Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 7 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.62 KB, 14 trang )

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 , THỜI GIAN 150 PHÚT
I-CÂU HỎI: (8 ĐIỂM)
Câu 1: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nội dung nói về vấn đề bảo vệ môi trường,
trong đó có sử dụng ít nhất 2 thành ngữ có các yếu tố chỉ núi, rừng, sông, biển. (3 điểm)
Câu 2: Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” thường nói về ai, về điều gì và
giống nhau như thế nào về nghệ thuật? (2 điểm)
Câu 3: Cảm nhận của em về Bác Hồ qua 2 bài thơ: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”
(3 điểm)
II-LÀM VĂN: (12 ĐIỂM)
Phát biểu suy nghĩ, tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
HẾT
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I-CÂU HỎI: 8 ĐIỂM
Câu 1: HS viết đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 câu
Nội dung nói về vấn đề bảo vệ môi trường, có sử dụng ít nhất 2 thành ngữ có các yếu tố
chỉ núi, rừng, sông, biển: Ví dụ các thành ngữ: Rừng vàng biển bạc, núi cao sông dài, lên
rừng xuống biển, năm châu bốn biển,…
- Nếu diễn đạt tốt, đảm bảo đủ nội dung và yêu cầu trên mới cho 3 điểm.
- Nếu không đủ số câu hoặc nhiều hơn số câu quy định hoặc nội dung không đảm bảo
hoặc thành ngữ sử dụng không phù hợp thì giám khảo căn cứ bài làm cụ thể của HS để
trừ điểm hoặc không cho điểm.
Câu 2: Yêu cầu trả lời
- Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” thường nói về thân phận, nổi khổ
đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là bị phụ thuộc, không được
quyền quyết định cuộc đời của mình (0,5đ)
- Những bài cao dao như vậy thường có điểm giống nhau về nghệ thuật:
+ Mở đầu bằng cụm từ “Thân em” để chỉ thân phận tội nghiệp, đắng cay, gợi sự đồng
cảm sâu sắc (0,75đ)
+ Thường có những hình ảnh so sánh để miêu tả cụ thể, chi tiết, thân phân và nổi khổ


của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thường là những sự vật bé nhỏ tội nghiệp (0,75đ)
Câu 3: Yêu cầu HS viết thành đoạn văn với các ý sau:
- Hai bài thơ Bác Hồ viết trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (0,5đ)
- Qua 2 bài thơ, cảm nhận về Bác Hồ:
+ Một con người có tình yêu thiên nhiên tha thiết (đặc biệt là với trăng) và tâm hồn
nhạy cảm. (0,5đ)
+ Một con người có lòng yêu nước sâu nặng (0,5đ)
+ Một con người lạc quan, có phong thái ung dung (0,5đ)
+ Một nhà cách mạng, một nhà thơ (0,5đ)
- Nếu đoạn văn có đủ các ý trên, diễn đạt tốt, có cảm xúc mới cho 3 điểm
- Nếu thiếu ý, diễn đạt không tốt hoặc thiếu cảm xúc, giám khảo căn cứ bài làm để trừ
điểm hoặc không cho điểm.
II-LÀM VĂN: 12 ĐIỂM
*Mở bài:
-Dẫn dắt để nêu suy nghĩ, tình cảm.
-Nêu khái quát vai trò của thiên nhiên và tình cảm đối với thiên nhiên của mình
*Thân bài:
-Biểu cảm về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống chung của mọi người (cuộc sống
vật chất, cuộc sống tinh thần)
-Bày tỏ những niềm vui của mình khi được sống giữa thiên nhiên: (được nghe, được
nhìn, được khám phá, hiểu biết, được tưởng tượng, ước mơ…)
-Bày tỏ tình cảm của mình đối với thiên nhiên; đau đớn, xót xa, lo lắng khi thiên nhiên bị
tàn phá: (yêu quý thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, hành động để bảo vệ
thiên nhiên, lên án hành vi phá hoại thiên nhiên.
*Kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của mình
BIỂU ĐIỂM
-Bài từ 10 đến 12 điểm: bài đủ ý, viết có cảm xúc tự nhiên, diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng,
sai không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
-Bài từ 7 đến 9 điểm: bài đủ ý, văn viết có cảm xúc, mắc một vài lỗi về diễn đạt, bố cục

rõ ràng, sai không quá 6 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
-Bài từ 4 đến 6 điểm: bài đủ ý nhưng sơ sài, văn viết thiếu cảm xúc hoặc cảm xúc gượng
ép, bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa thật tốt, sai không quá 10 lỗi về chính tả, dùng từ, viết
câu.
-Bài từ 1 đến 3 điểm: bài thiếu ý, văn không có cảm xúc, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính
tả, dùng từ, viết câu, bố cục không rõ ràng.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: NGỮ VĂN - lớp 7 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
I- CÂU HỎI: (6 điểm)
1/ Tìm các từ đồng nghĩa trong các câu sau đây và giải thích ý nghĩa của những từ đồng
nghĩa đó:
a) Lời dạy của Cô thấm vào lòng chúng em.
b) Bị điểm xấu, Nam thấy thấm thía việc cần phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
c) Chúng em thấm nhuần năm điều Bác Hồ dạy (2 điểm)
2/ Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 rang giấy thi) nói về tấm lòng nhân đạo của Đỗ Phủ
trong bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”. (4 điểm)
II- LÀM VĂN: (14 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ
Xuân Hương.
Trong bài thơ “Bánh trôi nước” nhà thơ đã sử dụng những chất liệu dân gian nào? Hãy
cho biết hiệu quả nghệ thuật của những chi tiết đó.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN LỚP 7
I- CÂU HỎI: (6 điểm)
1/ Yêu cầu học sinh trả lời các ý sau:
- Các từ đồng nghĩa trong 3 câu là: thấm, thấm thía, thấm nhuần
- Giải nghĩa các từ:
+ Thấm: hiểu và tiếp nhận sâu sắc về một vấn đề nào đó.

+ Thấm thía: hiểu một cách sâu sắc sau khi đã rút ra được những bài học có ích.
+ Thấm nhuần: hiểu một cách sâu sắc và luôn muốn thể hiện sự hiểu biết đó bằng hành
động.
2/ Yêu cầu học sinh phải viết một văn bản (khoảng một trang giấy thi) có bố cục chặt chẽ
rõ ràng với những nội dung sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Đỗ Phủ
- Giới thiệu bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” – nội dung chứa chan lòng nhân đạo.
* Thân bài:
- Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nêu nổi khổ của Đỗ Phủ

khẳng định đó cũng là nổi khổ chung của mọi người dân lao động
thời ấy (dẫn chứng)
- Nhờ thơ quên đi đau khổ của mình để lo nghĩ, yêu thương mọi người (dẫn chứng)
- Đỗ Phủ mong ước những điều tốt đẹp cho mọi người (dẫn chứng)
- Bản thân nhà thơ sẵn sàng cam chịu đau khổ (dẫn chứng)

thương người hơn cả thương mình

biểu hiện của lòng nhân ái, vị tha cao cả, bao la.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị nhân đạo của bài thơ.
- Bày tỏ tình cảm khâm phục, trân trọng, yêu quý nhà thơ.
(Cho 4 điểm khi bài viết đủ ý, có cảm xúc, văn viết lưu loát biết đưa dẫn chứng minh họa. Nếu
không đạt những yêu cầu trên, tùy bài làm của học sinh, giáo viên cho 1, 2 hoặc 3 điểm)
II- LÀM VĂN: (14 điểm)
Yêu cầu chung:
Đề bài có 2 yêu cầu: Phát biểu cảm nghĩ về người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” và trả
lời một câu hỏi có liên quan đến nghệ thuật của bài thơ. Hai phần này được làm tách riêng trong

bài làm nhưng vẫn đảm bảo sự liền mạch của bài viết. Sau đây là những gợi ý cho bài viết:
* Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” và tác giả Hồ Xuân Hương
- Nội dung bài thơ: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật: Sự sáng tạo vận dụng các yếu tố văn học dân gian.
* Thân bài:
1/ Cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ:
- Nêu cảm nghĩ chung
- Biểu cảm về vẻ đẹp hình thức duyên dáng của người phụ nữ
- Biểu cảm về cuộc đời đau khổ bất hạnh của người phụ nữ
- Biểu cảm về vẻ đẹp phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
- Biểu cảm về sự bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ
- Khẳng định vẻ đẹp bất biến của người phụ nữ.
2/ Bài thơ nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến bằng cách nói quen thuộc độc đáo của
văn học dân gian.
- Cụm từ “thân em”: mượn cách nói của những câu hát than thân trong ca dao

gợi sự hờn
tủi xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”

gợi số phận lênh đênh, truân chuyên vất vả của người
phụ nữ
- Thành ngữ “đỏ như son” được vận dụng trong cụm từ “tấm lòng son”

thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn thủy chung, hiếu hạnh bất biến trong mọi hoàn cảnh.
Các chất liệu dân gian được đưa vào thể thơ thất ngôn tứ tuyệt làm nên sự sáng tạo độc đáo
thể hiện tài năng của nhà thơ – Bà chúa thơ Nôm.
* Kết bài:

- Khẳng định giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận chung về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
CHO ĐIỂM
- Từ 12 đến 14 điểm: Bài làm đủ ý, văn viết có cảm xúc, lưu loát, bố cục rõ ràng, sai không quá
4 lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 9 đến 11 điểm: Bài làm đủ ý, có cảm xúc, văn viết đôi chỗ chưa lưu loát, bố cục rõ ràng, sai
không quá 8 lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 6 đến 8 điểm: Bài có thể thiếu một số ý, văn viết có cảm xúc, nhưng chưa được lưu loát, sai
không quá 10 lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 3 đến 5 điểm: Bài thiếu nhiều ý, văn viết còn lủng củng không có cảm xúc, sai trên 10 lỗi
chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 1 đến 2 điểm: Bài thiếu hầu hết các ý, sơ sài hoặc không đúng yêu cầu đề nêu ra viết lan
man, rời rạc chỉ có 1, 2 ý.
Trên đây là gợi ý cho điểm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá chính
xác.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A.VĂN – TIẾNG VIỆT (8 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra lỗi trong các cách viết sau và sửa lại cho đúng:
- Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai bán thuốc đúng giá quy định.
- Tôi chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
Câu 2: (2,0 điểm)
Giải nghĩa các từ “ đồng” trong những câu sau:
a- Cải lão hoàn đồng. c- Tượng đồng bia đá.
b- Đồng sàng dị mộng. d- Nông dân ra đồng làm việc.
Câu 3: (4,0 điểm)

Em hiểu thế nào là ca dao dân ca? Hãy nêu những điểm giống nhau giữa bài một và bài
bốn trong bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
B. TẬP LÀM VĂN: ( 12 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Thành và Thủy trong truyện ngắn “Cuộc
chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)

A. VĂN – TIẾNG VIỆT (8 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra lỗi trong các cách viết và sửa lại: Học sinh chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng mỗi câu được 1
điểm.
- Câu: Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai bán thuốc đúng giá quy định.
+ Câu trên thừa từ thuốc vì từ thuốc đồng nghĩa với từ dược. (0,5 điểm)
+ Sửa lại: bỏ từ thuốc trong câu trên. (0,5điểm)
- Câu: Tôi chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
+ Câu trên thừa từ ngày vì ngày đồng nghĩa với nhật. (0,5 điểm)
+ Sửa lại: bỏ từ ngày trong câu trên. (0,5điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Giải thích đúng nghĩa của mỗi từ “đồng” ở từng câu, mỗi từ 0,5 điểm.
a, Đồng có nghĩa là trẻ con. (0,5 điểm)
b, Đồng có nghĩa là cùng. (0,5 điểm)
c, Đồng có nghĩa là kim loại màu. (0,5 điểm)
d, Đồng có nghĩa là ruộng ( một phần của đồng bằng). (0,5 điểm)
Câu 3: (4,0 điểm)
Yêu cầu nêu đúng khái niệm ca dao dân ca theo chú thích Η Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1
trang 35 ( 1 điểm)
- Nêu được những điểm giống nhau giữa bài 1 và bài 4 trong bài “ Những câu hát về tình cảm

gia đình”, gồm các ý sau:
+ Tình cảm được diễn tả trong hai bài đều là tình cảm gia đình. (0,5 điểm)
+ Cả hai bài đều dùng thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
+ Cả hai bài đều có âm điệu tâm tình, nhắn nhủ. (0,5 điểm)
+ Cả hai bài đều sử dụng những hình ảnh truyền thống quen thuộc. (0,5 điểm)
+ Cả hai bài đều là lời độc thoại, có kết cấu một vế. ( 1 điểm)
B. TẬP LÀM VĂN: ( 12 điểm)
A- Yêu cầu chung:
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học của văn biểu cảm về sự vật, con người để làm bài.
Bài viết phải có bố cục rõ ràng. Tình cảm, cảm xúc chân thật trong sáng dựa trên những hiểu
biết về hai nhân vật Thành và Thủy trong truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Bài làm cần đầy đủ các ý chính như dàn bài dưới đây.
B- Yêu cầu cụ thể:
Dàn bài:
a- Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”: được đọc
và nghe giảng trên lớp.
- Nêu cảm xúc chung về hai nhân vật Thành và Thủy trong truyện: cảm động, thương xót,
b- Thân bài:
- Tóm tắt ngắn gọn truyện.
- Cảm nghĩ về nhân vật Thành:
+ Là người anh trai rất thương yêu em gái: đón em sau giờ tan học, giúp em học bài,
nhường hết đồ chơi cho em
+ Là một người biết nghĩ, sống nội tâm sâu sắc: đêm không ngủ được khóc “ướt đẫm cả gối
và hai cánh tay áo”, kinh ngạc khi thấy mọi thứ vẫn bình thường trong khi tâm hồn mình đang
nổi giông bão.
+ Thấy buồn sâu thẳm, thất vọng, bơ vơ khi phải xa em.
- Cảm nghĩ về nhân vật Thủy:
+ Là một đứa em ngoan, khéo tay: mang kim ra tận sân vận động khâu áo cho anh.
+ Chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh: phải theo mẹ về quê ngoại, không được đi học, phải đi bán

hàng phụ mẹ → bộc lộ cảm xúc thương cảm, xót xa
+ Là đứa trẻ giàu lòng nhân hậu, sống vị tha: không muốn chia rẽ hai con búp bê, thà mình
chịu chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay, chịu thiệt thòi để anh luôn có người gác cho ngủ
đêm đêm. → Bộc lộ cảm xúc: xúc động và cảm phục.
- Cảm nghĩ về tình cảm của hai anh em và cuộc chia tay giữa chúng.
+ Đó là tình cảm anh em cao đẹp, trong sáng, đáng được trân trọng và ngợi ca.
+ Cuộc chia tay của hai anh em không nên có, là cuộc chia tay vô lí, làm người đọc nghẹn
ngào, đau đớn, xót thương.
c- Kết bài:
- Khái quát lại tình cảm của em đối với hai nhân vật Thành và Thủy.
- Suy nghĩ về mái ấm gia đình, về quyền trẻ em

C - T iêu chuẩn cho điểm
- Điểm từ 10 → 12: Bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng, cảm xúc chân thật, đầy đủ các ý trong dàn
bài. Sai không quá 4 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả.
- Điểm từ 7 → 9: Bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc, đầy đủ các ý trong dàn bài
nhưng có chỗ còn sơ sài, chưa sâu sắc. Sai không quá 6 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ,
chính tả.
- Điểm từ 5 → 6: Bài viết có bố cục rõ ràng, có thể thiếu một vài ý trong dàn bài, văn có cảm
xúc. Sai không quá 8 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả.
- Điểm từ 3 → 4: Bài viết thiếu nhiều ý, văn thiếu cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt, viết câu, dùng
từ, chính tả nhưng vẫn đảm bảo đúng kiểu bài theo yêu cầu của đề.
- Điểm từ 1 → 2: Các trường hợp còn lại.

Trên đây là những gợi ý, giám khảo căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá
cho điểm chính xác. Khuyến khích cho điểm cao những bài có sáng tác, cảm xúc chân thật,
tự nhiên, trong sáng gây xúc động cho người đọc.


UBND HUYN GING RING Kè THI CHN HC SINH GII VềNG

HUYN
PHềNG GIO DC-O TO Nm hc 2012 2013
Khúa ngy: 04/11/2012
THI MễN NG VN LP 7
Thi gian lm bi: 150 phỳt (khụng k thi gian phỏt )
Câu 1: (3 điểm)
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( Bánh trôi nớc - Hồ Xuân Hơng).
Câu 2: (5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió
nhớ thơng, dới những cõy ma nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã,
bỗng nhiên trong vắt lại nh thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya tha thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phờng náo
động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh s ơng với làn không
khí mát dịu, thanh sạch trên một số đờng còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cờng điệu, xin tha:
Yêu nhau yêu cả đờng đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng.
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hơng)
Cõu 3: (12 im)
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của ngời lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt
đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã đợc học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
______________________Ht____________________
Hớng dẫn chấm môn Ngữ văn 7
Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1: (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích đợc ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nớc với
cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay ngời nặn nhng dù thể rắn hay
nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của ngời phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết
tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của ngời phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực ngời phụ nữ của Hồ Xuân
Hơng.
* Cho điểm:
- Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
- Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
- Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2 (5 điểm):
* Yêu cầu:
Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của
Minh Hơng.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn
một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất
nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu ma, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu
ngày, yêu nhịp sống của phố phờng lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phờng náo động, dập dìu, yêu
những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí
giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê h ơng.
Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận đợc nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố
phờng Sài Gòn.
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ th-
ơng, cây ma nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta nh cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các
giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phờng Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu

nặng, thiết tha.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi ngời về tình yêu đối với quê hơng, đất nớc.
* Cho điểm:
- Cho 4,0 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 3,0 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế.
- Cho 2,0 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhng tản mạn, khô cứng.
- Cho 1 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.
- Cho 0,25 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Cõu 3 (12 i m)
. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
- Dẫn dắt đợc vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn đợc nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phơng thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca,
ca dao; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác
nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc
mạc, chân thành nhng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu;
là suối nguồn của tình yêu thơng, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.).
* Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của ngời lao động (lập luận): Thể hiện những t tởng, tình
cảm, khát vọng, ớc mơ của ngời lao động.
* Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
- Tình yêu quê hơng đất nớc, yêu thiên nhiên (dẫn chứng).
- Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi mùng mời tháng ba; Bầu ơi thơng một giàn; Nhiễu điều
phủ lấy nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh ").

- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con ngời có tổ có nguồn; Ngó lên nuột
lạt bấy nhiêu; ).
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha nh là đạo con; Ơn cha cu mang;
Chiều chiều ra đứng chín chiều; Mẹ già nh đờng mía lau).
+ Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em nh chân đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà
có phúc; Chị ngã em nâng).
+ Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm khen ngon; Lấy anh thì sớng hơn vua càng hơn vua;
Thuận vợ thuận cạn).
- Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thơng (dẫn chứng: Bạn về có nhớ nhớ trời; Cái
cò cái vạc giăng ca; ).
- Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc lấy thầy).
- Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình bấy nhiêu; Yêu nhau cới gió bay; Gần nhà mà làm cầu;
Ước gì sông sang chơi.).
- v.v
c) Kết bài:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Thang điểm:
Điểm 6-7: Đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong
phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha thật phong phú nhng phải
làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2-3: Đáp ứng đợc 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha thật phong phú nhng phải đầy đủ, làm
rõ đợc trọng tâm, diễn đạt cha hay nhng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1: Cha nắm đợc nội dung yêu cầu của đề bài, hầu nh chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu
không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn,
mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phơng pháp.
Trờn õy ch l nhng nh hng, trong quỏ trỡnh chm bi giỏo viờn cn linh hot vn dng

hng dn chm nh im bi lm hc sinh sao cho chớnh xỏc, hp lý; cn trõn trng nhng bi
vit cú nhiu ý tng, giu cht vn v sỏng to. im ton bi l n 0,25 im.
UBND HUYN GING RING Kè THI CHN HC SINH GII VềNG HUYN
PHềNG GIO DC V O TO Nm hc 2013 2014
Khúa ngy: 17/11/2013
THI MễN NG VN LP 7
Thi gian lm bi: 150 phỳt (khụng k thi gian phỏt )
Cõu 1 (4 im):
Tỡm 4 thnh ng núi v c im, tớnh cỏch ca con ngi v t cõu vi mi thnh ng ú.
Cõu 2 (4 im)
Cm nhn ca em v bi ca dao:
Nc non ln n mt mỡnh
Thõn cũ lờn thỏc xung ghnh by nay.
Ai lm cho b kia y,
Cho ao kia cn cho gy cũ con?
Cõu 3 (12 im):
T cỏc vn bn Nhng cõu hỏt v tỡnh cm gia ỡnh, M tụi (Et mụn ụ A - mi - xi),
Cuc chia tay ca nhng con bỳp bờ (Khỏnh Hoi). Hóy bc l nhng tỡnh cm v suy ngh ca em
khi c sng trong tỡnh yờu thng ca nhng ngi thõn trong gia ỡnh v bc l nim thng cm
cho nhng ai khụng cú c nhng may mn ú.
______________________Ht____________________
chớnh thc
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 7, 2013 – 2014
Câu 1 (4 điểm):
* Yêu cầu:
Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm, tính cách con người. Ví dụ như:
Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt chày ra nước, rán sành ra mỡ …
- Đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (Câu đúng về ngữ pháp, hợp về ngữ nghĩa).
* Cho điểm:
Mỗi thành ngữ tìm đúng cho 0,5 điểm, đặt câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.

Câu 2 (4 điểm)
-Viết được đoạn văn trình bày các ý sau:
- Đây là bài ca dao thuộc chủ đề than thân.
* Nội dung: Bài ca dao như một tiếng than thân đầy nước mắt và nhiều ai oán: Thân cò và cò con là ẩn
dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ: lẻ loi,
cô đơn, vất vả và gặp nhiều tai ương, trắc trở trong cuộc sống.
* Nghệ thuật:
-Ẩn dụ: Hình ảnh “ thân cò” là hình ảnh người nông dân . Đây là hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao.
- Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả.
- Câu hỏi tu từ “ Ai làm…. ” Thể hiện sự phản kháng, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái.
- Các tính từ “ đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa nội dung cho nhau làm cho giọng điệu than thân càng
trở nên não nùng, u uất.
Câu 3 (12 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu văn biểu cảm có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả.
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
* Yêu cầu:
Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người
thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông
qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Et – môn – đô Đơ A - mi - xi),
Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
b) Thân bài:
* Yêu cầu:
Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu
thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được
những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Et – môn
– đô Đơ A - mi - xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).

+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người
thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Et – môn –
đô Đơ A - mi - xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà,
anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
- Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình
đã dành cho mình.
- Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của ông bà,
cha mẹ; làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong
mọi hoàn cảnh.
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản
“Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách
chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình
cảnh éo le khác.
c) Kết bài:
Khẳng định lại niềm hạnh phúc lớn lao khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong
gia đình và bày tỏ thái độ thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
Thang điểm:
Điểm 10 – 12: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố
tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm; diễn đạt trong sáng.
Điểm 7.5 – 9.5 : Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, kết hợp chưa nhuần nhuyễn các
yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm, nhưng phải bộc lộ được cảm xúc chân thành, diễn đạt tương
đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 5 – 7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên; có thể chưa vận dụng được hết nội dung các văn
bản mà đề yêu cầu nhưng phải bộc lộ được tình cảm chân thành; diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có
thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1 – 4.5: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ diễn đạt lan man. Bố cục
lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng
hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài
viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

×