Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS môn hình học 9, tiết 58 hình trụ diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.2 KB, 24 trang )

Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS: môn Hình học 9,
tiết 58: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ.
Hình học 9.
Hình học 8, Mĩ thuật 6, Công nghệ 8, Vật lý 6, Tiếng anh 8, Lịch sử 6, Ngữ
văn 6.
1
1. Tên chủ đề dạy học:
2. Môn học chính của chủ đề:
3. Các môn được tích hợp:
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội.
- Phòng giáo dục và đào tạo : Thanh Oai.
- Trường : THCS Cự Khê.
- Địa chỉ : Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội.
Điện thoại : 0433976074
Email :
- Thông tin về giáo viên dự thi:
Họ và tên/ Ngày sinh Chuyên môn Địa chỉ liên lạc
Nguyễn Thị Thanh Thủy
06/04/1984
Toán -
KTCN
Điện thoại: 0978311135
Email:
2
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

1. Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS: môn Hình học 9, tiết 58:
Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ


2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức:
* Sau khi học xong tiết học này học sinh cần:
- Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung
quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song
song với đáy)
- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích
toàn phần của hình trụ.
- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ.
* Thông qua tiết học, các em sẽ:
- Biết được trục của hình trụ cũng chính là trục đối xứng của hình này (Kiến thức
môn Hình học 8: Tiết 10 §6: Đối xứng trục).
- Vẽ được một hình trụ (Kiến thức môn Mĩ Thuật 6: tiết 16, bài 15: Vẽ theo mẫu :
Vẽ dạng hình trụ và hình cầu).
- Xác định được hình chiếu của hình trụ khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song
song với đáy và song song với trục.(Kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 6, bài 6:
Bản vẽ các khối tròn và Tiết 7, bài 7: Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).
- Vận dụng các kiến thức về tính chu vi. Diện tích các hình đã học để tìm ra công
thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ.
(Kiến thức các môn:
+ Hình học 9: tiết 53, § 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ nhật).
- Tinh được thể tích của chi tiết máy hình trụ (đai ốc) (Kiến thức môn Công nghệ
8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép).
- Vận dụng được kiến thức về khối lượng riêng để giải các bài toán liên quan đến
hình trụ (Kiến thức môn Vật lý 6: Tiết 12, bài 11: Khối lượng riêng – Trọng
lượng riêng).
- Các em tìm được những hình ảnh trong thực tế về hình trụ.
(Kiến thức các môn:
+ Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang

3
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
+ Tiếng anh 8: Unit 14: Wonder of the world
+ Lịch sử 6: Tiết 6, bài 6: Văn hóa cổ đại
+ Ngữ văn 6: Tiết 103: Văn bản: Cây tre Việt Nam).
b. Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kĩ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khai thác tranh và khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kĩ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Thái độ:
Qua tiết học:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ
những di sản văn hóa của dân tộc và trên thế giới.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Toán cũng như các môn khoa học khác như: Mĩ thuật, Vật lý,
Công nghệ, Tiếng anh, Lịch sử, Ngữ văn,
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng: Học sinh lớp 9A
- Số lượng : 33 học sinh.
- Đặc điểm : Học sinh thích học môn Toán.
4. Ý nghĩa của bài học:
- Bài học giúp các em nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ, nắm chắc và sử
dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích
của hình trụ.
- Các em tìm được những hình ảnh trong thực tế về hình trụ, lí giải được tại sao các
thùng chứa, phích nước,… được chế tạo dạng hình trụ. Từ đó có ý thức giữ gìn vật

dụng gia đình, bảo vệ tài sản nhà trường, bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc
và trên thế giới.
5. Thiết bị dạy học và học liệu:
* Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng, mô hình một hình trụ bên trong có gắn một hình chữ nhật có
thể quay được nhờ tay quay, mô hình một hình trụ đã được dán toàn bộ mặt đáy và
mặt xung quanh bởi các tấm bìa, một vài vật dạng hình trụ (lồng chim, hộp sữa, )
- Kiến thức Mĩ thuật về vẽ hình trụ.
- Kiến thức Công nghệ về vẽ hình chiếu của hình trụ, chi tiết máy, đèn ống huỳnh
quang
4
- Kiến thức Lịch sử về văn hóa cổ đại.
- Kiến thức Tiếng anh về kì quan thiên nhiên thế giới.
- Kiến thức Ngữ văn về cây tre Việt Nam.
* Học sinh: Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi.
* Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các slide minh họa nội dung các kiến
thức cần truyền đạt cho học sinh.
- Sử dụng máy chiếu vật thể để chiếu hình ảnh các mẫu vật (khi cần) và kiểm tra kết
quả bài làm của học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
a) Ổn định tổ chức lớp:
b) Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài.
c) Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh sinh động về hình trụ, hình
nón, hình cầu để tạo cho các em niềm hứng khởi khi bước vào bài mới.
- Mục tiêu: Giúp các em học sinh nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ
(đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao)
- Giáo viên dùng mô hình một hình trụ bên trong có gắn một hình chữ nhật có thể
quay được nhờ tay quay để học sinh quan sát, đồng thời chiếu slide có hình ảnh trực

quan để các em quan sát và nhận biết các yếu tố của hình trụ:
(Hình trụ có :
+ 2 đáy là 2 hình tròn bằng nhau nằm trong 2 mặt phẳng song song.
+ các đường sinh vuông góc với 2 mặt phẳng đáy. Độ dài đường sinh là chiều cao
của hình trụ.
+ DC là trục của hình trụ)
- Giáo viên sử dụng mô hình hình trụ, các mẫu vật có dạng hình trụ (hộp sữa, lồng
chim, hộp bánh, phích nước ) để học sinh quan sát và nhận biết (các nan của lồng
chim chính là chiều cao hình trụ):
5
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình trụ:
- Để tránh nhầm lẫn, giáo viên đưa ra các phản ví dụ về hình trụ, về đường sinh của
hình trụ để học sinh nhận xét.
- Cho học sinh làm để học sinh khắc sâu thêm những yếu tố của hình trụ.
- Tích hợp kiến thức các môn:
+ Hình học 8: tiết 10, §6: Đối xứng trục.
+ Mĩ Thuật 6: tiết 16, bài 15: Vẽ theo mẫu: Vẽ dạng hình trụ và hình cầu.
- Nội dung: Giúp học sinh nắm chắc được mặt cắt của hình trụ khi cắt nó bởi một
mặt phẳng song song với trục hoặc song song với đáy.
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời:
+ Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần mặt phẳng nằm
trong hình trụ (mặt cắt) là hình gì?
+ Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC thì mặt cắt là hình gì?
- Bằng những hình ảnh trực quan thông qua các slide, giáo viên giúp học sinh dễ
dàng hình dung được mặt cắt của hình trụ trong 2 trường hợp trên.
- Giáo viên sử dụng vừa là ví dụ, vừa là phản ví dụ để các em học sinh củng
cố khái niệm.
6
?1
Hoạt động 2 : Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng:

?
22
- Tích hợp kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 6, bài 6: Bản vẽ các khối tròn và
Tiết 7, bài 7: Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).
- Nội dung: Hướng dẫn học sinh triển khai hình qua đó nắm được công thức tính
diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ
- Giáo viên giới thiệu : Từ 1 hình trụ, cắt rời hai đáy và cắt dọc theo đường sinh AB
của mặt xung quanh rồi trải phẳng ra, ta được hình khai triển mặt xung quanh của
hình trụ.
- Giáo viên sử dụng mô hình một hình trụ đã được dán toàn bộ mặt đáy và mặt xung
quanh bởi các tấm bìa, lần lượt cắt rời các tấm bìa ở 2 đáy, cắt dọc theo 1 đường
sinh của hình trụ rồi trải phẳng ra để học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Học sinh làm theo nhóm trong 3 phút để tìm diện tích xung quanh, diện tích
toàn phần của hình trụ trong trường hợp cụ thể.
- Giáo viên thu kết quả của các nhóm, nhận xét và gọi đại diện một nhóm trình bày
cách làm :
7
?3
Hoạt động 3: Diện tích xung quanh của hình trụ:
- Giáo viên: Trong trường hợp tổng quát, ta sẽ thay bán kính hình trụ là r, thay chiều
cao hình trụ là h. Em hãy tính các đại lượng ở trong trường hợp này?
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên, lần lượt tìm: chiều dài của hình chữ
nhật, diện tích hình chữ nhật, từ đó xây dựng lên công thức tính: diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần của hình trụ trong trường hợp tổng quát.
- Tích hợp kiến thức các môn :
+ Hình học 9: tiết 53, § 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ nhật).
- Nội dung: Nhắc lại và khắc sâu công thức tính thể tích hình trụ.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại công thức tính thể tích hình trụ (đã học ở lớp 8).
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ví dụ: Tính « thể tích » vòng bi để khắc sâu công

thức trên.
- Giáo viên giới thiệu một bài thơ nói về cách tính diện tích xung quanh và thể tích
hình trụ:
Thân tròn hai mặt cũng tròn.
Là em hình trụ làm tròn mắt anh.
Thể hình đáy diện nhân cao. (V = Sh =
π
r
2
h)
Xung quanh vi đáy tích cùng chiều cao.( S
xq
= 2
π
r h)
- Giáo viên chiếu slide ví dụ, yêu cầu học sinh tự xem lời giải trong SGK.
8
Hoạt động 4: Thể tích của hình trụ:
?3
- Tích hợp kiến thức các môn :
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Thể tích hình lăng trụ đứng.
+ Công nghệ 8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép.
d) Củng cố:
- Giáo viên cho các em học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến
thức, học sinh làm theo nhóm các bài tập này.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày :
- Giáo viên cho học sinh lấy các ví dụ về các ứng dụng thực tế của hình trụ, sau đó
chiếu một số hình ảnh làm ví dụ.
- Nêu câu hỏi ứng dụng thực tế: Vì sao thùng đựng dầu, phích nước…. đều có dạng
hình trụ?

- Giáo viên giải thích: Khi sản xuất các thùng chứa, người ta thường chú ý đến việc
tiết kiệm vật liệu. Cùng một lượng vật liệu nhất định, làm thế nào để sản xuất thùng
chứa có dung tích lớn nhất. Vì vậy thùng đựng dầu, phích nước,… được sản xuất có
dạng hình trụ để tiết kiệm nguyên liệu và thể tích đựng được là lớn nhất)
- Giáo viên kết luận: Như vậy, vật dụng sinh hoạt dạng hình trụ vừa tốn ít nguyên
liệu vừa có dung tích chứa lớn nhất. Còn các công trình kiến trúc dạng hình trụ thì
vô cùng kì vĩ, tiết kiệm nguyên vật liệu, lại có thể tích lớn. Do đó, từ xa xưa đến
giờ, con người chúng ta đã có những hiểu biết về hình trụ và đã biết tận dụng tất cả
những điều đó để phục vụ tốt cho cuộc sống của mình. Vì vậy chúng ta cần có ý
thức giữ gìn những vật dụng sinh hoạt trong gia đình, có ý thức bảo tồn các công
trình kiến trúc…
- Giáo viên chiếu slide hình ảnh trường THCS Cự Khê, cho các em nhận diện hình
ảnh và giới thiệu: Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay ở vị trí trung tâm mái trường
thân yêu của chúng ta có những cột hình trụ. Những cây cột trụ này được xây dựng
dựa trên tác dụng lớn của các vật kiến trúc hình trụ mà cô đã giải thích ở trên,
đồng thời nó cũng góp phần làm cho trường ta trở lên đẹp hơn rất nhiều.
9
- Qua đó giáo dục các em ý thức học tập và rèn luyện khi học dưới mái trường
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Qua bài học, em nắm được những nội
dung gì? Em hãy khái quát nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy.
- Tích hợp kiến thức các môn:
+ Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang
+ Tiếng anh 8: Unit 14: Wonder of the world
+ Lịch sử 6: Tiết 6, bài 6: Văn hóa cổ đại
+ Ngữ văn 6: Tiết 103: Văn bản: Cây tre Việt Nam).
e) Hướng dẫn về nhà:
- Giáo viên chiếu slide hướng dẫn về nhà, dặn dò các em các công việc cần chuẩn bị
cho tiết sau.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em học sinh thông qua phiếu

học tập, bảng nhóm, sơ đồ tư duy (giáo viên đã thu lại kết quả).
8. Các sản phẩm của học sinh:
10
11
Ngày soạn:07/04/2014
Ngày dạy: 10/04/2014
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
* Sau khi học xong tiết học này học sinh cần:
- Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung
quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song
song với đáy)
- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích
toàn phần của hình trụ.
- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ.
* Thông qua tiết học, các em sẽ:
- Biết được trục của hình trụ cũng chính là trục đối xứng của hình này (Kiến thức
môn Hình học 8: tiết 10, §6: Đối xứng trục).
- Vẽ được một hình trụ (Kiến thức môn Mĩ Thuật 6: tiết 16, bài 15: Vẽ theo mẫu :
Vẽ dạng hình trụ và hình cầu).
- Xác định được hình chiếu của hình trụ khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song
song với đáy và song song với trục.(Kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 6, bài 6:
Bản vẽ các khối tròn và Tiết 7, bài 7: Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).
- Vận dụng các kiến thức về tính chu vi. Diện tích các hình đã học để tìm ra công
thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ.
( Kiến thức các môn:
+ Hình học 9: tiết 53, § 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ nhật.
+ Hình học 8: Tiết 61, § 6: Thể tích hình lăng trụ đứng).
- Tính được thể tích của chi tiết máy hình trụ (đai ốc) (Kiến thức môn Công nghệ

8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép).
12
TIẾT 58: HÌNH TRỤ - DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ
THỂ TÍCH CỦA HÌNH TRỤ
GIÁO ÁN MINH HỌA:
- Vận dụng được kiến thức về khối lượng riêng để giải các bài toán liên quan đến
hình trụ (Kiến thức môn Vật lý 6: Tiết 12, bài 11: Khối lượng riêng – Trọng
lượng riêng).
- Các em tìm được những hình ảnh trong thực tế về hình trụ.
(Kiến thức các môn:
+ Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang.
+ Tiếng anh 8: Unit 14: Wonder of the world.
+ Lịch sử 6: Tiết 6, bài 6: Văn hóa cổ đại.
+ Ngữ văn 6: Tiết 103: Văn bản: Cây tre Việt Nam).
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK.
- Kĩ năng quan sát, nhận dạng hình ảnh.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kĩ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khai thác tranh và khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kĩ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
3. Thái độ:
Qua tiết học:
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản của gia đình và nhà trường, bảo
vệ những di sản văn hóa của dân tộc và trên thế giới.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Toán cũng như các môn khoa học khác như: Mĩ thuật, Vật lý,
Công nghệ, Tiếng anh, Lịch sử

B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, bài giảng, mô hình một hình trụ bên trong có gắn một hình
chữ nhật có thể quay được nhờ tay quay, mô hình một hình trụ đã được dán toàn bộ
mặt đáy và mặt xung quanh bởi các tấm bìa, một vài vật dạng hình trụ (lồng chim,
hộp sữa, hộp bánh, phích nước )
- Học sinh: Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài.
3) Bài mới:
13
Giới thiệu bài: Trong chương trình hình học lớp 8, các em đã làm quen với một số
hình trong không gian. Đó là: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp, hình
lăng trụ, hình chóp….(giáo viên chiếu slide các hình này)
? Em hãy cho cô biết, em quan sát thấy những hình ảnh gì sau đây? (slide 2)
(Tháp tròn, quả bóng, chiếc nón lá)
- Đây chính là những hình ảnh chúng ta sẽ đi tìm hiểu chương IV: Hình trụ - hình
nón – hình cầu. Và bài học hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu hình đầu tiên, đó
là: Hình trụ
14
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình trụ:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
- Giáo viên sử dụng mô hình một hình trụ bên trong có gắn
một hình chữ nhật có thể quay được nhờ tay quay, quay
mô hình kết hợp với chiếu slide để các em học sinh quan
sát.(slide 3)
? Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD
cố định ta được hình gì?
(ta được hình trụ)
- GV giới thiệu: Cạnh DA và cạnh CB quét nên hai đáy

của hình trụ.
? Như vậy hình trụ có mấy đáy?
(hình trụ có 2 đáy)
? Đó là những hình gì và chúng có vị trí với nhau như thế
nào?
(Đó là 2 hình tròn bằng nhau nằm trong 2 mặt phẳng song
song, có tâm là D và C)
- Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị
trí của AB được gọi là một đường sinh. Chẳng hạn EF là
một đường sinh.
? Vậy hình trụ có bao nhiêu đường sinh?(có vô số đường
sinh)
? Các đường sinh của hình trụ có vị trí như thế nào so với
mặt phẳng đáy? (vuông góc với mặt phẳng đáy)
- Tích hợp kiến thức môn Hình học 8: Tiết 10 §6: Đối
xứng trục).
- Giáo viên giới thiệu:
+ Độ dài đường sinh là chiều cao của hình trụ, kí hiệu là h.
+ DC là trục của hình trụ.
? Trục DC có phải là trục đối xứng của hình trụ không ?
(DC là trục đối xứng của hình trụ vì ứng với mỗi điển
thuộc hình trụ ta đều tìm được một điểm đối xứng với nó
thuộc hình trụ ta đều tìm được một điểm đối xứng với nó
thuộc hình trụ ta đều tìm được một điểm đối xứng với nó

cũng thuộc hình trụ đó)
1. Hình trụ:
- Hình trụ có :
+ 2 đáy là 2 hình tròn
bằng nhau nằm trong 2

mặt phẳng song song.
+ Các đường sinh vuông
góc với 2 mặt phẳng
đáy. Độ dài đường sinh
là chiều cao của hình trụ
(h).
+ DC là trục của hình
trụ.
15
?1
Hoạt động 2 : Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng:
?1
- Tích hợp kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết
6, bài 6: Bản vẽ các khối tròn và Tiết 7, bài 7:
Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).
? Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song
với đáy thì phần mặt phẳng nằm trong hình trụ
(mặt cắt) là hình gì?
(là hình tròn bằng hình tròn đáy)
? Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song
với trục DC thì mặt cắt là hình gì?
(là 1 hình chữ nhật).
Giáo viên chiếu slide 8 cho học sinh quan sát :
- Giáo viên chiếu slide 9 nội dung của
2. Cắt hình trụ bởi một mặt
phẳng :
- Khi cắt hình trụ bởi 1 mặt phẳng
song song với đáy thì mặt cắt là
hình tròn bằng hình tròn đáy.
- Khi cắt hình trụ bởi 1 mặt phẳng

song song với trục DC thì mặt cắt
là 1 hình chữ nhật.
- Mặt nước trong cốc là 1 hình
tròn.
- Mặt nước trong ống nghiệm là 1

nh elip.
16
?2
?2
- Học sinh quan sát cốc nước và ống nghiệm
giáo viên đã chuẩn bị rồi trả lời câu hỏi.
(- Mặt nước trong cốc là 1 hình tròn.
- Mặt nước trong ống nghiệm là 1 hình elip)
- Giáo viên giới thiệu : Ta đã biết công thức tính
diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật,
hình lập phương. Còn với hình trụ thì diện tích
xung quanh tính thế nào ? Đó chính là nội dung
phần 3.
- Tích hợp kiến thức các môn:
+ Hình học 9: tiết 53§ 10: Diện tích hình tròn,
hình quạt tròn.
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ
nhật.
- Mẫu vật sử dụng là một hình trụ đã được dán
toàn bộ mặt đáy và mặt xung quanh bởi các tấm
bìa.
- Giáo viên giới thiệu: Từ 1 hình trụ, cắt rời hai
đáy và cắt dọc theo đường sinh AB của mặt
3. Diện tích xung quanh của

hình trụ:

17
Hoạt động 3: Diện tích xung quanh của hình trụ:
xung quanh rồi trải phẳng ra, ta được hình khai
triển mặt xung quanh của hình trụ.
- Giáo viên lần lượt cắt rời các tấm bìa ở 2 đáy,
cắt dọc theo 1 đường sinh của hình trụ rồi trải
phẳng ra để học sinh quan sát.
? Cắt rời hai đáy của hình trụ ta được những
hình gì ?
(ta được 2 hình tròn)
? Cắt dọc theo đường sinh AB của mặt xung
quanh rồi trải phẳng ra ta được hình gì?
(ta được hình chữ nhật)
? Em hãy so sánh chiều dài của hình chữ nhật
với chu vi của đáy hình trụ?
(bằng nhau)
- Học sinh làm theo nhóm trong 3 phút,
rồi thu lại kết quả cho giáo viên.
- Giáo viên thu kết quả của các nhóm, nhận xét
và gọi đại diện một nhóm trình bày cách làm.
- Giáo viên giới thiệu: Trong trường hợp tổng
quát, ta sẽ thay bán kính hình trụ là r, thay chiều
cao hình trụ là h.
? Em hãy tính các đại lượng ở trong
trường hợp này (slide 11)
?Em hãy tính chiều dài của hình chữ nhật?
(2
π

r (cm))
? Tính diện tích hình chữ nhật?
(2
π
h (cm
2
))
? Vậy diện tích xung quanh của hình trụ tính
theo công thức nào ? (S
xq
= 2
π
r h)
? Tính diện tích một đáy của hình trụ?
(
π
. r . r =
π
r
2
(cm
2
))
? Tính tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích
hai hình tròn đáy (diện tích toàn phần) của hình
- Chiều dài của hình chữ nhật
bằng chu vi của đáy hình trụ và
bằng:
2 . 5 π = 10π(cm)
- Diện tích hình chữ nhật :

10.10π=100π(cm
2


- Diện tích một đáy của hình trụ:
π.5.5 = 25π (cm
2
)
- Tổng diện tích hình chữ nhật và
diện tích hai hình tròn đáy (diện
tích toàn phần) của hình trụ :
100π + 25π .2 = 150π(cm
2
)
Tổng quát: với hình trụ có bán
kính đáy là r, chiều cao hình trụ
là h.
* Diện tích xung quanh:
18
?3
?3
?3
trụ ?
( 2
π
rh + 2
π
.r
2
(cm

2
))
- Giáo viên nhấn mạnh lại hai công thức tính
diện tích xung quanh và diện tích toàn phần vừa
xây dựng.

* Diện tích toàn phần:
- Tích hợp kiến thức các môn :
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Thể tích hình lăng
trụ đứng.
+ Công nghệ 8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi
tiết máy và lắp ghép.
- Giáo viên giới thiệu : Ở lớp 8, ta đã biết công
thức tính thể tích hình trụ.
? Em hãy nhắc lại công thức này ?
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài của ví dụ.
? Muốn tính « thể tích » vòng bi (phần giữa hai
hình trụ) ta làm như thế nào ?
(Thể tính cần phải tính bằng hiệu các thể tích V2,
V1 của hai hình trụ có cùng chiều cao h và bán
kính các đường tròn đáy tương ứng là a, b.)
- Giáo viên chiếu slide ví dụ, yêu cầu học sinh tự
xem lời giải trong SGK.(slide 12)
- Giáo viên giới thiệu một bài thơ về cách tính
diện tích xung quanh, thể tích hình trụ (slide 13):
Thân tròn hai mặt cũng tròn.
Là em hình trụ làm tròn mắt anh.
Thể hình đáy diện nhân cao. (V=Sh=
π
r

2
h)
Xung quanh vi đáy tích cùng chiều cao.
(S
xq
=2
π
r h)
4. Thể tích hình trụ:
* Thể tích hình trụ :
* Ví dụ (SGK)


19
S
xq
= 2
π
r h
Stp = 2
π
rh + 2
π
r
2
.
V = S. h =
π
r
2

h
Hoạt động 4: Thể tích của hình trụ:
4) Củng cố:
- Giáo viên chiếu slide 14:
- Học sinh làm ra phiếu học tập, giáo viên thu lại kết quả.
- Giáo viên nhận xét kết quả làm được của học sinh, gọi 1
em lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên chiếu đáp án.
- Tích hợp kiến thức môn Vật lý 6: Tiết 12, bài 11: Khối
lượng riêng – Trọng lượng riêng).
- Học sinh làm bài tập 4 theo nhóm trong 3 phút, rồi thu lại
kết quả cho giáo viên. (slide 15)
- Giáo viên thu kết quả của các nhóm, nhận xét và gọi đại
diện một nhóm trình bày cách làm.
Bài tập 3:
a) h = 10 cm,
r = 4cm
b) h = 11 cm,
r = 0,5cm
c) h = 3 cm,
r = 3,5 cm
Bài tập 5:
Thể tích của khối pho
mát hình trụ là:
π
. 10
2
. 8 = 800.
π
(cm

3
)
Thể tích của khối pho
mát bằng:
24
1
360
15
0
0
=

thể tích khối pho mát.
Khối lượng mẩu pho
mát là
24
1
. 800
π
. 3 =
100.
π
(g).
20
- Học sinh làm tiếp bài tập 5 (slide 16):
- Tích hợp kiến thức các môn:
+ Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang
+ Tiếng anh 8: Unit 14: Wonder of the world
+ Lịch sử 6: Tiết , bài 6: Văn hóa cổ đại
+ Ngữ văn 6: Tiết 103: Văn bản: Cây tre Việt Nam).

- Giáo viên giới thiệu: Trong thực tế có rất nhiều ứng dụng
của hình trụ.
? Em hãy lấy ví dụ những hình ảnh của hình trụ trong thực
tế mà em biết?
- Chiếu slide một vài hình ảnh của hình trụ (slide 17):
(Đèn ống huỳnh quang, các gióng tre, toàn cảnh đền Pác –
tê – nông(Hi Lạp), tháp Pisa, nến, phích nước)

Chọn phương án B
21
? Vì sao thùng đựng dầu, phích nước…. đều có dạng hình
trụ?
(Khi sản xuất các thùng chứa, người ta thường chú ý đến
việc tiết kiệm vật liệu. Cùng một lượng vật liệu nhất định,
làm thế nào để sản xuất thùng chứa có dung tích lớn nhất.
Vì vậy thùng đựng dầu, phích nước,… được sản xuất có
dạng hình trụ để tiết kiệm nguyên liệu và thể tích đựng
được là lớn nhất)
- Giáo viên kết luận: Như vậy, vật dụng sinh hoạt dạng hình
trụ vừa tốn ít nguyên liệu vừa có dung tích chứa lớn nhất.
Còn các công trình kiến trúc dạng hình trụ thì vô cùng kì vĩ,
tiết kiệm nguyên vật liệu, lại có thể tích lớn. Do đó, từ xa
xưa đến giờ, con người chúng ta đã có những hiểu biết về
hình trụ và đã biết tận dụng tất cả những điều đó để phục
vụ tốt cho cuộc sống của mình. Vì vậy chúng ta cần có ý
thức giữ gìn những vật dụng sinh hoạt trong gia đình, có ý
thức bảo tồn các công trình kiến trúc…
- Giáo viên chiếu slide hình ảnh nhà trường (slide 18):
? Em có nhận ra đây là nơi nào không?
(Trường THCS Cự Khê)

? Em có thấy điều gì đặc biệt trong hình ảnh này?
(4 cây cột hình trụ)
-Giáo viên giới thiệu: Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay ở
vị trí trung tâm mái trường thân yêu của chúng ta có những
22
cột hình trụ. Những cây cột trụ này được xây dựng dựa
trên tác dụng lớn của các vật kiến trúc hình trụ mà cô đã
giải thích ở trên, đồng thời nó cũng góp phần làm cho
trường ta trở lên đẹp hơn rất nhiều.
? Các em cần làm gì khi được học tập trong một ngôi
trường đẹp như vậy?
(chăm ngoan học giỏi, giữ gìn cơ sở vật chất của nhà
trường)
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Qua bài học, em
nắm được những nội dung gì? Em hãy khái quát nội dung
bài học bằng một sơ đồ tư duy.
- Giáo viên thu lại kết quả của các nhóm, sử dụng máy
chiếu vật thể để chiếu các hình ảnh này và nhận xét.
5) Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên chiếu slide hướng dẫn về nhà, dặn dò các em các công việc cần chuẩn bị
cho tiết sau (slide 19):
- Học thuộc các công thức trong bài vừa học.
- Thực hiện lại các bài tập và ví dụ đã làm.
- Làm bài tập 2/ 110, 6; 7/111 SGK.
- Chuẩn bị phần Luyện tập cho tiết sau.

23

×