm, phân tích mối quan hệ, giải thích nguyên nhân, các bài tập
áp dụng… Điều này cũng chỉ đánh giá được mức độ nhận thức biết và hiểu của
sinh viên, chưa thể đánh giá được các mức độ nhận thức như: tổng hợp, đánh
giá, chuyển giao, sáng tạo của sinh viên.
Việc đánh giá về kĩ năng cũng chỉ là việc bắt chước lập lại một kĩ năng
nào đó, hoặc hoàn thành một kĩ năng theo chỉ dẫn mà thôi.
- Về thời lượng và thời gian: mỗi một học phần có từ 2 đến 4 tín chỉ, theo
quy định mỗi học phần có một hoặc hai bài kiểm tra giữa kì và kết thúc học

phần có một bài thi. Bài kiểm tra giữa kì chỉ chiếm 30% điểm trung bình học
phần đó nên sinh viên cũng không chú trọng vào bài kiểm tra này. Bài thi được
tiến hành vào cuối học kì nên trong suốt quá trình học tập sinh viên không có
động lực thúc đẩy quá trình tự học, đến cuối học kì chỉ cần dành một thời gian
ngắn trong 2- 3 tuần ôn và thi để tu luyện, việc tự học và tự nghiên cứu trong đại
đa số sinh viên rất hạn chế. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều sinh
viên còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chưa khách quan. Thực tế việc kiểm
ta đánh giá ở các trường đại học hiện nay đã phản ánh rõ nét việc dạy và học,
điều đó chưa thể nói được chất lượng đào tạo đại học của nước ta đã đạt được
mục tiêu đào tạo và đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kì mới.
Trong lí luận dạy học đại học có nêu: kiểm tra đánh giá là công đoạn
quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên
biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương
pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương
5
pháp học, giúp nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học, điều
chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học. Trong bối cảnh và nội hàm chất
lượng đã trình bày, việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong
trường đại học là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh
giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như:
- Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học, đồng
thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc
của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học
xong.
- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau:
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, đặc biệt ở đại học cần chú trọng và ưu
tiên cho các hình thức: bài tập lớn, tiểu luận, tổng luận môn học. Việc kiểm tra
phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập.
- Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để đánh giá chất lượng
giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo (chương trình, nội dung,

phương tiện và tổ chức đào tạo)
3. Một số hình thức kiểm tra đánh giá có ưu thế trong việc phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo cho sinh viên nói chung và sinh viên toán học nói riêng
Trong dạy học đại học hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn
đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập, Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn
chế riêng trong kiểm tra các mặt chất lượng học tập của sinh viên.
Kiểm tra viết (tự luận): Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện
nay, nó dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Hạn chế của
hình thức này được nhiều người nói đến là nếu đề thi và đáp án không tốt thì rất
khó có thể đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề của người học, hình thức
này cũng rất dễ làm cho sinh viên học tủ, học lệch.
6
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: Đây là hình thức có nhiều ưu điểm, cho
phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ
học lệch. Nhưng nếu bộ câu hỏi không đúng chất lượng, không có độ phân hóa
thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, bắt sinh viên học vẹt mà thôi.
Các hình thức như, tiểu luận, bài tập lớn, còn ít được coi trọng và đôi
khi được sử dụng khá tùy tiện, nhiều giáo viên thiếu cẩn trọng dẫn tới sinh viên
chủ yếu là sao chép tài liệu.
Chúng ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy
học đại học, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá
được sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá,
giải quyết một vấn đề thì còn rất hạn chế. Để bổ khuyết cho vấn đề này chúng
tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và
nội dung của mỗi học phần, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp
sử dụng các loại hình khác hỗ trợ vào cuối học trình, kết hợp các loại hình khác
nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng điểm đánh giá cả học phần.
Qua nghiên cứu lí luận, và qua thực tế nhiều năm dạy học, chúng tôi nhận
thấy: đối với sinh viên nói chung và sinh viên toán học nói riêng, các hình thức
kiểm tra đánh giá như: Tiểu luận, bài tập lớn, thực hành đối với học phần có

thực hành có rất nhiều ưu thế trong việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo, phản
ánh khả năng thao tác của người học một cách cụ thể và rõ ràng. Bởi vì các hình
thức trên đều đòi hỏi khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, tự lựa chọn phương
pháp để giải quyết một vấn đề nào đó của sinh viên, và nó phải trải qua một thời
gian cần thiết. Thực chất của các dạng kiểm tra này chính là kiểm tra khả năng
tự nghiên cứu và khả năng thao tác tư duy của sinh viên. Vì mục tiêu của việc
thực hiện các báo cáo, tiểu luận, bài tập lớn, chính là:
- Phát hiện những mối quan hệ của các đối tượng toán học.
- Vận dụng tổng hợp kiến thức để rồi sáng tạo về các bài tập liên quan.
7
Như vậy khi tiến hành làm một hoạt động nghiên cứu, cho dù là báo cáo
hay tiểu luận, bài tập, thì người thực hiện cũng phải vận dụng một cách tối đa
nhất những năng lực tư duy và năng lực thao tác của bản thân như: quan sát, mô
tả, tìm tòi, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất
giải pháp nhờ đó mà năng lực độc lập và sáng tạo thể hiện và phát triển. Hơn
nữa để tiến hành một bài tập nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung
thời gian để tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu thập thông tin và xử lí, sắp xếp thông
tin, giúp cho sinh viên tận dụng thời gian vào học tập, tránh được thời gian nhàn
rỗi, mùa vụ như các hình thức kiểm tra khác.
Để tiến hành các loại hình kiểm tra này một cách có hiệu quả, cần phải có
sự hướng dẫn cụ thể với các yêu cầu rõ ràng của giáo viên, kết hợp tư vấn và
giúp đỡ sinh viên kịp thời lúc cần thiết. Cũng cần phải chọn sinh viên có đủ điều
kiện để thực hiện các loại hình này, tránh trường hợp vì quá khả năng mà bỏ nửa
chừng.
Hiện nay Đại học Hùng Vương và nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã
khuyến khích sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo chuyên đề trong từng
môn học, ở nhiều trường kết quả của các hình thức này được tính 30% điểm
trong điểm thi của học phần đó. Điều này cũng đã kích thích và phát huy được
năng lực độc lập học tập và nghiên cứu của sinh viên, tuy nhiên cũng chưa có
những quy định, hướng dẫn cụ thể và cũng chưa thực hiện rộng rãi, thống nhất ở

mọi trường đại học nên việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các
trường đại học cũng có sự chênh lệch và khác nhau.
8

×